KếtquảchọnlọclaitạotrâuđịaphươngvớitrâuMurrahtạotrâulaiF1KẾTQUẢCHỌNLỌCLAITẠOTRÂUĐỊAPHƯƠNGVỚITRÂUMURRAHTẠOTRÂULAIF1 Nguyễn Hữu Trà 1 , Mai Văn Sánh 2 , Vũ Văn Tý 1 , Đặng Đình Hanh 1 , Nguyễn Đức Chuyên 1 1 Trung tâm N/C phát triển chăn nuôi miền núi; 2 Bộ môn N/C trâu ABSTRACT A study was conducted on Murrah and local buffalo at the Mountainous Livestock Research and Development Centre and at households in Thai Nguyen province. The results revealed that Murrah buffalo raised in households grew well from 12-14 months of age. It was also shown that the conception rate of natural mating was higher than that of artificial mating using pellet semen (70.5 versus 33.52%). The F1 (Murrah bull x local cow) had a moderate ADG when raised under mountainous conditions. Accumulate weigh gain of buffalo calves from new born to 3 months of age was 46.03 and 44.29 kg for male and female, respectively. Accumulate weigh gain of buffalo calves from 7-12 months of age was 72.92 and 63.63kg, respectively. Keywords: selecting, crossing, local buffalo, Murrah buffalo ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta hiện nay có 2,83 triệu con trâu (TCTK - 2003), đàn trâu được phân bố ở các tỉnh trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc. Đàn trâuđịaphương trong vài chục năm qua không được quản lý và chú trọng đến công tác giống. Hiện đang có chiều hướng giảm về khối lượng. Trâu cái có khối lượng 312kg, trâu đực khối lượng 326 kg (Điều tra tại Thái nguyên,Mai văn Sánh và cs,1995). Năm 1970-1978 chúng ta nhập trâuMurrah từ Trung Quốc và Ấn Độ, được nuôi tại Vĩnh Phúc, Sông Bé, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, trâu đực khối lượng 570kg, trâu cái khối lượng 470kg (Nguyễn Văn Thạc và cs (1984). Đề nâng cao tầm vóc của đàn trâu Việt Nam chúng ta cần tiến hành một số biện pháp đó là: chọnlọc đàn trâuđịaphương và cho laitạovớitrâu Murrah, tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một số biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đàn trâu Việt Nam. Trong khuôn khổ được hỗ trợ của đề tài trọng điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu chọnlọclaitạotrâuđịaphươngvớitrâu Murrah, tạotrâulaiF1 (Đực Murrah x cái Nội) nhằm nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất của đàn trâu Việt Nam. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Nuôi trâu đực Murrah huấn luyện để phối giống trực tiếpvới trâu cái nội - Phối giống cho trâu cái nội bằng thụ tinh nhân tạoPhương pháp nghiên cứu Huấn luyện trâu đực Murrah nhẩy trực tiếp trâu cái nội Trâu đực Murrah nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền núi đến 12 tháng tuổi chuyển đến nuôi ghép đàn vớitrâu cái nội trong hộ nông dân. Theo dõi khả năng sinh trưởng, thích nghi của trâu Murrah. Đến 36 tháng tuổi tăng cường cho trâu đực tiếp xúc vớitrâu cái nội động dục. Theo dõi thời điểm trâu đực phối giống trâu cái nội. Tác giả chính: Nguyễn Hữu Trà, ĐT: (0280) 862 378 / 0989662584; Fax 0280) 861 166; Ngày nhận bài: ; Ngày được chấp nhận: Thụ tinh nhân tạo cho trâu nội Chọntrâu cái nội: Trâu cái đã sinh sản 1 lứa, không viêm nhiễm đường sinh dục, có khối lượng > 300kg Sản xuất tinh: Trâu đực Murrah chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền núi. Khai thác tinh 2 lần / tuần. Sản xuất tinh đông lạnh: sử dụng môi trường pha loãng tinh dịch trâu theo công thức Bảng 1. Môi trường pha loãng tinh dịch trâuMurrah Môi trường lactoza Dung dịch đường lactoza 11% 73,55 % Lòng đỏ trứng gà 20,0% Glycerin 6,5% Penicillin 500UI/ml Streptomycin 50mcg/ml Tinh đông lạnh sản xuất theo quy trình của Viện chăn nuôi ( năm 2000) đã được bảo quản trong nitơ lỏng Tổ chức phối giống: + Phối trực tiếp: Cho trâu đực phối trong thời gian trâu cái chịu đực. + Dẫn tinh: Tinh được giải đông trong dung dịch NaCl 0,9%. Dẫn tinh cho trâu động dục 2 lần cách nhau 8 - 10 giờ Kiểm tra thai: Bằng biện pháp kiểm tra qua trực tràng ở giai đoạn 90 ngày. Theo dõi nghé lai sinh ra: Cân khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử. Đo một số chiều đo bằng thước dây và thước gậy. KẾTQUẢ VÀ THẢO LUẬN Kếtquả ghép đàn và huấn luyện trâu đực Murrah nhẩy trực tiếp trâu cái nội Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của trâuMurrah trong nông hộ Bảng 2. Sinh trưởng của trâu đực Murah nuôi trong nông hộ n (con) P (kg) CV (cm) DTC (cm) VN (cm) Tháng tuổi Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE 12 3 220,26 ± 17,12 106 ± 10,18 106 ± ,56 135 9± .80 24 3 328,64 ± 22,12 118 ± 9 ,58 122 ± 6,14 158± 10,56 36 3 440,61 ± 20,15 135 ± 8 ,34 146 ±5 ,22 200± 14,44 P: Khối lượng; CV: cao vây; DTC: dài thân chéo; VN: vòng ngực Nhận xét bảng 2: khối lượng trâu ở giai đoạn 36 tháng tuổi đạt 440,61kg, ỏ trâu đực nuôi tại trung tâm giai đoạn 36 tháng đạt 451 kg, TrâuMurrah nuôi trong hộ nông dân có kích thước một số chiều đo được tăng trưởng ở các giai đoạn phù hợp với quy luật, so với đàn trâu đực nuôi tại trung tâm có chiều do CV, DTC, VN ở giai đoạn 36 tháng tương ứng là: 132 cm, 141 cm, và 200 cm. Theo Mai Văn Sánh (1996) trâuMurrah nuôi tại Sông Bé giai đoạn trưởng thành có chiều đo tương ứng là: 135 cm, 148 cm và 205 cm. Kếtquả trên cho thấy trâuMurrah nuôi trong nông hộ sinh trưởng bình thường. Đàn trâu thích nghi vớiphương thức chăn thả của nông dân miền núi. Khả năng ghép đàn và phối giống của trâu đực Murrahvớitrâu cái nội Bảng 3. Ghép đàn trâu đực Murrahvớitrâu cái nội Lô Tháng tuổi ghép đàn Số trâu đực ghép đàn Số trâu nhẩy trực tiếp Tháng tuổi phối giống Tỷ lệ (%) 12 1 - - - Ghép đôi 1Đ+1C 24 2 2 36 và 38 100 Nhận xét bảng 3: Trung tâm nghiên cứu và PT chăn nuôi Miền Núi tiến hành ghép đàn 2 nghé đực murah ghép đàn ở độ tuổi 24 tháng. đã có 2/ 2 nghé phối giống trực tiếp trâu cái nội Trâu đực Murrah ghép đàn vớitrâu cái nội ở giai đoạn 24 tháng tuổi đã phối giống trực tiếp ở giai đoạn 36 và 38 tháng (trung bình 37 tháng). Bước đầu ghép đàn và huấn lưyện trâu Murah và tập luyện cho kếtquả tốt. 1 nghé ghép đàn vớitrâu nội ở 12 tháng tuổi đến giai đoạn 35 tháng chưa phối giống tiếp tục tập luyện và theo dõi. Một số chỉ tiêu sịnh học của tinh dịch trâuMurrah sử dụng sản xuất tinh đông viên và TTNT Một số chỉ tiêu sịnh học của tinh dịch trâuMurrah được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Một số chỉ tiêu sịnh học của tinh dịch trâuMurrah Đực giống số n (lượt) V (ml) A (%) C (tỷ/ml) R (1000) PH Kỳ hình (%) V.A. C (Tỷ) 2775 10 2,35 ±0,20 73,24 ±6,54 0,81 ±0,08 20,39 ±5,16 6,66 ±0,77 14,40 ±1,12 1,38 ±0,06 Kếtquả bảng 4 cho nhận xét tinh trâuMurrah nuôi tại trung tâm có chất lượng tinh V = 3,25ml, A = 73,24%, C = 0,80 tỷ TT/ ml. Theo kếtquả nghiên cứu trâuMurrah nuôi tại trung tâm NC trâu và đồng cỏ Sông Bé cho kết quả: V= 3,0- 5,0ml; A=60-75% (Sharma, Đỗ Kim Tuyên , 1990 ), Vớikếtquả trên cho thấy trâuMurrah nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, có chất lượng tinh dịch tương đương trâuMurrah được nuôi tại Sông Bé. Các chỉ tiêu sinh học của tinh dịch trâu đực giống cho phép sản xuất tinh đông viên. Sản xuất tinh đông viên Bảng 5. Chất lượng tinh đông viên được sản xuất tại trung tâm Chỉ tiêu Kếtquả Màu viên tinh Vàng Thể tích 1 viên tinh 0,1ml Tổng số tinh trùng trong một viên tinh ≥40 triệu Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng ≥30% Tổng số tinh trùng tiến thẳng ≥12 triệu Kếtquả phối giống trực tiếp và thụ tinh nhân tạo bằng tinh viên Bảng 6. Kếtquả phối giống cho trâu cái nội tại các điểm Địa điểm Phươn g pháp Diễn giải Mê Linh (Vĩnh Phúc) Sóc Sơn (Hà Nội) Từ Sơn (Bắc Ninh) Phổ Y ên (Thái Nguyên) TX Sông Công (Thái Nguyên) Tổng số Phối giống trực tiếp Số con được phối Số con có chửa Tỷ lệ có chửa (%) Số nghé đã sinh ra (con) 17 12 70,50 3 17 12 70,50 3 TTNT Số con được phối Số con thụ thai Tỷ lệ thụ thai (%) Số nghé đã sinh Số liều tinh phối/ 1 lần thụ tinh 61 21 34,42 8 2,90 52 16 30,76 8 3,25 46 15 32,60 9 3,06 6 3 50,00 4 2,00 8 3 37,50 6 2,66 173 58 33,52 35 2,98 Nhận xét bảng 6: trâu đực phối giống trực tiếp vớitrâu cái nội có tỷ lệ thụ thai cao, đạt 70,50%, kếtquả này cho thấy trâu đực Murrah nuôi trong nông hộ cho khả năng phối giống tốt. Thụ tinh nhân tạo cho trâu cái nội có tỷ lệ thụ thai đạt 33,52%, tỷ lệ phối giống này còn thấp (kết quả của trung tâm NC trâu và đồng cỏ Sông Bé phối tinh cọng rạ là 42,80%). Chúng tôi cho rằng tổ chức dẫn tinh nhân tạo cho trâu còn bị chi phối bởi việc xác định thời điểm phối thích hợp và trình độ kỹ thuật viên phần nào có ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn nghé lai Khối lượng của nghé lai Bảng 7. Khối lượng của nghé qua các giai đoạn tuổi Đực (kg) Cái (Kg) Tháng tuổi n Mean ± SE n Mean ± SE Sơ sinh 25 29,01 ± 0,68 13 27,80 ± 0,75 3 22 75,04 ± 2,54 13 72,091 ± 2,31 6 15 113,80 ± 2,68 10 114,60 ± 2,73 12 12 186,72 ± 4,87 10 178,23 ± 4,62 Khối lượng nghé sinh ở giai đoạn sơ sinh nghé đực và cái đạt 27,80 - 29,01kg và đến 12 tháng tuổi khối lượng nghé đạt 186,72 - 178,23kg, tăng trọng của nghé phù hợp với quy luật. Khối lượng này so vớikếtquả công bố của Mai Văn Sánh (1996): Pss con đực: 28,64kg; con cái là: 27,61kg. đến 12 tháng đực đạt khối lương: 187,63kg; con cái đạt:173,87kg . Khối lượng nghé lai sơ sinh có chênh lệch với số liệu theo dõi của tác giả tại Miền Nam nhưng khối lượng sơ sinh này còn phụ thuộc khối lượng của trâu mẹ, đến giai đoạn 12 tháng khối lượng theo dõi tương đương vớikếtquả theo dõi tại Sông Bé. Tăng trọng của nghé lai Bảng 8. Tăng trọng tuyệt đối g/ ngày của nghé laiF1 Tháng tuổỉ Đực Cái SS -3 th 511,44 492,11 4 th - 6 th 430,66 472,33 7 th - 12 th 405,11 353,50 Tăng trọng của nghé laiF1 cho thấy giai đoạn SS - 3 tháng tăng cao nhất và giảm dần ở các giai đoạn sau là phù hợp với quy luật. Theo Mai Văn Sánh (1996): Nghé ở giai đoạn SS - 3 tháng tuổi tăng trọng của nghé đực là: 529,45g/ ngày, nghé cái là: 408,13g/ ngày. Tăng trưởng này có thấp hơn chút ít so với theo dõi của tác giả Kích thước của nghé laiF1 Bảng 9. Kích thước một số chiều đo chính của nghé laiF1 CV (cm) DTC (cm) VN (cm) Tháng tuổi n Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Nghé đực SS 25 68,11 ± 0,71 59,81 ± 0,76 67,22 ± 0,80 3 22 86,10 ± 0,86 79,62 ± 0,87 96,71 ± 0,76 6 15 91,30 ± 0,96 92,30 ± 1,24 112,31 ± 0,94 12 12 104,60 ± 1,31 106,40 ± 1,20 137,30 ± 1,32 Nghé cái SS 13 66,40 ± 0,82 58,40 ± 0,74 65,80 ± 0,80 3 13 87,21 ± 0,73 78,21 ± 1,86 97,06 ± 0,96 6 10 90,17 ± 0,46 92,63 ± 1,77 113,70 ± 1,13 12 10 103,22 ± 1,09 104,62 ± 1,68 125,61 ± 1,30 Kếtquả bảng 9 cho thấy nghé sinh ra đều tăng các chiều đo cao vai, dài thân chéo. Vòng ngực phát triển chiều dài giai đoạn sau nhiều hơn giai đoạn trước, và tăng của các chiều đo phù hợp với quy luật. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận + Trâu đực Murrah ở độ tuổi 12- 24 tháng chuyển nuôi trong hộ nông dân sinh trưởng tốt, Ghép đàn vớitrâu nội và tập luyện cho kếtquả phốigiống trực tiếp ở giai đoạn 36- 38 tháng tuổi. tỷ lệ phối giống có chửa đạt 70,5%; + TrâuMurrah nuôi ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền núi, đủ điều kiện sản xuất tinh đông viên. Tinh đông viên sản xuất ra đã được phối cho đàn trâu cái nội kếtquả thụ thai đạt 33,52%; + Nghé láiF1 sinh ra tại các huyện vùng núi phía bắc có khả năng sinh trưởng tổt trong điều kiện chăn nuôi nông thôn. Tăng trọng tuyệt đốỉ giai đoạn SS- 3 tháng đạt 492- 511g/ ngày. giai đoạn 7 - 12 tháng đạt 353 - 405g /ngày, Khối lượng 12 tháng tuổi đạt 178 - 186kg. Đề nghị Tiếp tục cho thực hiện đề tài và theo dõi khả năng sinh trưởng của trâulai F1./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mai Văn Sánh (1996). Khả năng sinh trưởng, sinh sản cho sữa, thịt của trâu Murah nuôi tại Sông Bé và kếtquảlaitạovớitrâu nội. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Mai Van Sanh, Nguyen Đuc Thac, Dao Lan Nhi and R.J. Petheram (1995). Buffalo rearing in a mountainous village of Vietnam. Exploring approaches to research in the Animal sciences in Vietnam. A workshop held in Hue, 31 Jul-3 Aug, (1995) pp: 161-166. Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực, Mai Văn Sánh, Đào Lan Nhi (1984). Khả năng phát triển của trâu Murah ở Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi trâu (1969 – 1984). NXB Nông thôn. Sharma, Đỗ Kim Tuyên (1986). Khả năng sinh sản của trâu đực Murrah nuôi tại Sông Bé. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp số 292./. . Kết quả chọn lọc lai tạo trâu địa phương với trâu Murrah tạo trâu lai F1 KẾT QUẢ CHỌN LỌC LAI TẠO TRÂU ĐỊA PHƯƠNG VỚI TRÂU MURRAH TẠO TRÂU LAI F1 Nguyễn Hữu Trà 1 ,. chất lượng đàn trâu Việt Nam. Trong khuôn khổ được hỗ trợ của đề tài trọng điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu chọn lọc lai tạo trâu địa phương với trâu Murrah, tạo trâu lai F1 (Đực Murrah x cái. cs (1984). Đề nâng cao tầm vóc của đàn trâu Việt Nam chúng ta cần tiến hành một số biện pháp đó là: chọn lọc đàn trâu địa phương và cho lai tạo với trâu Murrah, tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp