1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Gia Lai

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 22,83 KB

Nội dung

Trang 1

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH GIA LAI1 Vị trí địa lý

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển.Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông.Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Campuchia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

2 Khí hậu

Gia Lai có khí hậu nhiệt đớigió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa :mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vùng TâyTrường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.

3 Điều kiện xã hội

a Các đơn vị hành chính

Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Plieku, Thị xã An Khê, Thị xã Ayun Pa và 14 huyện Thành phố Plieku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và là trung tâm thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 Quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là Quốc lộ 14 theo hương Bắc Nam và Quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây; là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, cả nước và Trung tâm khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

b Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2009 của tỉnh là 1.227.400 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 44,46% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

1,68%năm.

Trang 2

Mật độ dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã và các trục đường giao thông như thành phố Plieku là 758 người/km2 , thị xã An Khê 330 người/km2 Còn các vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt, mật độ thấp như: huyện Kông Chro 27 người/ km2, huyện Krông Pa 40 người/ km2 Nguồn lao động có 711.680 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 653.140 người chiếm 92% tổng nguồn lao động là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

c Giáo dục và Đào tạo:

Sự nghiệp Giáo dục – đào tạo được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm; tỷ lệ xã đạt phổ cập trung học cơ sở là 92,8%; toàn tỉnh đầu năm học 2009-2010 có 340.400 học sinh; có 723 trường học, 230 trường tiểu học, 230 trường trung học cơ sở, 39 trường trung học phổ thông và 01 trường tiểu học – trung học cơ sở - trung học phổ thông Nguyễn Văn Linh mới đi vào hoạt động Ngoài ra toàn tỉnh có 5 trường trung cấp , cao đẳng chuyên nghiệp và phân hiệu Đại học Nông Lâm của thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã có 6 ngành đào tạo với khả năng đào tạo hàng năm 500-600 sinh viên.

d Y tế

Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; hiện nay đã có 5 bác sĩ/1 vạn dân; 48,2% trạm y tế xã có bác sĩ; các chương trình y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả nên dịch bệnh giảm nhiều Thực hiện chủ trương xã hội hóa, công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đang xây dựng bệnh viện chất lượng cao với quy mô 200 giường và khánh thành vào năm 2010.

e Văn hóa

Trang 3

Công tác xây dựng đời sống văn hóa hướng về cơ sở được đẩy mạnh Nhiều phong trào văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi liên hoan, hội diễn văn nghệ được tổ chức Nhiều sự kiện văn hóa tiêu biểu được tổ chức như: Đại hội đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên, lễ đón bằng của UNESCO công nhận

“Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là “ Kiệt tác truyền khẩu và

di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và đã tổ chức thành công Festival

cồng chiêng quốc tế lần thứ Nhất tại tỉnh Gia Lai.

4 Điều kiện kinh tếa Nông - Lâm nghiệp

Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 291.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha cây lâu năm nên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp

Do tính chất đặc trưng của đất đai và khí hậu, tỉnh Gia Lai có thể bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh Đặc biệt, trong 7 nhóm đất chính của tỉnh, nhóm đất đỏ ba zan có 386.000ha, tập trung chủ yếu vùng tây Trường Sơn (thành phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh, Ia Grai) có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, bông vải Các huyện, thị xã phía đông của tỉnh (An Khê, Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa), do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng đồng bằng giáp ranh (Bình Định, Phú Yên) nên thích hợp cho các loại cây trồng ngắn ngày và là vùng nguyên liệu mía chính cung cấp cho hai nhà máy đường An Khê và Ayun Pa với công suất 4.000 tấn mía cây/năm Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê còn là vựa rau, hàng ngày cung cấp trên 100

Trang 4

tấn rau các loại cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên Các huyện phía đông nam của tỉnh như Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, với lợi thế có hồ thuỷ lợi Ayun Hạ, là một trong vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên Với diện tích 1.112.452,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có 773.447,7 ha đất cho rừng sản xuất (chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp) nên tỉnh Gia Lai có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp Hàng năm, các sản phẩm gỗ khai thác từ rừng (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu giấy

b Công nghiệp

Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.

Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm, đến nay đã phát huy vượt công suất Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy.

Trang 5

Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép

Khu công nghiệp Trà Đa với diện tích 124,5 ha, có 30 dự án đầu tư, lấp đầy trên 100% diện tích với tổng số vốn đăng ký 818 tỷ đồng Đến nay có 21 nhà máy đã đi vào hoạt động.

Tỉnh đang quy hoạch khu công nghiệp Tây Pleiku với diện tích 284 ha (tính đến năm 2015 và mở rộng gần 400 ha tính đến năm 2020)

Ngoài ra, trên mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cũng đang quy hoạch xây dựng ít nhất một cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có vị trí, điều kiện thuận lợi nhiều mặt cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với diện tích 110 ha và mở rộng đến 210 ha (tính đến 2020), hiện đã có 3 doanh nghiệp và 20 hộ kinh doanh Đến nay cũng đang được tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

c Thủy điện

Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện lớn nhỏ Trên địa bàn tỉnh hiện có 82 dự án thuỷ điện, trong đó có 7 công trình do EVN đầu tư với tổng công suất 1.841 MW:

Thuỷ điện Ia Ly: Công trình được xây dựng trên dòng sông Sê San,

khởi công năm 1993 và hoàn thành vào năm 2002, là công trình thuỷ điện lớn thứ 2 của Việt Nam sau công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà Địa

Trang 6

điểm: huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai Lòng hồ thuỷ điện Ialy phần lớn nằm trên địa phận huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thuộc lưu vực sông Pô Kô và Đắk Bla, công suất thiết kế 720 MW Sản lượng điện bình quân hàng năm: 3,7 tỷ KWh.

Thủy điện Sê San 3: Công trình được xây dựng trên dòng sông Sê

San thuộc địa phận xã Ia Mnông, huyện Chư Pă h, tỉnh Gia Lai và xã Ia Ly, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum với công suất lắp đặt là 260 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,127 tỉ KWh Thời gian thi công: 2002 - 2006.

Thủy điện Sê San 3A: là công trình cấp II với công suất lắp máy là

180MW, điện lượng trung bình hàng năm là 479,3 triệu KWh/năm Công trình được xây dựng tại xã Mơ Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai Khởi công ngày 05/04/2003,

hoàn thành: tháng 29/12/2006.

Thủy điện Sê San 4: Công trình được xây dựng trên dòng sông Sê

San, gồm 3 tổ máy với tổng công suất 360 MW, sản lượng điện cung cấp lên lưới quốc gia 1,5 tỷ KWh/năm, được khởi công vào ngày 26,/11/2004, hoàn thành tháng 4/2010.

Thuỷ điện Sông Ba Hạ: nằm ở bậc thang cuối cùng trên bậc thang

sông Ba – là một trong những thủy điện lớn nhất của miền Trung được quy hoạch trên địa bàn 15 xã miền núi thuộc hai huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) Công trình được xây dựng nằm cách tỉnh lỵ Phú Yên chừng 70 cây số về phía tây Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ có hai tổ máy với công suất 220MW, sản lượng điện trung bình 825 triệu KWh/năm Thời gian hoàn thành công trình: 2004 - 2009 Ngoài cung cấp điện, công trình thuỷ điện sông Ba Hạ còn tham gia cắt lũ và cung cấp nước

Trang 7

tưới cho vùng hạ lưu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai.

Thuỷ điện An Khê - Ka Nak: Thủy điện sông Ba, nằm trên địa phận

huyện Kbang, thị xã An Khê và huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định).

Với tổng công suất lắp máy là 173 MW, điện lượng trung bình 701,5 triệu kWh /năm, thủy điện An Khê-Ka Nak có nhiệm vụ chính là phát điện, đồng thời tham gia hạn chế lũ, tạo nguồn nước cho sông Kôn, điều tiết nước cho lưu vực sau đập An Khê.

Dự án do EVN làm chủ đầu tư; tư vấn thiết kế chính là Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 Thiết bị cơ điện và dịch vụ kỹ thuật do nhà thầu Dongfang Electric Corporation (Trung Quốc) cung cấp; các thiết bị cơ khí thủy công và dịch vụ kỹ thuật được cung cấp bởi liên doanh nhà thầu trong nước bao gồm: Công ty cổ phần Cơ điện miền Trung (CEMC)- đại diện liên doanh, Công ty cổ phần Cơ khí Điện lực (PEC), Công ty Cơ điện Thủ Đức (EMC), Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE), Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1).

Thuỷ điện Sê San 4A: Đây là công trình nằm dưới cùng của hệ thống

bậc thang thủy điện trên sông Sê San, được xây dựng tại xã Ia O (huyện Ia Grai) gồm 3 tổ máy, có tổng công suất 63 MW, với tổng số vốn gần 1.559 tỷ đồng Sáng 15-7-2011, tổ máy số 1 của nhà máy thủy điện Sê San 4A đã chính thức phát điện hòa lưới quốc gia sau một thời gian hiệu chỉnh và chạy thử, tổ máy số 2 phát điện vào cuối tháng 8-2011 và ngày 3-11 tổ máy số 3 đã chính thức đượckích hoạt hòa vào lưới điện quốc gia tổ máy số 3 của công trình nhà máy thủy điện do Công ty đầu tư.

Trang 8

d Du lịch - Dịch vụ

Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, nên Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú Gia Lai là đầu nguồn của hệ thống sông Ba đổ về miền duyên hải Trung Bộ và hệ thống sông Sê San đổ về Cam-pu-chia cùng nhiều sông, suối lớn nhỏ khác Gia Lai còn có nhiều hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên Đó là rừng nhiệt đới Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng nơi có nhiều động vật quí hiếm; thác Xung Khoeng hoang dã ở huyện Chư Prông; thác Phú Cường thơ mộng ở Du lịch trên lưng voi huyện Chư Sê Nhiều danh thắng khác như suối Đá, bến Mộng trên sông Pa ở Ayun Pa, Biển Hồ (hồ Tơ Nưng) trên núi mênh mông và phẳng lặng, được ví như là đôi mắt của thành phố Pleiku Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, núi Hàm Rồng cao 1.092m ở Chư Prông mà đỉnh là miệng của một núi lửa đã tắt Cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn Kết hợp với các tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking

Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jrai và Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ

Các lễ hội đặc sắc ở Gia Lai: lễ Pơ Thi (Bỏ Mả), lễ hội đâm trâu, trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa xoang, múa dân gian trên nền âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như cồng chiêng, tù và, đàn Trưng, đàn đá Đến Gia Lai

Trang 9

du khách còn được xem những khu nhà mồ dân tộc với những bức tượng đủ loại và những nghi lễ theo tín ngưỡng đa thần còn đậm nét nguyên thủy.

Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; làng kháng chiến Stơr quê hương của anh hùng Núp, nhà lao Pleiku Nhiều địa danh chiến trường xưa của như Pleime, Cheo Reo, Ia Răng, Đăk Pơ, Ka Nak đã đi vào lịch sử.

Những điểm du lịch, khu vui chơi giải trí trong thành phố Pleiku có hồ Diên Hồng, công viên Đồng xanh, khu du lịch và lễ hội Về Nguồn, công viên Lý Tự Trọng, quảng trường 17/3, sân vận động, rạp chiếu phim và rất nhiều quán cà phê mà vô tình hay hữu ý đã tập trung thành phố như phố cà phê trên đường Wừu Có rất nhiều thác quanh thành phố như thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, thuận lợi cho du khách tham quan, thưởng ngoạn

e Kết cấu hạ tầng - Đường bộ:

Án ngữ trên đỉnh cao nguyên Pleiku hùng vỹ, Gia lai như nóc nhà của đồng bằng Bình Định, Phú Yên, Cam Pu Chia và là giao điểm của nhiều tuyến đường quốc lộ quan trọng với tổng chiều dài 503 km.

Quốc lộ 14, chạy theo hướng bắc - nam, là con đường huyết mạch của

Tây nguyên, nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam, đoạn qua tỉnh Gia Lai dài 112 km

Quốc lộ 19 chạy theo hướng đông - tây, nối cảng Quy Nhơn, Bình

Định dài 180Km về phía đông với cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Đức Cơ) để vào tỉnh Ratanakiri,Campuchia về phía tây Phần đường quốc lộ 19 trên đất

Trang 10

Gia Lai dài 196 km Quốc lộ quan trọng này được hình thành trên cơ sở con đường giao thương cổ nhất giữa bộ phận dân cư ở vùng đồng bằng ven biển nam Trung Bộ với các tỉnh bắc Tây Nguyên từ trước thế kỷ XX

Quốc lộ 25 nối quốc lộ 1 (thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) với

quốc lộ 14 tại Mỹ Thạch (huyện Chư Sê) Đoạn quốc lộ 25 thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều dài 111 km, qua các huyện đông nam của tỉnh như Krông Pa, thị xã Ayun Pa, Phú Thiện và phía đông Chư Sê

Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai Các

quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến hải cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước

- Đường hàng không:

Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ, có từ thời Pháp, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ Pleiku đi thành phố Hồ Chí Minh -Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại Sân bay đang được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các máy bay lớn (A320)

- Bưu chính - Viễn thông - Truyền hình

Toàn tỉnh có 07 trạm điều khiển thông tin di động Hệ thống các mạng điện thoại di động đảm bảo thông tin thông suốt; dịch vụ điện thoại, Internet 3G đã được đưa vào sử dụng.

Trên địa bàn tỉnh, ngoài các kênh truyền hình miễn phí, hiện đã có 3 loại dịch vụ truyền hình trả tiền; tỉnh cũng đang xúc tiến đưa sóng truyền hình Gia Lai lên vệ tinh.

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w