1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tiếng việt số 6

6 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Kiểm Tra Định Kỳ Cuối Học Kỳ II
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại đề kiểm tra
Năm xuất bản 2019 - 2020
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 597,5 KB

Nội dung

Đọc thành tiếng: 3 điểm II.. Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: 7 điểm CÂY MÍA ĐỎ Năm nào bà cũng đi chợ Tết phiên cuối năm... chúng ta cũng không nên chủ quan... C

Trang 1

Họ tên học sinh:

Lớp:

Trường Tiểu học

Đề số 06

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2019 - 2020

Thời gian làm bài: phút

Điểm

Bằng số:

Bằng chữ:

Lời nhận xét của thầy

A KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm

I Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)

CÂY MÍA ĐỎ

Năm nào bà cũng đi chợ Tết phiên cuối năm Bé háo hức theo bà đi chợ Tết Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà, Bé đã ríu rít hỏi:

- Bà ơi? Bà lại đi mua cỗ để nhà mình ăn Tết à?

Bà âu yếm xoa đầu bé bảo:

- Không Nhà mình sắm sửa cho cỗ Tết đủ rồi, cháu ạ Bà chỉ còn đi sắm cây gậy cho các cụ Các cụ phải có gậy chống mới về kịp ăn cỗ tối ba mươi được

Ngày cuối tháng Chạp, trời vẫn còn rét ngọt Thế mà bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đâu mất Mọi ngả đường đến chợ đều nhộn nhịp người qua lại, ai ai cũng hớn hở Chẳng

Trang 2

mấy chốc, hai bà cháu đã tới chợ Chợ Tết đông nghịt người và ngồn ngộn hàng hoá Bà dẫn bé vào hàng mua mía ngay đầu chợ Những cây mía màu mận tía, trên ngọn để búp lại như cái bắp ngô xanh xanh Bà nói một mình: “ Rõ là mía thờ bán chợ Tết.” Bé ngạc nhiên:

- Bà ơi? Bà mua mía làm gì?

- Đã bảo mà Gậy của các cụ chống, các cụ về ăn Tết?

Bà chọn hai cây, cô bán mía lấy cho bà hai cây mẫm hơn, rồi bó lại Bà xách đuôi cho bé vác ngọn mía Bé nghênh ngang đi trước Cái chợ ồn ào đằng sau lưng như không còn gì nữa?

Bà cháu đã mau chân về đến nhà Trên bàn thờ, bộ đồ thờ bằng đồng đã được bố lau chùi bóng loáng, bên cạnh ống hương, cái mâm bồng ngũ quả nhô ra nải chuối xanh Nén hương đen dài khói lơ lửng khắp gian nhà cũng được bố thắp lên từ sáng sớm

Bé đã thuộc việc bày bàn thờ Tết Bé vác mía ra cửa Bà thắp một tuần hương nữa rồi xếp mía vào các bức vách hai bên giường thờ Bà nhìn ra sân rồi bảo bé:

Các cụ phải đi nhanh mới về kịp giao thừa

Cháu nhìn lên giường thờ rồi nói:

- Thế thì các cụ đã có cây mía làm gậy rồi

Theo Tô Hoài Chú giải:

Tháng chạp: Tháng Mười hai âm lịch

Mẫm: mập chắc, đầy đặn

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Bà đi chợ Tết phiên cuối năm để:

A Mua áo quần mới cho con cháu

B Mua thịt, cá, rau … để chuẩn bị cho cỗ tất niên

C Mua mía để làm “gậy” cho ông bà tổ tiên về ăn Tết

D Mua mía về cho cả nhà ăn trong ngày 30 Tết

Câu 2: Quang cảnh chợ Tết thế nào?

A Đông nghịt người, ai ai cũng hồ hởi

B Đường đến chợ tấp nập người qua lại

C Đông nghịt người, đầy ắp hàng hoá

D Mọi người chen lấn, xô đẩy nhau

Câu 3: Điều khiến Bé vui chân đi theo bà và thấy cái rét đi đâu mất là:

A Bà rủ bé đi cùng B Bà sẽ mua quà tặng cho bé

Trang 3

C Bà hứa sẽ lì xì nhiều hơn D Bé được đi chợ Tết cùng bà.

Câu 4: Cây mía thờ bà mua có hình dáng và màu sắc là:

A Ngọn mía như cái bắp ngô, cây mía rất mẫm

B Mập, ngọn có cái búp xanh xanh như cái bắp ngô

C Màu mận tía, ngọn mía để búp lại như cái bắp ngô, cây mập

D Màu mía xanh, ngọn như cái búp ngô, thân mập

Câu 5: Qua câu chuyện trên, giả muốn các bạn nhỏ biết thêm điều:

A Hình ảnh cây mía thờ ngày Tết

B Bé biết cùng bà đi chợ Tết và giúp bà dọn dẹp bàn thờ

C Tập tục mua mía thờ ngày Tết của người Việt Nam

D Bà hay đi chợ Tết vào ngày ba mươi tháng Chạp

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà, Bé đã ríu rít hỏi:” là:

A Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà B Hai bà cháu

C Hai bà cháu, Bé đã ríu rít D Hai bà cháu, Bé

Câu 7: Các vế của câu: “Thế mà bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đâu mất.” được

nối với nhau bằng cách:

A Bằng một quan hệ từ

B Nối trực tiếp (bằng dấu phẩy)

C nối bằng một cặp quan hệ từ

Câu 8: Dòng gồm các từ đồng nghĩa với từ “vui” là:

A Vui vẻ, vui tươi, vui sướng, xinh đẹp

B Vui tươi, tươi vui, vui sướng, hài lòng

C Vui sướng, vui tươi, hồ hởi, phấn khởi

Câu 9: Thành ngữ “Hương đồng cỏ nội” có nghĩa là gì?

A Mùi của ruộng đồng

B Mùi của ruộng đồng và cỏ cây

C Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung

D Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo nên câu ghép:

A ……… nhà nghèo ……… cậu vẫn cố gắng đi học

B ……….bài thi không khó ……… chúng ta cũng không nên chủ quan

Trang 4

Câu 11: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của cặp câu sau đây:

- Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh, lăn tròn trên những con sóng -Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.

B KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I Chính tả: (2 điểm)

Viết bài Dấu chấm và dấu phẩy, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138.

II Tập làm văn: (8 điểm)

Em hãy tả lại thầy (cô) giáo của em trong một tiết học mà em nhớ nhất.

Ngày đăng: 07/04/2024, 09:09

w