1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tiếng việt số 8

6 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Kiểm Tra Định Kỳ Cuối Học Kỳ II
Người hướng dẫn Thầy Giáo Nguyễn Tất Thành
Trường học Trường Tiểu Học Dục Thanh
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Đề Kiểm Tra
Năm xuất bản 2019 - 2020
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 312,5 KB

Nội dung

Trang 1

Họ tên học sinh: Lớp: Trường Tiểu học

Đề số 08

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ IIMÔN TIẾNG VIỆT 5

II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)THẦY GIÁO NGUYỄN TẤT THÀNH

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh năm thầy tròn 20 tuổi Hằng ngày thầy dạy sớm, quét dọn nhà cửa, gánh nước, tưới cây với học trò Những buổi lên lớp thầy giảng bài rất kĩ Gặp những chỗ khó, thầy giảng đi giảng lại, bao giờ trò hiểu mới thôi Thầy không bao giờ đánh mắng học trò Thầy chấm bài rất kĩ, phân minh và thường có kèm theo lời dặn dò chu đáo Đối với những học trò kém, ngoài giờ dạy ở lớp, thầy còn ra bài cho học trò làm thêm và chấm bài đầy đủ Ngày nghỉ thầy thường dẫn học trò đi chơi dọc bờ sông hay bờ biển Những lúc ấy, thầy thường giảng giải về địa lí và lịch sử đất nước cho học trò nghe Thầy còn kể chuyện về Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, … rất say sưa và hấp dẫn Thỉnh thoảng, thầy đưa học trò đi chơi ở động Thiềng Đức, đình làng Đức Nghĩa hoặc ra bãi biển Thương Chánh, nơi có nhiều ghềnh đá nổi giữa hai bờ cát trắng… Tết Trung thu năm 1910, khi mặt trăng tròn và to như cái mâm vừa lên ngang trời thì thầy Thành cùng đám học trò đón trung thu bên ghềnh đá ven biển, giữa tiếng sóng vỗ rì rào Sau khi phá cỗ, thầy kể sự tích chị Hằng, chú Cuội cho học trò nghe, thầy kể dí dỏm và dễ hiểu nên học trò rất thích.

Thầy Thành là người khởi xướng phong trào tập thể dục, thể thao ở trường Lúc ấy, Dục Thanh là trường duy nhất có phong trào thể dục, thể thao Sáng sáng, tiếng của thầy hô vang trên sân trường.

Trang 2

Sau giờ dạy, thầy Thành thường dành thời gian trò chuyện với các thầy cô giáo trong trường, với học trò, với bà con lao động xóm chài Dân ở quanh trường nhiều người biết và yêu quý thầy.

Thầy Thành dạy ở trường Dục Thanh không lâu nhưng thầy đã để lại những ấn tượng, tình cảm sâu đậm trong học trò và các thầy giáo của trường.

Theo tài liệu của Bảo tàng Hồ Chí MinhKhoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Khi nào thầy Thành bắt đầu dạy học ở trường Dục Thanh?

A Năm thầy tròn 20 tuổi B Năm thầy chưa đến 20 tuổi C Năm thầy ngoài 20 tuổi D Dịp Tết Trung thu năm 1910

Câu 2: Với những học trò kém, thầy Thành dạy như thế nào?

A Tổ chức dạy thêm vào những ngày nghỉ.

B Trên lớp giảng bài rất kĩ và ngoài giờ dạy ra thêm bài tập, chấm bài đầy đủ C Cử các học trò giỏi kèm cặp giúp đỡ.

D Chấm bài rất kĩ và dặn dò chu đáo.

Câu 3: Vào những ngày nghỉ, thầy Thành thường đưa học trò đi chơi và kể chuyện cho các học trò nghe để làm gì?

A Để học trò được thư giãn và giải trí B Để học trò được biết thêm nhiều cảnh đẹp

C Để mở rộng hiểu biết của học trò về lịch sử, địa lí của nước ta D Để thầy và trò có dịp ôn lại bài đã học.

Câu 4: Vì sao nhiều người dân quanh trường biết và yêu quý thầy?

A Hằng ngày, thầy thường dậy sớm quét dọn nhà cửa, gánh nước, tưới cây với học trò B Thầy thường dành thời gian trò chuyện với mọi người sau giờ dạy.

C Thầy hay đưa các học trò đi chơi dọc bờ sông hay bờ biển.

D Thầy là người khởi xướng phong trào tập thể dục thể thao ở trường Dục Thanh.

Câu 5: Dòng nào dưới đây có các từ ngữ chỉ đúng những phẩm chất tốt đẹp của thầy Thành được nêu trong bài?

A Nghiêm túc, chăm chỉ, vui tính, tận tâm, tiết kiệm, yêu nước.

Trang 3

B Nghiêm túc, chăm chỉ, tận tâm, yêu nước, vui tính, tiết kiệm C Nghiêm túc, chăm chỉ, tiết kiệm, hiền từ, vui tính, tận tâm D Nghiêm túc, chăm chỉ, vui tính, hiền từ, yêu nước, tận tâm.

Câu 6: Các vế trong câu ghép: “Thầy Thành dạy ở trường Dục Thanh không lâu nhưng

thầy đã để lại những ấn tượng, tình cảm sâu đậm trong học trò và các thầy giáo của trường.”

được nối với nhau bằng cách nào?

A Nối bằng một quan hệ từ.

B Nối bằng dấu phảy và cặp quan hệ từ C Nối bằng một cặp quan hệ từ.

D Nối bằng dấu phảy.

Câu 7: Hai câu: “Thầy không bao giờ đánh mắng học trò Thầy chấm bài rất kĩ, phân minh và thường có kèm theo lời dặn dò chu đáo.” liên kết với nhau bằng cách nào?

A Thay thế từ ngữ C Lặp từ ngữ

B Dùng từ ngữ nối D Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 8: Câu nào dưới đây có dấu phẩy được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép?

A Những lúc ấy, thầy thường giảng giải về địa lí và lịch sử đất nước cho học trò nghe B Lúc ấy, Dục Thanh là trường duy nhất có phong trào thể dục, thể thao

C Sau giờ dạy, thầy Thành thường dành thời gian trò chuyện với các thầy cô giáo trong trường, với học trò, với bà con lao động xóm chài

D Sau khi phá cỗ, thầy kể sự tích chị Hằng, chú Cuội cho học trò nghe, thầy kể dí dỏm và dễ hiểu nên học trò rất thích.

Câu 9: Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa không giống với nghĩa của các từ còn lại?

A tinh thần B cội nguồn C truyền thống D lịch sử

Câu 10: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm không phải là từ đồng âm?A thời gian - ăn gian nói dối

B ghềnh đá - đá bóng

C bờ cát trắng - mái đầu bạc trắngD xóm chài - kẻ chuyên mồi chài

Câu 11: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau đây:

Trang 4

Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

B KIỂM TRA VIẾT: 10 điểmI Chính tả: (2 điểm)

Viết bài Núi non hùng vĩ, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai, trang 58.

II Tập làm văn: (8 điểm)

Tuổi thơ của em không chỉ được sống trong tình yêu thương của cha mẹ mà còn lớn lên trong sự âu yếm, mến thương, trong lời ru êm ái và những câu chuyện cổ tích ngọt ngào của bà Em hãy tả lại người bà thân thương của em

Ngày đăng: 07/04/2024, 09:09

w