Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót bao quanh.. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.Bức tranh thứ
Trang 1Họ tên học sinh:
Lớp:
Trường Tiểu học
Đề số 01
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian làm bài: phút
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:
Lời nhận xét của thầy
A KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)
SỰ BÌNH YÊN
Ngày xưa, ở một vương quốc nọ, một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên
Nhiều hoạ sĩ đã cố công Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót bao quanh Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá Bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút cùng sấm chớp Đổ xuống bên vách núi
là dòng thác nổi bọt trắng xoá Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ thản nhiên đậu trên tổ của mình Bình yên thật sự
- Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc Bình yên có nghĩa là ngay chính trong phong ba bão táp mà ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên
Theo Nhị Tường
Trang 2Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Nhà vua treo giải thưởng cho bức tranh thể hiện được điều gì?
A Cuộc chiến đấu hào hùng
B Sự bình yên
C Phong cảnh thiên nhiên
Câu 2: Vì sao bức tranh thứ nhất được xem là thể hiện sự hoàn hảo của bình yên?
A Vì bức tranh vẽ hồ nước yên ả, mặt hồ tuyệt mĩ, ngọn núi cao, bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng
B Vì bức tranh vẽ đủ mọi cảnh đẹp của thiên nhiên: hồ nước, những ngọn núi và bầu trời
C Vì bức tranh vẽ cảnh không có người, xe cộ đi lại ồn ào
Câu 3: Bức tranh thứ hai được miêu tả bằng những chi tiết nào?
A Những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá, dòng thác nổi bọt trắng xoá đổ xuống bên vách núi Đằng sau dòng thác có một con chim mẹ đang xây tổ
B Dòng sông chảy hiền hoà, xung quanh có những cánh đồng xanh mượt
C Bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng
Câu 4: Vì sao nhà vua lại chọn bức tranh thứ hai?
A Vì đây là bức tranh vẽ cảnh tường rất dữ dội
B Vì ẩn sau khung cảnh dữ dội, phong ba bão táp của bức tranh là hình ảnh một sự bình yên trong trái tim
C Vì bên cạnh cảnh núi, nước, bức tranh còn vẽ cả cây cối và chim chóc
Câu 5: Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
A Cần phải tôi luyện để sống trong phong ba bão táp vẫn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn
B Cần đi tìm một không gian sống thật bình yên
C Không nên để ý đến những gì ồn ào xung quanh mình
Câu 6: Các vế trong câu ghép: "Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá." được nối theo cách nào?
A Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
B Nối bằng một quan hệ từ
C Nối bằng một cặp từ hô ứng
Trang 3Câu 7: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ "bình yên"?
A thanh bình B an bình C hiền hoà
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: " Ở một vương quốc nọ, một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào
vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên." có tác dụng:
A Ngăn cách các vế câu
B Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
Câu 9: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ
B Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót bao quanh
C Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá
Câu 10: Hai câu sau: " Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ."
được liên kết với nhau bằng cách nào?
A Bằng cách lặp từ ngữ
B Bằng cách thay thế từ ngữ
C Bằng từ ngữ nối
Câu 11: Em hãy chữa lại dòng sau thành câu theo hai cách:
Khi mặt trời lên.
B KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I Chính tả: (2 điểm): Viết bài Bà cụ bán hàng nước chè, Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập
hai, trang 102
II Tập làm văn: (8 điểm)
Thời thơ ấu của em gắn bó với những kỉ niệm về một ngôi nhà, một góc phố, một mảnh vườn, một con sông, con suối, con đường, một khu rừng,…
Em hãy tả một trong những cảnh vật đó và nêu những kỉ niệm gắn bó của em
Trang 4Họ tên học sinh:
Lớp:
Trường Tiểu học
Đề số 01
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian làm bài: phút
A KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)
SỰ BÌNH YÊN
Ngày xưa, ở một vương quốc nọ, một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên
Nhiều hoạ sĩ đã cố công Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả Mặt hồ là một bức tranh tuyệt mĩ in hình những ngọn núi cao chót vót bao quanh Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá Bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút cùng sấm chớp Đổ xuống bên vách núi
là dòng thác nổi bọt trắng xoá Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ thản nhiên đậu trên tổ của mình Bình yên thật sự
- Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc Bình yên có nghĩa là ngay chính trong phong ba bão táp mà ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:
Lời nhận xét của thầy
Trang 5
Họ tên học sinh: ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
HOA ĐỎ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa
là phần đẹp nhất của cây
Chỉ nói riêng màu đ ỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp
Đỏ tía là hoa chuối Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh
năm, ai mà chẳng thích Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, loại cánh kép màu
hồng và còn có màu đỏ rực như tiết
Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt Hoa lựu như những đốm lửa lập loè về mùa hè Mùa
thu, hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải
nhìn thấ y thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp Thược dược to bằng chiếc đĩa Thu hải đường như
những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn Hải đường lại như những ngọn lửa nến loé l ên từ nách lá Cây thu hải đường trồng trong chậu Còn cây hải đường lại to như cây bưởi Màu đỏ
của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ
Tết đến hoa đào nở thắm Nó cũng là mùa xuân đấy
Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan
tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông
xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụ t lớn, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra Hoa
gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành
phố
Ai mà chẳng yêu hoa Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thá i đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta
thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý
Theo Băng Sơn
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong đoạn: “Đỏ tía là hoa chuối Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo Màu đỏ của hoa
hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu
đỏ cờ, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rự c như tiết.” , tác giả đã dùng những từ
ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa?
A Đỏ tía, đỏ tươi, đỏ, đỏ cờ, đỏ rực
B Đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng
C Đỏ chon chót, đỏ tía, đỏ rực, đỏ tươi
D Đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ rực
Câu 2: Đoạn văn tả hoa mùa hè tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A Nhân hoá B So sánh C Cả so sánh và nhân hoá
Câu 3: Hoa nào nở vào mùa thu?
A Hoa thược dược B Hoa hải đường
Trang 6Họ tên học sinh:
Lớp:
Trường Tiểu học
Đề số 03
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian làm bài: phút
A KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)
MÙA THẢO QUẢ
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San Gió thơm Cây cỏ thơm Đất trời thơm Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất
kỳ lạ đến như thế Mới đầu xuân năm kia những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm,
đã lớn cao tới bụng người Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm hai nhánh mới Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ Ngày qua trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái Thảo quả chín dần Dưới đáy rừng tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng Rừng ngập hương thơm Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng
Rừng say ngây và ấm nóng Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt
Ma Văn Kháng
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Thảo quả là loại cây như thế nào?
A Loại cây thân gỗ, quả hình bầu dục, lúc chín màu vàng, dùng làm thuốc hoặc gia vị
B Loại cây thân cỏ, quả tròn, màu đỏ, để ăn hoặc làm gia vị
C Loại cây thân cỏ, quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc hoặc gia vị
Câu 2: Thảo quả được trồng nhiều ở vùng nào?
A Ở một số cánh rừng Tây Nguyên
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:
Lời nhận xét của thầy
Trang 7
Họ tên học sinh:
Lớp:
Trường Tiểu học
Đề số 04
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian làm bài: phút
A KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)
CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán lá xuống mặt sông Thương và lũ bạn lớn lên đã
thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà
lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy Bến sông bừng lên đẹp lạ kì
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẵng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô Những người buôn cát đã cho thuyền xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông… Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn
Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra, vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn… Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo Thương tin chắc là như thế
Theo Mai Phương Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Câu: “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.” thuộc loại câu gì?
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:
Lời nhận xét của thầy
Trang 8
Họ tên học sinh:
Lớp:
Trường Tiểu học
Đề số 05
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian làm bài: phút
A KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)
CAY ĐI HỌC
Gia đình Cay sống một mình trong rừng Bố mẹ em đều bị câm và điếc Cay lớn lên khoẻ
mạnh nhưng cũng chỉ ê a được mấy tiếng nên không được tới trường
Một hôm, đang chơi ở lưng dốc, Cay thấy một cô bé vai mang cặp sách, tay cầm cây nứa nhỏ
cố dướn người chọc quả dâu da Đó là Na, một học sinh lớp 5 Cay bèn trèo lên cây ngắt chùm
quả chí n đưa cho bạn Lúc mở cặp cất chùm quả, Na sơ ý làm rơi sách vở xuống đất Cay vội
nhặt giúp Quyển Tiếng Việt lật mở, Cay bị hút vào những hình vẽ vui mắt Thấy thế, Na hỏi: “
Cay thích học chữ à?” Cay gật đầu “Nhưng Cay không biết nói, làm sao học được?” Cay thừ
người rồi vội bỏ đi như thể giấu buồn tủi
Na kể về Cay với cô giáo, cô rất xúc động Cô tới nhà Cay, kiểm tra khả năng nghe, nói của
em Cô tin rằng em hoàn toàn bình thường, chỉ vì sống tách biệt mọi người, không được tập nói
từ bé nên em chưa thể nói được Cô giáo vận động gia đình Cay về ở với dân bản, cho Cay đi
học
Chuyện cậu bé Cay học chữ lan nhanh đến các bản Được bà con giúp đỡ, ch ỉ vài ngày, Cay
đã có căn nhà lá rộng rãi ở bản mới Giờ đây, Cay tới lớp học với khuôn mặt rạng rỡ …
Theo Đinh Thanh Quang Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Lúc đầu gia đình Cay sống ở:
A Lưng dốc B Triền núi
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:
Lời nhận xét của thầy
Trang 9
Họ tên học sinh:
Lớp:
Trường Tiểu học
Đề số 06
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian làm bài: phút
A KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm
I Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)
CÂY MÍA ĐỎ
Năm nào bà c ũng đi chợ Tết phiên cuối năm Bé háo hức theo bà đi chợ Tết Hai bà cháu
chưa ra khỏi nhà, Bé đã rí u rít hỏi:
- Bà ơi? Bà lại đi mua cỗ để nhà mình ăn Tết à?
Bà âu yếm xoa đầu b é bảo:
- Không Nhà mình sắm sửa cho cỗ Tết đủ rồi, cháu ạ Bà chỉ còn đi sắm cây gậy cho các cụ Các cụ phải có gậy chống mới về kịp ăn c ỗ tối ba mươi được
Ngày cuối tháng Chạp, trời vẫn còn rét ngọt Thế mà bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay
biến đâu mất Mọi ngả đường đến chợ đều nhộn nh ịp người qua lại, ai ai cũng hớn hở Chẳng mấy chốc, hai bà cháu đã tới chợ Chợ Tết đông nghịt người và ngồn ngộn hàng hoá Bà dẫn bé
vào hàng mua mía ngay đầu chợ Những cây mía màu mận tía, trên ngọn để búp lại như cái bắp
ngô xanh xanh Bà nói một mình: “ Rõ là mía thờ bá n chợ Tết.” Bé ngạc nhiên:
- Bà ơi? Bà mua mía làm gì?
- Đã bảo mà Gậy của các cụ chống, các cụ về ăn Tết?
Bà chọn hai cây, cô bán mía lấy cho bà hai cây mẫm hơn, rồi bó lại Bà xách đuôi cho bé vác
ngọn mía Bé nghê nh ngang đi trước Cái chợ ồn ào đằng sau lưng như không còn gì nữa?
Bà cháu đã mau chân về đến nhà Trên bàn thờ, bộ đồ thờ bằng đồng đã được bố lau ch ùi bóng loáng, bên cạnh ống hương, cái mâm bồng ngũ quả nhô ra nải chu ối xanh Nén hương đen dài khói lơ lửng khắp gian nhà cũng được bố thắp lên từ sáng sớm
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:
Lời nhận xét của thầy
Trang 10
Họ tên học sinh:
Lớp:
Trường Tiểu học
Đề số 07
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Thời gian làm bài: phút
A KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II Đọc văn bản và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: (7 điểm)
CHIỀU NGOẠI Ô
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm lắng vào chiều
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió Đằng sau lưng là phố
xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng Những cánh diều mềm mại như cánh bướm Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi những ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:
Lời nhận xét của thầy