1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán hướng tới ứng dụng erp tại các vnpt tỉnh, thành phố thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán hướng tới ứng dụng ERP tại các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Đông, TS. Nguyễn Thu Hoài
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 671,16 KB

Nội dung

Đặc điểm của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong điều kiện ứng dụng ERP .... Nhu cầu cung cấp thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung

thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nhà khoa học, các thầy cô tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo NCS của Học viện tài chính Chính thầy cô đã cung cấp các kiến thức nền tảng, chia sẻ, góp ý và tận tình giúp đỡ cho tác giả

Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến hai nhà khoa học hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Đông và TS Nguyễn Thu Hoài đã luôn quan tâm, khuyến khích, động viên giúp tác giả tập trung vào đúng hướng để hoàn thành luận án

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị tại các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các chuyên gia đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả khi tham gia phỏng vấn và phản hồi các thông tin trong phiếu khảo sát giúp tác giả hoàn thành luận án

Cuối cùng, tác giả xin gửi tình cảm thân thương đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giành sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 3

3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 20

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

5 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 22

6 Những đóng góp mới và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 32

7 Kết cấu của luận án 32

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ 33

1.1 Tổng quan về hệ thống ERP và hệ thống thông tin kế toán 33

1.1.1 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 33

1.1.2 Hệ thống thông tin kế toán 41

1.1.3 Đặc điểm của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong điều kiện ứng dụng ERP 48

1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP 52

1.2.1 Con người 53

1.2.2 Quy trình và hướng dẫn 56

1.2.3 Dữ liệu kế toán 63

1.2.4 Phần mềm 65

1.2.5 Phần cứng và hệ thống mạng 67

1.2.6 Kiểm soát nội bộ hệ thống thông tin kế toán 69

1.3 Nhu cầu cung cấp thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP 71

1.3.1 Nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng 71

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP 74

Trang 4

1.4 Tình hình triển khai, ứng dụng ERP trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với

các doanh nghiệp dịch vụ tại Việt Nam 86

1.4.1 Về lý do triển khai hệ thống ERP 86

1.4.2 Về các nhà cung ứng ERP 87

1.4.3 Về loại phần mềm ERP 88

1.4.4 Về mức độ tùy chỉnh hệ thống ERP 89

1.4.5 Về chi phí triển khai dự án 90

1.4.6 Về thời gian thực hiện dự án 91

1.4.7 Về lợi ích nhận được khi triển khai hệ thống ERP 92

1.4.8 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 95

Chương 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HƯỚNG TỚI ỨNG DỤNG ERP TẠI CÁC VNPT TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 96

2.1 Khái quát về các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 96

2.1.1 Lịch sử hình thành và các mốc phát triển 96

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn VNPT ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán 98

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán 104 2.1.4 Chế độ, chính sách kế toán tại các VNPT tỉnh, thành phố 107

2.2 Thực trạng hệ thống thông tin kế toán tại các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 108

2.2.1 Thực trạng về con người 108

2.2.2 Thực trạng quy trình và hướng dẫn 112

2.2.3 Thực trạng dữ liệu kế toán 126

2.2.4 Thực trạng phần mềm 128

2.2.5 Thực trạng phần cứng và hệ thống mạng 132

2.2.6 Thực trạng kiểm soát nội bộ 134

2.3 Thực trạng nhu cầu cung cấp thông kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán hướng tới ứng dụng ERP tại các VNPT 137

2.3.1 Thực trạng nhu cầu thông tin kế toán tại các VNPT tỉnh, thành phố 137

2.3.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán tại các VNPT tỉnh, thành phố 139

2.4 Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin kế toán và các tiền đề ứng dụng ERP tại các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn VNPT 146

2.4.1 Những điểm mạnh – tiền đề ứng dụng hệ thống ERP 146

Trang 5

2.4.2 Những điểm yếu của hệ thống thông tin kế toán theo hướng ứng dụng ERP 149

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 156

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN HƯỚNG TỚI ỨNG DỤNG ERP TẠI CÁC VNPT TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 157

3.1 Định hướng phát triển các VNPT tỉnh, thành phố giai đoạn 2020 – 2030 và yêu cầu hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán hướng tới ứng dụng ERP 157

3.1.1 Quan điểm phát triển theo tầm nhìn đến năm 2030 157

3.1.2 Định hướng phát triển 158

3.1.3 Mục tiêu phát triển 161

3.1.4 Yêu cầu hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán để hướng tới ứng dụng ERP 162

3 2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán hướng tới ứng dụng ERP 164 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện về con người 165

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình và hướng dẫn 171

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện dữ liệu kế toán 181

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện phần mềm 182

3.2.5 Giải pháp hoàn thiện phần cứng và hệ thống mạng 189

3.2.6 Kiểm soát nội bộ hệ thống thông tin kế toán 194

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 197

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 197

3.3.2 Đối với Tập đoàn VNPT và các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn VNPT 198 KẾT LUẬN 203

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 204

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 205

Phụ lục 1 217

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

doanh nghiệp

nguyên vật liệu

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Tổng hợp các quan điểm về yếu tố cấu thành HTTTKT 8

Bảng 2 Các nghiên cứu về tiêu chí đo lường chất lượng HTTTKT 12

Bảng 3 Tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán 16

Bảng 4 Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia và chuyên sâu 25

Bảng 5 Danh mục DN khảo sát của nghiên cứu 28

Bảng 6 Quy mô và cơ cấu điều tra phân cấp theo đơn vị 28

Bảng 1.1 Một số định nghĩa về hệ thống ERP 33

Bảng 1.2 Một số định nghĩa về HTTT kế toán 45

Bảng 1.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống thông tin 53

Bảng 1.4 Tổng kết các mối quan hệ được các lý thuyết nền hỗ trợ 80

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát yếu tố “Con người” trong HTTT kế toán 111

Bảng 2.2 Kết quả khảo sát yếu tố “Quy trình và hướng dẫn” trong HTTT kế toán 115

Bảng 2.3 Sổ cái 123

Bảng 2.4 Danh mục một số phần mềm tại VNPT tỉnh Thái Nguyên 129

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát yếu tố “Phần mềm” trong HTTT kế toán 131

Bảng 2.6 Kết quả khảo sát danh mục máy chủ tại VNPT Thái Nguyên 132

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát yếu tố “Phần cứng và hệ thống mạng” trong HTTT kế toán 133

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát yếu tố “Kiểm soát nội bộ HTTT kế toán” trong HTTT kế toán 135

Bảng 2.9 Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha cho các nhân tố ảnh hưởng chất lượng HTTT kế toán hướng tới ứng dụng ERP 140

Bảng 2.10 Đánh giá KMO và Bartlett 140

Bảng 2.11 Kết quả EFA 142

Bảng 2.12 Kết quả phân tích tương quan 143

Bảng 2.13 Kết quả phân tích hồi quy 144

Bảng 3.1 Các tiêu chí hệ thống phần mềm ERP 183

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Hình:

Hình 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ERP 35

Hình 1.2 Cấu trúc và các modul của hệ thống ERP 36

Hình 1.3 Kiến trúc Client - Server ba tầng 69

Hình 1.4 Phần mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 75

Hình 1.5 Mô hình nâng cấp của HTTT thành công (DeLone & McLean, 2016) 76

Hình 3.1 Các bước triển khai hệ thống ERP 187

Hình 3.2 Quy trình HTTTKT tích hợp trong hệ thống ERP 188

Biểu đồ: Biểu đồ 1.1 Lý do triển khai ERP năm 2018 86

Biểu đồ 1.2 Lý do triển khai ERP năm 2017 87

Biểu đồ 1.3 Danh sách các nhà cung ứng ERP thường xuyên được chọn 87

Biểu đồ 1.4 Mức độ hài lòng đối với các nhà cung cấp ERP của năm 2018 so với năm 2017 88

Biểu đồ 1.5 Loại phần mềm ERP được chọn triển khai trong năm 2018 so với 2017 88

Biểu đồ 1.6 Mức độ tùy chỉnh hệ thống 90

Biểu đồ 1.7 Chi phí hoàn thành dự án 90

Biểu đồ 1.8 Thái độ về chi phí dự án 91

Biểu đồ 1.9 Các nguyên nhân dẫn đến chi phí vượt quá ngân sách dự kiến 91

Biểu đồ 1.10 Thời gian thực hiện dự án 92

Biểu đồ 1.11 Những lý do dẫn đến thời gian thực hiện dự án ERP bị kéo dài 92

Biểu đồ 1.12 Các loại lợi ích đạt được khi triển khai ERP 93

Biểu đồ 2.1 Phân loại theo trình độ 110

Biểu đồ 2.2 Phân loại theo độ tuổi 110

Biểu đồ 2.3 Phân loại theo giới tính 110

Sơ đồ: Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu luận án 22

Sơ đồ 1.1 Các yếu tố cấu thành một hệ thống thông tin 43

Sơ đồ 1.2 Mô hình bộ máy kế toán khi ứng dụng ERP 56

Sơ đồ 1.3 Quy trình và hướng dẫn trong HTTTKT 57

Sơ đồ 1.4 Kiến trúc tổng quát một mạng Internet 68

Sơ đồ 1.5 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán 72

Sơ đồ 1.6 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngHTTTKT 85

Sơ đồ 2.1 Quy trình cung cấp dịch vụ viễn thông 100

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức hệ thống phần cứng 192

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra rất nhanh và sự chuyển dịch sang nền kinh tế số trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại, tạo cơ hội cho các nước chấp nhận đổi mới, không phụ thuộc vào trình độ phát triển Nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, khiến cho các DN đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong hoạt động kinh doanh Nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên nền CNTT phát triển, hình thành một số tập đoàn kinh tế tiên phong trong đầu tư và ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ số có thương hiệu và năng lực cạnh tranh trong nước, khu vực và trên thế giới Các DN cần phải nắm bắt chính xác

và kịp thời các nhu cầu của khách hàng và xã hội để tránh bị thụt lùi, lạc hậu

Hệ thống thông tin kế toán là bộ phận cấu thành không thể thiếu của hệ thống thông tin quản lý, thực hiện chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của các chủ thể có nhu cầu thông tin Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp một cách khoa học, hợp lý góp phần cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, tin cậy Do vậy, hệ thống thông tin kế toán là công cụ quan trọng mà bản thân các DN Việt Nam trong đó có các DN viễn thông đặc biệt quan tâm Hệ thống cũng góp phần tích cực giúp tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, làm thay đổi phương thức quản lý, học tập và làm việc của con người cũng như phương thức kinh doanh của DN, giúp DN khai thác tối đa năng lực SXKD

Theo số liệu Sách trắng CNTT năm 2019, trong top 20 DN CNTT dẫn đầu, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện đang đứng thứ 2 về nộp ngân sách nhà nước, sau Tập đoàn Viễn thông - Công nghiệp (Viettel); đứng thứ 4 về số lượng

lao động cũng như về tổng doanh thu Thị trường viễn thông Việt Nam tiếp tục có dấu

hiệu bão hòa khi doanh thu vẫn tập trung ở các dịch vụ viễn thông truyền thống là thoại và tin nhắn SMS với sự cạnh tranh khốc liệt từ các dịch vụ trên nền tảng Internet

và ranh giới giữa dịch vụ viễn thông truyền thống và dịch vụ CNTT đang có sự chuyển dịch hợp nhất trên cùng một nền tảng Tổng doanh thu lĩnh vực viễn thông năm 2018 đạt hơn 5,6 tỷ USD

Tập đoàn VNPT là DN do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông - CNTT Sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù đi - đến

- qua nên việc ghi nhận doanh thu một nơi nhưng chi phí phát sinh nhiều nơi Đối tượng khách hàng vừa có cá nhân, vừa có tổ chức Hình thức thanh toán rất đa dạng, vừa trả trước, trả sau, tiền mặt hoặc chuyển khoản Để quản lý hoạt động SXKD, DN đang sử dụng các phần mềm riêng lẻ như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý văn

Trang 10

bản, phần mềm tính lương, phần mềm quản lý nhân sự… Các phần mềm này chưa được tích hợp với nhau mà phục vụ riêng cho từng bộ phận trong DN Để cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lý của từng bộ phận, một thông tin có thể được nhập đi nhập lại nhiều lần tại các bộ phận khác nhau Công việc này vừa làm mất thời gian, dễ sai sót, và làm giảm năng suất làm việc của nhân viên

Hệ thống ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning - hoạch định nguồn

lực doah nghiệp) là một hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kế toán, kiểm toán, phân tích, và điều hành, quản lý Hệ thống ERP giúp theo dõi và quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho DN phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài Ngoài ra, một ưu điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm luôn luôn có thể

mở rộng và phát triển theo thời gian cũng như theo từng loại hình DN mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình Với những tính năng ưu việt đó, ERP đã được công nhận là một trong những phần mềm kinh doanh quan trọng nhất trong thời đại mới (Davenport, 1998) [69] Trong các báo cáo công nghiệp cho thấy có đến 30.000 công ty trên toàn thế giới đã triển khai hệ thống ERP (Mabert và cộng sự, 2001), và việc triển khai thành công ERP đã giúp cho các công ty tiết kiệm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, đem lại cho DN nhiều lợi ích lâu dài trong kinh doanh cũng như tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh trong toàn DN[101] Do đó, triển khai ERP được xem như là một quá trình tái cấu trúc quy trình kinh doanh và dự án chuyển đổi mô hình tổ chức (Botta-Genoulaz & Millet, 2006)[59] Theo trích dẫn của Kalling (2003), đã có đến 180 tỷ USD được đầu tư cho việc triển khai ERP trên toàn cầu vào năm 2010[97] Chi phí liên quan đến việc triển khai một hệ thống ERP rất cao Tổng chi phí để triển khai một hệ thống ERP cho một công ty vừa khoảng 10-50 triệu USD (Mabert và cộng sự, 2000)[100] và 300-500 triệu USD cho các tập đoàn quốc tế lớn (Kumar & Van Hillegersberg, 2000)[98]

Hệ thống ERP được đánh giá là một hệ thống thông tin lớn nhất, phức tạp nhất và đòi hỏi khắt khe nhất (Severin V Grabski và các cộng sự, 2011)[83] Đây cũng là một phần mềm tích hợp nhiều chức năng chung của một DN vào trong một hệ thống duy nhất thay vì phải sử dụng nhiều phần mềm song song, độc lập Giải pháp ERP sẽ giúp cho các DN có một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao khả năng quản lý điều hành cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên thuộc các bộ phận trong mỗi DN

Như vậy, hiện nay tại các VNPT tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam chưa triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm hoạch định nguồn lực

Ngày đăng: 07/04/2024, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w