1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Min

36 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tp Thủ Đức, tháng 12 năm 2023

GVHD: Nguyễn Phan Như Ngọc Lớp: Thứ 6 (Tiết 3-4)

Mã LHP: 231RMET220406_05

Trang 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM

1 Tạ Đoàn Bích Loan 22136026 Tổng hợp, Phụ lục 100%

Trang 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 3

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6

2.1 Các lý thuyết và khái niệm liên quan đến đề tài 6

2.2 Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây 9

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước 9

Trang 4

2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài 13

2.3 Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 16

2.3.1 Nhận thức rủi ro 16

2.3.2 Cảm nhận chi phí 16

2.3.3 Nhận thức tính hữu ích 17

2.3.4 Hình ảnh ngân hàng 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Quy trình nghiên cứu 19

3.2 Thang đo 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC 27

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài

Với dân số xấp xỉ 100 triệu người, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển trên thế giới, song song với đó là ngành thương mại điện tử tại đây được đánh giá có những bước phát triển vượt bậc cùng với xu thế phát triển Đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, khi các giao dịch kinh doanh trực tiếp không thể diễn ra đã là chất xúc tác mạnh mẽ cho thương mại điện tử và các hình thức thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng Thanh toán điện tử có nhiều lợi ích không thể phủ nhận như tính nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, giảm chi phí xã hội, bảo đảm quản lý nhà nước về vĩ mô, thanh toán, tiền tệ, quản lý thuế, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm, … Các loại ví điện tử cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích khi có thể thanh toán nhiều dịch vụ như: mua sắm, chuyển tiền, thanh toán các loại hóa đơn, Vì vậy, ví điện tử trở thành công cụ được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng đặc biệt là giới trẻ bởi tính dễ sử dụng

Ra đời năm 2008 trong bối cảnh nền công nghiệp thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, ví điện tử là một hình thức thanh toán mới, lạ, mang lại nhiều lợi ích và tiện lợi cho người sử dụng Ví điện tử hiện nay được xem như là tương lai của hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán mà không sử dụng tiền mặt Ví điện tử được dùng để lưu trữ các thông tin kỹ thuật số của người dùng với hệ thống bảo mật cao, cho phép khách hàng mua hàng và thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi Với những tiện ích mà nó mang lại, ở tại một số quốc gia, nó đã trở thành phương thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ được yêu thích và được sử dụng rộng rãi

Bilge và các cộng sự (2021) cũng cho rằng, nhu cầu đối với các phương tiện thanh toán thuận tiện gia tăng cùng sự phát triển của sàn thương mại điện tử và sự đa dạng hệ thống thanh toán của một sàn thương mại điện tử ảnh hưởng tích cực tới quyết định mua hàng Một sàn thương mại điện tử sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn, thực hiện nhiều giao dịch hơn nếu có một hệ thống thanh toán trực tuyến tôi - an toàn,

Trang 6

tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm Tại Việt Nam, lĩnh vực thanh toán trực tuyến đang dẫn đầu và định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành Fintech với Momo, Airpay hay VnPay Sự cạnh tranh mảng thanh toán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rất khốc liệt Việc định hình một hệ thống thanh toán đáp ứng được những yêu cầu của các nhóm khách hàng trở nên rất quan trọng, khi đó có thể hỗ trợ thúc đẩy phát triển của cả sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp thanh toán Fintech

Nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua Mobile banking đang tăng cao tỉ lệ thuận với sự phát triển của thời đại công nghệ số và kinh tế - xã hội Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến cuối tháng 3 năm 2021, hoạt động thanh toán điện tử qua Internet và điện thoại di động đã có sự tăng mạnh Giao dịch qua điện thoại di động đã đạt 395,05 triệu lượt với tổng giá trị khoảng 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 78% về số lượng và 103% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020

Tuy nhiên, hiện các hình thức thanh toán điện tử đang hướng tới đối tượng người tiêu dùng trẻ, đặc biệt là thế hệ Z Đây là thế hệ tiếp cận công nghệ khá sớm, luôn cởi mở và sẵn sàng chấp nhận thanh toán điện tử Nhóm khách hàng này thậm chí còn đi đầu, tạo thành trào lưu (trend) trong việc thanh toán điện tử như thanh toán qua ví điện tử Trong khi đó, nhóm khách hàng trung niên lại khá thận trọng với các hình thức thanh toán này Phần vì ngại tiếp xúc công nghệ, ngại đổi mới, thói quen sử dụng tiền mặt cố hữu, đặc biệt tâm lý sợ rủi ro là rào cản lớn nhất khiến nhóm khách hàng này khó chấp nhận sử dụng thanh toán điện tử

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu với đề tài:

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh” Nhóm tác giả tin rằng nghiên cứu sẽ góp phần quan

trọng việc nâng cao cải thiện chất lượng của ví điện tử

Trang 7

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Xác định và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đề xuất những gợi ý và giải pháp phù hợp giúp nâng cao quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh cho nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định thanh toán bằng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu nhằm được thực hiện dựa vào việc tổng quan, tham khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài từ đó đề xuất ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sơ bộ, sau đó tác giả cùng với các cộng sự sẽ xem xét các biến quan sát thích hợp và được chỉnh sửa bổ sung các thang đo sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu định tính là nền tảng để xây dựng bộ thang đo và bộ câu hỏi khảo sát thu thập dữ liệu cho quá trình nghiên cứu tiếp theo

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát cùng với các công cụ khảo sát là bảng câu hỏi và thang đo được đề xuất từ nghiên cứu định tính Khảo sát trực tuyến được thực hiện bằng cách gửi đường link google forms đến các đối tượng thông qua mạng xã hội như Messenger và ứng dụng trực tuyến khác như: Instagram, X Khảo

Trang 8

sát trong thang đo được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ: [1] Hoàn toàn không đồng ý, [2] Không đồng ý, [3] Bình thường, [4] Đồng ý, [5] Hoàn toàn đồng ý Bảng câu hỏi có câu hỏi gạn lọc để khảo sát đúng đối tượng Kết quả của cuộc khảo sát được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố và đề xuất các giải pháp nâng cao

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được nhóm tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh với đối tượng khảo sát là sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng như thế nào Sinh viên được xem là nhóm đối tượng tiềm năng bởi họ nhóm người còn được chu cấp gia đình, sống xa nhà và ưa chuộng sự tiện lợi, nhanh chóng Vì vậy, sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch là lựa chọn phổ biến của sinh viên ngày nay

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Tại Thành phố Hồ Chí Minh Đây là nơi tập trung

nhiều sinh viên trên khắp cả nước, đồng thời cũng là nơi phát triển và tiến bộ nhất nhì cả nước đồng thời thuận tiện cho quá trình tiến hành khảo sát và nghiên cứu Vì vậy, nhóm tác giả đã quyết định chọn Thành phố Hồ Chí Minh

làm không gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu nghiên cứu, khảo sát, thu thập, phân tích và đưa ra kết quả trong vòng 12 tháng: tháng 1/2024 đến tháng 12/2024

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

1.5.1 Ý nghĩa thực tiễn

Giúp các tổ chức phát hành, nhà quản trị, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp về ví điện tử nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của sinh viên thông qua việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử, từ đó có thể cải thiện chất lượng các dịch vụ và nâng cao tính cạnh tranh

Trang 9

1.5.2 Ý nghĩa khoa học

- Nghiên cứu đóng góp việc làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên Kết quả nghiên cứu cung cấp cho mọi người những hiểu biết sâu sắc hơn về quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên, từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xu hướng sử dụng ví điện tử trong nhóm đối tượng này

- Nghiên cứu có ý nghĩa đối với sự phát triển của nền kinh tế số Ví điện tử là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán điện tử, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế của nước ta Nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có những định hướng hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử nói chung và ví điện tử nói riêng

1.6 Cấu trúc đề tài

Sau đây là các chương nghiên cứu đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết

định sử dụng ví điện tử của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh”

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và giải pháp kiến nghị với các doanh nghiệp, tổ chức phát

hành ví điện tử

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các lý thuyết và khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1 Các lý thuyết

2.1.1.1 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Một trong những lý thuyết quan trọng đánh giá hành vi người tiêu dùng là lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Phillip Kotler, Kevin Lane Keller (2007) Theo các tác giả này, những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng gồm: (1) Văn hóa - nền văn hóa và các tầng lớp xã hội; (2) Xã hội - Các quan hệ xã hội, vai trò và địa vị; (3) Cá nhân - Các thông tin nhân chủng học, thông tin cá nhân của khách hàng và (4) Tâm lý - Động cơ, nhận thức, kiến thức và thái độ của người mua

Hành vi của người tiêu dùng là một hoạt động liên quan đến việc mua, tiêu dùng, đặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụ của người tiêu dùng (Blackwell in Oke et al., 2016) Trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng, trước khi đưa ra quyết định kết hợp tiêu dùng hay mua hàng thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn mức độ hữu dụng tối đa Thật ngạc nhiên khi nghĩ rằng người tiêu dùng đưa ra các lựa chọn tối đa hóa lợi ích tiện lợi của họ, nghĩa là họ làm cho họ hạnh phúc nhất có thể (Varian, 2010) Mức độ tiện ích của người tiêu dùng càng cao thì theo đó mức độ hài lòng cũng càng cao Quyết định mua sản phẩm có thể liên quan đến việc mua một sản phẩm cụ thể xảy ra tại thời điểm mua sản phẩm (Cortina và cộng sự, 2017) Yếu tố sự dễ dàng ảnh hưởng đến niềm tin và sự hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng hơn nữa đến cường độ mua hàng được bổ sung bởi (Dachyar & Banjarnahor, 2017)

2.1.1.2 Lý thuyết chấp nhận công nghệ

Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model- TAM)

Theo (Davis 1989; Davis và ctg, 1989) đã thừa nhận và áp dụng để kiểm tra mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với những ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin một cách rộng rãi Mô hình TAM gồm hai cấu trúc: (1) Cảm nhận sự hữu ích (Perceived usefulness): mức độ mà một ai đó tin rằng việc sử dụng một sản phẩm, hệ thống, dịch vụ công nghệ đặc biệt sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ hơn; (2) Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use): mức độ mà một người tin rằng sử dụng

Trang 11

một dịch vụ, hệ thống hay sản phẩm công nghệ mới nào đó làm cho họ không cảm thấy khó khăn khi học cách sử dụng, việc sử dụng sẽ trở nên dễ hiểu và đơn giản hơn Khi đó, nhân tố dễ sử dụng đã có tác động đến cảm nhận về sự hữu ích

Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (Extended TAM):

Luarn và Lin (2004) đã khiển khai rộn hơn mô hình TAM ban đầu bằng cách thêm vào một số nhân tố có liên quan, mục đích của họ là tìm hiểu quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking (một bộ phận của Smart Banking) ở Đài Loan: Cảm nhận sự tin tưởng (Perceived credibility), Cảm nhận về tự tin (Perceived self-efficacy), Cảm nhận chi phí (Perceived cost)

Wu và Wang (2005) đã thêm: Cảm nhận rủi ro và chi phí tài chính dựa trên mô hình Extended TAM Gần đây, Jeong và Yoon (2013) cũng đã phân tích 5 cảm nhận đó của người sử dụng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Mobile Banking tại Singapore dựa trên mô hình TAM mở rộng (sự tín nhiệm, sự hữu ích, dễ sử dụng, tự cảm nhận hiệu quả và chi phi tài chính), kết quả là: cảm nhận hữu ích có ảnh hưởng lớn nhất, còn cảm nhận chi phí tài chính thì lại không ảnh hưởng

2.1.2 Các khái niệm

2.1.2.1 Quyết định sử dụng

Tjiptono (trong Katrin, et al., 2016) cho rằng quyết định sử dụng là một quá trình trong đó người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, nhận ra vấn đề về một sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể và thay đổi một số giải pháp thay thế tốt hơn có thể giải quyết vấn đề, từ đó dẫn đến việc phán quyết, sử dụng Quyết định của người sử dụng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm cá nhân như lối sống, nghề nghiệp, tuổi tác, hoàn cảnh kinh tế, giai đoạn cuộc đời, tính cách và quan niệm về bản thân Trong khi đó, quan điểm của Kotler (2015) cho rằng quyết định sử dụng là mức độ cách thức mà người mua hàng thực hiện trước khi đưa ra quyết định sử dụng một sản phẩm nào đó

Quyết định sử dụng là lý do giúp người tiêu dùng xác định việc lựa chọn sử dụng một sản phẩm theo mong muốn, nhu cầu và mong đợi từ đó có thể gây ra sự

Trang 12

hài lòng hoặc không hài lòng đối với sản phẩm đó (Olshavsky & Granbois, 1979; Puccinelli et al., 2009) Theo (Levy & Lee, 2004; Kohli, Devaraj, & Mahmood, 2004; Johansson & Burt, 2004) cũng gợi ý rằng quá trình ra quyết định sử dụng là giai đoạn mà người sử dụng trải qua trong việc xác định lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Ra quyết định của người tiêu dùng là một quá trình tích lũy và kết hợp kiến thức để đánh giá những hành vi thay thế và chọn một trong số hành vi đó (Setiadi, 2003) Quyết định sử dụng là sự lựa chọn của hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế, nghĩa là người ta có thể đưa ra quyết định, phải có một số lựa chọn để thay thế Quyết định sử dụng có thể dẫn đến quá trình ra quyết định được thực hiện như thế nào (Schiffman & Kanuk, 2004) Quyết định sử dụng là một quá trình quyết định sử dụng bao gồm việc xác định những gì sẽ được sử dụng hoặc không có được từ các hoạt động trước đó (Assauri, 2009) Trong khi đó (Kotler & Keller, 2012) cho rằng quyết định sử dụng là quá trình giải quyết vấn đề bao gồm phân tích mong muốn, nhu cầu, thu thập thông tin, đánh giá nguồn lực, lựa chọn thay thế, quyết định sử dụng và hành vi sau sử dụng

2.1.2.2 Ví điện tử

Theo Điều 1 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều của Nghị định số 101/2012/NĐ - CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, “ Ví điện tử” là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như sim điện thoại di động, chip điện tử, máy tính, ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài Khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài Khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1”

Theo Ramli & Hamzah (2021) cho rằng “Ví điện tử” được định nghĩa là “nền tảng dựa trên thiết bị di động hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt cho giao dịch mua bán – ở gần hoặc xa, giữa người tiêu dùng và người bán hoặc nhà cung cấp dịch vụ” “Ví điện tử” được xem như “ví tiền” của người tiêu dùng trên internet (Công ty

Trang 13

chuyển mạch tài chính Quốc gia, Banknetvn) Nhìn chung, các khái niệm trên không đối lập mà có sự tương đồng và bổ sung cho nhau

2.2 Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về quyết định lựa chọn sử dụng ví điện tử dựa trên nhiều yếu tố tích cực như tiện ích và thuận lợi, đồng thời các yếu tố tiêu cực như độ rủi ro của ví điện tử Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu bao gồm độ tin cậy, và quy định pháp lý liên quan đến việc sử dụng ví điện tử Những nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan và cụ thể về quyết định sử dụng ví điện tử trong phạm vi nghiên cứu Có thể chỉ ra một vài nghiên cứu sau :

- Nghiên cứu về: “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smartbanking – Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn” của Hà Nam Khánh Giao, Trần Kim Châu (2020) Bài nghiên cứu này

có tác dụng xác định và đo lường các “nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ smart banking tại Ngân hàng BIDV (Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Sài Gòn)”, bằng cách khảo sát 235 người sử dụng ngân hàng của chi nhánh này Nghiên cứu đã dùng công cụ SPSS 20 để phân tích thang đo độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình hồi quy tuyến tính bội, phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả của nghiên cứu cho thấy rõ các nhân tố tác động tiêu cực, xếp theo độ tác động mạnh đến thấp, bao gồm: Cảm nhận về rủi ro, Cảm nhận về chi phí Trong khi đó các nhân tố tác động tích cực, cũng xếp tương tự, bao gồm: Cảm nhận sự hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận sự tin tưởng tới quyết định sử dụng smartbanking của khách hàng tại chi nhánh Kết quả còn giúp các nhà quản trị thấy được sự tác động quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng và từ đó đưa ra những biện pháp để hành động, điều chỉnh chiến lược phù hợp trong việc điều hành và trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ

Trang 14

Hình 2.1

- Nghiên cứu về: “Tác động của các nhân tố tới quyết định thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của giới trẻ Hà Nội” của Đặng Phong

Nguyên (2021) Dữ liệu nghiên cứu thu thập thông qua khảo sát 224 người với độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, cho thấy “tác động của các nhân tố tới quyết định thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của giới trẻ Hà Nội” Kết quả nghiên cứu đưa ra rằng Quyết định sử dụng thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của giới trẻ Hà Nội bị tác động bởi 5 nhân tố, bao gồm: Nhận thức rủi ro, Nhận thức tài chính, Nhận thức kiến thức, Nhận thức tiện lợi và Ảnh hưởng xã hội Cuối cùng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử của giới trẻ tại Hà Nội

Trang 15

Hình 2.2

- Nghiên cứu về: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của Ngô Đức Chiến (2022) Bài nghiên cứu này được

thực hiện thông qua việc khảo sát 291 khách hàng cá nhân của các ngân hàng tại thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu được tiến hành bằng việc tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu, các khái niệm về Mobile banking, các kết quả của các bài nghiên cứu đi trước và phân tích “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” Tác giả đã triển khai kết hợp các phép phân tích cơ bản trong nghiên cứu định lượng như thống kê, phân tích nhân tố EFA, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, mô hình hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS, phân tích tương quan để thực hiện nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking bị ảnh hưởng bởi nhân tố (1) Nhận thức rủi ro mạnh mẽ nhất; tiếp theo là nhân tố (2) Hình ảnh ngân hàng; sau đó (3) Cảm nhận chi phí; (4) Nhận thức hữu ích; (5) Nhận thức dễ sử dụng và cuối cùng (6) Ảnh hưởng xã hội Kết quả nghiên cứu đóng góp các biện pháp để thúc đẩy quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại các ngân hàng thương mại

Trang 16

Hình 2.3

- Nghiên cứu về: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng trung niên tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Hồng

(2023) Nghiên cứu với mục đích phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu của Chính phủ trong việc thay thế tiền mặt trong các giao dịch thanh toán thì việc chấp nhận thanh toán điện tử của người dân là yêu cầu hết sức cần thiết Tuy vậy, ngày nay đối với một tỷ lệ lớn người tiêu dùng trung niên ở thành thị và nông thôn việc tiếp cận với hình thức thanh toán điện tử còn rất xa lạ Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng để kiểm chứng lại các giả thuyết nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện trên khảo sát 295 người tiêu dùng trung niên đang làm việc tại các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và trong một vài cơ quan quản lý nhà nước Nghiên cứu đã đưa ra rằng có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng trung niên bao gồm: niềm tin của người tiêu dùng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan Trong đó, niềm tin của người dùng trung niên còn chịu ảnh hưởng của nhận thức về tính hữu ích của thanh toán điện tử Kết quả của bài nghiên cứu đã đưa ra một số vấn đề giúp các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán có những giải pháp tối ưu nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng và thanh toán điện tử của nhóm khách hàng trung niên với tiềm năng lớn mạnh

Trang 17

Hình 2.4

2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Về lĩnh vực của đề tài, bên cạnh những nghiên cứu ở Việt Nam thì trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Điển hình như một số nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu về: “Purchase Decision: Do the Paylater Ease and Consumer Satisfaction Affeact It? (Case Study on Shopee Paylater and Gojek Paylater)”

do tác giả Vietha Devia, Yulia Kusuma Wardani Putri (2022) thực hiện nhằm mục đích kiểm tra xem các yếu tố về sự hài lòng của người tiêu dùng và sự tiện lợi của thanh toán sau được thể hiện qua các biến số về kỳ hạn thanh toán, độ tuổi người dùng và lãi suất có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hay không Nghiên cứu này so sánh việc sử dụng Paylater trên Gojek và Shopee Lý do so sánh là do hai nền tảng này được người dùng Paylater sử dụng nhiều nhất ở Indonesia Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Malang, sử dụng dữ liệu sơ cấp với mẫu người trả lời theo công thức Lemesshow Số lượng mẫu là 96 người trả lời cho từng đối tượng Shopee và Gojek rồi sau đó xử lý dữ liệu chính bằng PLS Kết quả cho thấy lãi suất, độ tuổi người dùng và sự hài lòng của người tiêu dùng có tác động khá mạnh đến quyết định mua hàng tại Shopee Paylater Còn trên Gojek Paylater, các biến có tác động đáng kể là sự hài lòng khi mua hàng và lãi suất

Trang 18

Hình 2.5

- Nghiên cứu về: “The Effect of E-wallet and Sales Promotion on Purchasing Decisions” của tác giả Adriani Gustia và các cộng sự (2022) Ví điện tử là một

thiết bị điện tử, chương trình phần mềm hoặc một dịch vụ trực tuyến cho phép các bên thực hiện các giao dịch điện tử với nhau để đổi các đơn vị tiền tệ kỹ thuật số lấy dịch vụ và hàng hoá Điều nàybao gồm việc mua hàng trực tuyến bằng máy tính hoặc sử dụng smartphone để thanh toán tại cửa hàng Hiện tại ở Indonesia có nhiều loại Ví điện tử như: DOKU, tiền mặt XL, ngân hàng tiền BBM Permata, Tài khoản di động CIMB Niaga, Telkomsel T-Cash, Một ví dụ là Gopay, được bắt đầu sử dụng vào tháng 4/2016, có thể sử dụng được trong tất cả các giao dịch thanh toán trên ứng dụng Gojek Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu kĩ tác động của Ví điện tử và Khuyến mãi đối với quyết định mua hàng Hop Hop của học sinh trung học ở thành phố Bắc Jakarta Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất và sử dụng bảng câu hỏi khảo sát trên Google Form để thu thập dữ liệu Mẫu được lấy bởi 100 học sinh trung học sử dụng ví điện tử GOPAY để mua Hop Hop tại thành phố Bắc Jakarta Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy Ví điện tử và Khuyến mãi có tác động đến quyết định mua hàng Mối quan hệ của hệ số tương quan thay đổi trong việc sử dụng Ví điện tử và Khuyến mãi trên Ví điện tử GOPAY rất chặt chẽ Hệ số xác định biến Khuyến mãi bán hàng trên biến Quyết định mua hàng là 43,1% còn biến sử dụng Ví điện tử trên biến Quyết định mua hàng là 59,4%

Ngày đăng: 06/04/2024, 04:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w