1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu phi và bài học kinh nghiệm

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm
Tác giả Phạm Quốc Cường
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 698,38 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --- PHẠM QUỐC CƯỜNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106.01 LU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

PHẠM QUỐC CƯỜNG

CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở

CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 9310106.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan

Phạm Quốc Cường

Trang 3

1.1 Các nghiên cứu trên góc độ lý luận về thể chế và cải cách thể chế 10

1.2 Các nghiên cứu về thể chế và cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi 13

1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của

2.1.1 Quan niệm, phân loại và vai trò của thể chế 27

2.1.2 Quá trình hình thành và thay đổi thể chế 29

2.2 Thể chế kinh tế và cải cách thể chế kinh tế 30

2.2.1 Quan niệm về thể chế kinh tế và cải cách thể chế kinh tế 30

2.2.2.Các yếu tố chính tác động đến cải cách thể chế kinh tế 32

2.3 Thể chế kinh tế thị trường và cải cách thể chế kinh tế thị trường 41

2.3.1 Quan niệm về thể chế kinh tế thị trường và cải cách thể chế kinh tế thị trường 41 2.3.2 Khung phân tích cải cách thể chế kinh tế thị trường 44

2.4 Cải cách thể chế kinh tế thị trường của một số nước và nhóm nước 47

2.4.1 Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Đông Âu và Nga 47

2.4.2 Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Hàn Quốc 51

Trang 4

2.4.3 Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc 55

2.4.4 So sánh kinh nghiệm cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước và khu vực 59

Tiểu kết chương 2 64

CHƯƠNG 3 CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CHÂU PHI 65

3.1 Bối cảnh và nguyên nhân của cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi 65

3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi 65

3.1.2 Chất lượng thể chế kinh tế của châu Phi 69

3.1.3 Yêu cầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường 76

3.2 Nội dung cơ bản trong cải cách thể chế kinh tế thị trường ở châu Phi 79

3.2.1 Cải cách quyền sở hữu 79

3.2.2 Mở cửa nền kinh tế 82

3.2.3 Thúc đẩy tư nhân hoá 88

3.3 Đánh giá tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường của châu Phi 97

3.3.1 Đặc điểm và kết quả của tiến trình cải cách 97

3.3.2 Các yếu tố cơ bản tác động đến tiến trình cải cách 103

Tiểu kết chương 3 111

CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO, GHANA VÀ TUNISIA 112

4.1 Cải cách thể chế kinh tế ở Guinea xích đạo 112

4.1.1 Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế 112

4.1.2 Những vấn đề chính của cải cách thể chế kinh tế 114

4.1.3 Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế 116

4.2 Cải cách thể chế kinh tế ở Ghana 122

4.2.1 Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế 122

4.2.2 Những vấn đề chính của cải cách thể chế kinh tế 125

4.2.3 Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế 129

4.3 Cải cách thể chế kinh tế ở Tunisia 134

Trang 5

4.3.1 Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế 134

4.3.2 Những vấn đề chính của cải cách thể chế kinh tế 137

4.3.3 Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế 141

4.4 So sánh các trường hợp nghiên cứu 144

Tiểu kết chương 4 151

CHƯƠNG 5.BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC CHÂU PHI 152

5.1 Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm 152

5.2 Một số gợi mở chính sách đối với Việt Nam 161

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Asian Nation

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Organization

Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc

Trang 7

for Trade and Development

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

Program

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 Các cấu phần của trụ cột thể chế trong chỉ số cạnh

2 Bảng 2.1 Các đặc tính cơ bản của quản trị tốt theo một số

3 Bảng 2.2 Cải cách thể chế kinh tế thị trường và dân chủ hoá 45 4 Bảng 2.3 Cải cách thể chế kinh tế thị trường và quản trị quốc gia 46

5 Bảng 3.1 Các nước châu Phi thuộc nhóm các nước có thu

9 Bảng 3.5 Các giai đoạn phát triển của các nước châu Phi 69

10 Bảng 3.6 Sự tương phản trong chất lượng thể chế của

11 Bảng 3.7 Các nước bị xếp hạng có nền kinh tế bị hạn chế tự do 76

12 Bảng 3.8 Sở hữu của chính phủ trong một số lĩnh vực trước

và sau khi tư nhân hoá (1991-2002), tỷ lệ % 93

13 Bảng 3.9 Sự tham gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực

14 Bảng 3.10 Chất lượng quản trị của châu Phi năm 2014 108 15 Bảng 3.11 Chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim 2014 109

Trang 9

16 Bảng 3.12 Quan niệm của người dân về hành động chống

17 Bảng 4.1 Xếp hạng thứ bậc trong quản trị tài nguyên của

18 Bảng 4.2 Xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh năm 2016

19 Bảng 4.3 Chất lượng quản trị của Guinea xích đạo theo bộ

20 Bảng 4.4 Chất lượng quản trị của Ghana theo bộ chỉ số quản

21 Bảng 4.5 Chỉ số dân chủ của Tunisia của EIU (2010-2015) 143

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Phi nam Sahara, 2006-2014 (USD hiện hành)

65

Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính và tiền tệ của châu Phi nam Sahara so với thế giới và châu Á –

Tỷ trọng khu vực phi chính thức trong GDP của châu Phi so với các khu vực khác trên thế giới năm 2006 (%)

95

Trang 11

vi

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế học thể chế cho rằng, thể chế có ảnh hưởng lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia Khác biệt về thể chế là nguyên nhân của phát triển hay đói nghèo: một số dạng thể chế có thể đem lại sự phát triển, song một số dạng thể chế có thể tạo ra những hệ lụy tai hại cho sự phồn vinh, tự do và các giá trị con người khác, và sự xuống cấp của hệ thống quy tắc có thể dẫn tới suy thoái kinh tế - xã hội Khi các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ và vốn đã đến giới hạn hoặc không thể phát huy thì cải cách thể chế là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các nước để đi xa hơn trên con đường tiến tới phồn vinh Tuy nhiên, đây cũng là thách thức nghiệt ngã mà nhiều nước chưa thể vượt qua nên sa lầy trong tình trạng kém phát triển, hoặc có những nước lại tiến hành

cải cách khi đã quá muộn khiến quốc gia rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng

Ngược lại, cũng có những nước đã chủ động tiến hành cải cách nên vượt qua được khó khăn để vươn lên Những bài học thất bại và thành công đó rất có giá trị để Việt Nam tham khảo

Mặc dù là một châu lục có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào và với sự hỗ trợ không nhỏ từ bên ngoài, châu Phi vẫn là một châu lục kém phát triển nhất của thế giới Xung đột vũ trang, nội chiến, khủng bố, bất ổn chính trị, cùng với một loạt vấn đề phát triển khác như đói nghèo, bất bình đẳng xã hội, dịch bệnh thường xuyên hiện diện, tạo ra những thách thức lớn cho sự phát triển của nhiều quốc gia ở châu lục này Không ít

nước châu Phi đã bị coi là những quốc gia “thất bại” như Somalia, Sudan

v.v nơi chính phủ trung ương hầu như không thể kiểm soát được lãnh thổ quốc gia của mình Nhiều nước ở khu vực Bắc Phi rơi vào vòng xoáy bất ổn kinh

tế-xã hội sau làn sóng đòi cải cách chính trị và dân chủ hoá “Mùa xuân Arab” Tuy

nhiên, một số nước châu Phi cũng đạt được những thành tựu phát triển đáng

Trang 13

2

khâm phục, trong số đó phải kể đến Benin, Botswana, Ghana, Senegal v.v Phần lớn các nước Châu Phi thành lập vào những năm 1960 sau quá trình đấu tranh giành độc lập khó khăn Vào thời điểm đó, nhiều nhà lãnh đạo châu Phi đã chọn cơ chế kế hoạch hoá tập trung và kiểm soát kinh tế Về mặt ý thức hệ, họ xem có mối liên hệ mật thiết giữa chủ nghĩa tự bản tự do với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc Họ tin rằng, các nước châu Phi tuy đa dạng về sắc tộc, tôn giáo song vẫn đạt được sự thống nhất chính trị là nhờ sức mạnh của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa (XHCN)

Bầu không khí học thuật ở châu Phi cũng bị chi phối bởi đường lối cánh tả và chủ nghĩa nhà nước Các học giả lớn của châu Phi như Sekou Toure, Leopold Senghor, Kenneth Kaunda, Julius Nyerere và Franz Fanon đều xem rằng, quản lý theo mô hình kế hoạch hoá và chủ nghĩa xã hội hiện thực có thể dùng để khắc phục những thất bại của thị trường – nguyên nhân gây ra nạn nghèo khổ, ngu dốt và dịch bệnh ở châu Phi Từ năm 1960 đến đầu những năm 1980, có ít nhất 16 nước châu Phi Nam Sahara đã theo đuổi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa (XHCN) hoặc phát triển theo hướng XHCN (theo mô hình Xô Viết hay Trung Quốc) như Angola, Benin, Burkina Faso (lúc đó là Upper Volta), Congo-Brazzaville, Ethiopia, Ghana, Guinea-Bissau, Guinea, Madagascar, Mali, Mozambique, Senegal, Sudan, Tanzania, Zambia và Zimbabwe Ngoài ra, nhiều nước châu Phi khác cũng chấp nhận đường lối phát triển theo mô hình Xô Viết mặc dù không tuyên bố chính thức Một số nước như Kenya mặc dù tiến hành cơ chế thị trường trên thực tế song dưới khẩu hiệu chủ nghĩa xã hội

Kết quả của thời kỳ theo đuổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã dẫn đến những bất ổn, méo mó của nhiều nền kinh tế châu Phi Khó khăn kinh tế - xã hội nghiêm trọng vào đầu những năm 1980 đã buộc nhiều chính phủ châu Phi phải cầu cứu các định chế tài chính của Hệ thống Bretton Woods, chấp nhận những chương trình tự do hoá để đổi lại các khoản tín dụng cứu trợ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thiết kế các Chương trình ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn và

Trang 14

3

Ngân hàng thế giới (WB) thiết kế các chương trình cải cách cơ cấu (SAP) trong

trung hạn để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cho các nước châu Phi Mô

hình kinh tế thị trường ngày càng có chỗ đứng vững chắc ở châu Phi kể từ những năm 1990, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, kéo theo sự sụp đổ của những nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung

Trong gần bốn thập kỷ qua, với nhiều nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chỉ một số quốc gia châu Phi đã phát triển thành công, song có rất nhiều quốc gia đã thất bại, đắm chìm trong đói nghèo và những nỗ lực cải cách thể chế thậm chí lại đẩy đất nước vào những bất ổn không ngừng Ngay cả khi cộng đồng các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế đã cố gắng thiết kế và áp đặt

cho các nước châu Phi những gì được xem là “tập quán tốt nhất” trên thế giới

song rất ít nước châu Phi đã phát triển kinh tế thành công theo cách thức này

Với những vấn đề nêu trên, luận án “Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm” sẽ phân tích vấn đề cải cách thể chế kinh tế, tập

trung vào thể chế kinh tế thị trường ở các nước châu Phi, từ đó rút ra các kinh nghiệm cho tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển nói chung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay của Việt Nam

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu vấn đề cải cách thể chế kinh tế thị trường của một số nước châu Phi; đánh giá kết quả đạt được, làm rõ những kinh nghiệm thành công và thất bại; từ đó rút ra một số gợi mở có giá trị tham khảo đối với tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển nói chung, trong đó có tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung chủ yếu vào giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây:

Trang 15

4

1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thể chế kinh tế, trong đó tập trung vào vấn đề cải cách thể chế kinh tế thị trường

2 Phân tích khái quát quá trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước châu Phi; và đánh giá kết quả của quá trình cải cách này

3 Phân tích, đánh giá sâu tiến trình cải cách thể chế kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của một số nước châu Phi điển hình

4 Rút ra các bài học kinh nghiệm trong tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước châu Phi và những gợi mở có giá trị tham khảo đối với tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Tại sao các nước châu Phi cần chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường? - Những nội dung chính của cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước châu Phi là gì?

- Có thể rút ra các kinh nghiệm gì từ việc nghiên cứu cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước châu Phi?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

Đối tượng nghiên cứu:

- Cải cách thể chế kinh tế, trọng tâm là cải cách thể chế kinh tế thị trường

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tập trung

chủ yếu vào ba vấn đề: sở hữu, mở cửa nền kinh tế và tư nhân hoá Đây cũng là

ba vấn đề nổi bật, phức tạp và kéo dài thường được nghiên cứu nhiều ở các nền kinh tế chuyển đổi và là quá trình chuyển đổi thể chế kinh tế quan trọng nhất của châu Phi kể từ những năm 1980 đến nay

- Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn kể từ thập niên 1980, khi các nước châu Phi theo mô hình kế hoạch hóa tập trung tiến hành triển khai các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế (SAP) đến nay

Ngày đăng: 07/04/2024, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w