Bài tiểu luận đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng

20 4 0
Bài tiểu luận   đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc phổ biến những kiến thức liên quan đến công tác PCCCR là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên toàn

Trang 1

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAIKHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐIỂU VĂN KIỆT

Tên đề tài (Đề cương):

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁYRỪNG GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 , tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh

Trang 3

3.2 Phương pháp nghiên cứu ……….8

3.2.1.Phươngpháp kếthừatài

3.Các biện pháp PCCCR của Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập……….14

4.Sơ đồ logic kỹ thuật nghiên cứu 15

Chương 3 KẾ HOẠCH VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ 15

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do

Cháy rừng là thảm họa đối với nhân loại, không chỉ có tác hại nghiêm trọng đến môi trường mà còn là nguy cơ lớn trong đời sống kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp Cháy rừng có thể hủy diệt toàn bộ thực vật, sinh vật, vi sinh vật, làm thay đổi hoàn toàn tính

Trang 5

chất lý, hóa của đất trên diện tích bị cháy Việc phục hồi lại hệ sinh thái rừng như trạng thái ban đầu là rất khó khăn (Khôi Dương Huy và cs)

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới Bộ Nông nghiệp và PTNT có Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCLN công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 Theo đó, tổng diện tích rừng toàn quốc là 14.415.381 ha, trong đó rừng tự nhiên 10.236.415 ha; rừng trồng 4.178.966 ha (BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 03-04-2018)

Trong đó hơn một nữa là các loại rừng dễ cháy Chính vì vậy, công tác PCCCR luôn đặt ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp, các ngành và toàn bộ xã hội Việc phổ biến những kiến thức liên quan đến công tác PCCCR là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên toàn quốc.

Cháy rừng là một thảm họa thiên tai gây tổn thất to lớn, nhanh chóng về kinh tế và môi trường sinh thái Tiêu diệt gần như toàn bộ các giống loài bị cháy, thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO2, NO… Cháy rừng là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu và các thiên tai.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo và tăng cường đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng từng bước được hoàn thiện; vai trò của chủ rừng và các cơ quan, tổ chức có liên quan bước đầu được tăng cường và triển khai thực hiện có hiệu quả phương châm bốn tại chỗ; ý thức về công tác PCCCR đối với người dân sống trong và gần rừng có chuyển biến tích cực; năng lực chỉ đạo, điều hành và kiểm soát cháy rừng của chính quyền các cấp và các lực lượng chữa cháy rừng từng bước được nâng cao.

Trang 6

Nằm trên địa bàn huyện Phước Long (Bình Phước), vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha Đây là nơi bảo tồn các nguồn gien quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú ở miền đông Nam Bộ.Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước Địa điểm này được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn Quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tháng 11/2002.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, trong đó diện tích tự nhiên là 21.476 ha, bao gồm 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Ðác Nông.

Địa hình nhiều đồi núi cao, đi lại khó khăn, vào mùa khô thì cháy rừng luôn xảy ra, mặc dù công tác phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng được quan tâm, nhưng cháy rừng vẫn không ngừng xảy ra tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCCCR tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng công tác PCCCR giai đoạn 2019 – 2021.

- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong công tác PCCCR - Đề xuất được một số biện pháp tổ chức thực hiện PCCCR cho đơn vị trong thời gian tới

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1 Các nghiên cứu về PCCCR Trên thế giới

Bùng phát ngày 8/11 vừa qua, các trận cháy rừng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và để lại những hậu quả chưa thể đong đếm cho vùng đất này.Chưa bao giờ trong lịch sử khu vực này xảy ra vụ cháy

Trang 7

rừng tàn khốc như vậy Nơi có tên là "thiên đường" này đã bị thiêu rụi gần như hoàn toàn.

Ít nhất 74 người thiệt mạng, hơn 1.000 người mất tích, 12.000 công trình bị thiêu rụi, 27.000 người mất nhà cửa, 250.000 người phải đi sơ tán, hơn 9.000 người đang tham gia chữa cháy và cứu hộ Để tái thiết lại các công trình bị tàn phá, California cần ít nhất một vài năm (Báo Điện Tử 18-11-2018)

2 Các nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt, hanh khô diễn ra trên diện rộng, nhiệt độ cao trên 40 độ C dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cảnh báo cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm Cùng với đó, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng nghiêm trọng Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm trong vòng 40 năm qua, tổng số vụ cháy rừng đã lên đến trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại khoảng 633.000 ha, thiệt hại về tiền ước tính hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.Các vụ cháy rừng diễn ra ngày một nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cùng với đó là thiệt hại do lũ lụt gây ra, bên cạnh những vùng hạn hán thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất và tác động không nhỏ đến đời sống của con người.

Trong những năm gần đây công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được kiểm lâm, các chủ rừng và chính quyền địa phương cùng các cơ quan chuyên môn quan tâm chú trọng, vì vậy thiệt hại rừng do cháy gây ra có phần giảm đáng kể Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp trong hai năm gần đây thì cả nước đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng, thiệt hại khoảng 3000 ha Có thể thấy các vụ cháy rừng đã được giảm đi đáng kể.

Theo thống kê, các vụ hỏa hoạn, cháy rừng diễn ra ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu là 90% do con người, khoảng vài phần trăm là do thiên tai Nguyên nhân còn lại là do các nhân tố cộng hưởng làm cho cháy rừng xảy ra như: vật liệu cháy – tầng thảm mục dày,

Trang 8

đặc biệt các vật liệu cháy tinh vô cùng nhỏ và dễ bắt lửa Bên cạnh đó, nhiệt độ khô hanh khô kết hợp với gió làm ngọn lửa bùng phát và lan nhanh Ngoài ra, do việc trồng rừng thuần loài để phát triển kinh tế, quá trình trồng rừng không quan tâm việc xây dựng các đai xanh hoặc đai trắng để cản lửa làm cản trở cho công tác chữa cháy (Nguyễn Duy 02/06/2022)

3.Các nghiên cứu về PCCCR Tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện có trên ¼ diện tích là rừng lồ ô, rất dễ xảy ra cháy vào mùa khô Những ngày qua, thời tiết trong khu vực không mưa nên cán bộ, nhân viên của Ban quản lý vườn như ngồi trên đống lửa, vì vừa phải đảm bảo bình yên cho cây rừng, muông thú, tránh sự tác động của con người vừa phải trực phòng cháy,

chữa cháy rừng 24/24 giờ Xác định những vườn điều của người dân ở ngay bìa rừng đang thu hoạch, việc dọn dẹp vườn rẫy rất dễ xảy ra cháy rừng nếu mất cảnh giác nên cán bộ kiểm lâm luôn tuyên truyền, nhắc nhở người dân thuộc địa bàn quản lý ý thức bảo vệ rừng Anh Lê Xuân Long, Trạm phó Trạm kiểm lâm số 1, Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho biết: “Thời điểm mức cảnh báo cháy rừng đang ở cấp 5 như hiện nay, tất cả cán bộ, kiểm lâm viên ở trạm đều nỗ lực, chủ động để phòng cháy, chữa cháy rừng Chúng tôi coi rừng như nhà của mình để bảo vệ Trong những ngày này, chúng tôi luôn đảm bảo trực phòng cháy, chữa cháy rừng 100% quân số”.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập còn mang đậm nét của rừng nguyên sinh giàu trữ lượng với ưu thế của những cây họ dầu, họ đậu quý hiếm Đây còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, trong đó nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam Ông Vương Đức Hòa, Phó giám đốc Ban quản lý vườn cho biết: Hiện đang là thời kỳ cao điểm của mùa khô, rừng do đơn vị quản lý đặt ở cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm Lãnh đạo Ban quản lý vườn đã chỉ đạo các đơn vị liên

Trang 9

quan chủ động trong tất cả tình huống và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ nếu có sự cố xảy ra Ông Hòa nhấn mạnh: “Việc phòng chống cháy rừng được Ban lãnh đạo vườn đặt lên hàng đầu mỗi khi mùa khô tới và việc triển khai công tác này tiến hành ngay từ cuối mùa mưa Quân số trực phòng chống cháy rừng luôn được đảm bảo Đơn vị sẽ có hình thức xử phạt nghiêm khắc những cán bộ, nhân viên không thực hiện tốt nhiệm vụ”.

Nhiều năm qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập được thực hiện tốt, không có vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra Công tác diễn tập phòng chống cháy rừng được đơn vị thực hiện thường xuyên, liên tục và cán bộ, nhân viên đều có nhiều kinh nghiệm Tuy nhiên, không vì vậy mà những người bảo vệ rừng nơi đây chủ quan, thiếu cảnh giác Qua kiểm tra, làm việc với Ban quản lý vườn cũng như tới tận các chốt, trạm để nắm bắt tình hình phòng chống cháy rừng mới đây, ông Vũ Đình Trúc, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh đánh giá cao công tác triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2015-2016 của đơn vị Ông Trúc cũng đề nghị cán bộ, nhân viên của vườn tiếp tục nỗ lực cố gắng, đảm bảo nhân lực, vật lực phục vụ tốt nhiệm vụ, giữ cho những cánh rừng luôn được bình yên.

Mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong phòng cháy, chữa cháy rừng, những người đang bảo vệ “lá phổi xanh” ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập vẫn chưa yên tâm khi khu

vực được giao có hàng chục kilômét đường bao ngăn, giáp ranh với vùng đệm Song song đó là đường tuần tra biên giới, đường giáp ranh với tỉnh Đắk Nông Đây là những

khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng vì lượng người đi lại đông Cán bộ, nhân viên của vườn đều mong muốn, mỗi người hãy nâng cao ý thức, chung tay bảo vệ và phòng chống cháy rừng (Lệ Quyên 27/02/2016 )

Trang 10

4 Thảo luận chung

- Về không gian: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước- Về nội dung: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY

CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 , tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

- Về thời gian: Số liệu thu thập tổng hợp từ năm 2019 - 20213 Nội dung, phương pháp nghiên cứu

3.1 Nội dung nghiên cứu

Đề đạt được các mục tiêu trên, khóa luận dự kiến thực hiện các nội dung sau:

- Thực trạng công tác PCCCR giai đoạn 2019 – 2021 Tại tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

- Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong công tác PCCCR - Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác PCCCR tại đơn vị

- Xác định vùng trọng điểm cháy - Đề xuất một số biện pháp PCCCR.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa các tài liệu nghiên cứu có liên quan như: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước Báo cáo

Trang 11

phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, số liệu thống kê về tình hình cháy rừng trong 3 năm (2019 – 2021) và một số tài liệu liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn.

3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp(1) Điều tra phỏng vấn

- Điều tra phỏng vấn người dân

+ Dung lượng mẫu: Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 30 mẫu tương ứng với 30 người dân.

+ Nội dung: Điều tra, phỏng vấn nhằm tìm hiểu được nhận thức của người dân ở xung quanh các vùng trọng điểm cháy về cháy rừng.

+ Cách lấy mẫu: Lựa chọn những người dân sống xung quanh các vùng trọng điểm cháy, có các hoạt động liên quan đến nghề rừng, … tại Hạt Kiểm Lâm Bù Gia Mập

- Điều tra phỏng vấn cán bộ kiểm lâm

+ Dung lượng mẫu: Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 5 mẫu tương ứng với 5 cán bộ.

+ Nội dung: Điều tra, phỏng vấn nhằm tìm hiểu tình hình phòng chống cháy rừng trên địa bàn và hiểu biết của người dân về công tác phòng chống cháy rừng trong những năm qua thông qua đánh giá của cán bộ.

+ Cách lấy mẫu: Lựa chọn các cán bộ tại Hạt Kiểm Lâm Bù Gia Mập có vùng trọng điểm cháy.

3.2.3 Phương pháp xác định vùng trọng điểm cháy

Khả năng xuất hiện và mức độ thiệt hại của cháy rừng phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố ảnh hưởng như khí hậu, thời tiết và trạng thái rừng Những khu vực có lượng mưa lớn và phân bố đều hoặc có trạng thái rừng ẩm thường ít xảy ra cháy rừng

Ngược lại khu vực khô hạn, mưa phân bố không đều hoặc những trạng thái rừng dễ gây cháy thường xảy ra cháy nhiều hơn Vì vậy, để sử dụng hiệu quả nguồn lực cho

PCCCR thường căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng để chia lãnh thổ thành những khu vực nguy cơ cháy rừng khác nhau Tập trung phòng

Trang 12

cháy chữa cháy nhiều hơn vào những vùng có nguy cơ cháy cao và giảm đi ở những vùng có nguy cơ cháy ít.

Hiện nay có hai phương pháp được áp dụng chủ yếu trong việc phân vùng trọng điểm cháy rừng: Phân vùng theo các nguyên nhân ảnh hưởng đến cháy rừng và phân vùng theo thực trạng cháy rừng.

Ở phương pháp thứ nhất căn cứ vào đặc điểm phân bố các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và kiểu thảm thực vật để phân vùng trọng điểm cháy Những khu vực có nguy cơ cháy cao là những vùng có khí hậu khô hạn, địa hình dốc, trạng thái rừng có khối lượng vật liệu cháy lớn và chứa tinh dầu… Ngược lại, những khu có nguy cơ cháy thấp là những vùng có đặc điểm khí hậu ẩm ướt, địa hình tương đối bằng và trạng thái rừng có vật liệu cháy ít,…

Ở phương pháp thứ hai căn cứ vào tình hình phân bố của số vụ cháy rừng diễn ra trên các khu vực lãnh thổ Những vùng có nguy cơ cháy rừng cao và mức độ thiệt hại lớn Ngược lại những vùng có nguy cơ cháy rừng thấp là những vùng ít xảy ra cháy rừng.

3.3.3 Phương pháp kết hợp

Kết hợp giữa các nguồn tài liệu được kế thừa và kiểm tra thực địa nhằm bổ sung và loại trừ những sai sót, từ đó làm cơ sở đối chứng, chọn lọc số liệu để đề xuất các giải pháp hợp lý trong công tác PCCCR.

3.3.4 Phương pháp nội nghiệp

- Tổng hợp, thống kê, phân tích trên các phần mềm thông dụng.

- Nhóm tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được tổng hợp qua hệ thống phụ biểu báo cáo.

- Nhóm tài liệu về hiện trạng công tác PCCCR được tổng hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan.

- Những thông tin thu thập được bằng định tính và định hướng đều có giá trị quan

Trang 13

Lập tuyến điều tra để đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tuyến điều tra là các lối mòn của người dân vào khai thác các tài nguyên rừng, bắt đầu từ khu dân cư vào rừng Điểm xuất phát bắt đầu từ rẫy cuối cùng của người dân tính về phía đường mòn vào rừng, trên các tuyến thì tiến hành quan sát và ghi lại.

Khảo sát, điều tra thực địa, bố sung thông tin về điều kiên tự nhiên, kinh tế, xã hội, bồ sung số liệu về tình hình cháy rừng.

Điều tra theo tuyến để mô tả, thống kê, đánh giá các công trình phòng cháy chữa cháy rừng:

- Hệ thống tròi canh

- Hệ thống đường băng cản lửa

- Các nguồn nước như sông suối hồ nước để phục vụ cho công tác chữa cháy - Khu vực vùng trọng điểm cháy.

2.4.3 Biện pháp

Theo Phạm Ngọc Hưng (2001), Bế Minh Châu (2002) và Phùng Đăng Khoa (2002) giải pháp PCCCR gồm 2 bước đó là biện pháp phòng cháy và các biện pháp chữa cháy Việc phân chia các bước chỉ có tính chất tương đối vì giữa chúng đều có quan hệ mật thiết với nhau [2] [13]

(1) Biện pháp tổ chức hành chính:

Biện pháp tổ chức hành chính bao gồm:

- Tổ chức chỉ đạo, chỉ huy các vấn đề bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, tổ chức lưc lượng PCCCR.

- Xây dựng và thực hiện phương án PCCCR các cấp.

- Tăng cường công tác kiểm tra thực hiên phương án PCCCR - Đào tạo huấn luyện, và diễn tập hằng năm.

- Xây dựng và vận hành các hoạt động dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, chữa cháy rừng thuộc vùng trọng điểm cháy trên địa bàn tỉnh.

- Lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng các tổ và đội quần chúng tham gia BVR – PCCCR cần được đào tạo, huấn luyện hằng năm.

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan