1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO MÔN HỌC TỔNG QUAN VỀ CÂY BẠCH CHỈ (Angelica dahurica)

20 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNGBỘ MÔN DƯỢC LIỆU

BÁO CÁO MÔN HỌC

TỔNG QUAN VỀ CÂY BẠCH CHỈ

(Angelica dahurica)

Năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 121001181 Nhóm trưởng, chỉnh format, tìm hiểu phương pháp kiểm nghiệm và cơ chế phản ứng.

2 Nguyễn Thị Na 121000508 Tìm hiểu về tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng, tương tác thuốc có thể 3 Nguyễn Thị Trúc Ly 121000937 Tìm hiểu về đặc điểm tổng quan, nguồn

gốc, phân bố dược liệu.

4 Phạm Khánh Linh 121000632 Tìm hiểu về thành phần hóa học, một số bài thuốc chế phẩm trên thị thường 5 Huỳnh Thị Bảo Trân 121000001 Tìm tài liệu đặt vấn đề, tìm 2 tài liệu

nghiên cứu gần nhất về dược liệu.

Trang 3

5 Tương tác, tác dụng không mong muốn 10

6 Một số bài thuốc, chế phẩm trên thị trường 10

7 Tài liệu nghiên cứu gần nhất về dược liệu trên 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lý do tại sao lại chọn cây thuốc Bạch chỉ.

Bạch chỉ có tên khoa học là Angelica dahurica Benth et Hook f Là một loài thực vật trongchi Angelica thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae), loại cây này có nguồn từ Trung Quốc và hiện

nay được trồng ở Việt Nam để dùng làm dược liệu trị bệnh Bạch chỉ được coi là những vị thuốc có tính ôn, vị cay Trong Đông y thường sử dụng rễ của loại cây này làm thuốc giảm đau, bạch đới, thông kinh nguyệt Trong Y học hiện đại rễ của Bạch chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn, Ở Việt Nam và trên thế giới cho tới thời điểm này đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Bạch chỉ Nhằm mục đích

góp phần làm rõ hơn về dược liệu Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth et Hook f), một số

nét tổng quan về dược liệu này với các nội dung sau:  Tổng quan về thực vật cây Bạch chỉ.

 Hóa học và tác dụng dược lý của cây Bạch chỉ.

 Một số chế phẩm và bài thuốc có chứa dược liệu Bạch chỉ  Phương pháp kiểm nghiệm dược liệu Bạch chỉ.

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1. Tổng quan về cây Bạch chỉ:

1.1 Danh pháp:

Tên khác: Hương Bạch chỉ, Phong hương [1].

Tên khoa học: Angelica dahurica (Fisch.ex Hoffm.) Bent et Hook f [1].

Loài: Angelica dahurica Benth et Hook f

1.2 Đặc điểm hình thái, phân bố, cách trồng và thu hoạch:Mô tả:

Bạch chỉ là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1 - 1,5 m Thân rỗng, đường kính có thể đến 2 - 3 cm, mặt ngoài màu tím hồng, phía dưới thân nhẵn, không có lông, nhưng phía trên, gần cụm hoa thì có lông ngắn Lá to, có cuống dài phát triển thành bẹ rộng ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 - 3 lần hình lông chim, thùy hình trứng hay trứng dài, dài 2 - 6 cm, rộng 1 - 3 cm, mép lá có răng cưa, lá phía trên nhỏ hơn, hai mặt lá không có lông, nhưng trên đường gân của mặt trên có lông tơ Cụm hoa hình tán kép mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có cuống chung dài 4 - 8 cm, cuống tán nhỏ 1 cm, hoa màu trắng có 5 cánh cong lên ở đầu, nhị 5, dài hơn cánh hoa Quả bế đôi dẹt, hình bầu dục hoặc hơi tròn, dài khoảng 6 mm, rộng 5 - 6 mm, có 4 cánh mỏng Rễ, thân, lá có tinh dầu, mùa hoa quả từ tháng 5 - 7 hằng năm [1].

Trang 8

Bộ phận dùng:

Rễ thu hoạch khi lá chuyển sang màu vàng, loại bỏ đất cát, rễ con rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp [1].

Phân bố:

Bạch chỉ được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam sau năm 1960 Lúc đầu, trồng ở Sa Pa, sau chuyển dần xuống Tam Đảo và ngoại thành Hà Nội (các trại cây thuốc của Viện Được Liệu) đều thấy cây sinh trưởng phát triển tốt Đến mùa những năm 1970, Bạch chỉ đã được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi trung du cũng như đồng bằng ở miền núi Năm 1978, 1979 cây còn được trồng thử ở Đà Lạt, Ngọc Linh (Kon Tum) có kết quả [1].

Bạch chỉ là cây ưa sáng và ưa ẩm Vốn có nguồn gốc ở vùng ôn đới, nên khi trồng ở Việt Nam đều phải bố trí thời vụ gieo trồng sao cho thời kỳ sinh trưởng mạnh của cây đúng vào lúc nhiệt độ chưa cao (đông - xuân) Bạch chỉ thường ra hoa vào mùa hè ngay trong năm đầu tiên Cây trồng ở Sa Pa có mùa hoa quả muộn hơn so với cây trồng ở vùng xung quanh Hà Nội Cá biệt có cây đến năm thứ hai mới có hoa Sau thời kỳ hoa quả, cây vàng úa và tự tàn lụi Qua thực tế trồng ở Việt Nam cho thấy Bạch chỉ là cây có khả năng thích nghi với biên độ sinh thái tương đối rộng và có thể triển khai trồng lớn ở nhiều nơi [1].

Cách trồng và thu hoạch:

Bạch chỉ thường được trồng từ hạt bằng cách gieo thẳng hoặc gieo hạt trong vườn ươm rồi đánh cây con đi trồng Làm đất nhỏ cày thành luống, hạt trước khi gieo ngâm 12 tiếng vớt ráo trộn với cát hoặc đất bôi để gieo, dùng rơm hay trấu phủ kín mặt luống tưới ẩm, chăm sóc cây cao tới 10 - 12 cm tiến hành tỉa dịch cây Thời vụ gieo hạt tốt nhất là vào tháng 9 -10 (đồng bằng), tháng 4 - 5 (miền nam) Thu hoạch vào mùa hạ, thu khi lá bắt đầu úa vàng Khi trời khô ráo, đào lấy rễ củ (tránh làm sây sát và gẫy) Rửa nhanh, cắt bỏ rễ con, phân loại riêng các rễ củ có kích thước như nhau Phơi nắng hay sấy ở 40 - 50 °C đến khô [1].

2. Thành phần hóa học của Bạch chỉ:

Rễ chứa tinh dầu, coumarin Các coumarin gồm: Oxypeucedanin, imperatorin, isoimperatorin (trong quả), phellopterin, byak-angelixin, izobyakangelicol hay

Trang 9

anhydrobyakangelixin có độ chảy 108 – 109 °C, angelicol, xanthotoxin, neobyakangelicol, marmesin có độ chảy 189,50 °C, năng suất quay cực αD+26°8D+26°8 (trong clorofoc), nodakenetin tả tuyền αD+26°8D - 22°4, scopoletin [1].

Các chất này có cấu trúc cơ bản Ngoài ra người ta còn chiết được chất alloizoimperatorin có độ chảy 228 - 230 °C (thăng hoa) và 5 metoxy-8-andehytpsoralen có độ chảy 215 - 217 °C, những chất đó vốn không có trong Bạch chỉ nhưng có thể xuất hiện trong quá trình chiết xuất từ những chất izoimpertorin hoặc chất neobyakangelicol mà sinh ra [1].

Trong xuyên Bạch chỉ ngoài chất bergapten, umbelliferon còn có anomalin (độ chảy 105 -106 °C).

Một tác giả khác đã lấy từ xuyên Bạch chỉ được chừng 0,43% một chất gọi là angelicotoxin, một chất nhựa màu vàng, vị đắng có tính chất kích thích, ngoài ra còn có 0,2% chất byakangelixin C17H18O7 0,2% chất byakangelicola C17H16O6 axit angelic C4H7COOH và tinh dầu [1].

Hình 3: Scopoletin.

Trang 10

Oxypeucedanin hidrate Imperatorin Isoimperatorin.

Phellopterin Byak-angelixin Hình 3: Một số coumarin trong Bạch chỉ

Trang 11

3 Phương pháp kiểm nghiệm:3.1 Vi học:

Bột rễ Bạch chỉ:

Bột có màu trắng mịn hay trắng ngà, mùi thơm hắc, vị đắng Soi kính hiển vi thấy mảnh bần màu vàng nâu, vách dày Mảnh mô mềm chứa nhiều hạt tinh bột, hạt tinh bột có hình trứng hay hình nhiều cạnh đứng riêng rẽ hay dính vào nhau Mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch điểm Khối màu vàng, vàng sậm [3].

Vi phẫu rễ cây Bạch chỉ:

Mặt cắt rễ tròn Từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm những tế bào hình chữ nhật xếp thành các vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm Mô mềm vỏ cấu tạo từ những tế bào thành mỏng, rải rác có các khuyết, các tế bào ở phía ngoài thường bị ép bẹp Libe tạo thành các bó sít nhau Trong libe rải rác có các ống tiết Tầng phát sinh libe - gỗ tạo thành vòng rất rõ Các mạch gỗ lớn tập trung thành các dãy hướng tâm trong mô mềm gỗ không hoá gỗ Tia tuỷ rộng gồm 5 - 10 dãy tế bào [2].

Hình 4: Vi phẫu rễ Bạch chỉ Hình 5: Một số đặc điểm bột Bạch chỉ.

Trang 12

Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol (TT), lắc đều, đun trên cách thủy 5 phút, lọc Cô dịch lọc trên cách thủy còn khoảng 10 ml (dd A) Lấy 1 ml dd A cho vào một ống nghiệm, thêm 1 ml dd natri carbonat 10% (TT) hay dd natri hydroxyd 10% (TT) và 3 ml nước cất đun trong cách thuỷ 3 phút, để thật nguội, cho từ từ từng giọt thuốc thử Diazo (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ cam [4].

Cơ chế: Phản ứng cộng hợp vào H- 6 ( para đối với OH-1, ortho đối với OH- 7).

b Phản ứng phát huỳnh quang:

Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 3 ml nước, lắc đều trong 3 phút, lọc nhỏ 2 giọt dịch lọc vào 1 tờ giấy lọc, để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm thấy có huỳnh quang màu xanh da trời [3].

Cơ chế:

c Phản ứng màu:

Trang 13

Chiết bột dược liệu bằng ether trong ống nghiệm Lấy dịch ether, thêm 2 - 3 giọt dd hydroxylamin hydroclorid 7% trong methanol và 2 - 3 giọt dd kali hydroxyd 20% trong methanol Lắc kỹ, đun nhẹ trên cách thuỷ, để nguội, điều chỉnh pH 3 - 4 bằng acid hydrocloric loãng, sau đó thêm 1 - 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol, thấy xuất hiện màu đỏ tím [6].

d Phương pháp sắc ký lớp mỏng:

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Bột dược liệu, chiết bằng ethanol trên cách thuỷ, lọc, cô dịch lọc

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Bạch chỉ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần dung dịch thử [3]

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng các dung dịch trên Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 245/365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng số vết phát huỳnh quang màu xanh da trời và cùng giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu [3].

 Scopoletin: xanh da trời sáng.

 Coumarin khác: xanh lơ, xanh lục.

4 Tác dụng dược lý, công dụng, cách dùng của dược liệu:4.1 Tác dụng dược lý:

Tác dụng kháng khuẩn: Bằng phương pháp khuếch tán thuốc trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn, Ngoài ra Bạch chỉ còn có tác dụng kháng virus [1].

Tác dụng giảm đau, hạ sốt: Nước sắc Bạch chỉ có tác dụng hạ sốt rõ rệt khi áp dụng trên thỏ đã được gây sốt bằng pepton, giảm số lần quặn đau trên mô hình gây quặn đau [1].

Tác dụng chống viêm: Coumarin toàn phần chiết từ Bạch chỉ có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm do albumin hoặc formaldehyd gây nên [1].

Tác dụng giải co thắt cơ trơn: Coumarin toàn phần đối kháng với tác dụng kích thích ruột non thỏ cô lập của acetycholine, đối với co bóp của tử cung thỏ tại chỗ coumarin

Trang 14

toàn phần có tác dụng ức chế, đồng thời đối kháng với tác dụng kích thích tử cung của chế phẩm thùy sau tuyến yên [1].

Tác dụng kích thích trung khu thần kinh: Chất angelicotoxin chiết từ Bạch chỉ dùng liều nhỏ có tác dụng kích thích các trung khu vận mạch, hô hấp, thần kinh phế vị, tủy sống gây huyết áp tăng cao, nhịp tim chậm, hô hấp sâu thậm chí có thể gây nôn mửa, chảy nước miếng Nếu dùng liều cao có thể gây có giật và liệt toàn thân [1].

Tác dụng đối với hệ tim mạch: Coumarin toàn phần dùng bằng đường uống làm chậm nhịp tim thỏ, còn điện tim đồ không đổi Hoạt chất isoimpratorin làm hạ huyết áp mèo, ức chế sự co bóp của tim ếch cô lập, còn chất byakagelicin có tác dụng chống

 Trị cảm cúm, đau mắt, đau đầu [1].

 Kháng khuẩn, kháng viêm: Đối với bệnh nhân sởi, thủy đậu, ho nhiều trong các trường hợp viêm phế quản, các nốt thủy đậu [1] Liều dùng:

- Từ 5 - 10 ngày, sắc nước uống hoặc dùng viên, bột, hoàn.

- Dùng ngoài lượng vừa đủ, nghiền thành bột đắp tại chỗ hoặc dùng nước sắc để rửa.

5 Tương tác, tác dụng không mong muốn:

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Bạch chỉ có thể không an toàn khi dùng bằng đường uống trong thời kỳ mang thai vì Bạch chỉ gây ra các cơn co thắt tử cung và điều này có thể đe dọa đến thai kỳ [7].

Rễ cây Bạch chỉ có thể tương tác với Warfarin – một loại thuốc chống đông máu Việc

sử dụng chúng cùng lúc có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc [7].

Bạch chỉ có thể chứa các hợp chất estrogen Điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ của oestrogen hoặc có thể chống lại tác dụng của oestrogen (ví dụ tamoxifen) [7].

Trang 15

6 Một số bài thuốc, chế phẩm trên thị trường:Một số bài thuốc:

Chữa cảm cúm , sốt gai rét, nhức đầu ê ẩm, thân thể đau mỏi: Bạch chỉ, xuyên khung : mỗi thứ một lượng bằng nhau Tán thành bột, uống mỗi lần 2 - 3 g ngày uống 3 - 4 lần với nước nóng hoặc rượu cho ra mồ hôi [1].

Chữa bệnh đau nửa đầu: Bạch chỉ, tế tân, thạch cao, nhũ tương: tán thành bột mịn, thổi vào mũi, nếu đau đầu bên trái thì thổi vào mũi bên phải và ngược lại [1].

Chữa mụn nhọt mưng mủ: Bạch chỉ, dương quy, tạo giác Mỗi thứ 7 g, sắc nước uống [1].

Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu: Bạch chỉ, triết bối mẫu, mỗi thứ 6 g, dương quy 9 g, nhũ hương chế 4,5 g Sắc nước uống [1].

Chữa đau kinh: Hương Bạch chỉ, hương phụ chế, quảng mộc hương, cửu hương trùng, mỗi thứ 10 g Trước khi có kinh nguyệt 2 - 3 ngày bắt đầu uống, mỗi ngày một thang, uống liên tiếp 4 thang [1].

Chữa đau răng, sâu răng: Bột Bạch chỉ thấm bông, xỉa vào chân răng bị đau [1]

Chữa hôi miệng: Bạch chỉ 30 g, xuyên khung 30 g Tán thành bột mịn, viên bằng hạt ngô Mỗi ngày ngậm 2-3 viên [1].

Chữa bỏng: Bạch chỉ, Tử thảo, Nhẫn đông đằng mỗi thứ 30 g, Bạch lạp 21 g, Băng phiến 1,5 g, Dầu vừng 500 g Dầu vừng đun nóng 130 °C, bỏ Bạch chỉ, Tử thảo, Nhẫn đông đằng vào đun tới 150 °C, Bạch chỉ biến thành màu vàng cháy, lọc lấy dầu, thêm Bạch lạp để nguội, thêm tiếp băng phiến Lấy vải gạc sạch đã tiệt trùng thấm dầu băng vào vết bỏng hoặc lấy bông bôi dầu lên vết bỏng [1].

Trang 16

Một số chế phẩm:

Hình 6 Viên cảm Bạch chỉ Hình 7 Bạch địa căn.

Hình 8 Khang Bảo Bì Hình 9 Cảm Xuyên Hương.

7 Tài liệu nghiên cứu gần nhất về dược liệu trên:

7.1 Ảnh hưởng của chế phẩm nấm VH1 đến sinh trưởng, năng suất và hàm

lượng chất imperatorin của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth et Hook f.)

Cây Bạch chỉ có tên khoa học là Angelica dahurica Benth et Hook f, thuộc họ Hoatán Apiaceae, trong danh mục cây thuốc thiết yếu của Y học cổ truyền Việt Nam Bộ

phận được sử dụng để làm thuốc của Bạch chỉ là rễ cây Hoạt tính của imperatorin trong rễ liên quan trực tiếp đến tác dụng dược lý của Bạch chỉ, nên hàm lượng của hoạt

chất trên cũng được coi là thước đo chất lượng của cây Bạch chỉ Angelice dahurica và

vị thuốc Bạch chỉ [5].

Trang 17

Nấm rễ (mycorrhiza) là một hình thức cộng sinh giữa thực vật và nấm, có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng, tăng khả năng chịu hạn, chịu mặn, chống chịu sâu bệnh hại trong đất Đặc biệt, mặc dù các chế phẩm vi sinh từ nấm rễ đã được sử dụng trên nhiều đối tượng cây trồng nhưng chủ yếu mới chỉ tập trung trên các đối tượng cây nông nghiệp và cây ăn quả chứ chưa thử nghiệm và nghiên cứu nhiều trên các cây thuốc Chính vì vậy, đã phát triển chế phẩm nấm VH1 với thành phần chủ yếu từ các chủng nấm rễ, và trong nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng của chế phẩm tới sinh trưởng, năng suất

và hàm lượng chất chính (imperatorin) của cây Bạch chỉ Angelica dahurica tại Việt

Nam [5].

Phương pháp nghiên cứu:

Bố trí thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm với 2 công thức canh tác (không bón chế phẩm VH1, bón chế phẩm VH1) [5].

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, số lá/cây) và năng suất (chiều dài rễ củ, đường kính rễ củ, khối lượng rễ củ/cây, tỷ lệ rễ củ tươi/khô) Các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel và IRRISTAT 4.0 [5].

Phân tích hàm lượng chất imperatorin trong các mẫu cây Bạch chỉ: Lượng imperatorin trong mẫu cây Bạch chỉ được xác định bằng phương pháp HPLC-DAD [5].

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của chế phẩm nấm VH1 tới sinh trưởng, năng

suất và hàm lượng chất chính của cây Bạch chỉ Angelica dahurica tại Việt Nam, cụ thể

như sau:

Chế phẩm VH1 không có ảnh hưởng đáng kể tới chiều cao cây, số lượng lá trung bình trên cây, chiều dài và kích thước rễ của cây Bạch chỉ [5].

Chế phẩm VH1 ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất của cây Bạch chỉ: năng suất thực thu ở công thức được bón chế phẩm cao hơn so với đối chứng là 1,17 tấn/ha (tăng gấp 1,3 lần) [5].

Chế phẩm VH1 làm tăng hàm lượng imperatorin trong củ Bạch chỉ, với hàm lượng tăng 2,5% (cao gấp 3 lần so với mẫu không sử dụng chế phẩm) [5].

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w