Tính mới và sáng tạo:- Ngày nay việc sử dụng chiếc khẩu trang đã trở nên khá phổ biến đối với tất cả mọi người mỗi khi ra đường, tuy nhiên sự hiểu biết của người dân về tác hại của những
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
BỘ MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNNĂM HỌC 2022 - 2023
NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 2HÀ NỘI – 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
BỘ MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNNĂM HỌC 2022 - 2023
NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Sinh viên chính thực hiện: Đỗ Hoàng Huy Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Năm thứ: 2/4 Lớp/khoa : ĐH11BK, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững
Ngành học: Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Trang 3Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Mỹ Vân
HÀ NỘI – 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
BỘ MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trang 4SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÀ NỘI – 2023
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
BỘ MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNNĂM HỌC 2022 - 2023
NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Sinh viên chính thực hiện: Đỗ Hoàng Huy Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh Năm thứ: 2/4 Lớp/khoa : ĐH11BK, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
BỘ MÔN BĐKH VÀ PTBV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của
người dân trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
- Sinh viên thực hiện: Đỗ Hoàng Huy, Dương Minh Hằng, Dương Minh Nguyệt, Phạm Nguyễn Minh Tiến
- Lớp: ĐH11BK Bộ môn: Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững - Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Mỹ Vân
2 Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu chung
Nghiên cứu về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, cộng đồng và môi trường
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
Trang 7- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong việc sử dụng khẩu trang hợp lý để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, cộng đồng và môi trường.
3 Tính mới và sáng tạo:
- Ngày nay việc sử dụng chiếc khẩu trang đã trở nên khá phổ biến đối với tất cả mọi người mỗi khi ra đường, tuy nhiên sự hiểu biết của người dân về tác hại của những chiếc khẩu trang y tế đối với môi trường và hành vi vứt bỏ bừa bãi sau khi sử dụng vẫn chưa được nhiều người chú trọng Bên cạnh đó chủ đề này cũng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, việc khảo sát về chủ đề này cũng còn rất hạn chế Vì vậy, việc lựa chọn đề tài về nhận thức và thói quen của người dân trong việc sử dụng khẩu trang y tế để triển khai trên địa bàn 3 phường của Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội là rất tương đối mới mẻ, có tính sáng tạo và có ý nghĩa thực tiễn cao trong bối cảnh hiện nay Khảo sát về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn Phường Phú Diễn, phường Phúc Diễn, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người dân thay đổi thói quen trong sử dụng và vứt bỏ khẩu trang y tế theo đúng quy định.
4 Kết quả nghiên cứu:
- Khảo sát và phân tích được sự hiểu biết của người dân trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vềthực trạng công dụng của chiếcsử dụng KTYTkhẩu trang y tế, tác hại của nó đối với môi trường, và những quy định của Nhà nước liên quan đến sử dụng KTYT và xử phạt hành vi vứt bỏ khẩu trang không đúng quy định của người dân trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội;.
- Phân tích được các yếu tố tác động đến thói quen sử dụng và xử lý KTYT của người dân trên địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng và vứt bỏ KTYTkhẩu trang y tế
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốcphòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Trang 8- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu thêm về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để chính quyền địa phương đưa ra các giải pháp nhằm giúp nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và hạn chế lây lan dịch bệnh trên địa bàn.
6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài: Không
Trang 9MỤC LỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .ii
MỤC LỤC .iviv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .viiiviii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .ixix
DANH MỤC BẢNG .xiix
PHẦN MỞ ĐẦU .22
1 Đặt vấn đề .22
2 Mục tiêu nghiên cứu .33
3 Nội dung nghiên cứu .33
4 Kết cấu của báo cáo .44
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ .55
NGHIÊN CỨU .55
1.1 Cơ sở lý luận .55
1.1.1 Một số khái niệm .55
1.1.2 Tổng quan về thực trạng sử dụng khẩu trang y tế .1414
1.1.3.Hậu quả của rác thải khẩu trang y tế đối với môi trường .1616
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .1818
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .1818
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .2525
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .2828
2.1 Đối tượng nghiên cứu .2828
2.2 Phạm vi nghiên cứu .2828
2.3 Phương pháp nghiên cứu .2828
2.4 Địa bàn nghiên cứu .2929
2.4.1 Lịch sử hình thành .2929
2.4.2 Đặc điểm tự nhiên .3030
2.4.3 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .3030
Trang 10CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .3535
3.1 Sự hiểu biết của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm về khẩu trang y tế và việc sử dụng khẩu trang y tế .3636
3.1.1 Sự hiểu biết của người dân về nguyên liệu được dùng để sản xuất khẩu trang y tế .3636
3.1.2 Sự hiểu biết của người dân về các quy định liên quan đến việc sử dụng khẩu trang y tế .3636
3.1.3 Hiểu biết của người dân về sự phân huỷ của KTYT .3838
3.2 Thói quen sử dụng KTYT của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
3.2.4 Cách thức xử lý KTYT sau khi dùng .4545
3.3 Đánh giá của người dân về KTYT bị vứt bỏ bừa bãi .4646
3.4 Một số giải pháp nhằm giúp người dân địa phương thay đổi thói quen trong sử dụng và vứt bỏ khẩu trang y tế theo đúng quy định .4747
3.4.1 Nhóm giải pháp về nâng cao sự hiểu biết của người dân .4747
3.4.2 Nhóm giải pháp nhằm giúp thay đổi thói quen sử dụng KTYT của người
Trang 111.1 Cơ sở lý luận .10
1.1.1 Một số khái niệm .10
1.1.2 Tổng quan về thực trạng sử dụng khẩu trang y tế .19
1.1.3.Hậu quả của rác thải khẩu trang y tế đối với môi trường .22
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .24
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .24
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .30
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .33
2.1 Đối tượng nghiên cứu .33
2.2 Phạm vi nghiên cứu .33
2.3 Phương pháp nghiên cứu .33
2.4 Địa bàn nghiên cứu .35
2.4.1 Lịch sử hình thành .35
2.4.2 Đặc điểm tự nhiên .35
2.4.3 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .44
3.1 Sự hiểu biết của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm về khẩu trang y tế và việc sử dụng khẩu trang y tế .45
3.1.1 Sự hiểu biết của người dân về nguyên liệu được dùng để sản xuất khẩu trang y tế .45
3.1.2 Sự hiểu biết của người dân về các quy định liên quan đến việc sử dụng khẩu trang y tế .45
3.1.3 Hiểu biết của người dân về sự phân huỷ của KTYT .47
3.2 Thói quen sử dụng KTYT của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 49
3.2.1 Lý do chọn lựa KTYT .49
3.2.2 Mục đích sử dụng KTYT .51
3.2.3 Tần suất sử dụng KTYT của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 51 3.2.4 Cách thức xử lý KTYT sau khi dùng .54
3.3 Đánh giá của người dân về KTYT bị vứt bỏ bừa bãi .55
Trang 123.4 Một số giải pháp nhằm giúp người dân địa phương thay đổi thói quen trong
sử dụng và vứt bỏ khẩu trang y tế theo đúng quy định .56
3.4.1 Nhóm giải pháp về nâng cao sự hiểu biết của người dân .56
3.4.2 Nhóm giải pháp nhằm giúp thay đổi thói quen sử dụng KTYT của người
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
UNICEF Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
WHO Tổ chức Y Tế Thế Giới
Trang 14DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Hiểu biết của người dân về nguyên liệu dùng sản xuất KTYT .3636
Biểu đồ 3.2: Sự hiểu biết của người dân về việc xử phạt khi vứt bỏ KTYT không đúng quy định .3737
Biểu đồ 3.3: Mức phạt khi vứt KTYT đã qua sử dụng ra đường phố, vỉa hè không đúng nơi quy định .3838
Biểu đồ 3.4: Quan điểm của người dân về sự phân huỷ của KTYT .3838
Biểu đồ 3.5: Thời gian phân hủy của KTYT trong môi trường tự nhiên 3939
Biểu đồ 3.6: Tác hại của KTYT sẽ như thế nào nếu bị vứt bừa bãi ra môi trường tự nhiên theo người dân .4040
Biểu đồ 3.7: Lý do không sử dụng khẩu trang y tế của người dân .4141
Biểu đồ 3.8: Lựa chọn sử dụng khẩu trang y tế của người dân .4141
Biểu đồ 3.9: Mục đích sử dụng khẩu trang y tế .4242
Biểu đồ 3.10: Tần suất sử dụng KTYT của người dân quận Bắc Từ Liêm 4343
Biểu đồ 3.11: Cách tái sử dụng lại KTYT của người dân .4444
Biểu đồ 3.12: Cách xử lý KTYT sau khi sử dụng .4545
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ người dân bỏ lẫn KTYT vào rác thải sinh hoạt thông thường sau khi sử dụng xong .4545
Biểu đồ 3.14: Suy nghĩ của người dân khi nhìn thấy KTYT bị vứt bừa bãi ra môi trường tự nhiên .4646
Biểu đồ 3.15: Theo người dân KTYT có thể được tái chế thành các vật dụng sản phẩm nào .4747 : H nguyêiệu dùng sản xuấ hiểu biết của người dân vềc xử phạt khi vứt bỏ không đúng quy định
Trang 17DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu khảo sát .35
3.1 cấumBảng 3.1 Cơ cấu mẫu khảo sát
Trang 21PHẦN MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 cho đến nay, việc đeo khẩu trang là quy định bắt buộc đối với người dân Vì vậy những chiếc khẩu trang được xem là vật bất ly thân với hầu hết mọi người mỗi khi ra đường Trong số các loại khẩu trang được bán trên thị trường, khẩu trang y tế được nhiều người lựa chọn nhất vì sự tiện dụng và giá thành rẻ Tuy nhiên, việc mỗi khẩu trang y tế chỉ dùng một lần rồi bỏ đi dẫn đến những hệ luỵ cho môi trường và xã hội Theo ước tính của các nhà khoa học, trung bình mỗi tháng trên toàn cầu có khoảng 129 tỷ chiếc khẩu trang được sử dụng, mỗi ngày có khoảng 3,4 tỷ chiếc khẩu trang bị vứt bỏ [1] Theo nghiên cứu của Oceans Asia, chỉ riêng năm 2020, 1,5 tỷ khẩu trang dùng một lần đã bị thải ra các đại dương, tương đương 6.500 tấn rác thải nhựa Khẩu trang thường được làm từ vật liệu nhựa polypropylene, dây chun và kim loại Một nghiên cứu của Tạp chí Environmental Advances đã chỉ ra rằng, trong môi trường biển mô phỏng, 1 khẩu trang có thể “sản xuất” 173 ngàn sợi nhựa li ti mỗi ngày Những sợi này có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng nước, không khí, giết chết các loài động vật hoang dã và thậm chí xâm nhập vào phổi và máu của con người qua nguồn thực phẩm Ngoài ra, dây đeo của khẩu trang cũng có thể là bẫy tử thần đối với động vật, đặc biệt là sinh vật biển có thể bị vướng vào chúng [2] Vì vậy, rác thải từ khẩu trang y tế và xử lý rác thải khẩu trang y tế đã trở thành một vấn đề toàn cầu, nóng hơn bao giờ hết
Hà Nội là khu đô thị lớn, tập trung rất đông dân cư và khách du lịch Dù đây là thủ đô, được coi là khu vực có trình độ dân trí cao nhưng dường như ý thức của một số người dân với rác thải nói chung và khẩu trang y tế nói riêng vẫn còn chưa cao Khẩu trang y tế khi dùng một lần và bỏ đi, nếu không được xử lý đúng quy trình, chính những chiếc khẩu trang y tế thải bỏ này sẽ là tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường và là nơi phát sinh nguồn bệnh vì các loại vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục bám trong từng lớp sợi của khẩu trang
Trang 22Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi mong muốn thực hiện một đề tài “Nghiên cứu về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội” nhằm tìm hiểu về sự hiểu biết cũng như thói quen của người dân khi sử dụng khẩu trang y tế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao ý thức của dân trong việc sử dụng khẩu trang đúng cách, đúng nơi, vứt bỏ đúng quy định, góp phần giữ cho môi trường xanh, sạch đẹp và an toàn Đề tài lựa chọn Bắc Từ Liêm làm điểm khảo sát vì đây là một trong những quận nội đô, đông dân của Hà Nội Dân số của quận năm 2020 là trên 352.000 người Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học, trong đó có trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Vì vậy khá thuận lợi cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, cộng đồng và môi trường
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong việc sử dụng khẩu trang hợp lý để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, cộng đồng và môi trường.
3 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các tài liệu có liên quan đến khẩu trang, khẩu trang y tế: nguồn gốc ra đời, cấu tạo, công dụng…
- Tìm hiểu các quy định về việc sử dụng khẩu trang và khẩu trang y tế
- Khảo sát về nhận thức và thói quen sử dụng khẩu trang y tế của người dân trên địa bàn Phường Phú Diễn, phường Phúc Diễn, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người dân thay đổi thói quen trong sử dụng và vứt bỏ khẩu trang y tế theo đúng quy định.
Trang 234 Kết cấu của báo cáo
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, phương pháp và địa bàn nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục
Trang 24CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận1.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm Nhận thức
Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan (Theo từ điển triết học)
Nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng (Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”)
Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và mã hoá,…
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người” Như vậy, Nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).
Các quan niệm khác về nhận thức
“Nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện tượng” Như vậy, Nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau Nhờ hoạt động trí tuệ này mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng.
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội” Khái niệm của nhà Tâm lý học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của Nhận thức và chúng ta sử dụng khái niệm này [3].
Trang 25Khái niệm thói quen
Theo các nhà tâm lý, thói quen là lối sống, cách sống hay hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần mà không cần suy nghĩ.[4]
Khái niệm khẩu trang
Khẩu trang y tế
Khẩu trang y tế thông thường là loại khẩu trang được sản xuất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-1:2010 với cấu trúc gồm các lớp vải: có thể có từ 2 đến 4 lớp vải không dệt, dạng phẳng, có gấp nếp; lớp vi lọc; thanh nẹp mũi; dây đeo.[5]
Khẩu trang y tế là một loại mặt nạ có tác dụng bảo vệ vùng miệng, mũi nhằm ngăn nguy cơ lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bẩn, các giọt bắn chứa virus khi người khác hắt hơi, ho,… thông qua đường hô hấp.[6]
Khẩu trang vải
Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn là loại khẩu trang sản xuất theo kỹ thuật được ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế.
Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn có tối thiểu 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp có tính kháng nước, kháng giọt bắn đường hô hấp hoặc kết hợp kháng khuẩn; các lớp còn lại là lớp lọc, kháng khuẩn (lớp kháng khuẩn là vải kháng khuẩn, nano bạc, than hoạt tính hoặc tương đương); dây đeo [5]
Khẩu trang vải thông thường là khẩu trang chỉ đơn thuần làm bằng vải Vải hay được sử dụng là Vải cotton, một số sử dụng thêm vải có thành phần than hoạt tính giúp cản được hại bụi nhỏ Cấu trúc: Khẩu trang vải thường có 03 lớp: 2 lớp vải, 01 lớp lọc Khẩu trang vải thông thường có thể tái sử dụng sau khi đã giặt sạch.[6]
Cấu tạo và phân loại khẩu trang y tếCấu tạo của khẩu trang y tế
Chúng ta biết rằng khẩu trang y tế thường có nhiều lớp Mỗi lớp khẩu trang sẽ có những chức năng khác nhau để làm tốt chức năng ngăn ngừa sự lây lan của virus
- Lớp ngoài cùng (thường là lớp có màu) có chức năng chống thấm nước, để tránh những giọt nước bọt hay dịch nhầy thấm qua (ngoài thấm vào và trong thấm ra).
Trang 26- Lớp giữa đóng vai trò là lớp lọc hai chiều, lọc cả những hạt bụi nhỏ và những giọt dịch li ti
- Lớp trong cùng có chức năng thấm hơi nước.
Do đó đặc tính như vậy, khi đeo khẩu trang chúng ta phải để mặt có màu ra ngoài do mặt này có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bên ngoài bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống Mặt màu trắng của khẩu trang có tính hút ẩm, nên quay vào trong để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.[ 7]
Phân loại khẩu trang y tế
Hầu hết khẩu trang y tế hiện nay có từ 2 đến 4 lớp nhưng phổ biến nhất vẫn là loại khẩu trang y tế 3 lớp và khẩu trang y tế 4 lớp.
Khẩu trang y tế 3 lớp
Khẩu trang y tế 3 lớp là loại khẩu trang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, kể cả tại các bệnh viện và cơ sở y tế Loại khẩu trang y tế 3 lớp này thuộc kiểu phòng tránh bảo hộ cơ bản với 3 lớp chức năng
- Lớp ngoài cùng bằng vải không dệt có các nếp gấp giúp chống thấm nước ngăn không cho nước và các bụi bẩn xâm nhập Lớp này thường có màu sắc để phân biệt với mặt bên trong.
- Ở giữa là lớp vi lọc kháng khuẩn làm bằng sợi Polymer có khả năng ngăn chặn các virus, bụi bẩn có kích thước nhỏ hơn 10 micromet.
- Lớp cuối cùng là một lớp vải không dệt có khả năng hút ẩm mạnh ngăn dịch mũi, miệng của người đeo khi nói, ho, hắt hơi, không bắn ra môi trường xung quanh
- Cấu tạo của khẩu trang y tế 3 lớp ngoài những phần trên thì còn có dây đeo và thanh nẹp để giúp khẩu trang ôm sát gương mặt, tăng hiệu quả sử dụng.
Cách phân biệt lớp ngoài và lớp sau cùng sẽ dựa vào màu sắc Cụ thể, mặt ngoài sẽ có màu xanh, hồng, đen, xám, trắng… (tùy vào nhà sản xuất); trong khi lớp trong cùng là màu trắng (ngoại trừ khẩu trang chứa thành phần than hoạt tính sẽ có mặt trong cùng màu đen với mặt ngoài).
Vì lớp trong cùng sẽ tiếp xúc trực tiếp với da mặt nên phải đạt chỉ tiêu về độ tinh khiết và mịn màng, không gây kích ứng da [7]
Khẩu trang y tế 4 lớp
Trang 27Khẩu trang y tế 4 lớp cho khả năng bảo vệ và lọc vi khuẩn, bụi bẩn vượt trội hơn so với khẩu trang y tế thông thường với 4 lớp, bao gồm: lớp vải không dệt chống thấm nước ở ngoài cùng, lớp vi lọc, lớp than hoạt tính và lớp hút ẩm chống mốc ở bên trong.
Khẩu trang y tế 4 lớp không có nhiều khác biệt so với loại khẩu trang y tế 3 lớp nhưng có tác dụng lọc vi khuẩn tốt hơn nhờ lớp than hoạt tính Than hoạt tính vốn được sử dụng phổ biến trong việc xử lý các tạp chất trong nước, không khí nên có tính an toàn cao và có hiệu quả vượt trội trong việc giảm thiểu các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người khỏi nguy cơ hít phải một số hóa chất, khí như SO , CO , H222S.[7]
Khẩu trang N95
Khẩu trang N95 là loại mặt nạ che mặt có bộ lọc hạt đáp ứng tiêu chuẩn của Viện Quốc gia Hoa Kỳ về An toàn vệ sinh lao động (NIOSH) phân loại N95 lọc không khí, có nghĩa là nó lọc ít nhất 95% số hạt trong không khí Khẩu trang N95 có khả năng lọc bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút trong không khí tốt hơn khẩu trang y tế thông thường [8]
N95 có nghĩa là lọc được 95% bụi mịn 0.3 micron trong không khí, tức N95 về lý thuyết có thể lọc không khí tốt hơn khẩu trang y tế Tuy nhiên, do kích thước của virus corona khá lớn 150-200nm (nano mét), các vi rút này chủ yếu cư trú trong giọt nước bọt lớn thì vậy người dân dùng khẩu trang y tế một lần là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả, không cần sử dụng loại N95.[9] Điều này có được nhờ vào màng lọc dày dặn, không thấm dịch trong cấu tạo của khẩu trang y tế N95 Cũng vì hiệu quả như vậy mà loại khẩu trang này được ưu tiên sử dụng cho nhân viên y tế phụ trách khám, chữa bệnh cho người bị nhiễm COVID-19 và kỹ thuật viên xét nghiệm Nhược điểm của khẩu trang N95 là đắt tiền, dễ gây khó thở cho người dùng (nhất là đeo sai cách) đặc biệt là tình trạng sản xuất khẩu trang N95 tràn lan hiện nay rất khó kiểm soát [10]
Các quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) về sử dụng khẩu trang Theo Tổ chức Y tế giới, nên sử dụng khẩu trang khi:
- Nếu bạn khỏe mạnh, chỉ cần đeo khẩu trang nếu bạn đang chăm sóc một người bị nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV hoặc các bệnh truyền qua đường hô hấp khác.
- Đeo khẩu trang nếu bạn đang bị ho hoặc hắt hơi.
- Khẩu trang chỉ có hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với rửa tay thường xuyên
Trang 28- Nếu bạn đeo khẩu trang, bạn cần thực hiện đúng cách sử dụng và vứt bỏ khẩu trang đúng cách.
Ngoài ra, do không có biện pháp nào có thể bảo vệ hoàn toàn chống lại sự lây truyền virus cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác, nên bạn cần chú trọng vào nhiều biện pháp như dược phẩm (ví dụ: vắc-xin và thuốc chống virus) và các can thiệp không dùng thuốc gồm:
1) các biện pháp cộng đồng (ví dụ: tránh tụ tập đông người và nghỉ học).; ; 2) các biện pháp môi trường (ví dụ: làm sạch bề mặt thường xuyên) 3) các biện pháp bảo vệ cá nhân như khuyến khích người có triệu chứng:
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Sử dụng giấy ăn che miệng và mũi khi ho/hắt hơi để chặn các dịch tiết hô hấp và sau khi sử dụng bạn cần bỏ giấy ăn vào thùng đựng rác.
- Thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết hô hấp và các vật bị ô nhiễm Những người được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cúm hoặc mắc bệnh hô hấp do sốt trong thời điểm dịch cúm gia tăng trong cộng đồng thì những người này nên ở nhà cho đến khi hết sốt trong 24 giờ (không dùng thuốc hạ sốt) và đã hết ho nhằm hạn chế lây lan cho người xung quanh Nếu người có triệu chứng như vậy nhưng không thể ở nhà, thì nên cân nhắc đeo khẩu trang ở nơi công cộng hoặc khi có thể tiếp xúc gần gũi với người khác Các quyết định về việc sử dụng khẩu trang ở trẻ em nên dựa trên những gì vì lợi ích tốt nhất của trẻ Việc sử dụng khẩu trang phải linh hoạt để trẻ có thể tiếp tục vui chơi, học tập và các hoạt động hàng ngày Những hoạt động này là một phần quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ Không đứa trẻ nào bị từ chối đến trường hoặc các hoạt động vì thiếu khẩu trang.
Một số quốc gia và khu vực có thể có các chính sách hoặc khuyến nghị cụ thể Như mọi khi, hãy làm theo hướng dẫn do quốc gia hoặc sở y tế địa phương hoặc bộ cung cấp.
WHO và UNICEF khuyến nghị những điều sau:
1 Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống không cần đeo khẩu trang vì ở lứa tuổi này, các em có thể không đeo khẩu trang đúng cách nếu không có sự trợ giúp hoặc giám sát 2 Ở những khu vực có dịch SARS-CoV-2 đang lan rộng , trẻ em từ 6 - 11 tuổi nên đeo khẩu trang vừa vặn:
Trang 29- Ở các môi trường trong nhà, nơi thông gió kém hoặc không rõ, ngay cả khi có thể duy trì khoảng cách vật lý ít nhất 1m.
- Ở các môi trường trong nhà có hệ thống thông gió thích hợp khi không thể duy trì khoảng cách vật lý ít nhất 1m
3 Thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên nên tuân theo các khuyến nghị tương tự của WHO về việc sử dụng khẩu trang như người lớn:
Nên đeo khẩu trang vừa vặn che mũi và miệng ở những nơi có SARS CoV-2 đang lây lan, bất kể tình trạng tiêm chủng hoặc tiền sử nhiễm bệnh trước đó, khi tiếp xúc với những người không phải là thành viên trong gia đình của họ:
- Ở các môi trường trong nhà, nơi hệ thống thông gió được biết là kém hoặc không thể đánh giá được, hoặc hệ thống thông gió không được duy trì đúng cách, bất kể có thể duy trì khoảng cách vật lý ít nhất 1m hay không.
- Ở các môi trường trong nhà có hệ thống thông gió thích hợp nếu không thể duy trì khoảng cách vật lý ít nhất 1m; hoặc trong môi trường ngoài trời, nơi không thể duy trì khoảng cách vật lý ít nhất 1m.
Càng nhiều càng tốt, điều quan trọng là trẻ em ở mọi lứa tuổi phải giữ tay sạch khi đeo và tháo mặt nạ.
Cần tạo ra một môi trường an toàn cho những trẻ không có khả năng đeo khẩu trang, bao gồm yêu cầu người chăm sóc, giáo viên hoặc những người lớn khác tương tác với trẻ phải đeo khẩu trang và được tiêm phòng COVID-19 theo chính sách tiêm chủng quốc gia.
Theo WHO, Trẻ em nên đeo khẩu trang vừa vặn che được mũi, miệng và cằm.
Có ba loại khẩu trang mà WHO khuyến nghị cho công chúng : - Khẩu trang y tế có thể tái sử dụng tuân thủ các tiêu chuẩn - Khẩu trang y tế dùng một lần
- Các loại khẩu trang y tế có thể tái sử dụng khác, bao gồm khẩu trang nhiều lớp (vải) tự chế được chấp nhận khi không có các lựa chọn khác.
Ở những khu vực lan truyền SARS-CoV-2, người lớn dưới 60 tuổi tiếp xúc với trẻ em nên đeo khẩu trang vừa vặn che mũi và miệng khi trẻ:
Trang 30- Ở các môi trường trong nhà, nơi hệ thống thông gió được biết là kém hoặc không thể đánh giá được, hoặc hệ thống thông gió không được bảo dưỡng đúng cách, bất kể có thể duy trì khoảng cách vật lý ít nhất 1m hay không.
- Ở các môi trường trong nhà có hệ thống thông gió thích hợp nếu không thể duy trì khoảng cách vật lý ít nhất 1m.
Người lớn từ 60 tuổi trở lên hoặc có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường hoặc ung thư, nên đeo khẩu trang y tế do nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn [11]
Các quy định của Bộ Y Tế Việt Nam về sử dụng khẩu trang y tế
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng khẩu trang nơi công cộng, đồng thời chỉ rõ một số đối tượng, địa điểm bắt buộc phải đeo khẩu trang Cụ thể tại hướng dẫn, Bộ Y tế chỉ ra các trường hợp, địa điểm bắt buộc phải sử dụng khẩu trang bao gồm:
- Người có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.
- Tất cả đối tượng (trừ trẻ dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.
- Tại cơ sở y tế; nơi cách ly; nơi lưu trú có người đang cách ly hoặc đang theo dõi, giám sát y tế: Áp dụng với tất cả đối tượng (trừ người cách ly ở phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang thực hiện thủ thuật y tế, trẻ dưới 5 tuổi) Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ Y tế.
- Khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng: áp dụng với cả hành khách, người điều khiển, người phục vụ, nhân viên phục vụ, người quản lý, lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc với hành khách.
- Tại trung các tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: áp dụng với nhân viên phục vụ, quản lý, lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
- Tại nơi có không gian kín, thông khí kém như quán bar, vũ trường, karaoke, làm đẹp, phòng tập thể dục, quán ăn, rạp chiếu phim, nhà hát, trường quay Áp dụng với nhân viên, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Trang 31- Tại cơ sở văn hóa, du lịch, những nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người: áp dụng với nhân viên phục vụ, quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc với khách hàng và người tham dự.
- Tại những nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc với khách hàng.
Cũng tại Quyết định này Bộ Y tế nêu rõ các trường hợp khác (ngoài các địa điểm, đối tượng đã nêu ở trên) được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Đồng thời Bộ Y tế cũng lưu ý: Người đứng đầu các tổ chức, cơ sở, địa điểm, khu vực được giao quản lý trong phạm vi áp dụng hướng dẫn chịu trách nhiệm việc tổ chức triển khai; đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát; tuyên truyền, phổ biến và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người biết, thực hiện Hướng dẫn này Trong trường hợp nhận thấy tại khu vực, địa điểm được giao quản lý chưa được đề cập ở trên mà có nguy cơ lây nhiễm thì người đứng đầu có trách nhiệm nhắc nhở việc sử dụng khẩu trang.
Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng khẩu trang theo quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020 của Bộ Y tế Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID-19 [12]
Nguyên tắc sử dụng khẩu trang
Khẩu trang y tế N95 hoặc tương đương
Chỉ dùng cho kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19.
Khẩu trang y tế
Dành cho cán bộ y tế khi làm việc trong môi trường y tế ở khu vực có khả năng lây nhiễm và tiếp xúc nhiều người bệnh (khoa khám bệnh, khao điều trị, khoa hồi sức tích cực…).
Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (khẩu trang 870) Dành cho cán bộ y tế làm việc ở những nơi ít có nguy cơ Người tham gia phòng chống dịch
Người bệnh trong cơ sở điều trị bệnh không lây nhiễm
Trang 32Người phục vụ ở các khu vực công cộng như lễ tân, bãi xe, cảng biên phòng, cửa khẩu, cảng hàng không…
Khẩu trang 3, 4 lớp, khẩu trang vải
Sử dụng cho mọi người khỏe mạnh và ở những khu vực ít có nguy cơ lây nhiễm [13]
1.1.2 Tổng quan về thực trạng sử dụng khẩu trang y tế
Mặc dù chưa có số liệu thống kê về rác thải phát sinh do dịch COVID-19 Song với số lượng bệnh nhân tăng lên, thì chất thải y tế cũng tăng theo tỉ lệ thuận Đó là các phế thải từ trang phục, găng tay, kim tiêm, dây truyền dịch, thuốc men, bao bì thực phẩm đóng gói… đặc biệt là khẩu trang y tế.[14]
Ở cơ sở y tế, các chất thải phát sinh vừa kể đều được quản lý theo đúng "Quy chế quản lý chất thải” do Bộ Y tế ban hành, nhằm làm giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm sang người bệnh, nhân viên y tế và ra ngoài cộng đồng Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lý để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khử khuẩn nước thải sau xử lý tại các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung, nhằm đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Ban Chỉ đạo Quốc gia ban hành 5 hướng dẫn về phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại gia đình, khu chung cư, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, tại lễ tang; xử lý thi hài người tử vong do dịch COVID-19 [14]
Tuy nhiên, cùng với sự bùng phát của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế cũng ngày càng nhiều Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích mà nó mang lại; đặc biệt là khi áp dụng biện pháp “5K” để sống chung an toàn với dịch bệnh Nhưng từ đó cũng nảy sinh không ít vấn đề nhất là từ rác khẩu trang y tế Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, thì có lẽ rác khẩu trang sẽ ngày càng tràn lan, tác động trực tiếp đến
Trang 33môi trường sống của chúng ta Thực tế, hàng ngày không khó cho chúng ta bắt gặp những chiếc khẩu trang được vứt bỏ ra môi trường Nó hiện diện ở những điểm thu gom rác, ở lòng đường, vỉa hè, khu vực chợ, quán xá…hay bất cứ đâu mà người dân có thể xả rác được Điều đáng nói ở đây là các loại khẩu trang y tế ở lẫn trong rác thải sinh hoạt Điều cần biết rằng, các loại khẩu trang y tế hiện nay không có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm Sau khi dùng một lần và bỏ đi, chính các khẩu trang này lại là nơi phát sinh nguồn bệnh Bởi vì các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong lớp sợi của khẩu trang Không chỉ là virus Covid-19 mà tất cả những loại vi sinh vật khác từ người có bệnh đều có thể ở trong đó Khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi lúc bịt khẩu trang thì các loại vi rút, vi khuẩn bám dính vào các lớp khẩu trang Sau khi vứt khẩu trang mà không bỏ vào thùng rác sẽ phát tán ra môi trường như trôi theo nước, đi vào đất, bay vào không khí ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh và lây lan bệnh cho người khác.[14]
Ở Việt Nam thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19, mỗi ngày có khoảng 120.000 mét khối nước thải y tế và 350 đến 400 tấn chất thải y tế được thải ra, trong đó có tới 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý Còn trong thời điểm dịch bệnh này, số lượng rác thải y tế, khẩu trang y tế lớn gấp nhiều lần Thành phố Đà Nẵng, với 1.134.310 người (theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019) cộng thêm số lượng lớn khách du lịch và người dân vãng lai từ nơi khác đến thành phố hàng ngày Theo đó, trung bình mỗi người dân Đà Nẵng sử dụng 1khẩu trang/ngày khi đi ra ngoài Có thể thấy số lượng rác khẩu trang thải bỏ hàng ngày là một con số quá lớn đối với đối với thành phố Đà Nẵng.[14]
Con số này còn lớn hơn rất nhiều với 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh Trong tình hình dịch bệnh Covid 19, người dân trong cả nước đều phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng thì rác thải khẩu trang ở khu vực nào cũng vô cùng nhiều
Mỗi ngày, hàng nghìn chiếc khẩu trang đang thải ra môi trường, đây là nguyên nhân rác khẩu trang có mặt ở mọi nơi Trong những tháng vừa qua, rác khẩu trang y tế tăng vọt ở những điểm thu gom rác, ở lòng đường, vỉa hè hay bất cứ đâu mà người dân có thể xả rác được Điều đáng nói ở đây là các loại khẩu trang y tế vẫn chưa được phân
Trang 34loại và vẫn lẫn trong rác thải sinh hoạt Đây là nguy cơ tiềm ẩn lớn về việc ô nhiễm môi trường cũng như dịch bệnh trong giai đoạn dịch Covid-19 đang lây lan mạnh mẽ.
Hiện nay phòng chống dịch Covid-19 đang là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu Một trong những giải pháp được nhiều quốc gia và người dân lựa chọn là đeo khẩu trang y tế Tuy nhiên đây là vật dụng chỉ sử dụng một lần, nên sau khi dùng không ít người thường vứt bừa bãi gây mất mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường và là nguy cơ làm lây lan dịch bệnh cho người khác Thực trạng này đang diễn ra ở khắp các tỉnh thành tại Việt Nam Nhu cầu đeo khẩu trang y tế của người dân tăng vọt khiếp áp lực xử lý rác thải khẩu trang trở thành một vấn đề cấp bách.[14]
Dịch Covid-19 khiến cả nước căng mình phòng chống Bên cạnh đó vấn đề xử lý rác thải y tế cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm Các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp để xử lý rác thải y tế, trong đó có khẩu trang Nhưng để các giải pháp này thực sự có hiệu quả thì cần rất nhiều sự góp sức của người dân Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách, đúng mục đích và xử lý rác thải khẩu trang y tế khoa học chính là một trong những điều quan trọng cần làm, để góp phần phòng chống dịch COVID- 19 hiệu quả Đây cũng là những việc làm có ý nghĩa vì một môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn [14]
1.1.3.Hậu quả của rác thải khẩu trang y tế đối với môi trường
Khẩu trang y tế làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên Lượng rác thải từ khẩu trang y tế sau sử dụng gia tăng mạnh đang góp thêm áp lực cho công tác xử lý rác thải.Từ chỗ trở thành khẩu trang phòng dịch bệnh, khẩu trang đã qua sử dụng bị vứt bừa bãi nơi công cộng đang gây nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.[15 ]
Thứ nhất, nguy cơ phát tán dịch bệnh từ rác thải khẩu trang Các loại khẩu trang y tế hiện nay không có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm Sau khi dùng một lần và bỏ đi, chính các khẩu trang thải bỏ này lại là nơi phát sinh nguồn bệnh Bởi vì các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong lớp sợi của khẩu trang Không chỉ là virus Covid-19 mà tất cả những loại vi sinh vật khác từ người có bệnh đều có thể ở trong đó Khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt xì hơi lúc bịt khẩu trang thì các loại vi rút, vi khuẩn bám dính vào các lớp khẩu trang Sau khi vứt khẩu trang mà không bỏ vào thùng rác sẽ phát tán ra môi trường như
Trang 35trôi theo nước, đi vào đất, bay vào không khí ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh và lây lan bệnh cho người khác.[15]
Thứ hai, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải khẩu trang y tế Với rác thải thông thường, ở một lượng nhất định, các chất hữu cơ còn được phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí.Với một lượng vừa phải thì khả năng làm sạch của môi trường đất khiến rác thải không trở thành ô nhiễm Tuy nhiên, có nhiều loại chất lại rất khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên Thông thường nếu không có sự tác động của con người thì sẽ tồn tại rất lâu trong môi trường Khẩu trang y tế làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên khó phân huỷ ở môi trường tự nhiên Khẩu trang đã dùng cho người nhiễm bệnh được lực lượng y tế được một số nước xếp vào loại rác thải y tế độc hại phải được xử lí đặc biệt, không đưa ra bãi rác Nếu không được xử lý đúng quy trình, chúng tồn tại ở môi trường, gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn đất, nước.[15]
Thực tế, khẩu trang y tế được vứt bỏ bừa bãi ở mọi nơi, ở hồ nước, những con sông và thậm chí là trên bãi biển Đây là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển rất lớn, thậm chí đe dọa đến sự sinh tồn của nhiều loài thủy hải sản Chúng ta vẫn nhớ tới những câu chuyện môi trường đau lòng khi những chú cá voi "khổng lồ" bị chết do nuốt phải quá nhiều rác thải Đó là thực tế và cũng là cảnh báo với chúng ta nếu không xử lí tốt vấn đề ô nhiễm môi trường do khẩu trang y tế trong dịch Covid-19 hiện nay.[15]
Thứ ba, vứt khẩu trang y tế không đúng nơi quy định còn ảnh hưởng cảnh quan môi trường sống Những ngày này ra đường hay công viên không khó bắt gặp hình ảnh những chiếc khẩu trang y tế bị vứt bỏ khắp nơi Đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… tập trung rất đông dân cư và khách du lịch Dù đây là những thành phố lớn, được coi là khu vực có trình độ dân trí cao nhưng dường như ý thức của một số người dân với rác thải nói chung và khẩu trang y tế nói riêng vẫn còn chưa cao Hãy nhìn một công viên cỏ xanh, hoa đẹp như vậy mà bị xấu đi nhiều do hình ảnh những chiếc khẩu trang bị vứt bừa, gió thổi bay ngổn ngang Hình ảnh đó chắc chắn không "xanh - sạch - đẹp" Trong khi chúng ta đang hướng tới môi trường sống sạch, thân thiện, hài hòa với thiên nhiên, trong khi Chính phủ, Bộ Y tế đang ngày ngày nhắc nhở người dân giữ gìn vệ sinh môi trường chống dịch thì những chiếc khẩu trang
Trang 36được thải bỏ một cách thiếu ý thức đã làm xấu, làm bẩn không ít môi trường sống của chúng ta.[15]
Do tính chất của khẩu trang y tế là dùng một lần rồi bỏ, nên mỗi ngày có hàng trăm ngàn chiếc khẩu trang đã qua sử dụng thải ra môi trường Điều này đã trở thành gánh nặng cho môi trường, bởi khẩu trang y tế cấu tạo từ những chất liệu vải không dệt, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên Vì vậy, ngoài việc đeo khẩu trang đúng cách, người dân cần phải bỏ khẩu trang đã sử dụng đúng nơi quy định.[16]
Theo quy tại Điều 20, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: người nào xả rác thải (bao gồm cả khẩu trang y tế đã qua sử dụng) không đúng nơi quy định sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng Mức phạt sẽ tăng lên 7 triệu đồng nếu vứt rác thải y tế ở nơi công cộng hoặc vào hệ thống thoát nước và cống rãnh của đô thị.[16]
Để xử lý khẩu trang đã qua sử dụng đúng cách, sau khi tháo khẩu trang người dân cần cho ngay vào thùng rác có nắp đậy kín và rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn… Đốt hoặc chôn lấp rác thải hàng ngày Điều này góp phần đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch và bảo vệ môi trường.[16]
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
* Các nghiên cứu về khẩu trang y tế trên thế giới
Nhóm các nhà khoa học gồm Tiến sĩ, nhà nghiên cứu chất độc môi trường Elvis Genbo Xu, Đại học Nam Đan Mạch và Giáo sư Kỹ thuật môi trường và dân dụng Zhiyong Jason Ren, Đại học Princeton ước tính, chúng ta sử dụng 129 tỉ chiếc khẩu trang trên toàn cầu mỗi tháng, tức là 3 triệu chiếc mỗi phút.
Trong một bài bình luận trên tạp chí khoa học Frontiers of Environmental Science & Engineering (Địa hạt Khoa học và Kỹ thuật môi trường), các nhà nghiên cứu cảnh báo: “Với việc ngày càng có nhiều báo cáo về vứt bỏ khẩu trang không đúng chỗ, cần phải nhận ra mối đe dọa môi trường tiềm ẩn này và ngăn chặn nó trở thành vấn nạn
tiếp theo về ô nhiễm nhựa” [17]
Theo nghiên cứu của Oceans Asia, chỉ riêng năm 2020, 1,5 tỷ khẩu trang dùng một lần đã bị thải ra các đại dương, tương đương 6.500 tấn rác thải nhựa Các thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang và găng tay dùng một lần được sử dụng để đảm bảo an
Trang 37toàn cho nhân viên y tế trong suốt đại dịch Covid-19 nếu không được xử lý đúng cách, chắc chắn một cuộc khủng hoảng rác thải y tế sẽ là điều không tránh khỏi Phần lớn thiết bị bảo hộ cá nhân chứa nhựa polypropylene, phải mất tới 450 năm để phân hủy [18]
Một nghiên cứu của Tạp chí Environmental Advances đã chỉ ra rằng, trong môi trường biển mô phỏng, 1 khẩu trang có thể “sản xuất” 173 ngàn sợi nhựa li ti mỗi ngày Những sợi này có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng nước, không khí, giết chết các loài động vật hoang dã và thậm chí xâm nhập vào phổi và máu của con người qua nguồn thực phẩm Ngoài ra, dây đeo của khẩu trang cũng có thể là bẫy tử thần đối với động vật, đặc biệt là sinh vật biển có thể bị vướng vào chúng.[2]
Các nhà khoa học tại Mỹ đã nghiên cứu tại 11 quốc gia và chứng minh dịch Covid-19 mang đến 9.000% rác thải từ khẩu trang y tế Để đi đến kết quả trên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) Trong nghiên cứu, các nhà khoa học quan sát thấy “sự gia tăng theo cấp số nhân” các PPE (chủ yếu là khẩu trang) trong bối cảnh phòng chống COVID-19 Phát hiện của họ dựa trên dữ liệu thu thập trên 11 quốc gia, bao gồm Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Mỹ, bằng việc sử dụng ứng dụng thu gom rác Litterati Nghiên cứu kéo dài 14 tháng và số liệu tháng 9/2019 được sử dụng làm cơ sở chính Tình trạng rác thải bắt đầu phát triển ở mức báo động từ tháng 3/2020, khi sự lây lan của virus corona trở thành đại dịch toàn cầu Thời điểm đó, các chính phủ trên toàn thế giới đưa ra nhiều biện pháp hạn chế, bao gồm cả việc bắt buộc đeo khẩu trang “Nghiên cứu cho thấy, quy định bắt buộc sử dụng khẩu trang ảnh hưởng tới việc gia tăng rác thải từ khẩu trang Chúng tôi phát hiện ra rằng những chiếc khẩu trang thải bỏ đã tăng theo cấp số nhân từ tháng 3/2020, thậm chí tăng tới 84 lần vào tháng 10/2020”, Tiến sĩ Keiron Roberts, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Portsmouth cho biết Trong số các quốc gia được lấy mẫu, Vương quốc Anh cho thấy “tỷ lệ khẩu trang, găng tay và khăn lau tổng thể cao nhất” Ví dụ, vào tháng 8 đến tháng 1/ 2020, lượng khẩu trang tại Vương quốc Anh chiếm hơn 5% tổng số rác thải, khăn lau và găng tay chiếm 1,5% nữa Tiến sĩ Roberts nói thêm rằng, sự gia tăng gần 9.000% lượng rác PPE cho thấy việc thực thi đeo khẩu trang phải đi kèm với các chiến dịch giáo dục để
Trang 38hạn chế việc thải chúng ra môi trường “Vào tháng 4/2020, chất lượng nước và không khí đã được cải thiện Điều này xuất phát từ việc giảm hoạt động tập trung của con người và các biện pháp phong toả để chống dịch Nhờ có các chính sách hạn chế đông người, một số loài động vật cũng quay trở về sinh sống tại các thị trấn và thành phố", Tiến sĩ Roberts cho hay Cũng theo vị này, mặc dù chất lượng môi trường có sự cải thiện nhưng việc rác thải khẩu trang gia tăng đang là nỗi lo lớn và cần có giải pháp để khắc phục sớm tình trạng này.[19]
Năm 2020, Oluniyi O Fadare & Elvis D Okoffo ở Trung Quốc và Úc có bài nghiên cứu “Khẩu trang Covid-19: Nguồn sợi vi nhựa tiềm năng trong môi trường”trên tạp chí Science of the Total Environment Trong bài nghiên cứu viết rằng: Kể từ khi xuất hiện và phát hiện Covid-19 ở Trung Quốc và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch, nhiều biện pháp khác nhau đã được đưa ra đặt ở các quốc gia khác nhau trên thế giới để ngăn chặn vi rút và sự lan rộng của nó hơn nữa Chính phủ các cấp đã đưa ra những ý tưởng khác nhau, bao gồm cả việc khóa cửa (ở nhà), đã được xét xử các biện pháp ngăn chặn hiệu quả nhất cho đến nay Những thứ khác là cách xa xã hội, hạn chế đi lại, cách ly, vệ sinh tay tốt (rửa tay), tránh không gian công cộng hoặc đông người cũng như đeo khẩu trang dùng một lần Sự ra đời của khẩu trang (Wu et al., 2020) như một trong những các biện pháp phòng ngừa để làm chậm tốc độ truyền của Covid-19 từ người này sang người khác đã dẫn đến tình trạng thiếu khẩu trang trên toàn cầu cho nhóm đáng kính nhất, đó là các nhân viên y tế Sự gia tăng sản xuất và tiêu thụ khẩu trang trên toàn thế giới đã làm nảy sinh một thách thức môi trường mới, làm tăng thêm lượng rác thải nhựa và hạt nhựa khổng lồ trong môi trường Một số vật liệu này đang đi vào các đường thủy từ nơi chúng đến môi trường nước ngọt và biển, làm tăng thêm sự hiện diện của nhựa trong môi trường thủy sinh Sự xuất hiện mới này của khẩu trang khi xả rác môi trường cả trên cạn và dưới nước là một bằng chứng cho thấy đại dịch toàn cầu đã không làm giảm bớt thách thức gia tăng ô nhiễm nhựa trong môi trường Bên cạnh đó, ý nghĩa môi trường của nhựa và các hạt nhựa ô nhiễm đã được thống kê và chứng minh bằng sự uyên bác các học giả trong nhiều tài liệu khác nhau (Browne và cộng sự, 2008; Cole và cộng sự,2014; Galloway và cộng sự, 2017; Rist và cộng sự, 2018; Wright và cộng sự, 2013) Một số hậu quả bất lợi này bao gồm mối đe dọa đối với đời sống thủy sinh, vốn là một phần chính của lưới thức ăn và hỗ trợ cho sự
Trang 39tồn tại của con người Các hạt nhựa đang xâm nhập vào thực phẩm dành cho con người, làm dấy lên mối lo ngại về an toàn thực phẩm toàn cầu (Fadare et al., 2020) Giảm giá trị thẩm mỹ và giải trí, vốn rất quan trọng đối với sự ổn định xã hội và tinh thần của con người Sự hiện diện của nhựa trong môi trường cũng đã được báo cáo là góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu do phát thải carbon và rủi ro lớn hơn đối với chuỗi thực phẩm toàn cầu (Reid và cộng sự, 2019; Shen và cộng sự, 2019) Một ngụ ý khác của khẩu trang bị vứt bỏ bừa bãi trong môi trường này là khả năng hoạt động như một vật trung gian để truyền phát dịch bệnh, vì các hạt nhựa được biết là truyền vi khuẩn như mầm bệnh xâm nhập (Reid et al., 2019).[ 20]
Năm 2021, nhóm tác giả nghiên cứu Zheng Wang, Chunjiang An, Xiujuan Chen, Kenneth Lee , Baiyu Zhang, Qi Feng ở Canada đã nghiên cứu “Khẩu trang dùng một lần giải phóng vi nhựa ra môi trường nước với sự trầm trọng hơn do phong hóa tự nhiên” trên tạp chí Journal of Hazardous Materials Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự tăng trưởng bùng nổ trong việc sử dụng khẩu trang đã dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến việc xử lý và quản lý khẩu trang rác Khi khẩu trang được vứt bỏ không đúng cách xâm nhập vào đại dương, nguy cơ đối với hệ sinh thái biển càng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là trong môi trường ven biển Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các đặc điểm thay đổi và hành vi môi trường của khẩu trang dùng một lần khi tiếp xúc với môi trường bờ biển Sự biến đổi cấu trúc chuỗi và thành phần hóa học của khẩu trang cũng như độ bền cơ học giảm của khẩu trang sau khi quan sát thấy thời tiết tia cực tím Tấm vải thổi tan chảy ở lớp giữa của khẩu trang được phát hiện là đặc biệt nhạy cảm với tia UV Một chiếc khẩu trang bị phong hóa duy nhất có thể giải phóng hơn 1,5 triệu hạt vi nhựa ra môi trường nước Sự mài mòn vật lý do cát gây ra càng làm trầm trọng thêm sự giải phóng các hạt vi nhựa từ khẩu trang, với hơn 16 triệu hạt được giải phóng khỏi chỉ một khẩu trang bị phong hóa khi có cát Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các đường bờ biển không chỉ là tiếp nhận chính của khẩu trang bị vứt bỏ từ đại dương và vùng đất, mà còn đóng vai trò chủ đề biến đổi hơn nữa khẩu trang thành các hạt nhựa.[ 21]
Năm 2021, nhóm các nhà nghiên cứu Francesco Saliu, Maurizio Veronelli, Clarissa Raguso, Davide Barana, Paolo Galli, Marina Lasagni ở Ý và Thụy Sĩ “Quá trình giải phóng sợi nhỏ: từ khẩu trang phẫu thuật vào môi trường biển” trên tạp chí
Trang 40Environmental Advances Do đại dịch Covid-19, việc sử dụng khẩu trang dùng một lần đã được áp dụng trên toàn thế giới như một biện pháp phòng ngừa để làm chậm sự lây truyền của vi rút Điều này đã xác định sự gia tăng chưa từng có trong việc sản xuất các thiết bị bảo hộ này, và không may là một dạng ô nhiễm môi trường mới do việc thải bỏ không đúng cách Để cung cấp một ước tính sơ bộ về sự giải phóng các sợi nhỏ do khẩu trang phẫu thuật thải ra trong môi trường biển, nhoóm tác giả đã thực hiện các thí nghiệm về phong hóa nhân tạo Kết quả chỉ ra rằng một khẩu trang phẫu thuật duy nhất được chiếu xạ tia cực tím trong 180 giờ và khuấy mạnh trong nước biển nhân tạo có thể giải phóng tới 173.000 sợi / ngày Hơn nữa, phân tích SEM và micro-FTIR được thực hiện trên khẩu trang phẫu thuật được thu thập từ các bãi biển của Ý đã làm nổi bật dấu hiệu phân hủy hóa học và hình thái tương tự được quan sát thấy trong khẩu trang trải qua các thí nghiệm thời tiết nhân tạo, xác nhận rủi ro của việc phóng thích sợi nhỏ tương tự vào môi trường biển.[2]
* Nghiên cứu tái chế khẩu trang y tế trên thế giới
Nhóm chuyên gia tại Đại học Bang Washington đã tìm ra phương pháp có thể tận dụng những chiếc khẩu trang y tế thải bỏ để tăng độ bền của bê-tông Các nhà khoa học đã xử lý khẩu trang cũ bằng cách tháo gọng mũi kim loại và quai đeo tai bằng cotton, sau đó tách nhỏ phần còn lại thành những sợi dài từ 5 mm - 30 mm Tiếp theo, các sợi được xử lý bằng dung dịch graphene oxit Chất này tạo thành một lớp phủ bên trên, tăng thêm diện tích bề mặt và giúp các sợi kết dính với hồ xi măng Portland thường dùng Các sợi được thêm vào xi măng - thành phần kết dính trong bê-tông với thể tích 0,1% Thử nghiệm xi măng cốt sợi sau khi đóng rắn một tháng, nhóm nghiên cứu nhận thấy nó có độ bền kéo cao hơn 47% so với xi măng Portland chưa qua xử lý Việc bổ sung các sợi cũng làm giảm độ bền nén một chút, khoảng 3% Giáo sư Xianming Shi, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu này giới thiệu một công nghệ giúp chuyển đổi khẩu trang đã qua sử dụng, từ rác thải sang thứ hữu dụng và có giá trị cao" Nghiên cứu mới nói trên đã được công bố trên tạp chí Materials Letters [22]
Nhóm các nhà khoa học đến từ Nga, Mỹ và Mexico đã phát triển thành công phương pháp tái chế khẩu trang cũ thành một loại pin có hiệu suất cao tương tự pin lithium-ion Nghiên cứu nói trên đã được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Energy Storage số tháng 02/2022 Loại pin mới khá hiệu quả với mật độ năng lượng 99,7