1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà Nội

193 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà NộiChơi cổ vật: Văn hóa của giới trung lưu Hà Nội

Trang 1

Hà Nội, năm 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VƯƠNG TOÀN THẮNG

CHƠI CỔ VẬT: VĂN HÓA CỦA GIỚITRUNG LƯU HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

Hà Nội, năm 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VƯƠNG TOÀN THẮNG

CHƠI CỔ VẬT: VĂN HÓA CỦA GIỚITRUNG LƯU HÀ NỘI

Ngành: Văn hóa họcMã số: 9.31.06.40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS ĐỖ LAI THÚY2 TS ĐỖ LAN PHƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ÐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Vương Toàn Thắng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 10

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.1.1 Về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam 10

1.1.2 Về cổ vật, chơi cổ vật và người chơi cổ vật 14

1.1.2.1.Về cổ vật 14

1.1.2.2 Về chơi cổ vật và người chơi cổ vật 21

1.1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục

2.1.Sự hình thành giới trung lưu Hà Nội 44

2.1.1 Khái quát về thành phố Hà Nội 44

2.1.2 Quá trình hình thành giới trung lưu 47

2.2.Sự ra đời thú chơi cổ vật 55

2.2.1 Cổ vật được lưu truyền 55

2.2.2 Cổ vật làm quà tặng và sự ra đời thú chơi cổ vật 57

Tiểu kết chương 2 67

Chương 3 CHƠI CỔ VẬT Ở HÀ NỘI TỪ THẾ KỶ XX ĐẾN NAY 68 3.1.Chơi cổ vật trước và sau năm 1975 68

3.1.1 Chơi cổ vật theo lối cổ đồ 68

Trang 6

3.1.2 Chơi cổ vật theo lối sưu tập 75

3.2.Biến động về cổ vật và chơi cổ vật 78

3.2.1 Cổ vật đi vào thị trường ngầm và bước “tạm nghỉ” của chơi cổ vật 78 3.2.2 Thị trường cổ vật mở cửa và sự phát triển chơi cổ vật 85

3.3.Chơi cổ vật từ đầu thế kỷ XXI đến nay 88

3.3.1 Duy trì phong cách sưu tập trong chơi cổ vật 89

3.3.2 Phát triển phong cách “Mid-century Modern”trong chơi cổ vật 96

3.3.3 Các hội/ câu lạc bộ chơi cổ vật 98

Tiểu kết chương 3 108

Chương 4 MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ CHƠI CỔ VẬT TRONG VĂN HÓA CỦA GIỚI TRUNG LƯU HÀ NỘI 109

4.1.Nhận diện nhóm trung lưu chơi cổ vật ở Hà Nội 109

4.1.1 Đa dạng nghề nghiệp, thị hiếu và yếu tố kinh tế trong quan hệ của người chơi cổ vật 109

4.1.2 Sự kết hợp giữa thưởng lãm cổ vật, tích lũy của cải và tri thức văn hóa…… 113

4.2.Chơi cổ vật trong văn hóa của giới trung lưu Hà Nội 118

4.2.1 Phản ánh lối sống của một bộ phận trung lưu 118

4.2.2 Cách xác lập giá trị bản thân, đóng góp cho văn hóa xã hội 123

4.3.Góc khuất của sân chơi cổ vật 130

4.3.1 Về quá trình sưu tầm, chơi cổ vật 130

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Giới trung lưu hay thường gọi là tầng lớp trung lưu- thuật ngữ chỉ một giai tầng trong xã hội, là nhóm người tạo nên khuynh hướng chủ đạo của các nước phát triển trên thế giới hiện nay Họ được xem là những người góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển ở mỗi quốc gia- dân tộc Về cơ bản, giới trung lưu là tập hợp những người có cuộc sống khá giả, trình độ học vấn cao, hoặc được đào tạo nghề nghiệp thành thạo (trình độ tay nghề cao), có ý thức chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tốt, có tinh thần sáng tạo, chủ động học hỏi vươn lên làm chủ được bản thân, khẳng định vị thế trong xã hội.

Giới trung lưu đã là đối tượng nghiên cứu của ngành xã hội học và đang gây được sự chú ý đặc biệt đối với ngành văn hóa học ở Việt Nam trong thời gian gần đây Với cách tiếp cận Văn hóa học, nghiên cứu về văn hóa của giới trung lưu, như các nhóm xã hội khác, coi các thực hành văn hóa là sự lựa chọn riêng biệt, là một dạng/kiểu thị hiếu mà mỗi nhóm xã hội sử dụng (theo đuổi) để tạo dựng và khu biệt mình với các nhóm xã hội khác, bộc lộ văn hóa của nhóm, nhưng đồng thời góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tổng thể văn hóa xã hội Trong quá trình thực hành, các kiểu/ dạng văn hóa đó tạo nên một mạng lưới quan hệ xã hội để liên kết những người có cùng một kiểu văn hóa (hay cùng thị hiếu) với nhau và nó trở thành một cách thức, công cụ hay phương tiện để liên kết xã hội, tạo dựng nhóm và tầng lớp xã hội, có sức ảnh hưởng tới các giai tầng khác Chẳng hạn, Văn hóa học coi những món ăn, thời trang, âm nhạc, trò chơi, hoạt động giải trí, gắn liền với mỗi giai tầng xã hội, nó biểu hiện sự hình thành những “tiểu văn hóa”, lấy đó làm chủ đề cho những nghiên cứu của mình Luận án này cũng coi “chơi cổ vật” của một bộ phận giới trung lưu Hà Nội hiện nay như một trong những thực hành văn hóa tạo nên “tiểu văn hóa” trung lưu.

Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, Hà Nội trở thành đất “ngàn năm văn hiến” Trong rất nhiều nghiên cứu về Hà Nội đã công bố (hình thành cả một chủ đề nghiên cứu- “Hà Nội học”), ở tất cả các khía cạnh chính trị- xã hội, kinh tế, văn hóa, trong đó đã có những nội dung đề cập tới “thú ăn chơi” của người Hà Nội

Trang 8

trước đây mà thưởng ngoạn cổ vật là một phần, trở thành một truyền thống của văn hóa Hà Nội Truyền thống này đã từng đứt đoạn vì những hạn chế của tư duy văn hoá thời bao cấp Nhưng kể từ khi Luật Di sản văn hoá ra đời vào năm 2001, phong trào sưu tầm và thưởng ngoạn cổ vật của cả nước nói chung và đặc biệt là của Hà Nội nói riêng phát triển mạnh mẽ Đến nay, dù chưa có một tổng kết nào cụ thể nhưng có thể tạm tính, Hà Nội có khoảng 6000 người chơi cổ vật, đã có năm Hội và Câu lạc bộ (CLB) cổ vật và thưởng ngoạn cổ vật được thành lập, với đội ngũ hội viên đông đảo, chưa kể một số Hội hay CLB đang trong quá trình hình thành, và khá đông các nhà sưu tập muốn hoạt động riêng lẻ.

Chơi đồ cổ có thể gọi là một loại hình trò chơi giải trí mang đậm chất trí tuệ, người tham gia cần thỏa mãn ba điều kiện: đam mê, tiền bạc và tri thức, mà để thỏa mãn ba điều kiện này phải là những người ít nhất là khá giả, hay là tầng lớp trung lưu (như các nghiên cứu xã hội học gần đây ở Việt Nam gọi tên) Cùng với sự bùng phát hiện tượng chơi cổ vật trong giới trung lưu, và văn hóa của giới trung lưu vẫn còn ít được quan tâm trong các nghiên cứu của ngành khoa học nhân văn hiện nay Các nghiên cứu xã hội học (của học giả cả trong và ngoài nước) gần đây cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi sang phát triển xã hội công nghiệp hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang dần có tỉ lệ cơ cấu dân cư là trên dưới 30% dân số thuộc tầng lớp trung lưu Do đó, các nhà xã hội học khuyến nghị, Việt Nam cần được trung lưu hóa xã hội để nâng cao đời sống người dân cả ở mức sống và chất lượng sống, cũng như xây dựng xã hội trung lưu theo mô hình của xã hội hậu công nghiệp hóa và công nghệ hiện đại, thông tin kỹ thuật số, được xem là một xu hướng tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến Như vậy, việc nghiên cứu về giới trung lưu hiện nay cần sự quan tâm hơn nữa của các ngành khoa học nhân văn, trong đó có Văn hóa học, mà tiếp cận chơi cổ vật có thể được xem như một trong các hướng tìm hiểu về văn hóa của giới trung lưu nói chung và giới trung lưu ở Hà Nội nói riêng Hơn nữa, chơi cổ vật hiện đang là một hiện tượng văn hóa- xã hội được nhiều người quan tâm, không chỉ giới nghiên cứu, do đó, nó rất cần được nghiên cứu.

Trong luận án này, việc xem xét thú chơi cổ vật là một sở thích hay còn là một thực hành văn hóa, một thực hành xã hội cũng cần được giải đáp Thực tế cho

Trang 9

thấy, trong quá trình tham gia chơi cổ vật, các “bước” chơi làm nảy sinh nhu cầu liên kết giữa những người tham gia, hình thành các nhóm, các CLB, Hội cổ vật và Hội chơi cổ vật Mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài hội/CLB, cũng như các mối quan hệ “liên” hội, đã tạo ra những mạng lưới xã hội đan chéo Ở đó, thành viên có thể sử dụng các mối quan hệ này để theo đuổi thú chơi cổ vật, vậy họ được gì ở đó Hoạt động của các Hội/CLB có vai trò như thế nào đối với hội viên và có phải là một hình thức biểu hiện của “tiểu văn hóa” trung lưu, vai trò của nó đối với tổng thể văn hóa- xã hội của Hà Nội như thế nào? Tất cả đều cần làm rõ từ kết quả nghiên cứu thực tiễn…

Là giảng viên văn hóa tại một Trường đào tạo cán bộ Đảng cho thành phố Hà Nội, và cũng là một người chơi cổ vật lâu năm, có một số trải nghiệm khi tham gia vào quá trình thành lập và hoạt động của các CLB, Hội chơi cổ vật của Hà Nội, NCS muốn nghiên cứu về thú chơi này nhằm góp phần làm dầy thêm những nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, đặc biệt, chơi cổ vật hiện đang rất phát triển trong bối cảnh mới của Hà Nội hiện đại hóa NCS cũng biết được nghề nghiệp, mức sống, ứng xử xã hội của nhiều người chơi cổ vật, nhận thấy chơi cổ vật không đơn thuần chỉ là một thực hành trò chơi giải trí theo sở thích, quá trình tham gia chơi nói lên văn hóa

của người chơi Do đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu Chơi cổ vật: văn hóa của

giới trung lưu Hà Nội làm luận án Tiến sĩ Văn hóa học.

Luận án này chọn nghiên cứu vai trò của chơi cổ vật trong đời sống văn hóa của một bộ phận giới trung lưu ở Hà Nội, xem nó như một lăng kính để quan sát và nhận biết đời sống văn hóa đa dạng, phong phú của tầng lớp trung lưu Hà Nội hiện nay Thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu giới trung lưu Hà Nội như một nhóm xã hội có đời sống văn hóa độc đáo, có chất lượng cao, có những phương thức thích ứng với cuộc sống cũng như thể hiện nét riêng khác, vị thế và sự đóng góp của mình trong đời sống văn hóa chung ở một đô thị lớn như Hà Nội.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu các cách thức/lối chơi cổ vật và các hoạt động xung quanh chơi cổ vật của một nhóm trung lưu ở Hà Nội hiện nay, luận án chỉ ra: chơi

Trang 10

cổ vật là một phần văn hóa của giới trung lưu tại đây và đưa ra một số bàn luận xung quanh vai trò của chơi cổ vật đối với đời sống văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, NCS đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

(1) Tìm hiểu sự hình thành tầng lớp trung lưu, sự xuất hiện và phát triển chơi cổ vật ở Hà Nội;

(2) Trình bày về các lối/phong cách chơi cổ vật thịnh hành, làm rõ đặc điểm của những người trung lưu chơi cổ vật ở Hà Nội hiện nay;

(3) Phân tích làm rõ vai trò của các hội/CLB chơi cổ vật đối với người chơi cổ vật ở Hà Nội và các mối quan hệ liên quan;

(4) Phân tích làm rõ vai trò của chơi cổ vật đối với lối sống cá nhân và đối với văn hóa của giới trung lưu Hà Nội.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các phong cách/lối chơi cổ vật được thực hành bởi một số nhóm chơi cổ vật (với các nhà sưu tập thành danh được chọn làm đối tượng khảo sát của luận án), thông qua các hoạt động của họ như sưu tầm, trao đổi, mua bán cổ vật, xây dựng bộ sưu tập, trưng bày, cùng với hoạt động của các CLB, Hội chơi cổ vật.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Về nội dung: Để hiểu rõ về chơi cổ vật ở Hà Nội, NCS thực hiện việc tìm

hiểu tất cả các yếu tố liên quan như sự hình thành chơi cổ vật (với các yếu tố lịch sử, quá trình lưu truyền, sở hữu, bối cảnh chính trị- xã hội ), đến phong cách/lối chơi cổ vật định hình và thay đổi Đi cùng đó là những tìm hiểu về sự hiểu biết cổ vật của người chơi, cách thức họ sưu tầm, xây dựng bộ sưu tập cổ vật, thị trường và điều kiện đối với chơi cổ vật, các hoạt động triển lãm, trưng bày, cách thưởng ngoạn, cách bày cổ vật trong tư gia để thưởng lãm của thành viên các Hội, CLB chơi cổ vật, Tất cả là để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Trang 11

* Về thời gian: NCS tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI đến giữa năm

2023, từ sau khi Nghị quyết lần thứ 5 của BCH TW Đảng khóa VIII ra đời (năm 1998) và bắt đầu vận dụng trong thực tiễn đời sống văn hóa cả nước Trong đó có chủ trương “Xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc” là tiền đề để phát triển rộng rãi thú chơi cổ vật ở Việt Nam, ra đời các Hội và CLB cổ vật, đặc biệt nổi lên các nhóm chơi cổ vật ở Hà Nội Cùng với sự tập trung mô tả, phân tích làm rõ các khía cạnh văn hóa của chơi cổ vật từ đầu thế kỷ XXI đến giữa năm 2023, NCS cũng quan tâm tới chơi cổ vật giai đoạn trước và sau năm 1975 cho đến cuối thế kỷ XX để có cái nhìn so sánh và liên tục đối với chơi cổ vật ở Hà Nội.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

* Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa có tính liên ngành, được thể hiện ở các khía cạnh như: Khía cạnh lịch sử - khảo cổ - bảo tàng để nghiên cứu sự tồn tại của cổ vật ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (trước năm 1975 đến nay) với các hình thức lưu truyền, sưu tập, sở hữu khác nhau; khía cạnh thị hiếu/sự yêu thích là để xem xét những tính năng đặc biệt (về thẩm mỹ) của cổ vật có gì thu hút đối với giới trung lưu, cùng ảnh hưởng của môi trường xã hội, để họ lựa chọn chơi cổ vật; Khía cạnh kinh tế là để thấy, ngoài thị hiếu thẩm mỹ, giá trị kinh tế của cổ vật có tác dụng như thế nào đối với người chơi cổ vật; Khía cạnh nhân học- dân tộc học là để có cái nhìn của người trong cuộc về suy nghĩ, lối sống, các ứng xử văn hóa của một bộ phận giới trung lưu Hà Nội trong thực hành các hình thức chơi cổ vật, cùng hoàn cảnh/điều kiện tham gia chơi cổ vật của họ.

* Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm:

(1) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: NCS thực hiện việc thu thập và phân tích các tài liệu trong lịch sử Việt Nam (chính sử), sách, truyện văn học, sách chuyên khảo liên quan đến chơi cổ vật và người chơi cổ vật (chú trọng tới các nhà sưu tập tiêu biểu như: H.N, Ng N, Ng Tr B.V.Ch, Th.Ch v.v ) Trong nguồn tài liệu thứ cấp, có một số tự truyện, bút ký của một số nhà sưu tập nổi tiếng là đối tượng khảo sát của luận án này, cùng một số bài tạp chí giới thiệu chân dung một số nhà sưu tập tiêu biểu cho một phong cách chơi cổ vật, được NCS xem như một nguồn thông tin khoa học quý giá, giúp bổ sung và làm phong phú cho các thông tin thực địa;

Trang 12

NCS đồng thời thực hiện việc tổng hợp và nghiên cứu những tài liệu sách báo chuyên ngành, các công trình được công bố có liên quan tới giới trung lưu Hà Nội, về chơi cổ vật ở Việt Nam cuối thời Pháp thuộc Ngoài ra, NCS còn khai thác nguồn thông tin trên mạng, từ các trang youtube, facebook của các nhóm, các cá nhân trao đổi, sưu tầm, cách chơi cổ vật

(2) Phương pháp nghiên cứu định tính của dân tộc học – nhân học được sử dụng, với các thao tác/kỹ thuật quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, chụp ảnh NCS thực hiện thâm nhập và quan sát một số hoạt động trao đổi cổ vật, tham gia các hoạt động sưu tầm, trưng bày, triển lãm cổ vật của một số người chơi cổ vật ở Hà Nội được đưa vào khảo sát Nguồn thông tin thực địa sẽ giúp NCS có thể biết về suy nghĩ, mong muốn hay ý thích của người chơi/sưu tầm cổ vật, mối quan hệ xã hội - văn hóa giữa họ, hay các mối quan hệ giữa các thành viên trong các CLB, Hội chơi cổ vật Từ đó, NCS có thể hiểu sâu hơn vai trò, ý nghĩa của chơi cổ vật đối với mỗi cá nhân hay nhóm, sự phản ánh của nó về đời sống văn hóa của một bộ phận giới trung lưu.

Quan tâm tới đặc thù của cổ vật, NCS còn xem những dấu ấn vật chất, dấu ấn thời gian trên cổ vật trong các bộ sưu tập tại tư gia của các nhà sưu tầm cũng là một nguồn tư liệu thực tế để tìm hiểu về giá trị thẩm mỹ, kinh tế, thậm chí cả giá trị tâm linh của cổ vật, xem chúng có ý nghĩa thế nào đối với sự định hình và duy trì niềm đam mê cổ vật của người chơi, được xem là nét văn hóa riêng của một bộ phận trung lưu ở Hà Nội.

Bản thân NCS có một số kinh nghiệm về chơi cổ vật và có hiểu biết nhất định về nhu cầu, sở thích của người chơi cổ vật, bởi NCS cũng là người chơi cổ vật được hơn 15 năm, có một quá trình dài là thư ký cho các Hội và CLB cổ vật ở Hà Nội, từng tham gia Hội Nghiên cứu Sưu tầm Cổ vật UNESCO Việt Nam Do đó, khi thực hiện luận án, NCS có một số thuận lợi trong thực hiện việc quan sát tham gia, thực hiện các cuộc phỏng vấn có liên quan tới việc trao đổi, buôn bán cổ vật, cách thức xây dựng bộ sưu tập cổ vật; dành được sự tin tưởng khi các thông tín viên cung cấp thông tin liên quan tới giá trị của cổ vật quý hiếm, hay giá trị của một số

Trang 13

bộ sưu tập cổ vật lớn, Tuy nhiên, NCS còn hạn chế trong kỹ thuật phỏng vấn nên tính sâu sắc và đa dạng của thông tin phỏng vấn chưa được khai thác tốt.

Thông tín viên của luận án gồm 36 người, khác nhau về độ tuổi, ngành nghề v.v nhưng đều thuộc những gia đình khá giả, có cùng sở thích là đam mê chơi cổ vật và đã là những nhà sưu tập thành danh Họ chủ yếu là thành viên của các CLB (30 người) và một số là các nhà sưu tập hoạt động riêng lẻ (6 người).

Các câu phỏng vấn được chuẩn bị theo hình thức phi cấu trúc nên mang tính tự do, như những cuộc trò chuyện giữa những người có cùng niềm đam mê chơi cổ vật Từ những khảo sát thử nghiệm, NCS thấy những thông tín viên của mình không ngại việc để lộ danh tính, họ còn muốn mọi người biết được “những điều tâm đắc” của họ khi nói về cổ vật và chơi cổ vật hiện nay Tuy nhiên, với đạo đức khoa học, tôn trọng quyền riêng tư, và vì sự an toàn của những chủ nhân bộ sưu tập có giá trị, NCS chủ yếu sử dụng tên viết tắt của các thông tín viên.

Lợi thế của người sưu tập khi thực hiện nghiên cứu về những người “đồng môn” của mình, như NCS chẳng hạn, là có thể bỏ qua giai đoạn tìm đối tượng khảo sát và làm quen, hay tìm cách tạo sự tin tưởng, xác định độ chân thực của câu trả lời khi tìm thông tin, cứ liệu từ các cuộc phỏng vấn, để phục vụ mục đích và nội dung nghiên cứu Nhưng đó cũng là hạn chế vì thông tín viên là “chỗ quen biết” nên nguồn thông tin có lúc trở nên lan man, lệch khỏi ý định của người phỏng vấn hay mục tiêu phỏng vấn Và cũng bởi “vì quen mà nể”, cuộc phỏng vấn dễ bị “đối phương” dẫn dắt Có lúc, thông tín viên muốn đề cập tới vấn đề mà họ quan tâm vì đang là “vấn đề nóng hổi”, có liên quan tới cổ vật và chơi cổ vật, nhưng vượt ra phạm vi nghiên cứu của đề tài Dù vậy, vượt qua thử thách này và khi phân lọc thông tin, NCS có thể hiểu được các câu chuyện bên lề đó Hơn nữa, cách nói chuyện “lan man” ấy có thể đưa đến sự dễ dàng, thân tình cho các cuộc phỏng vấn/nói chuyện tiếp theo.

Qua phỏng vấn, NCS nhận thấy hầu hết các nhà sưu tập hay những người tham gia chơi cổ vật thường thích nói về kỹ thuật chơi cổ vật hơn là nói về các mối quan hệ văn hóa - xã hội liên quan đến quá trình chơi cổ vật, hay về cuộc sống của họ Qua đây, NCS cũng hiểu tại sao các nghiên cứu đi trước, nếu có đề cập tới chơi

Trang 14

cổ vật, hầu hết đều tập trung vào vấn đề “chơi”, nghĩa là chỉ quan tâm tới các yếu tố kỹ thuật, kỹ năng trong chơi cổ vật Mối quan tâm này xuất phát từ chất lượng của cổ vật, một “vật chơi”/ phương tiện hay công cụ chơi quan trọng, trong một thị trường cổ vật thật - giả lẫn lộn, nhiều rủi ro đối với người tham gia, biết về những cổ vật có “giá trên giời” làm sao nhà sưu tập có thể sở hữu, và sưu tầm cổ vật được coi là “nước đi” quan trọng quyết định sự thành công của cuộc chơi cổ vật.

Để khắc phục những hạn chế trên, có thể làm các thông tin viên quan tâm hơn tới khía cạnh văn hóa của chơi cổ vật, NCS đã tham gia vào các cuộc sưu tầm, gặp gỡ nhiều hơn, trao đổi thông tin cụ thể hoặc sâu về một đặc điểm nào đó của cổ vật trong các bộ sưu tập, về các mối quan hệ liên quan tới quá trình xây dựng bộ sưu tập, các đàm phán trao đổi cổ vật NCS cũng cố gắng tìm cách gợi mở và lắng nghe các nhận xét về các bộ sưu tập được triển lãm, những bình luận của người chơi về các cổ vật ở mọi khía cạnh (lịch sử, con đường lưu truyền hay hồ sơ/“thân phận” của cổ vật, giá trị nghệ thuật, kinh tế, của chúng) để được có nguồn thông tin phong phú, từ đó giúp NCS có cứ liệu dùng cho phân tích làm rõ ý nghĩa, vai trò của chơi cổ vật đối với đời sống văn hóa của những người tham gia.

5 Đóng góp của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về vai trò của chơi cổ vật từ góc nhìn Văn hóa học, xem các hoạt động chơi cổ vật như một trong những thực hành văn hóa của giới trung lưu hiện nay ở Việt Nam nói chung và giới trung lưu ở Hà Nội nói riêng Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm đa dạng các nghiên cứu về văn hóa của giới trung lưu Việt Nam hiện nay, cũng như làm phong phú hơn các nghiên cứu về thực hành văn hóa giải trí của giới trung lưu ở Hà Nội.

Luận án có những khái quát về lịch sử thú chơi cổ vật, mô tả, phân tích làm rõ vai trò của chơi cổ vật trong đời sống văn hóa - xã hội ở Hà Nội hiện nay, phản ánh sự phong phú các hình thức giải trí trong bối cảnh đương đại Luận án bước đầu lý giải về hiện tượng bùng phát thú chơi cổ vật và qua đó thấy được phần nào sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn của Việt Nam mà Hà Nội là một trường hợp, vai trò của họ trong tổng thể đời sống văn hóa xã hội.

Trang 15

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án là một nghiên cứu chuyên sâu về chơi cổ vật và người chơi cổ vật ở Hà Nội hiện nay, góp thêm luận cứ để chứng minh vai trò của một loại hình giải trí kết hợp văn hóa - kinh tế (chơi cổ vật) trong việc hình thành “tiểu văn hóa” của giới trung lưu Hà Nội, qua đó thấy được phần nào lối sống và văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội hiện nay.

Luận án có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu văn hóa và văn hóa giải trí, nghiên cứu và quản lý về trò chơi, các nhà quản lý di sản văn hóa, những người chơi cổ vật và những người quan tâm/ yêu thích cổ vật.

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài và Phụ lục, luận án có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Chương 2: Sự hình thành giới trung lưu và thú chơi cổ vật ở Hà Nội Chương 3: Chơi cổ vật ở Hà Nội từ thế kỷ XX đến nay

Chương 4: Một số bàn luận về chơi cổ vật trong văn hóa của giới trung lưu Hà Nội.

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam

Từ phía các học giả nước ngoài, có thể nhắc đến công trình “The middle class inSoutheast Asia: diversities,identities, comparisons and the Vietnamese ase”

(Tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á: sự đa dạng, bản sắc, so sánh và trường hợp

Việt Nam) của Victor T King (2008a).Tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề về nội dung và

phương pháp khi nghiên cứu về tầng lớp trung lưu (TLTL) ở Đông Nam Á, trong đó có việc xác định TLTL dựa trên hai chỉ báo: học vấn và tiêu dùng, những khó khăn khi phải so sánh TLTL châu Á với TLTL ở phương Tây, việc phải sử dụng ở thể số nhiều (“các” TLTL) để phản ánh sự đa dạng trong bản sắc và vai trò của “các” TLTL ở các quốc gia châu Á.

Tầng lớp trung lưu Việt Nam được đề cập trong công trình trên và trong một bài viết biến thể khác với 2 tác giả Việt Nam (King và cộng sự, 2008): "Professional

middle class youth in post-reform Vietnam: identity, continuity and change" (Giới

chuyên môn trẻ trong TLTL ở Việt Nam sau Đổi mới: bản sắc, sự liên tục và biếnđổi) được phân tích trên mẫu gồm 226 người (cả nam và nữ thuộc nhóm tuổi từ

19-25) tại 4 đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng Mẫu này lại được lấy từ mẫu của cuộc Điều tra SAVY 1 (2003-2004 ) với 2 chỉ báo xác định TLTL là: học vấn và tiêu dùng Vì vậy, thực chất bài viết chỉ đề cập đến một nhóm rất nhỏ của TLTL trẻ (thanh niên) đô thị Việt Nam Một nhận định lư thú của nghiên cứu là: cho đến thời điểm điều tra (2004), có rất ít bằng chứng cho thấy nhóm TLTL trẻ này đang phát triển một bản sắc chính trị riêng của họ Lý do có thể là do họ vẫn tiếp tục gắn bó với lĩnh vực việc làm và giáo dục thuộc khu vực nhà nước, cũng giống như thế hệ cha anh họ trước đây đã từng gắn bó.

Cuốn sách “The Reinvention of Distinction: Modernity and the Middle Class

in Urban Vietnam” (Phát hiện lại nét độc đáo: Hiện đại và tầng lớp trung lưu ở các

Trang 17

đô thị Việt Nam) là các bài viết khá lý thú của nhóm học giả quốc tế

(Nguyen-Marshall, Drummond, Bélanger 2012) về tầng lớp trung lưu đô thị Việt Nam trong quá khứ thuộc địa (đầu thế kỷ XX), của những năm 1960 ở Sài Gòn, ở Hà Nội thời kỳ Đổi mới và hội nhập hiện nay, từ cách tiếp cận liên ngành (sử học, văn học nghệ thuật, xã hội học, kinh tế, kiến trúc và quy hoạch đô thị) Về TLTL ở Hà Nội hiện nay, bài viết của Lisa Drummond: "Middle class Landscapes in a Transforming

City: Hanoi in the 21st Century" (Cảnh quan về tầng lớp trung lưu ở thành phố

đang chuyển đổi: Hà Nội thế kỷ XXI) trong cuốn sách là khá thú vị từ góc nhìn của

quy hoạch và xã hội học đô thị Tác giả sử dụng thuật ngữ “cảnh quan” của quy hoạch đô thị để miêu tả sự xuất hiện của TLTL ở Hà Nội qua các quan sát thường ngày: Đó là sự nở rộ các tòa nhà cao tầng với các căn hộ cao cấp, các “cộng đồng khép kín” (gated community- như Khu Đô thị mới Ciputra), các siêu thị hay trung tâm mua sắm lớn (shopping mall), sân golf và các tiện nghi giải trí, sự gia tăng ô tô cá nhân, phổ biến của điều hòa nhiệt độ, những kỳ nghỉ/du lịch, đặc biệt là các chuyến du lịch nước ngoài, các trào lưu “hàng hiệu” theo chuẩn khu vực và toàn cầu,… tất cả đều mang xu hướng lối sống của một TLTL đặc trưng “Cảnh quan” này cho thấy “tính trung lưu” rõ nét của một bộ phận đáng kể dân cư thành phố, mà theo tác giả “đã bị các nhà quản lý và hoạch định chính sách bỏ qua một cách thành công”, và vì vậy cũng còn ít được giới nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý.

Năm 2014, Viện Nghiên cứu Châu Á của Bắc Âu (Nordic Institute of Asian Studies - NIAS) ở Copenhagen, Đan Mạch đã xuất bản cuốn sách của Catherine Earl (2014) dưới tiêu đề “Vietnam’s New Middle Classes: Gender, Career, City”

(Tầng lớp trung lưu mới ở Việt Nam: Giới, Công việc, Thành phố) Công trình chủ

yếu dựa trên cách tiếp cận nhân học, với các tư liệu lịch sử - đất nước học và “câu chuyên cuộc đời” (life history) để phác họa hình ảnh một số nhân vật đại diện cho cái gọi là “tầng lớp trung lưu mới” ở thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ “sau Đổi mới” Hơn nữa, tiêu điểm của cuốn sách là ở những chiều cạnh “giới, công việc và thành phố” như tiêu đề của cuốn sách Tuy nhiên, nó cũng cung cấp cho độc giả Việt Nam một hình dung về những nhân vật thuộc “tầng lớp trung lưu mới” ở đô thị Việt Nam dưới góc nhìn của một học giả nước ngoài.

Trang 18

Ở trong nước, những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu trực

tiếp về TLTL Việt Nam Chẳng hạn, đề tài NCKH cấp nhà nước Tầng lớp trung lưu

trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam (Mã số

KX.02.16/11-15) do Đoàn Minh Huấn và Trần Thị Minh Ngọc làm chủ nhiệm (2015) là một nghiên cứu có tiêu đề và nội dung rất hấp dẫn giới nghiên cứu có quan tâm Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ trọng tâm là chỉ ra vai trò của TLTL nói chung trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, đề tài đã chưa xử lý những cơ sở phương pháp luận, phương pháp xác định và đo lường TLTL ở Việt Nam, trong khi đây là một yêu cầu then chốt để từ đó có thể định hình quy mô, cấu trúc và đo lường vai trò của TLTLtrong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa… ở Việt Nam, cùng các yếu tố tác động phức tạp, đa chiều tới những vai trò này.

Bùi Đại Dũng (2014) trong bài viết "Quy mô tầng lớp trung lưu tại Việt Nam theo tiêu chí thu nhập" có đề cập đến phương pháp xác định quy mô TLTL theo tiêu chí thu nhập, giới thiệu cách tiếp cận xác định quy mô TLTL ở Mỹ (theo chỉ số tương đối: từ 60% đến 200% trung vị thu nhập theo đầu người) và thí điểm áp dụng

tính toán trên nền số liệu Điều tra mức sống dân cư 2010 để xác định quy mô TLTL

tại 60 tỉnh thành của Việt Nam.

Bùi Thế Cường, Phạm Thị Dung và Tô Đức Tú (2015) với bài viết “Tầng lớp trung lưu ở thành phố Hồ Chí Minh: Cơ cấu và đặc điểm nhân khẩu” đã trình bày một nghiên cứu đáng chú ý cả về nội dung và phương pháp Dựa trên mẫu gồm 383 người được trích xuất từ một mẫu lớn hơn (661 người đang làm việc trong 1.080 hộ được khảo sát) các tác giả đã tính ra quy mô TLTL của thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm khảo sát (năm 2010) là 57,9% Về phương pháp, đáng chú ý là các tác giả không sử dụng tiêu chí thu nhập hay chi tiêu mà sử dụng khung phân nhóm nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê, có điều chỉnh và bổ sung, để phân loại và khẳng định 5 nhóm nghề nghiệp được xếp vào TLTL của thành phố Đó là các nhóm: (1) Lãnh đạo, quản lý Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp trong khu vực Đảng, Nhà nước, đoàn thể; (2) Lãnh đạo, quản lý công ty trong khu vực tư nhân; (3) Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình phi nông nghiệp; (4) Chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, dịch vụ, thương mại; (5) Nông dân lớp trên.

Trang 19

Phương pháp này đã tránh được việc xác định các chỉ báo thu nhập và chi tiêu - vốn rất khó thu thập đầy đủ và chính xác trên thực địa Tuy nhiên, trên thực tế thì các thành viên của mỗi nhóm (đặc biệt là các thành viên của nhóm 4) thường bị phân tầng trong nội bộ theo các đặc điểm cá nhân và gia đình, nên không phải tất cả các thành viên của nhóm đều có đủ điều kiện (chẳng hạn về thu nhập) để được xếp vào TLTL.

Lê Kim Sa (2015) có công bố bài “Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam: quan điểm tiếp cận, thực tiễn phát triển và các kiến nghị chính sách”, có lẽ là nghiên cứu

định lượng đầu tiên về TLTL ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu của 5 cuộc Điều tra

Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) trong các năm 2004, 2006, 2008, 2010 và

2012 Nghiên cứu đã xác định quy mô của TLTL Việt Nam theo tiếp cận đa chiều, với 3 chỉ báo cơ bản Đó là: chỉ báo thu nhập (được xác định ở mức trên 2 lần ngưỡng nghèo); chỉ báo giáo dục (được xác định bởi học vấn của ít nhất 1 thành viên hộ gia đình phải từ Trung học phổ thông trở lên); và chỉ báo nghề nghiệp (được xác định bởi ít nhất có 1 thành viên hộ gia đình làm nghề phi giản đơn) Từ đó, nghiên cứu đã ước lượng quy mô TLTL Việt Nam (theo tiếp cận đa chiều) hiện chiếm khoảng 31,5% dân số đất nước Đây có lẽ là những con số đầu tiên về quy mô của TLTL ở Việt Nam theo tiếp cận đa chiều Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nghiên cứu này đã thử nghiệm và gợi ra nhiều vấn đề về phương pháp nghiên cứu và phương pháp đo lường đa chiều đối với TLTL ở Việt Nam Phương pháp này mang tính “co dãn” nhiều “nghiệm số” về quy mô TLTL thông qua các “bộ lọc”, trong bối cảnh nhiều nghiên cứu đã đưa ra những con số rất khác nhau về quy mô TLTL dựa trên tiếp cận đơn chiều (thu nhập, chi tiêu hay nhóm nghề nghiệp).

Một tổng quan sơ bộ trên đây cho thấy hình ảnh của TLTL đang xuất hiện ở Việt Nam và nhu cầu nghiên cứu về tầng lớp này đang khá sôi nổi, với những yêu cầu khắt khe về cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp hệ một cách chặt chẽ Bên cạnh khái niệm TLTL bao gồm các cá nhân cấu thành TLTL, còn có một chủ đề khác rất đáng chú ý Đó là khái niệm “gia đình trung lưu” - nơi lưu giữ các khuôn mẫu lối sống của những đơn vị xã hội quan trọng của TLTL, vai trò của chúng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước hiện nay và trong những thập niên tới Những vấn đề phương pháp xác định và đo lường quy mô, cấu

Trang 20

trúc, vai trò của các gia đình trung lưu ở Việt Nam hiện nay cũng là những vấn đề đòi hỏi nhiều tìm tòi, phát hiện và vận dụng trong nghiên cứu.

Ở khía cạnh nghiên cứu tầng lớp trung lưu như là một giai tầng trong các tầng xã hội thì trong khoảng 30 năm đổi mới đến nay đã có nhiều nghiên cứu được

công bố, tiêu biểu như: Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

[83]; Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị

trường và hội nhập quốc tế [107]; Phân tầng xã hội hợp thức từ sự tổng - tích hợp

các lý thuyết xã hội học phương Tây và một số gợi mở về công bằng xã hội [108];

Công nghiệp hóa, phân tầng xã hội và xu hướng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam

[28], Các tác giả, bằng các lý thuyết phân tầng xã hội của xã hội học và căn cứ thực tiễn ở Việt Nam, chứng minh tính tất yếu của phân tầng xã hội ở Việt Nam

hiện nay Đặc biệt với bài viết Xây dựng xã hội trung lưu ở Việt Nam, tác giả đã

chứng minh “xã hội, xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải là một xã hội trung lưu hóa, có nền kinh tế phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, môi trường xã hội lành mạnh bởi dân chủ, công bằng, bình đẳng và con người có điều kiện phát triển toàn diện các năng lực sẵn có, được thụ hưởng lợi ích chính đáng, được thỏa mãn các nhu cầu hợp lý, trên cơ sở thực trạng hình thành trung lưu ở Việt Nam” (1 , tr.3) Bài viết đưa ra một số giải pháp chủ động thúc đẩy xu hướng trung lưu hóa xã hội, từng bước xây dựng xã hội trung lưu ở Việt Nam, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

1.1.2 Về cổ vật, chơi cổ vật và người chơi cổ vật

1.1.2.1 Về cổ vật

Từ lâu các học giả nước ngoài đã rất quan tâm tới cổ vật Việt Nam, thể hiện

ở sự xuất hiện tập sách Triển lãm cổ tích Việt Nam của Viện Viễn đông Bác Cổ Hà

Nội (1948) Tập sách giới thiệu những “cổ vật” mà Viện Bác Cổ sưu tầm được ở Bắc và Trung Bộ từ trước cho đến năm 1948, là tập hợp các hiện vật thuộc kiến trúc cổ cho tới các cổ vật như: đồ đồng, đồ gốm, đồ gỗ, minh khí, sách cổ, sắc phong v.v chứng tỏ người Pháp rất trân trọng cổ vật và văn hóa Việt Nam Tập sách này đã khơi gợi ý tưởng cho ngành bảo tàng, cho các hoạt động sưu tầm và trưng bày cổ

Trang 21

vật cũng như có ảnh hưởng không nhỏ tới tình yêu cổ vật của các nhà sưu tập Việt Nam Đến nay, cổ vật đã được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ

(1) Dưới góc độ tiếp cận liên ngành lịch sử, khảo cổ, mỹ thuật, trước hết phải kể đến sự ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ trước đến nay, với hàng trăm số tạp

chí, Nghiên cứu lịch sử, được sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu ở Việt

Nam và nước ngoài, đã lấy "cổ vật" làm tư liệu để nghiên cứu, giới thiệu và phát hiện mọi khía cạnh của lịch sử Việt Nam và các nước có nhiều tương liên như: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á v.v

Sau đó là hàng loạt công trình về các nền văn hóa cổ của Việt Nam như Văn

hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long(1984) trong đó có phần

giới thiệu về các di tích, di vật, cổ vật gốm của văn hóa Óc Eo; cuốn sách Viện Bảo

tàng Lịch sử Việt Nam (1987) đã giới thiệu những cổ vật đang được trưng bày tại

bảo tàng để người tham quan cũng như người chơi cổ vật tham khảo về cách trưng

bày, hiểu được ý nghĩa lịch sử của những cổ vật được trưng bày tại bảo tàng; Văn

hóa Chăm của Nguyễn Công Bình- Phan Xuân Biên (1991) khi nêu những nét độc

đáo của nền văn hóa Chăm đã không bỏ qua giá trị của gốm Chăm.

Một loạt các cuốn sách do Hà Văn Tấn viết hoặc chủ biên như: Văn hóa

Đông Sơn ở Việt Nam (1994) cho biết văn hóa Tiền Đông Sơn thuộc thời đại đồng

thau, nguồn gốc trực tiếp của văn hóa Đông Sơn những nét cùng gốc và dị biệt ở

từng khu vực văn hóa Đông Sơn ở Sông Hồng, Sông Mã và Sông Lam ; Theo dấu

các văn hóa cổ (1997), thì cổ vật được tác giả xem như căn cứ để định vị một nền

văn hóa; Tìm hiểu văn hóa Sơn Vi (1998) đã cung cấp những tri thức cơ bản về cổ

vật của nền văn hóa khảo cổ Sơn Vi độc đáo ở Việt Nam.

Cổ vật trong cuốn Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng của Nguyễn

Thị Huệ (2002) được xem xét như một nguồn sử liệu Hay, cổ vật được tiếp cận là hiện vật được bài trí ở các di tích (chùa, đình, đền, quán, nhà thờ, nhà thờ họ, lăng, mộ ) như là những tư liệu khảo cổ học, tôn giáo học, mỹ thuật học, lịch sử và văn

hóa học được trình bày trong sách Đồ thờ trong di tích của người Việt của TrầnLâm Biền (2003) Với cuốn Các nền văn hóa cổ Việt Nam của Hoàng Xuân Chinh

(2005), cổ vật được sử dụng như những căn cứ để tác giả xác định và trình bày về

Trang 22

các nền văn hóa cổ trên đất nước Việt Nam từ khi có con người xuất hiện cho đến thế kỷ XIX.

Một loạt các công trình cung cấp dòng kiến thức về khảo cổ, về trưng bày mà

người chơi cổ vật cần có như Những nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam củaPhan Văn Đắc và Phạm Võ Thanh Hà (2006), Thông báo khoa học nhân dịp 45

năm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (2003); Hay những thông tin về cổ vật ở Nam bộ

qua Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam (Kỷ yếu năm 2008); côngtrình khơi gợi đam mê cổ vật từ văn hóa biển qua Tiếp cận văn hóa biển tiền sử Việt

Nam của Nguyễn Trung Chiến (2015), hay cổ vũ phong trào sưu tầm cổ vật đá, như

các công trình: Thần Sa, những di tích của con người thời đại đồ đá (1981), Hàng

Gòn kỳ quan cự thạch Việt Nam (2015), Di sản vô giá của Kinh thành Thăng Long

do Nhật Minh chủ biên (2015) giới thiệu về các loại hình hiện vật- cổ vật tiêu biểu đã khai quật được từ lòng đất Thăng Long và những nhận định quan trọng về giá trị nhiều mặt của chúng Có nghiên cứu lại quan tâm tới nghệ nhân chế tác như bài viết

về Đặng Huyền Thông nghệ nhân gốm mỹ thuật Phật giáo thời Mạc (1527 - 1592)của tác giả Trần Đình Sơn trên tập văn Thành Đạo

Ngược về thời gian trước, từ giữa năm 1986, tập san Nghiên cứu Hán Nôm(đã ra được 4 số) được nâng lên thành tạp chí Hán Nôm, đến nay đã cho ra đời hơn

200 số Tạp chí này cũng nghiên cứu tư liệu từ nguồn "cổ vật", đó là các văn bia, sách cổ, đồ gốm sứ có minh văn, hoành phi, câu đối v.v đã cung cấp những hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa, văn học của cổ vật.

Sự xuất hiện của cuốn Từ điển hiện vật văn hóa các dân tộc Việt Nam do

Nguyễn Văn Huy chủ biên (2012) cũng là một “công cụ” cần thiết với người chơi cổ vật, dùng tra cứu khi học hỏi, sưu tầm cổ vật.

Song song với công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng sách thì các

Thông báo khoa học của ngành Khảo cổ cũng được ấn hành, đặt nền móng tri thức

cho người "chơi cổ vật" có thể biết được “thời đại” của các cổ vật; Hay từ năm 1969

đến nay có hơn 200 số tạp chí Khảo cổ học được xuất bản đã cung cấp những tri

thức cơ bản nhất giúp người chơi cổ vật xác định niên đại, giá trị và ý nghĩa văn hóa của cổ vật Cổ vật cũng đã được giảng dạy ở Khoa Bảo tàng của Trường Đại học

Trang 23

Văn hóa Hà Nội vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX Cùng với giáo trình Đại

cương về cổ vật ở Việt Nam, những bài giảng ra đời vào những năm cuối thế kỷ

XX- đầu thế kỷ XXI, đề cập tới các lĩnh vực cổ vật mang tính chuyên biệt như:

Gốm Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ XIV sau công nguyên của Phạm Quốc Quân;Đồ gốm sứ Trung Quốc thế kỷ XV- XX của Nguyễn Đình Chiến; Đề cương bàigiảng cổ vật bằng đồng; Đề cương bài giảng trống đồng, nhận dạng trống giả cổ

của Trịnh Sinh; Tượng thờ trong chùa của Trần Lâm Biền; Cổ vật- tài sản vô giá

của dân tộc của Phạm Đức Thành Dũng; Nguyên tắc và phương pháp giám định đồgốm cổ của Nguyễn Bích

(2) Nhìn cổ vật từ chất liệu chế tác thì có một số công trình được công bố,

trực tiếp hoặc gián tiếp có nội dung liên quan, như: Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV- XIX

của Phan Huy Lê- Nguyễn Đình Chiến- Nguyễn Quang Ngọc (1995), giới thiệu nhiều phương diện của cổ vật, từ loại hình, kỹ thuật đến nghệ thuật với những niên

đại đáng tin cậy; Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ của Trần Khánh Chương (2004)

đã giới thiệu những đặc điểm chính của gốm và nghệ thuật gốm Việt Nam, về người

làm gốm Việt Trần Đức Anh Sơn có công bố hai cuốn sách: Với Đồ sứ men lam

Huế những trao đổi học thuật (chủ biên, 1997), cổ vật ở các bảo tàng quốc gia và

các sưu tập tư nhân (độ quý hiếm, tính độc đáo, lai lịch, kiến giải về họa tiết và ý nghĩa những minh văn có trên cổ vật) được tác giả dùng để trình bày về tiến trình Đồ sứ men lam Huế (hay còn gọi là Đồ ký kiểu sứ men lam Huế) từ đầu thế kỷ XX đến nay, thuật ngữ, giá trị mỹ thuật (trên các mặt kiểu dáng, chất liệu, men màu, họa

tiết, đề tài trang trí), hiệu đề ghi trên hiện vật Sứ men lam Huế Về Đồ sứ ký kiểu

thời Nguyễn (2008), tác giả đã hệ thống bao quát và đi sâu vào từng cạnh khía tinh

tế nhất của đồ sứ ký kiểu, cung cấp những hiểu biết khái quát nhưng sâu sắc về dòng đồ này cho giới chơi cổ vật hiện nay.

Nguồn thông tin cung cấp cho những người chơi cổ vật với thị hiếu thích “đồ

Tàu” thì có hai cuốn sách: Gốm sứ thời Thanh của Phạm Quốc Quân- Nguyễn Đình

Chiến- Lê Thị Thanh Hà (2008) giới thiệu bộ sưu tập đồ gốm sứ có niên hiệu nhà vua với 186 tiêu bản, thuộc các dòng gốm sứ hoa lam, nhiều màu và độc sắc, thuộc

sở hữu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội); Cổ vật gốm sứ Trung Quốc của

Trang 24

Hoàng Xuân Chinh (2010) thì giới thiệu quá trình ra đời và phát triển của đồ gốm và sứ Trung Quốc, có gần 500 bức ảnh màu giới thiệu các loại hình gốm sứ thường gặp qua các thời kỳ.

Cũng về cổ vật gốm, có một số nghiên cứu được thực hiện ở góc nhìn văn

hóa, như luận án Tiến sĩ Văn hóa dân gian của Phạm Ngọc Dũng (2010): Gốm cổ

trong đời sống văn hóa Việt Nam Xuất phát là nhà sưu tập, tác giả đã cung cấp

những thông tin chi tiết và hấp dẫn những khía cạnh về phương thức sản xuất, tạo hình và trang trí, tính năng sử dụng, các nhận biết các giá trị lịch sử, kinh tế và văn hóa của gốm cổ Việt Nam Hay luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của Nguyễn Thị

Hồng Lê (2015): Gốm cổ Thăng Long thời Lê Sơ và vai trò của nó trong đời sống

Hoàng cung, bước đầu nhận diện và luận bàn về những loại hình đồ gốm dành riêng

cho nhà vua, vương hậu và hoàng tộc, triều đình, từ đó tác giả phác dựng một phần nhỏ bức tranh đời sống Hoàng cung Thăng Long Cứ liệu dùng là các đi vật gốm của lò quan Thăng Long phát hiện được tại khu di tích Hoàng thành, kết hợp các nguồn sử liệu, thư tịch cổ và các kí sự đương thời.

Về cổ vật đồ đồng- kim khí, có thể kể đến các nghiên cứu như: Bí ẩn của

lòng đất của Hoàng Văn Khoán (1999), giới thiệu về thời đại kim khí ở Việt Nam

bằng phương pháp kim tướng học hiện đại của khoa học thế giới; Đồ đồng văn hóa

Đông Sơn của Nguyễn Văn Huyên (2000), Thạp đồng Đông Sơn của Hà Văn Phùng

(2008) đã khơi dậy niềm tự hào cho học sinh và những người chơi cổ vật về những cổ vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn,kích thích hứng thú sưu tầm thạp Đông Sơn của

giới chơi cổ vật Việt Nam; Hay, cuốn Xóm Rền một di tích khảo cổ đặc biệt quan

trọng của thời đại đồ đồng Việt Nam của Hán Văn Khẩn (2009) không chỉ cho biết

những cộng đồng dân cư Phú Thọ biết đến đồng thau sớm nhất Việt Nam, là chủ nhân của các kỹ thuật chế tác đá phát triển đến đỉnh cao và thành thạo kỹ thuật bàn xoay trong chế tác gốm, là những người khai sinh nền văn minh nông nghiệp lúa nước Cuốn sách có tác dụng với người chơi cổ vật qua cung cấp tri thức khảo cổ, vừa khuyến khích phong trào sưu tầm cổ vật "Phùng Nguyên".

Ngoài ra, một số loại hình cổ vật khác cũng được đề cập đến như: sách ảnh

Kho báu tiền cổ Đại Việt của Phạm Quốc Quân (2006), tập trung vào nguồn tiền cổ

Trang 25

dưới các triều đại Lý - Trần (thế kỷ XI- XIV), có ý nghĩa lớn với những người chơi

tiền cổ Việt Nam; hay Ấn chương Việt Nam của Nguyễn Công Việt (2015) cho biết

sự thay đổi của ấn chương gắn liền với các cuộc cải cách hành chính từ Tiền Lê đến Tiền Nguyễn (thế kỷ XV- XIX), qua đó xác định được các chức quan cũng như sự

thay đổi một số địa danh ở Việt Nam; Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu

khắc dân tộc của Chu Quang Trứ (2016) cung cấp những tri thức mang tính hệ

thống về tượng cổ Việt Nam

(3) Cổ vật được xem xét dưới khía cạnh giá trị mỹ thuật có thể kể đến một số công trình viết về mỹ thuật dưới các triều đại phong kiến, dựa trên các hiện vật

khảo cổ, như: Mỹ thuật thời Lý do Nguyễn Đức Nùng chủ biên (1973), tập trung

vào đồ gốm thế kỷ XI- còn được gọi là "Thế kỷ gốm" bởi đã để lại hạt ngọc đẹp

trong chuỗi ngọc nghệ thuật của lịch sử mỹ thuật Việt Nam; Mỹ thuật thời Trần

(1977) được các tác giả hệ thống hóa và nêu bật những đặc trưng nổi bật của mỹ thuật đời Trần qua nghiên cứu những cổ vật hiện diện trong các kiến trúc đền đài,

chùa tháp tới những sản phẩm gốm, sứ, tranh, tượng v.v ; Mỹ thuật thời Lê Sơ do

Nguyễn Đức Nùng chủ biên (1978), là kết quả nghiên cứu những cổ vật như tượng, linh vật tại các lăng mộ thời Lê sơ để chỉ ra đặc trưng về mỹ thuật,ngoài kế thừa tinh hoa của thời Lý- Trần còn thừa hưởng những yếu tố mỹ thuật dân gian.

Một số công trình viết về mỹ thuật Việt đều dựa trên các cổ vật như: Lược sử

Mỹ thuật Việt Nam của Nguyễn Phi Hoanh (1970) đã hệ thống hóa tiến trình các

sinh hoạt mỹ thuật của Việt Nam từ xưa đến nay; Kỷ yếu hội nghị 20 năm công tác

nghiên cứu mỹ thuật (1983) giúp nhìn lịch sử mỹ thuật Việt Nam như một bộ phận

hữu cơ của tổng thể lịch sử Việt Nam, qua những cổ vật,.

Bên cạnh đó, một loạt các tạp chí nghiên cứu văn hóa- nghệ thuật, mỹ thuật được ra đời từ nửa cuối thế kỷ XX và duy trì cho đến nay, có nội dung đề cập tới cổ

vật và giá trị (về mỹ thuật, tính biểu tượng) của nó, như Nghiên cứu nghệ thuật(Viện Nghệ thuật- Bộ văn hóa), sau là Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật (Bộ Văn hóa-Thông tin); Mỹ thuật (Hội mỹ thuật Việt Nam); Nghiên cứu mỹ thuật (Trường Đạihọc Mỹ thuật Hà Nội) v.v ; Hay trong Nguyệt san Giác ngộ (phụ san báo Giác

ngộ ,), số 184 có bài Thiên túng đạo nhân Nguyễn Phước Chu, một tác gia văn học

Trang 26

thế kỷ XVIII của Trần Đình Sơn, dịch và giới thiệu một số bài thơ vịnh cảnh đẹp

vùng Thuận Quảng của chúa Nguyễn Phước Chu được ký thác trên đồ sứ ký kiểu., giúp người chơi cổ vật thêm hiểu và trân trọng đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn.

(4) Vấn đề quản lý cổ vật và nhìn nhận cổ vật như một loại hình di sản cần bảo vệ đặc biệt được thấy ở một số sách, bài viết nghiên cứu từ sớm, như một số bài

viết trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Viện Bảo tàng Mỹ thuật (1982), hay trong Kỷyếu Sự nghiệp bảo tàng- những vấn đề cấp thiết (1996) có bài của Phạm Ngọc

Dũng “Đôi nét về tình hình cổ vật ở Việt Nam, hiện trạng và giải pháp” đã đưa ra những vấn đề cấp thiết cho việc bảo vệ cổ vật ở Việt Nam.

Sự ra đời của các tạp chí Thế giới Di sản (của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam)

khoảng cuối những năm 1990’, trong đó có nhiều bài viết ca ngợi giá trị cổ vật cũng như việc bảo vệ, phát huy giá trị của chúng Chẳng hạn, số 3/2011 có bài “Người đi tìm hồn dân tộc qua tiền cổ” viết về nhà sưu tầm tiền cổ Việt Nam Ngọc Phát với

lời tâm sự của ông: Chúng ta tự hào với thế giới về trống đồng Đông Sơn, sao lại

không giới thiệu kỹ nghệ đúc tiền của cha ông cho bạn bè thế giới Từ niềm đam mêsưu tầm các bạn trẻ sẽ tìm hiểu và thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộcViệt Nam"; hay tạp chí Di sản văn hóa (thuộc Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa

-Thông tin) ra đời năm 2003 đã đăng một loạt bài tiếp cận cổ vật dưới góc nhìn di sản văn hóa đặc biệt của tiền nhân để lại; Tương tự, có các bài:“Quanh văn hóa Đông Sơn” của Trịnh Sinh, “Về những chiếc chóe rượu cần men nâu”của Phạm Quốc Quân; “Gốm cổ tìm thấy ở sông Đồng Nai” của Nguyễn Thị Hậu v.v

Ra đời từ 1993 đến nay, hầu như trên mỗi số của tạp chí Heritage (thuộc

Hãng Hàng không Vietnam, phát hành hàng tháng) đều có ít nhất 1 bài viết về cổ vật Từ những bài viết về Nhạc khí Đông Sơn, trang phục Việt, cho đến vàng trong cổ vật Chăm Pa, đồ gốm Quảng Đức, Lý, Trần, Lê, tranh Hàng Trống, cho đến cả bật lửa Zip Pô Việt Nam, v.v nhằm giới thiệu, quảng bá, giao lưu với thế giới về di sản văn hóa Việt Nam đa dạng, độc đáo.

Hiện trạng bảo vệ cổ vật đã được quan tâm ở một số bài viết, như Bí mật

những ngôi mộ cổ của Đặng Vương Hạnh (2000) là tập hợp các bài phóng sự- tư

liệu về nạn trộm cắp cổ vật Tác giả muốn rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho toàn

Trang 27

xã hội về những ảnh hưởng nghiêm trọng của nạn mất cổ vật đối với văn hóa và an

ninh văn hóa, cũng như với trật tự, an toàn xã hội Hay cuốn Công tử Bạc Liêu sự

thật và giai thoại của Phan Trung Nghĩa (2004) đã cho biết về chuyện xưa của

Khánh công tử (Phan Kim Khánh) Khi túng tiền do quá ăn chơi, ông đã được một người Tàu buôn đồ cổ chỉ dẫn cách ăn cắp đồ cổ của ông ngoại mình là Trần Trinh Trạch, một người giàu nhất Bạc Liêu thời thuộc Pháp Câu chuyện cho thấy những khía cạnh khó lường trong bảo vệ cổ vật.

Năm 2006, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho xuất bản cuốn Săn cave (phóng sự

xã hội) trong đó có bài "nhốt thánh", kể chuyện các cụ ở chùa Quang Húc (Ba Vì, Hà Nội) phải nhốt đôi Rùa thờ bởi sợ mất, do chùa đã từng mất đôi Hạc dù đã được bảo vệ hết sức cẩn thận Mặt khác còn vì tất cả những ngôi đình nổi tiếng nhất ở Ba Vì cũng đã bị mất cổ vật: "Đình Tây từng mất 3 cái ngai thờ, đình Chu Minh mất chấp kích, đình Mông Phụ mất sắc phong, đình Đông Viên mất cửa võng, đình Cao Cương mất tất tật 11 đạo sắc phong "

1.1.2.2.Về chơi cổ vật và người chơi cổ vật

Chưa kể tới những cuốn sách, bài viết đề cập trực tiếp tới chơi cổ vật thì với những cuốn sách, công tình nghiên cứu hay bài viết công bố trên các báo/chí (chuyên ngành, thông dụng) được tổng quan ở phần trên đã gián tiếp đề cập tới vấn đề này Chúng không chỉ cung cấp những kiến thức chi tiết và sâu rộng về cổ vật ở các khía cạnh lịch sử, khảo cổ, văn hóa, mỹ thuật, sưu tầm và bảo quản, mà còn đem đến những gợi ý, dẫn dắt, là “cẩm nang” cho người theo đuổi niềm đam mê cổ vật Những nội dung đó được thấy ở một loạt các sách chuyên khảo về đồ gốm các thời Lý, Trần, Lê, đồ sứ men lam Huế thời Nguyễn, hoặc gốm sứ Trung Hoa; hay trong một loạt các công trình tổng hợp về các nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, Hán Nôm, mỹ thuật lấy cổ vật làm đối tượng, ; trong các Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, các Thông báo Khoa học thường niên của ngành, Tạp chí chuyên ngành v.v đều có những thông tin xung quanh chơi cổ vật như cách thực hành, đánh giá cổ vật trên các phương diện như niên đại, hình dáng, màu sắc, kỹ thuật chế tác và trang trí, tính năng và công năng, giá trị văn học- nghệ thuật, giá trị kinh tế, Các công trình, bài báo được viết từ các chuyên gia khảo cổ học, bảo tàng học, mỹ thuật cũng giúp

Trang 28

sức rất nhiều cho hành trình sưu tầm, cho thực hành trưng bày, thưởng ngoạn cổ vật Do đó, về chơi cổ vật, chúng ta có thể tìm thấy ở các công trình nói trên và cũng từ đó thấy được những yêu cầu khắt khe đối với thú chơi cổ vật khi cần đáp ứng vốn tri thức liên quan tới cổ vật, và có thể nói là bước đi đầu tiên của người chơi cổ vật.

Trong các nhà chơi cổ vật, vừa chơi vừa viết sách, có lẽ Vương Hồng Sển là tác giả có nhiều sách, truyện, bài báo nhất và trong một loạt các tác phẩm viết về cổ

vật của ông có cuốn Thú chơi cổ ngoạn (1990, tập 3 của “Hiếu cổ đặc san” xuất bản

năm 1971) Là một người uyên bác, một nhà sưu tập cổ vật với niềm đam mê vô bờ bến, ông đã đưa những kinh nghiệm, suy tư và cảm nghĩ của mình về chơi cổ vật

vào cuốn sách Nó còn có tên gọi khác là "Sổ tay của người chơi cổ ngoạn" và được

tác giả nhấn mạnh trong lời tựa với câu “Cuốn sách này như tên đã gọi, cho biết

thêm: thế nào là cổ vật? Thế nào là thực hành?”, nên Thú chơi cổ ngoạn mà ông viết

đã là một cuốn cẩm nang cho người chơi cổ vật ở Việt Nam kể từ khi nó ra đời cho đến nay Dù ông cho rằng lời mình viết ra là “để ba hoa chung quanh vài kinh nghiệm riêng ” nhưng thực tế đều là những tuyệt kỹ được ông đúc rút trong hành trình cả đời theo đuổi thú vui thưởng ngoạn cổ vật Cuốn sách vừa có tính bác học, vừa có tính phổ thông, thực hành Tính bác học được thể hiện ở phần đầu cuốn sách, đó là những kiến thức sử học, đông tây kim cổ, được đưa ra để giải mã một "cổ vật" xem nó thuộc quốc gia nào, thời điểm lịch sử nào làm ra nó, thậm chí nó là sản phẩm của lò sứ nào, quá trình lưu lạc của món đồ ra sao, tất cả những yếu tố đó được phân tích đối sánh với một kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, văn học uyên bác Tính phổ thông, thực hành được thể hiện ở phần sau cuốn sách, tác giả hướng dẫn người chơi tìm cách mua, bán, chuyển nhượng, cách sưu tầm, sửa đồ, bày đồ, cách thưởng ngoạn, thậm chí cả cách vệ sinh đồ cổ, cách nhận biết và xét đoán tâm

lý người bán, người mua trong quá trình giao lưu, trao đổi cổ vật Thú chơi cổ

ngoạn không chỉ mang nội dung về những kinh nghiệm, trải nghiệm chơi đồ cổ của

Vương Hồng Sển mà qua đó, ông muốn khẳng định “cổ ngoạn” là một niềm vui, một nếp sống tao nhã, thanh cao của những người lớn tuổi yêu văn hóa nghệ thuật, trọng truyền thống và có ý thức, ham mê sưu tầm, nghiên cứu nguồn cội các cổ vật

Trang 29

tranh, tượng, đồ gốm sứ,… Như vậy, Vương Hồng Sển không chỉ nói về cách chơi cổ vật mà qua đó còn đề cập tới “nếp sống”/lối sống của người chơi cổ vật.

Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa ra đời (tập 4 của “Hiếu cổ đặc san”, 1971),

cũng của Vương Hồng Sển cũng cho biết vốn sống gắn liền với cổ ngoạn, như ông viết trong lời đề tựa cuốn sách: "Tôi có nghiệp với đồ xưa từ tấm bé, 5 tuổi biết nhịn ăn để dành đồng xu sắc sảo, 9 tuổi biết nhịn tiền mua truyện Tàu, 19 tuổi ra trường đậu đíp-lôm đã vọc vạch đồ cổ, 23 tuổi gặp lần đầu đĩa trà kiểu "Mai - Hạc" Năm nay đúng bảy mươi tuổi đầu, viết bộ sách này muốn để lại thay tờ chúc ngôn Bao nhiêu sở học ở trong ấy" Đây là cuốn tập đại thành về đồ sứ cổ Trung Hoa của ông và nó vẫn là cuốn sách gối đầu giường của các "tay chơi" cổ vật cho đến nay.

Từ số 1 cho đến kết thúc là số 173 tháng 9/2008, tập san Hà Nội ngàn năm

liên tiếp cho ra đời mỗi số một bài viết, trong chuyên mục "cổ ngoạn", cho biết về thú chơi cổ ngoạn của một bộ phận người Hà Nội Với gần 200 bài được viết bởi hầu hết là tác giả Nhật Nam- một trong những lãnh đạo của báo Hà Nội Mới, cũng là một người chơi cổ vật sinh ra trong gia đình có truyền thống thưởng lãm cổ vật Ông đã khái quát được những nét tiêu biểu của lối sưu tầm và thưởng ngoạn cổ vật.

Ra đời từ 1994, tạp chí Xưa nay ngay từ số "0" năm 1994 đã có chuyên mục

“Kiến thức dành cho người chơi cổ vật”, mà một phần lời tòa soạn được xem như tôn chỉ:

"Sưu tầm cổ vật là một thú chơi của con người trước tiên nhằm hiểu biết quá khứ qua những dấu ấn vật chất của người xưa để lại Nhưng cũng từ cái thú chơi cổ vật xưa ấy đã tạo ra nền móng cho sự ra đời của các bảo tàng sau này Cái thú chơi ấy cũng dần trở thành một ngành kinh doanh hái ra tiền và gắn liền với nó là những cuộc săn lùng, trộm cắp, buôn bán bất hợp pháp các cổ vật Nhưng vươn lên trên những mặt đó, cái thú chơi cổ vật vẫn mang ý nghĩa như sự góp phần vào việc sưu tầm, gìn giữ, trao đổi và truyền bá những hiểu biết về quá khứ cho các thế hệ nối tiếp Nhà sưu tầm cổ vật trong chừng mực nào đó cũng rất gần gũi với những công

việc và cần đến những kiến thức của các nhà sử học Mục Kiến thức

dành cho người chơi cổ vật sẽ lần lượt giới thiệu những hiểu biết liên

Trang 30

Cho đến nay, với gần 1000 số, các bài viết về "cổ vật" ở tạp chí Xưa nay vẫn

phục vụ cho tôn chỉ trên.

Năm 2002, Hội Cổ vật Thăng Long cho ra đời tạp chí Cổ vật tinh hoa, mục

đích là quảng bá hình ảnh cổ vật và hoạt động của giới cổ vật trong cả nước nhưng nó còn cho biết những nét văn hóa riêng của giới chơi cổ vật ở Hà Nội Đến nay,

với khoảng gần 100 số đã xuất bản, Cổ vật tinh hoa đã quảng bá cho các loại hình

cổ vật mà người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng yêu thích, trân quý, lưu giữ Tạp chí đã góp phần truyền bá các kiến thức về sưu tập, về thị trường, về giá trị văn hóa, kinh tế, mỹ thuật, lịch sử v.v của cổ vật, phục vụ các hoạt động chơi cổ vật.

Năm 2005, Phạm Hy Tùng cho xuất bản cuốn sách Cổ vật gốm sứ Việt Nam

đặt làm tại Trung Hoa Vốn là người Hà Nội gốc, ông là hậu duệ đời thứ 4 của danh

nhân văn hóa Hà Nội Phạm Hy Lượng Xuất thân là công nhân ga xe lửa, nhưng với niềm đam mê cổ vật, ông đã tìm đến và trở thành học trò trực truyền của Vương Hồng Sển Cuốn sách ông viết là tất cả những gì ông tích cóp từ những món đồ cổ được sưu tầm, học hỏi, suy tư, chiêm nghiệm từ các bậc thầy: Vương Hồng Sển, Nguyễn Bích, Dương Trung Quốc; các nhà Hán học: Cao Tự Thanh, Lê Dưỡng Hạo Cuốn sách đã trở thành một hành trang không thể thiếu của các nhà sưu tầm dòng đồ sứ ký kiểu Hơn nữa, phần cuối sách có mục ảnh giới thiệu cách chơi cổ đồ của người Hà Nội nên rất được yêu thích.

Năm 2010, nhân dịp 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, CLB của những người yêu cổ vật Hà Nội đã cho xuất bản cuốn sách ảnh để Kỷ niệm 1000 năm Thăng

Long - Hà Nội Liên tiếp từ đó đến 2014, CLB đã xuất bản được 5 cuốn mang tênCLB Thú chơi cổ ngoạn của người Hà Nội (Nhiều tác giả) với tôn chỉ giới thiệu,

quảng bá và khuyến khích một thú chơi của người Hà Nội Trong đó, có 4 trong 5 tập sách ảnh là những tập hợp thẩm mỹ về một lĩnh vực được xếp vào nếp sống văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội Từ những đồ ngọc, gỗ, gốm, sứ cổ đẫm lớp thời gian, những bức tranh, bản nhạc của những tài hoa đất Kinh kỳ, cho tới những chiếc xe đạp, những sưu tập sách thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử và những di vật của người xưa để lại, cũng như những suy tư của người sưu tập làm

Trang 31

sao cho người hiện tại thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa văn hóa của những đồ vật trong quá khứ v.v Qua các tập sách ảnh này, người đọc- nhìn có thể biết được tất cả những kỷ vật, cổ vật đã được giữ gìn công phu, gắn liền với gia phong của nhiều nếp nhà ở Hà Nội.

Một loạt bài của Nguyễn Đức Quỳnh đăng trên tạp chí Mỹ Thuật đã có những

tiếp cận vừa khá sâu sắc về mỹ thuật, vừa cụ thể, hiện thực khi gắn trực tiếp với người chơi cổ vật Đó là các bài: “Cổ ngoạn nghề chơi đầy nỗi gian truân” (số 62); “Hồn của gốm” (số 74); “Cách thức hình thành các bộ sưu tập” (số 84); “Bày đồ” (số 88); “Chuông” (số 114); “Cổ vật kẻ khóc người cười” (số 120); “Lừa trong cổ vật” (số 148); “Thú chơi” (số 181); “Người để lại” (số 207); “Hà Nội muôn mặt” (số 218)

Đặc biệt, kể từ các số tháng 5+6 năm 2018, tạp chí Mỹ thuật của Hội Mỹ

thuật Việt Nam đăng thêm chuyên mục “Không gian nghệ thuật” Với chuyên mục này, nghệ thuật chơi cổ vật đã được đặt vào một vị trí xứng đáng, được coi như một đối tượng của khoa học thẩm mỹ Ngay từ số đầu tiên, chuyên mục đã giới thiệu lối chơi đồ cổ của hai nhà sưu tầm là Lương Trần và Trần Mạnh Đạt Đó là hai nhà sưu tầm cổ vật có lối chơi đặc biệt: đồ cổ được bày đặt trong một không gian sống cổ kính hòa điệu với Tân kỳ Lối chơi này đã trở thành đối tượng “nghiên cứu” của những người chơi cổ vật và trở thành một lối chơi cổ đồ mới trong không gian sống của người Hà Nội hiện nay.

Cụ thể hơn là những bài viết về người chơi cổ vật như: “Những người si mê đồ cổ” của Đặng Vương Hạnh (2000); “Nổi chìm cổ vật” của Hoàng Anh Sướng (2004); “Người chơi cổ vật Hà Thành” của Hoàng Lâm (2005),“Nhà sưu tập Đức Minh” và “Nhà sưu tập Lâm cà phê” của Nguyễn Hải Yến (2010); “Chơi cổ ngoạn: Hoài niệm, nhập cuộc và suy tư” của Phạm Quốc Quân (2011) v.v

Hầu hết những bài viết trên đều viết về những người chơi cổ vật đã thành danh ở Hà Nội trong quá khứ như Hàn Liên, Từ Thức, Huệ Muối, Đông Thịnh, hoặc gần đây là Đức Minh, Lâm cà phê v.v mang tính hoài niệm và biểu dương, xem họ như những danh nhân Tuy cũng có phác họa đôi nét về tính cách, văn hóa nhưng vẫn còn sơ lược.

Trang 32

Gần đây trên tạp chí Cổ vật tinh hoa, hay sách ảnh Thú chơi cổ ngoạn của

người Hà Nội (Nhiều tác giả, 2013) có những bài viết giới thiệu về những gương

mặt người chơi cổ vật mới ở Hà Nội, nhưng chủ yếu vẫn mang tính giới thiệu, quảng bá và cổ súy cho phong trào chơi cổ vật khi góc nhìn di sản đối với cổ vật

được đề cao Bên cạnh đó, cuốn Ngã ba Di sản của Phạm Quốc Quân (2011, tuyển

tập 50 bài nghiên cứu), ngoài những vấn đề của khảo cổ học, bảo tồn- bảo tàng, tác giả ít nhiều có đề cập tới người chơi cổ vật và khẳng định họ phải hội đủ ít nhất 3 dòng tri thức là: khảo cổ học, bảo tàng học và cổ ngoạn.

1.1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếptục nghiên cứu

Đóng góp của các công trình nghiên cứu đi trước

Từ tổng quan các nghiên cứu về giới trung lưu hay tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, một mối quan tâm lớn trong những mối quan tâm của giới học thuật ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, nhưng các nghiên cứu được thực hiện chưa nhiều và kết quả đưa ra chủ yếu là từ ngành xã hội học Với ngành văn hóa học hay nghiên cứu văn hóa, các công trình về văn hóa của TLTL còn thiếu vắng, chưa được chú ý và có phần nào coi nhẹ, nhất là “nhìn” họ qua các hoạt động giải trí mà chơi cổ vật là một biểu hiện.

Tuy có nhiều công trình nghiên cứu hoặc những bài viết, chương mục báo/chí có đề cập tới cổ vật (như NCS trình bày ở phần trước), song hầu hết đều tiếp cận ở góc độ kỹ thuật- khảo cổ học, mỹ thuật, văn hóa- lịch sử Những bài viết của Nhật Nam đăng trên “Hà Nội ngàn năm” hoặc những bài của Nguyễn Đức

Quỳnh đăng trên tạp chí Mỹ thuật khoảng chục năm trở lại đây cũng vẫn tập trung

vào những khía cạnh này, là điều mà những người am hiểu, người chơi cổ vật cho đó là những kiến thức cơ bản để “nhập môn” đối với “chơi cổ vật”

Có hai công trình nghiên cứu về cổ vật được tiếp cận ở góc độ văn hóa: Luận

án Tiến sĩ về Gốm cổ trong đời sống văn hóa Việt Nam của Phạm Ngọc Dũng

(2010), các bộ sưu tập gốm cổ tiêu biểu của giới chơi cổ vật đã được tác giả sử dụng làm cứ liệu khoa học để từ đó nêu lên vai trò của gốm trong đời sống văn hóa của người Việt trong lịch sử Nội dung tập trung vào giá trị lịch sử, nghệ thuật chế tác

Trang 33

và cách bảo tồn, chứ chưa đề cập tới những người lưu giữ nó dưới hình thức giải

trí-chơi cổ vật; Với luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Lê (2015), Gốm cổ Thăng

long thời Lê sơ và vai trò của nó trong đời sống hoàng cung, mục đích nghiên cứu

của tác giả được thấy ở ngay tên gọi đề tài Các khảo tả về gốm thời đó là để tác giả nói về tính năng, sự phân biệt chất- loại gốm dùng trong hoàng cung Lê sơ phản ánh gì về mối quan hệ và vị thế xã hội của các chủ nhân Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng nguồn cổ vật gốm (Lê sơ) nhưng kết quả cuối cùng vẫn là hướng tới lịch sử văn hóa của người Việt trong một giai đoạn Tuy vậy, hai tác giả trên, với kết quả nghiên cứu của họ, đã cung cấp thêm những thông tin cụ thể về giá trị lịch sử, mỹ thuật của cổ vật gốm, có thể dùng để tìm hiểu cách sưu tầm cổ vật của người chơi.

Về người chơi cổ vật, tuy có một số bài viết đề cập đến, như trong các bài viết của Đặng Vương Hạnh (2000), Hoàng Anh Sướng (2004), Hoàng Lâm (2005), Nguyễn Hải Yến (2010) , nhưng các tác giả mới chỉ đưa ra vài nét khắc họa “chân dung” qua “lối chơi cổ vật”, cách bày đồ, những khó khăn của người tham gia, mà chưa thấy rõ những sinh hoạt văn hóa sống động liên quan, với những suy nghĩ, hành vi, lối sống, ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, và cũng chưa làm rõ họ thuộc nhóm xã hội nào Hình ảnh về họ chỉ “lấp ló” trong những phản ánh về người chơi cổ vật có “điều kiện” Hơn nữa, cách tiếp cận nghiên cứu để nhận diện họ như một chủ thể văn hóa riêng biệt trong cộng đồng cũng chưa thực sự được quan tâm, nhất là thông qua một thực hành giải trí trí tuệ và tốn kém như chơi cổ vật Do đó, đây là đối tượng nghiên cứu mới, hấp dẫn nhưng không ít khó khăn,

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã kế thừa những thông tin quý giá có liên quan tới đề tài của những tác giả đi trước Đó là những kiến thức cơ bản về cổ vật, cách sưu tầm và thực hành trưng bày của bảo tàng, sự luận bàn về lịch sử, ý nghĩa văn hóa, giá trị thẩm mỹ, của cổ vật trên các chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam, giúp phần nào hiểu được cách chơi cổ vật Trong đó, NCS cũng thấy được phần nào hình ảnh của người chơi cổ vật, vài nét tính cách của họ, qua cách sưu tầm- lưu giữ, trưng bày và thưởng lãm Tất cả đều là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để NCS có thể vừa hệ thống các cứ liệu,

Trang 34

vừa tìm những gợi ý cho các phân tích và lý giải trong nội dung luận án Kế thừa những thông tin khoa học từ người đi trước và nay NCS tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về thú chơi cổ vật và người chơi cổ vật, chủ yếu là ở một bộ phận dân cư Hà Nội NCS mong có thể khắc họa được bức tranh văn hóa đa dạng và sinh động của giới trung lưu cũng như của người dân Hà Nội.

Dựa vào kết quả nghiên cứu các thực hành của các nhà sưu tầm và thông qua các bộ sưu tập tư nhân, cũng như các hoạt động liên quan tới “chơi cổ vật”, tìm hiểu đời sống văn hóa- xã hội, kết hợp với nghiên cứu các nguồn tài liệu thứ cấp, v.v tác giả mong có thể làm rõ được vấn đề nghiên cứu về văn hóa của giới trung lưu Hà Nội qua chơi cổ vật.

Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Từ tổng quan các tài liệu có liên quan tới đề tài và sau khi đánh giá nguồn thông tin được kế thừa, soi chiếu vào mục đích nghiên cứu, NCS đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu 1: Chơi cổ vật xuất hiện ở Hà Nội từ bao giờ và tại sao được giới trung lưu ưa thích?

Câu 2: Chơi cổ vật được thực hành như thế nào ở Hà Nội hiện nay, đặc điểm của những người chơi cổ vật?

Câu 3: Chơi cổ vật có vai trò gì với văn hóa của giới trung lưu Hà Nội hiện nay?

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm

1.2.1.1 Về chơi cổ vật

“Chơi”

Theo Đoàn Văn Chúc: “Chơi là một từ chỉ chung mọi hoạt động rỗi: xem nghệ thuật sân khấu, nghe ca nhạc, chơi đàn, đóng kịch, đọc sách, tham quan cảnh trí đẹp, tỉa gọt chậu hoa cây cảnh, uống trà nói chuyện dưới trăng hay trong chiều đẹp, vv , những hoạt động thông qua các trò chơi như đánh cờ, đánh bài, đánh đu, đánh vật, múa Lân, ném còn, đánh khăng, đáo, bi, nhảy ô, nhảy dây, cũng được gọi là chơi (Đoàn Văn Chúc 2004, tr.249).

Trang 35

Cũng theo Đoàn Văn Chúc có thể phân loại trò chơi theo: Trò chơi thể lực;

trò chơi trí tuệ; trò chơi tính cách Trong trò chơi trí tuệ lại phân loại thành: Thứ

nhất sáng kiến là chính: Câu đố, tranh đố, đặt câu nhiều từ cùng một chữ cái đầu,

xếp hình bằng mảnh màu, mảnh hình, gấp giấy thành đồ vật (Tàu bay, thuyền, chim,

quả bóng ); Thứ hai kiến thức là chính: Dạy xúc vật (Chim bồ câu, dạy vẹt, quạ,

yểng, sáo đen học nói, dạy chó săn, chó làm trò, nặn con giống bằng bột gạo màu, bằng đất,điều khiển đồ chơi chạy bằng nến, dầu, pin, điện, điện tử, tháo lắp các máy

móc thu nhỏ ); Thư ba tính toán là chính: Các thứ cờ: cờ người, cờ chiếu tướng,

cờ ngũ hành, cờ chân chó, cờ điểm tam giác, cờ ô vuông, cờ quốc tế, ô quan (Đoàn Văn Chúc 2004, tr.268).

Từ những quan niệm trên cho thấy, chơi “cổ vật” có thể xếp vào trò chơi trí tuệ bởi chơi cổ vật cần có sáng kiến, kiến thức và cả tính toán Một người không có sáng kiến không thể tự định hướng cho bộ sưu tập của mình, không có kiến thức thì không thể sưu tầm được cổ vật, không có tính toán thì dù nhiều tiền cũng không thể xây dựng được bộ sưu tập của mình.

Cũng theo Đoàn Văn Chúc: “Khi con người giải trí thì đấy cũng là khi con người tái nhận thức hiện thực bằng hồi suy về quãng đường vừa đi qua của mình Sự hồi suy được thực hiện theo cách xã hội và được khách thể hóa bằng các phương tiện văn hóa, các phương tiện văn hóa thì lại được tổ chức thành các tác phẩm văn hóa Các trò chơi là một loại tác phẩm văn hóa Do đó mà chức năng xã hội của tác

phẩm văn hóa nói chung là phản ánh và điều chỉnh các quan hệ xã hội ( Quan hệ

với tự nhiên, quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa mình với mình) Đó là phương diện xã hội của nhu cầu giải trí ” (Đoàn Văn Chúc 2004, tr.254-255).

Cổ vật

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Việt Nam đã có một số quy định mang tính pháp luật về quản lý, gìn giữ các di sản văn hóa của đất nước như Sắc lệnh 65/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch nước về bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam; Nghị định số 159/TTg ngày 29/10/1957 về bảo tồn di tích; Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được thông qua ngày

Trang 36

31/03/1984;… Tuy nhiên, văn bản có giá trị và khá đầy đủ và hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay đó là Luật Di sản văn hóa (năm 2001) được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X Trong nội dung, với 7 chương, 79 điều… Điều 4 của Luật quy

định: “Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,

khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên” Định nghĩa này cho thấy, khi một hiện vật nào đó để trở thành, hay được xem là cổ vật phải hội tụ được những yếu tố nhất định như: có giá trị gì tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học? Và điều quan trọng là có đủ tuổi (từ một trăm năm trở lên) hay không? Đó là những quy định trong văn bản pháp luật.

Bên ngoài, những người chơi, sưu tầm cổ vật, tùy theo mỗi người, mỗi suy nghĩ, quan niệm khác nhau, thậm chí hình thành những “trường phái” khác nhau về cổ vật Từ xưa, nhiều người có quan niệm: “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi”; hay nói về gốm sứ cổ cũng có những tiêu chí nhất định để đánh giá về giá trị của một cổ vật như: “Nhất dáng, nhì da, tam hoa, tứ cốt”; “Thanh như thiên, Minh như

kính, Bạc như chỉ, Thanh như khánh”;… Ngoài ra, còn có tiêu chí “độc”- nghĩa là

hiện vật “độc bản”, là duy nhất một hiện vật Không những vậy, cổ vật càng có giá trị khi chúng có lai lịch hay “tiểu sử” rõ ràng, nghĩa là rõ về nguồn gốc, xuất xứ, niên đại, kỹ thuật sản xuất, sự di chuyển hay được bảo quản kỹ lưỡng trong nhiều hoàn cảnh khó khăn phức tạp như chiến tranh, phá hoại từ tự nhiên hay con người: bão lụt, động đất, cháy, nổ, tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng, hay lưu bạt qua nhiều nơi… được kiểm chứng khoa học Hơn nữa, những hiện vật ấy lại được coi là độc đáo nhiều mặt, được nghiên cứu nhiều, thậm chí được trưng bày, triển lãm nhiều lần, nhiều nơi trong và ngoài nước Các loại cổ vật của vua quan từng sử dụng, hay của các danh nhân, nhà giàu đặt làm hoặc mua, tặng… thường có giá trị hay trị giá kinh tế cao hơn hẳn so với món cùng loại của dân chúng bình thường sử dụng Đặc biệt, đồ gốm cổ ở Trung Quốc và Việt Nam trước đây thường có 2 loại lò: lò quan và lò dân dùng để sản xuất ra những sản phẩm có “đẳng cấp” khác nhau Về tiêu chí, trong dân dã thường xếp, phân loại và coi trọng yếu tố giá trị, ví dụ tiêu chí “Nhất dáng, nhì da, tam hoa, tứ cốt” 1 chẳng hạn, là tiêu chí áp dụng cho 1Về dáng, tiêu chí này thường được người sưu tầm hay nghiên cứu cổ vật đặt lên vị trí số 1 bởi vì, bất

Trang 37

đồ gốm sứ, nhưng cũng có thể áp dụng cho nhiều loại hình cổ vật với các chất liệu khác nhau.

Về tuổi cổ vật phải đủ như quy định, song càng cao càng tốt2,ngoài ra còn có các tiêu chí khác mà mỗi nhà sưu tầm tự đặt ra để thỏa mãn nhu cầu thưởng lãm, mục đích của mình Ngành Bảo tàng còn đưa ra các tiêu chí về cổ vật như: cổ, quý hiếm, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, kỹ thuật, mỹ thuật, và các giá trị kinh tế [44, tr.32-33].

Chơi cổ vật

Chiến thắng cao nhất của người chơi cổ vật hiện nay là có thể hình thành cho mình một bộ sưu tập có hệ thống theo chủ đề yêu thích, hoặc xác định được cổ vật cảm tình với chúng Dáng còn khẳng định món đồ đó có đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao hay chỉ là nhữngmón cổ bình thường.

Về da, được xếp thứ hai để nhà sưu tầm xem xét phần kỹ thuật, mỹ thuật tạo ra từ quá trình tạo tác.

Da có hoàn hảo hay không, có dấu vết thời gian để lại trên hiện vật, ví dụ với hiện vật đá, lớp da dophong hóa từ đá dày hay mỏng còn phản ánh thông tin về thời gian tồn tại của chúng; đồ gốm ngoàimen rạn (tự nhiên) còn có nhiều loại men rạn do kỹ thuật sản xuất để tạo ra sản phẩm tuyệt mỹ (rạntrong men);… thì chúng còn thể hiện lớp sơn, hay mạ bên ngoài của nhiều chất liệu khác; hay lớp“áo” của loại đất nung.

Về hoa văn (tam hoa), thực sự, nhiều món đồ là những bức họa tuyệt vời của các họa sĩ và thường có

sự kết hợp với các nghệ nhân hay người thợ có tay nghề cao để tạo ra sản phẩm Nhìn vào cổ vật dùchất liệu gì (gỗ, đá, gốm, xương, sừng, vải, giấy, kim loại,…) chúng ta thấy trước mặt là những bứctranh có nội dung về cảnh đẹp của thiên nhiên, có núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, mặc dù thể hiệntrên một hiện vật có khi rất nhỏ bé nhưng về bố cục, hoa văn, họa tiết, nét chạm khắc, nét vẽ, nét bútđậm nhạt (thư pháp) của từng con chữ trên món đồ và đặc biệt có nhiều hiện vật còn thể hiện màu sắc,không gian hợp lý và rất logic, hoàn hảo trong một tác phẩm mỹ thuật Giá trị mỹ thuật của cổ vật đượcthể hiện thông qua các nội dung của họa tiết hoa văn trang trí, màu men, dòng chữ đề trên cổ vật,… tạora những nét đặc trưng riêng của từng thời đại khác nhau.

Về cốt, chỉ về thành phần, chất liệu để tạo nên một hiện vật là gì? Chúng có đặc trưng gì? Công dụng

để làm được những loại sản phẩm gì phục vụ cho đời sống của cộng đồng dân cư thời trước?… Nếu làgốm thì chỉ các loại thành phần đất sét, cao lanh, bột đá, bã thực vật,… được hòa trộn với nhau theo tỷlệ nhất định tùy theo mục đích sử dụng của sản phẩm sau khi tạo tác Nếu là đồ gỗ, việc xem xét loạihay nhóm gỗ tạo ra hiện vật cũng khá quan trọng bởi chúng quyết định thời gian tồn tại của cổ vật Haycác loại gỗ đặc trưng thường được ưa thích tạc tượng ở Việt Nam như gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ gáo,…ngoài những tiêu chí được phân tích sơ bộ trên, còn nhiều tiêu chí khác cũng rất được quan tâm nhưtoàn vẹn, không bị sứt mẻ.

2Các nước trên thế giới cũng có những quy định về tuổi của cổ vật khác nhau: Ở Pháp, tuổi của cổ vậtlà 100 năm; Không cấm xuất khẩu đồ vật có dưới 100 tuổi; Các tác phẩm của nghệ sĩ sáng tạo lại quyđịnh sau năm thứ 20 khi nghệ sĩ từ trần Philipines quy định cổ vật là các tài sản văn hóa ít nhất 100tuổi; Hoặc, tuổi có thể không cao lắm nhưng việc làm ra nó đã ngừng, và đang hiếm hoặc trở thànhhiếm Indonesia quy định các di tích văn hóa cần được bảo trợ có ít nhất 50 tuổi, có tầm quan trọng vềlịch sử, khoa học hoặc văn hóa Ai Cập quy định cổ vật có trên 100 tuổi Ả rập Xê út quy định cổ vậtdo con người xây dựng, làm ra, sản xuất, tu chỉnh hoặc suy nghĩ ra đã được trên 200 năm… [NguyễnThị Minh Lý (cb) 2004: 23-24];

Trang 38

then chốt trong bộ hay hệ thống cổ vật mình đang sở hữu, đặc biệt là có (món) cổ vật đạt được các tiêu chí quý hiếm, độc đáo Để đạt được, người chơi phải tham gia vào hàng loạt các hoạt động liên quan tới cuộc chơi như nhận biết cổ vật, trao đổi, sưu tầm, mua bán, sắp xếp hệ thống và trưng bày cổ vật, chia sẻ/giao lưu với bạn chơi bộ sưu tập cá nhân Tất cả được xem là những “bước chơi”, và theo đó có thể xem chơi cổ vật là một quá trình làm quen/tìm hiểu, sưu tầm, trao đổi, bảo vệ, tim lựa/chọn lọc cổ vật, xây dựng bộ sưu tập và tổ chức trình diễn cổ vật…

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được đích cuối cùng, một số người phải dừng “cuộc chơi” vì nhiều lý do như: kiến thức chưa đủ để theo đuổi đến cùng đam mê nên họ có thể chỉ sưu tầm những cổ vật đơn lẻ và không thường xuyên trao đổi cổ vật; hoặc có người không đủ điều kiện (về mạng lưới các quan hệ giúp tiếp cận cổ vật, hoặc thiếu nguồn tài chính) để dựng bộ sưu tập v.v Do vậy, chơi cổ vật cũng có nhiều “cấp độ” và hình thành nên những “tay chơi” khác nhau Qua trao đổi với Thạc sĩ Khảo cổ học Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản Văn hóa - Đại học Văn hóa Hà Nội) thì được biết:

“Người chơi cổ vật hiện nay có 3 loại: Loại thứ nhất là thật sự say mê, được gia truyền từ đời nọ sang đời kia, chơi mang tính hệ thống, bài bản, khoa học; Loại thứ 2 là những trí thức uyên thâm, không có nhiều điều kiện để sưu tầm nhưng rất am hiểu và rất có tâm; Loại thứ 3 đông nhất: vừa giao lưu, vừa buôn bán, không nên đánh giá thấp họ, vì họ cũng góp phần xã hội hóa việc chơi cổ vật, họ có chân rết thu gom ở khắp nơi” Vì chiến thắng cao nhất của cuộc chơi cổ vật hiện nay là người “chơi” có được bộ sưu tập cá nhân và được bạn chơi ghi nhận, thưởng ngoạn, vậy thế nào là một sưu tập cổ vật?

Sưu tập cổ vật

Đó là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia3 hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung 3Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học;

VàBảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về

lịch sử, văn hóa, khoa học.

Trang 39

về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội [theo Khoản 9 điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009] Thêm nữa, sưu tập cổ vật đạt chuẩn còn được tính theo các giá trị:

(1) Giá trị lịch sử - văn hóa: có tính chất cổ kính, độc đáo;

(2) Tính hệ thống về mặt sáng tạo văn hóa: cổ vật được sáng tạo thuộc thời đại, quốc gia, vùng- miền nào (Đây cũng là đóng góp đặc thù của một bộ sưu tập);

(3) Giá trị thẩm mỹ: là vẻ đẹp của sưu tập cổ vật được thể hiện trên từng cổ vật được tương tác, bổ sung cho nhau giữa các cổ vật trong bộ sưu tập, tạo nên một

Nhà sưu tầm phải đạt được các tiêu chí:

(1) Bộ sưu tập cá nhân phải thỏa mãn những tiêu chí được quy định tại khoản 9 điều 4 chương 1 Luật Di sản văn hóa;

(2) Không phải là người buôn bán chuyên nghiệp, cho dù có sự giao lưu- trao đổi cổ vật;

(3) Phải có kỹ năng và chuyên môn nhất định về bộ môn sưu tập.

Có thể hiểu nhà sưu tầm cổ vật là người thu thập, nghiên cứu, thưởng ngoạn cổ vật theo một định hướng riêng, phải tự xác định cho mình một mục tiêu cụ thể đối với cổ vật muốn sưu tầm.

1.2.1.2 Văn hóa của giới trung lưu Hà Nội

Văn hóa

Cho đến nay, lịch sử ngôn ngữ học của loài người cho thấy, khái niệm văn hóa là một khái niệm có nhiều cách định nghĩa nhất Phan Ngọc (1994) cho rằng đã có đến 400 định nghĩa văn hóa Sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi văn hóa ở nghĩa rộng nhất chỉ toàn bộ những sáng tạo của con người, do vậy mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận ở những góc độ khác nhau lại đưa ra những định nghĩa khác nhau.

Trang 40

Định nghĩa đầu tiên là của E.B.Tylor- nhà nhân học người Anh, với công

trình Văn hóa nguyên thủy xuất bản tại Luân Đôn, năm 1871, cho rằng: "Văn hóa

hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri tức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thời gian khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội" Tiếp theo cách định nghĩa mang tính chất miêu tả của Tylor là nhiều cách định nghĩa khác như: định nghĩa mang tính chất lịch sử, định nghĩa mang tính chất nhấn mạnh vào nếp sống xã hội, hay mang tính thích ứng của con người với môi trường tự nhiên v.v hay có định nghĩa lại quan tâm tới cơ chế để các yếu tố của nó vận động: "Văn hóa là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành động, tư tưởng, cảm xúc Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu trưng, hoặc phụ thuộc vào biểu trưng đó" (L.Oai-tơ) Trong luận án này, NCS lựa chọn một định nghĩa do UNESCO đưa ra

“Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu trưng quy định thế ứng xử của con

người và làm số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành mộtcộng đồng riêng biệt" [61, tr.164).

Giới trung lưu (hay tầng lớp trung lưu)

Sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu (TLTL) hay (các) giai cấp trung lưu (GCTL) đã được đề cập trên sách báo khoa học xã hội, xã hội họctrên thế giới trong nhiều thập niên qua Đã có nhiều tranh luận xung quanh nội hàm, phạm vi bao quát của khái niệm này Bên cạnh đó, các vấn đề như sự xuất hiện, những đặc điểm và vai trò kinh tế, xã hội, chính trị của tầng lớp trung lưu trong các xã hội khác nhau cũng đã và đang được tiếp tục thảo luận trên các diễn đàn khoa học xã hội Về mặt thuật ngữ, trong sách báo khoa học xã hội bằng tiếng Anh, cụm từ “middle class” (“giai cấp trung lưu”) được sử dụng phổ biến hơn cụm từ “middle stratum” (“tầng lớp trung lưu”) Trong khi ở Việt Nam, chúng ta hầu như chỉ dùng cụm từ “tầng lớp trung lưu” mà hiếm khi gọi đó là “giai cấp trung lưu” [2].

Trong Từ điển Xã hội học Oxford (Marshall1998, tr.648-649), trên nhiều

phương diện, GCTL là thuật ngữ mà giới học thuật còn chưa được thỏa mãn khi sử dụng đã cố gắng định nghĩa nó trong một câu ngắn gọn: đó là một giai cấp có chung tình trạng việc làm và thị trường Trên thực tế, GCTL trong các xã hội công nghiệp

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w