PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DOANH NGHIỆP1.1 Thông tin tổng quan về doanh nghiệp- Tên công ty: Công ty Cổ phần Thép Nam Kim - Tên tiếng anh: Nam Kim Steel Joint Stock Company - Tên viết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
LỚP: SÁNG THỨ 2, 4
GIẢNG VIÊN
TS Lê Hoàng Vinh
TS Nguyễn Hải Yến
Danh sách sinh viên thực hiện
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DOANH NGHIỆP 3
1.1 Thông tin tổng quan về doanh nghiệp 3
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính 3
PHẦN 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 4
2.1 Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến tài chính của doanh nghiệp 4
2.2 Ảnh hưởng của ngành đến tài chính của doanh nghiệp 4
2.2.1 Về khó khăn 4
2.2.2 Về thuận lợi 5
PHẦN 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6
3.1 Tổng quan 6
3.2 Chỉ tiêu phân tích 7
3.2.1 Cơ cấu nguồn vốn, tài sản 7
3.2.2 Nhóm chỉ số lợi nhuận 9
3.2.3 Nhóm chỉ số định giá 14
3.2.4 Nhóm chỉ số thanh toán 14
3.2.5 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động 15
3.2.6 Dòng tiền 16
3.2.7 Thuế 18
3.3 Đưa ra kết luận, kiến nghị đề xuất dưới góc độ xem xét 18
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Thông tin tổng quan về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Thép Nam Kim
- Tên tiếng anh: Nam Kim Steel Joint Stock Company
- Tên viết tắt: NAKISCO
- Giấy ĐKKD: Số 3700477019 (số cũ: 4603000055) do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhBình Dương cấp lần đầu ngày 23/12/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 25 ngày25/07/2019
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô A1, Đường Đ2, Khu công nghiệp Đồng An 2, phường HòaPhú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- Nơi niêm yết: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
- Mã cổ phiếu: NKG
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu: Sản xuất cácloại tôn thép: tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kimnhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn
Sản xuất sắt, thép, gang: Sản xuất thép ống, thép hộp, thép hình và các sảnphẩm từ thép cuộn, thép cán nguội, thép mạ kẽm, băng thép đen, băng thép mạ kẽm.Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Bán buôn sắt, thép các loại
Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại (trừ xử lý và tráng phủ kim loại vàkhông gia công tại địa điểm trụ sở chính)
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Mua bán phế liệu(không chứa, phân loại, xử lý, tái chế tại trụ sở chính)
Trang 4PHẦN 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến tài chính của doanh nghiệp
Kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều ẩn số, sẽ tác động mạnh đến giá cả hànghóa, đặc biệt là sắt thép, nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất,xây dựng Trong bối cảnh đó, ổn định thị trường trước các biến động vĩ mô, nhằm tạo
đà tăng trưởng sẽ là những gì Việt Nam cần hướng tới trong năm nay
Nhìn chung, trong bối cảnh giá cả hàng hóa còn nhiều ẩn số, nền kinh tế vĩ môtrên thế giới gặp nhiều thách thức, việc linh hoạt phát huy sức mạnh nội tại sẽ mởđường cho tăng trưởng tại Việt Nam ổn định và bền vững
Không ít doanh nghiệp thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn nhất từ trước đếnnay; trong đó, ngoài nguyên nhân khách quan là suy giảm kinh tế nói chung, còn cónhững nguyên nhân chủ quan của nền kinh tế Việt Nam cần tiếp tục có động thái canthiệp quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành
Áp lực từ các nền kinh tế lớn sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất trongnước khó khăn hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép xây dựng Trong khi
đó, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, biến động giá cũng sẽ làyếu tố gây ra nhiều thách thức cho ngành
2.2 Ảnh hưởng của ngành đến tài chính của doanh nghiệp
2.2.1 Về khó khăn
Ngành thép toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức do sự sụt giảm nhu cầu,
sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và biến động giá hàng hóa do sự bùng phát của đạidịch Covid-19, theo Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là trong một trong số ítnhững nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong đại dịch Ngành thép Việt Nam, sau nửa đầunăm ảm đạm, đã ghi nhận những con số khả quan vào năm 2021 Sự gián đoạn nguồncung toàn cầu trong khi nhu cầu được cải thiện nhờ vào dòng vốn đầu tư công củaChính Phủ các nước được giải ngân mạnh mẽ nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của khối
tư nhân
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Dịch bệnh đến ngay sau khi Thép Nam Kim trải qua giai đoạn kinh doanhkhông thuận lợi từ năm 2018 - 2019, nên công ty đã đánh giá năm 2020, 2021 và 2022tràn ngập những biến động, khó khăn trong sản xuất kinh doanh
Giá nguyên liệu đầu vào ngành sản xuất tôn mạ chịu ảnh hưởng rất lớn từ thịtrường thép cuộn cán nóng thế giới - một mặt hàng chịu sự biến động mạnh của giáthế giới Tuy nhiên doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm, thông tin từ các tập đoànlớn trong các quyết định mua nguyên liệu, luôn bám sát diễn biến thị trường Ngoài ra,khi biến động giá thị trường, công ty chủ động chốt trước hàng xuất khẩu, tồn kho ởmức hợp lý Do vậy, mức độ ảnh hưởng biến động giá nguyên liệu không nhiều đếnkết quả kinh doanh
Các sản phẩm tôn mạ không có sự khác biệt về sản phẩm nhiều nên các doanhnghiệp chủ yếu cạnh tranh về giá và hệ thống bán hàng Nam Kim chưa mạnh dạn đầu
tư lớn vào mạng lưới bán lẻ mà phụ thuộc hoàn toàn vào các đại lý Điều này sẽ khiếnbiên lợi nhuận gộp không cao tuy nhiên công ty luôn theo dõi sát sao, tối ưu hóa cácsản phẩm mang lại biên lợi nhuận cao
2.2.2 Về thuận lợi
Ngành thép nội địa sẽ tiếp tục tăng khi thị trường bất động sản khu công nghiệplẫn dân dụng lấy lại đà tăng trưởng dưới làn sóng đầu tư đầu tư công FDI mạnh mẽ.Với hàng loại dự án hạ tầng của đường cao tốc Bắc Nam và khu vực đồng bằng sôngCửu Long, sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Phan Thiết sẽ là đầu tàu thúc đẩyngành thép
Tôn lạnh là thế mạnh của Nam Kim trên thị trường xuất khẩu bởi các sản phẩmtôn lạnh có chất lượng cao cấp và có thời gian sử dụng dài hơn tôn kẽm (tuổi thọ gấp 4lần tôn kẽm thông thường trong cùng điều kiện) nên được ưa chuộng tại thị trườngxuất khẩu
EU tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu nhắm vào ThổNhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu tôn mạ Việt Nam Nam Kim đang nắm bắt tốt cơ hội xuất khẩu do các nhà máycòn dư địa tăng trưởng lớn
Trang 6Công ty hiện có lượng hàng tồn kho khá dồi dào để phục vụ cho các đơn hàngđầu ra trong tình thế giá HRC (thép tấm) thường xuyên biến động tăng và giá bán raxuất khẩu tăng là một lợi thế tốt so với các doanh nghiệp ngành sắt thép
PHẦN 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3.1 Tổng quan
Góc độ phân tích: Nhà đầu tư
Mục đích phân tích: Đứng trên vai trò của các nhà đầu tư, sử dụng công cụphân tích tài chính để tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đóđưa ra các quyết định thích hợp (có đầu tư hay không) thông qua việc nhận định rủi
ro, đánh giá lợi nhuận
Nội dung phân tích:
- Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp: chỉ tiêu phân tích làcác chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện dưới dạng quy mô và
tỷ trọng
- Phân tích tình hình dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp: chỉtiêu phân tích bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanhtoán nhanh
- Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: chỉ tiêu phân tích là số vòngluân chuyển vốn ngắn hạn, chu kỳ vốn lưu động, số vòng quay hàng tồn kho, vòngquay khoải phải thu
- Phân tích kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp: phântích khả năng sinh lời vốn kinh doanh: sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời ròng của vốnkinh doanh (ROA); phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu: sử dụng chỉ tiêu hệ sốsinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
- Phân tích giá trị thị trường của doanh nghiệp: sử dụng hai chỉ tiêu: Hệ số giátrên thu nhập (P/E) và hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)
Tài liệu phân tích: Thông tin từ hệ thống kế toán chủ yếu bao gồm các báo cáotài chính hợp nhất năm 2020 - 2021 - 2022 và một số tài liệu sổ sách kế toán như bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 7Phương pháp phân tích: Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm: Phương pháp so sánh (theo chiều ngang):đánh giá thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách so sánh chỉ tiêu phân tíchvới chỉ tiêu phân tích trong quá khứ; phương pháp phân tích Dupont
3.2 Chỉ tiêu phân tích
3.2.1 Cơ cấu nguồn vốn, tài sản
a) Cơ cấu nguồn vốn
Trong bảng cân đối kế toán năm 2022, tổng nợ phải trả của Nam Kim là 8.141
tỷ đồng, so với năm 2021 là 9.674 tỷ đã giảm 15,8%, với 8.108 tỷ đồng trong số đó là
nợ ngắn hạn Tuy nhiên so với năm 2020, đã tăng lên 3559 tỷ đồng, hơn 78% nợ phảitrả Bên cạnh đó, tổng nợ phải trả năm 2022 chiếm tỷ trọng khá lớn, 61% trong tổngtài sản Để giải quyết vấn đề nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanhnghiệp và tài trợ vốn lưu động, trong một báo cáo mới đây, Công ty chứng khoánRồng Việt (VCSC) cho rằng Nam Kim sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong tương lai đểthanh toán
Nợ ngắn hạn là 8.108 tỷ đồng, phải trả người bán ngắn hạn giảm 47,8% về còn2.544 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng 35,5% lên mức 5.111 tỷ đồng.Chủ yếu do gia tăng các khoản vay nợ bằng Việt Nam đồng của công ty với các tổchức tín dụng
Theo số liệu ở trên, tỷ số nợ năm 2022 là 0,60 đã giảm hơn so với năm 2021
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tàitrợ chủ yếu bởi các khoản nợ, có khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phásản Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có
Trang 8nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp cóthể gặp rủi ro trong việc trả nợ Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó
là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệpphải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp
lý nhất
Hệ số tự tài trợ năm 2022 so với 2021 tăng 0,02 chứng tỏ khả năng tự tài trợcủa doanh nghiệp tăng Tuy nhiên tỷ suất này nhỏ hơn 1 nên khả năng tự bảo đảm vềmặt tài chính của doanh nghiệp còn thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanhnghiệp không tốt
Thép Nam Kim đang sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, vào năm 2022 chỉ tiêunày là 2,53 đồng nghĩa với việc vốn kinh doanh của doanh nghiệp gấp hơn 2 lần vốnchủ sở hữu Doanh nghiệp đang khá mạo hiểm trong hoạt động kinh doanh khi sửdụng nợ nhiều hơn số tiền chủ sở hữu bỏ ra, một khi hoạt động kinh doanh không tốthoặc lãi suất tăng thì khả năng doanh nghiệp thua lỗ là rất lớn
b) Cơ cấu tài sản
Tổng tài sản của Thép Nam Kim năm 2021 tăng 7.634 tỷ đồng so với năm
2020, tuy nhiên lại giảm 1.937 tỷ đồng vào năm 2022 Đi sâu vào từng bộ phận tathấy:
- Tài sản ngắn hạn năm 2022 giảm 1.800 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứngtốc độ giảm 1,96% là do:
+ Hàng tồn kho giảm 1.280 tỷ đồng, tương ứng tốc độ giảm 1,78% nhưng vẫnchiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn
+ Phải thu ngắn hạn giảm 385 tỷ đồng, tương ứng giảm 1,08%
Trang 9+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 196 tỷ đồng, tương ứng giảm1,04%
+ Tài sản ngắn hạn khác giảm 192 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,65%
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 254 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,59%
- Tài sản dài hạn giảm 136 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng lại tăng 1,96% là do:+ Tài sản dở dang dài hạn tăng 43 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,62%
+ Tài sản cố định giảm 182 tỷ đồng nhưng tỷ trọng tăng 1,23% so với năm2021
+ Tài sản dài hạn khác giảm gần 62 tỷ nhưng tỷ trọng lại tăng 0,21%
+ Các khoản phải thu dài hạn tăng 2 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,02%
+ Doanh nghiệp không đầu tư nhiều, số tiền đầu tư tài chính dài hạn vẫn giốngnhư năm 2021 nhưng tỷ trọng tăng 0,01%
Nhìn chung thì tỷ trọng các chỉ tiêu giảm lớn hơn tỷ trọng các chỉ tiêu tăng.Nên tổng tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn giảm Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 1,96% là
do còn tài sản dở dang dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (1,62%) và đầu tư thêm tài sản
cố định
Kết luận: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển giảm tàisản ngắn hạn và tăng tài sản dài hạn
3.2.2 Nhóm chỉ số lợi nhuận
a) Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Vào năm 2021 tăng nhanh và mạnh mẽ so với 2020 với tỷ lệ tăng là 142,86%(tăng 16.592.158.762.944 VND) do doanh thu bán hàng năm 2021 tăng nhanh và các
Trang 10khoản giảm trừ doanh thu giảm chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và sản xuất của doanhnghiệp tiến triển thuận lợi trong giai đoạn dịch Covid nhờ có các đơn đặt hàng từ nămtrước nhưng đến năm 2022 tỷ lệ này có dấu hiệu giảm sút 18% (giảm5.077.820.865.166 VND) so với năm 2021 do nền kinh tế trên toàn thế giới đangtrong giai đoạn khôi phục sau dịch Covid nhưng tốc độ vẫn còn khá chậm dẫn đếndoanh thu từ các hoạt động bán hàng giảm 18% so với năm 2021 nhưng so với năm
2020 thì vẫn tăng 99,14% (tăng 11.514.337.897.778 VND)
b) Lợi nhuận gộp:
Vào năm 2021 lợi nhuận gộp tăng mạnh so với năm 2020 (tăng 391,23%) dodoanh thu thuần tăng mạnh (142,86%) nhưng sang năm 2022 lợi nhuận gộp giảm 65%
so với năm 2021 do doanh thu thuần giảm 18,11% trong khi chi phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp chỉ giảm 9,68%
c) Lợi nhuận sau thuế:
Trang 11Trong năm 2021 lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với năm 2020, mức tăng1.929.991.525.553 VND (tăng gấp 6,5 lần) do doanh thu tăng mạnh; nhưng đến năm
2022 thì lại giảm 124.684.837.727 VND (giảm 1,056 lần) do doanh thu giảm bởi tácđộng suy thoái kinh tế sau dịch Covid, lợi nhuận gộp giảm mạnh
Tóm lại, qua phân tích sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận và các bộ phận lợi nhuận qua 3 năm, chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao ở năm 2021 nhưng có dấu hiệu giảm vào năm 2022 do tác động suy thoái từ nền kinh tế sau dịch Covid, trong đó điều đáng chú ý đó là sự giảm sút chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh chính.
d) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Năm 2021 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 19,2156% tăng 15,4845% sovới năm 2020 do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh gấp 6,5 lần và tổng tài sản tăng gấp 2lần so với 2020 cho thấy công ty huy động vốn và gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn,quản lý tài sản có hiệu quả
Năm 2022 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là -0,8641% giảm 20,0797% sovới năm 2021 và giảm 4,5953% so với 2020 do lợi nhuận sau thuế giảm 105,6% vàtổng tài sản giảm 12,58% và yếu tố nền kinh tế đang đang dần khôi phục sau suythoái
e) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Năm 2021 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 49,9821% tăng trưởng vôcùng mạnh mẽ (tăng 40,454%) so với năm 2020 do lợi nhuận sau thuế của công tytăng gấp 6,5 lần và vốn chủ sở hữu bình quân tăng 79,91% so với 2020, cho thấy công
ty huy động và sử dụng hiệu quả đồng vốn từ cổ đông
Năm 2022 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là -2,2582% giảm mạnh so vớinăm 2021 (giảm 52,2403%) do lợi nhuận sau thuế 105,6% và vốn chủ sở hữu bình
Trang 12quân giảm 7% cho thấy công ty thua lỗ, huy động và sử dụng vốn từ cổ đông chưahiệu quả.
Qua phân tích Dupont ta nhận thấy, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm
2022 sụt giảm là do mức giảm của Số vòng quay tài sản và Hệ số đòn bẩy tài chính và
sự sụt giảm mạnh của Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Cụ thể như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sụt giảm từ 7,9% của năm 2021 xuống còn 0,54% trong năm 2022 Trong giai đoạn này doanh thu ổn định giảm nhẹ hơn năm
-2021 nhưng lợi nhuận âm do giá vốn hàng bán của doanh nghiệp rất lớn Điều này chothấy mặc dù hoạt động kinh doanh đang được mở rộng, có sự phát triển về doanh thu,thị phần, tuy nhiên công ty chưa kiểm soát tốt chi phí, công tác quản lý chi chi phí cònchưa hiệu quả, dẫn tới giảm mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
- Trong khi đó, số vòng quay tài sản đã có sự cải thiện, năm 2020 là 1,5 vòngnăm 2021 là 1,8 vòng năm 2022 là 1,7 vòng, đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy tàisản của công ty đã được sử dụng hiệu quả hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn giúp tăng Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tuy nhiên công ty cần có những biện pháp để tăng
số vòng quay tài sản, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng tài sản