1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái)

137 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 3,26 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (13)
    • 1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (24)
      • 1.3.1. Mục đích nghiên cứu (24)
      • 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (24)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (25)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (25)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (25)
      • 1.5.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu (25)
      • 1.5.2. Các phương pháp xử lý dữ liệu định tính (27)
      • 1.5.3. Các phương pháp nghiên cứu định lượng (28)
    • 1.6. Quy trình nghiên cứu (32)
    • 1.7. Cấu trúc luận văn (33)
  • Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH (34)
    • 2.1. Khái niệm (34)
      • 2.1.1. Cộng đồng (34)
      • 2.1.2. Du lịch cộng đồng (34)
      • 2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng (34)
    • 2.2. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch (35)
      • 2.2.1. Các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch (35)
      • 2.2.2. Vai trò sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch (36)
    • 2.3. Mô hình xác định mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch (38)
    • 2.4. Mô hình xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch (45)
  • Chương 3. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (50)
    • 3.1. Khái quát (50)
      • 3.1.1. Vị trí địa lý (50)
      • 3.1.2. Điều kiện thiên nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên (50)
      • 3.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa (51)
    • 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải (54)
      • 3.2.1. Quản lý nhà nước về du lịch (54)
      • 3.2.2. Quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch (55)
      • 3.2.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (55)
      • 3.2.4. Nguồn nhân lực du lịch (57)
      • 3.2.5. Các sản phẩm du lịch (59)
      • 3.2.6. Xúc tiến du lịch (59)
      • 3.2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Mù Cang Chải (60)
      • 3.2.8. Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải (62)
  • Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (65)
    • 4.1. Mô tả mẫu (65)
    • 4.2. Nhận thức của cộng đồng về hoạt động du lịch (67)
    • 4.3. Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch (69)
      • 4.3.1. Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch (69)
      • 4.3.2. Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển (71)
      • 4.3.3. Cộng đồng tham gia hoạt động quảng bá du lịch (73)
    • 4.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch (75)
      • 4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (75)
      • 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (77)
    • 4.5. Kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm cộng đồng địa phương trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch (81)
      • 4.5.1. Kiểm định sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm cộng đồng phân theo giới tính với các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch (85)
      • 4.5.2. Kiểm định sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm cộng đồng phân theo độ tuổi với các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch (85)
      • 4.5.4. Kiểm định các giả thuyết (87)
    • 4.6. Nhận định của khách du lịch và công ty lữ hành về hoạt động du lịch có sự (87)
      • 4.6.1. Khách du lịch (87)
      • 4.6.2. Công ty lữ hành, đại lý du lịch (90)
  • Chương 5. GIẢI PHÁP – KHUYẾN NGHỊ (93)
    • 5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (93)
      • 5.1.1. Căn cứ vào các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước (93)
      • 5.1.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài (94)
    • 5.2. Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái) (97)
      • 5.2.1. Nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng (97)
      • 5.2.2. Bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ năng (99)
      • 5.2.3. Hỗ trợ tài chính, cơ chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (103)
      • 5.2.4. Xây dựng Ban quản lý du lịch (104)
      • 5.2.5. Gắn kết các bên liên quan trong phát triển du lịch (104)
    • 5.3. Khuyến nghị (105)
      • 5.3.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (105)
      • 5.3.2. Đối với UBND các cấp (106)
      • 5.2.3. Đối với các tổ chức xã hội và khách du lịch (107)
      • 5.2.4. Đối với các doanh nghiệp du lịch (107)
  • KẾT LUẬN (109)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (112)
  • PHỤ LỤC (118)

Nội dung

Luận văn nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Luận văn sử dụng thang đo của tác giả Pretty (1995) để đo lường và nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng địa phương. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương tại Mù Cang Chải

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Hoạt động kinh doanh du lịch đem lại nguồn lợi lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Từ những năm 60 của thế kỷ XX, du lịch đã được xem là một phương tiện để phát triển đất nước Trong “Chiến lược phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2030”, Chính phủ đã xác định quan điểm “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại” bên cạnh quan điểm “chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc”[17] Vì vậy, nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch là một trong những giải pháp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, khai thác tài nguyên hợp lý, đem lại lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương, hướng tới phát triển bền vững Bởi sự thành công của hoạt động du lịch phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa các bên liên quan và đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng địa phương Trên thực tế, cộng đồng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch, vừa là nền tảng, vừa là động lực và mục tiêu cho phát triển bền vững, nhất là những vùng kinh tế khó khăn Đồng thời, cộng đồng cũng có đóng góp không nhỏ trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên các loại hình và sản phẩm du lịch Ở góc độ khác, cộng đồng địa phương có vốn tri thức kinh nghiệm và truyền thống văn hóa bản địa của chính họ là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn khách du lịch

Vì vậy, quyết định có tham gia vào hoạt động du lịch hay không của cộng đồng địa phương ảnh hưởng lớn đến tính bền vững của hoạt động du lịch

Mù Cang Chải là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Yên Bái có tiềm năng lớn để phát triển du lịch Nơi đây có khí hậu mát mẻ, trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh quan đẹp như hang động, rừng nguyên sinh, thác nước… đặc biệt là danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt [16] Cùng với đó, đồng bào Mông chiếm hơn 90% dân số của huyện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa với các lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm Hoạt động du lịch ở Mù Cang Chải mới được khai thác trong những năm gần đây đã bước đầu phát triển và có những thành công nhất định

Tuy nhiên, hiện nay, huyện Mù Cang Chải vẫn là 1 trong 2 huyện vùng cao nghèo nhất của tỉnh Yên Bái, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ mới chỉ chiếm 34,5% (năm 2020) trong cơ cấu kinh tế của huyện [22], nguồn thu từ dịch vụ du lịch của huyện còn thấp, du lịch chưa được coi là ngành kinh tế mũi nhọn Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng Trong quá trình tổ chức, hoạt động du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, cộng đồng địa phương nhận thức và tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, du lịch chưa thực sự là ngành nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho cộng đồng Đó là những vấn đề tồn tại cần giải quyết để đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động du lịch, tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương

Vì vậy, cần phải có một công trình nghiên cứu tổng thể, khoa học về thực trạng hoạt động du lịch, đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng địa phương, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch Đồng thời đưa ra những giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng nhằm mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường Xuất phát từ thực tiễn trên,

“Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái)” sẽ góp phần phát triển du lịch Mù Cang Chải trong hiện tại và tương lai, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đã ra đời và phát triển từ khá sớm, vì vậy các nghiên cứu về du lịch, du lịch cộng đồng cũng như sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch được thực hiện khá phổ biến ở các nước phát triển Mỗi nghiên cứu được tiếp cận dưới một góc độ khác nhau:

Khái niệm cộng đồng xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh Năm 1950, Liên Hợp Quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ vào thập kỷ 50 – 60 Có nhiều khái niệm về cộng đồng được các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đưa ra với nhiều cách định nghĩa khác nhau

Theo Burr (1990) và được trích dẫn trong nghiên cứu của Pearce, Moscardo

& Ross (1991), khái niệm cộng đồng được tiếp cận theo 4 cách [61]:

- Cách tiếp cận sinh thái học (Ecological approach): Cộng đồng cùng sinh sống với nhau và thích nghi với một môi trường sống nhất định, nhờ quá trình này đã hình thành nên các đặc điểm đặc trưng để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác

- Cách tiếp cận xã hội học (Social approach): Những vai trò và thể chế quản lý xã hội, mối quan hệ xã hội và địa vị của từng thành viên trong nhóm

- Cách tiếp cận tương tác (Interactive approach): Sự tương tác giữa các cá nhân hoặc tổng hòa các tương tác theo nhóm giữa con người và tổ chức trong một khu vực địa lý nhất định

- Cách tiếp cận phê phán (Critical approach): Là các phe đối lập trong nhóm Cách tiếp cận này chú ý tới quyền lực của nhóm chủ chốt trong quá trình ra quyết định

Theo như UNEIS: Cộng đồng bản địa là những người dân và những quốc gia mà cộng đồng của những người này luôn giữ được một sự liên tục về lịch sử và xã hội của họ trong khi họ bị xâm lược hoặc thuộc địa Cuộc sống của họ hoặc một phần cuộc sống của họ khác với xã hội hiện tại đang thịnh hành tại những lãnh thổ này Họ sở hữu những lĩnh vực không chiếm ưu thế trong xã hội và được xác định để bảo vệ, phát triển và trao cho thế hệ tương lai trên lãnh thổ tổ tiên của họ; Sự đặc trưng về dân tộc cũng như tồn tại nét cơ bản theo như mẫu hình văn hóa, xã hội và hệ thống luật mà họ sở hữu

Năm 1988, Keith và Ary cho rằng: “Cộng đồng là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một nhóm Những người trong một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [49] Khái niệm này nhấn mạnh yếu tố địa vực là yếu tố quan trọng tạo nên sự cố kết tập thể bên cạnh yếu tố huyết thống, tôn giáo, chính trị

Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2000): “Cộng đồng là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [21]

Tác giả Sue BeeTon trong cuốn Commumnity Development through Tourism cho rằng: “Cộng đồng có nguồn gốc từ Latin, mà đề cập đến tinh thần rất cộng đồng, hoặc một cộng đồng không có cấu trúc bên trong mà mọi người đều bình đẳng” “Hoặc cộng đồng là một nhóm người có cùng một tín ngưỡng, cùng sống trong một thời gian và một không gian nhất định” [67]

Tác giả Võ Quế trong cuốn Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng (2006) đã viết: “Khái niệm cộng đồng được cho là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa Trong tuyến nghĩa khoa học xã hội bao gồm: Các thực tế xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định” [12]

Trong sách Du lịch cộng đồng tác giả Bùi Thị Hải Yến: “Cộng đồng địa phương là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng chung các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng mối quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng” [30]

Theo cuốn Phát triển cộng đồng do Nguyễn Hữu Nhân biên soạn: “Cộng đồng địa phương là tập hợp các nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương đó” [11]

Du lịch cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Du lịch cộng đồng đang được biết đến như những quan điểm, giải pháp, tham gia vào phát triển du lịch bền vững

Theo tổ chức The Mountain Institute của Hoa Kỳ: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch vì sự phát triển du lịch lâu dài, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương và có cơ chế tạo ra cơ hội đem lại lợi ích cho cộng đồng” [10]

Theo quan điểm của Viện nghiên cứu và Phát triển nông thôn Việt Nam (2012): “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu cho du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa) Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

1.3.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch nhằm mục đích thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, góp phần phát triển du lịch địa phương, xóa đói, giảm nghèo

1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu:

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải

Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, tăng cường hiệu quả tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái)

Về nội dung: Nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái)

Về không gian: Nghiên cứu tại 14 đơn vị hành chính của huyện bao gồm: Thị trấn Mù Cang Chải, xã La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Cao Phạ, Chế Cu Nha, Púng Luông, Chế Tạo, Dế Xu Phình, Hồ Bốn, Khao Mang, Kim Nọi, Lao Chải, Mồ Dề, Nậm Có

Về thời gian: Các số liệu, thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập và cập nhật từ năm 2015 đến năm 2020.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các thông tin trong luận văn được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy trong giáo trình, luận án, luận văn, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước và trang website điện tử như: Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) [30], giáo trình Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hòe

(2001) [4], Giáo trình Phát triển cộng đồng của Nguyễn Kim Liên (2010) [8], Tài liệu hướng dẫn phát triển Du lịch cộng đồng [12]…; các công trình nghiên cứu của Aref F (2011) [35], Murphy, P E (1985) [57], Pretty J.N (1995), Những thông tin thực tế liên quan đến hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải và cộng đồng địa phương được thu thập từ các báo cáo, kế hoạch, nghị quyết, Quyết định, chương trình, dự án của UBND tỉnh Yên Bái nói chung [24] [25] và UBND huyện Mù Cang Chải, UBND các xã nói riêng [23] [26]

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thực địa (điền dã): Phương pháp này giúp tác giả thu thập các thông tin, dữ liệu về vấn đề nghiên cứu Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với thu thập tư liệu bằng văn bản, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thông qua các chuyến đi thực tế tại Mù Cang Chải (Yên Bái)

+ Chuyến đi thứ nhất – tháng 12/2020: Với mục đích khảo sát tổng quan du lịch huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) Mục đích chuyến khảo sát là rà soát, so sánh, đối chiếu thông tin dữ liệu thứ cấp với tình hình thực tế và có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu Khảo sát tài nguyên du lịch huyện Mù Cang Chải và thu thập dữ liệu Trên cơ sở đó vạch ra lộ trình, lịch trình, và nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tiếp theo

+ Chuyến đi thứ hai – tháng 01/2021: Khảo sát điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại huyện

+ Chuyến đi thứ ba – tháng 03/2021: Bổ sung, cập nhật những thông tin còn thiếu để hoàn chỉnh luận văn

Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có được những nhận định khách quan, tác giả tiến hành phỏng vấn đối với các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch từ các ban, ngành, bao gồm các cán bộ quản lý về du lịch tại địa phương, những người có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng trong những dự án du lịch, am hiểu về hoạt động du lịch địa phương nhằm tham khảo ý kiến, cách thức quản lý, kinh nghiệm, cách thức tổ chức hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải Cụ thể, tác giả lựa chọn phỏng vấn sâu với đại diện UBND huyện Mù Cang Chải, phòng Văn hóa – Thông tin huyện Mù Cang Chải, đối tượng phỏng vấn được phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng phỏng vấn Danh mục các câu hỏi trong mỗi bảng phỏng vấn được thiết kế phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn, bên cạnh đó tùy thuộc vào quá trình phỏng vấn, các câu hỏi có thể được mở rộng nhằm mục đích khai thác thông tin phong phú, đủ tin cậy dựa trên kinh nghiệm và nhận thức của người được phỏng vấn Đồng thời, phương pháp phỏng vấn sâu cũng được tác giả sử dụng trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, mục tiêu là để thiết kế bảng hỏi dành cho CĐĐP, thang đo mức độ để tránh được những sai lầm mắc phải khi xây dựng bảng hỏi, tiết kiệm thời gian cho người nghiên cứu mà vẫn thu về kết quả khảo sát hoàn chỉnh Tiến hành phỏng vấn trước và trong thời gian khảo sát điền dã nghiên cứu Trước thời gian đi khảo sát, điền dã: Phỏng vấn 3 người đang tham gia vào hoạt động du lịch và 3 người chưa tham gia hoạt động du lịch Tác giả đã lưu lại câu trả lời bằng 2 phương pháp là ghi chép và thu âm bằng điện thoại Các câu hỏi tập trung chủ yếu vào nội dung về nhận thức của cộng đồng, mong muốn của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch, mức độ tham gia của cộng đồng (đối với những người đã tham vào hoạt động du lịch), yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng

Phương pháp bảng hỏi: Được sử dụng để thu thập thông tin, đối tượng phỏng vấn chủ yếu là cộng đồng địa phương (các đại điện hộ gia đình); công ty lữ hành và khách du lịch

1.5.2 Các phương pháp xử lý dữ liệu định tính Để phân tích dữ liệu một cách đúng đắn, tiếp cận được bản chất của vấn đề, luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh tổng hợp và phân tích SWOT Lựa chọn và sắp xếp các thông tin, nội dung nghiên cứu; tiến hành đánh giá tổng hợp nhằm có được nội dung tổng thể và phù hợp với đối tượng nghiên cứu Cụ thể:

Phương pháp thống kê mô tả: Nhằm thống kê đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát, thống kê mô tả hình thức, mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, những thuận lợi, khó khăn của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động du lịch

Phương pháp so sánh: Nhằm mục đích so sánh sự phát triển của hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải qua các năm, so sánh mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Phương pháp phân tích SWOT: Ma trận SWOT được sử dụng trong luận văn để phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) và đánh giá những cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) của cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch Ma trận SWOT là một trong những căn cứ quan trọng để từ đó xây dựng các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, gia tăng lợi ích cho cộng đồng

1.5.3 Các phương pháp nghiên cứu định lượng

Chọn mẫu và tính cỡ mẫu

Kích thước mẫu của nghiên cứu càng lớn, sai số trong các ước lượng sẽ càng thấp, khả năng đại diện cho tổng thể càng cao Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng công thức lấy mẫu dựa theo phương pháp định lượng để phân tích dữ liệu

Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là

50, tốt hơn là 100 trở lên Tỷ lệ số quan sát trên biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1 Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả lấy mẫu nghiên cứu đảm bảo thỏa mãn các yếu tố trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100 Đồng thời, do có kích thước mẫu tổng thể nên tác giả áp dụng theo công thức Linus Yamane để tính quy mô mẫu

Cụ thể: Đối với cộng đồng địa phương, tác giả tiến hành lấy ý kiến của những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và những người không tham gia vào hoạt động du lịch tại huyện Mù Cang Chải, họ là chủ hộ hoặc thành viên của hộ gia đình

Số lượng mẫu được tính theo công thức Linus Yamane: n = N

Trong đó: n là quy mô mẫu; N là tổng thể; chọn khoảng tin cậy 92%, mức sai lệch cho phép là e = 8%

Tổng số hộ dân cư trú trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 12.099 hộ gia đình (Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019) Từ đó, có kết quả số mẫu cần điều tra là 155 Để đảm bảo tránh sai số, số lượng được điều tra là 200 phiếu Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản bao gồm những đại diện hộ gia đình có tham gia và không tham gia vào hoạt động du lịch Đối với khách du lịch, tiến hành điều tra với số phiếu là 100 phiếu Đối với công ty lữ hành, đại lý du lịch, tiến hành điều tra với số phiếu là 50 phiếu

Quy trình nghiên cứu

Dựa trên nội dung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn ở trên, quy trình nghiên cứu thực tiễn được chia ra làm 2 giai đoạn: 1/Nghiên cứu định tính và 2/Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính tập trung thu thập những dữ liệu sơ cấp, thứ cấp quan trọng để đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Kết quả nghiên cứu là cơ sở hoàn thiện việc thiết kế bảng hỏi

Nghiên cứu định lượng có mục tiêu đưa ra các số liệu cụ thể, phân tích các số liệu, từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết để có những giải pháp khắc phục Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng hỏi chi tiết Tổng số phiếu điều tra dành cho cộng đồng địa phương là 200, số phiếu thu về hợp lệ là 185 Ngoài ra, còn có

100 phiếu điều tra khách du lịch, 50 phiếu dành cho công ty lữ hành Số liệu thu thập được xử lý với sự hỗ trợ của ứng dụng Google Biểu mẫu, Excel 2016 và IBM SPSS Statistics 22

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý thuyết Thang đo 1 Thảo luận Điều chỉnh

Phân tích số liệu thu được

Phân tích thống kê mô tả; Kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach's Anpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy; kiểm định sự khác biệt Đưa ra kết luận; đề xuất giải pháp, khuyến nghị

Cấu trúc luận văn

Nội dung chính của luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch Chương 3: Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Giải pháp – khuyến nghị

Chương 1 tác giả đã giới thiệu, trình bày khái quát nhất về đề tài nghiên cứu bao gồm: lý do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, bố cục của luận văn

Với nhiệm vụ nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch du lịch và yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng ở Mù Cang Chải, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Từ kết quả tổng quan vấn đề nghiên cứu, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, tác giả đã đưa ra quy trình các bước để thực hiện nghiên cứu được mô tả cụ thể trong sơ đồ Hình 1.1

Nội dung chương 1 thể hiện cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu và đưa ra định hướng cho toàn bộ nghiên cứu Đây chính là cơ sở để triển khai nghiên cứu trong những chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Khái niệm

Từ cái nhìn tổng quan vấn đề nghiên cứu, theo quan điểm của tác giả, khái niệm cộng đồng được hiểu như sau: “Cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo vệ, sử dụng và phát triển tài nguyên địa phương, có các đặc điểm chung về tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa truyền thống ”

Trong phạm vi nghiên cứu này, cộng đồng được xác định là những cư dân sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, có sự gắn kết trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và tương tác xã hội với nhau, sử dụng chung các nguồn tài nguyên của địa phương

Khái niệm du lịch cộng đồng trong nghiên cứu này có thể hiểu:

Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do cư dân địa phương làm chủ hoặc tham gia một phần, đóng góp các nguồn lực; góp phần bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch tại điểm khai thác Một phần lợi nhuận thu được từ du lịch cộng đồng góp phần phát triển đời sống cộng đồng dân cư ở điểm du lịch và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

2.1.3 Sự tham gia của cộng đồng

Khái niệm về sự tham gia do một nhóm các chuyên gia được chỉ định để thảo luận về Hành động phát triển cộng đồng của Liên Hiệp Quốc xây dựng như sau:

“Tham gia là tạo cơ hội để cho phép các thành viên của một cộng đồng đóng góp tích cực và tạo sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chia sẻ một cách công bằng các lợi ích” [27]

Theo IPPF (2000) cho rằng: Tham gia là một quá trình nâng cao vị thế cộng đồng theo đó cộng đồng địa phương có thể hợp tác với những người có thể hỗ trợ họ, xác định các vấn đề, nhu cầu và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, kiểm soát và đánh giá các hoạt động diễn ra trong cộng đồng

Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch, tác giả Brohman

(1996) cho rằng: Sự tham gia của cộng đồng là một thành phần thiết yếu trong phát triển du lịch, là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sẽ đạt được phân phối lợi ích công bằng hơn, khuyến khích việc ra quyết định dân chủ và sẽ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong một cách tốt hơn [39] Tác giả Tosun

(2006) cho rằng: “Sự tham gia cho phép các cộng đồng địa phương tại các điểm đến du lịch khác nhau ở mức độ phát triển khác nhau tham gia vào quá trình ra quyết định phát triển du lịch bao gồm cả việc chia sẻ lợi ích của việc phát triển du lịch và xác định các loại hình cũng như quy mô phát triển du lịch tại địa phương” [73]

Tựu chung lại, các quan niệm về sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động nói chung và du lịch nói riêng đều cơ bản thống nhất về các nội dung như sau:

Thứ nhất, Quá trình cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn lực của mình trong việc đưa ra quyết định phát triển du lịch bao gồm việc lập kế hoạch, triển khai, quản lý, phân chia lợi ích để đáp ứng nhu cầu của họ

Thứ hai, Cộng đồng không chỉ là đối tượng của các hoạt động mà là người chủ thực sự của các hoạt động đó

Thứ ba, Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch giúp khai thác hiệu quả tri thức bản địa, tăng tính bền vững của mô hình du lịch cộng đồng, đồng thời tạo cơ hội cho người dân có thể tự nâng cao năng lực.

Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

2.2.1 Các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, các sản phẩm du lịch không giống sản phẩm của các ngành nghề khác nên trong phát triển du lịch, các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch được phân chia và có những vai trò khác nhau Để đạt được sự hợp tác giữa các bên liên quan, cần có sự tôn trọng giữa các bên, đồng thời phải đảm bảo mục tiêu, lợi ích chung và lợi ích riêng biệt mà các bên cần có để hướng tới phát triển bền vững [9] Các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch bao gồm:

Chính phủ: Cơ quan quản lý và thiết lập các chính sách phát triển du lịch trong phạm vi một quốc gia

Chính quyền địa phương: Cơ quan quản lý và thiết lập các chính sách cho ngành kinh tế du lịch trong phạm vi tỉnh, thành phố

Doanh nghiệp: Các hãng lữ hành, công ty, đại lý kinh doanh du lịch, các tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch như khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, điểm tham quan du lịch

Các tổ chức quản lý du lịch, tổ chức phi lợi nhuận: Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhưng không vì mục đích thương mại, thay vào đó là các hoạt động vì cộng đồng và vì môi trường

Khách du lịch: Khách tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch bao gồm khách du lịch thị trường và khách du lịch bền vững

Cộng đồng địa phương: Những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, những người không tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch nhưng vẫn có ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch địa phương CĐĐP là thành viên tham gia trực tiếp với vai trò chủ thể trong các hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng, CĐĐP đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cân bằng các trụ cột xã hội

2.2.2 Vai trò sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

Sự tham gia của cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược du lịch

Sự tham gia của cộng đồng hình thành những chính sách khả thi Trao quyền cho người dân là một yếu tố cần thiết trong việc hình thành nên những kế hoạch toàn diện và là một công cụ quan trọng để đảm bảo cho sự khả thi của kế hoạch, chính sách [70]

Sự tham gia của cộng đồng được xem như là một công cụ tạo nên sự phát triển du lịch theo cách mang lại lợi ích cho cộng đồng bản địa Khuyến khích cộng đồng tham gia vào du lịch thông qua sự vận động nguồn tài nguyên hiện có và trao quyền quyết định cho họ về việc làm thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên này trong hoạt động du lịch Nói rộng ra đó chính là cộng đồng tại điểm đến được tự xác định các chính sách về du lịch Điều này cho thấy rằng chính cộng đồng điểm đến có thể xác định cái gì tốt nhất cho nhu cầu của họ [73]

Tóm lại, sự thành công trong phát triển du lịch phụ thuộc vào sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng Nếu không có sự hỗ trợ của người dân, thậm chí là những kế hoạch được xây dựng tốt thì cũng rất khó thực hiện

Sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững

Theo Murphy (1985) cho rằng: sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch đã trở thành vấn đề trung tâm trong các cuộc tranh luận về bền vững Về khía cạnh này, Woodley cho rằng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển du lịch đòi hỏi trước hết phải bền vững Cách tiếp cận này tập trung vào sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng kế hoạch và quá trình phát triển các loại hình du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Lợi nhuận sẽ đổ về người dân địa phương, mang lại tối đa lợi ích cho người dân địa phương, kết quả là họ sẽ dễ dàng chấp nhận hoạt động du lịch và chủ động hỗ trợ bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch địa phương Người dân địa phương càng được hưởng nhiều lợi ích từ du lịch thì họ sẽ tham gia bảo vệ di sản văn hóa, tự nhiên và ủng hộ hoạt động du lịch Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch có thể hỗ trợ và duy trì văn hóa địa phương, truyền thống, kiến thức, kỹ năng và tạo ra niềm tự hào về di sản của cộng đồng [45]

Sự tham gia của cộng đồng làm hài lòng khách du lịch

Du lịch sẽ không bền vững nếu không làm hài lòng khách du lịch Nếu du khách không cảm nhận được một nơi đáng để đến thì điểm đến đó sẽ mất đi sự yêu thích của du khách Sự thành công của du lịch chính là sự thân thiện và hợp tác của cư dân địa phương đối với khách du lịch bởi vì họ là một phần của sản phẩm du lịch Nếu sự phát triển du lịch và các kế hoạch du lịch không kết nối với mong đợi của du khách và khả năng của địa phương thì có thể nguy hại đến tiềm năng của ngành du lịch Việc xây dựng mối quan hệ lợi ích và đáp ứng mong muốn thông qua phát triển sự tham gia của cộng đồng có thể làm tăng sự thỏa mãn của cả cộng đồng điểm đến và khách du lịch trong suốt cuộc gặp gỡ của họ [45]

Sự tham gia của cộng đồng góp phần vào việc phân phối công bằng chi phí và lợi ích giữa các thành viên cộng đồng

Sự phát triển du lịch tạo ra bất lợi cũng như lợi ích cho xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường Tuy nhiên, những lợi ích và bất lợi này không được phân phối đều cho các bên liên quan bởi vì không có sự liên kết giữa các cư dân địa phương, công ty du lịch và cơ quan quản lý Nhiều điểm đến du lịch cần một sự tiếp cận thay thế để phát triển du lịch cả về giá và lợi ích một cách công bằng và nhạy cảm hơn đối với tác động văn hóa, xã hội do du lịch gây ra Hơn nữa, tỉ lệ người dân địa phương được hưởng lợi từ du lịch phải nhiều hơn là chịu đựng những gánh nặng từ nó Phát triển du lịch đối với cộng đồng có thể tạo cơ hội cho cộng đồng điểm đến hưởng lợi từ du lịch

Sự tham gia của cộng đồng có thể giúp thỏa mãn nhu cầu của địa phương

Sự phát triển du lịch phải phản ánh được nhu cầu và khát khao của cộng đồng địa phương Theo Timothy “Du lịch theo xu hướng cộng đồng đòi hỏi phải có sự hợp tác làm việc giữa ngành du lịch và cộng đồng địa phương, phát triển tiện nghi cho cả cư dân điểm đến và khách du lịch”[70]

Sự tiếp cận theo cách tham gia tạo ra một cảm giác được trao quyền trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng cũng như quyền sở hữu đối với những kế hoạch và hoạt động có được từ quá trình tham gia của cộng đồng Kết quả là sự tham gia của cộng đồng sẽ đáp ứng quá trình trao quyền và giáo dục cho cộng đồng điểm đến để giúp họ trở thành những người đồng tham gia cùng với những người giúp đỡ họ nhằm xác định khó khăn, nhu cầu, làm tăng trách nhiệm cá nhân đối với xây dựng kế hoạch, quản lý và giám sát sự phát triển du lịch

Sự tham gia của cộng đồng làm tăng quá trình dân chủ tại điểm đến du lịch

Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong xây dựng kế hoạch du lịch Sự giao tiếp giữa cộng đồng và người đưa ra quyết định phải theo quy trình hai bên cùng có lợi từ dưới lên và từ trên xuống Quy trình dân chủ này làm tăng nhận thức và lợi ích của cộng đồng đối với những vấn đề tại địa phương.

Mô hình xác định mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch

Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình, trải qua rất nhiều bậc của sự phát triển, kết hợp với sự khuyến khích và hướng dẫn từ những người có chuyên môn bên ngoài Mỗi bậc mô tả một mức độ khác nhau của sự tham gia và phản ánh các mối quan hệ quyền lực giữa họ Mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng khác nhau tùy thuộc vào vai trò của cộng đồng và tùy theo từng địa phương

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch bắt nguồn từ những nghiên cứu phát triển cộng đồng nói chung Chủ đề này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát mức độ tham gia và những nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia, rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, để từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ vào hoạt động du lịch tại địa phương

Theo Sherry Arnstein (1969), sự tham gia của cộng đồng như một chiếc thang với 8 bậc tương ứng 8 mức độ là: 1- lôi kéo; 2- trị liệu; 3- thông báo; 4- tham vấn; 5- động viên; 6- hợp tác; 7- quyền lực đại diện; 8- kiểm soát [37] Hình thức biểu hiện tương ứng với 8 mức độ tham gia được tác giả diễn giải cụ thể qua Bảng 2.1

Bảng 2.1 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Sherry Arnstein

Mức độ tham gia Hình thức biểu hiện

8 Kiểm soát Người dân tự hình thành ý tưởng, xây dựng dự án, và chỉ nhờ bên ngoài tư vấn, thảo luận, hỗ trợ khi cần

7 Quyền lực Người dân được trao quyền lực và chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề của địa phương

Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa người dân và nhà cầm quyền Người dân có một vai trò tích cực trong tiến trình ra quyết định

Bầu những thành viên đại diện nòng cốt vào tổ chức tham gia tích cực trong việc đưa ra ý kiến, quan điểm, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người điều phối Có sự giao tiếp hai chiều

Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp tại khu dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng Ý kiến và quan điểm của người dân được lắng nghe thông qua các buổi tham vấn cộng đồng, nhưng quyết định cuối cùng thuộc về người tổ chức tham vấn

3 Thông báo Người dân được thông báo về điều gì sẽ diễn ra, nhưng không được tạo cơ hội để chính họ tham gia

2 Trị liệu Chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia nhằm ủng hộ kế hoạch của tổ chức

Tác giả Deshler & Sock (1985) trình bày về mức độ tham gia của cộng đồng phân cấp độ từ tham gia thụ động đến tham gia tích cực [40] Hình thức biểu hiện cụ thể được thể hiện như sau:

Bảng 2.2 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Deshler & Sock (1985) Mức độ tham gia Hình thức biểu hiện

Trao quyền - Cộng đồng được hợp tác, trao quyền đối với việc lập kế hoạch, quản lý chương trình, cộng đồng là nguồn lực của dự án Đây là mức độ tham gia cao nhất và những người thực hiện dự án có sự hợp tác chặt chẽ, chia sẻ lợi ích

- Ở cấp độ tham gia tích cực, cộng đồng được giao nhiều quyền hơn để trở thành chủ sở hữu của các dự án phát triển

Cộng đồng chỉ được thông báo về hoạt động của dự án, các đề xuất của cộng đồng được lắng nghe nhưng có thể có hoặc không được quyết định, mọi quyền kiểm soát và quản lý thuộc về nhân viên của dự án, cộng đồng không được hưởng lợi

Theo tác giả Pretty (1995), có 07 mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch với cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: 1- tham gia thụ động; 2- tham gia cung cấp thông tin; 3- tham gia tư vấn; 4- tham gia khuyến khích vật chất; 5- tham gia chức năng; 6- tham gia tương tác; 7- tham gia tự giác [62] Hình thức biểu hiện tương ứng với 7 mức độ tham gia được diễn giải cụ thể qua Bảng 2.3

Bảng 2.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Pretty (1995) Mức độ tham gia Hình thức biểu hiện

- Cộng đồng đưa ra các sáng kiến độc lập và có quyền tự quyết

- Cộng đồng liên hệ với các tổ chức bên ngoài để nhận được tư vấn, giữ quyền kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực Tự phân phối của cải và quyền lực đảm bảo sự công bằng

- Mọi người tham gia vào quá trình phân tích, phát triển kế hoạch hành động và sáng tạo hay tăng cường năng lực của các tổ chức cộng đồng tại địa phương

- Sự tham gia được xem như là một quyền lợi và là một phương tiện để đạt mục tiêu CĐĐP kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ở địa phương

- Mọi người tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đáp ứng mục tiêu từng phần liên quan đến dự án Tổ chức cộng đồng được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài

4 Tham gia khuyến khíchvật chất

- Mọi người tham gia với tư cách là các nguồn lực (nguồn lao động) để đổi lấy các khuyến khích vật chất (thực phẩm, tiền mặt)

- Cộng đồng tham gia theo kiểu hình thức, họ không có cổ phần, cũng như không góp mặt trong các quá trình diễn ra dự án

- Cộng đồng có vai trò nhất định trong hoạt động du lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị

- Những người tham gia đại diện sẽ được đưa ra ý kiến cho cộng đồng địa phương Quan điểm của cộng đồng được lắng nghe

2 Tham gia cung cấp thông tin

- Giới hạn những người tham gia cung cấp thông tin bằng cách trả lời bảng hỏi và khảo sát… được thiết kế bởi tác nhân bên ngoài

- Kết quả của nghiên cứu không được chia sẻ với mọi người

- Cộng đồng chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài nguyên)

- Những người tham gia bị giới hạn cho biết những điều sẽ xảy ra với địa phương họ Người dân không được đưa ra ý kiến Thông tin chỉ thuộc về các chuyên gia bên ngoài Cộng đồng không có vai trò gì đối với kế hoạch phát triển du lịch, hoạt động phát triển du lịch

Tác giả Tosun (1999) chia mức độ tham gia thành 3 mức là: 1 - tham gia cưỡng chế, 2 - tham gia thụ động, và cao nhất là 3 - tham gia tự nguyện [71] Hình thức biểu hiện tương ứng với 3 mức độ tham gia được tác giả diễn giải cụ thể qua Bảng 2.4

Bảng 2.4 Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Cevat Tosun (1999) Mức độ tham gia Hình thức biểu hiện

Mô hình xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Qua quá trình tổng hợp kết quả nghiên cứu, cho thấy nhận thức và thái độ của người dân là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tác động đến sự tham gia của họ vào phát triển du lịch địa phương Hai yếu tố này đều được học giả trong và ngoài nước công nhận và đưa vào các mô hình nghiên cứu về sự ủng hộ hay sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch

Cùng với 2 nhân tố nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch địa phương, Zhang [77] đã phát triển một mô hình phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tham gia cá nhân tới quyết định tham gia quy hoạch du lịch của cộng đồng địa phương với 3 nhân tố bổ sung là: đặc điểm nhân khẩu học, đánh giá sự tham gia hiện tại và tự đánh giá về kiến thức du lịch

Các chuyên gia du lịch Tosun (2000); Fariborz và Ma’rof (2008); Moscardo

(2008) khái quát có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng

Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

4 Tham gia khuyến khích vật chất

2 Tham gia cung cấp thông tin

1 Tham gia thụ động đồng vào hoạt động du lịch, gồm: 1) các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch (thông tin cho người dân, sự hợp tác giữa các bên, tính tập trung bao cấp trong quản lý du lịch); 2) các yếu tố về cơ chế chung và nguồn lực của hộ (cơ chế hợp tác, nguồn nhân lực có chất lượng, tài chính, chi phí tham gia, chuyên gia hỗ trợ); 3) các nhân tố về văn hóa/ nhận thức (nhận thức của cộng đồng về du lịch, mức độ quan tâm, thói quen, tập quán,…) [13] Được thể hiện qua mô hình sau:

Hình 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch (Nguồn: Tổng hợp của tác giả Mai Lệ Quyên, 2017)

Trong khi đó, Nguyễn Đoàn Hạnh Dung và Trương Thị Thu Hà [3] đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng gồm: 1- Hiểu biết về du lịch địa phương; 2- Thái độ đối với phát triển du lịch; 3- Năng lực phục vụ du lịch; 4-Khả năng ra quyết định; 5-Sự tin tưởng các bên liên quan; 6-Năng lực tiếp cận du khách

Ngoài ra, đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp chính) cũng được phân tích để tham rõ khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Dựa vào phần cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch với các mô hình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước, kết hợp phương pháp quan sát thực tế về sự tham gia của cộng đồng tại địa phương Tác giả đã kế thừa, đúc rút, áp dụng để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu trong đề tài này như sau:

Giả thuyết H1: Các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch có tác động tích cực đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Giả thuyết H2: Thái độ - nhận thức có tác động tích cực đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Hai giả thuyết này được tóm tắt và thể hiện bằng mô hình nghiên cứu ở hình

2.3 Mô hình này thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần với yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định sự khác nhau trong đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia giữa các nhóm cộng đồng địa phương qua đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn) được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất về yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải

Dựa trên mô hình nghiên cứu hình 2.3, tác giả đã xây dựng 2 thang đo độc lập và 1 thang đo phụ thuộc với 14 biến quan sát sử dụng cho đề tài để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch và mối quan hệ của các yếu tố đó Các thang đo được cụ thể hóa trong bảng dưới đây

Các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch

Sự tham gia của cộng đồng

Bảng 2.6 Tổng hợp biến quan sát của các thang đo về yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

STT Thang đo Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

1 Các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch

TC1 Chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển du lịch

Tosun (2000); Fariborz và Ma’rof (2008); Moscardo(2008)

TC2 Chia sẻ lợi ích, trách nhiệm Tosun (2000); Fariborz và Ma’rof

(2008); Moscardo(2008) TC3 Sự đối thoại và gắn kết giữa các bên liên quan

TC4 Vốn đầu tư Fariborz và Ma’rof (2008);

Moscardo (2008) TC5 Kỹ năng làm du lịch Fariborz và Ma’rof (2008);

Moscardo (2008) TC6 Nguồn nhân lực du lịch Tosun (2000); Moscardo (2008)

TD1 Cơ hội việc làm Akis et al (1996); Jurowski et al

(2012) TD2 Gia tăng thu nhập Jurowski et al (1997) ; Lee at al

(2007); Zhang (2010) TD3 Quảng bá hình ảnh, văn hóa địa phương

TD4 Gìn giữ và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc

Liu (1986); Yoon et al (2001); Huttasin (2008); Chen (2010) TD5 Cải thiện chất lượng cuộc sống

Akis et al (1996); Jurowski et al (1997); Lee at al (2007); Zhang (2010); Keovilay (2012)

3 Sự tham gia của cộng đồng

TG1 Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch

TG2 Hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch

TG3 Hoạt động quảng bá du lịch Thammajinda (2013)

Cộng đồng địa phương là người chủ di sản, hiểu biết nhất về các giá trị của tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và văn hóa) ở địa phương, nên họ mới có thể là người cung cấp cho du khách những trải nghiệm chân thực nhất về đời sống văn hóa cộng đồng Mặt khác, khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, đời sống kinh tế của người dân sẽ được nâng cao, đời sống văn hóa của họ cũng được cải thiện và người dân ý thức được tốt hơn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trong chương 2, tác giả đã tập trung làm rõ những cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài, đưa ra các khái niệm, quan điểm, xác định được các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch, mô hình xác định các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng Trong chương này, tác giả đã phân tích ưu, nhược điểm của 4 loại thang đo điển hình nhất về đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng là thang đo Sherry Arnstein (1969), thang đo Deshler & Sock (1985), thang đo Pretty (1995) và thang đo của Tosun (1999) và dựa trên nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng Sau khi tiến hành so sánh, tác giả đã lựa chọn thang đo 7 bậc của

Pretty (1995) phục vụ cho nghiên cứu xác định mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch tại Mù Cang Chải và đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng (bao gồm nhóm các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch và thái độ - nhận thức) Để có được giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, cần biết rõ hiện nay cộng đồng đã và đang tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương ở mức độ nào và ảnh hưởng bởi yếu tố gì Đây chính là cơ sở lý luận nền tảng để nghiên cứu, đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở huyện Mù Cang Chải cũng như yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng được thể hiện ở các chương sau Chương 2 của luận văn sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải (Yên Bái) để tác giả đề xuất một số giải pháp – khuyến nghị tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái) trong chương tiếp theo.

GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Khái quát

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái Huyện nằm cách thành phố Yên Bái khoảng 80 km và cách Hà Nội khoảng 200 km Huyện Mù Cang Chải có vị trí địa lý: Phía bắc tiếp giáp huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; Phía nam tiếp giáp huyện Mường La, tỉnh Sơn La; Phía tây tiếp giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; Phía đông tiếp giáp huyện Văn Yên và Văn Chấn

Là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Yên Bái, trải qua các thời kỳ lịch sử, vùng đất Mù Cang Chải có nhiều biến động về địa giới hành chính Hiện nay, toàn huyện Mù Cang Chải có 13 xã và 1 thị trấn, các xã gồm: Nậm Có, Cao Phạ, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Kim Nọi, Mồ Dề, Chế Tạo, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn và thị trấn Mù Cang Chải

3.1.2 Điều kiện thiên nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Huyện Mù Cang Chải nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn Độ cao trung bình khoảng 1.700 m so với mực nước biển, điểm cao nhất là đỉnh Lùng Cúng, xã Nậm Có (cao 2.900 m) Là huyện nằm sâu trong lục địa, khí hậu ở Mù Cang Chải có những đặc điểm riêng biệt của khí hậu vùng Tây Bắc Trên địa bàn huyện không có sông lớn mà có hàng chục khe suối bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn, tạo nên mạng khe suối dày đặc Cùng với hệ thống khe, suối là hàng loạt các thác nhiều tầng như: thác Nậm Mơ (Mồ Dề), Dề Thàng (Chế Cu Nha)… Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông (2985 m), Lùng Cúng xã Nậm Có (2913 m)… Rừng là thế mạnh của Mù Cang Chải với diện tích khoảng 80.000 ha, trong đó có rừng già, rừng nguyên sinh, rừng thông, và rừng sơn tra Tất cả các yếu tố trên đã mang đến cho Mù Cang Chải nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên đặc thù của một huyện miền núi rất phong phú và đa dạng:

- Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải: Với đặc thù địa hình, người dân sinh sống trên mảnh đất Mù Cang Chải đã sáng tạo ra một trong những hình thức canh tác, sản xuất đặc biệt trên đất dốc, tạo nên hệ thống ruộng bậc thang trải đều khắp toàn huyện với tổng diện tích trên 7.000 ha, trong đó có 872,19 ha có vẻ đẹp hùng vĩ nhất đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt nằm trên địa bàn các xã La Pán Tẩn, Dế

Xu Phình, Chế Cu Nha, Kim Nọi, Mồ Dề và Lao Chải

- Khu Bảo tồn loài, sinh cảnh Chế Tạo rộng 20.108,2 ha, nằm trên địa bàn các xã Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Lao Chải Đây là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích lớn, có nhiều loài động thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN, các phụ lục của Nghị định 32/2006/NĐ-CP

- Cảnh quan: Trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng gắn liền với hệ sinh thái rừng cây, khe suối, thác nước tự nhiên và ruộng bậc thang như: thung lũng Lìm Mông xã Cao Phạ; thác 7 tầng xã Púng Luông; thác Rồng, rừng thông, đỉnh núi lưng khủng long, xã Dế Xu Phình; thác Mơ xã Mồ Dề; rừng Sơn tra (Táo Mèo) Háng Gàng xã Lao Chải; rừng hoa Tớ dày ở các bản thuộc xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Lao Chải; hệ thống hang động tự nhiên bản Pú Cang, mạch nước khoáng nóng bản Làng Sang, xã Nậm Khắt; rừng trúc xã Mồ Dề, xã Púng Luông; ruộng bậc thang các xã Chế Cu Nha, Lao Chải, Mồ

Dề, Kim Nọi, Khao Mang là những tiềm năng du lịch tự nhiên thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan

3.1.3 Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa

Tính đến năm 2019 dân số toàn huyện là 63.961 người, bao gồm 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là người Mông chiếm 90% dân số của huyện

Trước đây, kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển nông – lâm nghiệp và chủ yếu mang tính tự cung tự cấp Trong những năm gần đây, huyện đã chủ trương và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung khai thác các ngành thế mạnh của huyện, đồng thời dần cân bằng tỷ trọng giữa các lĩnh vực Theo đó, đến năm 2020, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 30,5%; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 35%; thương mại dịch vụ chiếm 34,5% Đồng thời, đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây dựng, thương mại dịch vụ, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh về du lịch để phát triển, từng bước hình thành và định vị ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, hướng tới xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Giao thông vận tải: Mặc dù ở vị trí địa lý xa xôi các trung tâm đô thị lớn, địa hình chia cắt phức tạp, song vấn đề giao thông vận tải của huyện trong những năm gần đây phần nào đã được cải thiện Hiện tại, toàn huyện có 14/14 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã

Thông tin - liên lạc: Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, tại đây có thể liên lạc trong nước, quốc tế, thuận tiện, dễ dàng qua hệ thống điện thoại, fax, Internet Bên cạnh đó, mạng viễn thông và Internet được phủ sóng đến 14/14 xã, thị trấn trên toàn huyện, tạo thuận lợi cho người dân cập nhật tin tức giải trí, khai thác thông tin, tra cứu các văn bản pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh

Về văn hóa - xã hội: Hệ thống giáo dục của huyện được hoàn chỉnh gồm các ngành học, bậc học Tổng số có 39 trường và 01 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên Cơ sở hạ tầng phục vụ cho lĩnh vực văn hóa - xã hội bước đầu được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Mạng lưới y tế: hiện có 20 cơ sở với 133 giường bệnh Bệnh viện đa khoa, phòng y tế, trung tâm y tế và các trạm y tế xã, thị trấn đã cơ bản hoàn thành các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, đảm bảo duy trì công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc

Là huyện miền núi, nằm trong những vùng tập trung đông đảo các dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại mang trong mình những bản sắc văn hóa riêng từ văn hóa tâm linh, văn hóa lễ hội, văn hóa canh tác, văn hóa trang phục, văn hóa ẩm thực… Với hệ thống đậm đặc văn hóa Mông của hơn 37.000 người (chiếm 90% dân số toàn huyện) luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nghệ thuật và là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch

Phong tục, tập quán và lễ hội:

- Phong tục tập quán trong đời sống hàng ngày, trong việc thờ cúng và lễ nghi trong ngày lễ tết, cưới hỏi, được lược bỏ những hủ tục lạc hậu, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh hoa truyền thống của dân tộc và trở thành những nét sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn đối với du khách

- Lễ hội truyền thống: Là địa phương có sự giao thoa văn hóa độc đáo giữa người Mông, người Thái, người Kinh và một số dân tộc khác đã tạo nên các lễ hội truyền thống đa dạng và đặc sắc, nhất là các lễ hội của người Mông, người Thái: Có

39 di sản văn hóa vật thể, 142 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê Ngoài ra, trong những năm gần đây, huyện đã tổ chức nhiều lễ hội hiện đại gắn với di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang, lễ hội giã bánh dày, lễ hội khèn Mông…

Thực trạng hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải

3.2.1 Quản lý nhà nước về du lịch

Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được kiểm kê đầy đủ Phòng Văn hóa và Thông tin đã chủ động, tích cực tham mưu cho UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến văn hóa, biểu diễn và bảo vệ các di tích trên địa bàn, tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm, đồng thời, phối hợp, hướng dẫn các xã, thị trấn trong việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, quản lý và bảo vệ các di tích trên địa bàn, quản lý các hoạt động nghệ thuật biểu diễn nhằm đảm bảo các hoạt động được diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật Tuy nhiên, do du lịch là một lĩnh vực kinh tế mới được đưa vào khai thác trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, phòng lại chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực du lịch, công chức đang công tác tại đơn vị còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên công tác tham mưu chưa có nhiều đột phá, công tác phối hợp giữa đơn vị với chính quyền các xã chưa thực sự chặt chẽ, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về di tích vẫn còn để xảy ra sai phạm chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm

3.2.2 Quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch

Mặc dù đến nay, huyện chưa có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn, nhưng việc thu hút đầu tư phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện tương đối bài bản, đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương Theo đó, huyện đã tiến hành lập danh mục các dự án, công trình trọng điểm đề nghị đưa vào danh mục trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm

2030 Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng đề án phát triển đường giao thông nông thôn giai đoạn 2020 - 2025, tập trung kiên cố hóa các tuyến đường giao thông từ xã đến các thôn bản và kiên cố hóa các tuyến đường kết nối chính giữa các vùng trên địa bàn huyện Đồng thời, kết hợp với các dự án thu hút đầu tư như: Dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng kết hợp với trồng cây dược liệu và phát triển du lịch khu vực Tà Cua Y;

Dự án phát triển khu đô thị sinh thái du lịch xã Púng Luông; Dự án phát triển du lịch, nghỉ dưỡng tại xã Cao Phạ; Dự án phát triển du lịch, thung lũng hoa…

3.2.3 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống cơ sở giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, và thông tin liên lạc Do đặc điểm nằm xa các trung tâm kinh tế chính trị và các đô thị lớn nên có thể nói cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của huyện bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí, cơ sở bán đồ lưu niệm, các trang thiết bị, tiện nghi phục vụ cho hoạt động du lịch Tuy nhiên do sự khó khăn về nguồn vốn và cộng đồng địa phương kinh doanh tự phát nên địa phương chỉ có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chính như cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ ăn uống Đến năm 2020, trên địa bàn toàn huyện đã có 724 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng 244 cơ sở so với năm 2015, trong đó có 103 nhà nghỉ, homestay (tăng 44 cơ sở so với năm 2015), 71 nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu phục vụ trên 2.700 lượt khách/ngày Các nhà nghỉ, homestay, nhà hàng,… tập trung chủ yếu ở khu vực Thị trấn Mù Cang Chải Thời gian cao điểm còn có trên 40 hộ làm dịch vụ cho thuê theo thời vụ, phục vụ được trên 2.000 lượt khách/đêm [22]

Theo khảo sát thực tế của tác giả về dịch vụ cơ sở lưu trú thì tới thời điểm hiện tại Mù Cang Chải có 3 loại hình lưu trú chính dành cho khách du lịch lựa chọn bao gồm: Resort, khách sạn/nhà nghỉ và homestay Ngoài ra khi tới đây, nếu có đầy đủ lều bạt, túi ngủ và các dụng cụ camping, khách du lịch có thể ngủ lều tại các địa điểm thuận lợi

Cơ sở ăn uống: Hiện nay, Mù Cang Chải có khoảng 71 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Tuy nhiên, các cơ sở này đa phần chỉ tập chung chủ yếu trên địa bàn của thị trấn Mù Cang Chải Các địa điểm du lịch, tham quan hiện vẫn còn ít các cơ sở kinh doanh ăn uống riêng lẻ mà thay vào đó là kết hợp trực tiếp với loại hình cơ sở lưu trú và ăn uống “homestay”

Trên địa bàn huyện hiện nay chưa có cơ sở vui chơi giải trí, các cơ sở và dịch vụ còn lạc hậu, kém chất lượng Bên cạnh cơ sở vật chất kỹ thuật chính, huyện cũng đang chú trọng thiết lập và đầu tư xây dựng thêm các cơ sở vật chất phụ trợ: Hệ thống biển báo, hệ thống thùng rác công cộng, các điểm dừng chân tham quan Dẫu vậy, các cơ sở này vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch

Như vậy có thể thấy, về cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

Mù Cang Chải đã phần nào cung cấp, phục vụ một cách cơ bản các nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương trong đời sống cũng như trong hoạt động lao động, sản xuất Góp phần quan trọng và đắc lực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương nói chung và trong phát triển du lịch nói riêng Tuy nhiên, Mù Cang Chải vẫn cần đầu tư, xây dựng và cải thiện hơn nữa các hệ thống cơ sở vật chất – hạ tầng – kỹ thuật vì tỷ lệ tiếp cận của người dân với hệ thống vẫn chưa đạt mức 100% trên toàn huyện Do quá trình khai thác và tác động của tự nhiên nên hệ thống các công trình này cũng thường xuyên liên tục xuống cấp, gây khó khăn, trở ngại cho các hoạt động của người dân địa phương cũng như khách du lịch

3.2.4 Nguồn nhân lực du lịch

Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2020, toàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 2.200 người tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó, nhân lực trực tiếp có khoảng 630 người (trong đó có 88 lao động đã được bồi dưỡng thông qua các lớp nghiệp vụ du lịch do Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức, chiếm khoảng 14,7%), còn lại là nhân lực gián tiếp

Tỷ lệ nguồn nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ rất thấp (chỉ khoảng 0,5%) [22]

Tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, nhân sự làm việc chủ yếu là cán bộ, nhân viên được điều động trong nội bộ, thường chỉ có chuyên môn chuyên ngành khác, thiếu chuyên môn du lịch, thiếu chuyên nghiệp Điều này khiến công tác tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch còn nhiều khó khăn Hơn nữa, do điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến tại địa phương còn hạn chế, vì vậy khó có thể thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về du lịch công tác tại địa phương

Mặt khác, bộ phận nhân lực trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch tại các nhà hàng, nhà nghỉ, các cơ sở cung cấp dịch vụ một phần là cán bộ, công chức đang công tác hoặc đã nghỉ chế độ hưu trí, học sinh và phần lớn là lao động chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang hoạt động dịch vụ, còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức và trình độ nghiệp vụ du lịch, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp đón và phục vụ du khách Đối với bộ phận nhân lực du lịch gián tiếp, việc cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch vẫn chủ yếu mang tính tự phát, thụ động nên chưa đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của huyện

Cụ thể, cộng đồng địa phương tại Mù Cang Chải tham gia cung cấp các dịch vụ cơ bản như: lưu trú, ăn uống, kinh doanh vận chuyển, biểu diễn văn nghệ,

- Tham gia kinh doanh lưu trú và dịch vụ ăn uống: Hiện nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải 103 cơ sở lưu trú, 71 nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu phục vụ trên 2.700 lượt khách/ngày [22]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả mẫu

Tổng số bảng khảo sát phát ra dành cho cộng đồng địa phương là 200 phiếu Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 200 Sau khi kiểm tra có 15 bảng bị loại do không đạt yêu cầu (chủ yếu do thông tin trả lời không đầy đủ) Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý dữ liệu là 185 bảng khảo sát có phương án trả lời hoàn chỉnh

Các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu (cộng đồng địa phương) bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, thời gian sinh sống tại địa phương, tình trạng kinh tế của hộ Bảng thông tin nhân khẩu học và kinh tế - xã hội được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2

Giới tính: Qua kết quả khảo sát cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới 11,4% Điều này có thể cho thấy, tại địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ nam giới quan tâm và tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn nữ giới Độ tuổi: Phần lớn cộng đồng địa phương tham gia khảo sát nằm trong độ tuổi từ 18-55 tuổi với 95,7% Trong đó nhóm tuổi từ 26-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (42,2%), tiếp theo lần lượt là là nhóm tuổi 35-55 (chiếm 35,7%) và 18-25 tuổi (chiếm 17,8%) Nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm 1,6% Điều đó cho thấy cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch là nguồn lao động trẻ, sẵn sàng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, đây là nguồn lực lượng rất tiềm năng cho lao động sản xuất, đặc biệt là trong phát triển du lịch của địa phương

Dân tộc: Phần lớn cộng đồng địa phương tham gia khảo sát thuộc người Mông (chiếm tỷ lệ 55,7%), tiếp theo là người Kinh ( chiếm 21,1%), người Thái (chiếm 14,0%) Đa phần những hộ gia đình người Kinh đều từ nơi khác đến để sinh sống và tham gia vào hoạt động du lịch Tại Mù Cang Chải có nhiều dân tộc thiểu số như Mông, Thái, Tày, Dao…, điều đó chứng tỏ nơi đây có sự hội tụ bản sắc văn hóa đa dân tộc, đa sắc màu Đồng thời, cộng đồng địa phương còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống Vì vậy rất thích hợp để quảng bá hình ảnh văn hóa các dân tộc đến khách du lịch trong nước và quốc tế

Trình độ học vấn: Trong số những người tham gia khảo sát thì trình độ học vấn của cộng đồng địa phương còn rất thấp, càng lên cấp học cao, tỷ lệ cộng đồng tham gia khảo sát càng giảm Cụ thể có 1,6% số người trả lời phỏng vấn không qua trường lớp nào và 11.9% chỉ học hết tiểu học Chiếm tỉ lệ cao nhất là cộng đồng chỉ học hết trung học cơ sở (chiếm 44,9%), còn lại là tỷ lệ học hết THPT (25,4%) và từ trung cấp trở lên (16,2%), những người có trình độ từ trung cấp trở lên đa phần ở độ tuổi từ 26-35 tuổi Trình độ học vấn của cộng đồng địa phương thấp có tác động đến nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch, là những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải

Thời gian sinh sống: Những người sinh sống tại Mù Cang Chải từ 2-5 năm

(chiếm tỷ lệ 8,6%), có thể lý do là từ khi du lịch Mù Cang Chải phát triển mạnh, họ đến và tham gia vào hoạt động du lịch Còn lại chiếm tỷ lệ cao nhất là số lượng cộng đồng địa phương có thời gian sinh sống trên 20 năm (chiếm 50,3%), tiếp theo lần lượt là từ 15-20 năm (chiếm 22,1%) và 11-15 năm (chiếm 15,1%) Cộng đồng địa phương sinh sống tại Mù Cang Chải lâu đời là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động du lịch vì họ là người chủ tài nguyên du lịch, am hiểu về nơi mình sinh sống, có thể bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của địa phương

Vì vậy, hoạt động du lịch sẽ phát triển mạnh nếu có sự chung tay và tham gia của cộng đồng địa phương

Nguồn thu nhập chính: Qua khảo sát cho thấy, mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 33,5%) nhưng hiện nay sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp ngày càng rõ rệt, trước đây cộng đồng địa phương ở Mù Cang Chải sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, là nguồn thu nhập chính của gia đình thì nay đã bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ du lịch (chiếm 31,3%) và sản xuất sản phẩm truyền thống, đặc sản (chiếm 16,8%), ngoài ra còn buôn bán nhỏ (10,3%) và thu nhập từ các ngành nghề khác (8,1%) Theo Báo cáo tổng kết của huyện Mù Cang Chải, năm 2020, Mù Cang Chải có 458 lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang làm các ngành nghề như du lịch, bán hàng, Nguyên nhân là từ khi du lịch phát triển và những làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục đã tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, thay đổi cơ cấu kinh tế [22]

Tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình trong tháng: Hầu hết những người tham gia khảo sát cho rằng thu nhập trong tháng của hộ gia đình họ (trong thời gian khảo sát) là từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ (chiếm 42,2%), tiếp theo là thu nhập dưới 2.000.000 VNĐ (chiếm 25,4%), từ 5.000.000 – 8.000.000 VNĐ (chiếm 23,2%) và chỉ có 9,2% hộ gia đình có mức thu nhập trên 8.000.000 VNĐ Nguyên nhân có thể một phần do tác động của dịch Covid-19 trong 2 năm trở lại đây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân Tuy nhiên, điều này cho thấy đời sống và mức thu nhập của cộng đồng địa phương rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cao.

Nhận thức của cộng đồng về hoạt động du lịch

Theo kết quả từ 185 phiếu khảo sát, có đến 42,2% người dân thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với khách du lịch, 30,8% rất thường xuyên gặp gỡ khách du lịch, 14% trả lời họ thỉnh thoảng mới giao tiếp, giúp đỡ du khách, 10,3% hiếm khi và 2,7% không bao giờ gặp gỡ, tiếp xúc với khách (biểu đồ được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2) Như vậy có thể thấy trong những năm gần đây, du lịch ngày càng phát triển thì cộng đồng cư dân tại Mù Cang Chải đã dần thích nghi với việc làm quen, tiếp xúc, gặp gỡ du khách thông qua các dịch vụ du lịch mà họ cung cấp hoặc tham gia phục vụ

Kết quả khảo sát số lượng 185 hộ dân tại Mù Cang Chải cho thấy có 59,5% cộng đồng (110 hộ) tham gia vào hoạt động du lịch và 40,5% không tham gia vào hoạt động du lịch (biểu đồ được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2) Kết quả này chỉ ra rằng du lịch đã bước đầu đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp tại Mù Cang Chải chứ không còn đơn thuần là hoạt động sinh kế hỗ trợ bên cạnh sinh kế truyền thống

Trong số 110 hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch thì phần lớn thời gian tham gia của họ chưa lâu Đa phần là từ 1-3 năm trở lại đây (chiếm 50,9%), trên 3 năm (chiếm 36,4%) Có thể lý giải rằng, trong những năm gần đây du lịch Mù Cang Chải dần phát triển và thu hút nhiều du khách, vì vậy, người dân địa phương cũng đang dần chuyển đổi sinh kế sang lĩnh vực du lịch (biểu đồ được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2)

Khi hỏi về hiểu biết của cộng đồng đối với hoạt động du lịch, có đến 61,1% người dân địa phương cho rằng du lịch cộng đồng có nghĩa là người dân địa phương tham gia điều hành và hưởng lợi từ hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; có 23,2% trả lời rằng Du lịch cộng đồng là người dân làm thuê tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn; số lượng người dân cho rằng du lịch cộng đồng là người dân phục vụ các nhu cầu ăn nghỉ cho khách du lịch chiếm 10,8%; có 4,9% không biết câu trả lời và không có ý kiến khác Vì vậy, có thể nhận thấy, cộng đồng địa phương tại Mù Cang Chải đa phần có hiểu biết và nhận định đúng về du lịch cộng đồng (biểu đồ được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2)

Khi được hỏi về lợi ích tham gia hoạt động du lịch, người dân cho rằng tham gia phục vụ du lịch để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống chiếm 70,3%; tạo thêm công ăn việc làm là 59,4%; 17,3% người dân cho rằng tham gia hoạt động du lịch để nhận được sự ưu đãi từ chính quyền địa phương; 46,5% cho rằng được nâng cao kiến thức; 6,5% ý kiến khác và 1,6% trả lời không biết về lợi ích của du lịch (biểu đồ được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2)

Khi được hỏi về các khóa tập huấn mà người dân đã tham gia, đa phần cộng đồng địa phương trả lời rằng họ chưa được tham gia khóa học nào, chiếm 67,6%; có 22,2% cộng đồng đã được tham gia một vài buổi và rất ít tỉ lệ cộng đồng được tham gia nhiều khóa học (10,2%) Đáng chú ý hơn cả là có đến 92,4% cộng đồng địa phương chưa được tham gia đều mong muốn và sẵn lòng được tham gia các khóa học trong tương lai; tỉ lệ không muốn tham gia chiếm rất ít, chỉ 7,6% (biểu đồ được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2)

Nhận xét chung: Nhìn chung, hơn một nửa người dân có hiểu biết đúng về du lịch và lợi ích của du lịch, họ mong muốn được tham gia vào hoạt động du lịch và các khóa tập huấn về du lịch; tuy nhiên số lượng người dân không biết hoặc có suy nghĩ chưa thật đúng về du lịch và lợi ích của du lịch không nhỏ Do đó, người dân cần phải được hiểu rõ những lợi ích du lịch mang lại cũng như người làm du lịch phải cần những gì và phải làm như thế nào là điều rất quan trọng Đây là một trong những trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như các bên liên quan khác trong chiến lược thu hút người dân tham gia hoạt động du lịch.

Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

4.3.1 Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi đối với việc phát triển du lịch tại

Mù Cang Chải Đây cũng là một giải pháp cơ bản trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là trong khuôn khổ hoạt động du lịch [9]

Sức hấp dẫn của Mù Cang Chải nằm ở môi trường tự nhiên trong lành, nguyên sơ, cảnh quan thiên nhiên độc đáo Vì vậy bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất lớn với phát triển du lịch - sinh kế mới của địa phương và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động này Để đo lường mức độ tham gia của cộng đồng tác giả chọn thang đo 7 bậc Pretty, cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.1 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Kết quả nghiên cứu thể hiện trên biểu đồ 4.1 cho thấy: không có người dân nào tham gia ở bậc chủ động (bậc 7); tỉ lệ người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch cao nhất là ở mức độ tham gia cung cấp thông tin (bậc 2) với tỷ lệ 35,5% (39/110 hộ gia đình) Bậc này thể hiện người dân sẵn sàng cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tại địa phương Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt

Tham gia thụ động Tham gia cung cấp thông tin

Tham gia tư vấn Tham gia khuyến khích vật chất

Tham gia tương tác Tham gia chủ động

Tỷ lệ (%) động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch cao thứ 2 là mức độ tham gia thụ động (bậc 1) với 28,2% (31/110 hộ), ở bậc thang này thể hiện người dân địa phương mới chỉ biết đến các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tại địa phương (như phân loại rác, hạn chế sử dụng túi nilon…) nhưng không được đóng góp ý kiến Ở mức tham gia tư vấn (bậc 3) có 16,3% người dân tham gia các cuộc họp cộng đồng, được đóng góp ý kiến liên quan đến hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương Với bậc 4 – tham gia khuyến khích vật chất, có 9,1% cộng đồng tham gia với hình thức chỉ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch khi nhận được sự hỗ trợ hoặc quyền lợi từ chính quyền và các tổ chức Có 8,2% cộng đồng tham gia chức năng (bậc 5) mang ý nghĩa là tham gia vào các khu bảo tồn như Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo, tham gia vào các hợp tác xã,… hình thành các tổ tuyên truyền dưới sự giám sát của chính quyền địa phương Và chỉ có 2,7% (3/110 hộ gia đình) tham gia mức độ tương tác (bậc 6): chủ động đưa ra các sáng kiến, hoặc chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan đến hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương, có quyền tự quyết định, tự phân phối của cải và quyền lực đảm bảo sự công bằng

Nhìn chung, theo kết quả khảo sát về mức độ tham gia của cộng đồng tại Mù Cang Chải vào hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch còn thấp, đa phần chỉ dừng lại ở bậc 2 – tham gia cung cấp thông tin trong 7 bậc thang đo Pretty Điều này cho thấy mô hình quản lý và tự quản lý tài nguyên còn chưa được tốt, mặc dù việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch là điều cần thiết để phát triển hoạt động du lịch và cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này, nhưng cộng đồng chưa được trao quyền, chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm và chưa thực sự là người làm chủ tài nguyên du lịch Đây cũng là vấn đề thách thức lớn đối với sự phát triển du lịch bền vững ở Mù Cang Chải hiện nay Bởi môi trường sinh thái nhiều điểm đến du lịch ở Mù Cang Chải được đánh giá là còn tương đối nguyên sơ, có độ đa dạng sinh học cao, tài nguyên hấp dẫn, đặc sắc, tuy nhiên do trình độ quản lý còn hạn chế, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của người dân chưa cao đã và đang tạo ra những tác động, hệ lụy làm cho tài nguyên du lịch có nguy cơ suy thoái nhanh Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải có những biện pháp kịp thời và dài hạn để tránh những tác động tiêu cực, tăng cường khả năng và mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch

4.3.2 Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển du lịch địa phương

4.3.2.1 Các dịch vụ du lịch có sự tham gia của cộng đồng

Kết quả khảo sát (thể hiện qua biểu đồ được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2) cho thấy, cộng đồng địa phương tại Mù Cang Chải tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú chiếm tỉ lệ cao nhất: 47,3% Các hộ này chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn

Mù Cang Chải và xã Púng Luông Những người dân/hộ gia đình tham gia với nhiều hình thức nhằm nâng cao thu nhập, ví dụ: kết hợp dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển khách du lịch và bán hàng hóa và sản phẩm lưu niệm; kết hợp kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch tham quan và vận chuyển du lịch… Tuy nhiên, hình thức tham gia của người dân còn nhiều hạn chế do hoạt động du lịch chưa khuyến khích được các dịch vụ bổ sung, vui chơi giải trí

Tính đến năm 2020, trên địa bàn toàn huyện có 724 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong đó có 103 nhà nghỉ, homestay, 71 nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu phục vụ trên 2.700 lượt khách/ngày Địa bàn huyện chưa có cơ sở vui chơi giải trí Các cơ sở và dịch vụ còn lạc hậu, kém chất lượng

4.3.2.2 Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch Để đo lường mức độ tham gia của cộng đồng tác giả chọn thang đo 7 bậc Pretty đi từ mức độ thấp nhất là thụ động (bậc 1), thông tin (bậc 2), tư vấn (bậc 3), khuyến khích (bậc 4), chức năng (bậc 5), tương tác (bậc 6), đến mức độ cao nhất là chủ động (bậc 7) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người dân tham gia vào du lịch chỉ dừng ở bậc 6, không có người dân nào tham gia ở bậc chủ động (bậc 7)

Biểu đồ 4.2 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Trong biểu đồ 4.2, cụ thể ở bậc 1 là bậc thụ động có 8,2% cộng đồng tham gia, tức là cộng đồng được thông báo về hoạt động du lịch diễn ra tại địa phương nơi họ cư trú, đường truyền của thông tin là 1 chiều từ trên xuống, chưa có sự tham gia ý kiến hay đưa ra bàn bạc Ở bậc Thông tin (bậc 2) có 14,5% cộng đồng tham gia cung cấp thông tin, đưa ra ý kiến khi được hỏi về kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương, tuy nhiên ý kiến đó không có khả năng chi phối hay quyết định kế hoạch phát triển Tỉ lệ người dân tham gia du lịch ở mức Tư vấn (bậc 3) là 12,7% cộng đồng tham gia, tại đây thì quan điểm, ý kiến của cộng đồng đã được lắng nghe, tuy nhiên chưa đủ sức mạnh để đưa ra quyết định liên quan đến kế hoạch phát triển Ở bậc Khuyến khích (bậc 4) người dân tham gia đạt tỉ lệ cao nhất với 42,7%, ý nghĩa của bậc này là người dân tham gia hoạt động du lịch khi nhìn thấy được lợi ích và họ được sự trả công tương xứng Du lịch đem lại cho người dân cơ hội việc làm tốt hơn sinh kế truyền thống, nguồn thu nhập gia tăng đáng kể cùng với sự cải thiện các công trình phúc lợi xã hội vì thế tỉ lệ cộng đồng chủ yếu tham gia ở mức này cũng là điều dễ hiểu Hình thức biểu hiện của sự tham gia này là việc cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát hoặc tham gia phục vụ ở dạng cung cấp sức lao động cho các cơ sở kinh doanh du lịch Qua khảo sát, có 15,5% cộng đồng tham gia ở bậc 5 - Chức năng, hình thức biểu hiện của mức này là cộng đồng tham gia vào

Tham gia thụ động Tham gia cung cấp thông tin

Tham gia tư vấn Tham gia khuyến khích vật chất

Tham gia chức năng Tham gia tương tác Tham gia chủ động

Tỷ lệ (%) các nhóm chức năng để đáp ứng mục tiêu từng phần liên quan đến dự án cụ thể cộng đồng cư dân, tham gia các nhóm văn nghệ, nhóm hướng dẫn, nhóm nghề truyền thống, các hợp tác xã… dưới sự hỗ trợ, chỉ đạo từ chính quyền địa phương Tham gia Tương tác (bậc 6) chiếm 6,4% tỷ lệ cộng đồng tham gia, ở bậc này, người dân có thể sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tham gia quá trình phân tích, lập kế hoạch và ra quyết định liên quan đến việc phát triển du lịch địa phương Ở mức tham gia cao nhất – tham gia chủ động (bậc 7) thì không có hộ gia đình nào tham gia, tức là cộng đồng chưa thực sự được quyền kiểm soát và quyết định cao nhất trong hoạt động du lịch

Tóm lại sự tham gia của cộng đồng trong cung ứng các dịch vụ du lịch và lập kế hoạch phát triển du lịch tại Mù Cang Chải chỉ mang tính hình thức hay thụ động, mới dừng lại cao nhất ở mức tham gia khuyến khích vật chất (bậc 4) Điều này sẽ gây ra những hệ lụy như phát triển du lịch “nóng” thiếu bền vững, mai một sự thật thà của người dân địa phương, đánh mất nét văn hóa bản địa, phân phối lợi ích và trách nhiệm thiếu công bằng…dẫn đến phá vỡ mục tiêu phát triển bền vững

4.3.3 Cộng đồng tham gia hoạt động quảng bá du lịch Để đo lường mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động quảng bá du lịch tác giả chọn thang đo 7 bậc Pretty, cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.3 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động quảng bá du lịch

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)

Tham gia thụ động Tham gia cung cấp thông tin

Tham gia tư vấn Tham gia khuyến khích vật chất

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 4.3 cho thấy: hầu hết người dân còn thụ động và trông chờ vào các hoạt động quảng bá của địa phương – bậc 1 (chiếm 28,2%) Tuy kiến thức về hoạt động marketing của cộng đồng còn rất hạn chế, nhưng khi được các cơ quan bên ngoài (thực hiện chức năng quảng cáo) hướng dẫn tham gia quảng cáo dịch vụ trên website, tạp chí, báo…thì họ sẵn sàng tham gia nhưng chỉ dừng ở mức độ cung cấp thông tin theo yêu cầu và gợi ý, theo khảo sát có 36,4% hộ dân trả lời họ tham gia ở mức độ thông tin tương ứng với bậc 2 của thang đo, đây cũng là tỉ lệ tham gia cao nhất trong thang đo Tỉ lệ người dân tham gia tư vấn (bậc 3) khá thấp chiếm 8,2%, có nghĩa những người đại diện trong cộng đồng được tham gia vào các buổi họp liên quan đến công tác quảng bá du lịch địa phương và tại đây quan điểm của cộng đồng được lắng nghe nhưng không có khả năng chi phối Tiếp theo là bậc 4 – tham gia khuyến khích vật chất, hình thức biểu hiện là việc tham gia vào các chương trình quảng bá du lịch do chính quyền tổ chức, cộng đồng cũng tham gia khi được hỗ trợ chi phí và thu được nguồn lợi từ việc tham gia, tỉ lệ cộng đồng tham gia chiếm 10% Ở mức độ chức năng (bậc 5), tương tác (bậc 6) và tham gia chủ động (bậc 7), tỉ lệ cộng đồng tham gia rất ít, lần lượt là 5,5%; 7,3% và 4,4% Đa phần họ là doanh nghiệp lữ hành địa phương tham gia với tư cách là người trong các tổ, nhóm truyền thông hoặc chủ động đưa ý kiến, ý tưởng để các công ty quảng cáo dịch vụ theo yêu cầu của mình, phối hợp với các hoạt động quảng bá du lịch của địa phương Ý kiến của cộng đồng về hoạt động quảng bá du lịch địa phương được ghi nhận và có hiệu lực Đối với hoạt động quảng bá du lịch, cộng đồng vẫn còn tham gia ở mức độ thấp, cộng đồng tham gia nhiều nhất ở bậc 2/7 – tham gia cung cấp thông tin Cho thấy mặc dù với sự phát triển của công nghệ hiện đại, kết nối internet khắp mọi nơi, nhưng cộng đồng vẫn còn thụ động và trông chờ nhiều vào các hoạt động quảng bá của địa phương, chưa chủ động quảng bá cho các dịch vụ mình cung cấp hoặc hoạt động quảng bá chưa chuyên nghiệp và hiệu quả Đánh giá chung:

Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

4.4 Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

4.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố [5] và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 [59]

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha cụ thể như sau:

• Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt

• Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt

• Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện [20]

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát được mô tả trong bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo

Mã hóa biến Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại bỏ biến Các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, Cronbach Alpha = 0,824

TC1 Chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển du lịch 0,664 0,771

TC2 Chia sẻ lợi ích, trách nhiệm 0,615 0,793

TC3 Sự đối thoại và gắn kết giữa các bên liên quan 0,597 0,805

TC5 Kỹ năng làm du lịch 0,651 0,762

TC6 Nguồn nhân lực du lịch 0,598 0,781

Thái độ - Nhận thức, Cronbach Alpha = 0,842

TD1 Cơ hội việc làm 0,627 0,761

TD2 Gia tăng thu nhập 0,632 0,752

TD3 Quảng bá hình ảnh, văn hóa địa phương 0,613 0,793 TD4 Gìn giữ và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc 0,607 0,821

TD5 Cải thiện chất lượng cuộc sống 0,658 0,736

Sự tham gia của cộng đồng, Cronbach’s Alpha = 0,821

TG1 Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch 0,647 0,776

TG2 Hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch 0,620 0,791

TG3 Hoạt động quảng bá du lịch 0,658 0,765

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS của tác giả, 2021)

Qua kết quả kiểm định và kết quả phân tích Cronbach’s Alpha trong bảng 4.1, các biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhóm biến đều nằm trong khoảng từ 0.7 đến gần bằng 0.8 và khoảng từ 0.8 đến gần bằng 1.0, nghĩa là thang đo lường sử dụng tốt và rất tốt Trong nhân tố Thái độ - nhận thức có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là 0.842 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố còn lại giảm dần theo thứ tự từ Các yếu tố về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch (Cronbach’s Alpha: 0,824); Sự tham gia của cộng đồng, (Cronbach’s Alpha: 0,821)

Vì vậy, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp và đáng tin cậy; có 14 biến quan sát được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá EFA trong bước nghiên cứu tiếp theo

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong đề tài nghiên cứu này, phân tích nhân tố sẽ giúp ta xem xét khả năng rút gọn số lượng 14 biến quan sát xuống còn một số ít các biến dùng để phản ánh một cách cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch thông qua đánh giá của cộng đồng địa phương Phân tích nhân tố giúp ta kiểm định lại một lần nữa các chỉ số đánh giá biến trong từng nhân tố có thực sự đáng tin cậy và có độ kết dính như đã thể hiện ở phần xác định hệ số Cronbach’s Alpha hay không Để tiến hành phân tích ta sẽ dựa trên các tiêu chí trong phân tích EFA như sau: Giá trị Sig của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0 và giá trị 0.5

Ngày đăng: 05/04/2024, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w