1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam potx

18 528 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 295,5 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 Tiểu luận Những nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 LỜI NÓI ĐẦU ************* Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là cơ hội và cũng là thách thức cho Việt Nam trên bước đường hội nhập. Để tận dụng tốt cơ hội của mình Việt Nam cần một lượng vốn lớn để phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là nội lực Việt Nam chưa đủ mạnh để có thể tự mình huy động được một lượng vốn lớn như vậy, do đó, đầutrực tiếp nước ngoài (FDI) là một giải pháp hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam. Thật không có gì khó hiểu khi Việt Nam đã và đang tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa vốn đầutrực tiếp nước ngoài. Và trong thời gian qua, đầutrực tiếp nước ngoài đã thể hiện rõ vai trò tích cực của mình đối với nền kinh tế Việt Nam, số lượng vốn đăng ký cũng như thực hiện đã liên tục tăng qua các năm. Điều đó đã chứng tỏ rằng những nỗ lực của Việt Nam đã có kết quả nhất định. Vậy nhân tố nào đã tác động mạnh nhất đến vốn FDI vào Việt Nam? Làm thế nào để Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn nữa vốn đầutrực tiếp từ nước ngoài? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “ Những nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầutrực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 1. ĐỐI TƯỢNG , MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1.1. Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến lượng vốn FDI vào Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2006. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến FDI, từ đó đưa ra đề xuất nhằm tăng khả năng thu hút FDI vào Việt Nam. 1.3. Phương pháp nghiên cứu: xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính trên Eview bằng công cụ kinh tế lượng. 1.4. cách thức thu thập số liệu: các số liệu trong bài là dữ liệu thứ cấp do nhóm thu thập trên các trang web, sách và báo chí 2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TỔNG QUÁT Mô hình tổng quát dự kiến như sau: VFDI = β 1 + β 2 *TDTDS + β 3 *LP + β 9 *HDI + β 5 *GDP + β 6 *DOMO+ e i Trong đó: Biến phụ thuộc: VFDI (tổng vốn FDI thực hiện)(triệu USD). Biến độc lập: LP : Lạm phát(‰). GDP: Tổng sản phẩm quốc nội(tỷ VND). HDI: Chỉ số phát triển con người DOMO: Độ mở của nền kinh tế(%) TDTDS: Tốc độ tăng dân số.(%) Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 3. CÁC KHÁI NIỆM: 3.1. FDI: Đầutrực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF), ĐầuTrực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) Là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầutrực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầutrực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. 3.2. Tốc độ tăng dân số(TDTDS): Là chỉ số phần trăm giữa dân số tăng hoặc giảm trong 1 năm do tăng tự nhiên và di cư thuần tuý so với dân số bình quân trong năm. Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 3.3. Lạm phát(LP) Là sự gia tăng của mức giá chung từ thời kỳ này sang thời kỳ khác . Công thức tính: П= [(CPI t -CPI t-1 )/CPI t-1 ]*100 Trong đó: П: tỷ lệ lạm phát CPI t : chỉ số giá tiêu dùng của thời kỳ hiện hành CPI t-1 chỉ số giá tiêu dùng của thời kỳ trước. 3.4. HDI Chỉ số HDI- Human Development Index (chỉ số phát triển nhân lực được LHQ dùng làm tiêu chí đánh giá sự tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia, phản ánh một cách tổng hợp về những thành tựu cơ bản nhất về con người, bao gồm tuổi thọ, trí thức và mức sống. HDI phụ thuộc vào 3 biểu số cơ bản:  Chỉ số tuổi thọ quốc gia = (Tuổi thọ bình quân (năm) của quốc gia tính chỉ số trừ cho tuổi thọ tối thiểu (của thế giới)) chia (Tuổi thọ tối đa theo quy định chung của thế giới) trừ tuổi thọ tối thiểu. Chỉ số tuổi thọ trung bình = Tuổi thọ trung bình - 25 85 - 25  Chỉ số giáo dục theo công thức: chỉ số giáo dục = Tỷ lệ biết chữ của người lớn * 2 + tỷ lệ người đi học/3.  Chỉ số tổng sản phẩm: chỉ số GDP/người của một quốc gia = (Log (GDP/người) của quốc gia tính - Log(GDP tối thiểu) quy định chung)/(Log(GDP tối đa) - Log (GDP tối thiểu). Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 Như vậy, chỉ số phát triển của con người: HDI = (chỉ số tuổi thọ bình quân + chỉ số giáo dục + chỉ số GDP)/3. 3.5. GDP Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản lượng quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Cách tính GDP: GDP=C+I+G+X-M Trong đó:  Tiêu dùng (C) là lượng tiền dùng để mua hàng hoá tiêu dùng: quần áo, lương thực, du lịch  Đầu tư (I) là việc các nhà sản xuất kinh doanh mua sắm các tư liệu lao động mới.  Chi tiêu của chính phủ (G) là những khoản chi mua hàng hoá, dịch vụ cho hoạt động của chính phủ và xây dựng cơ sở hạ tầng và trợ cấp xã hội.  Xuất khẩu (X) là lượng hàng hoá dịch vụ từ trong nước bán ra nước ngoài.  Nhập khẩu (M) là lượng hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài mua vào trong nước. 3.6. Độ mở của nền kinh tế(DOMO) Công thức: Độ mở = M/X Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 Dự kiến dấu: Dựa vào các lý thuyết kinh tế ta kì vọng dấu của các biến như sau: T DTDS L P H DI G DP GCI D OMO + - + + - + • Β 2 mang dấu (+): Tốc độ tăng dân số tác động cùng chiều đến việc thu hút vốn FDI. Dân số tăng sẽ giúp tăng lực lượng lao động đồng thời có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn do đó sẽ thu hút nhiều vốn FDI. • β 3 mang dấu (-): Tỉ lệ lạm phát tác động nghịch chiều đến thu hút vốn FDI, tỷ lệ lạm phát tăng làm FDI giảm và ngược lại. Tỷ lệ lạm phát cao chứng tỏ nền kinh tế bất ổn, đồng tiền mất giá, do đó sẽ làm mất lòng tin của các nhà đầunước ngoài đối với nền kinh tế. • Β 4 mang dấu (+): Chỉ số phát triển con người của quốc gia tác động cùng chiều đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Chỉ số phát triển con người tăng chứng tỏ mức sống của con người tăng, tuổi thọ, trình độ học vấn đều tăng, giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn về môi trường đầu tư của Việt Nam. • Β 5 mang dấu (+): Tổng sản phẩm quốc nội tác động cùng chiều đến việc thu hút vốn FDI. GDP tăng cho thấy đất nước đang trên đà phát triển, do đó sẽ thu hút nhiều vốn FDI. • β 6 mang dấu (+): Độ mở của nền kinh tế càng lớn thì càng thu hút nghiều vốn FDI và ngược lại. Độ mở tăng cho thấy nhu cầu nhập khẩu đang tăng hơn so với xuất khẩu, do đó sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư FDI hơn. 4. THỐNG KÊ MÔ TẢ Dựa vào bảng kết quả trị thống kê mô tả (bảng 1), ta có nhận xét sau: Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 Trung bình 1 năm, vốn đăng ký FDI là 3606.118 triệu USD, vốn FDI đăng kí nhiều nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 10200.00 triệu USD, ít nhất là 839.0000 triệu USD. Tốc độ tăng dân số trung bình là 139.2353%. Tỉ lệ lạm phát trung bình là 135.7547‰ Chỉ số HDI trung bình là 0.664765 Chỉ số cạnh tranh trung bình là 0.442353. Độ mở trung bình là 120.7165 5. ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH Kết quả hồi quy: Dựa vào bảng kết quả hồi quy (bảng 4), ta có phương trình hồi quy như sau: VFDI = -13.79428517*TDTDS + 0.2156292564*LP - 71816.09865*HDI + 0.015191163*GDP + 96.7281314*DOMO + 35553.11614 Với R 2 =0.740654 P(F)= 0.005430 6. KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC (với độ tin cậy 5%) 6.1. ĐA CỘNG TUYẾN Dựa vào bảng 3 – ma trận tương quan, ta có: r (GDP/HDI) = 0.923545 >0.9 Nên mô hình hồi quy có đa cộng tuyến Kiểm định bằng mô hình hồi quy phụ: Hồi quy GDP theo LP, DOMO, TDTDS, HDI, ta được phương trình hồi quy như sau: GDP = 822.1306099*DOMO + 5976218.486*HDI + 8.103009736*LP + 68.43627636*TDTDS - 3687126.207 Với R-squared, R 2 =0.855435; F-statistic=17.75190 >Fα(0.05,6,11) bác bỏ giả thiết H 0 : không có đa cộng tuyến mô hình hồi quy có đa cộng tuyến. Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 Khắc phục đa cộng tuyến: Hồi quy VFDI theo LP, DOMO, TDTDS, GDP (bỏ HDI), ta có phương trình hồi quy: VFDI = -14.51439333*TDTDS + 2.429637219*LP + 0.005946686957*GDP +123.0664374*DOMO - 11911.04358 ; với R 1 2 = 0.574655 Hồi quy VFDI theo LP, DOMO, TDTDS, HDI (bỏ GDP), ta có phương trình hồi quy: VFDI = -12.75465854*TDTDS + 0.3387233981*LP + 18969.61048*HDI + 109.2172515*DOMO - 20458.61906 ; với R 2 2 = 0.395820 Ta thấy R 1 2 > R 2 2 nên ta bỏ biến HDI Phương trình hồi quy sau khi khắc phục đa cộng tuyến VFDI= -14.51439333*TDTDS + 2.429637219*LP + 0.005946686957*GDP +123.0664374*DOMO - 11911.04358 ; với R 1 2 = 0.574655 VFDI Xét ma trận tương quan của mô hình này ta thấy không còn hiện tượng đa cộng tuyến. 6.2. PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI: Sử dụng kiểm định White với giả thiết H 0 : phương sai của sai số không thay đổi. Từ kết quả kiểm định White( no cross term)- bảng 8, ta thấy n*R 2 = 10.02986 với xác suất là 0.262936 >0.05 nên ta chấp nhận H 0 , tức là phương sai của sai số trong mô hình này không đổi. 6.3. TỰ TƯƠNG QUAN: Dựa vào bảng kết quả hồi quy bảng 4, theo Durbin-Watson ta có d= 1.348367. Do 1<d<3 nên mô hình không có tự tương quan. 6.4. PHÂN PHỐI CHUẨN: Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 Dùng kiểm định χ 2 (kiểm định Jarque-Bera), với giả thiết H 0 : u i có phân phối chuẩn, ta có JB= 0.623988<5.99  chấp nhận giả thiết H 0 , tức là mô hình có phân phối chuẩn. Phương trình hồi quy sau khi khắc phục: VFDI = -14.51439333*TDTDS + 2.429637219*LP + 0.005946686957*GDP + 123.0664374*DOMO - 11911.04358 MÔ HÌNH NHẬN ĐƯỢC VÀ DIỄN DỊCH KẾT QUẢ Mô hình nhận được: VFDI = -14.51439333*TDTDS + 2.429637219*LP + 0.005946686957*GDP+ 123.0664374*DOMO - 11911.04358. t-statistic: -1.558368 0.778912 2.541969 3.430550 p-value: 0.1451 0.4511 0.0258 0.0050 Theo kết quả hồi quy, với mức ý nghĩa 5% thì: • R 2 =0.574655 : Mức độ phù hợp của mô hình là 57.4655%, mô hình giải thích được 57.4655% so với thực tế. • Các biến TDTDS, LP không có ý nghĩa thống kê (do có /t/<t α =2.228)(bảng phụ lục 6). Như vậy, các biến tốc độ tăng dân số, lạm phát. • Với mức ý nghĩa 5% thì các biến GDP, DOMO có ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI cho Việt Nam.  β 4 = + 0.005946686957: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì nếu tổng sản phẩm quốc nội tăng 1 tỷ VND thì FDI tăng 0.0059466 triệu USD. [...]... yếu tố khác không đổi , nếu độ mở tăng lên 1 đơn vị thì vốn FDI thu hút được sẽ tăng lên 123.0664374 triệu USD 7 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: Từ kết quả hồi quy cuối cùng cho thấy: Độ mở của nền kinh tế là nhân tố tác động mạnh đến đến việc thu hút vốn FDI, bên cạnh đó GDP cũng có ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam Các đề xuất: Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) và độ mở của nền kinh tế có tác động. .. của nền kinh tế có tác động thu n chiều đến việc thu hút ngồn vốn đầutrực tiếp nước ngoài đến Việt Nam Do đó, để thu hút vốn FDI cho nền kinh tế thì cần thúc đẩy GDP tăng trưởng đồng thời tăng độ mở cho nền kinh tế 8 CÁC HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm 3 mắc phải một số khó khăn và hạn chế sau Khi mới bắt đầu làm việc nhóm:  Các thành viên... phối hợp chưa ăn ý  Khó khăn trong việc chọn đề tài và các biến liên quan.(vì FDI là một biến số vĩ mô, chịu tác động của nhiều nhân tố, và cũng có tác động trở lại một vài nhân tố) Trong quá trình thu thập dữ liệu:  Không thể thu thập được một mẫu lớn hơn, do đó chưa thể phản ánh được vấn đề một cách chính xác Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng  Nhóm 3 Do Việt Nam chỉ mới được xếp hạng khả năng cạnh... chưa phản ánh đúng tác động của nhân tố này đến việc thu hút vốn FDI  Các dữ liệu được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau nên mất thời gian trong việc tìm kiếm Bên cạnh đó nhóm cũng gặp một số khó khăn như: trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, máy một số thành viên bị nhiễm virus nặng, làm gián đoạn việc tổng hợp tài liệu; các thành viên ở xa nhau, lại có thời gian tự học khác nhau nên việc họp nhóm gặp... nặng, làm gián đoạn việc tổng hợp tài liệu; các thành viên ở xa nhau, lại có thời gian tự học khác nhau nên việc họp nhóm gặp rất nhiều khó khăn HƯỚNG MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU: Tìm thêm các biến khác tác động đến thu hút vốn FDI và nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn để có mô hình phù hợp hơn Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 PHỤ LỤC BẢNG 1: BẢNG DỮ LIỆU VFDI (Triệu USD) TDTDS (%) GDP (tỷ đồng) DOMO . luận Những nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Đề tài nghiên cứu Kinh tế lượng Nhóm 3 LỜI NÓI ĐẦU ************* Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã. quốc nội(GDP) và độ mở của nền kinh tế có tác động thu n chiều đến việc thu hút ngồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Việt Nam. Do đó, để thu hút vốn FDI cho nền kinh tế thì cần thúc đẩy. thấy: Độ mở của nền kinh tế là nhân tố tác động mạnh đến đến việc thu hút vốn FDI, bên cạnh đó GDP cũng có ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Các đề xuất: Tổng sản phẩm

Ngày đăng: 27/06/2014, 05:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w