1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quỳnh plđc chính 2

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Pháp luật đại cương PHÂN TÍCH VỀ CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỪ ĐÓ ĐƯA RA VÍ DỤ MINH HỌA Xã hội vẫn luôn là một tập hợp bao gồm các mối quan hệ giữa người với người. Sự duy trì và tồn tại giữa người với nhau là tiền đề để duy trì và giúp xã hội phát triển. Một mối quan hệ tồn tại có thể dựa trên quan hệ của từng cá nhân hay các tổ chức với nhau hay chính là các “Chủ thể” , chúng có thể tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn luôn hiện hữu trong các mối quan hệ của cuộc sống. Đối với pháp luật, chủ thể tồn tại được gọi là Chủ thể pháp luật tuy nhiên tồn tại nhiều quan điểm dùng để xác định chủ thể quan hệ. Đồng thời trong xã hội cũng tồn tại những điều kiện nhất định phải đáp ứng mới có thể khiến các mối quan hệ xã hội cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của mối quan hệ. Chính vì lẽ đó nhóm chúng tôi quyết định “Phân tích về chủ thể của quan hệ pháp luật từ đó đưa ra ví dụ minh họa”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài :

PHÂN TÍCH VỀ CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỪĐÓ ĐƯA RA VÍ DỤ MINH HỌA

Giáo viên hướng dẫn: ĐỖ THỊ HOA Nhóm: 5

Mã lớp học phần: 232_TLAW0111_10

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 3

Xã hội vẫn luôn là một tập hợp bao gồm các mối quan hệ giữa người với

người Sự duy trì và tồn tại giữa người với nhau là tiền đề để duy trì và giúp xã hội phát triển Một mối quan hệ tồn tại có thể dựa trên quan hệ của từng cá nhân hay

các tổ chức với nhau hay chính là các “Chủ thể” , chúng có thể tồn tại dưới nhiều

tên gọi khác nhau nhưng vẫn luôn hiện hữu trong các mối quan hệ của cuộc sống Đối với pháp luật, chủ thể tồn tại được gọi là Chủ thể pháp luật tuy nhiên tồn tại nhiều quan điểm dùng để xác định chủ thể quan hệ Đồng thời trong xã hội cũng

tồn tại những điều kiện nhất định phải đáp ứng mới có thể khiến các mối quan hệ xã hội cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của mối quan hệ Chính vì lẽ đó nhóm

chúng tôi quyết định “Phân tích về chủ thể của quan hệ pháp luật từ đó đưa raví dụ minh họa”.

NỘI DUNG?

Trang 4

1 Khái niệm

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

Cá nhân có thể là công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch Với tư cách là công dân, cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật ở những mức đô khác nhau Mọi cá nhân - công dân từ khi sinh ra được pháp luật công nhận là có năng lực pháp luật, khả năng có quyển và có nghĩa vụ pháp lí Cá nhân công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ Cá nhân - công dân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, tham gia các quan hệ pháp luật, xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi Cá nhân - công dân từ khi sinh ra đến chưa đủ 6 tuổi chỉ có năng lực pháp luật mà chưa có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện Cá nhân - công dân mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng là chủ thể quan hệ pháp luật hạn chế theo quy định của pháp luật

Tổ chức chỉ khi là pháp nhân mới là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật, các tổ chức khác phụ thuộc vào tư cách pháp lí khác nhau, cũng có thể là chủ thể của các quan hệ pháp luật, nhưng ở phạm vi nhất định.

Người nước ngoài, người không quốc tịch đều là chủ thể quan hệ pháp luật, trừ những quan hệ pháp luật mà chỉ công dân mới được thực hiện.

Trang 5

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật (footnote)

Đặc điểm của quan hệ pháp luật:

 Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lí của quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

 Quan hệ pháp luật mang tính ý chí

 Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể xác định

 Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện (footnote)

2 Điều kiện trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật

2.1 Năng lực pháp luật

Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân hoặc tổ chức được nhà nước thừa nhận theo đó họ có thể tham gia quan hệ pháp luật để được hưởng quyền hoặc phải mang nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Với năng lực pháp luật các chủ thể thụ động tham gia vào các quan hệ pháp luật hoặc được pháp luật bảo vệ trong các quan hệ nhất định.

Ví dụ: Đứa trẻ được thừa kế tài sản khi bố, mẹ chết Xét trong mối quan hệ thừa kế này, đứa trẻ chỉ có năng lực pháp luật, nó không thể tự mình thực hiện được các hành vi nhất định Do vậy, các quyền, lợi ích hợp pháp của đứa trẻ được thực hiên thông qua người đại diện hợp pháp của nó.

Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể tách rời của chủ thể vì khi nói tới chủ thể của quan hệ pháp luật thì trước tiên phải nói tới năng lực pháp luật Tuy nhiên, đây không phải tính tự nhiên mà do nhà nước quy định cho chủ thể Trên thực tế, các nhà nước khác nhau có thể có quy định khác nhau về năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật.

Đặc điểm cơ bản: (footnote)

Trang 6

Thứ nhất: Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể tách rời của mỗi chủ thể.

Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi.Ví dụ: mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh cá nhân,… ngược lại mọi cá nhân có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh của người khác,…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi người đó còn trong bào thai (như quyền thừa kế, quyền này được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ nếu người đó được sinh ra và con sống); có những quyền nhân thân mà đến một độ tuổi nhất định mới có (như: quyền của vợ, chồng, giám hộ,…) Cũng có những quyền mà sau khi cá nhân chết đi mới có (như: quyền được khai tử) hoặc khi chết đi mà quyền đó vẫn còn(như: quyền giữ bí mật đời tư, quyền hình ảnh,…).

Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc được Nhà nước thừa nhận Năng lực pháp luật của tổ chức chấm dứt khi tổ chức đó giải thể, phá sản hoặc sáp nhập vào một tổ chức khác Chẳng hạn như: quyền thừa kế, quyền đối với tên, quyền tài sản,…

Thứ hai: Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên mà được Nhà nước điều chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật.

Chỉ những quyền và nghĩa vụ được Nhà nước công nhận hay điều chỉnh bằng các chế định pháp luật thì mới làm hình thành năng lực pháp luật của cá nhân, tổ chức Chẳng hạn, cá nhân trong quan hệ họ hàng có quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau nhưng các quyền và nghĩa vụ đó không được

Trang 7

Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ đó không phải là năng lực pháp luật của cá nhân.

Thứ ba: Năng lực pháp luật của không thể chuyển giao, không bị hạn chế,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Năng lực pháp luật chỉ là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chưa liên quan đến trách nhiệm khi chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó nên năng lực pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức là như nhau cả về mức độ, độ tuổi, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức,… Chẳng hạn, người bị thiểu năng về trí tuệ cũng có quyền thừa kế như người có khả năng nhận thức bình thường, dù là trẻ em hay người lớn đều có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật.

2.2 Năng lực hành vi

Năng lực hành vi pháp luật là khả năng của các cá nhân hay tổ chức do pháp luật quy định, bằng các hành vi của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí và tự chịu trách nhiệm về những hành vi ấy.

Chỉ khi có năng lực hành vi dân sự cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch.

Quy định về năng lực hành vi:

 Năng lực hành vi của các tổ chức xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật vào thời điểm có quyết định thành lập hoặc thừa nhận tổ chức đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Năng lực hành vi của các cá nhân xuất hiện muộn hơn so với năng lực pháp luật Nếu năng lực pháp luật nói chung xuất hiện từ khi con người mới sinh ra, thì năng lực hành vi xuất hiện khi con người đạt tới độ tuổi nhất định.

Các trạng thái của năng lực hành vi:  Năng lực hành vi đầy đủ

Trang 8

Là người thành niên: Người thành niên là người có độ tuổi từ đủ 18 trở

Không thuộc các trường hợp: Mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Theo đó, khi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cá nhân có toàn quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình Song song với đó người này cũng phải tự mình chịu hoàn toàn trách nhiệm với các hành vi mà mình thực hiện  Mất năng lực hành vi

Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự sau khi đã giám định pháp y tâm thần và có kết luận về điều này.

Đã được Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

 Hạn chế hành vi:

Nghiện ma tuý dẫn đến phá tán tài sản.

Nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản  Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

Người thành niên không có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự do tình trạng thể chất hoăc tinh thần.

Có kết luận giám định pháp y tâm thần hợp pháp.

Do chính người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là chủ sở hữu hợp pháp của một chiếc xe ô tô Theo đó, khi tinh thần hoàn toàn minh mẫn và bằng khả năng của mình, ôngA có thể thực hiện các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của mình: Mua bán, tặng cho, thế chấp… cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào mà không aicó quyền ngăn cản.

2.3 Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Trang 9

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai yếu tố cần và đủ để cấu thành nên năng lực chủ thể, vì thế nên chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu chủ thể chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi thì không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ mà nhà nước đã thừa nhận, không thể tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật bằng chính hành vi của mình Trong trường hợp này chủ thể tham gia với tư cách là chủ thể thụ động thông qua hành vi và ý chí của người thứ ba.

Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi, không thể có chủ thể quan hệ pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi pháp luật Nói cách khác, một người không có năng lực pháp luật thì không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật Tuy nhiên, một cá nhân, tổ chức nếu chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi pháp luật thì không thể tham gia độc lập vào các quan hệ pháp luật

Lưu ý:

 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là những thuộc tính tự nhiên của mỗi con người.

 Các nhà nước khác nhau có những quy định khác nhau về năng lực chủ thể pháp luật Khi đó, những điều kiện quy định cho cá nhân, tổ chức được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật là khác nhau.

 Các quan hệ pháp luật khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau về năng lực chủ thể Do vậy, khi đánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật của chủ thể phải gắn vào từng quan hệ pháp luật cụ thể Một chủ thể có thể đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật này nhưng không đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật khác.

 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy dịnh trong các văn bản pháp luật.

3 Phân loại chủ thể của quan hệ pháp luật

3.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân

Chủ thể pháp luật cá nhân là những cá nhân có quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân có năng

Trang 10

lực chủ thể, theo những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.

Chủ thể là cá nhân bao gồm công dân nước sở tại, công dân nước ngoài và người không có quốc tịch.

Công dân nước sở tại là người mang quốc tịch của nước đó Hiến pháp

nước CHXHCN Việt Nam quy định: “ Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 17-Hiến pháp 2013)

Theo Điều 13 Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2014,người có quốc tịch Việt Nam:

“1 Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch ViệtNam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Namtheo quy định của Luật này.

2 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Namtheo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thìvẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam màkhông có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàiđể được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

 Đây là loại chủ thể phổ biến và chủ yếu của các quan hệ pháp luật Tùy theo năng lực chủ thể của mình, họ có thể tham gia vào những mối quan hệ pháp luật nào đó Chỉ có nhà nước và trong những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định mới có quyền hạn chế năng lực chủ thể của công dân.

Đối với năng lực chủ thể của công dân cần lưu ý một số điểm như sau: Năng lực pháp luật của công dân: được mở rộng dần dần phụ thuộc vào

độ tuổi, sự phát triển về thể lực và trí lực của công dân.

Trang 11

Ví dụ: theo quy định của pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự xuất hiện từ khi đứa trẻ được sinh ra, nhưng năng lực pháp luật về bầu cửxuất hiện khi công dân đủ 18 tuổi.

+) Về nguyên tắc mọi công dân đều có năng lực pháp luật như nhau trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc bị Tòa án tước đoạt.

Ví dụ: quyền học tập, kết hôn,

Năng lực hành vi của công dân :

+) Tùy nhóm quan hệ pháp luật cụ thể mà pháp luật có thể quy định độ tuổi cụ thể được coi là xuất hiện năng lực hành vi pháp luật.

+) Tùy thuộc vào từng loại quan hệ cụ thể, độ tuổi để xác định năng lực hành vi của công dân có thể được pháp luật quy định cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm quan hệ xã hội và điều kiện kinh tế xã hội mỗi quốc gia.

Ví dụ: theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, người chưa đủ 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự, người đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi được coi có năng lực hành vi dân sự hạn chế, họ có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật về tài sản có giá trị thấp, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi, người đủ mười tám tuổi trở lênlà người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể được tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nói chung (các điều 18, 19, 20, 21,22,23 Bộluật dân sự năm 2015).

+) Bên cạnh những quy định trên, pháp luật còn có những quy định khác để công nhận năng lực hành vi pháp luật của chủ thể như về sức khỏe, thể lực, trình độ chuyên môn

Ví dụ: Khi đủ 18 tuổi, con gái có quyền đăng ký kết hôn

Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự Theo đó tùy theo từng điều kiện, năng lực hành vidân sự của mỗi cá nhân là khác nhau.

Việc đăng ký kết hôn thể hiện năng lực hành vi dân sự

Trang 12

 Khi công dân có đủ các năng lực pháp luật và năng lực hành vi thì người này có thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật mà nhà nước cho phép để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đó Tuy nhiên không phải mọi chủ thể của quan hệ pháp luật đều có thể chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Điều này xảy ra trong các trường hợp: +) Cá nhân bị mất năng lực hành vi

VD: người điên, mất khả năng nhận thức(quy định?)

+) Người không có năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi

VD: Trẻ em dưới 6 tuổi trong quan hệ pháp luật hoặc người nghiện ma túy bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi(quy định?)

Trong những trường hợp này, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ phải được tiến hành thông qua hành vi của chủ thể khác: người đại diện, người giám hộ, người được uỷ quyền…

Người nước ngoài và người không có quốc tịch.

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể trở thành chủ thể của một số quan hệ pháp luật nhất định.

Trong xã hội hiện đại, người nước ngoài và người không mang quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại nước sở tại có thể được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân Hiện nay, số lượng công dân nước ngoài, người không có quốc tịch đến sinh sống tại một quốc gia là đáng kể Họ được tham gia vào nhiều mối quan hệ pháp luật như công dân của nước sở tại.

Tuy nhiên, pháp luật của các nước đều có các quy định hạn chế sự tham gia của họ vào một số quan hệ pháp luật nhất định.(bỏ kí hiệu)

+) Người nước ngoài là người mang quốc tịch nước khác nhưng đang

có mặt tại nước sở tại.

Theo quy định tại Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014 quy định:

Trang 13

“1 Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phảilà quốc tịch Việt Nam.

2 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam vàngười gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

3 Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đãtừng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xácđịnh theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinhsống lâu dài ở nước ngoài.

4 Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.”

+) Người không có quốc tịch là người không mang quốc tịch của một

nhà nước nào.

Theo công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954 (Được thông qua tại Hội nghị các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên Hợp Quốc ngày 28/9/1954, tổ chức theo Nghị quyết 526(XVII) ngày 26/5/1954 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Có hiệu lực từ ngày 6/6/1960 theo điều 39) quy định:

“Người không quốc tịch” có nghĩa là người không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia đó.(ngoặc kép)

3.2 Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức

Khái niệm: (footenote) là một nguyên tắc pháp lý chỉ rằng các quy định pháp luật được áp dụng cho một tổ chức cụ thể, không phải cho cá nhân Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉ áp dụng cho các tổ chức pháp lý, như các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính trị, và các tổ chức khác, và không áp dụng cho cá nhân Như vậy "chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức" chỉ đơn giản là một cách diễn đạt nguyên tắc pháp lý, chỉ rõ rằng trong một số trường hợp, các quy định pháp luật chỉ áp dụng cho các tổ chức và không áp dụng cho cá nhân

Trang 14

Khái niệm pháp nhân: (footnote) Pháp nhân là một thuật ngữ pháp lý dùng

để chỉ một thực thể có khả năng sở hữu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, cũng như tham gia vào các giao dịch pháp lý Pháp nhân có thể là các tổ chức hoặc các tập đoàn kinh doanh, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, hay thậm chí là các quốc gia.

Pháp nhân của tổ chức cũng đảm bảo sự phân biệt giữa các tổ chức và các cá nhân, giúp tạo ra một cơ sở pháp lý ổn định cho các hoạt động kinh doanh và xã hội Đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ các cá nhân liên quan đến tổ chức khỏi trách nhiệm cá nhân về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức.

Ngoài ra, pháp nhân được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào năng lực chủ thể, chúng được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật khác nhau Bên cạnh pháp nhân trong nước còn có thể có pháp nhân nước ngoài Thông thường, pháp nhân nước ngoài cũng có thể được tham gia vào các quan hệ pháp luật như pháp nhân trong nước, trừ trường hợp đặc biệt pháp luật không cho phép pháp nhân nước ngoài tham gia Pháp luật của các nước đều quy định các điều kiện để được coi là một pháp nhân.

Cụ thể, một pháp nhân có thể:

 Sở hữu tài sản: Pháp nhân có khả năng sở hữu và quản lý tài sản, bao gồm đất đai, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, và các nguồn lực khác

 Tham gia vào hợp đồng: Pháp nhân có thể ký kết hợp đồng với các pháp nhân khác hoặc với cá nhân Họ có thể mua bán, thuê, hoặc ký kết các hợp đồng khác nhau theo quy định của pháp luật.

 Pháp nhân có thể đưa ra và kiện tụng hoặc bị kiện tụng: Pháp nhân có quyền ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, cũng như phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm pháp luật.

 Trả thuế: Pháp nhân phải tuân thủ các quy định về thuế theo quy định của pháp luật và nộp thuế đầy đủ và kịp thời.

=> Pháp nhân là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp lý và kinh doanh, bởi vì nó tạo ra một cách để tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh và pháp lý của một tổ chức mà không liên quan đến cá nhân

Ngày đăng: 04/04/2024, 12:53

Xem thêm:

w