Bài tiểu luận đánh giá hiện trạng quần thể cây họ na

28 0 0
Bài tiểu luận   đánh giá hiện trạng quần thể cây họ na

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đã được thiết lập để giám sát sự khai thác quá mức của con người.Trong công tác bảo tồn ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn, con người chỉ quan tâm chủ yếu đến những taxon gỗ có giá trị, qu

Trang 1

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAIKHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

CHUNG PHƯƠNG TOÀNTên đề tài

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ CÂY HỌ NA (ANNONACEAE)TẠI VƯỜN QUỐC GIA LO GÒ-XA MÁT TỈNH TÂY NINH

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Điều kiện tự nhiên vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát 3

1.8 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát 8

1.9 Sơ lược những nghiên cứu về họ Na (Annonaceae Juss.1789) trên thế giới và

Trang 3

2.1 Nội dung nghiên cứu 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Xác định tuyến thực địa 18

2.2.2 Thu và xử lí mẫu ngoài thực địa 18

2.2.3 Phương pháp ghi nhật kí 19

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 19

2.2.5 Phương pháp tham khảo tài liệu 19

2.2.6 Định danh theo phương pháp hình thái so sánh 20

2.2.7 Phương pháp chấm điểm phân bố các loài 20

2.2.8 Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài 20

Chương 3: KẾ HOẠCH VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ 21

3.1 Kế hoạch thời gian thực địa 21

3.2 Dự kiến kết quả đạt được 23

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý chọn chủ đề.

Cuộc sống của con người luôn gắn liền với thiên nhiên, con người có thể tạo ra nhiều sản phẩm, vật dụng, chăn nuôi, trồng trọt để cung cấp cho những nhu cầu của mình nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của thiên nhiên Con người muốn khám phá tự nhiên nhằm tìm hiểu những giá trị thực tiễn, đồng thời để bảo tồn và sử dụng bền vững những gì mà thiên nhiên ban tặng đó là việc làm cần thiết không những cho sự tồn tại của thế hệ này mà còn cho thế hệ mai sau Vì vậy, công tác bảo tồn đã được coi trọng, các Vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đã được thiết lập để giám sát sự khai thác quá mức của con người.

Trong công tác bảo tồn ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn, con người chỉ quan tâm chủ yếu đến những taxon gỗ có giá trị, quý hiếm đối với thực vật, động vật đặc hữu mà còn có nhiều loài chưa được chú ý nghiên cứu như những loài cây thân thảo, cây bụi hay dây leo, một taxon dù nhỏ hay lớn cũng đóng vai trò nhất định trong tự nhiên và tiềm năng sử dụng sau này Hiện nay, rừng càng ngày bị khai phá để lấy gỗ, vấn đề lâm sản ngoài gỗ (lâm sản phụ) và tài nguyên cây thuốc đang được nghiên cứu nhiều do đó cần phải quan tâm và chú ý đến việc bảo tồn các loài thực vật hơn nữa

Họ Na (Annonaceae Juss 1789) là một họ giàu taxon, đa dạng và phong phú về dạng sống từ cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, cây bụi hay dây leo Họ Na còn đa dạng về công dụng như: làm thực phẩm, làm cảnh hay làm thuốc chữa bệnh đã được ghi chép trong các tài liệu nghiên cứu trước đây, đặc biệt còn tiềm ẩn nhiều khả năng trong y học chưa được khám phá hết Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát có địa hình khá bằng phẳng, nhưng có nhiều sinh cảnh độc đáo tạo ra hoàn cảnh sống thuận lợi cho các loài trong họ này phát triển, theo điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò - Xa Mát do UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện năm 2007, thì họ này có 18 loài Tuy nhiên, đến nay chưa cập nhất thêm và chưa nghiên cứu đầy đủ về phân bố, sinh thái, nên việc điều tra nghiên cứu về họ thực vật này vẫn cần tiếp tục, do đó tôi

chọn đề tài: “Đánh Giá Hiện Trạng Quần Thể Cây Họ Na (Annoaceae Juss) TạiVườn Quốc Gia Lo Gò-Xa Mát Tỉnh Tây Ninh”.

2 Mục tiêu của đề tài

- Xác định thành phần loài các taxon trong họ Na (Annonaceae Juss 1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Trang 5

- Xác định điểm phân bố các loài thực vật họ Na (Annonaceae Juss 1789) ở khu vực nghiên cứu

- Đánh giá tài nguyên các loài họ Na (Annonaceae Juss 1789) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

3 Đối tượng nghiên cứu.

Tất cả các loài trong họ Na (Annonaceae Juss 1789)

4 Phạm vi nghiên cứu.

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.

5 Bố cục của đề tài.

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kế hoạch và dự kiến kết quả

Trang 6

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1 Điều kiện tự nhiên vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát được thành lập theo quyết định số 91/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò – Xa Mát (Khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò – Xa Mát được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986) Tổng diện tích vườn quốc gia này là 18.765 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.594 ha, phân khu phục hồi sinh thái 10.084 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 0,087 ha Trách nhiệm quản lý vườn quốc gia được chuyển giao từ Sở NN&PTNT sang UBND tỉnh Tây Ninh.

1.2 Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn bốn xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp và Thạnh Tây của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc.

- Phía Bắc giáp ranh giới Việt Nam – Campuchia.

- Phía Tây giáp sông Vàm Cỏ Đông (biên giới Việt Nam – Campuchia) - Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc xã Tân Lập-Tân Bình

- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp xã Hòa Hiệp.

* Tọa độ địa lý của VQG Lò Gò – Xa Mát được xác định như sau:

- Từ 110 30’ 4.97 - 110 40’ 38.96 vĩ độ Bắc

- Từ 1050 48’ 2.27 - 1050 58’ 20.47 kinh độ Đông.

* Tổng diên tích Vườn quốc gia 30.023 ha, trong đó:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.615,16 ha - Phân khu phục hồi sinh thái: 19.277,51 ha - Phân khu dịch vụ hành chính: 130,46 ha.

Trang 7

1.3 Địa hình

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so với mực nước biển Cả vùng có độ dốc trung bình 10-50 do vậy VQG có địa hình gần như bằng phẳng như kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông Có thể phân chia địa hình cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa Nhìn chung VQG LGXM nằm trên thềm sông

Trang 8

cổ, có hoạt động nội sinh ổn định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.

1.4 Địa chất - Thổ nhưỡng. 1.4.1 Địa chất.

Tại khu vực Lò Gò Xa Mát, các thành tạo trầm tích mới nhất chỉ có thành tạo tuổi Holocene, gồm các trầm tích sông, sông đầm lầy và trầm tích sông biển Đánh giá chung: khu vực LGXM có nguồn gốc địa chất đơn giản Phân tích chi tiết hơn thì nền địa chất tại khu vực VQG có thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm tích sông và đầm lầy, không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này.

1.4.2 Thổ nhưỡng

Nhóm đất phổ biến trong VQG Lò Gò – Xa Mát là đất xám phù sa cổ cũng là loại đất chiếm ưu thế của huyện Tân Biên Các loại đất chính như sau:

+ Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình): Phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm phần lớn diện tích VQG Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, phân tíchthành phần cơ giới cho thấy cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt cho đến độ sâu 60 cm Khả năng giữ nước kém Tầng đất dày (>100cm), đất chua và có hàm lượng mùn thấp Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên khả năng thoái hoá chưa trầm trọng.

+ Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng): chiếm khoảng 20% diện tích Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi thấp, bát úp Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ Tầng đất sâu (>100 cm), hơi chua (pH = 4,0 - 4,5).

+ Đất phù sa có tầng laterit: đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn giữa hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp hoặc không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt

+ Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất), chủ yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng Đất chua, nghèo dinh dưỡng Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên.

Ngoài ra, còn một số diện tích nhỏ đất xám có tầng kết von đá ong, phân bố thành dãy hẹp ven suối Đa Ha, Sa Nghe và Sa Mát.

1.5 Khí hậu

Tây Ninh hay cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/ năm đến khoảng 1.900mm/ năm, cónhững năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2300mm), phân bố không đều giữa các

Trang 9

tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên 100mm).

Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-270C, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 27 0C và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao Giữa hai tháng liền nhau thì chênh lệch dưới 10C (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,50C (các tháng mùa khô) Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì tại khu vực Tây Ninh không có phân mùa rõ rệt

* Các đặc trưng khí hậu:

- Lượng mưa trung bình/ năm: 1800mm - Nhiệt độ trung bình/ năm: 26.90C

- Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1100-1200mm.

1.6 Thuỷ văn

1.6.1 Nước bề mặt - Sông suối

7 Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa.

Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như: suối Mẹc Nu (xuất phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), Suối Tà Nốt, suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô)

1.6.2 Nước ngầm

Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho nước phục vụ sản xuất (140 - 240 m3 / ngày) Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.

1.7 Tài nguyên thực vật và động vật 1.7.1 Tài nguyên thực vật.

Về thực vật rừng đã xác định được hơn 700 loài thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 116 họ và 396 chi Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) là ngành có nhiều loài thực vật nhất (chiếm 97,1% trong tổng số loài thực vật) Trong đó có 4 họ thực vật Rubiaceae, Euphorbiaceae, Fabaceae, Orchidaceae có số loài vượt trội hơn (từ 28 đến 57 loài) so với các họ thực vật khác Họ Dipterocarpaceae chỉ có 13 loài nhưng là những đại diện tiêu biểu nhất nằm ở tầng trên cùng đang chiếm ưu thế và giữ một vị trí quyết định đến thành phần các loài trong hệ thực vật và tính chất của kiểu rừng Các loài thực vật đặc hữu và cận đặc hữu gồm 3 nhóm: 

* Nhóm 1:

+ Habenaria rostrata

Trang 10

+Pectelis susannae +Dendrobium leonis

+Micropera pallida (Orchidaceae)

- phân bố hẹp giới hạn trong các kiểu rừng ưu thế họ Sao Dầu thuộc Nam Đông Dương từ vùng đồng bằng Thái Lan đến Campuchia và một phần nhỏ của Việt Nam.

* Nhóm 2:

+ Colona auriculata (Tiliaceae).

+ Dalechampia falcate (Euphorbiaceae) +Decaschistia parviflora (Malvaceae)

- là các loài đặc hữu của Việt Nam và vùng lân cận bên Campuchia.

* Nhóm 3:

+ Malleola seidenfadenii (Orchidaceae) + Phoenx loureiroi (Arecaceae)

+Villarsia rhomboidalis (Menyanthaceae)

- là các loài đặc hữu của phía Đông Đông Dương kể cả Việt Nam và một phần của Lào và Campuchia.

Thành phần loài cây có vị thuốc của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã xác định được 486 loài (chiếm 70,0% tổng số loài hiện có của Vườn quốc gia, 322 chi (81,5% tổng số chi), 104 họ (90,4% tổng số họ) của 4 ngành (80% tổng số ngành) Trong đó xác định được 18 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ của IUCN (2013) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, và 10 loài cây thuốc nằm trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền của Bộ Y tế (2013).

Hệ nấm Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát rất đa dạng, gồm nhiều loài thuộc nhiều họ khác nhau, phân bố rộng khắp trong các khu vực thuộc Vườn quốc gia bao gồm các loại nấm mọc từ đất và các loại nấm mọc từ gỗ Có tổng số 112 loài thuộc 66 chi, 36 họ, 13 bộ thuộc 2 ngành Nấm đảm (Basidiomycota) và Nấm túi (Ascomycota) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần loài Nấm lớn ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát rất đa dạng, trong đó ngành Nấm đảm (Basidiomycota) chiếm ưu thế tuyệt đối với 11 bộ, 34 họ, 64 chi, 108 loài chiếm 96,43% loài đã xác định Ngành Nấm túi (Ascomycota) chiếm 2 bộ, 2 họ, 2 chi, 4 loài chiếm 3,57% trong tổng số loài ghi nhận đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

+ Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa.

Trang 11

+ Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa trên đất ferralit nông/cạn.

+ Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế họ Sao dầu và tràm và trảng ngập nước theo mùa thứ sinh ưu thế Tràm và Randia.

+ Trảng cỏ ngập nước theo mùa

+ Kiểu rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối

1.7.2 Tại nguyên động vật rừng

Hệ côn trùng: VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 128 taxon côn trùng thuộc về 9 bộ, là một phần rất quan trọng của hệ côn trùng vùng rừng mưa nhiệt đới khu vực phía Nam, Việt Nam Khu hệ cá ở VQG Lò Gò – Xa Mát mang tính đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu sông Mê Kông với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ, bằng 70,4% khu hệ cá Đồng Tháp Mười

Khu hệ cá VQG Lò Gò - Xa Mát vừa có tính di cư vừa mang tính địa phương (tại chỗ) Những loài cá di cư nổi tiếng nhất là Cá lăng nha, cá linh rìa, cá ngựa Nam

Lớp Ếch nhái ở VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 23 loài thuộc 2 bộ, 6 họ và 15 giống bằng 13,2% loài ếch nhái so với cả nước

Lớp Bò sát ở VQG Lò Gò - Xa Mát có 56 loài, thuộc về 2 bộ, trong đó Bộ có vẩy (Squamata) có số loài chiếm đến 92,9 % Bò sát ở Lò Gò - Xa Mát rất đa dạng về các họ với tổng số ghi nhận là 15 họ (chiếm 65,2% số họ của cả nước).

Tổng số loài chim ghi nhận được tại VQG Lò Gò - Xa Mát có 149 loài chim thuộc 15 bộ và 40 họ, ước lượng ở VQG Lò Gò - Xa Mát có thể có từ 162 - 173 loài chim Trong 149 loài chim ghi nhận được có 3 loài quí hiếm mới ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đó là Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus) và 2 loài đã có trong sách đỏ là Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) (Grus antigone) và Cò nhạn (Anastomus oscitans)

Lớp thú có 29 loài thú của 7 bộ.

1.8 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh Tổng dân số của 4 xã là 31.331 người với 8.131 hộ; trong đó 21% là hộ nghèo, 44% hộ trung bình và 35% là hộ giàu

Hộ nghèo có ít đất (<0,2 ha/hộ), thường làm nông nghiệp và làm thuê theo mùa vụ Cây trồng chủ yếu là lúa, mì Thu nhập bình quân đầu người khoảng 200.000 VND/người/tháng.

Trang 12

Hộ trung bình có đất khoảng 0,4 - 1 ha, hoạt động kinh tế chính: làm nông, buôn bán nhỏ Cây trồng chủ yếu là lúa, mì, điều Thu nhập bình quân đầu người khoảng 500.000 VND/người/tháng.

Còn những hộ giàu có diện tích đất trên 1 ha các hoạt động kinh tế chính là làm nông, chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh dịch vụ Cây trồng chủ yếu là lúa, mì, cao su Thu nhập bình quân đầu người khoảng 900.000 đồng/người/tháng.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của nhân dân các xã, có khoảng từ 80-95% người dân sống bằng nghề nông, chăn nuôi quy mô nhỏ và làm thuê theo mùa vụ Một bộ phận dân cư vẫn còn sống lệ thuộc vào đất rừng và các lâm sản ngoài gỗ, tạo áp lực lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG Nhìn chung đời sống đại đa số người dân xung quanh VQG còn gặp nhiều khó khăn.

Những hoạt động của cộng đồng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của VQG chủ yếu là (1) Bẫy bắt, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã; (2) Bao, lấn chiếm sử dụng đất lâm nghiệp trái phép; (3) Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ; (4) Đốt trảng cỏ vào mùa khô; (5) Chăn thả gia súc; (6) Vận chuyển hàng hoá lậu đi qua rừng; (7) Lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng ở khu vực biên giới; (8) Rà thu phế liệu; (9) Lấn chiếm đất rừng.

(Nguồn: VQG Lò Gò - Xa Mát, 2009)

1.9 Sơ lược những nghiên cứu về họ Na (Annonaceae Juss.1789) trên thếgiới và Việt Nam

1.9.1 Thế giới

Họ Na (Annonaceae) được A Jussieu đặt tên vào năm 1789, trên cơ sở chi mẫu chuẩn Annona Do các đặc điểm cổ xưa của cấu tạo cơ quan sinh sản trong họ Na mà từ đó đến nay, trong hệ thống sinh họ Na luôn ở vị trí thấp nhất Có thể kể một vài hệ thống tiến hoá của Thực vật hạt kín (Thực vật có hoa) như sau:

+ Hệ thống G Bentham và J D Hooker (1862 – 1883) trong ‘Genera Plantarum”: họ Na (Annonaceae) bao gồm cả họ Eupomatiaceae được xếp vào bộ Ranales của Thalamiflorae, phân lớp Polypetalae Hai tác giả này đã chia họ Na (Annonaceae) thành 5 tông là: Uvarieae, Unoneae, Xylopieae, Miliuseae và Mitrephoreae, với 40 chi và 400 loài

+ Hệ thống H Melchior trong A Engler (1964) “Syllabus der Pflanzenfamilien” (tập 2: Angiospermae), họ Na (Annonaceae) được xếp trong bộ Magnoliales, nhóm bộ Archichlamydeae, phân lớp Dicotyledoneae.

+ Hệ thống A Takhtajan (1987) “Systema Magnoliophytorum” xếp họ Annonaceae thuộc bộ Na (Annonales), liên bộ Mộc lan (Magnolianae), lớp phụ Mộc lan (Magnoliidae) và lớp Magnoliopsida.

Trang 13

+ Hệ thống A Cronquist (1981) “An Integrated System of classification of Flowering plants”, họ Na (Annonaceae) xếp trong bộ Mộc lan (Magnoliales), lớp phụ Magnoliidae và lớp Magnoliopsida Về hệ thống sinh, họ Na có nhiều hệ thống phân loại như: hệ thống của Bentham & Hooker (1862 – 1867), Baillon (1868), Hooker & Thomson (1872), King (1892, 1893), Boerlage (1899), Engler & Diels (1900), Hutchinson (1923, 1964), Sinclair (1955), Fries (1959), Walker (1971) và nhiều hệ thống khác Trừ hệ thống Walker, tất cả các tác giả nêu trên đều xây dựng hệ thống trên cơ sở các đặc điểm hình thái của hoa và quả.

Baiilon (1868) thì chia họ Na thành 4 dãy, thực tế có thể hiểu là 4 phân họ gồm Annoneae (gồm 5 tông: Uvariinae, Unoninae, Xylopiinae, Oxymitrinae, Rollininae), Miliuseae, Monodoreae và Eupomatieae.

Theo Boerlage (1899) họ Na có 7 tông trong đó thêm 2 tông mới là Melodoreae và Popowieae, (5 tông khác giống với hệ thống của Bentham & Hooker).

Engler & Diels (1900) chia thành 3 phân họ: Uvarioideae, Monodoroideae và Eupomatioideae Theo các tác giả này, phân họ Uvarioideae có 4 tông đó là: Uvarieae, Xylopieae, Miliuseae và Hexalobeae.

Kể từ hệ thống Hutchinson (1923), chi Eupomatia được tách khỏi họ Annonaceae Như vậy các tác giả sau này thống nhất coi họ Annonaceae chỉ gồm có 2 phân họ là Annonoideae và Monodoroideae Tuy nhiên, vẫn như trước đây, sự phân chia phân họ Annonoideae vẫn còn nhiều tranh cãi Hutchinson (1923, 1964) [22] chia nó thành 3 tông là: Uvarieae (gồm 27 chi), Miliuseae (10 chi) và Unoneae (56chi) Trong đó tông Unoneae theo Hutchinson có 2 phân tông là: Xylopiinae và Annoninae.

Sinclair (1955) cho rằng phân họ Annonoideae gồm 6 tông là: Uvarieae, Unoneae, Xylopieae, Mitrephoreae, Annoneae và Miliuseae Trong khi đó, Fries (1959) xếp tất cả các chi ở châu Á vào 2 tông là: Uvarieae và Unoneae.

Mặc dù còn có sự sai khác đáng kể về khối lượng, thành phần và vị trí phân loại của các taxon, nhưng tất cả các hệ thống trên đều có 1 điểm chung đó là tất cả các tác giả này đều coi Uvarieae là tông nguyên thủy nhất Quan điểm này được các nhà hệ thống tiến hoá khác, chẳng hạn A L Takhtajan cũng đồng tình.

Về số lượng chi, loài của họ Na (Annonaceae), theo tác giả Hutchinson số lượng loài của họ Na thay đổi đáng kể như thời Linnaeus (1753) chỉ biết vài chục loài Đến năm 1817 Dunnal phát hiện đến 103 loài gồm 19 chi Năm 1832, Alphonse de Candolle 204 loài, và năm 1862 Bentham & Hooker f đã xếp họ Na có 40 chi và 400 loài, đến năm 1923 theo Hutchinson đã biết đến 1150 loài với 95 chi được xếp vào 3 tông: Uvarieae (27 chi), Miliuseae (10 chi), Unoneae (56 chi) Đến 1969 theo A L Takhtajan [18] trong “Flowering plants”, cho rằng trên thế giới họ này có khoảng 120 chi và 2100 loài, bao gồm 51 chi và khoảng 950 loài có ở Châu Á và Châu Úc, ở Châu Phi và Madagascar có 40 chi với 450 loài, ở Châu Mỹ có 38 chi và 740 loài Đến năm

Trang 14

2009, cũng theo tác giả này, thì họ Na có 128 chi và 2400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới chỉ có 1 ít loài sinh sống ở vùng ôn đới.

Trong “Woody flora of Taiwan”, của tác giả Hui Lin Li (1963), trên thế giới có gần 100 chi với khoảng 800 loài, trong đó có 2 chi ở Đài Loan là Fiiistigma Griffith (có trên 30 loài) và chi Goniothalamus Blume (có trên 30 loài) được mô tả chi tiết và có hình vẽ minh hoạ.

Theo Ng Kwok Wun, Ada (2010) trong “Systematics of Desmos (Annonaceae) in Thailand, Peninsular Malaysia and Sumatra”, thì họ Na trên thế giới có khoảng 130 chi và 2500 loài, bao gồm 51 chi ở Châu Á và Châu Úc, khoảng 42 chi ở Châu Phi, 34 chi ở Châu Mỹ, chúng tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới, vùng đất thấp, mặc dù 2 chi Asimina và Deeringgothamnus được tìm thấy trong vùng ôn đới ấm ở phía đông Bắc Mỹ, chỉ 1 chi xuất hiện ở khắp châu lục như Xylopia được tìm thấy ở Nam Mỹ, Châu Phi, Á và Úc Li Bingtao, Michael G Gilbert (2012) trong “Flora of China”, cho rằng họ này trên thế giới có khoảng 129 chi và trên 3000 loài, riêng ở Trung Quốc có 24 chi và 120 loài (trong đó có 41 loài đặc hữu) đã được mô tả chi tiết và có hình ảnh minh hoạ Theo Wang J Chalermglin P (2005) trong “The genus Dasymaschalon in Thailand” ở Thái Lan có 35 chi và 188 loài đã được mô tả chi tiết và có hình ảnh minh hoạ Kundu, S R (2006), “A synopsis of Annonaceae in Indian subcontinent: Its distribution and endemism” ở Ấn Độ đã mô tả và phân tính về tính năng làm thuốc của 24 chi và 130 loài.

1.9.2 Việt Nam

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về họ Na của tác giả Ast S (1938) trong “Flore generale de L’ Indochine” Sau này trong nước có Phạm Hoàng Hộ (1960) trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, Nguyễn Tiến Bân (2000) trong “Thực vật chí Việt Nam” tập 1 – Họ Na (Annonaceae) Số liệu thống kê, mô tả các taxon họ Na (Annonaceae) có sự khác nhau giữa các tác giả, theo thời gian cùng với sự phát triển của ngành phân loại thực vật trên thế giới cũng được các nhà nghiên cứu của Việt Nam phát triển ngày càng hoàn chỉnh Ast S (1938) đã thống kê họ Na (Annonaceae) ở Việt Nam có 23 chi và 140 loài, tài liệu này mô tả khá chi tiết, có hình vẽ minh hoạ nhiều loài và có khoá tra cho các taxon Đây là tài liệu được nhiều tác giả Việt Nam sử dụng nghiên cứu và định loại Theo Phạm Hoàng Hộ (1960) trong quyển “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” đã xây dựng khóa định loại và phân chia họ Na thành 23 chi có 71 loài Trong tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” (An Illustrated Flora of Vietnam) quyển 1 của tác giả Phạm Hoàng Hộ (1999) là một đóng góp lớn của tác giả trong việc thống kê và mô tả, xây dựng khóa định loại, kèm hình vẽ minh họa các loài cây thuộc họ Na gồm có 154 loài thuộc 28 chi Đây là tài liệu quan trọng, dùng định danh các loài thuộc họ Na (Annonaceae) nói riêng và các loài thực vật khác Tuy nhiên tên khoa học của một số loài còn chưa chính xác hay chưa định được chắc chắn nên tác giả còn để nhiều dấu chấm hỏi.

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan