1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la

153 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Tác giả Hà Văn Cường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Việt Dũng
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 1,87 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Kết cấu của luận văn (13)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO (15)
    • 1.1. Những vấn đề chung về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số (15)
      • 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu số (15)
      • 1.1.2. Khái niệm và sự cần thiết giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số (19)
      • 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá, đo lường mức mức nghèo đa chiều (36)
    • 1.2. Nội dung giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều (41)
      • 1.2.1. Xây dựng kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều (41)
      • 1.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều (42)
      • 1.2.3. Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều (43)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số (46)
      • 1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan (46)
      • 1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan (49)
    • 1.4. Kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương và bài học có thể vận dụng cho huyện mộc châu, tỉnh sơn la. ..................... 42 1 Kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện (52)
      • 1.4.2 Kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (55)
      • 1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (58)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (61)
    • 2.1. Câu hỏi nghiên cứu (61)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (61)
      • 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (63)
    • 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (65)
      • 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế (65)
      • 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đa chiều (65)
      • 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện chính sách giảm nghèo (66)
      • 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ bền vững của giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều (66)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA (67)
    • 3.1. Khái quát chung huyện mộc châu, tỉnh sơn la (67)
      • 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên (67)
      • 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội (69)
      • 3.1.3. Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (73)
    • 3.2. Thực trạng giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la (80)
      • 3.2.1. Xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số (80)
      • 3.2.2. Công tác tổ chức triển khai kế hoạch giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ........................ 72 3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch (82)
    • 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện mộc châu (113)
      • 3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan (116)
      • 3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan (121)
    • 3.4. Đánh giá hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la (127)
      • 3.5.1 Những kết quả đạt được (127)
      • 3.5.2. Những hạn chế (129)
      • 3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế (132)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA (136)
    • 4.1. Mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la đến năm 2025 (136)
      • 4.1.1. Mục tiêu chung (137)
      • 4.1.2. Chỉ tiêu cụ thể (137)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la (138)
      • 4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về giảm nghèo đa chiều tới các cấp, các ngành và người dân (138)
      • 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương về giảm nghèo (139)
      • 4.2.3. Giải pháp hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (141)
      • 4.2.4. Một số giải pháp khác (145)
  • KẾT LUẬN (146)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (147)
  • PHỤ LỤC (149)

Nội dung

Việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc luôn được huyện đặc biệt quan tâm, tập trung triển khai, như: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo Quyết định 102 của Thủ

Tính cấp thiết của đề tài

Giảm nghèo cho dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các dân tộc, nhóm dân cư Đây là những nội dung quan trọng trong chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bởi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đói nghèo của quốc gia nói chung, đói nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra Vì vậy, công tác giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta là mục tiêu quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới

Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La Diện tích tự nhiên là 1.081,66 km 2 , chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ Với ưu thế về vị trí địa lý cùng tiềm năng về đất đai, tài nguyên và con người, trong những năm đổi mới đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp, ngành nghề Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính (13 xã; 02 thị trấn) (UBND huyện Mộc Châu,

Trong những năm gần đây huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã áp dụng nhiều các giải pháp giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được những thành tựu nhất định Việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc luôn được huyện đặc biệt quan tâm, tập trung triển khai, như: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình 135; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, chính sách đối với người có uy tín Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể Theo báo cáo của UBND huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn la), trong 05 năm giai đoạn 2016 – 2020, thông qua việc thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân trong huyện Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,74% xuống còn 4,94 % năm

2019, giảm 7,8% so với năm 2016 Bản đặc biệt khó khăn giảm từ 43 bản xuống còn

28 bản, giảm 15 bản so với năm 2017; Xã đặc biệt khó khăn giảm từ 5 xã xuống còn

3 xã Phát huy những kết quả đạt được đồng thời từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, Mộc Châu đã có một số kế hoạch định hướng hoạt động trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 Trong các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội huyện đề ra, bên cạnh những chỉ tiêu như tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, đạt 95% trở lên, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia là 30 trường, 78% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” huyện Mộc Châu còn xây dựng chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3%, trung bình mỗi năm giảm 0,3% [13]

Tuy nhiên, với chuẩn nghèo mới thì lỉ lệ nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo của thời gian qua chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao Hoạt động của ban chỉ đạo cấp huyện và cấp xã cũng bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, bất cập, tình trạng trông chờ, ý lại của một bộ phận hộ nghèo chưa được khắc phục, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số Chính vì vậy, rất cần có công trình nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về vấn đề này, nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn đối với hoạt động thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Xuất phát nhận thức đó, cùng với những kiến thực đã tiếp thu được trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, học viên chọn đề tài “Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sỹ, nhằm mục đích phân tích thực trạng giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mộc Châu, từ đó rút ra những mặt được, mặt còn hạn chế; từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La trong thời gian tới, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu, của Tỉnh Sơn La.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 -2021, luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý giảm nghèo cho đồng dân tộc thiểu số địa bàn huyện Mộc Châu trong thời gian tới

+ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo

+ Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tốc thiểu số của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2019 – 2021

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2019 – 2021

+ Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mộc Châu, Sơn La.

Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Chương 4: Định hướng và giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO

Những vấn đề chung về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số

Khái niệm “dân tộc thiểu số” được sử dụng chính thức trong các văn kiện quốc tế và pháp luật của các quốc gia Năm 1992, Đại hội đồng LHQ đã thông qua thuật ngữ “dân tộc thiểu số” dựa vào quan điểm của Gs Francesco Capotorti (đặc phái viên của LHQ) đã đưa ra vào năm 1977:

Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người:

+ Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này

+ Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống

+ Thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ

+ Đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này

+ Có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ

Năm 1995, Liên Hiệp Âu Châu đưa ra khái niệm về dân tộc thiểu số trong công ước của Liên Hiệp Âu Châu về dân tộc thiểu số, rất gần với khái niệm của LHQ biểu quyết năm 1992: Dân tộc thiểu số ám chỉ cho một nhóm người từ một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu và có quốc tịch của khối Âu Châu

Tại khu vực Đông Nam Á, ASEAN chưa đưa ra một thuật ngữ chính thức nào về dân tộc thiểu số Quan niệm thế nào là dân tộc thiểu số hoàn toàn phụ thuộc vào quan niệm của từng quốc gia Ở Việt Nam, khái niệm dân tộc thiểu số được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và trong hoạt động thực tiễn Thuật ngữ này cũng được sử dụng chính thức trong các bản hiến pháp Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại khoản 2 - điều 4 “dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Dân tộc thiêu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế

Ngoài ra cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ sử dụng ngôn ngữ riêng, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ Ở nước ta thì chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước, còn 53 dân tộc còn lại đều được xếp vào dân tộc thiểu số Tuy nhiên hiện nay số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Tày, Thái, Mường….đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa, kinh tế phát triển mạnh

Do đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số mà trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa bàn các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tạo lập sự bình đẳng, phát triển đồng đều trên cả nước

1.1.1.2 Đặc điểm dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu sồ thường được nhận biết thông qua những đặc điểm chủ yếu sau đây:

+ Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc

+ Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước

+ Có ngôn ngữ riêng và có thế có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tình cảm…

+ Có nét tâm lỳ riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc)

Như vậy, cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đủ các đặc trưng trên, các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định Sự tổng hợp các đặc trưng nêu trên làm cho các cộng đồng dân tộc được đề cập ở đây - về thực chất là một cộng đồng xã hội – tộc người, trong đó những nhân tố tộc người đan kết, hòa quyện vào các nhân tố xã hội Điều đó làm cho khái niệm dân tộc khác với khái niệm sắc tộc, chủng tộc – thường chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn như màu da

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 tộc người cùng sinh sống Thực tiễn dân tộc ở Việt Nam là sự hình thành và phát triển của các khối cộng đồng người, các mối quan hệ tộc người xuất hiện từ rất sớm trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Vì vậy, DTTS Việt Nam có những nét đặc thù riêng như sau:

- Một là, các DTTS ở nước ta có dân số ít, quy mô không đồng đều và sống xen kẽ nhau Các DTTS ở Việt Nam không sinh sống riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác Thực tế hiện nay ở tất cả các tỉnh đều có nhiều DTTS cùng cư trú, sinh sống, đan xen lẫn nhau trên cùng đơn vị hành chính cấp xã, thôn bản Mỗi địa phương đều có nhiều dân tộc cùng sinh sống Đặc điểm này một mặt tạo ra sự gắn kết, chia sẻ, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, song cũng tạo ra những khó khăn, thách thức khi thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng dân tộc

Nội dung giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều

1.2.1 Xây dựng kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều là hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo về thu nhập và giảm các thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin của hộ nghèo;

Yêu cầu của kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều đặt ra là: Kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều phải được các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên, đồng bộ từ cấp trung ương, địa phương đến tận cơ sở với nội dung, hình thức phù hợp từng địa bàn quản lý; kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch và đạt mục tiêu đề ra

Kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều có tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Việc đo lường nghèo đói chuyển từ đơn chiều sang đa chiều để tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng Tất nhiên đây không chỉ là trò chơi ngôn ngữ Cách tiếp cận đa chiều mới này có tầm quan trọng to lớn, đó là giúp xóa bỏ các rào cản, hạn chế của các chính sách giảm nghèo hiện tại, khuyến khích người nghèo bày tỏ tiếng nói, hàng vạn hộ nghèo tăng tính tự chủ tự lực vươn lên thoát nghèo

Kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều vì thế mà góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, vừa đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin)

Nội dung của kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều:

Thứ nhất, xác định mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn (quy mô, đối tượng, phạm vi giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn) Theo định hướng chung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo trong giai đoạn 2016 - 2020 là tăng cường tích hợp chính sách, lồng ghép nguồn lực Việc tích hợp chính sách, lồng ghép nguồn lực mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo nhưng đòi hỏi thực hiện tốt cơ chế phối kết hợp, phân công vai trò trách nhiệm cụ thể giữa các bên, nhất là ở địa phương

Thứ hai, cụ thể hóa quy định tiêu chuẩn giảm nghèo tiếp cận đa chiều phù hợp với địa phương Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể cụ thể nội dung thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản của địa phương Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, huyện chỉ đạo tổ chức điều tra, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Thứ ba, tiến hành rà soát việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều của địa phương; kế hoạch phối hợp nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Chính sách giảm nghèo bền vững tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên những đối tượng đặc biệt là người nghèo, cận nghèo và hướng tới giải quyết vấn đề nghèo đói trong một phạm vi không gian và thời gian rộng lớn Do vậy nguồn tài chính để phục vụ cho quá trình này là không hề nhỏ Nguồn tài chính để phục vụ cho quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững được huy động từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước; nguồn vốn viện trợ (ODA); nguồn vốn từ các doanh nghiệp; nguồn vốn huy động từ nhân dân

1.2.2 Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều là các cách thức, phương pháp mà chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện từng nội dung của kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Yêu cầu của việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều là: Cần có triển khai chính sách một cách đồng bộ ở Trung ương, đồng thời chính quyền địa phương cũng phải tích cực vào cuộc

Nội dung của công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều:

Thứ nhất, phổ biến chủ trương, chính sách, mục tiêu và chương trình kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho các cơ sở trực thuộc Chủ trương, định hướng về giảm nghèo nhanh và bền vững đã được Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua như Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 đã xác lập khung pháp lý cần thiết trong lĩnh vực giảm nghèo bền vững trên phạm vi quốc gia Trên cơ sở đó các cơ chế, chính sách tài chính cụ thể phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo được ban hành theo từng lĩnh vực cụ thể như:

- Chính sách tài chính hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe

- Chính sách tài chính hỗ trợ giáo dục- đào tạo

- Chính sách tài chính hỗ trợ sản xuất, nhà ở, đất ở

- Chính sách tài chính hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm

- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số Các chủ trương, chính sách này cần được cụ thể hóa trong quá trình triển khai giảm nghèo bền vững ở các địa phương cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình

Thứ hai, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu và chương trình kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho các cơ sở trực thuộc

Thứ ba, phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách, mục tiêu và chương trình kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều để kịp thời điều chỉnh, bổ sung

1.2.3 Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Công tác kiểm tra, giám sát là một tiến trình quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương thực hiện theo đúng các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực dự kiến Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển ngành, phát triển từng lĩnh vực và các địa phương trong quá trình thực hiện để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách sao cho phù hợp theo đúng quy định của luật

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan

1.3.1.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước và địa phương về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhà nước là tổ chức đầu não, là cơ quan trương, có trách nhiệm chung về vấn đề ban hành các chính sách xóa đói giảm nghèo, chỉ đạo, thẩm định, giám định và đầu tư thực hiện các chính sách đó Các chính đó có tầm quan trọng rất lớn trong việc quyết định sự thành công trong việc thực thi xóa đói giảm nghèo Cho nên Nhà nước có vai trò rất lớn trong vấn đề ban hành các chính sách xóa đói giảm nghèo mà các chính sách đó phải bao hàm các điều kiện sau:

Có tính bền vững: Chính sách xóa đói giảm nghèo có tính bền vững trong việc xóa đói giảm nghèo, các kết quả đạt được có tính bền vững lâu dài, người nghèo thoát nghèo rồi không phải tái nghèo;

Có tính hiệu quả cao: Chính sách xóa đói giảm nghèo mang tính hiệu quả cao, bảo đảm được kết quả tốt và hiệu quả;

Có tính phù hợp: Chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi phải đảm phù với với điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý, văn hóa và phong tập tục quán, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

Có tính thực thi cao: Chính sách xóa đói giảm nghèo không dài dòng và dễ hiểu, có nội dung đầy đủ, có tính linh hoạt cao, thể hiện được nguyện vọng và đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người nghèo và được sự công tác cao của nhân dân, dễ tổ chức thực hiện ở các địa phương miền núi với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách xóa đói giảm nghèo phải bao hàm được các nội dung trên thì mới là chính sách tốt và ảnh hưởng đến kết quả của việc xóa đói giảm nghèo, tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện giảm nghèo cho các địa phương, nhất là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số

Tình hình thực hiện Nghị quyết 30a, Chương trình 134, 135 và các chương trình, chính sách đặc thù khác cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi cho rằng: trong điều kiện giao thông, kinh tế của địa phương, lãnh đạo huyện, cán bộ chủ chốt trước mắt phải hướng dẫn để bà con thoát đói nghèo, bằng cách vận động bà con tự túc lương thực, cải thiện được cuộc sống Đó là những việc không hề đơn giản mà cán bộ phải xắn tay áo hướng dẫn, làm cùng nhân dân

1.3.1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của địa phương

* Điều kiện về tự nhiên, địa hình, địa lý Ở các vùng địa hình hiểm trở, vùng sâu vùng xa, dân cư đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách xã hội Những bất lợi về địa lý (xa xôi, hẻo lánh ), thiếu hụt các công trình cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, y tế, trường học ) cản trở người dân đặc biệt là hộ nghèo về mặt trao đổi thông tin, trao đổi sản phẩm, không có điều kiện để trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực sản xuất và nhận thức về tự bảo vệ cuộc sống của bản thân (như chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường), người dân ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội từ đó không được hưởng thụ các phúc lợi xã hội do nhà nước và các tổ chức từ thiện Do đó, điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý tác động đến nghèo tiếp cận đa chiều ở cả 3 phương diện chất lượng cuộc sống, y tế và giáo dục

Các hộ gia đình nghèo thường đã rất chật vật để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày nên rất dễ bị tổn thương khi gặp phải những biến động bất thường Nguồn thu nhập thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống trọi với các biến cố như thiên tai, hạn hán, mất mùa Ngày nay khi dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt (thời tiết nóng lạnh khắc nghiệt) khiến gia súc chết hàng loạt đồng thời làm giảm năng suất cây trồng khiến cho nhiều hộ gia đình sản xuất thua lỗ, lâm vào tình trạng nợ nần và khó khăn trong việc giải quyết nợ nần khiến tỷ lệ nghèo có nguy cơ gia tăng Bên cạnh đó, dịch bệnh cây trồng và vật nuôi cũng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế của hộ gia đình và kinh tế chung, gây kiệt quệ kinh tế hộ nghèo, ảnh hưởng trực tiếp đến phương diện chất lượng cuộc sống của người dân

1.3.1.3 Nguồn lực xóa đói giảm nghèo

Nguồn lực đóng vai trò quan trọng có tính quyết định đến việc thực hiện thành công hay không mục tiêu giảm nghèo bền vững Nguồn lực được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, từ sự đầu tư của chính phủ, của các đơn vị tài trợ, cũng như từ chính cộng đồng Việc huy động đủ, kịp thời nguồn lực sẽ góp phần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững ở các địa phương Có 7 chính sách cơ bản góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững:

- Đào tạo dạy nghề, tạo việc làm

- Về chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe

- Về chính sách trợ giúp pháp lý và hỗ trợ thông tin

1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan

1.3.2.1 Yếu tố năng lực và đạo đức của chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chính quyền địa phương các cấp từ cấp tỉnh, huyện và xã, bản đều có vai trò quan trọng tỏng việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, kết quả đạt được tốt hay không phần lớn là do khâu tổ chức thực hiện chính sách Có chính sách tốt, có nguồn vốn đầy đủ nếu tổ chức thực hiện chính sách tốt sẽ đạt được hiệu quả tốt, ngược lại nếu chính sách tốt nhưng tổ chức thực hiện chính sách không tốt sẽ không mang lại hiệu quả Điều này cho thấy vai trò của chính quyền địa phương hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Trong thực tế, cùng một chính sách xóa đói giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc thiểu số nhưng việc tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương đạt kết quả khá tốt nhưng nhiều nơi kết quả lại yếu kém, qua mỗi lần tổng kết, đánh già kết quả xóa đòi giảm nghèo đều cho thấy rằng chính quyền địa phương ở một số địa phương thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo còn yếu, kết quả thấp, không đạt được theo các chỉ tiêu đề ra Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tốc thiểu số rất lớn và hết sức quan trọng, có tính quyết định đến kết quả của quá trình xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mặt khác, chính quyền địa phương các cấp cần có đội ngũ cán bộ, công chức phải có đầy đủ về trình độ học vấn, có chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có sự cố gắng vượt qua mọi khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc chuyển tải ý đồ chính sách của nhà nước vào cuộc sống Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát với thực tế, dẫn đến lãng phí nguồn lực được huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện v.v Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội

1.3.2.2 Ý thức vươn lên thoát nghèo

Giảm nghèo bền vững chỉ thực sự thành công nếu xuất phát từ nhu cầu và ý thức thoát nghèo của chính người nghèo Những tác động từ bên ngoài chỉ mang tính hỗ trợ và sẽ không thành công nếu người nghèo thiếu ý chí vươn lên

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hàng loạt các chính sách ưu đãi, các chương trình, dự án được đầu tư để cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng cao là động lực, cơ hội để người dân vươn lên xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, ý thức của người dân lại là vấn đề quyết định

Nhìn từ yếu tố nội lực, bà con ở vùng dân tộc thiểu số có tư liệu sản xuất từ ruộng, nương, có thể trồng lúa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc nếu tận dụng hết quỹ đất sẵn có thì nông dân không thể không thoát nghèo Thoát nghèo, quan trọng nhất là khơi dậy ý thức tự vươn lên của mỗi hộ nông dân Bởi khi người dân không có khát vọng làm giàu, tinh thần quyết tâm học hỏi thì sự hỗ trợ, đầu tư bên ngoài cũng khó phát huy tác dụng.Mặc dù đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tuyên truyền giáo dục, nhưng vẫn còn những hộ nghèo mang nặng tư tưởng thụ động, dựa dẫm

Kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương và bài học có thể vận dụng cho huyện mộc châu, tỉnh sơn la 42 1 Kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện

1.4.1 Kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Tân Kỳ là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên 72.944,4 ha; có 3 dân tộc: Kinh, Thái, Thổ cùng sinh sống Dân số có 36.073 hộ, 140.010 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 7.364 hộ, 32.288 khẩu, chiếm 21,7% Toàn huyện có 44 xóm, bản của 12 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Dân tộc Thái sinh sống tập trung ở các xã: Tiên Kỳ, Đồng Văn, Phú Sơn, Hương Sơn, Nghĩa Dũng, Nghĩa Bình, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái; Dân tộc Thổ sống tập trung tại các xã: Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân, Đồng Văn, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hoàn Dân cư phân bố không đồng đều, trong quá trình sinh sống, công tác, đồng bào các dân tộc sống xen cư với nhau ở các xã, thị trấn

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Kỳ đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc; Kế hoạch số 22-KH/HU ngày 17/3/2016 về thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư TW Đảng khóa XI;

Kế hoạch số 55-KH/HU ngày 05/12/2016 về thực hiện Đề án 02-ĐA/TU ngày

10/10/2016 về tăng cường đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc;… Ban hành Kế hoạch số 249-KH/HU ngày 05/2/2020 triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới Tập trung thu hút các dự án phát triển kinh tế, xã hội vào các xã vùng dân tộc thiểu số, như dự án trang trại chăn nuôi tại xã Nghĩa Dũng với tổng mức đầu tư tăng thêm 40 tỷ đồng Tiếp tục đầu tư 2 dự án Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Giai Xuân và Tân Hợp do Công ty BAF làm chủ dự án với tổng mức đầu tư 1.240 tỷ đồng; đầu tư

2 dự án trang trại chăn nuôi tại xã Tân hợp với tổng mức đầu tư 226,95 tỷ đồng; dự án Nhà máy chế biến nguyên liệu Trung Đô Tân Kỳ tại xã Tân Hợp với tổng mức đầu tư 235,9 tỷ đồng Hoàn thành đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất vật liệu tại xóm Thắm xã Nghĩa Hoàn; dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình 135 tại xã Nghĩa Thái, Kỳ Sơn, Tân Xuân đưa vào sử dụng năm 2021; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại Quyết định số 4588/QĐ-UBND, ngày 16/12/2020 với tổng kinh phí là 375 triệu đồng

Trong thời gian tới, huyện Tân Kỳ tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng cho đồng bào các dân tộc thiểu số; Để công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện một cách hiệu quả đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tân Kỳ cần quán triệt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, nhóm giải pháp chung giảm nghèo bền vững:

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số trong đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi tăng năng suất và chất lượng giá trị hàng hóa; nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân

- Chú trọng tiếp cận địa bàn.

- Nâng cao ý thức, ý chí phấn đấu thoát nghèo.Việc này không chỉ thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục thông thường

Hai là, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; nâng cao thể chất lực lượng lao động; đào tạo nghề, việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo

- Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số: Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, không để các trạm y tế quá xa khu dân sinh sống, người dân đến cấp cứu, thăm khám được kịp thời, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị nội trú của nhân dân cũng như của người nghèo

Ba là, các giải pháp hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động nâng cao thu nhập cho người nghèo:

- Thực hiện các biện pháp phát triển rừng, nghề rừng, nông – lâm kết hợp và các hoạt động kinh tế khác để thực hiện đanh canh, định cư, ngăn chặn nạn đốt phá rừng

- Thực hiện hỗ trợ người nghèo dân tộc biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro, như: hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèo trong những rủi ro đột xuất do thiên tai, dịch bệnh…, hỗ trợ một phần giúp người nghèo tham gia các hoạt động kinh tế: giống cây trồng, giống con nuôi, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu… cùng với những hỗ trợ về vật chất cho người nghèo trên cơ sở hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế tùy theo điều kiện gia đình

- Bố trí cán bộ khuyến nông cơ sở để giúp người dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và lựa chọn được giống cây, con và mô hình sản xuất thích hợp Từng bước hướng dẫn người nghèo sản xuất được hàng hóa tập trung và tiếp cận thị trường để có những sản phẩm có giá trị cao trên thị trường

- Thường xuyên nắm bắt, khảo sát nhu cầu học nghề, tìm nghề phù hợp để có hướng đào tạo Liên kết các trường đào tạo nghề và các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động hình thành chuổi dây chuyền “khảo sát-đào tạo và xuất khẩu” Làm được điều này là cú hích rất lớn nhằm thay đổi tư duy, tập quá, suy nghĩ của đồng bào DTTS ở nơi đây

Bốn là, nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách của các cấp, các ngành và người dân

- Đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện GNBV

- Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và truyền thông bằng tiếng DTTS

Năm là, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập để có sự điều chỉnh kịp thời hoặc có các biện pháp xử lý, chỉnh đốn thực hiện nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách để phù hợp với thực tế;

- Thường xuyên đánh giá chính sách để tìm ra những mô hình tốt nhất 1.4.2 Kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Huyện vùng cao, biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai là một trong 56 huyện nghèo của cả nước Trước năm 2015, Mường Khương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tới hơn 65% Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Huyện ủy Mường Khương đã chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ xóa nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực Tỷ lệ hộ nghèo của huyện mỗi năm giảm bình quân 9%, được đánh giá là địa phương có tốc độ giảm nghèo cao nhất trong tỉnh với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết vươn lên của nhân dân, đến nay cuộc sống người dân huyện Mường Khương đã ngày càng no ấm, diện mạo nông thôn mới cũng được thay da đổi thịt Bên cạnh đó xác định “chìa khóa” giảm nghèo kinh tế, và để thực một cách bền vững, hiệu quả công tác giảm nghèo, trong những năm qua UBND huyện Mường Khương còn tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế đóng vai trò quyết định Với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, và cụ thể là trồng các loại cây nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao như sản xuất lúa cho năng suất, chất lượng cao, phát triển các cây ăn quả kết hợp với trồng rừng, do đó nhiều năm qua, huyện Mường Khương đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân trong lĩnh vực này Qua triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn, cùng với sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và người dân, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có những thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số được nâng lên

Năm 2020 huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho gần 400 học viên học tập với các chuyên đề như: Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sốc cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương, công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý, khai thác công trình sau đầu tư Các khóa đào tạo, dạy nghề tại các xã khó khăn, vùng sâu vùng xa thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích giúp người dân tích cực, chủ động vươn lên trong cuộc sống Năm 20202 tỷ lệ giảm nghèo thấp so với mọi năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, người lao động không đi làm thuê được ảnh hưởng đến thu nhập cho các hộ gia đình Năm 2020, số hộ nghèo toàn huyện giảm còn trên 26% Bên cạnh đó, hiện nay đã có 16/16 xã, thị trấn hoàn thành quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, các công trình thuỷ lợi thường xuyên được duy tu bảo dưỡng đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con, 157/157 thôn, tổ dân phố được đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia, 32/56 trường đạt chuẩn, 12/16 xã, thị trấn có nhà văn hoá xã, toàn huyện có 10 chợ, trên 97% nhà ở dân cư đạt tiêu chuẩn bộ xây dựng Bên cạnh đó công tác phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân được triển khai thực hiện tốt, đến nay toàn huyện có 30 Hợp tác xã, 15 tổ hợp tác được thành lập theo Nghị định 151, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng Công tác quản lý nhà nước về giáo dục, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại các cơ sở y tế được quan tâm, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện nay diễn ra như thế nào?

- Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là gì?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là gì?

- Những giải pháp chủ yếu cần thực hiện để tăng cường công tác quản lý giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới?

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Từ thông tin công bố chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương, tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu;

- Thông qua việc thu thập tài liệu, báo cáo đã được công bố của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn nghiên cứu như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND tỉnh Sơn La; Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La; UBND huyện Mộc Châu và một số xã trên địa bàn Thông tin được thể hiện chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu

- Các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo và website của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã công bố trên các tạp chí các nhà xuất bản, các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học…

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tác giả sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo các tiêu chí khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn Đối với các thông tin là số liệu thì tác giả tiến hành lập các bảng biểu chia theo từng nội dung cụ thể để dễ theo dõi và phân tích sự biến động qua các năm

2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

+ Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản + Công thức chọn mẫu: Điều tra số liệu sơ cấp nhằm mục đích đưa ra cho tác giả cơ sở để có thể đánh giá thực trạng giảm nghèo và công tác quản lý giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Mộc Châu được khách quan và chính xác nhất, từ đó các kết quả nghiên cứu sát với thực tế hơn

Tổng số lượng cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến công tác giảm nghèo cấp huyện, xã là 40 người Tác giả đã lựa chọn tiến hành điều tra 40 cán bộ để có cái nhìn toàn diện nhất đối với công tác quản lý giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện

Mẫu phiếu thu thập ý kiến cán bộ quản lý nhà nước nhằm thu thập thông tin đánh giá việc xây dựng tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá giảm nghèo đa chiều và các điều kiện nhằm đảm bảo thực hiện công tác này; mức độ đạt được của công tác quản lý và tác động của quản lý đối với giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn

Phương pháp tiến hành điều tra đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả chủ yếu sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc; và trả lời có, không Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert:

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõ ràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổng hợp và phân tích số liệu

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập về giảm nghèo tiếp cận đa chiều và công tác quản lý giảm nghèo tiếp cận đa chiều, từ đó phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu Luận văn dụng phương pháp này để phân chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau, từ đó làm rõ được mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các nội dung và yếu tố tác động đến quản lý giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều

2.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các con số của các hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vận động của quản lý giảm nghèo đa chiều trong những năm 2018-2020 trên địa bàn huyện Mộc Châu Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị, bảng biểu mô tả dữ liệu Các đồ thị và các bảng số liệu sẽ cho thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn sự biến đổi về công tác quản lý cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý giảm nghèo tiếp cận đa chiều Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu và từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra những nhận xét xác đáng về quản lý giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu hiện nay

Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh để nhìn nhận rõ ràng, đầy đủ, thấu đáo hơn công tác quản lý giảm nghèo tiếp cận đa chiều Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước…Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh vớisố bình quân

So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc

So sánh bằng số tương đối : Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

- Số tương đối động thái:Dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc: yi/y0 (i = 1, n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y(i

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế

- Quy mô và cơ cấu diện tích đất đai theo mục đích sử dụng

- Quy mô và cơ cấu dân số và lao động

- Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế chung và từng ngành

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đa chiều

* Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo thu nhập: Được xác định dựa trên cơ sở phân loại hộ theo thu nhập của huyện hiện nay

* Tỷ lệ nghèo theo tiếp cận đa chiều: Các chỉ tiêu này được lượng hóa căn cứ vào quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 Cụ thể như:

- Số hộ gia đình có người đủ 15 tuổi (sinh từ năm 2000 trở về trước) không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học không.”

- Số hộ gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học không.”

- Số hộ gia đình có người bị bệnh/ chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường, nhưng không đi khám chữa bệnh

- Số hộ gia đình có người từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế không.” (Chính Phủ, 2015a)

- Số hộ gia đình có diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt chuẩn quy định

- Số hộ gia đình có được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh không

- Số hộ gia đình sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

- Số người sử dụng thuê bao điện thoại trong hộ

- Số người sử dụng internet trong hộ

- Số hộ gia đình có những tài sản để tiếp cận thông như TiVi, Đài…

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện chính sách giảm nghèo

- Tổng vốn đầu tư thực hiện: là tổng kinh phí từ NSTW và ĐP để thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo tại địa bàn huyện;

- Tổng số hộ hưởng lợi là tổng số hộ được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo tiếp cận đa chiều;

- Số các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình giảm nghèo

- Số hộ được hưởng chính sách vay vốn SXKD

2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ bền vững của giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều

- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo;

- Tỷ lệ giảm hộ nghèo

- Điều kiện sống của người nghèo: “Số hộ nghèo được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh; Số hộ nghèo sử dụng hố xí/nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.”

- Cơ sở hạ tầng KT - XH: Số lượng trường học; Số lượng thuê bao điện thoại…

THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Khái quát chung huyện mộc châu, tỉnh sơn la

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu

Mộc Châu là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía đông nam của tỉnh Sơn La Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.050 m Tọa độ địa lý 20 o 63' vĩ độ bắc và 104 o 30' – 105 o 7' kinh độ đông, có đường biên giới chung dài 40,6 km Phía đông và đông nam giáp huyện Vân Hồ, phía tây giáp huyện Yên Châu, phía nam giáp huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía bắc giáp 2 huyện Phù Yên, Bắc Yên (Sông đà là ranh giới) Từ thành phố Sơn La đến huyện Mộc Châu đi theo quốc lộ 6 dài

115 km Từ Hà Nội đến huyện Mộc Châu theo quốc lộ 6 dài 195 km

Với vị trí địa lý như vậy, nếu sử dụng hết lợi thế trong giao lưu hàng hóa, du lịch, sẽ thúc đẩy nhanh sản xuất và trở thành một huyện trọng điểm của tỉnh Mộc Châu b Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

Hiện nay, huyện Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 108.166 ha Đất nông nghiệp 84.020,99 ha chiếm 77,68 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 33.596,96 ha chiếm 31,1%; đất lâm nghiệp 50.303,05 ha chiếm 46,5%; đất nuôi trồng thủy sản 99,86 ha chiếm 0,09%; đất nông nghiệp khác 21,12 ha chiếm 0,02% Đất phi nông nghiệp 4.758,15 ha chiếm 4,4%, trong đó đất ở 813,06 ha chiếm 0,75%; đất chuyên dùng 2.114,20 ha chiếm 1,95%; đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,00 ha chiếm 0,002%; đất nghĩa trang, nghĩa địa 319,25 ha chiếm 0,295%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.509,55 ha chiếm 1,396%; đất phi nông nghiệp khác 0,09 ha Đất chưa sử dụng 19.386,86 ha chiếm 17,92% diện tích tự nhiên của huyện Đây là tiềm năng để mở rộng quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như đáp ứng một phần các nhu cầu về đất cho mục đích chuyên dùng

Mộc Châu có diện tích rừng đặc dụng 2.338,112 ha; rừng phòng hộ 27.690,867 ha; rừng sản xuất 23.052,472 ha Độ che phủ của rừng 47% tổng diện tích tự nhiên Có khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành với các loại gỗ quý phân bố trên toàn địa bàn như pơ mu, bách xanh, thông, trò chỉ, nghiến Có 48 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài động vật như gấu, hổ, hoẵng, lợn rừng…

Nhờ các vận động địa chất và địa lý đã tạo nên hai dạng thổ nhưỡng cơ bản cho Mộc Châu Đất frealít đỏ nâu phát triển trên nền phong hóa từ đá vôi (đá mẹ) tức là đồi núi, cao nguyên Đây là loại đất tốt có nhiều mùn, thích hợp cho các loại cây trồng khô, đặc biệt các loại cây công nghiệp như chè, cà phê và những phiêng bãi, những đồi trọc rộng có độ dốc ít, đó là những cánh đồng cỏ màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn Đất phù sa cổ, phân bố dọc các thung lũng, các bồn địa giữa núi hoặc các vạt nhỏ ven chân núi Đất này tầng dày, thuận lợi về thủy lợi để canh tác lúa nước và trồng cây ăn quả Vì thế, vùng đất này đã trở thành một vùng quần cư, là một trong những khu vực kinh tế trọng yếu của huyện, của tỉnh c Khí hậu và thủy văn

Khí hậu Mộc Châu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Tuy nhiên do nằm ở vùng cao nguyên có độ cao lớn, lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió, nên vùng núi Mộc Châu là nơi tiếp nhận sớm và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc, gió thổi từ Lào sang, nên ở đây có yếu tố khí hậu á nhiệt đới mà rõ rệt nhất là các xã dọc quốc lộ 6 và lân cận Khí hậu ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 23 o C, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm 8 o C; độ ẩm trung bình 85% và là nơi có lượng bốc hơi thấp nhất tỉnh, trung bình 572 mm/năm Mộc Châu là huyện có lượng mưa khá dồi dào, số ngày mưa trung bình 186 ngày/năm, lượng mưa trung bình năm từ 1.400 – 1.500 mm và là huyện có số ngày mưa phùn cao nhất tỉnh, trung bình 50 ngày một năm Đây còn là vùng chịu ảnh hưởng của một số cơn bão và gió mùa đông bắc nên mùa khô khá lạnh và thường xuyên bị sương muối, số ngày có sương muối trung bình là 5 ngày/năm Đặc biệt, Mộc Châu là huyện có số ngày sương mù cao nhất tỉnh, trung bình trên 80 ngày/năm, chính vì vậy Mộc Châu được mệnh danh là “xứ sở của sương mù” hay “Mường Mọk”

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

* Đặc điểm đơn vị hành chính, dân số

Huyện Mộc Châu có 15 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 2 thị trấn (Thị trấn Mộc Châu và Thị trấn Nông Trường) và 13 xã Đây là huyện có diện tích đứng thứ 8 của tỉnh Sơn La với tổng dân số trung bình năm 2020 là 116.801 người, mật độ dân số 108 người/km 2

Bảng 3.1: Dân số trung bình huyện Mộc Châu giai đoạn 2018 – 2020

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ

Hiện nay, huyện Mộc Châu có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái, Mông, Kinh, Mường, Dao, Tày…Theo thống kê năm 2018, huyện Mộc Châu có 113.937 người, trong đó nữ giới 57.203 người chiếm 50,2% Năm 2019, tổng dân số huyện 114.851 người, trong đó nữ giới 57.415 người chiếm 49,9% Năm 2020, huyện Mộc Châu có 116.801 người trong đó nữ giới 58.249 người chiếm 49,9% tổng dân số của huyện, tỷ lệ tăng dân số chung so với năm 2019 đạt 1,9% (UBND huyện Mộc Châu (2016 – 2020))

Trong giai đoạn 2016 – 2020, các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo của Chính phủ được triển khai có hiệu quả Diện mạo nông thôn cũng như các trung tâm của huyện đang từng ngày đổi thay theo chiều hướng văn minh, sạch đẹp Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển, nhất là hệ thống giao thông, trình độ dân trí thấp, còn một số tập tục lạc hậu của đồng bào dân tộc ít người, sống rải rác phân tán là những khó khăn và đã ảnh hưởng nhiều đến việc việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn về nhân lực có trình độ và chất lượng cao của Huyện (UBND huyện Mộc Châu

* Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu

Trong giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế của huyện Mộc Châu đã có những bước phát triển đáng kể:

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện trong giai đoạn 2016

- 2020 duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhất là các ngành công nghiệp chủ lực bao gồm sản xuất sản phẩm nông sản và sản xuất điện Một số sản phẩm chủ yếu như chè chế biến tăng 15,2%; nước uống tinh khiết tăng 15%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 106%; điện thương phẩm tăng 6,2%; đá khai thác các loại tăng 7,9%; cát các loại tăng 13,6% Toàn huyện có 02 nhà máy chế biến sữa, công xuất 250 tấn/ ngày; 16 cơ sở chế biến chè, 25 cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến hoa quả, rượu, nước giải khát Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp Mộc Châu Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vận hành dự án: Nhà máy chế biến ván tre ép, nhà máy san chiết nạp gas, nhà máy sản xuất chanh leo (UBND huyện Mộc Châu (2016 – 2020))

- Sản xuất nông - lâm – thủy sản trong giai đoạn 2016 – 2020 của huyện tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế gắn với thị trường, đảm bảo an ninh lương thực Giai đoạn 2016

- 2020, ngành nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển mạnh, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương Sản xuất nông nghiệp truyền thống đã từng bước được thay thế bằng nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quá trình “cơ giới hóa”, “hiện đại hóa” trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh Đã đạt được một số kết quả quan trọng như: Giá trị sản xuất trên 01ha đất canh tác đến hết năm 2020 đạt 58,88 triệu đồng, vượt 35% so với mục tiêu Kế hoạch đề ra Chương trình phát triển chăn nuôi được thực hiện theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật Tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện đến năm 2020 đạt 57.450 con, tăng 24,7% so với năm 2015, trong đó đàn bò sữa năm 2020 đạt 25.500 con, tăng 56% so với năm 2015 và bằng 86,67% chỉ tiêu Kế hoạch; sản lượng sữa tươi đến năm 2020 đạt 90.00 tấn, tăng 26,4%, so với năm 2015 và bằng 90% chỉ tiêu Kế hoạch đề ra Phát huy lợi thế khu vực lòng hồ Sông Đà, ngành thủy sản của huyện trong những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ Tổng số lồng cá đến năm 2020 đạt 270 lồng, tăng

172 lồng so với năm 2015, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đạt 384 tấn tăng 8,3% so với năm 2015 Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, đến năm 2020 trồng mới được hơn 688,376 nghìn cây phân tán và 1.565,5ha rừng tập trung, bằng 62,6% Kế hoạch Thực hiện có hiệu quả việc chi trả dịch vụ môi trường rừng Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 46,89% Công tác phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai được quan tâm chỉ đạo, triển khai có hiệu quả (UBND huyện Mộc Châu (2016 – 2020))

Quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016

- 2020, bên cạnh những thuận lợi, còn gặp một số khó khăn như thiên tai, dịch bệnh,… song với tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thử thách, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực để phấn đấu huyện cơ bản đạt tiêu chí huyện nông thôn mới; trở thành thị xã vào năm 2025, hướng tới là đô thị phát triển của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 (UBND huyện Mộc Châu (2016 – 2020))

3.1.3 Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Mộc Châu là huyện miền núi với 62% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, vớiphương châm “Không bỏ sót ai và ai cũng có cơ hội”, những giải pháp chăm lo đời sống cho người nghèo, người yếu thế được Đảng bộ, chính quyền huyện Mộc Châu cụ thể hóa bằng những cách làm sáng tạo, hợp lòng dân, nhanh chóng đi vào thực tiễn, trở thành phong trào thiết thực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện

Thực trạng giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la

3.2.1 Xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số a Xác định mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn (quy mô, đối tượng, phạm vi giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn):

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc và nhóm dân cư Hạn chế hộ tái nghèo và khuyến khích thoát nghèo bền vững b Cụ thể hóa quy định tiêu chuẩn giảm nghèo tiếp cận đa chiều phù hợp với địa phương

Mức chuẩn nghèo theo quy định là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016 -

2020 trên địa bàn huyện c Rà soát việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều của địa phương và xây dựng kế hoạch phối hợp nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Bảng 3.5: Khảo sát xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho đồng bào DTTS huyện Mộc Châu

Chỉ tiêu Kém Yếu TB Khá Tốt Tổng

1 Xác định mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn (quy mô, đối tượng, phạm vi giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn)

2 Cụ thể hóa quy định tiêu chuẩn giảm nghèo tiếp cận đa chiều phù hợp với địa phương 0 1 4 20 15 4,23

3 Rà soát việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều của địa phương

4 Xây dựng kế hoạch phối hợp nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều 2 1 5 12 20 4,18

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy công tác xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Mộc Châu được đánh giá ở mức tốt Từ việc xác định mục tiêu, cụ thể hóa các quy định tiêu chuẩn giảm nghèo, rà soát chuẩn bị các điều kiện đến công tác phối hợp thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều cho đồng bào DTTS đều được nhận xét, đánh giá ở mức tốt

3.2.2 Công tác tổ chức triển khai kế hoạch giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

3.2.2.1 Tổ chức triển khai kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Mộc Châu

Thiết lập cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Đây là cấp trực tiếp chỉ đạo triển khai Chương trình - Mục tiêu một cách cụ thể, thiết thực đối với cấp xã và chịu trách nhiệm với Ban chỉ đạo cấp trên và mọi hoạt động của Chương trình - Mục tiêu Căn cứ theo Thông báo số 02-TB/BCĐ ngày 27 tháng 7 năm 2016 thông báo phân công thành viên Ban chỉ đạo 659 thực hiện công tác giảm nghèo bền vững huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 – 2020 và Quyết định số 1531-QĐ-HU ngày 08/01/2020 về điều chỉnh phân công công tác tổ chức, các cơ quan, đơn vị phụ trách công tác giảm nghèo giai đoạn 2020-2025 do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban - các thành viên gồm có:

- Trưởng phòng Lao động, Thương bình và Xã hội làm Phó ban thường trực và Văn phòng chuyên trách có một số chuyên viên chuyên trách đặt tại Phòng Lao động, Thương Bình và Xã hội huyện

- Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Phó ban phụ trách chương trình

- Các Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Dân tộc huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTTN huyện, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn là ủy viên

- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Bí thư huyện đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là ủy viên

Ngay khi có chỉ đạo của cấp trên cho giai đoạn 2016-2020 thì Ban chỉ đạo Chương trình - Mục tiêu giảm nghèo của huyện Mộc Châu được UBND huyện thành lập và xây dựng được chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm chung của Ban chỉ đạo cấp huyện gồm:

+) Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn

+) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp tham gia rà soát và các giám sát viên (tổ chức tập trung theo đơn vị hành chính với huyện có ít xã, hoặc theo cụm xã nếu huyện có nhiều xã);

+) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

+) Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo quy trình và đúng thời hạn quy định

+) Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại;

+) Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn và phần mềm quản lý

Việc phổ biến chủ trương, chính sách, mục tiêu và chương trình kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho các cơ sở trực thuộc Chủ trương, định hướng về giảm nghèo nhanh và bền vững đã được Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua như Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 đã xác lập khung pháp lý cần thiết trong lĩnh vực giảm nghèo bền vững trên phạm vi quốc gia Trên cơ sở đó các cơ chế, chính sách tài chính cụ thể phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo được ban hành theo từng lĩnh vực

3.2.2.2 Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu và chương trình kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho đồng bào DTTS

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện mộc châu

Nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đặc điểm sản xuất của người dân chủ yếu là nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn manh mún, phân tán chưa thích ứng với cơ chế thị trường, chưa dám mạnh dạn vay vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, chưa tận dụng tiềm năng đất đai, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh còn khó khăn, dẫn đến chất lượng giảm nghèo chưa bền vững Bảng tổng hợp sau đây cho thấy các yếu tố chủ yếu dẫn đến nghèo đa chiều tại địa bàn

Bảng 3.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ nghèo DTTS huyện Mộc Châu năm 2021

Tổng số hộ nghèo DTTS

Không có đất sản xuất

Không có vốn sản xuất, kinh doanh

Không có công cụ/ phương tiện sản xuất

Không có kiến thức về sản xuất

Không có kỹ năng lao động, sản xuất

Có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn

Nguyên nhân khác (ghi rõ)

Tổng số hộ nghèo DTTS

Không có đất sản xuất

Không có vốn sản xuất, kinh doanh

Không có công cụ/ phương tiện sản xuất

Không có kiến thức về sản xuất

Không có kỹ năng lao động, sản xuất

Có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn

Nguyên nhân khác (ghi rõ)

Nguồn: Phòng LĐTB&XH Huyện Mộc Châu

Bảng 3.14 cho thấy, các nguyên nhân dẫn đến nghèo của đồng bào DTTS Các nguyên nhân được khảo sát gồm có về đất sản xuất, vốn sản xuất kinh doanh, lao động, công cụ/phương tiện sản xuất, kỹ năng lao động sản xuất, nhà có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn và các nguyên nhân khác Kết quả khảo sát cho thấy, nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói của các hộ nghèo DTTS là thiếu kỹ năng lao động, sản xuất (501 hộ) chiếm tỷ lệ 34,72% số hộ nghèo DTTS; không có kiến thức về sản xuất (455 hộ), chiếm tỷ lệ 31,53% số hộ nghèo DTTS; Không có công cụ/phương tiện sản xuất (341 hộ), chiếm tỷ lệ 23,63%; Không có vốn sản xuất kinh doanh (281 hộ) chiếm tỷ lệ 19,47% số hộ nghèo DTTS; ngoài ra còn có nguyên nhân khác lần lượt là không có đất sản xuất (214 hộ), có người ốm đâu, bệnh nặng, tai nạn (196 hộ), không có lao động

(179 hộ) Như vậy, sự thiếu kỹ năng lao động sản xuất, thiếu kiến thức về sản xuất là những rào cản lớn không cho phép các hộ nghèo đồng bào DTTS có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tiếp cận khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất

Hệ thống cơ chế, chính sách mang tính bao cấp kéo dài phần nào đã tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng của một bộ phận người nghèo, xã nghèo Do vậy, công tác giảm nghèo còn diễn ra và qua nhiều năm, tình trạng này còn kéo dài

3.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan

3.3.1.1 Ý thức, tư duy của người dân vươn lên thoát nghèo

Tư duy cố hữu và trình độ nhận thức hạn chế của một bộ phận dân cư là nguyên nhân trực tiếp khiến người dân tạo bẫy nghèo cho bản thân mình và cộng đồng (ý thức bảo vệ môi trường thấp, xả thải bừa bãi, ngại khám bệnh, lối sống tạm bợ, ) Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng của một bộ phận nhỏ người nghèo cũng khiến họ khó thoát ra khỏi trạng thái nghèo

Nhận thức hạn chế nên người nghèo tại địa bàn nghiên cứu cũng chưa có cách sử dụng khoản thu nhập và phân bổ cơ cấu chi tiêu hợp lý Phần lớn thu nhập lại chỉ được sử dụng vào việc đáp ứng các nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở Giáo dục ở trình độ cao ít được quan tâm đầu tư, bởi vậy lại làm hạn chế trong nhận thức và hành động thoát nghèo Thực tế là người nghèo vẫn đang trong vòng luẩn quẩn, rất khó thoát ra được nếu không có sự tác động mang tính đột phá với sự hỗ trợ từ bên ngoài

Những người có trình độ học vấn cao thường sẽ có khả năng tiếp cận nhạy bén hơn, tiếp nhận cái mới tốt hơn, phân tích vấn đề sâu hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn những người có học vấn thấp Trong một gia đình thì chủ hộ thường là người đưa ra những quyết định quan trọng, những quyết định của chủ hộ có ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế gia đình Tìm hiểu trình độ học vấn của chủ hộ sẽ giúp ta đánh giá được khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề của hộ để từ đó xác định nguyên nhân của các thiếu hụt trong từng nhóm hộ

Bảng 3.15:Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra

Trình độ của chủ hộ

Nguồn: Phòng LĐTB&XH Huyện Mộc Châu Trình độ học vấn của chủ hộ là tương đối thấp, có tới 38,7% số hộ được khảo sát chưa tốt nghiệp THPT và đặc biệt vẫn còn tới 21,4% số hộ có chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận kỹ năng lao động, kiến thức về sản xuất là thấp

Hiện nay được sự quan tâm của bố mẹ và nhà nước tình trạng của trẻ em đi học là không thiếu hụt, được đi học đẩy đủ Tình trạng thiếu hụt giáo dục ở người lớn từ 15 - 30 tuổi có thiếu hụt là do các nguyên nhân: Do ngày xưa điều kiện kinh tế khó khăn không theo học được, hoặc cũng là do người ta không muốn học Gia đình đông con, không có đủ tiền để chi trả cho các khoản đóng góp của trường lớp, không tham gia được các hoạt động của nhà trường đề ra

Do chính bản thân người nghèo lười đi học, đi học không chịu tiếp thu kiến thức, kỹ năng tay nghề, lười học hỏi

Bảng 3.16: Khảo sát năng lực vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS huyện Mộc Châu

Chỉ tiêu Kém Yếu TB Khá Tốt Tổng

1 Điều kiện sản xuất, việc làm cho người nghèo 9 12 10 8 1 2,50

2 Cơ hội để người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản 1 2 6 16 15 4,05

3 Ý thức phấn đấu vươn lên vượt nghèo đa chiều của các hộ nghèo 7 8 16 5 4 2,78

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến năng lực vươn lên thoát nghèo trong các chính sách giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mộc Châu cho thấy còn rất nhiều rào cản Điều kiện sản xuất, việc làm cho người nghèo được đánh giá ở mức trung bình; Với các chính sách rất tích cực của Nhà nước và chủ động của chính quyền địa phương, cơ hội để người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản được đánh giá ở mức tốt Điểm cốt lõi trong hoạt động giảm nghèo của huyện là yếu tố vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo trên địa bàn huyện, kết quả khảo sát cho thấy yếu tố này chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình

3.3.1.2 Yếu tố về quy mô nhân khẩu

Bảng 3.17 Số hộ nhân khẩu của hộ nghèo DTTS

Số nhân khẩu của hộ Hộ nghèo DTTS

Nguồn: Phòng LĐTB&XH Huyện Mộc Châu Đa số (chiếm 60%) hộ điều tra có số nhân khẩu trong gia đình từ 3 đến

4 người Có 17,1% số hộ có nhân khẩu từ 2 người trở xuống, có 22,9% hộ điều tra có nhân khẩu từ 5 người trở lên Theo nghiên cứu cho thấy đa phần những hộ điều tra đều có số người trong độ tuổi lao động ít, số người ngoài độ tuổi lao động cao Trong số đó nhiều hộ không có người trong độ tuổi lao động Thiếu hụt nhân lực lao động là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nghèo

3.3.1.3 Nhân tố bộ máy tổ chức, công tác phối hợp và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý

Những thành tựu chủ yếu về bộ máy tổ chức, công tác phối hợp và đội ngũ cán bộ thực hiện trong quản lý giảm nghèo tiếp cận đa chiều hiện nay Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp đối với công tác giảm nghèo: Nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo đã được nâng lên Các cấp, các ngành luôn xác định giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương Sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và sâu rộng của công tác tuyên truyền kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo: Hoạt động phổ biến, quán triệt nội dung các chính sách của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, của huyện được quan tâm, do đó cán bộ từ huyện đến cơ sở đều có nhận thức đúng đắn, nắm được quy trình, quy chế trong tổ chức thực hiện Các ngành chức năng tham mưu đã phát huy trách nhiệm, chủ động nghiên cứu đề xuất và giải quyết công việc theo thẩm quyền bảo đảm cho các chính sách, dự án triển khai đúng thời gian, đúng tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân Huyện đã thực hiện phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tạo điều kiện để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động của kế hoạch Đã bước đầu tổ chức huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội vào giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Hệ thống bộ máy làm hoạt động LĐTB&XH cấp huyện và xã, thị trấn còn thiếu về lực lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn; cán bộ LĐTB&XH cấp xã không được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động LĐTB&XH nói chung, hoạt động tác triển khai thực hiện các hoạt động XĐGN, chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và dạy nghề nói riêng còn rất hạn chế Ngoài ra, chế độ thông tin, báo cáo giữa 2 cấp (xã, huyện) chưa thường xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành chung Đây là khó khăn cản trở lớn nhất trong quá trình thực hiện Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đảm bảo đủ số lượng cán bộ và có đủ phẩm chất, năng lực thực tiễn, nhiệt tình và trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao chưa được quan tâm thích đáng Công tác phối hợp giữa các cấp các ngành trên địa bàn về tổ chức triển khai thực hiện giảm ngheo đa chiều chưa cao, còn rời rạc, lỏng lẻo Chưa thực sự chú trọng và đầu tư cho công tác tuyên truyền, khuyến khích, tạo ý thức chủ động của các cấp và người dân, xóa bỏ tư tưởng ỷ lại của các cấp và của bản thân người nghèo, xóa bỏ xu hướng của huyện, xã và người dân muốn vào danh sách đối tượng nghèo để được trợ giúp

Bảng 3.18:Khảo sát bộ máy tổ chức quản lý thực hiện giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho đồng bào DTTS huyện Mộc Châu

Chỉ tiêu Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Tổng

1 Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp đối với công tác giảm nghèo

2 Công tác phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tạo điều kiện để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động của kế hoạch

3 Công tác tổ chức huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội vào giảm nghèo tiếp cận đa chiều

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Bộ máy tổ chức và công tác phối hợp, đội ngũ cán bộ thực hiện trong quản lý giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Mộc Châu được cán bộ quản lý nhà nước đánh giá ở mức tốt Trong đó tập trung vào các nội dung như sự chỉ đạo của cấp Ủy, Chính quyền; Sự phân cấp, phân quyền và công tác tổ chức huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội vào giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều

3.3.2 Nhóm nhân tố khách quan

3.3.2.1 Cơ chế chính sách của nhà nước, của địa phương về giảm nghèo cho đồng bào DTTS

Đánh giá hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la

3.5.1 Những kết quả đạt được

* Về quy mô hộ nghèo DTTS

- Số hộ nghèo DTTS và tỷ lệ hộ nghèo DTTS đã giảm xuống trong giai đoạn 2019 – 2020, từ mức 1.457 hộ nghèo DTTS năm 2019 giảm xuống 1.076 hộ nghèo năm 2020 Số hộ nghèo có sự gia tăng nhỏ năm 2021, lên 1.443 hộ do huyện Mộc Châu điều chỉnh và áp dụng luôn tiêu chuẩn nghèo mới trong giai đoạn 2021 – 2025

- Số hộ cận nghèo DTTS và tỷ lệ hộ cận nghèo DTTS giảm xuống trong giai đoạn 2019 – 2021, từ mức 1.326 hộ cận nghèo DTTS năm 2019 giảm xuống 940 hộ cận nghèo DTTS năm 2021

Như vậy, về số lượng hộ nghèo DTTS, hộ cận nghèo DTTS, số hộ thoát nghèo DTTS, số hộ tái nghèo DTTS và số hộ nghèo DTTS phát sinh đều giảm xuống trong giai đoạn 2019 – 2021

* Bộ máy của Ban chỉ đạo Chương trình - Mục tiêu cấp huyện đã được kiện toàn kịp thời và phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm cho từng thành viên Cơ chế hoạt động được vận hành phù hợp và có hiệu quả đối với loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo Chương trinh - Mục tiêu

* Kế hoạch cho hoạt động giảm nghèo được bộ phận thường trực là phòng LĐ, TB và XH xây dựng cho từng quý, từng năm và cho từng nội dung các dự án cụ thể để ban chỉ đạo Chương trình - Mục tiêu thông qua và tổ chức triển khai được thống nhất ở tất cả các ban chỉ đạo cấp xã khá kịp thời và đồng bộ trong phạm vi toàn huyện

* Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông, tập huấn đã nâng cao được nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể và của chính các đối tượng nghèo, thu hút được các tổ chức chính trị xã hội tham gia và có nhiều sáng kiến trong hoạt động Đồng thời cũng thu hút được sự hỗ trợ về nguồn lực của xã hội, sự tương thân, tương ái trong cộng đồng giúp người nghèo có sự đồng cảm về tinh thần, hỗ trợ về vật chất để có động lực vươn lên thoát nghèo

* Về chiều tiếp cận y tế: Năm 2019 có 26 hộ nghèo DTTS không có BHYT, năm 2020 có 35 hộ nghèo DTTS không có BHYT, chiếm tỷ lệ 4,6% tổng số hộ nghèo DTTS Năm 2020, đã thực hiện làm thủ tục cấp phát 93.125 thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng được hỗ trợ đóng BHYT từ Ngân sách nhà nước Giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 1.079.066 lượt người giảm 98.517 lượt so với năm 2019 Sang năm 2021, sự thay đổi về chính sách hộ trợ BHYT đã làm cho số lượng hộ nghèo DTTS tiếp cận BHYT đã tăng lên rất lớn Như vậy, với nguồn lực của địa phương còn hạn chế, nhưng kinh phí hỗ trợ về y tế (cấp thẻ BHYT, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh) cho người nghèo DTTS, hộ cận nghèo DTTS và đồng bào dân tộc thiểu số của Huyện Mộc Châu đều tăng lên

* Về chiều tiếp cận nơi ở: Nhằm triển khai kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo vay vốn theo Quyết định số 33/2015/ QĐ – TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo giai doạn 2011 – 2015 Kết quả Ngân hàng Chính sách xã hội đã chho 156 hộ nghèo vay vốn để làm mới và sửa chữa nhà ở với số tiền 3.887.000.000 đồng Huyện Mộc Châu đã vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp, trường học, người dân các xã trên địa bàn ủng hộ với số tiền thu được lên 10,9 tỷ đồng nhằm để xây dựng 609 ngôi nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, tổng giá trị đưa vào sử dụng trên 31 tỷ đồng.

* Về chiều tiếp cận điều kiện sống: Với chương trình hỗ trợ về nước sách cho hộ nghèo DTTS, kết quả đạt được trong năm qua là số hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh đã giảm xuống từ mức 129 hộ năm 2020 xuống còn 115 hộ năm 2021

* Về chiều tiếp cận thông tin: Huyện đã triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ tiếp cận thông tin cho người nghèo DTTS Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin như ti vi, đài, báo, tổ chức tập huấn

Do đó, số hộ nghèo DTTS thiếu hụt về dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiến cận thông tin đã giảm xuống trong năm 2019 – 2020

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác giảm nghèo theo cách tiếp cận đa chiều của Huyện Mộc Châu còn những hạn chế nhất định

* Về công tác xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều cho đồng bào dân tộc thiểu số

- Những văn bản, chính sách về giảm nghèo của địa phương còn thiếu thống nhất và đồng bộ Do sự phân công trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chương trình dự án Chưa thực sự căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu đào tạo nghề của các xã, thị trấn trong và ngoài huyện để định hướng, mà còn theo phong trào, chạy theo số lượng dẫn đến hiệu quả giải quyết việc làm chưa cao Trong hoạt động tổ chức thực hiện đề án thì chưa theo sát liên tục trong việc đôn đốc và hướng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã thực hiện không quyết liệt, việc báo cáo kết quả thực hiện còn chậm và không đầy đủ

- Chưa có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nghèo, hộ cận nghèo để giúp họ hăng hái thoát nghèo đa chiều có tính bền vững, vươn lên làm giàu

* Về công tác tổ chức triển khai kế hoạch giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Mộc Châu

- Hệ thống bộ máy làm hoạt động LĐTB&XH cấp huyện và xã, thị trấn còn thiếu về lực lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn; cán bộ LĐTB&XH cấp xã không được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động LĐTB&XH nói chung, hoạt động tác triển khai thực hiện các hoạt động XĐGN, chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và dạy nghề nói riêng còn rất hạn chế Ngoài ra, chế độ thông tin, báo cáo giữa 2 cấp (xã, huyện) chưa thường xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành chung Đây là khó khăn cản trở lớn nhất trong quá trình thực hiện

- Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đảm bảo đủ số lượng cán bộ và có đủ phẩm chất, năng lực thực tiễn, nhiệt tình và trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao chưa được quan tâm thích đáng

- Công tác phối hợp giữa các cấp các ngành trên địa bàn về tổ chức triển khai thực hiện giảm ngheo đa chiều chưa cao, còn rời rạc, lỏng lẻo

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la đến năm 2025

Căn cứ vào các văn bản triển khai công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Mộc Châu, những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đã được đặt ra:

(1) Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 07/02/2020 của UBND huyện về thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện năm 2020

(2) Kế hoạch số 468/KH-UBND ngày 25/02/2020 về thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình 135 năm 2020

(3) Kế hoạch số 368/KH-UBND ngày 17/02/2020 về giải quyết việc làm huyện năm 2020

(4) Kế hoạch số 397/KH-UBND ngày 19/02/2020 về việc tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy và chấp hành xong án phạt tù năm 2020

(5) Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 24/02/2020 về phê duyệt danh sách đối tượng thực hiện chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ

(6) Báo cáo số 177/BC- UBND ngày 28/02/2020 của UBND huyện về kết quả thực hiện phân diện hộ nghèo năm 2019 và đề xuất giải pháp thực hiện giảm nghèo năm 2020

(7) Kế hoạch số 2428/KH-UBND ngày 08/9/2020 rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020

(8) Công văn số 2941/UBND-LĐ ngày 03/11/2020 về việc chấn chỉnh công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020

(9) Công văn số 3289/UBND-LĐ ngày 11/12/2020 về việc rà soát hộ nghèo có khó khăn về nhà ở

(10) Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo năm 2020

- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực trong sự phát triển toàn diện của huyện;

- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; giải quyết có hiệu quả các vấn đề về lao động và việc làm; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo phát triển lao động dịch vụ phục vụ phát triển du lịch, sản xuất trồng rau, hoa chất lượng cao; tăng cường giới thiệu việc làm cho lao động phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, chú trọng công tác xuất khẩu lao động sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, , để tăng thu nhập cho người lao động;

- Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và huy động cộng đồng để thực hiện tốt chính sách dân tộc - an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó có 52% số lao động được cấp chứng chỉ nghề

- Số lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định đạt từ 98% trở lên, 5 năm, giới thiệu và tạo việc làm mới cho trên 15.000 người lao động

- Phát huy nguồn lực xã hội làm mới 100% nhà đại đoàn kết cho người nghèo (có khó khăn về nhà ở) có độ tuổi từ 40 trở lên Cho 100% số hộ nghèo dưới 40 tuổi có nhu cầu vay vốn làm nhà được vay vốn

- Triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hoàn thành xây dựng 100% các tuyến đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết

77/2018/NQ-HĐND ngày 04.4.2018 của HĐND tỉnh

- Tiếp tục cho vay phát triển sản xuất theo Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và cho vay theo Nghị định số 55/NĐ-CP của Chính phủ phấn đấu đến năm 2025 số dư đạt trên 10.000 tỷ đồng

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3% vào năm 2025

- Đến năm 2025, thu nhập bình quân của người lao động đạt từ 60-70 triệu đồng/năm.

Giải pháp hoàn thiện công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện mộc châu, tỉnh sơn la

số huyện mộc châu, tỉnh sơn la

4.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về giảm nghèo đa chiều tới các cấp, các ngành và người dân

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Mộc Châu

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo ở cấp huyện và xã, thị trấn; xây dựng quy chế làm việc cụ thể, phân công các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo và giải quyết việc làm bám sát mục tiêu chương trình; phụ trách theo doi cơ sở, tổ chức hướng dẫn thực hiện đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; thực hiện tốt công tác chế độ báo cáo theo định kỳ Các thành viên Ban chỉ đạo phải chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện về nhiệm vụ được giao

- Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để lồng ghép Chương trình giảm nghèo của huyện từ nay đến năm 2025 Tăng cường công tác phối, kết hợp để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cấp xã, xóm, tổ dân phố (ít nhất mỗi năm 1 lần/1 người) để nhằm nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở

- Kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân kể cả hộ nghèo sử dụng các nguồn vốn ưu đãi, những hỗ trợ của Nhà nước dành cho hộ nghèo không đúng mục đích, làm thất thoát tài sản, tham ô, lãng phí nguồn lực của Nhà nước

- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện cho đến các xã, thị trấn để thường xuyên vận động các cấp hội, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân cùng tham gia vào công tác giảm nghèo

- Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo Khơi dậy được ý chí vươn tự lên của người nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cộng đồng

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, giữa chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; lồng ghép thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy có hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo bền vững

- Nâng cao hiệu quả của các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn; tổ chức tập huấn, phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nghèo, hộ nghèo

- Tạo sự quyết tâm cao nhất ở tất cả các cấp, các ngành để nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò, trách nhiệm và tác động của công tác giảm nghèo đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

4.2.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương về giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều

Huyện Mộc Châu tiếp tục quan tâm tới việc phân diện hộ nghèo để tìm giải pháp phù hợp huy động cộng đồng và nguồn lực hỗ trợ đầu tư của nhà nước vào công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả Để giúp đỡ đến từng hộ nghèo theo phương châm “cần gì giúp nấy”, “mỗi hộ nghèo phải nhận được trợ giúp của một tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị, cá nhân”

Tiếp tục triển khai các chính sách đặc thù của huyện trong phát triển các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, nhất là các xã vùng cao biên giới; quan tâm duy trì chính sách hỗ trợ người nghèo vùng đồng bào khó khăn làm đường giao thông, tiếp tục hỗ trợ người nghèo vùng lòng hồ sông Đà phát triển chăn nuôi cá Lồng

Rà soát lại toàn bộ các chính sách ưu đãi, chính sách an sinh xã hội do trung ương và tỉnh đã ban hành, từ đó có những kiến nghị để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Đánh giá kết quả thực hiện, rút ra những thiếu sót, hạn chế để kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục, đảm bảo chính sách an sinh xã hội gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đảm bảo 100% đối tượng theo quy định được tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ các chính sách về an sinh xã hội;

Thực hiện rà soát nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ nghèo, hộ cận nghèo; các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo; Danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo để xây dựng kế hoạch, có các giải pháp, biện pháp hỗ trợ phù hợp để các hộ thoát nghèo bền vững

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo về sản xuất, dạy nghề, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản Bằng các cơ chế chính sách, tiếp tục hỗ trợ cho những hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo phát triển kinh tế, hạn chế nguy cơ tái nghèo Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư cho phát triển công nghiệp - TTCN thông qua các mô hình, dự án gắn với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các công ty

Tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo quy định;

Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ về giáo dục, y tế… mở rộng các hoạt động nhân đạo, từ thiện trợ giúp xã hội đối với những người yếu thế, đặc biệt khó khăn, rủi ro, mất mùa, thiên tai, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập để tự vươn lên hòa nhập cộng đồng Chỉ đạo kịp thời hoạt động cứu trợ xã hội thường xuyên, đột xuất và đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả, nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.Tiếp tục gắn trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, vai trò của người đứng đầu đối với việc giúp đỡ hộ nghèo, có kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả, hiệu suất của việc cán bộ, đảng viên, cấp ủy chính quyền, đoàn thể các cấp giúp đỡ hộ nghèo, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, phong trào sâu rộng trong cộng đồng để nhà nhà, người người ai cũng mong muốn được giúp đỡ hộ nghèo, người yếu thế Ngày 17/10 hằng năm huyện tổ chức Chương trình an sinh vì người nghèo và trao nhà đại đoàn kết, việc làm này phải duy trì thường xuyên hằng năm vì nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của con người Mộc Châu, tại chương trình các nhà hảo tâm được tận tay trao những ngôi nhà tình nghĩa, thắm tình người, được vinh danh, ghi công vào sổ vàng truyền thống an sinh xã hội của huyện, từ đó đã khơi gợi tình thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w