Tiểu luận chiến lược phát triển tỉnh lào cai

36 0 0
Tiểu luận chiến lược phát triển tỉnh lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-o0o -CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỈNH LÀO CAI

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: Phân tích môi trường tỉnh Lào Cai 3

1.1 Phân tích môi trường bên ngoài 3

1.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 4

1.1.2 Phân tích môi trường cạnh tranh (mô hình kim cương) 9

1.2 Phân tích nội hàm phát triển 15

1.2.1 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của tỉnh Lào Cai 15

1.2.2 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nội bộ tỉnh 15

1.2.3 Đánh giá sự phát triển của tỉnh ( Thực trạng phát triển hiện nay) 15

1.2.4 Đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển 16

1.2.5 Đánh giá các chính sách của cấp chính quyền 16

Chương 2: Xác định phương án chiến lược 18

2.1 Thiết lập chiến lược 18

2.1.1 Yêu cầu về chiến lược 18

2.1.2 Ma trận SWOT 18

2.1.3 Định hướng phát triển 20

Chương 3: Đánh giá và lựa chọn chiến lược 21

3.1 Đánh giá 21

3.1.1 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ 21

3.1.2 Khai thác, chế biến lâm sản theo chuỗi giá trị 22

3.1.3 Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng 22

3.2 Lựa chọn chiến lược 23

Chương 4: Tổ chức thực hiện chiến lược 24

4.1 Thiết lập mục tiêu hành động 24

Trang 3

4.1.1 Đưa du lịch Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn trong và ngoài

4.1.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, nâng cao vị thế tỉnh nhà 24

4.1.3 Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh 24

4.1.4 Bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái địa phương 25

4.2 Đảm bảo nguồn lực thực hiện 25

4.2.1 Xác định nguồn lực thực hiện 25

4.2.2 Triển khai thực hiện chiến lược 26

Chương 5: Kết luận 29

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới Hiện nay, trong bối cảnh mới của thế giới có nhiều biến động Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển Thực tế cho thấy năng lực cạnh tranh của một quốc gia luôn có mối quan hệ tương hỗ mật thiết với năng lực cạnh tranh của các địa phương ở quốc gia đó Sự phát triển của các địa phương là tiền đề để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Những năm vừa qua, Việt Nam ghi nhận những thay đổi tích cực của các tỉnh thành trên cả nước với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch và nhiều đột phá trong công tác xây dựng, thực thi chính sách phát triển tại địa phương

Xuất phát từ mục tiêu chung của cả nước, tỉnh Lào Cai cũng đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phát triển theo kế hoạch tổng thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương Lào Cai không ngừng đẩy mạnh thu hút đầu tư Tuy nhiên, việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ Ngân sách dành cho các chương trình hỗ trợ vẫn còn phân tán, dàn trải, một số chương trình hiệu quả còn thấp, việc đầu tư chưa tương xứng giữa các vùng trong khu vực gây nên lãng phí tiềm năng sẵn có, hay hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực còn ở mức hạn chế, làm ảnh hưởng tới khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh.

Xuất phát từ thực tế như vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn tỉnh Lào Cai để nghiên cứu và đề xuất chiến lược mũi nhọn giúp phát triển kinh tế của tỉnh Các phương án chiến lược được đề ra thông qua quá trình nhóm tìm hiểu về những lợi thế, tiềm năng, hạn chế của Lào Cai từ đó lựa chọn định hướng ưu tiên sao cho tương xứng với tiềm năng, tạo ra một hướng đi cụ thể để tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai

Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những góp ý của cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Chương 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI1.1 Phân tích môi trường bên ngoài

1.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

1.1.1.1 Môi trường kinh tế

Lào Cai có vị thế là một trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và vùng Tây Nam-Trung Quốc, đồng thời là đầu mối xuất nhập khẩu, ngoại thương, vận tải và logistics của cả nước với các tỉnh vùng Tây Nam Trung Quốc Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng, là điểm trung chuyển hàng hoá dịch với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam và các nước trong khu vực qua cảng biển tới các tỉnh vùng Tây Nam - Trung Quốc và ASEAN thông qua tuyến đường cao tốc Côn Minh (Trung Quốc) Lào Cai Hà Nội Hải Phòng -Quảng Ninh (Việt Nam) Lào Cai cũng là tuyến vận tải ngắn nhất nối Vân Nam (Trung Quốc) với đường hàng hải quốc tế

Ngoài ra việc nằm tại vị trí chiến lược với biên giới Trung Quốc biến Lào Cai trở thành một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ Một số ngành kinh tế chính của tỉnh Lào Cai bao gồm:

Nông nghiệp: Lào Cai có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát

triển nông nghiệp Các sản phẩm chủ lực bao gồm lúa gạo, cây lương thực, trái cây, hồ tiêu và chăn nuôi gia súc Trong đó có 6 ngành hàng chủ lực được đẩy mạnh, gồm cây chè, dược liệu, cây chuối, cây dứa, cây quế và chăn nuôi lợn 5 nội dung đột phá là chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị; đẩy mạnh các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với chế biến, liên kết sản xuất; thực hiện giao đất, giao rừng, để phát triển kinh tế lâm nghiệp; đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới

Du lịch: Với cảnh quan thiên nhiên đẹp và di sản văn hóa đa dạng,

Lào Cai là điểm đến hấp dẫn cho du khách Các điểm du lịch nổi tiếng bao gồm Sapa, Fansipan, thác Bạc, thung lũng Mường Hoa và các bản làng dân tộc Với những lợi thế sẵn có, hiện nay, Lào Cai đang đẩy mạnh việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Lào Cai xác định 5 định hướng phát triển du lịch, đó là: định hướng phát triển sản phẩm - thị trường, trong đó

Trang 6

ưu tiên các sản phẩm đặc thù, như: lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp; thể thao mạo hiểm; văn hóa cộng đồng; sinh thái; nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP, MICE Tập trung khai thác thị trường nội địa và thu hút thị trường Đông Bắc Á, ASEAN

Công nghiệp: Tỉnh Lào Cai cũng đang phát triển các khu công nghiệp

và khu chế xuất để thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và công nghệ cao Toàn tỉnh hiện có hơn 7.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với tỷ trọng ngành công nghiệp luôn ở mức cao, đến nay chiếm hơn 45% Bên cạnh đó, toàn tỉnh có khoảng 189 doanh nghiệp công nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản (60 doanh nghiệp, chiếm gần 31,7%) Đây còn là nơi tập trung số lượng lớn các khu công nghiệp: KCN Đông Phố Mới, KCN Bắc Duyên Hải, tập trung chủ yếu ở địa bàn của thành phố, và một số khu công nghiệp khác như: KCN Tằng Loỏng, khu Thương mại - công nghiệp Kim Thành, KCN gia công và đóng gói hàng xuất, nhập khẩu, KCN Cốc Mỳ, KCN Bản Qua phân bổ ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, và Bảo Yên

Thương mại và dịch vụ: Lào Cai là một trung tâm thương mại quan

trọng trong khu vực, với các hoạt động buôn bán và dịch vụ phát triển Với vị trí địa lý đặc thù của mình, việc phát triển thương mại tại đây đang ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của tỉnh liên tục được duy trì và có những cải thiện đáng kể Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP): Trong quý II/ 2023, GRDP tăng 3,15% so với cùng kỳ năm 2022 và tính chung 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 4,65% Ngoài ra, về ngân sách thì tổng thu ngân sách Nhà nước đến thời điểm 20/6/2023 ước đạt 2.979,65 tỷ đồng, bằng 34,88% dự toán năm.

1.1.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Lào Cai tiếp tục triển khai sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định, trong 6 tháng đầu năm thực hiện kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức đối với 13 cơ quan, tổ chức hành chính, kết quả giảm 05 phòng thuộc sở, ban, ngành, chi cục; thành lập 01 đơn vị trường học; tổ chức lại 03 đơn vị sự nghiệp công lập; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy đối với 08 đơn vị sự nghiệp công lập; ban hành mới/sửa đổi Điều lệ đối với 03 Quỹ tài chính Việc sắp xếp, kiện

Trang 7

toàn đã giảm được 01 đơn vị sự nghiệp công lập (tăng 01 đơn vị do thành lập mới, giảm 02 đơn vị do sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập).

Việc quản lý, giao và sử dụng chỉ tiêu biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ tiêu hợp đồng lao động được thực hiện nghiêm túc theo các quy định của pháp luật và phù hợp với lộ trình cắt giảm biên chế đã ban hành Tổng số chỉ tiêu biên chế, hợp đồng năm 2023 (tính đến thời điểm hiện nay) của tỉnh Lào Cai là 24.373 chỉ tiêu, cắt giảm 419 chỉ tiêu so với năm 2022 Quy trình tuyển dụng công chức, viên chức thực hiện đúng quy định, trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Lào Cai đã thực hiện quy trình tuyển dụng 344 công chức, viên chức.

Các chỉ số xếp hạng của tỉnh Lào Cai so với các tỉnh, thành phố trong cả nước được cải thiện: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, tỉnh Lào Cai đạt 68,20 điểm, thuộc nhóm các tỉnh, thành phố đạt chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 14 bậc so với năm 2021 (25/63) Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của tỉnh Lào Cai đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố với tổng số điểm đạt được là 86,93 điểm; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2022, tỉnh Lào Cai đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố với tổng số điểm đạt được là 83,97%, tăng 43 bậc so với năm 2021 (năm 2021 xếp hạng thứ 52) Chỉ số PAPI của tỉnh Lào Cai năm 2022 đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố với tổng số điểm đạt được là 40,397 điểm, giảm 3 bậc so với năm 2021.

1.1.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội

Trên bản đồ du lịch các tỉnh phía Tây Bắc Tổ quốc, Lào Cai là một điểm đến không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước Lào Cai đẹp trong lòng du khách không chỉ bởi cảnh sắc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi truyền thống văn hoá dân tộc giàu bản sắc Mảnh đất này là nơi hội tụ và sinh sống của 27 dân tộc anh em với những bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, tra

Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc

Trang 8

thang bắc lên trời hùng vĩ Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể, trang phục rất riêng của mỗi dân tộc.

Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 39 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 22 di tích danh thắng cấp Quốc gia, 32 di tích danh thắng cấp tỉnh Nhiều di tích, danh thắng, lễ hội dân gian đã phát huy hiệu quả trở thành sản phẩm du lịch tâm linh nổi tiếng, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách Công tác bảo tồn phục dựng lại nguyên bản các lễ hội đặc sắc, mang tính đại diện, tiêu biểu của cộng đồng được chú trọng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và du khánh Đến nay, đã có gần 20 lễ hội đặc sắc của 13 dân tộc, tiêu biểu như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì… được khôi phục, bảo tồn … Nhiều lễ hội tiêu biểu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Một số lễ hội có quy mô vùng, quốc gia như lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương, lễ hội đền Thượng, lễ hội đền Bảo Hà, đền Cô Tân An thu hút hàng vạn lượt khách tham dự.

1.1.1.4 Môi trường tự nhiên

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.

Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxipang – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m Lào Cai có 107 sông suối chảy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km).

Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học Toàn tỉnh có hơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái Trong đó có 60 loại động vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở nước ta).

Trang 9

Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoáng sản phân bố ở 130 điểm mỏ Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về khoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.

1.1.1.5 Môi trường công nghệ

Công nghệ Nông nghiệp công nghệ cao

( hệ thống tưới nhỏ giọt, sản xuất giống cây chất lượng cao )

Giúp nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá và nâng cao giá trị sản xuất

Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông sản

Tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm

Ứng dụng công nghệ trong quản lý, tiêu thụ nông sản

Hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại điện tử đã góp phần quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh và lợi thế sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Lào Cai.

1 Phần mềm truy xuất nông sản

2 Xây dựng và triển khai phần mềm "Nhật ký canh tác''

1 Dòng nông sản an toàn được cấp mã QR Code -> nhằm tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản như sản phẩm dứa chế biến, sản phẩm chè, sản phẩm chuối, …

2 Giúp nông dân dễ dàng ghi chép các hoạt động trong canh tác hàng ngày, tiết kiệm thời gian, dễ áp dụng trong thực tiễn sản xuất; góp phần giải quyết vấn đề khó khăn trong quản lý theo dõi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến từng hộ sản xuất.

1 Ứng dụng công nghệ viễn thám 1 Phần mềm cảnh báo cháy rừng được tích

Trang 10

trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng

hợp sử dụng bằng máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet sẽ hiển thị bản tin cảnh báo cháy rừng từng ngày theo từng khu vực và hiển thị bản đồ cảnh báo cháy rừng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

2 Công nghệ tự động hóa, robot hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT)

=> Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thời gian và tăng năng suất, làm cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng cường cạnh tranh của ngành công nghiệp

2 Kết nối IoT giúp người dùng truy cập dễ dàng và khai thác hiệu quả cổng du lịch; tăng trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế một số hoạt động của con người bằng cách tự động hóa, giảm thiểu sai sót giúp quá trình vận hành các doanh nghiệp diễn ra hiệu quả, nhanh chóng

1 Về phát triển kinh tế số:

 Bộ phần mềm du lịch thông minh, gồm:

 Cổng thông tin Du lịch chính thức của tỉnh Lào Cai (App Du lịch thông minh của tỉnh Lào Cai, Phần mềm thông báo lưu trú qua mạng Internet)

2.Về xây dựng chính quyền số: Công nghệ điện toán đám mây

1 Hỗ trợ hành khách tra cứu cơ sở lưu trú, địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành và đặt tour du lịch phổ biến Bên cạnh đó, việc tự động tính năng chuyển đổi ngôn ngữ một cách linh động cũng giúp cổng tiếp cận được khách hàng người nước ngoài truy cập và khai thác.

-> Giúp các cơ sở kinh doanh lưu trú, các dịch vụ kinh doanh… giảm thời gian nhập liệu các thông tin khách lưu trú và cập nhật thông tin đăng ký lưu trú tự động gửi đến cơ quan công an một cách nhanh chóng và kịp thời.

2 Ngoài ra phần mềm được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo dữ liệu thông tin khách lưu trú được đồng bộ và cập nhật liên tục Giúp quản lý người đến lưu trú, tạo thuận lợi cho cán bộ công an trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục

Trang 11

hành chính; thuận tiện trong quá trình theo dõi, quản lý, phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự của lực lượng công an đúng theo quy định, tránh phiền hà cho người dân.

1.1.1.6 Môi trường nhân khẩu học

Về đặc điểm chung về dân cư, dân số trung bình năm 2022 của tỉnh Lào Cai đạt 770,59 nghìn người, dân cư tỉnh Lào Cai phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng trung du và đồng bằng phía Bắc tỉnh Các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng cao Tây Bắc tỉnh chủ yếu là dân tộc thiểu số Về cơ cấu, dân số của tỉnh Lào Cai có cơ cấu dân số trẻ, với tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi là 26,4%, tỷ lệ dân số từ 1564 tuổi là 67,9% và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 5,7% -đây là “tỷ lệ vàng” đối với yêu cầu phát triển kinh tế, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao tạo ra nhiều lao động.

Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh Lào Cai là 396,17 nghìn người, tăng 13,27 nghìn người so với năm 2021 tăng 2,87% so với năm 2021; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2022 ước tính 390,79 nghìn người, tăng 14,82 nghìn người so với năm 2021 Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có 8.000 - 10.000 người bước vào độ tuổi lao động Đây là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thuận lợi phát triển các ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản và các ngành công nghiệp thô sơ cần nhiều nhân công Trong tổng số, lực lượng lao động nam chiếm 54,05%; lực lượng lao động nữ chiếm 45,95% là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động nam như là khai khoáng, chế biến chế tạo.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động của tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 85,3% Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp đặc biệt là lao động có trình độ cao, chỉ đạt 67,7%.

Trang 12

1.1.2 Phân tích môi trường cạnh tranh (mô hình kim cương)

1.1.2.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất

a) Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Lào Cai khá dồi dào do đặc điểm dân cư đông Nguồn nhân lực giá rẻ này tương đối thuận lợi phát triển với các ngành nông lập nghiệp thủy sản cần nhiều nhân công Tuy nhiên, do vốn nhân lực chưa đồng đều tỉnh chủ trương đặt trọng tâm là xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai thành trường trọng điểm trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia, thu hút lượng lớn sinh viên từ các tỉnh lân cận về đây học nghề, sau đó ở lại làm việc, gắn bó với Lào Cai

Năm 2023, tỉnh Lào Cai phấn đấu lao động qua đào tạo đạt 67,7%; giải quyết việc làm cho 13.200 lao động Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề mới và bồi dưỡng lại cho 11.500 người để nâng trình độ, tay nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

b) Nguồn vốn

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 theo các nghị quyết HĐND tỉnh đã giao là 6.560 tỷ đồng Tính đến thời điểm này, đã giải ngân 3.382 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch Đối với kế hoạch vốn năm 2023 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 5.341 tỷ đồng, bằng 62% kế

Trang 13

hoạch Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 8/2023, tỉnh Lào Cai nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước (trung bình của cả nước đạt 41%).

Báo cáo về tình hình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, Sở Tài chính cho biết tính đến ngày 19/9 trên địa bàn toàn tỉnh đã quyết toán được 263 dự án với tổng giá trị đề nghị quyết toán là 1.658,6 tỷ đồng, tổng giá trị quyết toán được duyệt là 1.642,8 tỷ đồng.

Tổng số dự án phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước do thanh toán vượt so với giá trị quyết toán được phê duyệt đến thời điểm báo cáo là 31 công trình với số tiền phải thu hồi 4,9 tỷ đồng; đã thu hồi xong 15 công trình với số tiền 3,335 tỷ đồng.

c) Nguyên vật liệu

Về tài nguyên Đất, Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,88 km2, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp có 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp 358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở 4.888,66 ha.

Về tài nguyên Nước, hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

Về Rừng: Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 51.905 m3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 225 m3; gỗ rừng trồng 51.680 m3, gỗ nguyên liệu giấy 15.580m3); 1.196.000 cây tre, vầu các loại Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 358.747,69 ha, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sapa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có có 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng vv… động vật có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).

Trang 14

Về Khoáng sản, Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatit, đồng, sắt, graphite, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.

d) Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông đi và đến Lào Cai rất thuận lợi, hội đủ các loại hình giao thông Về Đường bộ, có 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4, 4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài 451 km; 10 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài gần 500km và hơn 4.500 km đường liên xã, liên thôn Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 265km được đưa vào sử dụng rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội – Lào Cai xuống còn hơn 3 giờ Tuyến đường này được nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu (Trung Quốc) qua cầu Kim Thành tạo mạch nối thông suốt tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng Về Đường sắt, Có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu – Côn Minh (Trung Quốc): vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế Về Đường sông, Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc giữa tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy liên hoàn Về Đường hàng không, trong tương lai gần Lào Cai sẽ có Cảng hàng không tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên; cách trung tâm thành phố 34km, là cảng nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự, có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương

Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh, ngày càng hiện đại, 100% trung tâm các xã được phủ sóng di động Mạng truyền dẫn cáp quang được đầu tư đến tất cả 9/9 trung tâm huyện, thành phố; 100% các doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng cao bằng công nghệ hiện đại; số thuê bao internet đạt 71,2 nghìn thuê bao Hạ tầng CNTT đang được xây dựng hiện đại, đồng bộ với nhiều ứng dụng thiết thực.

Hiện có trên 10 chi nhánh ngân hàng thương mại (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank, Ngân hàng thương mại Sài Gòn- Saigonbank ) hoạt động trên địa bàn thực hiện đa dạng loại hình dịch vụ đáp ứng các nhu cầu về vốn, chuyển khoản, thanh toán…của nhà đầu tư.

Trang 15

Lào Cai có 2 cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu (đường sắt và đường bộ) có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong thành phố Lào Cai- nơi hội tụ đủ các loại hình vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy) và tương lai có cả đường hàng không

Ngoài ra, Lào Cai còn có các cửa khẩu phụ như: Hóa Chư Phùng, Lồ Cồ Chín, Y Tý, Bản Vược Trong đó cửa khẩu phụ Bản Vược có đủ các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và các cơ sở kỹ thuật đảm bảo quản lý Nhà nước.

1.1.2.2 Điều kiện nhu cầu

Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới ở phía Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt với mạng lưới giao thông đa dạng, là tỉnh nằm giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc, Lào Cai có vị trí chiến lược trong sáng kiến “Vành đai và Con Đường” và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, là con đường ra biển ngắn nhất, hiệu quả nhất của hàng hóa từ thị trường Vân Nam - Trung Quốc đến với thị trường Đông Nam Á, Đông Á và ngược lại Lào Cai có điều kiện tự nhiên đa dạng, khí hậu ưu đãi để trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế, lượng du khách đạt trung bình trên 5 triệu lượt khách, lượng khách du lịch đến Lào Cai giai đoạn 2010-2020 dẫn đầu khu vực Tây Bắc; kinh tế du lịch đã đóng góp 15% tổng GDP của cả tỉnh Dự kiến đến năm 2030, Khu du lịch Quốc gia Sapa với tuyến cáp treo đạt 02 kỷ lục Thế giới cùng với Khu nghỉ dưỡng Quốc tế Y Tý đang được đầu tư sẽ đưa Lào Cai đón 15 triệu du khách và nguồn thu từ du lịch chiếm 25% - 30% GRDP.

Đặc biệt, Lào Cai cùng với Lai Châu có trữ lượng đất hiếm lớn nhất cả nước, là loại khoáng sản giữ vai trò chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật công nghệ cao của Thế giới.

1.1.2.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Trong định hướng phát triển công nghiệp, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực đầu tư để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thêm 2 khu công nghiệp mới đi vào hoạt động Hàng loạt các cơ chế ưu đãi trong kêu gọi, thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư đến phát triển công nghiệp phụ trợ đang được triển khai, nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động địa phương Ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cho biết: “Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ, chế tạo hậu luyện kim, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; công nghiệp chế biến

Trang 16

thực phẩm (chế biến nông, lâm sản); công nghiệp dệt, may mặc, da giày các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá; một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Lào Cai có lợi thế”.

Tỉnh sẽ ưu tiên thu hút các dịch vụ công nghiệp phụ trợ vào Khu Thương mại công nghiệp Kim Thành – Bản Vược để hỗ trợ cho hoạt động thương mại qua biên giới Tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án logistics, công nghiệp đóng gói, xuất khẩu và công nghiệp chế biến để xuất khẩu.

1.1.2.4 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh

Yếu tố nội tại: Lào Cai là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở cửa ngõ biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc Tỉnh có đường biên giới dài 323 km giáp với Trung Quốc, là cửa ngõ giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Lào Cai cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển, bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên phong phú: Lào Cai có nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm: khoáng sản, rừng, thủy điện, đất đai, Ngoài ra, Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông quan trọng, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, Về nguồn nhân lực, Lào Cai có nguồn nhân lực dồi dào, với lực lượng lao động trẻ, dẻo dai, chịu khó và ham học hỏi.

Yếu tố ngoại tại: Lào Cai đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức từ bối cảnh quốc tế và khu vực, bao gồm: Sự phát triển của kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Á, tạo ra nhiều cơ hội cho Lào Cai trong hợp tác, đầu tư và thương mại; Sự phát triển của các tuyến giao thông quan trọng, bao gồm đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Côn Minh - Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợi cho Lào Cai kết nối với các khu vực trong và ngoài nước Ngoài ra, Lào Cai cũng đứng trước nhiều thách thức như: Sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế và những biến động về kinh tế - chính trị thế giới và khu vực có thể ảnh hưởng đến Lào Cai.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng Lào Cai có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.5 Cơ hội

Lào Cai là nơi có "sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh"; có cửa khẩu quốc tế lớn; có diện tích rộng và mật độ dân cư thấp (diện tích tự nhiên đứng thứ 19/63 và dân số đứng thứ 54/63 cả nước); có đầy đủ các loại hình giao thông kết nối nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế (đường cao tốc, đường sắt, đường thủy, cảng hàng không Sapa sẽ

Trang 17

được khởi công xây dựng trong thời gian tới) Tỉnh Lào Cai có các địa danh du lịch nổi tiếng, đã có thương hiệu (như Sapa, đỉnh Phan Xi Păng, Bắc Hà, …); có nền văn hóa đa dạng, có bản sắc riêng với 27 dân tộc; có kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú và độc đáo; giàu tài nguyên khoáng sản với nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng cao và trữ lượng lớn (apatit, sắt, đồng,…) Tỉnh Lào Cai có nhiều thuận lợi và hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển trở thành một cực tăng trưởng của vùng và cả nước.

1.1.2.6 Chính phủ

Lào Cai tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII; theo dõi sát, nắm chắc tình hình và yêu cầu thực tiễn để thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường để đi lên.

Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp ở Lào Cai như: Ưu đãi về giá thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất; Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; Ưu đãi về vốn đầu tư; Ưu đãi lãi suất vốn vay, lãi suất cho thuê tài chính và phí cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng;…

1.2 Phân tích nội hàm phát triển

1.2.1 Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của tỉnh Lào Cai

Theo số liệu thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2008-2022 tăng từ 1.473 tỷ đồng lên 45.270 tỷ đồng, tăng bình quân 15,7%/năm.

Cụ thể, các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai đều có tốc độ tăng trưởng khá Trong đó, ngành du lịch là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng bình quân 14,4%/năm Ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 12,9%/năm Ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 6,7%/năm.

1.2.2 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nội bộ tỉnh

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, những năm qua, kinh tế của tỉnh Lào Cai tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng Cụ thể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng

Trang 18

công nghiệp, thương mại – dịch vụ Sự dịch chuyển này không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho hàng chục nghìn lao động tại các địa phương…

1.2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hiện nay

Trong quá khứ, Lào Cai là một tỉnh thuần nông, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và khai khoáng Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Lào Cai đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10,5% Năm 2022, Lào Cai đạt tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 16.814 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2021.

Cùng với đó, tỷ lệ hộ nghèo ở Lào Cai giảm nhanh, từ 28,8% năm 2015 xuống còn 13,3% năm 2022 Và thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ 18,5 triệu đồng/năm năm 2015 lên 103 triệu đồng/năm năm 2022.

Về cơ cấu nền kinh tế: Năm 2022, khi các hoạt động kinh tế trở lại bình thường, cơ cấu kinh tế cũng trở lại đúng xu thế, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ; cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,64%; khu vực dịch vụ chiếm 34,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,16% (cơ cấu kinh tế năm 2021 lần lượt là 15%, 39,39%, 35,63% và 9,98%).

Lào Cai đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như khai khoáng, chế biến nông, lâm sản, du lịch, thương mại Trong đó, khai khoáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với các sản phẩm chính là quặng apatit, quặng titan, đá vôi, cát, đá xây dựng, Chế biến nông, lâm sản là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với các sản phẩm chủ lực là chè, gỗ, măng, sắn, Du lịch là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, với nhiều tiềm năng phát triển Lào Cai có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Sapa, Y Tý, Bắc Hà,

Bên cạnh đó thì nhìn chung ở nước ta, hoạt động tại cửa khẩu của 3 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai có tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới trên bộ của Việt Nam và Trung Quốc Tuy nhiên, trong khi Lạng Sơn, Quảng Ninh thường chiếu 30-35% tổng kim ngạch, Lào Cai chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Lào Cai thấp hơn so với 2 tỉnh, thành phố trên Do đó, Lào Cai cần có giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thương mại tại của khẩu biên giới Lào Cai

Ngày đăng: 07/04/2024, 21:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan