Ctst địa lí 7 bài 22

14 0 0
Ctst   địa lí 7  bài 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Lớp dạy 7A6 7A7 7A8 7A9 7A10 Ngày dạy

Tuần Tiết

TÊN BÀI DẠY:

CHƯƠNG 6 CHÂU NAM CỰC

BÀI 22 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHÂU NAM CỰC

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết

I MỤC TIÊU1 Về kiến thức:

- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực - Trình bày được đặc điểm vị trí của châu Nam Cực.

2 Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học:Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực Địa lí

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (xác định vị trí), giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên; phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các đối tượng tự nhiên và của biến đổi khí hậu toàn cầu tới thiên nhiên ở châu Nam Cực.

+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, …)

Trang 2

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Chuẩn bị của giáo viên:

a Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.

b Nội dung: Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả

lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học.

c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.d Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Quan sát hình ảnh, cho biết hình ảnh nói đến châu lục nào trên Trái Đất?

Trang 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Theo em hình ảnh trên nói đến châu Nam Cực

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV cho HS báo cáo nhanh mức độ chính xác của các học sinh qua hoạt động và ghi điểm cộng cho cá nhân xuất sắc

GV giới thiệu cho HS: Trên thế giới có một châu lục nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam và tách biệt với các châu lục khác Châu lục này được biết đến muộn nhất và đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới không có quốc gia Đó là châu Nam Cực Vậy con người khám phá và nghiên cứu châu Nam Cục như thế nào? Chúng ta cùng vào nội dung bài học hôm nay.

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớiHoạt động 2.1 Vị trí địa lí

a Mục tiêu:

- Trình bày được vị trí địa lí của châu Nam Cực.

-Phân tích được bản đồ và các hình ảnh vệ tinh châu Nam Cực.

b Nội dung:

Trang 5

Hình 22.1 Bản đồ vị trí địa lí và một số trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực

Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy: - Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực.

- Cho biết châu Nam Cực gồm những bộ phận nào Diện tích là bao nhiêu? - Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.

- Cho biết vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của châu Nam Cực?- Em hãy nêu cách xác định phương hướng ở Nam Cực?

c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

- Vị trí: Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

- Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa Diện tích 14,1 triệu km2

- Bao quanh châu Nam Cực là các biển và đại dương: biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mu-xen, biển Rốt, Biển Đa-vit, Nam Đại Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực - Cho biết châu Nam Cực gồm những bộ phận nào Diện tích là bao nhiêu?

Cho biết vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của châu Nam Cực?

- Em hãy nêu cách xác định phương

hướng ở Nam Cực?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS đọc bài.

1 Vị trí địa lí

Trang 6

* HS quan sát hình 22.1, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

- Vị trí: Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

- Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa Diện tích 14,1 triệu km2

- Bao quanh châu Nam Cực là các biển và đại dương: biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mu-xen, biển Rốt, Biển Đa-vit, Nam Đại Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần

- Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa, bao quanh châu Nam Cực là các biển và đại dương.

Trang 7

là vùng biển bao quanh Nam Cực, nằm ở Nam bán cầu, vĩ tuyến 600N Nó là sự kết hợp một phần của vùng biển Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Nam Đại Dương còn được gọi là Nam Cực Đại Dương, Nam Cực hoặc Đại Dương Áo Đây chính là đại dương trẻ

Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 em hãy kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực?

Hình 22.1 Bản đồ vị trí địa lí và một số trạm nghiên cứu khoa học ở châu Nam Cực

Trang 8

a Trạm A-mu-xen- Xcốt (Amundsen- Scott) của Hoa Kỳ(thành lập năm 1956)

b Trạm Đa-vít(Davis) của Ô-xtr ây-li-a (thành lập năm 1957)

c Trạm Bê-lin-hao-den (Bellingshausen)

Trang 9

của Liên Bang Nga (thành lập năm 1968)

- Đọc thông tin trong mục 2, trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

c Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV.

Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực:

- Trạm A-mu-xen- Xcốt (Amundsen- Scott) của Hoa Kỳ(thành lập năm 1956) - Trạm Đa-vít(Davis) của Ô-xtr ây-li-a (thành lập năm 1957)

- Trạm Bê-lin-hao-den (Bellingshausen) của Liên Bang Nga (thành lập năm 1968)

- Trạm A-tu-Brat (Arturo Prat) của Chi-lê (thành lập năm 1947) - Trạm Vô-xtốc (Vostok) của Liên bang Nga (thành lập năm 1957) - Trạm Niu-mai-ơ (Neumayer) của Đức (thành lập năm 2009) Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

- Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện.

- Ngày 1/12/1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết.

d Cách thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 em hãy kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực?

- Đọc thông tin trong mục 2, trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

2 Lịch sử khám phá vànghiên cứu châu Nam Cực

Trang 10

* HS đọc bài, quan sát hình

Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 em hãy kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực?

- Đọc thông tin trong mục 2, trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập

* Sau khi HS có sản phẩm, GV cho HS trình bày

- Trạm Bê-lin-hao-den (Bellingshausen) của Liên Bang Nga (thành lập năm 1968)

- Trạm A-tu-Brat (Arturo Prat) của Chi-lê (thành

Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực: - Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.

Trang 11

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện.

- Ngày 1/12/1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

GV mở rộng: Hiệp ước Nam Cực được kí kết năm 1959 và có hiệu lực kể từ năm 1961 Hiệp ước bao gồm 14 điều với các nội dung chính như sau:

- Thừa nhận trách nhiệm chung trong sử dụng và quản lí châu Nam cực.

- Duy trì tình trạng phi quân sự hóa ở Nam Cực - Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học.

- Bảo vệ môi trường Nam Cực.

- Dừng lại các yêu sách về lãnh thổ của các quốc gia thành viên trong giai đoạn Hiệp ước có hiệu lực Bên cạnh đó Hiệp ước Nam Cực các quốc gia thành viên còn tham gia kí kết thỏa thuận liên quan nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện Hiệp ước hiệu quả như Công ước về bảo tồn các loài sinh vật biển sống ở Nam Cực năm 1980,Nghị định thư về bảo vệ môi trường gắn liền với Hiệp ước Nam Cực năm 1991,

Trang 12

a Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã

được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để

hoàn thành bài tập Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

c Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

CH: Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.

Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam Nằm tách biệt với các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương => Châu lục được biết đến muộn nhất và đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới không có quốc gia

- Năm 1820: Hai nhà hàng hải người Nga là Bê-linh-hao-den và La-da-rép đã

phát hiện ra lục địa Nam Cực

- Năm 1900: Nhà thám hiểm người Na Uy là Boóc-rơ-grê-vim đã đặt chân tới lục địa Nam Cực.

- Năm 1911: Nhà thám hiểm A-mun-sen người Na Uy là người đầu tiên tới được điểm cực Nam của Trái Đất

Trang 13

- Năm 1957: Việc nghiên cứu châu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

4 Hoạt động 4 Vận dụng

a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết

những vấn đề mới trong học tập.

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để

hoàn thành bài tập Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

c Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d Cách thực hiện.

Bước 1.Giao nhiệm vụ:

Em hãy tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực (1959) và viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hòa bình thế giới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của

Trang 14

Ký duyệt của tổ trưởng chuyên mônPhú Mỹ, Ngày … tháng … năm 2024

Ngô Thị Sen

Ngày đăng: 06/04/2024, 22:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan