Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo định hướng giáo dục stem ở các trường trung học cơ sở thành phố từ sơn, tỉnh bắc ninh

132 0 0
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn toán theo định hướng giáo dục stem ở các trường trung học cơ sở thành phố từ sơn, tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH THÙY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PH

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH THÙY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO

DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH THÙY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO

DỤC STEM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Lương Việt Thái

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Thùy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lương Việt Thái,

đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận văn với đề

tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơisở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Từ Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu và thu thập các thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn này

Do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Nên tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp từ ác thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện và đầy đủ hơn

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Thùy

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiênicứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM 6

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên 10

1.2 Các khái niệm cơ bản 12

1.2.1 Khái niệm bồi dưỡng, năng lực và năng lực dạy học 12

1.2.3 Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM 17

1.2.4 Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM 19

1.2.5 Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 21

1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở 22

1.3.1 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở 22

Trang 6

1.3.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định

hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở 23 1.3.3 Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo

định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở 25 1.3.4 Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định

hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở 26 1.3.5 Điều kiện bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định

hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở 28 1.3.6 Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo

định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở 29

1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường trung

học cơ sở 30

1.4.1 Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các

trường trung học cơ sở 30 1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn

Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các

trường trung học cơ sở 30 1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học

môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở

các trường trung học cơ sở 31 1.4.4 Xây dựng lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực

dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho

giáo viên ở các trường trung học cơ sở 32 1.4.5 Tổ chức giám sát, đánh giá quá trình bồi dưỡng năng lực dạy

học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo

viên ở các trường trung học cơ sở 33 1.4.6 Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và môi

trường cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường

trung học cơ sở 34

Trang 7

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo

viên ở các trường trung học cơ sở 35

1.5.1 Yếu tố thuộc về chủ thể và đối tượng quản lý 35

1.5.2 Yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện làm việc 36

Kết luận chương 1 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH 39

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 39

2.1.1 Sơ lược về đặc điểm tự nhiên 39

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 39

2.1.3 Tình hình giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 41

2.2 Giới thiệu về khảo sát 42

2.2.1 Thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 45

2.2.2 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 50

2.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 59

2.2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 69

2.3 Đánh giá chung về thực trạng 71

Trang 8

Kết luận chương 2 75

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH 76

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 76

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 76

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 77

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ 77

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 78

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 78

3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 79

3.2.1 Tăng cường nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nâng cao năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở 79

3.2.2 Xây dựng nội dung bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng STEM 81

3.2.3 Tổ chức dạy học môn Toán nâng cao năng lực cho giáo viên theo định hướng giáo dục STEM 84

3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất, môi trường và tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng 85

3.2.5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên 87

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 89

3.3.1 Mục đích, nội dung của khảo nghiệm 89

3.3.2 Khách thể khảo nghiệm 89

Trang 9

3.3.3 Công cụ khảo nghiệm 89

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm và đánh giá 89

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên mức độ cần thiết của

năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 45 Bảng 2.2: Giáo viên tự đánh giá các năng lực của bản thân trong quá trình

tham gia dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 47 Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng thực

hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo

định hướng giáo dục STEM 50 Bảng 2.4: Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định

hướng giáo dục STEM mới cho giáo viên ở các trường

trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 52 Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng các

hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định

hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường 54 Bảng 2.6: Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng đánh giá

kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định

hướng giáo dục STEM cho giáo viên 55 Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng đánh

giá các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học

môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên 57 Bảng 2.8: Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng điều kiện cơ sở

vật chất, tài chính phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học

môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên 58 Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý về thực trạng quản

lý mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường

trung học cơ sở thành phố Từ Sơn 60

Trang 12

Bảng 2.10: Đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản lý nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học môn

Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên 62 Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản

lý phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo

viên ở trường trung học cơ sở 64 Bảng 2.12: Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản

lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo

viên ở trường 66 Bảng 2.13: Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng các

yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học

môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên 69 Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần

thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên

trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 90 Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả

thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên

trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 91

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục với quy mô toàn cầu, muốn phát triển nhanh thì phải có nguồn nhân lực mạnh, điều đó chỉ có được từ một nền giáo dục tốt với đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm Vì vậy, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người, là đầu tư cho sự phát triển bền vững Đây là thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó

Giáo dục có vai trò rất lớn trong việc đào tạo ra thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, phục vụ cho sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội, góp phần đưa đất nước đến với những thành công mới Thế hệ ấy cần được phát triển về mọi mặt từ thể chất, tinh thần đến tư duy và nhân cách Xác định được vai trò và nhiệm vụ to lớn của giáo dục, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW (4/1/2013) về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và được giới thiệu toàn văn trên tạp chí xây dựng Đảng

Chỉ thị số 16/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 05 năm 2017 đã đưa ra các giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông” Và đưa ra nhiệm vụ: “ Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018” [25]

Trang 14

Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ có đề cập đến giáo dục STEM trong định hướng về nội dung giáo dục như sau: Toán học, các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học thực hiện giáo dục STEM Chương trình tổng thể cũng giải thích rõ thuật ngữ giáo dục STEM: “là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”

Toán học là một phần quan trọng của giáo dục STEM, và nền tảng Toán học mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và sáng tạo Việc nắm vững Toán học không chỉ giúp học sinh hiểu biết về cơ sở khoa học mà còn giúp họ áp dụng kiến thức này vào việc giải quyết vấn đề thực tế Môn Toán đòi hỏi tính logic, tư duy phân tích và khả năng giải quyết vấn đề Những yếu tố này rất quan trọng trong giáo dục STEM, vì hướng tới việc phát triển kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề của học sinh Chọn môn Toán làm trọng tâm giúp tập trung vào việc phát triển những khả năng này STEM đề cao sự tích hợp giữa các môn khoa học và kỹ thuật Toán học là ngôn ngữ chung để giao tiếp và tích hợp các khía cạnh khác nhau trong STEM Việc chọn môn Toán làm trọng tâm giúp tạo cơ hội cho sự liên kết giữa Toán học với các môn khác như Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu là “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” với

mong muốn góp phần quản lý tốt hơn hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên về dạy học STEM và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán định hướng giáo dục STEM ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

4.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM để đưa ra các đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho

5 Giả thuyết khoa học

Nếu hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên tại các trường trung học cơ sở thành phố Từ

Trang 16

Sơn, tỉnh Bắc Ninh được nâng cao chất lượng thì việc dạy học môn Toán theo định hướng STEM sẽ đạt hiệu quả tốt hơn

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Khái quát cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học cơ sở

6.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng

lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy

học môn Toán theo định hướng giáo dục STEMichoigiáoiviên ở các trường trung học cơ sởithành phố Từ Sơn,itỉnh Bắc Ninh

7 Phương pháp nghiênicứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứuicác tài liệu, công trình nghiên cứu về quản lý giáoidục; ibồi dưỡng năng lực dạyihọcicủa giáoiviên; giáo dục học,itâmilýihọc,ilý iluận dạy họcimôniToán; giáoidụciSTEM

7.2 Phương pháp điều tra quan sát

Dự giờ, quan sát,iphỏng vấn, điều tra - khảo sát bằngiphiếu đểitìm ihiểu thực trạng dạy học toán theo định hướngiSTEM, hoạt động bồi dưỡnginăng lực dạy họcimôn Toánitheoiđịnhihướng giáoidụciSTEMivàithực trạngiquản lý hoạtiđộng bồi dưỡng năngilực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên

7.3 Phương pháp khảo nghiệm

Tổ chứcikhảoinghiệm đểilấyiý kiến vềitínhikhả thi và hiệuiquảicủa icác biệniphápiđãiđượciđềixuất

7.4 Phương pháp thống kê toán học

Phân tích các số liệu điềuitra thực trạng vàisố liệuikhảoinghiệm

Trang 17

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và iphụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

dạy ihọc môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học

imôn iToán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học

môn iToán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Trong công trình nghiên cứu của mình, Hannele Niemi và Ritva JakkuSihvonen đã khẳng định nguyên nhân sâu xa đưa hệ thống giáo dục tại Phần Lan đạt tới thành công (minh chứng là Phần Lan đạt điểm số cao nhất trong nhiều kì thi PISA) là ở chỗ đất nước này đã nâng mức chuẩn giáo viên phổ thông lên trình độ thạc sĩ và đảm bảo rằng tất cả các giáo viên luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình

Công trình nghiên cứu của ban Văn hóa và Giáo dục EU về công tác đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở tại 6 nước Đông Âu cũng xác định, trong quá trình đổi mới giáo dục, việc dạy và học cần phải có trọng tâm, kế hoạch lâu dài và đảm bảo cho giai đoạn bồi dưỡng tiếp theo Luật trường học bang Brandenburg của Cộng hòa Liên bang Đức quy định rõ: “Giáo viên có nghĩa vụ tham gia giảng dạy, thường xuyên cập nhật kiến thức và kèm theo các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn Chương trình bồi dưỡng giáo viên có sẵn ở ba cấp quản lý: chương trình bồi dưỡng cấp tiểu bang, địa phương và trường học” [5, tr.68] Cuốn sách Trung tâm Nghiên cứu

và Đổi mới Giáo dục của OEC 1998 kết luận rằng “Các chính sách đổi mới

giáo dục sẽ không đem lại hiệu quả nếu bản thân người giáo viên không thay đổi” Cuốn sách cũng đưa ra và làm nổi bật lên những điểm tốt nhất trong

công tác bồi dưỡng giáo viên của 8 quốc gia Có thể kể đến một vài điểm như:

Trang 19

phát triển khái niệm bồi dưỡng giáo viên mới của Đức; xem công tác bồi dưỡng giáo viên là việc ưu tiên của Ireland; Lucsambua nhấn mạnh việc vượt qua những trở ngại đến từ các khái niệm lỗi thời, khô cứng trong công tác bồi dưỡng giáo viên hay quan điểm hướng đến các tiêu chuẩn, sự ưu tú vượt trội trong công tác bồi dưỡng giáo viên của Hoa Kì… Đây là một nghiên cứu về việc bồi dưỡng giáo viên ở cấp độ vĩ mô Nghiên cứu này đưa ra những câu hỏi quan trọng trong công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên Cần nhận thức rõ rằng dạy học là trách nhiệm của giáo viên Bởi có trách nhiệm như vậy nên người giáo viên có nhiệm vụ là truyền đạt kiến thức, họ cần phải trau dồi để có năng lực suốt đời và trình độ chuyên môn phải không ngừng được nâng cao Hướng tiếp cận này của các nhà nghiên cứu được xác định là một hướng đúng đắn và hợp lí Các nhà khoa học hiện nay vẫn đang tiếp tục kế thừa hướng nghiên cứu này cho các công trình của mình

VAXukhomlinski khẳng định rằng “ngay trước khi bước vào năm học, nhà trường phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, chi tiết: phân công trách nhiệm cụ thể của hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên hội đồng; Xác định thời gian thực hiện mỗi nhiệm vụ” [17, tr.26] Chỉ khi có kế hoạch cụ thể và chi tiết thì hoạt động dạy và học nói chung cũng như công tác bồi dưỡng giáo viên mới trở nên hiệu quả

Cùng với đó, Denise Beutel và Rebecca Spooner-Lane (Úc) đưa ra quan điểm cho rằng, cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm dạy trung học cơ sở là lực lượng quan trọng, cốt yếu tham gia vào quá trình kèm cặp, giúp đỡ các đồng nghiệp

Nguyễn Tiến Phúc (2010) cho rằng, để xây dựng kế hoạch dạy học, trước hết cần xem xét thực trạng chất lượng giáo viên, nhu cầu dạy học của giáo viên, xác định ưu tiên giáo viên dạy học thông qua điều tra theo tiêu chuẩn của chuẩn nghề nghiệp Giáo viên được cung cấp nội dung của bồi

Trang 20

dưỡng trên cơ sở mỗi năm học Tác giả cũng chỉ ra rằng, trong kế hoạch bồi dưỡng cần làm rõ mục tiêu, nội dung, tổ chức sắp xếp, xác định nguồn lực, đội ngũ giáo viên, quản lý kiểm tra đánh giá Từ đó, mỗi giáo viên sẽ tự ý thức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho mình Tự mình góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Hoàng Quốc Vinh (2011) cho rằng, căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục phải căn cứ vào chỉ thị, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở cấp tỉnh, chương trình đào tạo của các cơ sở quản lý giáo dục đại học, ngân sách do nhà nước cấp

Các tác giả Lục Thị Nga (2005), Phạm Văn Giáp (2011) đề xuất thực hiện đồng thời nhiều biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên như: “Thiết lập cơ chế quản lý hướng dẫn; quản lý tốt hoạt động dạy học của giáo viên; tự quản; giáo viên đưa ra các tiêu chuẩn để phấn đấu; Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng” [23, tr.76]

Trong dự án thí điểm “Điều chỉnh phương pháp tiếp cận STEM của

Vương quốc Anh tại Việt Nam 2016-2017” của Hội đồng Anh tại Việt Nam và

Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam nhận định rằng nâng cao năng lực cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường để áp dụng các phương pháp STEM nhằm cải thiện thành tích và rèn luyện của học sinh

Bài “Dạy học theo chủ đề STEM cho học sinh Trung học cơ sở và

Trung học phổ thông”, “Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông” của nhóm tác giả Nguyễn

Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Mười, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ… Thông qua các tài liệu được xuất bản dưới dạng sách, các tác giả cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc dạy học STEM với trọng tâm là xây dựng các chủ đề STEM ở trường phổ thông Từ đó đề

Trang 21

cao vai trò của người thầy, đề cập đến yêu cầu phát triển năng lực dạy học toàn diện của người giáo viên

Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải (đồng chủ biên) và các tác giả khác

(2018) đăng bài “Giáo dục STEM Trung học phổ thông” Công trình này đã

đưa ra cơ sở khoa học của giáo dục STEM, các bước để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục STEM trong trường phổ thông đồng thời minh họa một số chủ đề cụ thể trong giáo dục STEM Nhóm tác giả cho rằng “để thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường, giáo viên cần có nhận thức đúng về bản chất, tính liên môn của giáo dục STEM, cần hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn, giải quyết các vấn đề cụ thể , trau dồi khả năng STEM cho học sinh Ngoài ra, giáo viên phải có khả năng phân tích, chẩn đoán nhu cầu, năng lực của học sinh và triển khai dạy học STEM theo quy trình gợi ý Trong đó, khâu trải nghiệm của học sinh được chú trọng, so sánh, đối chiếu lý thuyết với thực tiễn” [1, tr.47]

Nguyễn Quang Linh (2019) “Tác dụng từ, hóa học và sinh lý của dòng

điện môn Vật lý 7 theo hướng giáo dục STEM” kết quả đăng trên Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên (trang 33-39) Tác giả xem xét việc kết hợp các yếu tố của giáo dục STEM vào chương trình giảng dạy mà không phá vỡ hình thức giảng dạy truyền thống - lớp học

Thực hiện bồi dưỡng giáo viên giáo dục STEM cấp trung học phổ

thông năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tài liệu bồi dưỡng “Xây

dựng và triển khai chuyên đề giáo dục STEM cấp trung học phổ thông” coi

năng lực tự giáo dục là một trong những năng lực mà giáo viên cần chú trọng phát triển Tài liệu cũng đưa ra các chủ đề minh họa, cụ thể là chương trình dạy học STEM mà một số trường phổ thông đã triển khai

Luận văn của tác giả Trần Đăng Khải, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, năm 2020 “Dạy học một số chủ đề toán 9 trung học cơ sở theo định

Trang 22

hướng giáo dục STEM” Luận văn đã đi sâu và phân tích một số chủ đề toán lớp 9 theo định hướng giáo dục STEM, đưa ra những mặt tích cực và hạn chế dạy học một số chủ đề toán 9 trung học cơ sở theo đinh hướng giáo dục STEM.

Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng kế hoạch, thiết kế các chủ đề STEM và triển khai công tác giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM trong các môn học cụ thể Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên theo định hướng STEM

Trước bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi của thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nói chung và bối cảnh giáo dục nói riêng, việc triển khai các hoạt động dạy học theo định hướng STEM là điều thiết yếu và cần được chú trọng đặc biệt Do STEM là một mô hình tương đối mới, đòi hòi những kĩ năng mới so với dạy học kiểu truyền thống nên việc bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng nhu cầu này là vô cùng cấp thiết Mặc dù các trường đã và đang tìm nhiều phương pháp để làm sao triển khai giáo dục STEM một cách hiệu quả hơn nhưng dường như vẫn chưa thực sự đạt được như mong muốn Đây là khoảng trống đòi hỏi các nhà quản lý cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra những biện pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu về quản lý và bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên Toán cấp trung học cơ sở thành phố Từ Sơn Theo tác giả, lựa chọn này vừa mang ý nghĩa khoa học lại vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác quản lý giáo dục trường trung học cơ sở của địa phương hiện nay

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên

Trong nghiên cứu “Teacher Professional Development: International Perspectives and Aphương pháproaches” của Andy Hargreaves, Ann Lieberman,

Trang 23

Michael Fullan và David Hopkins vào năm 2015 Nhóm tác giả tập trung vào các phương pháp và kết quả của quản lý bồi dưỡng giáo viên trên toàn cầu, đưa ra các phân tích và đánh giá hiệu quả của các chương trình bồi dưỡng giáo viên

“Teacher Professional Development in Changing Conditions” của Sharon Feiman-Nemser và D John McIntyre (2003) nghiên cứu tập trung vào quản lý bồi dưỡng giáo viên trong bối cảnh thay đổi, với sự chú trọng đến những thách thức và cơ hội của việc bồi dưỡng giáo viên trong các môi trường đa dạng và phức tạp

Louise Stoll và Dean Fink với công trình “Designing Teacher Professional Development” (1996) đã đề cập đến các phương pháp và chiến lược quản lý bồi dưỡng giáo viên, đưa ra các lời khuyên và kinh nghiệm để thiết kế và thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên hiệu quả

Nghiên cứu “Teacher Professional Development: A Literature Review” của Louise Stoll, Kate D'Andrea, và Gillian Grace (2012) tổng hợp các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên, đưa ra các phân tích và đánh giá về những yếu tố quan trọng để thành công trong việc bồi dưỡng giáo viên

“Teacher Professional Development and Teacher Change: A Multilevel Analysis” của Gert Biesta, Roelof Jan Veugelers, và Thomas Lans (2015) nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa quản lý bồi dưỡng giáo viên và sự thay đổi của giáo viên trong quá trình giảng dạy, đưa ra các kết quả về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Cùng với đó, có một số các công trình nghiên cứu ở Việt Nam như:

Cuốn “Quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo

viên” của Nguyễn Văn Thạch và Nguyễn Thị Kim Dung (2016) tập trung vào

các phương pháp và kỹ năng quản lý bồi dưỡng giáo viên để nâng cao năng lực chuyên môn của họ

Trang 24

Công trình “Phát triển chuyên môn cho giáo viên trong thời đại số”

của Nguyễn Thị Kim Anh (2018) cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý bồi dưỡng giáo viên trong thời đại số, giúp giáo viên có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình để phục vụ tốt hơn trong giảng dạy

“Quản lý bồi dưỡng giáo viên trong các trường học hiệu quả” của Lê

Thị Quỳnh Trang (2018 đưa ra các chiến lược và kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng giáo viên trong các trường học, giúp các nhà quản lý và giáo viên tìm hiểu và áp dụng những phương pháp hiệu quả

Đỗ Thị Thu Hà trong “Quản lý bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển năng lực chuyên môn” (2017) giới thiệu các phương pháp và chiến lược để quản lý bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện đại

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm bồi dưỡng, năng lực và năng lực dạy học

Bồi dưỡng là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động cập

nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng trên cơ sở nền tảng kiến thức đã được đào tạo trước đó

Năng lực được hiểu theo nghĩa là một thuộc tính của nhân cách Nhắc

đến năng lực, người ta thường hiểu là khả năng của một cá nhân phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể Những khả năng ấy giúp con người hoạt động một cách có hiệu quả, đạt được kết quả như mong muốn Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực “là khả năng đủ để làm việc gì đó” Theo từ điển mở wikinationary thì “năng lực là khả năng làm việc tốt nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn”

Năng lực trong lĩnh vực sư phạm được hiểu là hệ thống các đặc điểm

tâm lí cá nhân của người thực hiện công tác quản lý Những đặc điểm này cần đảm bảo mang đến ảnh hưởng giáo dục có hiệu quả đối với các thành viên

Trang 25

Năng lực dạy học là một trong các bộ phận cấu thành năng lực nghề

nghiệp của người giáo viên Đây được coi là năng lực cơ bản nhất trong cấu trúc năng lực sư phạm của một nhà giáo Năng lực dạy học của giáo viên được thể hiện cụ thể qua 4 thành phần là: năng lực thiết kế dạy học, năng lực tiến hành dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá và năng lực quản lý dạy học

Thiết kế dạy học là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học của

người giáo viên Năng lực thiết kế dạy học gồm 2 năng lực cụ thể, tương ứng với 2 công đoạn:

Thứ nhất, năng lực chuẩn bị thiết kế bài học

Đây là khả năng của giáo viên để xây dựng và tổ chức các kế hoạch học tập có cấu trúc, mục tiêu và hiệu quả để đạt được mục tiêu giảng dạy điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn và khả năng tương tác với học sinh để đảm bảo rằng học sinh có thể tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả và hợp lý

Để có sự chuẩn bị thiết kế bài học tốt nhất, giáo viên cần xác định được khả năng nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần có liên quan đến bài học ở học sinh; phân tích các đặc điểm hoạt động của lớp học để lên kế hoạch tổ chức; phân tích các điều kiện thực hành hiện có để chuẩn bị phương án, cách thức tổ chức hợp lý

Thứ hai, năng lực thiết kế bài học

Đây là một quá trình mang tính hệ thống giúp các nguyên tắc dạy học được hiện thực hóa thành kế hoạch hoạt động dạy học Năng lực thiết kế bài học bao gồm các thành tố: năng lực viết mục tiêu dạy học, năng lực xác định hoạt động dạy học, một số năng lực khác như thu thập tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin,…

Năng lực tiến hành dạy học gồm một số năng lực thành phần như:

Thứ nhất, năng lực sử dụng các phương pháp dạy học

Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu, nhược điểm khác nhau nên nhìn chung, không có bất kì một phương pháp nào được đánh giá là lý tưởng và ưu

Trang 26

việt nhất trong quá trình dạy học Người giáo viên có năng lực này là người biết kết hợp các phương pháp để phát huy tối đa các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học

Thứ hai, năng lực sử dụng phương tiện dạy học và thiết bị thực hành

Giáo viên cần biết dựa vào nội dung của từng bài học để lựa chọn sử dụng các phương tiện, thiết bị phù hợp Người học sẽ thực sự bị cuốn hút với những bài giảng, tiết học mà giáo viên biết khai thác các phương tiện, thiết bị thực hành

Thứ ba, năng lực trình diễn kĩ năng (thao tác mẫu)

Với năng lực này, giáo viên cần thực hiện theo 3 bước cơ bản: Bước 1: Chuẩn bị hành động (cần làm mẫu)

Bước 2: Biểu diễn hành động mẫu Bước 3: Đánh giá kết quả biểu diễn

Thứ tư, năng lực tổ chức học tập theo nhóm

Giáo viên cần có năng lực chuẩn bị trước các nội dung, phương pháp, tài liệu cũng như các phương tiện, thiết bị hỗ trợ quá trình hoạt động nhóm Hơn nữa, giáo viên cũng cần biết cách chia nhóm sao cho phù hợp với yêu cầu của bài học hay mục đích dạy học của bản thân Cần có năng lực quản lý, tổ chức để hoạt động nhóm diễn ra hiệu quả, khoa học

Thứ năm, năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ

Giáo viên cần biểu đạt một cách rõ ràng, rành mạch những suy nghĩ và tình cảm của mình bằng lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể Năng lực này đòi hỏi giáo viên cần phải chú ý đến cả nội dung cũng như hình thức khi biểu đạt

Nội dung ngôn ngữ phải hàm chứa thông tin chính xác, súc tích và cô đọng Lời nói phải có tính khoa học và logic

Hình thức ngôn ngữ cần giản dị, sinh động, có ngữ điệu rõ ràng, mạch lạc Hạn chế tối đa các sai phạm về ngữ pháp, ngữ âm

Trang 27

Thứ sáu, năng lực xử lí tình huống sư phạm

Trong quá trình dạy học sẽ phát sinh rất nhiều tình huống đòi hỏi giáo viên cần có năng lực xử lí một cách khéo léo, linh hoạt

Năng lực kiểm tra, đánh giá đòi hỏi tính khách quan, công bằng và

chính xác từ người giáo viên Chỉ khi đánh giá một cách công tâm thì người giáo viên mới có được uy tín trong mắt học sinh Ngoài ra, giáo viên cũng cần tự đánh giá quá trình dạy học của chính mình để kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót

Năng lực quản lý dạy học thể hiện ở việc giáo viên biết cách thu thập

các thông tin để lập kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cho hoạt động dạy học; biết cách huy động, phân phối và kết hợp các nguồn lực để thực hiện tốt các hoạt động dạy học; hướng dẫn và điều hành các hoạt động diễn ra trong tiết học, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng giảng dạy

1.2.2 Giáo dục STEM

“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới” [31]

Ý tưởng của giáo dục STEM là cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Mathematics (toán học) Thông qua cách tiếp cận liên môn của giáo dục STEM, người học có thể vận dụng các kĩ năng, kinh nghiệm đó để giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống

Nếu như trước đây bốn môn học này được dạy một cách độc lập, riêng biệt thì STEM sẽ kết hợp chúng thành một mô hình học tập liên môn, gắn kết các kiến thức dựa vào ứng dụng thực tế

Trang 28

Mục đích của giáo dục STEM không phải là chuẩn bị cho học sinh trở thành nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay kỹ thuật viên mà là cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay

Đào tạo nhân tài đáp ứng nhu cầu việc làm của thế kỷ 21, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa thế giới

Ngoài ra, giáo dục STEM còn chú trọng phát triển các kỹ năng sống cần thiết để học sinh thành công trong công việc tương lai, đó là các kỹ năng của thế kỷ 21 như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo…

3 yếu tố cốt lõi của giáo dục STEM

Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục toàn diện, mang

tính liên môn và được ứng dụng thực tế

Giáo dục STEM kết hợp 4 môn học là Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học thành một mô hình học tập dựa vào tính ứng dụng thực tế của nó Bằng mô hình học tập này, học sinh sẽ vừa có kiến thức vừa có kĩ năng thực tế, có thể áp dụng được các kiến thức mình được học vào thực tiễn

Thứ hai: Kết nối các bài học với thế giới thực Giáo dục STEM sẽ phá

bỏ khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, đào tạo ra những con người có thể làm việc “đúng lúc” trong môi trường làm việc mang tính sáng tạo cao, trong những công việc đòi hỏi tư duy xuyên thế kỷ 21

Thứ ba: Đó là sự kết nối từ trường học đến cộng đồng đến tổ chức toàn

cầu Đây là thời đại của thế giới phẳng, cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa và điều khiển từ xa thông qua các thiết bị điện tử di động thông qua kết nối internet

Vì vậy, quá trình giáo dục STEM không nên chỉ tập trung vào các vấn đề cụ thể của địa phương mà phải gắn với bối cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng toàn cầu, như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, v.v.…

Trang 29

1.2.3 Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM là “tổ chức dạy học phát triển năng lực STEM của học sinh trên cơ sở phương pháp liên môn, giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong các tình huống cụ thể” [7, tr.54]

Do đó, đặc điểm của dạy học theo định hướng giáo dục STEM đặt ra một số câu hỏi: (1) Hướng tới việc trau dồi năng lực STEM của học sinh, nhấn mạnh khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết vấn đề (2) Dạy học tích hợp liên môn; (3) Tích hợp liên môn các môn học phổ thông là toán, lý, hóa, sinh, công nghệ, tin học và các bộ môn khác, nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn trong một tình huống cụ thể; (4) Người học phải chủ động và không ngừng trải nghiệm Những đòi hỏi này đặt ra câu hỏi về năng lực dạy học của giáo dục tổ chức dạy học theo phương pháp thành công

Rất nhiều nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng giáo dục STEM có thể dạy trong một môn học duy nhất, trên nhiều môn học hoặc trong các môn học cụ thể:

Trong một môn học, giáo viên có thể phân bổ thời gian để học sinh tham gia vào các hoạt động: đặt câu hỏi; tìm giải pháp hoặc cách tiếp cận vấn đề; thu thập thông tin, dẫn chứng và cuối cùng là tổng kết, tiếp thu kiến thức

Các chủ đề xuyên suốt: Các chủ đề STEM này bao gồm nhiều chủ đề khác nhau Về cơ bản, các chủ thể sử dụng cùng một câu hỏi trong cùng một ngữ cảnh Các giáo viên dạy các môn học khác nhau sẽ dạy các chủ đề STEM giống như cách họ dạy các chủ đề STEM trong một môn học, nhưng theo quan điểm của riêng họ Ví dụ, về chủ đề “chất lượng nước”, một giáo viên hóa học sẽ yêu cầu học sinh học hỏi từ việc nghiên cứu mức độ pH trong nước, trong khi một giáo viên sinh học cho học sinh theo định hướng STEM sẽ tập trung vào nghiên cứu các loài sinh vật trong nguồn nước đó và ảnh hưởng như thế nào đến nguồn nước Chất lượng nước, hoặc giáo viên địa lý có

Trang 30

thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu dưới góc độ nguồn nước, cấu trúc địa chất có tác động gì đến nước…

Nhiều môn học: Dạng chủ đề STEM này phức tạp hơn, sự liên kết kiến thức giữa các môn học rất chặt chẽ Đề tài vẫn đang đi sâu vào chủ đề dưới góc độ kiến thức chuyên môn Nhưng nội dung của bài toán trước sẽ là tiền đề của bài toán sau Các môn học phải được phối hợp để dạy những nội dung trùng lặp Như đã đề cập trước đó, mô hình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để đảm bảo kiến thức, kỹ năng sinh viên học được trong ngành này là tiền đề, điều kiện để sinh viên lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mà sinh viên có thể học được ở các ngành sau Cần có sự phối hợp và hợp tác giữa các nhà lãnh đạo học thuật, và bất kỳ thay đổi nào về kiến thức, thời gian, v.v sẽ có tác động đến mô hình

Năng lực dạy học của giáo dục STEM là khả năng tổ chức dạy học của giáo viên để đảm bảo học sinh đạt được mục tiêu phát triển năng lực của giáo dục STEM

Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM gồm các năng lực thành phần:

TT Năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

1 Xây dựng mục tiêu giáo dục STEM trong dạy học

2 Xác định, lựa chọn chủ đề STEM phù hợp trong dạy học 3 Thiết kế chủ đề STEM trong dạy học

4 Lập kế hoạch dạy học bài học theo định hướng giáo dục STEM 5 Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng STEM 6 Tư vấn học sinh học tập theo hướng giáo dục STEM

7 Quản lý hoạt động học và xây dựng môi trường học tập phát triển năng lực STEM

8 Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh theo định hướng STEM 9 Đánh giá cải tiến hoạt động giảng dạy theo định hướng STEM

Trang 31

1.2.4 Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

UNESCO đề xuất rất cụ thể khái niệm bồi dưỡng Vì vậy, đào tạo là quá trình cập nhật, trau dồi, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ thông qua các hình thức đào tạo nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng, trình độ, chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực hoạt động

Ở một góc độ khác, tu dưỡng là nâng cao năng lực nghề nghiệp và quá trình này chỉ có thể xảy ra khi cá nhân, tổ chức làm những công việc đòi hỏi phải nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp

Theo Nguyễn Minh Đường “bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức còn thiếu hoặc lạc hậu theo môn học, bổ sung ngành nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố kỹ năng nghề nghiệp Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, giúp họ có cơ hội củng cố, mở rộng một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng chuyên môn sẵn có để thực hiện công việc chuyên môn hiệu quả hơn thường được xác nhận bởi một chứng chỉ” [13, tr.48]

Trên bình diện quốc tế, các nhà khoa học đưa ra quan điểm rằng bồi dưỡng là quá trình đào tạo liên tục, biểu hiện là quá trình rèn luyện không ngừng trước và trong quá trình làm việc Bởi vậy, giống như khái niệm đào tạo, có nhiều phương pháp và cách thức để tiếp cận quy trình bồi dưỡng Và tất nhiên, mỗi cách thức lại có một mô hình bồi dưỡng khác nhau và ở mỗi cách đó, bồi dưỡng lại được hiểu theo một nghĩa khác nhau

Ở góc độ người tiếp nhận bồi dưỡng, trong quá trình bồi dưỡng, chủ thể là người bồi dưỡng, nhưng cũng có khi chủ thể là của chính mình

Xuất phát từ những luận điểm trên, tác giả đưa ra quan niệm: “Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động đã được đào tạo để hoàn thành nhiệm vụ trước yêu cầu được giao Đối tượng bồi dưỡng là những người đã qua đào tạo và có trình độ

Trang 32

chuyên môn nhất định Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động, giúp họ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao dưới sự tác động của khoa học - công nghệ, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đương thời” [9, tr.37]

Công tác đào tạo giáo viên: Một mặt, công tác dạy học nói chung cũng

giống như công tác dạy học của các chuyên ngành khác, nhưng có những nét đặc thù riêng Nó đề cập đến việc nâng cao, hoàn thiện phẩm chất chính trị, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên Trên thế giới, bồi dưỡng giáo viên được công nhận là đào tạo lại, đổi mới và cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn Ở nước ta, bồi dưỡng giáo viên còn được coi là sự tiếp tục của công tác đào tạo ban đầu, đào tạo trong khi làm việc

Theo chúng tôi, bồi dưỡng giáo viên thuộc phạm trù giáo dục thường xuyên, đối tượng của nó là những người trưởng thành có nghề nghiệp đặc biệt, vì sản phẩm lao động của họ rất đặc biệt, tạo ra những “con người cá nhân”, “con người xã hội cá nhân” Vì vậy, khác với các nghề khác, bồi dưỡng giáo viên không chỉ bổ sung kiến thức, kỹ năng mới để nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ mà còn dạy cho họ hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực và khả năng thích ứng với các đối tượng nghề thường xuyên thay đổi

Từ đó có thể hiểu bồi dưỡng giáo viên là quá trình thường xuyên bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, giúp họ cập nhật, chuyển hóa và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu trước nhiệm vụ dạy học mới

Việc bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên dựa trên nội dung năng lực dạy học của giáo viên, thường xuyên bổ sung, nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên, giúp giáo viên cập nhật, chuyển hóa, trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ mới để hoàn thiện quá trình của giáo viên

Trang 33

Xuất phát từ những quan niệm trên, tác giả hiểu rằng, nâng cao năng lực dạy học toán của giáo viên trung học cơ sở là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng dạy học Toán theo định hướng giáo dục STEM Đáp ứng yêu cầu của chương trình dạy học và giáo trình toán cấp trường, nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học chương trình mới

1.2.5 Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM

“Quản lý là việc quản trị một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hay cơ quan chính phủ Quản lý bao gồm các hoạt động xây dựng chiến lược của một tổ chức và phối hợp các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có như tài chính, tự nhiên, công nghệ và con người” [14, tr.55]

Trong thực tế cuộc sống, quản lý nảy sinh khi mà loài người có những hoạt động mang tính tập thể Công việc của người quản lý là điều khiển, hướng dẫn các cá nhân tham gia vào các hoạt động chung, điều phối các hoạt động cá nhân để từ đó tạo thành một hoạt động mang tính thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu Với công việc đó, quản lý đòi hỏi phải có tổ chức và quyền lực Trong đó, tổ chức quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cũng như là quyền hạn và mối quan hệ giữa các cá nhân tham gia vào hoạt động chung Còn quyền lực tạo ra khả năng điều khiển, áp đặt ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng khác, bảo đảm sự tuân thủ các quy định của các cá nhân Quyền lực là phương tiện quan trọng để đối tượng quản lý điều khiển, chỉ đạo, thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình

Chủ thể quản lý là cá nhân hoặc tổ chức, là người đại diện có quyền hạn và trách nhiệm, là người liên kết, điều phối các hoạt động riêng lẻ của mỗi người nhằm mục tiêu chung nhằm đạt được những kết quả quản lý nhất định

Trang 34

Khách thể của quản lý là hành vi của các cá nhân, tổ chức và các quá trình xã hội Các hành vi và quá trình này được quy định bởi nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật tuỳ theo từng loại hình quản lý

Quản lý là việc xây dựng các kế hoạch hành động (bao gồm đặt mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), cơ cấu tổ chức (cơ quan thực hiện, điều phối nhân sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực tài chính, kỹ thuật…), hướng dẫn, điều hành, kiểm soát và Đánh giá kết quả, điều chỉnh sai sót (nếu có) để đảm bảo đạt được mục tiêu mục tiêu của tổ chức

Hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng và phát triển năng lực dạy học môn toán theo định hướng STEM của giáo viên trung học cơ sở ở các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là quá trình hiệu trưởng trường trung học cơ sở tác động một cách có mục đích và có hệ thống đến quá trình phát triển, bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên để phát triển năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở

1.3.1 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên sẽ được nâng cấp hơn về cả kiến thức, kĩ năng và thái độ Theo đó, mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên là:

Về kiến thức: Nhận thức được thế nào là STEM, vai trò của môn Toán

trong giáo dục STEM, kết hợp các môn khoa học khác trong quá trình dạy học môn Toán như thế nào,…

Trang 35

Về kĩ năng: Giáo viên có thể thiết kế được giáo án môn Toán theo định

hướng giáo dục STEM và thực hiện được giáo án đó Đồng thời, giáo viên cũng có thể đánh giá được kết quả sau quá trình thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM Giáo viên so sánh, đối chiếu và thấy được hiệu quả khác biệt khi dạy môn Toán theo định hướng giáo dục STEM

Về thái độ: Giáo viên có cái nhìn đúng đắn, khách quan về dạy học

môn Toán theo định hướng giáo dục STEM

1.3.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở

Năng lực dạy học của giáo viên được hình thành và phát triển trong suốt quá trình học tập tại các trường sư phạm Sau đó, năng lực này tiếp tục được trau dồi và nâng cao thông qua quá trình công tác, bồi dưỡng của người giáo viên Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng của quá trình giảng dạy, cần phải thể hiện được tính toàn diện trong quá trình thực hiện mục tiêu bồi dưỡng Hoạt động dạy học của người giáo viên không đơn giản chỉ là soạn giáo án và dạy trên lớp một cách đại trà mà là lập kế hoạch dạy học với các đối tượng cụ thể, bám sát chương trình và thực hiện giảng dạy phù hợp với các đối tượng khác nhau

Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cung cấp cho giáo viên hệ thống tri thức liên quan đến giáo dục STEM, cách thức xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng giáo dục STEM, các phương pháp tổ chức dạy học, đánh giá, kiểm tra theo định hướng giáo dục STEM Cụ thể, đối với giáo viên dạy Toán cấp trung học cơ sở, bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng STEM cần cung cấp cho giáo viên các tri thức về vị trí, vai trò của môn Toán trong giáo dục STEM; cách thức liên hệ các kiến thức giữa các môn khoa học khác với Toán học để xây dựng các bài giảng STEM hấp dẫn, thú vị; các phương pháp tổ chức một tiết học

Trang 36

ứng dụng STEM và cách kiểm tra, đánh giá một tiết học Toán được tổ chức theo định hướng giáo dục STEM

Nội dung bồi dưỡng về giáo dục STEM

- Khái niệm STEM - Giáo dục STEM

+ Dạy học môn Toán theo phương thức giáo dục STEM

+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM giúp học sinh hứng thú với tiết học

+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu ứng dụng Toán học

- Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM

Nội dung bồi dưỡng về kĩ năng lựa chọn, xây dựng chủ đề STEM

- Xác định các năng lực STEM cụ thể cần phát triển ở học sinh cấp trung học cơ sở

- Xác định và lựa chọn chủ đề STEM phù hợp, đặt tên cho chủ đề - Thiết kế chủ đề STEM

Lập kế hoạch dạy học theo định hướng giáo dục STEM

- Quy trình, các bước lập kế hoạch một bài học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM

- Xác định, phối hợp các yếu tố giảng dạy trong quá trình dạy học Toán theo định hướng giáo dục STEM

- Hệ thống các hoạt động của học sinh

- Tiêu chí đánh giá một tiết học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM

Nội dung bồi dưỡng về tổ chức dạy học Toán theo định hướng giáo

Trang 37

- Kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ quá trình dạy học theo định hướng STEM

Nội dung bồi dưỡng về đánh giá quá trình dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM

- Các tiêu chí đánh giá một bài học STEM

- Các bước phân tích hoạt động của học sinh trong giờ học STEM - Thu thập hồ sơ và đưa ra kết quả đánh giá học sinh

1.3.3 Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở

Cũng giống như phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học nói chung, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM nói riêng cần dựa trên quan điểm lấy người học làm trung tâm Các phương pháp được lựa chọn cần khái thác được tối đa kinh nghiệm cho giáo viên và phải phù hợp với phương pháp học tập của lứa tuổi Một số phương pháp có thể kể đến như: phương pháp thực hành, phương pháp trải nghiệm thực tế, phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp thảo luận, sermina, phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu,…

Tùy vào các nội dung bồi dưỡng mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp Chẳng hạn, khi giảng dạy nội dung kiến thức về STEM và giáo dục STEM, người thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng có thể lựa chọn phương pháp thuyết trình, đàm thoại hay thảo luận để giáo viên nắm được trí thức Đây là những tri thức tương đối mới mẻ và còn khá mơ hồ đối với phần lớn các giáo viên, chính vì vậy, người có vai trò tập huấn, bồi dưỡng cần cung cấp thông tin cho giáo viên thông qua các phương pháp nêu trên Đồng thời, cũng nên đưa ra một vài luận điểm để giáo viên cùng thảo luận, từ đó có thể hình dung được nhận thức của giáo viên về STEM

Trang 38

Một số các nội dung khác như cách thức lập kế hoạch dạy học, cách tổ chức dạy học, các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học kĩ thuật,… theo định hướng giáo dục STEM có thể sử dụng phương pháp bồi dưỡng là nghiên cứu tài liệu Bởi hầu hết các nội dung này đều có nét tương đồng với những kiến thức, năng lực mà giáo viên đã có từ trước đó giáo viên chỉ cần đọc, nghiên cứu để thấy được sự khác nhau giữa năng lực dạy học truyền thống và năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

1.3.4 Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở

Các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên cần được sử dụng một cách đa dạng, phong phú và phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất Một số hình thức có thể kể đến là:

Thứ nhất, sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn

Đây là một cách thức hiệu quả để giáo viên có thể củng cố, bồi dưỡng thêm kiến thức và phương pháp giảng dạy của mình Cách thức này giúp tinh thần đoàn kết của các thành viên trong tổ chuyên môn trở nên khăng khít hơn, giúp mọi người cùng xác định được mục tiêu mà mình sẽ hướng đến trong quá trình dạy học Đặc biệt, giáo dục STEM là sự kết hợp liên môn chứ không phải chỉ gói gọn trong phạm vi một môn nhất định

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu các chuyên đề, chủ đề là một hình thức tổ chức đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng STEM Ở các trường phổ thông nói chung, các tổ chuyên môn thường sinh hoạt sau mỗi hai tuần Như vậy, mỗi học kì tổ chuyên môn chỉ cần tổ chức thành công một chủ đề dạy học theo định hướng STEM thì đã có thể giúp cho các thành viên trong tổ nâng cao được kiến thức, kĩ năng trong quá trình dạy học theo định hướng STEM Có thể triển khai các buổi sinh hoạt như sau:

Trang 39

- Buổi 1: Tổ chuyên môn cùng thống nhất chủ đề STEM, thảo luận định hướng thực hiện và lựa chọn, phân công giáo viên lập kế hoạch chi tiết bài học đó

- Buổi 2: Giáo viên được phân công trình bày kế hoạch bài giảng trước tổ chuyên môn Các thành viên còn lại cho ý kiến nhận xét, đánh giá, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch

- Buổi 3: Giáo viên được phân công tiến hành dạy học theo kế hoạch đã được thống nhất trong buổi sinh hoạt trước, các giáo viên còn lại dự giờ, hỗ trợ nếu cần

- Buổi 4: Tổ chuyên môn đưa ra những đánh giá trong buổi dự giờ trước đó, rút kinh nghiệm

Thứ hai, khảo sát, học tập kinh nghiệm của trường khác

Để có thể áp dụng được hình thức này, các cán bộ quản lý cần khảo sát trước và lựa chọn các trường phù hợp để tổ chức hoặc giới thiệu giáo viên đến học tập Trường được chọn phải là trường có kết quả dạy học tốt, có nhiều yếu tố tích cực, có sự sáng tạo trong công tác giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM,… Tuy nhiên, cán bộ quản lý cũng cần lưu ý rằng trường được chọn phải có điều kiện cơ sở vật chất tương đương với trường của mình thì sự so sánh mới khách quan và hợp lí

Thứ ba, bồi dưỡng tập trung

Hình thức bồi dưỡng này được áp dụng nhằm hướng dẫn giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, hướng dẫn thực hành và giải đáp các thắc mắc của giáo viên Các tài liệu cần được cung cấp cho giáo viên trước buổi bồi dưỡng để họ có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và ghi lại những thắc mắc cần được giải đáp

Thứ tư, bồi dưỡng trực tuyến

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, hình thức bồi dưỡng trực tuyến là một hình thức vô cùng tiện lợi cho cả người dạy

Trang 40

lẫn người học Hình thức này có nhiều ưu điểm là giáo viên có thể liên hệ và kết nối được với nhau để chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm dạy học, từ đó hỗ trợ nhau trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả hình thức này thì giáo viên cần phải có hiểu biết về tin học và có điều kiện học tập đảm bảo kĩ thuật

Thứ năm, tổ chức các kì thi các cấp cho giáo viên liên quan đến dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Các nhà quản lý có thể tổ chức các cuộc thi để giáo viên củng cố kiến thức, kĩ năng của bản thân về dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM Thông qua các cuộc thi, giáo viên không những nâng cao được chuyên môn mà còn có thể học hỏi lẫn nhau các kinh nghiệm giảng dạy

Các hình thức nêu trên cần được lựa chọn phù hợp với điều kiện của từng trường, từng cơ sở giáo dục cụ thể

1.3.5 Điều kiện bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên trung học cơ sở

Lực lượng tham gia

Có thể huy động nhiều lực lượng tham gia vào quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên

Một là: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn (gọi chung là cán bộ quản lý)

Cán bộ quản lý là những người có thể tác động đến nhu cầu được thể hiện, khẳng định bản thân của mỗi giáo viên Vì thế, cán bộ quản lý cần có sự động viên tinh thần, sự đánh giá công tâm, khách quan với khả năng của mỗi giáo viên nhằm kích thích tinh thần tự học, tự rèn luyện năng lực dạy học của mình, đặc biệt là với một hình thức dạy học mới như giáo dục STEM Tổ trưởng chuyên môn có vai trò rất lớn trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên Họ là những người có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ và liên kết với các tổ khác để thực hiện các kế hoạch giảng dạy

Ngày đăng: 06/04/2024, 15:34

Tài liệu liên quan