1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tâm lý học tư pháp

32 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc điểm tâm lý của người làm chứng_Tâm Lý Học Tư Pháp Trong thực tiễn cuộc sống hiện nay với xu thế phát triển của xã hội đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trên các lĩnh vực như kinh tế, dân sự, thương mại…Vì vậy, các chủ thể tham gia tố tụng có xu hướng tìm kiếm những chứng cứ để bênh vực cho những lý lẽ của mình hoặc bác bỏ lập luận của đối phương. Bên cạnh đó, hoạt động của tội phạm ngày càng nguy hiểm và táo tợn hơn trong việc trả thù, đe dọa, hành hung những chủ thể trên, đặc biệt là người làm chứng là một chủ thể trong vụ án hình sự góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, là một chế định lâu đời trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta và các nước khác trên thế giới, xuất phát từ lời khai của người làm chứng là một trong những chứng cứ có vai trò rất quan trọng giúp vụ án được sáng tỏ. Chính vì người làm chứng có địa vị pháp lý quan trọng như vậy mà chủ thể này phải chịu những mối đe dọa từ phía những người chịu bất lợi bởi lời khai của họ

Trang 1

MÔN: TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÀM

1 Nguyễn Hoàng Kim Anh 20120181 0365499818

2 Lâm Thoại Hân 20090501 0797709630

3 Đặng Chí Thiện 20044041 0773884593

4 Nguyễn Kim Thoa 20064051 0931984297

5 Trịnh Thị Thanh Thủy 20068341 0969424860

6 Văn Thị Mỹ Tiên 20065901 0388654474

7 Nguyễn Minh Tiến 20104451 0347725947

8 Đào Thanh Vy 20072751 0382139819

Trang 2

DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH câu hỏi ôn tập, kiểm tra lại nội

Tìm nội dung; tổng hợp nội dung, kiểm tra và

chỉnh sửa nội

Trang 4

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Phạm vi nghiên cứu 6

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

5.1 Ý nghĩa khoa học 6

5.2 Ý nghĩa thực tiễn 6

NỘI DUNG 8

Chương 1 8

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG 8

1 Khái niệm người làm chứng 8

2 Phân loại người làm chứng trong tố tụng hình sự 8

3 Vai trò của người làm chứng 9

Chương 2 12

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG 12

1 Một số vấn đề tác động đến tâm lý người làm chứng 12

2 Đặc điểm tâm lý của người làm chứng trong từng giai đoạn 12

3 Đặc điểm tâm lý của người làm chứng là người dưới 18 tuổi 21

4 Biểu hiện tâm lý của người làm chứng trong vụ án phạm tội giết

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thực tiễn cuộc sống hiện nay với xu thế phát triển của xã hội đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trên các lĩnh vực như kinh tế, dân sự, thương mại…Vì vậy, các chủ thể tham gia tố tụng có xu hướng tìm kiếm những chứng cứ để bênh vực cho những lý lẽ của mình hoặc bác bỏ lập luận của đối phương Bên cạnh đó, hoạt động của tội phạm ngày càng nguy hiểm và táo tợn hơn trong việc trả thù, đe dọa, hành hung những chủ thể trên, đặc biệt là người làm chứng - là một chủ thể trong vụ án

hình sự góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, là một chế định lâu đời trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta và các nước khác trên thế giới, xuất phát từ lời khai của người làm chứng là một trong những chứng cứ có vai trò rất quan trọng giúp vụ án được sáng tỏ Chính vì người làm chứng có địa vị pháp lý quan trọng như vậy mà chủ thể này phải chịu những mối đe dọa từ phía những người chịu bất lợi bởi lời khai của họ

Từ những vấn đề nêu trên, người làm chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhất là đối với các vụ án lớn, người làm chứng thường ít ra làm chứng, từ chối làm chứng, khai báo chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan chi phối gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội

Để tìm ra sự thật khách quan của vụ án và xét xử đúng người đúng tội là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng Để đạt được mục đích trên thì ngoài nỗ lực từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc thông qua những người đã trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến vụ án để khôi phục lại các tình tiết của vụ án là một vẫn đề hết sức quan trọng và cần thiết

Xuất phát từ thực tế cấp thiết đó nhóm đã chọn đề tài: “ Đặc điểm tâm lý của người làm chứng” làm cơ sở nghiên cứu khoa học của nhóm Từ đó, đề ra các giải pháp khắc phục những tâm lý tiêu cực của người làm chứng và những quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng

Trang 6

2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích đặc điểm tâm lý của người làm chứng và thông qua quy định của BLTTHS 2015 trong việc bảo vệ người làm chứng

3 Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ vai trò của người làm chứng, trong các giai đoạn tố tụng phải chú ý đến việc nghiên cứu tâm lý của người làm chứng Trên cơ sở đó sẽ giúp điều tra viên có khả năng làm chủ quá trình thu thập lời khai, loại bỏ những điều kiện bất lợi, tạo điều kiện tốt nhất để người làm chứng cung cấp lời khai đúng và đầy đủ, từ đó là cơ sở để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xét xử đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm

Tuy nhiên trong thực tế, bên cạnh việc nhân chứng vô tình quên những tình tiết của vụ án, vẫn còn trường hợp nhân chứng lần tránh việc ra làm chứng hoặc làm chứng với thái độ miễn cưỡng, khai báo không đầy đủ, thậm chí là khai báo gian dõi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án Để có nội dung giải thích, thuyết phục và tác động phù hợp đối với người làm chứng, những người tiến hành tổ tung sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý để có thể kết luận về những hiện tượng tâm lý bên trong có thể làm ảnh hưởng đến lời khai của người làm chứng

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những nghiên cứu liên quan đến vấn đề tâm lý của người làm chứng 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

- Phân tích về các đặc điểm tâm lý của người làm chứng qua từng giai đoạn - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về tâm lý của người làm chứng

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 7

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập; Là tài liệu tham khảo bổ ích cho mọi người đặc biệt là người có nhu cầu tìm hiểu về những đặc điểm tâm lý của người làm chứng

Trang 8

NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 Khái niệm người làm chứng

Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Bộ Luật Hồng Đức là Bộ luật đầu tiên

quy định về người làm chứng Điều 714 quy định: “Người làm chứng trong việc

kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là người thân tình hay có thù oán, thì không cho phép ra làm chứng Nếu những người ấy giấu giếm ra làm chứng, thì khép vào tội không nói đúng sự thực Hình quan, ngục quan biết mà dung túng việc đó đều bị tội”

Theo tố tụng dân sự ( Điều 77 BLTTDS 2015)

Khái niệm người làm chứng: Trong tố tụng dân sự, những người biết được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết tòa án triệu tập đến tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự Người tham gia tố tụng này được gọi là người làm chứng

Theo BLTT hình sự: ( Khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015)

Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai về các tình tiết đó

“Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”

2 Phân loại người làm chứng trong tố tụng hình sự

Phân loại người làm chứng trong tố tụng hình sự có thể theo các căn cứ sau đây:

- Căn cứ vào tình huống tri giác của người làm chứng đối với sự việc phạm

tội có thể phân người làm chứng thành 3 loại:

+ Người làm chứng trực tiếp tri giác sự việc phạm tội, nhưng không liên quan đến sự việc phạm tội

Trang 9

+ Người làm chứng trực tiếp tri giác sự việc phạm tội và có can dự, dính líu đến sự việc phạm tội

+ Người làm chứng gián tiếp biết sự việc phạm tội

- Căn cứ vào độ tuổi có thể chia người làm chứng có thể phân thành 2 loại:

+ Người làm chứng chưa đủ 16 tuổi (người làm chứng là trẻ em)

+ Người làm chứng từ đủ 16 tuổi trở lên (người làm chứng là người lớn)

- Căn cứ vào mối quan hệ xã hội của người làm chứng với bị can hay với người bị hại có thể phân người làm chứng thành 2 loại:

+ Người làm chứng có quan hệ thân thuộc hoặc ràng buộc với bị can hay người bị hại

+ Người làm chứng không có quan hệ thân thuộc hoặc ràng buộc với bị can hay người bị hại

- Căn cứ vào trình độ văn hoá và hiểu biết xã hội của người làm chứng có

thể phân người làm chứng thành 3 loại: + Người làm chứng bị mù chữ

+ Người làm chứng có trình độ văn hoá và hiểu biết xã hội thấp + Người làm chứng có trình độ văn hoá và hiểu biết xã hội cao

- Căn cứ vào đặc điểm thể chất và tâm thần của người làm có thể phân

người làm chứng thành 2 loại:

+ Người làm chứng bình thường về thể chất và tâm thần

+ Người làm chứng có khuyết tật về thể chất và tâm thần (nhưng vẫn có khả năng làm chứng)

3 Vai trò của người làm chứng

Người làm chứng trong tố tụng hình sự là chủ thể tham gia tố tụng với tư cách là người phối hợp với Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết và làm sáng tỏ vụ án với mong muốn duy nhất tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự Nhìn chung khi tham gia vào Tố tụng hình sự người làm chứng là chủ thể không có sự phân tâm pháp lý về kết quả của vụ án Lý do tham gia của người làm chứng trong tố tụng hình sự không phải vì lợi ích của họ mà là lợi ích

Trang 10

của bị can, bị cáo, người bị hại, của CQTHTT và lợi ích chung của xã hội:đó là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, người làm chứng không được bất cứ quyền lợi nào về vật chất nào từ việc làm chứng Sự tham gia của họ góp phần vào việc chứng minh làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án

- Vai trò của người làm chứng là hỗ trợ tư pháp: Người làm chứng sẽ

cung cấp thông tin hữu ích cho Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chứng minh làm sáng tỏ vụ án Bằng việc cung cấp lời khai mà mình biết có liên quan đến vụ án hình sự, người làm chứng làm sáng tỏ những tình tiết cần thiết trong quá trình điều tra, chứng minh tội phạm Đối với người làm chứng thì tham gia vào vụ án và trình bày lời khai trung thực tất cả những gì mình biết về vụ án không những là quyền, nghĩa vụ công dân của mình mà còn là nghĩa vụ tố tụng của họ, Đối với nhà nước thì người làm chứng là người phối hợp với nhà nước, với Cơ quan tiến hành tố tụng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Là căn cứ cho VKS phê chuẩn quyết định khởi tố, truy tố và cũng là cơ sở cho Tòa Án ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai hay bỏ lọt tội phạm

- Vai trò của người làm chứng trong nghĩa vụ chứng minh: Vai trò của

người làm chứng đối với việc làm sáng tỏ sự thật vụ án, trong quá trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án thì nghĩa vụ chứng minh làm sáng tỏ vụ án hình sự là quan trọng nhất và luôn luôn tồn tại trong các giai đoạn của quá trình tố tụng:từ khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử luôn cố gắng chứng minh Bằng việc cung cấp lời khai thì khi đó vai trò của người làm chứng hỗ trợ trong quá trình chứng minh làm sáng tỏ sự việc bằng các phương pháp nghiệp vụ trên cơ sở phân tích , đánh giá , tổng hợp những chứng cứ thu thập trong quá trình tố tụng sẽ rút ra được kết luận một cách khoa học, có logic nhất về vụ án làm căn cứ phán quyết của Tòa Án

- Vai trò của người làm chứng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ những

quyền cơ bản của công dân: Người làm chứng cũng như các chủ thể khác trong

quá trình tố tụng luôn cố gắng chứng minh tội phạm, không để có người bị oan, không để cho những người lợi dụng để làm điều sai trái , những người vi phạm

Trang 11

pháp luật sống ngoài vòng pháp luật thì đó cũng là một trong những cách bảo vệ hữu hiệu nhất Bằng sự tham gia đóng góp vào quá trình chứng minh tội phạm, lời khai của người làm chứng luôn chứng minh có hay không có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế , tìm ra tội phạm để trừng trị theo đúng như quy định của pháp luật hình sự, làm cho những quy định của pháp luật được thực thi trên thực tế thể hiện qua các mặt:

+ Thứ nhất: pháp luật hình sự đã trừng trị những hành vi phạm tội, giáo dục công dân phòng chống những kẻ xấu lợi dụng khe hở của pháp luật để xuyên tạc, chống phá Nhà nước

+ Thứ hai, việc thực hiện đúng với các quy định của pháp luật hình sự, tham gia cộng tác với Cơ quan thi hành tố tụng khai báo trung thực góp phần làm sáng tỏ vụ án người làm chứng đã góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tóm lại, hoạt động tố tụng càng có tính tranh tụng cao bao nhiêu, sự bình

đẳng về quyền của các bên trong hoạt động chứng minh càng được thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì vai trò người làm chứng càng được khẳng định Những tình tiết mà người làm chứng biết được vẫn là một trong những chứng cứ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tăng niềm tin của nhân dân vào pháp luật, công lý

Trang 12

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 Một số vấn đề tác động đến tâm lý người làm chứng

1.1 Các yếu tố tác động đến đặc điểm tâm lý của người làm chứng

– Hoàn cảnh khi tiếp xúc với người tiến hành tố tụng, tiếp xúc với cơ quan tố tụng với phương tiện cưỡng chế

– Đặc điểm nhân thân của người làm chứng

– Phải đối mặt với các bị can của vụ án có sự quen biết, có tình cảm hoặc mâu thuẫn, hung hãn

– Chịu tác động từ lời khai của những người làm chứng khác

– Quy định của luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng

(Người làm chứng chỉ là người biết sự việc, ko có lợi ích trực tiếp liên quan đến vụ việc => động cơ khai báo thấp)

Các quốc gia phát triển có các đạo luật về bảo vệ người làm chứng, còn Việt Nam, những quy định pháp luật bảo vệ người làm chứng là chưa rõ ràng

1.2 Một số đặc điểm tâm lý tiêu cực

– Quên một số tình tiết cụ thể của vụ án nên khai thiếu thống nhất

– Sợ bị trả thù hoặc có thể đã chịu những tác động từ phía bị can và thân nhân của bị can

– Có thể chịu những tác động đến từ những người làm chứng khác trong vụ án

– Cảm thấy phiền phức vì có nhiều nghĩa vụ mà có ít quyền lợi nên không tích cực khai báo

2 Đặc điểm tâm lý của người làm chứng trong từng giai đoạn

2.1 Đặc điểm tâm lý của người làm chứng trong giai đoạn hình thành và lấy lời khai

a Đặc điểm tâm lý của người làm chứng trong giai đoạn hình thành lời khai

Trang 13

Quá trình hình thành lời khai của người làm chứng diễn biến phức tạp và dễ bị tác động bởi những yếu tố khách quan như tình hình thời tiết (mưa gió, bão,…), khoảng cách không gian giữa người làm chứng đối với người thực hiện hành vi phạm tội, thời gian lúc nhân chứng chứng kiến vụ việc,… và bởi những yếu tố chủ quan như kinh ngiệm sống, sự hiểu biết pháp luật, sức khỏe, mốI quan hệ giữa người làm chứng với các đương sự,… Do vậy, trong giai đoạn này người làm chứng thường có những đặc điểm tâm lý như sau:

- Nhớ lâu và chính xác những chi tiết ấn tượng , có ý nghĩa hoặc tác động mạnh tới cảm xúc của mình

- Nhìn nhận, đánh giá sự việc theo cảm tính, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống của bản thân

- Xác định tâm lý khai báo dựa trên mốI quan hệ với người bị hại, người có hành vi phạm tội hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự

- Có thể hành động hoặc không hành động khi chứng kiến sự việc diễn ra như giúp đỡ người bị hại, giúp sức người thực hiện hành vi phạm tội, ngăn chặn

sự việc,…

b Đặc điểm tâm lý của người làm chứng trong giai đoạn lấy lời khai

Trong giai đoạn này, tâm lý của người làm chứng - Luôn có sự căng thẳng nhất định bởi vì

+ Một mặt họ luôn phải đặt ra nhiệm vụ tư duy cho bản thân,

+ Họ phải tiếp nhận câu hỏi của điều tra viên và phải suy nghĩ lựa chọn cách trả lời, cách xử sự

- Vì thiếu thông tin nên người làm chứng luôn mang trạng thái tâm lý bị động, ở trạng thái mong chờ tin tức của điều tra viên để định hướng khai báo, giải quyết tốt các nhiệm vụ tư duy đặt ra, khôi phục nhanh chóng mô hình của sự kiện đã xảy ra mà bản thân họ được chứng kiến

- Dễ rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi nếu bị nhồi nhét quá nhiều thông tin hoặc ức chế, tức giận nếu Điều tra viên gây áp lực, điều khiển họ khai báo theo hướng sai trái mà họ không muốn

Trang 14

Trên thực tế có rất nhiều vụ án xảy ra mà cơ quan điều tra khó có thể tiếp xúc với người làm chứng ngay lập tức hoặc sau đó một khoảng thời gian ngắn dẫn tới quá trình ghi nhớ, hồi tưởng, đánh giá sự việc của người làm chứng thường không đầy đủ rõ ràng Do vậy, Điều tra viên cần sử dụng các phương pháp tác động tâm lý để họ có thể khôi phục lại trí nhớ, ổn định tâm lý để có thể khai thác được chính xác thông tin

2.2 Đặc điểm tâm lý của người làm chứng trong hoạt động điều tra

Lời khai của người làm chứng có một ý nghĩa quan trọng đối với việc xác minh sự thật của vụ án Tuy nhiên, việc người làm chứng chứng kiến và ghi nhớ lại các tình tiết của sự việc là không có chủ định Dưới góc độ cung cấp lời khai, tâm lý của người làm chúng được thể hiện qua các giai đoạn sau đây

a Giai đoạn cảm giác

Cảm giác giúp con người phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật khi nó tác động trực tiếp vào một giác quan nào đó Dựa trên cở sở sự tổng hợp của nhiều cảm giác, con người có được hình ảnh về sự vật hiện tượng Do vậy, hình ảnh về sự vật có thể bị sai lệch đi sẽ có thể dẫn đến sự tri giác về vật không chính xác Như vậy, thông qua cảm giác, ta có thể kiểm tra về tính đúng đắn của trị giác

b Giai đoạn tri giác

Khi nói đến quá trình tri giác, cần lưu ý rằng, nhân chứng không chỉ tri giác từng sự vật hiện tượng độc lập, mà tri giác cả mối liên kết giữa các sự vật hiện tượng Ví dụ, một người làm chứng đã mô tả quá trình tri giác về sự việc như sau: “Khi tôi đang đứng xem một số thợ đánh vôi vữa, thấy một chị phụ nữ từ khách sạn đi ra Chị này đi bộ đến trước cửa nhà bốn tầng thì gặp một thanh niên từ trong ngõ đi ra, hai người gặp nhau Tôi không thấy họ va chạm gì, chỉ thấy chị đó quay mặt lại phản ứng người thanh niên đi ngược chiều Anh thành niên có vẻ bực bội Tôi không nhìn thấy anh ta đánh nhưng tôi sợ đánh nhau nên nói: đừng đánh, người nước ngoài đấy! Sau đó tôi bỏ đi làm việc của tôi”

Có thể thấy, khi tri giác diễn biến của vụ án, nhân chứng không chỉ nhận thức các chủ thể có mặt trong vụ án đó mà còn trị giác cả sự liên kết hành vi của họ, kết hợp với hành vi của chính bản thân mình Sự liên kết đó trong tri giác có

Trang 15

một ý nghĩa quan trọng đối với việc ghi nhớ và tái hiện lại các tình tiết của vụ án Nó giúp nhân chứng có thể ghi nhớ hành vi của các chủ thể trong mối liên hệ logic và chặt chẽ với hành vi của anh ta Nhờ vậy, nhân chứng có thể tái hiện chính xác các chi tiết cần thiết

c Giai đoạn sử dụng kết quả của tri giác vào hành động và kinh nghiệm

Con người luôn là chủ thể tích cực trong hoạt động Vì vậy, khi nhận thức

một sự việc nào đó, họ luôn tìm cách tác động vào nó, biến đổi và khai thác nó theo ý muốn của mình Khi tri giác một sự việc, người làm chứng không chỉ dừng lại ở chỗ, nhận thức sự việc đó để xem điều gì đang diễn ra, mà họ luôn kết hợp với kinh nghiệm đã có, xác định cho mình một phương thức hành động phù hợp trong tình huống đó Chẳng hạn, một nhân chứng đang đi, bỗng thấy hai người đang vật lộn nhau Một trong hai người kêu lên thất thanh "Cướp, cu tôi với!” Trước tình huống đó, lập tức người làm chứng xác định cho mình một phương thức hành động phù hợp, hoặc là anh ta tự nhủ, phải tránh xa nơi này để khỏi tai bay vạ gió, hoặc là anh ta quyết định, phải giúp đỡ người bị nạn, Như vậy, việc người làm chứng kết hợp những gì đã nhận thức được với hành động sẽ giúp cho sự gắn kết các tình tiết trong trí nhớ của họ Điều này giúp cho người làm chứng có thể nhớ và tái hiện lại được chính xác các thông tin về sự việc

d Giai đoạn đánh giá đối tượng được tri giác dưới góc độ đạo đức và pháp luật

Người làm chứng không chỉ tri giác diễn biến của vụ án và xác định cho minh hành vi phù hợp, mà còn đánh giá hành vi phạm tội dưới góc độ đạo đức và pháp luật Sự đánh giá này ảnh hưởng nhất định đến việc ghi nhớ diễn biến của vụ án Thông thường, người làm chúng sẽ ghi nhớ tốt nhất những hành vi phù hợp với sự đánh giá của mình Ví dụ, khi chứng kiến hai người xô xát, nếu nhân chứng đánh giá anh A là người đã xử sự đúng, thì nhân chứng sẽ nhớ rõ những hành vi thể hiện sự đánh giá đó Những hành vi còn lại ở anh A mà không phù hợp với sự đánh giá của mình thì nhân chứng sẽ ghi nhớ rất mờ nhạt, hoặc không chú ý đến Do vậy, việc đánh giá hành vi được tri giác đôi khi dẫn đến sự sai lệch trong quá trình ghi nhớ sự kiện đã được tri giác

Trang 16

e Giai đoạn ghi nhớ

Đây là giai đoạn người làm chứng lưu giữ lại những sự kiện đã được tri giác Nói cách khác, ở giai đoạn này, những hình ảnh về sự việc được lưu lại thành những dấu vết, ấn tượng trong trí nhớ

Sự ghi nhớ đầy đủ, chính xác đến mức độ nào, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thái độ, sự quan tâm của người làm chứng đối với sự kiện được tri giác, loại trí nhớ của người làm chứng, sự rèn luyện đã có về trí nhớ, phương thức ghi nhớ, thời gian diễn ra sự kiện

g Giai đoạn người làm chứng xác định cách xử sự cho bản thân trước khi lấy lời khai

Đây là giai đoạn người làm chứng suy nghĩ, cân nhắc và xác định cách xử sự của mình đối với cơ quan điều tra khi được triệu tập

Việc xác định hành vi xử sự ở người làm chứng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Sự đánh giá của nhân chứng đối với hành vi phạm tội dưới góc độ đạo đức, pháp luật

- Sự đánh giá của người làm chứng về ý nghĩa lời khai của họ đối với số phận người phạm tội

- Sự đánh giá của người làm chúng về ý nghĩa của việc khai báo đối với chính bản thân nhân chứng (yếu tố này phụ thuộc vào ý thức pháp luật của người làm chứng)

h Giai đoạn thiết lập sự tiếp xúc tâm lý với người làm chứng trước khi lấy lời khai

Đây là giai đoạn điều tra viên tiếp xúc với người làm chứng thông qua giao tiếp trực tiếp với họ Mục đích của giai đoạn này không chỉ giải tỏa những ức chế không cần thiết ở người làm chứng, mà còn kích thích sự tích cực tư duy ở họ Đây là giai đoạn quan trọng, vì nó không chỉ là sự thiết lập tiếp xúc tâm lý ở người làm chứng, mà còn tạo ra những ấn tượng và sắc thái cho mối quan hệ giao tiếp giữa người làm chứng với điều tra viên, ảnh hưởng đến các giai đoạn còn lại trong quá trình hình thành lời khai của người làm chứng Thực tế cho

Ngày đăng: 05/04/2024, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w