Lời cảm ơnEm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Chính trị - Luật, trường ĐH Công Thương thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm em được học tập, nghiên cứu và hoàn thà
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN CHỦ ĐỀ: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA
NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
NHÓM: 6
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA
NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
Nhóm: 6 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tú Trinh
6 Nguyễn Thanh Phong
7 Lê Hoàng Minh Thư
8 Nguyễn Hưng Khánh Tú
Trang 3Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024
Trang 4Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vềnhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” do nhóm em nghiên cứu và thựchiện
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là trung thực và không sao chép từ bất
kỳ bài tập của nhóm khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõràng
Trang 5Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Chính trị - Luật, trường ĐH Công Thương thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm em được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân” cho bài tiểu luận
Nhóm em cũng xin cảm ơn các giảng viên đã hướng dẫn, chỉ dạy cho bọn em những kiến thức và hướng dẫn trong quá trình làm bài.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự hạn chế về mặt kiến thức nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được những lời góp ý của quý thầy, cô để bài làm ngày càng hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước Việt
Nam………… 3
2 Nhà nước dân chủ 4
2.1 Bản chất giai cấp của nhà nước 4
2.2 Nhà nước của dân, do dân, vì dân 5
2.2.1 Nhà nước của nhân dân 5
2.2.2 Nhà nước do nhân dân 6
2.2.3 Nhà nước và nhân dân 7
3 Nhà nước pháp quyền 8
3.1 Nhà nước hợp hiến, hợp pháp 8
3.2 Nhà nước thượng tôn pháp luật 8
3.2.1 Thượng tôn pháp luật là gì ? 8
3.2.2 Tư tưởng thượng tôn pháp luật của chủ tịch Hồ Chí Minh 8
3.2.3 Ban hành và chấp hành thượng tôn pháp luật 9
4 Nhà nước trong sạch, vững mạnh 10
4.1 Kiểm tra quyền lực nhà nước 10
4.2 Phòng chống tiêu cực trong nhà nước 11
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 11
4.2.2 Nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền 11
4.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 11
4.2.4 Xây dựng Nhà nước liêm chính, pháp quyền 11
4.2.5 Xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực 12
4.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan phòng chống tham nhũng 12
4.3 Phát triển nhà nước trong thời đại hiện nay 12
4.3.1 Đổi mới, sáng tạo, phát triển, độc lập, mạnh mẽ, bền vững với khát vọng xây dựng thương hiệu quốc gia hùng cường 12
PHẦN KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 8Nhà nước theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là công cụ củamột tầng lớp hay một nhóm người cụ thể mà là tổ chức của toàn bộ nhân dân Nhànước phải phục vụ cho lợi ích cơ bản của nhân dân, phải làm việc vì sự phát triển của
cả xã hội, không để bất kỳ cá nhân hay tầng lớp nào lợi dụng để hưởng lợi cá nhân
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước không chỉ làm nhiệm vụ quản lý, điềuhành mà còn làm nhiệm vụ tạo ra một môi trường xã hội công bằng, dân chủ, pháttriển và hạnh phúc cho toàn bộ nhân dân Ông luôn khuyến khích sự tham gia củanhân dân vào việc quản lý, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Tư tưởng về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân của Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ là một lý thuyết mà còn là một tư tưởng thực tiễn, đã được ápdụng vào cuộc sống và hoạt động của đất nước Việt Nam Đây là nền tảng quan trọngđịnh hình hình ảnh và vai trò của nhà nước trong xã hội, đồng thời là động lực thúcđẩy sự phát triển và tiến bộ của đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 9NỘI DUNG
1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước, HồChí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý luận cách mạng tiên tiến nhất củathời đại Được soi sáng bởi phương pháp luận biện chứng mácxít, thông qua hoạt độngthực tiễn, Hồ Chí Minh đã phát hiện vị trí lịch sử của các chế độ nhà nước đang vậnhành, trên cơ sở phân tích, so sánh và đặt chúng trong dòng chảy liền mạch của tiến bộlịch sử Trong quá trình khảo cứu, Hồ Chí Minh chú ý tìm hiểu hai loại hình nhà nướchiện thời: Nhà nước dân chủ tư sản mà những đại diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhànước xã hội chủ nghĩa ra đời từ Cách mạng Tháng Mười 1917
Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay ở Pháp, mặcdầu đã xác lập được một hệ thống giá trị theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo,nhưng về thực chất vẫn là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số;đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột, nô dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nước thuộcđịa Tính chất phiến diện nửa vời, không triệt để của nhà nước dân chủ tư sản, ngaytrong bản chất của nó đã bộc lộ những đối kháng không thể điều hòa và chắc chắn sẽ
là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội trong tương lai Cái gọi là
“thiên đường của dân chủ, tự do”, lý tưởng bình đẳng, bác ái chỉ còn là những ngôn từsáo rỗng, không có nội dung xã hội xác thực Vì vậy, mục đích giải phóng và pháttriển của xã hội Việt Nam không thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó Nhữngnhận xét và khảo nghiệm của Hồ Chí Minh về nhà nước tư sản mang tính cách mạng,khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận to lớn và ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị
Đối lập với nhà nước tư sản là nhà nước Xôviết còn non trẻ, nhưng đã bộc lộsức sống và những ưu thế nổi trội của mình, hướng vào phục vụ quần chúng công -nông - binh, thật sự vì lợi ích của họ Đây chính là loại hình nhà nước của chế độ xãhội mới mà cách mạng Việt Nam phải đi theo Như vậy, bằng những khảo nghiệmthực tiễn, với tư duy chính trị nhạy cảm, sắc sảo, vào những năm 20 của thế kỷ trước,
Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười, kiểu nhànước theo học thuyết Mác - Lênin Câu hỏi về con đường xóa bỏ nhà nước thực dânphong kiến và lấy gì để thay thế đã tìm được lời giải xác đáng Để lựa chọn kiểu nhànước theo xu thế vận động của lịch sử, Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở chính Đó làtính chất nhân dân và khả năng của nhà nước trong việc bảo đảm cuộc sống tự do, ấm
no, hạnh phúc, thoả mãn các “nhu cầu trần thế” của nhân dân và con người Ở Hồ ChíMinh, việc lựa chọn kiểu nhà nước gắn bó chặt chẽ với mục tiêu giải phóng con người
và phát triển xã hội
Tính chất sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh là việc vận dụng kinh nghiệm Xôviết để kiến tạo, xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Về mục đích, nguyên tắc,Người trung thành với “mô hình Xôviết”, nhưng lại có bước đi, cách làm độc lập,không giáo điều, rập khuôn Có thể nói, Hồ Chí Minh chỉ lĩnh hội cái “tinh thầnXôviết” để định hình “mô hình Nhà nước Việt Nam” Chính vì thế, năm 1941, khi về
4
Trang 10nước, trong quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng, Hồ Chí Minh không chủ trươngxây dựng các Xôviết đã từng xuất hiện trong phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh (1930 -1931) mà thành lập Ủy ban Việt minh, Ủy ban giải phóng và Ủy ban nhân dân cáchmạng tỉnh, liên tỉnh Giữa năm 1945, khu giải phóng Việt Bắc đã hình thành chínhquyền hoàn chỉnh Đồng bào toàn khu được hít thở không khí tự do, tự tổ chức đờisống của mình, từ sản xuất, đánh giặc, quản lý mọi mặt đời sống xã hội đến bảo vệchính quyền Bằng công tác thực tiễn chu đáo, thiết thực, các ủy ban nhân dân, chínhquyền kiểu mới cắm rễ trong lòng quần chúng, tạo nên uy tín và sức mạnh Chính phủlâm thời (Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam) do Đại hội quốc dân Tân Trào bầu ra(16-8-1945) và Nhà nước hình thành theo quy định của Hiến pháp 1946 đều tiếp tụctruyền thống này, thực sự là một nhà nước dân chủ nhân dân.
2 Nhà nước dân chủ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhưngtuyệt nhiên nó không phải là “Nhà nước toàn dân”, hiểu theo nghĩa là nhà nước phigiai cấp Nhà nước ở đâu và bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định
Nhà nước Việt Nam mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân.
2.1 Bản chất giai cấp của nhà nước
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam thể hiện trên mấy
phương diện:
Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền Lời nói đầu
của bản Hiến pháp năm 1959 khảng định: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhândân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” Ngaytrong quan điểm về nhà nước dân chủ, nhà nước do nhân dân là liên minh công – nông– trí, do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo Đảng cầm quyền bằng phương thức thích hợp sau đây: Bằng đường lối,quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kếhoạch; Bằng hoạt động của các tổ chức Đảng và Đảng viên của mình trong bộ máy, cơquan nhà nước; Bằng công tác kiểm tra
Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng
xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh Việc giành lấychính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam mới, chính là để giai cấp công nhân và nhândân lao động lao động có được tổ chức mạnh mẽ nhằm thực hiện mục tiêu nói trên
Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ Hồ Chí Minh rất chú ý đến cảhai mặt dân chủ và tập trung trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quannhà nước Người nhấn mạnh đến dự cần thiết phải phát huy cao độ dân chủ, đồng thờicũng nhấn mạnh phải phát huy cao độ tập trung, Nhà nước phải tập trung thống nhấtquyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân
Trang 11Trong Nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính
nhân dân và tính dân tộc Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công mối quan
hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong cách mạng Việt Nam Trong tư tưởngcủa Người về Nhà nước mới ở Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nướcthống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc, thể hiện cụ thể như sau:
Một là, Nhà nước Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian
khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc Từ giữa thế kỷ XIX,khi đất nước bị ngoại xâm, các tầng lớp nhân dân Việt Nam, hết thế hệ này đến thế hệkhác đã không quản hy sinh, xương máu chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc Từkhi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng của dân tộc, với chiến lược đại đoàn kết đúng đắn, sức mạnh của toàn dân tộc đãđược tập hợp và phát huy cao độ, chiến thắng ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do, lậpnên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ởĐông Nam châu Á Nhà nước Việt Nam mới, do vậy, không phải của riêng giai cấp,tầng lớp nào, mà là thuộc về nhân dân
Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì,
nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm nền tảng.Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, Hồ Chí Minh khẳng định quyền lợi cơ bản của giaicấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Nhànước Việt Nam mới là người đại diện, bảo vệ, đấu tranh không chỉ cho lợi ích của giaicấp công nhân, mà còn của nhân dân lao động và của toàn dân tộc
Ba là, trong thực tế, Nhà nước mới ở Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà
toàn thể dân tộc giao phó là tổ chức nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo
vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ củathế giới Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là conđường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định Cũng là sự nghiệp của chính Nhànước
2.2 Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
2.2.1 Nhà nước của nhân dân.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất
cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Người khẳngđịnh: “Trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa của chúng ta, tất cả mọi quyềnlực đều là của nhân dân" Nhà nước của dân tức là “dân là chủ" Nguyên lý “dân làchủ" khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân
Trong Nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thứcdân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đónhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dântộc và quyền lợi của dân chúng Hồ Chí Minh luôn coi trọng hình thức dân chủ trực
6
Trang 12tiếp bởi đây là hình thức dân chủ hoàn bị nhất, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi
để thực hành dân chủ trực tiếp
Cùng với dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện là hình thứcdân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền lực của nhân dân Đó là hình thứcdân chủ mà trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua các đại diện mà
họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên Theo quan điểm của
Hồ Chí Minh, trong hình thức dân chủ gián tiếp:
Quyền lực nhà nước là "thừa ủy quyền" của nhân dân Tự bản thân nhà nướckhông có quyền lực Quyền lực của nhà nước là do nhân dân ủy thác do Do vậy, các
cơ quan quyền lực nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ của nó đều là “công bộc” củanhân dân, nghĩa là “gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân” Ởđây, Hồ Chí Minh đã xác định rõ vị thế và mối quan hệ giữa nhân dân với cán bộ nhànước trên cơ sở nhân dân là chủ thể nắm giữ mọi quyền lực Theo Hồ Chí Minh: “Dânlàm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này ủy viên khác là làm gì? Làmđây tớ Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng” “Nước ta
là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ Trong bộ máy cách mạng, từngười quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ chodân" Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán những cán bộ nhà nước thoái hóa, biến chất, từchỗ là công bộc của dân đã trở thành “quan cách mạng", đứng trên nhân dân, coikhinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc chodân”
Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đạibiểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà họ
đã lập nên Đây là quan điểm rõ ràng, kiên quyết của Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo chomọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước, luôn nằm trong tay dân chúng Mộtnhà nước thật sự của dân, theo Hồ Chí Minh, luôn “mong đồng bảo giúp đỡ, dồn đốc,kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tậntuy của nhân dân ; trong Nhà nước đó, “nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân”, thậm chí, “nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyềnđuổi Chính phủ
Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân Theo Hồ Chí Minh,
sự khác biệt căn bản của luật pháp trong Nhà nước Việt Nam mới với luật pháp củacác chế độ tư sản, phong kiến là ở chỗ nó phản ánh được ý nguyện và bảo vệ quyềnlợi của dân chúng Luật pháp đó là của nhân dân, là công cụ thực thi quyền lực củanhân dân, là phương tiện để kiểm soát quyền lực nhà nước
2.2.2 Nhà nước do nhân dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước donhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhân dân “cử ra”, “tổ chức nên” nhà nước dựa trên