1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG KIẾN THỨC BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI ĐỂ PHÂN TÍCH, LÝ GIẢI VẤN ĐỀ: “PHỤ NỮ PHẢI TRẢ GIÁ CHO MỌI THỨ, ĐÚNG LÀ HỌ NHẬN ĐƯỢC NHIỀU HÀO QUANG HƠN ĐÀN ÔNG CHO NHỮNG THÀNH TỰU TƯƠNG ĐƯƠNG, NHƯNG HỌ CŨNG PHẢI CHỊU NHIỀU TAI TIẾNG HƠN KHI TRƯỢT NGÃ

27 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Kiến Thức Bất Bình Đẳng Xã Hội Để Phân Tích, Lý Giải Vấn Đề: “Phụ Nữ Phải Trả Giá Cho Mọi Thứ, Đúng Là Họ Nhận Được Nhiều Hào Quang Hơn Đàn Ông Cho Những Thành Tựu Tương Đương, Nhưng Họ Cũng Phải Chịu Nhiều Tai Tiếng Hơn Khi Trượt Ngã”
Tác giả Nhóm 09
Người hướng dẫn ThS.NCS. Hoàng Đình Thái
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Quan Hệ Công Chúng - Truyền Thông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giới hiện này và được đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này diễn ra để góp phần làm rõ các vấn đề lí luận và th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

&fhgh&

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA NHÓM

CHỦ ĐỀ:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI ĐỂ PHÂN TÍCH, LÝ

GIẢI VẤN ĐỀ: “PHỤ NỮ PHẢI TRẢ GIÁ CHO MỌI THỨ, ĐÚNG LÀ HỌ

NHẬN ĐƯỢC NHIỀU HÀO QUANG HƠN ĐÀN ÔNG CHO NHỮNG

THÀNH TỰU TƯƠNG ĐƯƠNG, NHƯNG HỌ CŨNG PHẢI CHỊU NHIỀU

TAI TIẾNG HƠN KHI TRƯỢT NGÔ.

Giảng viên hướng dẫn : ThS.NCS Hoàng Đình Thái

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1: Trình bày đề tài và lí do chọn đề tài: 1

1.2: Mục đích nghiên cứu đề tài: 2

1.2.1: Mục đích chung: 2

1.2.2: Mục đích cụ thể: 2

1.3: Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 2

1.3.1: Phạm vi nghiên cứu: 2

1.3.2: Đối tượng nghiên cứu: 3

1.4: Phương pháp nghiên cứu: 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 4

2.1: Khái niệm về bất bình đẳng giới: 4

2.2: Biểu hiện của bất bình đẳng giới: 4

2.3: Quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin về bất bình đẳng giới: 6

CHƯƠNG 3: PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 8

3.1: Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội VN: 8

3.1.1 Về chính trị - xã hội: 8

3.1.2: Về lao động - việc làm: 8

3.1.3: Trong gia đình: 10

3.1.4: Trong giáo dục: 10

3.2: Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới: 12

3.2.1: Nguyên nhân khách quan: 12

3.2.2: Nguyên nhân chủ quan: 14

3.3: Hậu quả của bất bình đẳng giới: 15

3.3.1 Hậu quả trong gia đình: 15

3.3.2 Hậu quả trong xã hội: 15

3.3.3 Đối với bản thân người phụ nữ: 16

3.4: Giải pháp loại bỏ bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam hiện nay: 16

3.4.1: Quan điểm của các nhà triết học về bất bình đẳng giới 16

3.4.2: Những hành động của chính phủ trước vấn đề bất bình đẳng giới 17

3.4.3: Giáo dục ảnh hưởng thế nào đến vấn đề bình đẳng giới 17

3.4.4: Giải pháp của cá nhân 18

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 18

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO: 20

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

@&?

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Thầy Cô của trường Đại

Học Văn Lang, đặc biệt là thầy ThS.NCS Hoàng Đình Thái Trong quá trình học tập và tìm

hiểu bộ môn Xã hội học đại cương, nhóm em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn

rất tận tình tâm huyết của thầy Thầy đã giúp nhóm em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để có cái

nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức mà thầy truyền tải, nhóm

em đã dần trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống thông qua xã hội học lý thuyết Thông

qua bài tiểu luận này, nhóm em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề chung

của xã hội gửi đến thầy

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những

hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi

những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy để bài tiểu luận

của nhóm em được hoàn thiện hơn

Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2023

Trang 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA LÀM TIỂU LUẬN

1 Nguyễn Hoài Trúc Linh

90%

3 Lê Thanh Bình 2273201080187  Tìm hiểu về giải

pháp bất bình đẳnggiới trong xã hộiViệt Nam

90%

4 Huỳnh Minh Phát 2273201081290  Tìm hiểu về hậu

quả bất bình đẳnggiới trong xã hộiViệt Nam

70%

5 Đinh Thị Bích Diệp 2273201080248  Tìm hiểu về thực

trạng bất bình đẳnggiới trong Xã hộiViệt Nam

90%

6 Nguyễn Thị Tuyết Nhi 2273201081183  Tìm hiểu mục đích,

phạm vi, đối tượng

và phương phápnghiên cứu đề tài

50%

7 Nguyễn Thị Thuỷ Tiên 2273201081763  Tìm hiểu về

nguyên nhân xảy

ra bất bình đẳnggiới trong Xã hộiViệt Nam

 Đóng góp ý kiếnchỉnh sửa nội dungtiểu luận

95%

8 Nguyễn Thị Mỹ Trân 2273201081864  Kết luận đề tài

 Hỗ trợ chỉnh sửa

100%

Trang 5

nội dung tiểu luận

9 Nguyễn Thị Thuý Vy 2273201082143  Tìm hiểu về cơ sở

lí thuyết của đề tài 90%

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1: Trình bày đề tài và lí do chọn đề tài:

Theo công bố báo cáo của ILO về khoảng cách trả tiền lương hiện nay, nam giới được

trả lương cao hơn 20% so với nữ giới, đã đi ngược với nguyên tắc cơ bản trả lương bình đẳng

cho công việc có giá trị như nhau, cụ thể là: Trong năm qua mức lương trung bình của lao động

nam làm toàn thời gian là 49.398 USD còn lao động nữ là 37.791 USD Ở nước ta vào năm

Trang 6

2016 thu nhập của người làm công ăn lương cả nước là 5,066 triệu đồng/tháng, trong đó lao

động nam thu nhập 5,304 triệu đồng/tháng, cao hơn 11,6% so với lao động nữ là 4,739 triệu

đồng/tháng Hơn thế vào năm 2014 ở cùng trình độ học vấn, độ tuổi, nữ giới vẫn nhận lương

thấp hơn nam giới có cùng trình độ là 12,6% Những năm gần đây mặc cho thu nhập giữa lao

động nam và nữ đã giảm, nhưng lao động nam vẫn được nhận mức lương trung bình cao hơn

lao động nữ Việc lao động nam nữ được trả lương khác nhau chủ yếu là do định kiến xã hội

vẫn còn tồn tại

Nước ta tuy đang ở trong một xu thế mới, một thời đại mới thế nhưng vẫn còn khá nhiều

những định kiến khắc khe với người phụ nữ khi họ gặp khó khăn cũng như trượt ngã, thậm chí

người phụ nữ còn phải chịu sự bất công từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội Vấn đề về bình

đẳng giới cũng như giải thoát cho người phụ nữ đã và đang được xã hội và báo chí quan tâm

một cách kich liệt và mạnh mẽ Bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá là có

tầm quan trọng cao trong quá trình phát triển của đất nước Do đó mà bình đẳng giới trở thành

trung tâm phát triển, là mục tiêu phát triển, là yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng của

quốc gia, xóa đói giảm nghèo và quản lí nhà nước có hiệu quả Bất bình đẳng giới gây ra tổn

hại đến thế hệ tương lai và làm cho sự chênh lệch giữa nam và nữ trong gia đình, ngoài xã hội

trở nên dai dẳng Bất bình đẳng giới gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cá nhân và cả đất

nước Nam giới bình đẳng với nữ giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà

trong gia đình là ngọn nguồn của hạnh phúc, đã sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp Bình

đẳng nam nữ là nền tảng văn hoá của con người, của gia đình và hạnh phúc

Đây là vấn đề tuy mới nhưng cũ Nó vẫn đang ngày ngày diễn ra trước mắt ta thậm chí

là nỗi ám ánh với một số người phụ nữ đang trong tình cảnh này Do đó chúng em chọn đề tài:

Vận dụng kiến thức xã hội để phân tích lý giải vấn đề: “Phụ nữ phải chi trả cho mọi thứ Đúng

là họ nhận được ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng

phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã” Khi đưa ra quyết định chọn đề tài này chúng em

muốn đi sâu vào nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam cụ thể là ở phụ nữ và đưa

ra một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này…

Trang 7

1.2: Mục đích nghiên cứu đề tài:

1.2.1: Mục đích chung:

Tuy xã hội hiện nay đã bước vào thời đại mới, kỷ nguyên mới nhưng hiện tượng bất

bình đẳng giới vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi Đây không phải là một đề tài mới những cũng

chẳng được gọi là một đề tài “lỗi thời” Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu tình trạng bất

bình đẳng giới hiện này và được đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này diễn ra

để góp phần làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn thi hành Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam,

thúc đẩy tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, gia tăng việc làm, tạo cơ hội để bình

đẳng trong các lĩnh vực cho cả nam và nữ

1.2.2: Mục đích cụ thể:

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trước hết nên nắm bắt một số khái niệm cơ bản để hệ thống lại

cơ sở lý luận, thực tiễn về bình đẳng giới Từ đó đi sâu vào phân tích, đánh giá vấn đề để

nghiên cứu, giải thích hiểu rõ tình trạng bình đẳng giới, bất bình đẳng giới đã và đang diễn ra

trong xã hội Khi đó sẽ thấy được nguyên nhân gây ra hiện tượng bình đẳng giới, bất bình đẳng

giới để kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa tình trạng bất bình đẳng

giới trên địa bàn nghiên cứu

1.3: Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

1.3.1: Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: làm rõ một số khái niệm liên quan như: giới, giới tính, bình đẳng giới, chỉ

số HDI, GEI Phân tích bình đẳng giới trong các lĩnh vực như: giáo dục, hoạt động kinh tế

Về lãnh thổ: phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ lãnh thổ Thành phố Hồ Chí Minh

gồm 19 quận và 5 huyện

Về thời gian: đề tài tập trung vào giai đoạn từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023

1.3.2: Đối tượng nghiên cứu:

Hiện nay với sự phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã có

nhũng bước phát triển vượt bậc từ đó đời sống an ninh xã hội từng bước đi vào ổn định Song

bên cạnh đó bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam Có rất nhiều đề tài nghiên

cứu khoa học về vấn đề này, mặt khác như chúng ta cũng nhận thấy, trên các phương tiện thông

Trang 8

tin đại chúng như đài, báo, truyền hình luôn đăng tải các nghiên cứu, các cuộc khảo sát cũng

như nhiều thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới Rất nhiều ý kiến khác nhau về thực trạng bất

bình đẳng giới ở nước ta hiện nay, vì vậy tôi xin đi sâu nghiên cứu về thực trạng bất bình đẳng

giới của nước ta hiện nay từ đó tìm nguyên nhân về hiện tượng bất bình đẳng giới và nêu một

số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam

1.4: Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống nhằm

mục đích làm tăng thêm tính logic của đề tài Trong quá trình thực hiện, tác giả đã tiến hành thu

thập một số liệu đã được công bố liên quan đến đề tài như: Tổng cục thống kê, Cục thống kê

TPHCM, Tổng điều tra dân số và nhà ở Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu từ sách, tạp chí,

bài báo, những luận văn trước đây Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, tính

toán và phân tích các số liệu đề ra những kết quả cần thiết về bình đẳng giới ở Thành phố Hồ

Chí Minh

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Sau khi thu thập tài liệu, công việc kế tiếp

là xử lí chúng bằng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh… Việc sử dụng phương

pháp phân tích so sánh tổng hợp có ý nghĩa quyết định đối với kết quả nghiên cứu của đề tài

Khi nghiên cứu các vấn đề bình đẳng giới, một trong những nguồn số liệu không thể thiếu là số

liệu thống kê về quy mô, cơ cấu, tỷ lệ

Phương pháp bản đồ, biểu đồ và đồ thị: Sưu tầm được bản đồ hành chính ở Thành phố

Hồ Chí Minh Ngoài ra, với phương pháp này việc minh họa bằng các biểu đồ trong đề tài trở

nên sinh động, dễ hiểu hơn Chúng còn giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy các mối quan hệ

không gian giữa các thành phần đối tượng địa lí một cách trực quan và nhanh chóng Cụ thể với

phương pháp này, chúng ta có thể sử dụng nhiều dạng biểu đồ cơ bản như biểu đồ cột, tròn để

thể hiện quy mô, tốc độ gia tăng dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.1: Khái niệm về bất bình đẳng giới:

Từ lâu, các câu chuyện xoay quanh vấn nạn về bất bình đẳng giới đã chẳng còn xa lạ gì

với chúng ta Hay ta đã từng tự hỏi bản thân rằng đấy là khái niệm muốn nói về cái gì? ý nghĩa

Trang 9

ra sao, …? và còn vô số những thắc mắc khác kéo theo Trước hết ta vẫn cần phải hiểu rõ

những khái niệm cơ bản “Bất” nghĩa là không, thể hiện trạng thái phủ định, trái ngược, “bình

đẳng giới” là sự cân bằng, có giá trị ngang nhau về vị trí, địa vị, không có bất kì sự phân biệt

nào giữa các giới tính khác nhau Nếu ghép hai khái niệm riêng biệt này lại, ta có thể hiểu rằng

“Bất bình đẳng giới” là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận,

kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực Hay nó có nghĩa là phụ nữ và nam giới không có sự

công bằng về quyền lợi, trách nhiệm và không bình đẳng về tiếp cận cơ hội và khi ra quyết

định

2.2: Biểu hiện của bất bình đẳng giới:

Vấn đề bất bình đẳng giới đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, được biểu hiện qua

những hình thức khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và phụ thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi

quốc gia, dân tộc Đó là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác

nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội Bất bình đẳng giới luôn thể hiện ở cả hai khía

cạnh đối với nam giới và nữ giới Tuy nhiên trong thực tế, bất bình đẳng đối với phụ nữ thường

diễn ra một cách phổ biến hơn, đặc biệt ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam

Tại Việt Nam thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác thúc đẩy

bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được các cấp, các ngành tập trung triển khai, góp

phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và đạt được nhiều thành tựu Việt Nam đã được Liên

hợp quốc công nhận cơ bản đã hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới, nâng cao vị thế phụ nữ

Tuy nhiên, những biểu hiện bất bình đẳng giới vẫn tồn tại tương đối phổ biến trong xã hội

Mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành vào năm 2005 đã có nhiều quy định đối

với các chính sách nhầm bảo vệ và đòi công bằng giới tính trong gia đình đồng thời tại các

luật liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình cũng đã quy định rất rõ quyền lợi song với trách

nhiệm của từng cá nhân Tuy nhiên, thực trạng các vấn nạn về giới trong gia đình nói chung,

định kiến cùng với tâm lý "trọng nam, khinh nữ" ấy còn xuất hiện trong rất nhiều các gia đình

và một bộ phận cư dân xã hội Mối nguy ấy đã tạo rào cản đối với việc triển khai đòi quyền lợi

về giới tính Vấn đề định kiến giới trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng còn hiện

hữu rất nhiều tại đời sống thực tế qua các biểu hiện sau :

Trang 10

Thứ nhất, ta có thể thấy sự bất bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá – xã hội thể hiện rõ

nhất qua câu chuyện cha mẹ thích con trai nên lựa chọn giới tính thai nhi Tận cùng cái lương

tâm đáng lên án ấy là việc làm thật ghê tởm Họ sẵn sàng vứt bỏ, nhẫn tâm tước đi sinh mạng

của những đứa trẻ vô tội Vì họ cho rằng nếu sinh con gái, bỏ công nuôi nấng dạy dỗ đến cuối

cùng, gã đi là hết, là trở thành con của người ta vì thế mà mọi thứ đều trở nên vô nghĩa Điều

này khiến cho cân bằng giới tính nói riêng ở Việt Nam bị tác động tiêu cực Năm 2021, tỷ số

giới tính khi sinh của Việt Nam là 111.5 bé trai / 100 bé gái Cũng đã xuất phát từ xa xưa, theo

quan niệm Nho giáo, “công dung ngôn hạnh” và “tam tòng tứ đức” là những tiêu chuẩn mà xã

hội phong kiến xưa đặt ra cho người phụ nữ Đấy là những quy luật khuôn khổ ép thân phận

người phụ nữ không có tiếng nói Không được quyết định bất cứ chuyện gì mà phải theo sự chỉ

định của người cha, người chồng hay thậm chí là con trai của mình

Thứ hai, bất bình đẳng giới vẫn luôn biểu hiện rất rõ ràng trong lĩnh vực giáo dục và đào

tạo Ở nước ta, tỷ lệ biết nhận thức được mặt chữ của nữ (từ 15 tuổi trở đi) các năm vừa qua

thường thấp hơn nam khoảng 1 - 4% Đặc biệt ở một số trường Đại học và Cao đẳng, giảng

viên nữ còn có học hàm, học vị thấp hơn đáng kể so với giảng viên là nam giới Năm 2019,

trong tổng số 24.083 giảng viên thực hiện công tác giảng dạy tại các trường đại học và cao

đẳng trên toàn quốc thì chỉ có 8.708 giảng viên là nữ giới, đạt tỉ lệ 0,36% tổng số giảng

viên.Hiện nay, ngay cả trong ngành giáo dục đại học, ngành được cho là quan trọng nhất giữa

những ngành nghề còn lại thì các vấn đề về bình đẳng giới cũng không được thực thi một cách

toàn diện

Thứ ba, trong lĩnh vực kinh tế cũng vậy, bất bình đẳng giới tính không còn gì là quá xa

lạ nữa Thời phong kiến xưa, không biết từ bao giờ lại xuất hiện luồng tư tưởng cho rằng việc

đi làm không phải dành cho phụ nữ, họ không có đủ năng lực bằng những người nam mà chỉ

nên ở nhà để lo chuyện sinh con và bếp núc Đến thời điểm hiện tại vẫn không khả quan hơn là

mấy, công việc mà những người phụ nữ làm thường được đánh giá thấp hơn, đó thường rơi vào

những công việc lao động chân tay Từ đó mà mức thu nhập cũng không thể cao hơn quá

Chẳng phải họ không làm được những công việc trí óc mà một phần cũng là do các nhà tuyển

dụng lại ưu ái hơn nhiều đối với phái nam Theo thống kê vào năm 2021, thu nhập bình quân

tháng của lao động nam là 7,7 triệu đồng; thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,7 triệu

Trang 11

đồng Như vậy, tiền lương bình quân trong một tháng của lao động nam cao hơn nữ trung bình

là khoảng 2,0 triệu đồng

Thứ tư, bất bình đẳng trong lĩnh vực chính trị, các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong

Đảng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân từ trung ương đến địa phương hiện nay chủ yếu do

nam giới đảm nhiệm Trong hệ thống tổ chức Đảng: Các nhiệm kỳ vừa qua, tỷ lệ nữ tham gia

Ban thường vụ chỉ khoảng 7 - 8% ở cấp tỉnh, cấp huyện và khoảng 6% ở cấp xã Nhiệm kỳ

2015- 2020, tỷ lệ nữ giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy khoảng 5% Chỉ có 03 tỉnh có Bí thư Tỉnh ủy là

nữ gồm: Ninh Bình, An Giang, Vĩnh Phúc Nhiệm kỳ 2020 – 2025, số nữ Bí thư tỉnh ủy được

tăng lên 09 đồng chí, tuy nhiên, con số này vẫn còn tương đối khiêm tốn Tỷ lệ nữ tham gia cấp

ủy ở các cấp chưa tương xứng với tỷ lệ nữ đảng viên hiện nay Trong các cơ quan dân cử: Tỷ lệ

nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm

kỳ 2016 - 2021 đạt 26,54%; tỷ lệ nữ chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp dao động trong

khoảng 6% Tỷ lệ nữ giới giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, huyện

khoảng 20% Tỷ lệ này ở cấp xã còn thấp hơn (khoảng 14%) Trong bộ máy hành chính nhà

nước: Nhiệm kỳ 2021 – 2026 cả nước chỉ có 02 nữ chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (tỉnh Bắc

Ninh và tỉnh Bình Phước)

2.3: Quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin về bất bình đẳng giới:

Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngay từ thế kỉ XIX, các nhà tư tưởng vĩ đại, các

lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới đã khẳng định: “Một sự bình đẳng thực sự

giữa phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành hiện thực khi đã thủ tiêu được chế độ bóc lột của

tư bản đối với cả hai giới và khi công việc nội trợ riêng trong gia đình đã trở thành một nền

công nghiệp xã hội” Hay C.Mác và PH.Ăng Ghen đã từng tố cáo chế độ bóc lột kiểu tư bản

chủ nghĩa đối với lao động nữ, sau khi họ được các nhà tư bản mua về, họ bị bóc lột lao động

đến kiệt sức trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh, bệnh tật, tử vong,… Ngày xưa, phụ nữ

phải sống và làm việc gần như không lương trong những công xưởng của tư bản chủ nghĩa

Ngay cả khi họ đang mang thai và nuôi con bú thì họ cũng buộc phải làm việc quần quật và

không được phép nghỉ khi con ốm đau Người phụ nữ phải vào công xưởng làm việc trong điều

kiện vô cùng khó khăn với đồng lương rẻ mạt và không đủ nuôi sống gia đình họ C Mác cũng

chỉ ra rằng tỷ lệ bị lao phổi của các phụ nữ lúc nào cũng cao hơn so với nam giới (643/1000

Trang 12

người bị bệnh lao phổi là phụ nữ) Nguyên nhân của tình trạng trên, theo C Mác và Ph

Ăng-ghen là do chế độ làm việc trong công xưởng tư sản đã không chú ý đến các đặc tính của phụ

nữ hơn nam giới, do đó giới chủ không nhận ra có những khác biệt giữa phụ nữ và nam giới,

khiến phụ nữ làm việc lẫn lộn với nam giới và làm phụ nữ mắc bệnh do môi trường không đảm

bảo vệ sinh

Trong hôn nhân và gia đình, C Mác cũng đã đã phơi bày những vấn nạn suy đồi và đạo

đức giả tạo của xã hội và các gia đình tư bản, qua việc biến cơ thể người phụ nữ thành những

món hàng hoá rẻ mạc, họ coi người đàn bà trở thành công cụ sản xuất cũng trở thành công cụ

của con người: "Đối với người tư bản thì vợ hắn chẳng qua cũng là một công cụ sản xuất Cho

nên nghe nói công cụ sản xuất phải được đem dùng chung thì tất nhiên là hắn kết luận rằng

chính đàn bà rồi cũng phải chịu cái số phận chung là bị xã hội hóa Các ngài tư bản của chúng

ta chưa thỏa mãn là đã sẵn có vợ và con gái của vô sản để dùng, đó là chưa kể chế độ mại dâm

công khai, các ngài ấy còn lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm một thú vui đặc biệt…”

Quan điểm và tư tưởng của C Mác về giải phóng phụ nữ đến thời điểm hiện tại vẫn còn

giữ nguyên giá trị trong cuộc sống ngày nay, nhất là về việc nâng cao vị thế của người phụ nữ

trong các lĩnh vực như: đời sống xã hội, bảo đảm điều kiện làm việc và trả lương, chóng lại bất

bình đẳng giới…

CHƯƠNG 3: PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

3.1: Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội VN:

Tính đến hiện tại thì người phụ nữa dần có tiếng nói hơn trong xã hội, từ công việc cho

đến cuộc sống cũng thay đổi hơn đáng kể Mặc dù việc đảm bảo quyền bình đẳng giới ở Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay có tiến bộ vượt bậc hơn so với trước Phụ nữ và nam giới có sự

bình đẳng về thực chất trên các lĩnh vực cuộc sống Tuy nhiên, việc thực hiện quyền bình đẳng

này vẫn còn nhiều hạn chế nhất định

3.1.1 Về chính trị - xã hội:

Khoảng cách giữa người phụ nữ và đàn ông vẫn còn quá lớn Trước hết là sự tham gia

của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp cơ sở Tỷ lệ cán bộ nữ làm

công tác quản lý, lãnh đạo còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung và so với sự

Trang 13

gia tăng của lực lượng lao động nữ Định kiến giới truyền thống về vai trò của phụ nữ, gắn phụ

nữ với công việc chăm sóc gia đình và nam giới với việc kiếm tiền giúp gia đình vẫn còn tồn

tại Chính sách, cơ chế công tác cán bộ nữ chưa triển khai đồng bộ, thiếu một lộ trình tạo nguồn

cán bộ cụ thể Và trong lĩnh vực kinh tế, cơ hội của phụ nữ tiếp cận việc làm có thu nhập cao và

các nguồn lực kinh tế vẫn còn thấp hơn so với nam giới Một số chỉ tiêu đặt ra ở Chiến lược

quốc gia bình đẳng giới về lao động, đào tạo, … vẫn chưa đạt được Theo số liệu của Tổng cục

Thống kê, tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật

đạt 11,8% năm 2013, bằng gần một nửa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra Tỷ lệ phụ nữ tham gia

vào các công việc dễ bị tổn thương cao hơn nam giới; phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn trong khu

vực phi chính thức của thị trường lao động Họ kiếm được ít thu nhập hơn và ít được pháp luật

về lao động bảo vệ và ít được tiếp cận trực tiếp với sự bảo trợ xã hội

3.1.2: Về lao động - việc làm:

Bình đẳng giới về lao động và việc làm là một trong những nội dung quan trọng trong

việc đánh giá bình đẳng giới trong giai đoạn ngày nay Tuy nhiên vẫn còn nhiều khác biệt giữa

thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế

Quy mô dân số tăng liên tục trong các năm qua ,cùng với lợi thế cơ cấu dân số vàng đã

cung cấp nguồn nhân lực vô cùng lớn cho thị trường lao động tại Việt Nam, tỷ lệ tham gia lao

động ở Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức 76,8%, độ tuổi từ 25-49 tuổi

tham gia vào lực lượng lao động rất cao từ 95,2% - 96,7% Trong đó, tỷ lệ tham gia lực lượng

lao động ở phụ nữ là 76,8% cũng là tỷ lệ khá cao có thể bị hiểu nhầm là một chỉ báo về mức độ

bất bình đẳng tương đối thấp trong tham gia lực lượng lao động khi tỷ lệ này ở nam giới cũng

chỉu ở mức 81,9% Tuy nhiên nhìn sâu hơn thì điều đó lại gây ra “gánh nặng kép” một cách

không tương xứng và phụ nữ Việt Nam phải đối mặt vơis nhiều bất bình đẳng có tính chất dai

dẳng do vị thế việc làm có sự khác biệt tương đối rõ ràng giữa nam và nữ và bất bình đẳng

công việc không được trả công trong lao động gia đình

Trong các vùng kinh tế, sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong năm

2019 ở nam và nữ cao nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khi tỷ lệ tham gia lao động của

nữ là 66,1% nam là 83,3% ( chênh lệch 17,7 điểm phần trăm), tiếp đến là Đông Nam Bộ có tỷ

lên tương ứng là 64,2% và 79,1% (chênh lệch 14,9 điểm phần trăm), vùng Bắc Trung Bộ và

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w