Vận dụng kiến thức bất bình đẳng xã hội để phân tích, lý giải vấn đề “phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương,
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
136,43 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG TIỂU LUẬN MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Giáo viên giảng dạy: Hoàng Thị Thu Mã nhóm lớp học phần: 211_DXH0050_23 Chủ đề thảo luận: Chủ đề 3: Vận dụng kiến thức Bất bình đẳng xã hội để phân tích, lý giải vấn đề: “Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ Đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã” Sinh viên thực hiện: Phạm Hoàng Phương Linh Lớp: K26PR13 Mã số sinh viên: 207QC45003 Khoa: Quan Hệ Công Chúng - Truyền Thông Năm học: 2021 – 2022 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2021 Trang 1 / 12 LỜI MỞ ĐẦU Ở cái thời đại đất nước đang trên đà phát triển, ngày một đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển, hiện đại hoá hơn thì mỗi cá nhân chúng ta đều ý thức được việc mình làm sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đối với bản thân và xã hội Trai hay gái, nam hay nữ đều không còn là vấn đề quá quan trọng bởi mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh riêng cho bản thân, sống là chính mình, cống hiến cho xã hội vì một đất nước văn minh, giàu mạnh Người ta thường nói thước đo giá trị của đời người không phải là ở thời gian mà là sự cống hiến, đời người hữu hạn, cho dù chúng ta có làm nhiều hay ít, có được công nhận hay không thì nó vẫn được đền đáp Sống là cho đi, chỉ khi chúng ta cảm thấy cuộc đời mình thật ý nghĩa thì đó là món quà mà sự cống hiến mang lại và chúng ta xứng đáng với những điều đó Việc sinh ra là nam hay nữ không phải chúng ta mong muốn là được Con cái là kết tinh của cha mẹ, là lộc trời ban dù mang hình hài, vóc dáng như thế nào miễn sinh ra được lớn lên khoẻ mạnh và đầy đặn ắt viên mãn Có câu: “Sinh ra là phụ nữ đã là một thiệt thòi lớn” Chẳng đơn giản như cánh mày râu, là phụ nữ phải trải qua tuổi dậy thì với những ngày đau lưng triền miên, cơn đau bụng ập đến khiến mọi việc trì hoãn, việc mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày với vô số chuyện phiền hà, hay những thành kiến của xã hội Dù xã hội có phát triển văn minh ra sao việc bếp núc vẫn là việc của phụ nữ…Là người chồng tốt Trang 2 / 12 muốn giúp đỡ chia sẻ việc nhà cùng vợ đó được xem là sự tự nguyện, đồng cam cộng khổ, sát cánh bên nhau Nhưng nếu người vợ không làm mặc định đó là sự lười biếng, không nữ công gia chánh Từ nhỏ con gái luôn được cha mẹ uốn nắn từ lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ tới bước đi phải thật chậm rãi, thanh lịch Nếu chỉ cần chúng ta phá cách, cá tính hơn thì được gọi là nổi loạn không đâu vào đâu như hình mẫu của người con gái xưa kia Đó chỉ mới là vài điều tượng trưng để chúng ta thấy được sự bất bình đẳng xã hội là lối suy nghĩ mãi trường tồn theo thời gian Cũng chính vấn đề phân biệt nam nữ ấy đã gây nên tranh cãi và đang được sự quan tâm của cộng đồng đó là: “Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ Đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã” Để dập tắt ngọn lửa hừng hực đó đi nên tôi đã đứng lên bày tỏ những quan điểm riêng của bản thân với mong muốn giúp mọi người có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này Tôi - chỉ là một hạt cát giữa sa mạc bao la nên không thể tránh khỏi được những ý kiến trái chiều nên nếu có gì không đúng mong nhận được lời góp ý chân thành của tất cả mọi người để bản thân ngày một hoàn thiện Xin chân thành cảm ơn! Danh ngôn của tác giả Amelia Earhart: “Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ Đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng Trang 3 / 12 họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã” Đọc từ những dòng chữ đầu tiên lòng tôi rối bời, khựng lại với biết bao nhiêu câu hỏi nảy ra với tần số liên tục, chen chút nhau… Ôi phụ nữ là thế sao? Suy đi nghĩ lại từ bé đến lớn trong đầu tôi cứ văng vẳng mãi hai câu nói: “Phụ nữ là để yêu thương” hay “Phái nam là phái mạnh, phái nữ là phái yếu” Không có cái gì xuất phát từ sự ngẫu nhiên cả chắc hẳn phải có ý nghĩa như thế nào nên nó mới tồn tại được đến tận bây giờ Bởi sự mềm mại, cánh mỏng, lá xanh, cành thanh thoát của loài hoa – “phái nữ” ; cứng cáp, gân guốc thân đen xám vững chắc, vạm vỡ của “phái nam” Do muốn để trái đất vui lên nên Thượng đế hoá phép cho những loài hoa ấy biến thành các cô gái dịu dàng, yểu điệu, xinh đẹp, dáng đi nhẹ nhàng, còn các chàng trai người to lớn cường tráng, dáng đi mạnh mẽ, làm được nhiều việc vất vã nặng nhọc…Và từ đó về sau người đời vẫn dùng từ “phái yếu” – các cô gái ; “phái mạnh” cho các chàng trai Nhưng “phái yếu” chưa chắc đã yếu, “phái mạnh” chưa chắc lúc nào cũng mạnh Chỉ vì Thượng đế đã gọi như thế nên họ cũng phải vui vẻ chấp nhận và đôi khi luôn tỏ ra mỏng manh dễ vỡ để có được sự giúp đỡ từ các chàng trai Điển hình như mẹ tôi – người phụ nữ không sợ bất cứ thứ gì từ việc dùng gậy dí bắt những con chuột trong nhà kho, đến những việc nặng nhọc như rinh vác, quán xuyến gia đình từ đầu đến cuối lúc nào cũng trông tươm tất, gọn gàng, dù lúc đầu trông như một bãi chiến trường Hình ảnh ấy khiến tôi có suy nghĩ khác đi, liệu Thượng đế và chúng ta có sự nhầm lẫn chăng? Đâu nhất thiết “phái yếu” là đã yếu đúng không Cũng chính vì đó mà Trang 4 / 12 ngày xưa cho đến hiện nay chúng ta vẫn còn những thành phần có lối suy nghĩ con trai như thế này con gái như thế nọ, con trai làm được nhưng con gái thì không Từ những điều đó dần dần hướng con người ta theo cách nghĩ tiêu cực về sự bất bình đẳng trong xã hội Vậy bất bình đẳng xã hội được hiểu như thế nào? Để dễ hiểu hơn thì trong sinh học mặc định rằng giới tính chỉ tồn tại hai kiểu giới tính đó là giới tính nam và giới tính nữ Với thời đại 4.0, công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng thay đổi rõ rệt hơn theo từng ngày, từng tháng, từng năm thì nó lại rẽ theo nhiều hướng như xuất hiện thêm nhiều giới tính khác: cộng đồng người LGBT giới tính thứ 3 ( là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender) Nhưng có lẽ đa số mọi người đều hiểu sai về ý nghĩa của chúng Về bản chất khoa học và pháp lý, điều này sai hoàn toàn bởi dù có là người thuộc về giới tính thứ 3 đi chăng nữa họ vẫn là “nam giới” hay “nữ giới” chứ không phải nằm ở một giới tính riêng biệt nào cả, họ chỉ khác về mặt tâm lý không phải về thể chất Trong cuộc sống hôn nhân chẳng hạn việc một trong hai người chênh lệch độ tuổi nhau quá cao hay quá thấp hoặc là về tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau nếu gia đình không đồng ý đó cũng được xem là sự bất bình đẳng về tuổi tác, tôn giáo Nói đâu chi cho xa ngay tại nơi tôi đang sinh sống mọi người thường truyền miệng nhau bằng câu nói “Sài gòn hoa lệ, hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo” Tức là trong một bữa tiệc sinh nhật của người Trang 5 / 12 giàu họ sẵn sàng chi cả chục – trăm ngàn đô xúng xính những bộ cánh đắt tiền, những món ăn sơn hào hải vị,…mặt khác vẫn có nhiều người đang loay hoay kiếm chỗ ngủ qua ngày, hay kiếm sống bằng đủ mọi cách miễn là có tiền, họ chấp nhận tất cả mọi thứ Những lời trên chắc chúng ta cũng hiểu được một phần nào đó về bất bình đẳng xã hội rồi đúng không? Bất bình đẳng xã hội là sự bất bình, thiếu tính công bằng, sự bằng nhau về các cơ hội và lợi ích đối với những cá nhân khác nhau Quá khứ hay hiện tại, sự cổ hũ hay hiện đại đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội Đó là cả một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử, hành vi khác nhau Sự khác biệt xã hội được coi là bước đệm để hình thành sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội không ngang bằng về tài sản của cải vật chất ( địa vị kinh tế ), quyền lực ( địa vị chính trị ), uy tín ( địa vị xã hội ) Bất bình đẳng mang tính xã hội là sự phân công xã hội làm cho cá nhân phân tầng, từ đó tạo nên lợi ích khác nhau giữa các cá nhân Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giản nhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà” Hiểu được đến đây nhưng chúng ta có thắc mắc nguyên nhân từ đâu mà xuất hiện sự bất bình đẳng xã hội này không? Bất kỳ một đất nước nào cũng có hiện tượng này cả không ngoại lệ Việt Nam ta nói chung Cái gì càng rộng lớn càng khó kiểm soát cũng như trau dồi Trường học là cái nôi đầu tiên của những đứa trẻ, là nơi bắt đầu cho một hành trình lớn khôn, là nơi tạo điều kiện cho sự tranh giành, hơn thua khi có bạn học kém, học giỏi Hay Trang 6 / 12 trong một công ty lớn nhỏ đều có những những vị trí, địa vị xã hội khác nhau, là động lực cùng nhau phát triển bản thân… Quay trở lại với danh ngôn: “Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ Đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã” Càng đọc càng thấy thương cho số phận hẩm hiu, bèo bọt của người phụ nữ Đặt lên bàn cân giữa hình ảnh người phụ nữ ngày xưa lam lũ, bàn tay chai sần, hốc hác và người phụ nữ ngày nay hiện đại, biết ăn diện, trau chuốt bên trong lẫn bên ngoài Đâu một ai muốn mình xấu xí trong mắt người đối diện Chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc, đưa đẩy khiến con người tự bộc lộ những bản năng để sinh tồn, lo lắng chuyện tiền nông, kiếm sống một ngày ba bữa khiến họ không còn thời gian chăm sóc bản thân Con gái lớn lên đến tuổi dậy thì thay đổi nội tiết nên nóng trong người nổi mụn, đến ngày đèn đỏ thì cơn đau bụng quằn quại như chết đi sống lại Tuổi lấy chồng sinh con đẻ cái nhiều hay muộn cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý Bước chân vào cuộc hôn nhân lại càng khắt nghiệt hơn, câu chuyện mẹ chồng nàng dâu, so sánh giữa dâu này có công việc ổn định, tiền bạc phủ phê thì được cưng chiều hơn đứa chỉ biết lo toang cơm nước gạo áo Đó chỉ mới là một phần trong những cái giá mà phụ nữ phải trả Nói về ánh hào quang, ví dụ như trong cùng một công việc, cùng với một vị trí, phụ nữ thừa sức làm được và tốt hơn thì càng được xã hội trân quý, rực rỡ hơn những gì đàn ông làm được Bởi mọi người luôn quan niệm những gì đàn ông làm được còn phụ nữ thì không Bộ não của đàn ông thông minh Trang 7 / 12 hơn phụ nữ nên khi phụ nữ làm được những điều đó cũng là điều đáng khâm phục và ngưỡng mộ Thay vì hơn ghét nhau tại sao không dành cho họ một lời khen để thúc đẩy bản thân họ và chính mình cùng cố gắng nhiều hơn nữa Trái lại với ánh hào quang là những tai tiếng, thật khó để ngăn chặn được những điều này Khi người đàn ông ngoại tình, ăn chơi ở chốn phồn hoa đó được xem là chuyện muôn thuở nhưng với người phụ nữ thì lại là việc làm sai trái, bị lên án ăn chơi trác táng, bỏ bê con cái không chăm sóc, được gọi bằng cái tên khó nghe như “gái hư” Theo thống kê gần như ( 90,4% ) một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ lên tiếng với bất kỳ ai bởi sợ người đời dị nghị, tai tiếng, phiền hà hoặc cũng chỉ vì thương con, lo cho con sẽ thiếu đi tình thương của người cha nên cắn răn chịu đựng qua ngày Chưa dừng lại ở đó, việc “trọng nam khinh nữ” ảnh hưởng rất nhiều đến người phụ nữ trong công việc và đời sống Có thể nói rằng định kiến chính là thứ chèn ép nữ giới nhất Rất dễ dàng để bắt gặp được những câu nói như: “Con gái không cần học hành nhiều, lấy chồng là được rồi” hay khi chúng ta quyết định tiến tới hôn nhân phải từ bỏ công việc đam mê mà hằng đêm nỗ lực cố gắng ao ước vì nó giờ đây phải tạm gác lại để lo chuyện gia đình, con cái hoặc “gia đình con cái không lo, họp hành gì tầm này, không biết có phải họp hành thiệt không” “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” câu nói quen thuộc khi nhắc đến chúng ta luôn nghĩ rằng vai trò của người phụ nữ là lui về phía sau để chăm sóc gia đình Song đó, nếu chúng ta chịu khó để ý sẽ biết rằng nước ta có rất nhiều ngày nhằm vinh danh những người phụ nữ như: Ngày Quốc tế Phụ nữ ( 8/3 ), ngày Phụ nữ Việt Nam Trang 8 / 12 ( 20/10 ), ngày của Mẹ, ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn, ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ ( 25/11 )…để tỏ lòng biết ơn người phụ nữ, người mẹ vĩ đại, người con gái,… Không phải ai cũng thế, có những người đàn ông luôn tôn trọng cũng như khuyến khích người phụ nữ, người vợ của mình cùng nhau lao động kiếm tiền, san sẻ, chịu khó qua những giai đoạn khó khăn Sinh ra là phụ nữ đã là một thiệt thòi thay vì chúng ta chê bai, chỉ trích thì hãy động viên, yêu thương và bảo vệ họ trước những lời lẽ xấu xa kia, đưa họ ra ánh sáng và xứng đáng có được những gì họ đã cống hiến Cuộc đời ngắn lắm xin đừng buông lời cay đắng! LỜI KẾT Bất bình đẳng xã hội là câu chuyện mãi không có hồi kết bởi bất bình đẳng diễn ra không giống nhau ở các xã hội khác nhau Đặc biệt ở những đất nước lớn, nền sản xuất phát triển cao, công nghiệp hiện đại, đa dạng, phức tạp thì bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt Bất bình đẳng tồn tại và đi liền với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến: giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học đã quy chúng vào ba nhóm cơ bản Trang 9 / 12 sau: những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh hưởng chính trị Làm sao chúng ta có thể tránh khỏi những bất bình đẳng xã hội được Chúng ta chỉ nhìn nhận mặt xấu của nó nhưng nhìn khách quan hơn những lợi ích mà bất bình đẳng mang lại Bởi nhờ có những bất bình đẳng xã hội là động lực thúc đẩy con người phát triển toàn diện, lao động học tập để mang lại cơ hội cho chính bản thân mình Thử hỏi nếu một ngày đi làm về cả người mệt mỏi bụng thì đói meo vừa về tới nhà, nhà cửa bóng loáng gọn gàng, bữa cơm được bày biện sẵn sàng Vậy đó có được gọi là thành công của người phụ nữ? Tôi – nữ giới, tôi luôn mong muốn những người phụ nữ đều làm được những điều mà đàn ông làm được Bởi ai cũng như nhau cả, sinh ra đều là con người, đều có đủ các bộ phận vậy hà cớ gì phải hạ thấp người khác để tôn vinh bản thân mình Sống là để cống hiến, miễn điều đó là việc ý nghĩa thì mọi điều bạn nhận đều xứng đáng Ngày trước xã hội chưa phát triển đã có những nhận định về bất bình đẳng thì chúng ta nên hiểu xã hội hiện đại ngày nay lại càng định kiến dữ dội hơn gấp trăm ngàn lần như thế Người phụ nữ đáng thương hơn là đáng trách, cuộc sống ngày càng khắc nghiệt, vậy tại sao không nói những lời dịu dàng, đối xử tử tế với nhau, yêu thương và bảo vệ tất cả họ Người mẹ, người vợ, người con là cả cuộc đời của người đàn ông, hãy thương họ nhiều hơn và dành cho họ những điều tuyệt vời nhất vào những dịp lễ đặc biệt Dù ít hay nhiều không quan trọng, quan trọng là có hay không mà thôi Những hành động nhỏ nhặt ấy cũng đủ mua vui cho người phụ nữ Trang 10 / 12 Nếu không có ai để yêu thương thì hãy tự yêu thương chính bản thân mình nhiều hơn Trân trọng giá trị con người mình Đừng tự ti, thôi chịu đựng, thôi tự làm khổ, hãy giải phóng cuộc đời mình, đứng lên bước ra thế giới bên ngoài để thấy cuộc sống dễ thở hơn cũng như đẹp hơn nếu mãi ở trong một không gian toàn màu đen bạn nhé Nếu chúng ta không yêu bản thân mình thì làm sao trông mong người khác yêu thương mình? Hãy yêu chính mình và làm mới bản thân mỗi ngày bạn nhé Vì chúng ta – những người phụ nữ xứng đáng! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hoa Tiêu, “Đàn ông tài giỏi hơn phụ nữ - điều đó đúng hay sai” https://spiderum.com/bai-dang/Dan-ong-tai-gioi-hon-phu-nu-dieu-do-dung-hay-sai-xm8 2 …, “ Bài 1: Bất bình đẳng xã hội” https://hoc247.net/xa-hoi-hoc-dai-cuong/bai-1-bat-binh-dang-xa-hoi-l8146.html 3 Tú Giang ( 14/07/2020 ), “ Vì sao phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ ” https://dangcongsan.vn/xa-hoi/vi-sao-phu-nu-bi-bao-luc-khong-tim-kiem-su-giup-do559235.html Trang 11 / 12 4 Bình An ( 19/02/2021 ), “ Bình đẳng ở đâu khu phụ nữ luôn đòi đàn ông nhường nhịn” https://vnexpress.net/binh-dang-o-dau-khi-phu-nu-luon-doi-dan-ong-nhuong-nhin4236949.html Trang 12 / 12 ... gian Cũng vấn đề phân biệt nam nữ gây nên tranh cãi quan tâm cộng đồng là: “Phụ nữ phải trả giá cho thứ Đúng họ nhận nhiều ánh hào quang đàn ông cho thành tựu tương đương, họ phải chịu nhiều tai... lại với danh ngôn: “Phụ nữ phải trả giá cho thứ Đúng họ nhận nhiều ánh hào quang đàn ông cho thành tựu tương đương, họ phải chịu nhiều tai tiếng trượt ngã” Càng đọc thấy thương cho số phận hẩm hiu,... mong nhận lời góp ý chân thành tất người để thân ngày hoàn thiện Xin chân thành cảm ơn! Danh ngôn tác giả Amelia Earhart: “Phụ nữ phải trả giá cho thứ Đúng họ nhận nhiều ánh hào quang đàn ông cho