MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số, mà cụ thể là sự gia tăng của các thiết bị điện tử, sự phủ sóng toàn cầu của Internet, podcast (được định nghĩa là một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe) đang trở thành một xu thế phát triển không thể bỏ lỡ của báo chí thế giới. Tương tự như phát thanh truyền thống, podcast cũng tạo ra nội dung bằng âm thanh. Tuy nhiên, trong khi chương trình phát thanh (bao gồm trực tiếp, thu âm trước hoặc kết hợp cả hai) sẽ phát liên tục, podcast lại được biên tập ngắn gọn, theo từng chủ đề riêng để phục vụ nhu cầu của từng đối tượng. Thế mạnh của podcast so với phát thanh là khả năng tải xuống và nghe bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu, cũng như tua lại những đoạn thông tin mà người dùng muốn nghe. Có thể minh chứng cho xu thế phát triển của podcast như một loại hình báo chí – truyền thông mới bằng việc các tòa soạn và tập đoàn truyền thông lớn trong ngành công nghiệp báo chí thế giới như: The New York Times, The Washington Post, CNN, BBC, Reuters hay Bloomberg... đã sớm đưa chuyên mục podcast đến với bạn đọc trực tuyến. Mỗi nền tảng là một thư viện các chương trình podcast, mỗi chương trình có nhiều tập, được cập nhật thường xuyên để người dùng nghe trực tuyến hoặc tải về nghe dần. Theo nhận định của các chuyên gia, podcast đang bước vào “thời kỳ hoàng kim” của mình, khi tính đến tháng 22021 có hơn 1.750.000 kênh, với hơn 43 triệu tập Podcast. Trong tương lai, các chuyên gia cũng cho rằng số người nghe Podcast sẽ vượt 160 triệu người vào 2023, tăng 20 triệu người mỗi năm. Các nền tảng Podcast quen thuộc hiện nay bao gồm Apple Podcasts, Google Podcasts, Spotify, Stitcher và SoundCloud đều có chiến lược tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất Podcast. Ngay cả YouTube, trang chia sẻ video lớn nhất thế giới, cũng cung cấp Podcast. Tại Việt Nam, trong một bài viết hồi tháng 12019, Công ty truyền thông EloQ Communications nhận định, đang có sự gia tăng nhận biết về Podcast ở nước ta và đây là thị trường tiềm năng cho loại hình này, nhờ sự phổ biến của smartphone, tốc độ Internet cao và việc có hơn 50 triệu người Việt tiêu thụ nội dung số trên các mạng xã hội trung bình hai tiếng rưỡi mỗi ngày. Nắm bắt được xu thế phát triển ấy, nhiều cơ quan báo chí trong nước đã sản xuất các nội dung tin tức bằng hình thức podcast để bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện đại. Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (VOH) là những cơ quan báo chí chuyên về phát thanh đã có những podcast xuất hiện trên các nền tảng như Spotify, Apple Podcast, Google Podcast, Anchor,… Trong đó, VOVLive là một kho dữ liệu podcast khổng lồ, được biên tập kỹ càng từ những chương trình phát thanh có đông thính giả nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam. Báo Quân đội Nhân dân Điện tử xây dựng chuyên mục dành riêng cho podcast tại chuyên trang Media Quân đội nhân dân với podcast “Ngày này năm xưa” khơi gợi niềm tự hào cho thính giả về những truyền thống lịch sử quý báu của các thế hệ cha anh. Báo điện tử Dân Việt ra mắt podcast “Ngày mới tốt lành” vào tháng 92021 đề cập đến những câu chuyện tử tế, những góc nhìn tích cực và hướng thiện trong cuộc sống. Báo Nhân dân cung cấp các bản tin thời sự hằng ngày trên các nền tảng podcast, mục tiêu đưa thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước tới đông đảo thính giả trong nước và nước ngoài. Trong bối cảnh “bùng nổ” đó của podcast, báo điện tử VnExpress và Vietnamplus được biết đến là hai trong số những cơ quan báo chí đầu tiên, tiên phong trong việc phát triển loại hình “nghe báo” mới này, khi đã cho ra mắt những tập podcast đầu tiên từ năm 2020, bắt kịp với xu hướng của thế giới với nội dung phong phú, đa dạng, trải dài từ lĩnh vực tin tức, thời sự đến sức khỏe, tâm lý. Sau gần 2 năm hoạt động, các chương trình podcast trên VnExpress.vn và Vietnamplus.vn đã tạo được vị thế riêng trong lòng công chúng, trở thành một kênh thông tin hữu ích đáp ứng nhu cầu của độc giả trong giai đoạn mới, khẳng định và nâng tầm vị thế của hai cơ quan báo chí này trong môi trường báo chí hiện đại. Tuy vậy, những bước chuyển mình mới bao giờ cũng đặt ra những thách thức, mặt hạn chế cần nhìn nhận và rút kinh nghiệm. Việc đánh giá chất lượng nội dung, thông tin truyền tải và các yếu tố kỹ thuật trong các tác phẩm podcast của VnExpress và Vietnamplus sẽ giúp cơ quan báo chí có cái nhìn khách quan nhất về quá trình sáng tạo các tác phẩm thuộc loại hình này của mình. Để từ đó, tiếp cận gần hơn với nhu cầu của công chúng hiện đại, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được việc cung cấp thông tin chính xác, trung thực, góp phần cải tạo cuộc sống – những chức năng cơ bản của báo chí luôn cần được phát huy và gìn giữ dù nó thể hiện ở bất kỳ loại hình nào. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng phát triển của loại hình podcast tại VnExpress.vn và Vietnamplus.vn có vai trò quan trọng, nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm podcast trong việc tác động đến công chúng và làm tốt chức năng, vai trò của báo chí. Đồng thời, cũng đề ra những bài học kinh nghiệm cho các cơ quan báo chí khác trong việc đổi mới nội dung, hình thức các sản phẩm của mình, tiếp cận lớp công chúng mới trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại.
Trang 1MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PODCAST HIỆN NAY 9
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 9
1.2 Thực trạng phát triển của podcast trên thế giới và tại Việt Nam những năm gần đây 18
1.3 Vai trò của loại hình podcast đối với vnexpress.net và vietnamplus.vn 21
Chương 2 THỰC TRẠNG PODCAST TRÊN VNEXPRESS.NET VÀ VIETNAMPLUS.VN (Khảo sát từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022) 26
2.1 Tổng quan về báo điện tử VnExpress, báo điện tử VietnamPlus 26
2.2 Thực trạng podcast trên vnexpress.net và vietnamplus.vn 29
Chương 3 VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LOẠI HÌNH PODCAST DO BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS SẢN XUẤT HIỆN NAY 57
3.1 Đánh giá về ưu điểm, hạn chế của podcast trên báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus 57
3.2 Một số vấn đề đặt ra đối với podcast do báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus sản xuất hiện nay 62
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng podcast trên báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay 65
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 77
TÓM TẮT KHÓA LUẬN 88
Trang 2Biểu đồ 1.1: Quy trình hoạt động của podcast (Nguồn dtdvn.net) 15 Biểu đồ 2.2: Số lượng podcast của từng chuyên mục trên báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus được khảo sát từ tháng 3/2021 – tháng 3/2022 30 Biểu đồ 2.3: Tháp nhu cầu của MASLOW 36 Bảng 2.1: Khảo sát podcast có nội dung chia sẻ, tâm sự về những vấn đề tâm lý, tình cảm trên báo điện tử VnExpress 38 Biểu đồ 2.4: Số lượng podcast đối thoại với các chuyên gia về một chủ đề nhất định trên báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022 39 Biểu đồ 2.5: Thống kê các hình thức thể hiện podcast trên báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus từ tháng 3/2021 – tháng 3/2022 44 Biểu đồ 2.6: Các thành phần của intro trên báo điện tử VnExpress 47
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số, mà cụ thể là sự gia tăng của các thiết bị điện tử, sự phủ sóng toàn cầu của Internet, podcast (được định nghĩa là một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe) đang trở thành một xu thế phát triển không thể bỏ lỡ của báo chí thế giới Tương tự như phát thanh truyền thống, podcast cũng tạo ra nội dung bằng âm thanh Tuy nhiên, trong khi chương trình phát thanh (bao gồm trực tiếp, thu âm trước hoặc kết hợp cả hai) sẽ phát liên tục, podcast lại được biên tập ngắn gọn, theo từng chủ đề riêng để phục vụ nhu cầu của từng đối tượng Thế mạnh của podcast so với phát thanh là khả năng tải xuống và nghe bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu, cũng như tua lại những đoạn thông tin mà người dùng muốn nghe.
Có thể minh chứng cho xu thế phát triển của podcast như một loại hình báo chí – truyền thông mới bằng việc các tòa soạn và tập đoàn truyền thông lớn trong ngành công nghiệp báo chí thế giới như: The New York Times, The Washington Post, CNN, BBC, Reuters hay Bloomberg đã sớm đưa chuyên mục podcast đến với bạn đọc trực tuyến Mỗi nền tảng là một thư viện các chương trình podcast, mỗi chương trình có nhiều tập, được cập nhật thường xuyên để người dùng nghe trực tuyến hoặc tải về nghe dần Theo nhận định của các chuyên gia, podcast đang bước vào “thời kỳ hoàng kim” của mình, khi tính đến tháng 2/2021 có hơn 1.750.000 kênh, với hơn 43 triệu tập Podcast Trong tương lai, các chuyên gia cũng cho rằng số người nghe Podcast sẽ vượt 160 triệu người vào 2023, tăng 20 triệu người mỗi năm. Các nền tảng Podcast quen thuộc hiện nay bao gồm Apple Podcasts, Google Podcasts, Spotify, Stitcher và SoundCloud đều có chiến lược tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất Podcast Ngay cả YouTube, trang chia sẻ video lớn nhất thế giới, cũng cung cấp Podcast Tại Việt Nam, trong một bài viết hồi tháng 1/2019, Công ty truyền thông EloQ Communications nhận định, đang có sự gia tăng nhận biết về Podcast ở
Trang 4nước ta và đây là thị trường tiềm năng cho loại hình này, nhờ sự phổ biến của smartphone, tốc độ Internet cao và việc có hơn 50 triệu người Việt tiêu thụ nội dung số trên các mạng xã hội trung bình hai tiếng rưỡi mỗi ngày
Nắm bắt được xu thế phát triển ấy, nhiều cơ quan báo chí trong nước đã sản xuất các nội dung tin tức bằng hình thức podcast để bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện đại Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (VOH) là những cơ quan báo chí chuyên về phát thanh đã có những podcast xuất hiện trên các nền tảng như Spotify, Apple Podcast, Google Podcast, Anchor,… Trong đó, VOVLive là một kho dữ liệu podcast khổng lồ, được biên tập kỹ càng từ những chương trình phát thanh có đông thính giả nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam Báo Quân đội Nhân dân Điện tử xây dựng chuyên mục dành riêng cho podcast tại chuyên trang Media Quân đội nhân dân với podcast “Ngày này năm xưa” khơi gợi niềm tự hào cho thính giả về những truyền thống lịch sử quý báu của các thế hệ cha anh Báo điện tử Dân Việt ra mắt podcast “Ngày mới tốt lành” vào tháng 9/2021 đề cập đến những câu chuyện tử tế, những góc nhìn tích cực và hướng thiện trong cuộc sống Báo Nhân dân cung cấp các bản tin thời sự hằng ngày trên các nền tảng podcast, mục tiêu đưa thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước tới đông đảo thính giả trong nước và nước ngoài Trong bối cảnh “bùng nổ” đó của podcast, báo điện tử VnExpress và Vietnamplus được biết đến là hai trong số những cơ quan báo chí đầu tiên, tiên phong trong việc phát triển loại hình “nghe báo” mới này, khi đã cho ra mắt những tập podcast đầu tiên từ năm 2020, bắt kịp với xu hướng của thế giới với nội dung phong phú, đa dạng, trải dài từ lĩnh vực tin tức, thời sự đến sức khỏe, tâm lý Sau gần 2 năm hoạt động, các chương trình podcast trên VnExpress.vn và Vietnamplus.vn đã tạo được vị thế riêng trong lòng công chúng, trở thành một kênh thông tin hữu ích đáp ứng nhu cầu của độc giả trong giai đoạn mới, khẳng định và nâng tầm vị thế của hai cơ quan báo chí này trong môi trường báo chí hiện đại.
Tuy vậy, những bước chuyển mình mới bao giờ cũng đặt ra những thách thức, mặt hạn chế cần nhìn nhận và rút kinh nghiệm Việc đánh giá chất lượng
Trang 5nội dung, thông tin truyền tải và các yếu tố kỹ thuật trong các tác phẩm podcast của VnExpress và Vietnamplus sẽ giúp cơ quan báo chí có cái nhìn khách quan nhất về quá trình sáng tạo các tác phẩm thuộc loại hình này của mình Để từ đó, tiếp cận gần hơn với nhu cầu của công chúng hiện đại, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được việc cung cấp thông tin chính xác, trung thực, góp phần cải tạo cuộc sống – những chức năng cơ bản của báo chí luôn cần được phát huy và gìn giữ dù nó thể hiện ở bất kỳ loại hình nào.
Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng phát triển của loại hình podcast tại VnExpress.vn và Vietnamplus.vn có vai trò quan trọng, nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm podcast trong việc tác động đến công chúng và làm tốt chức năng, vai trò của báo chí Đồng thời, cũng đề ra những bài học kinh nghiệm cho các cơ quan báo chí khác trong việc đổi mới nội dung, hình thức các sản phẩm của mình, tiếp cận lớp công chúng mới trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Trên thế giới
- Cuốn sách “Podcasting: New Aural Culture and Digital Media” (2018) của Dario Llinares, Neil Fox và Richard Berry cung cấp những nghiên cứu học thuật liên ngành toàn diện đầu tiên khám phá định nghĩa, tình trạng, thực tiễn và ý nghĩa của podcast qua lăng kính Nghiên cứu Văn hóa và Truyền thông Bằng cách tập hợp các nghiên cứu từ các học giả có kinh nghiệm cùng với những người thực hành sáng tạo podcast, các chương trong cuốn sách bao gồm một loạt các phương pháp tiếp cận để phản ứng kịp thời với thời điểm phát của podcasting.
- Cuốn sách “Podcasting: The Audio Media Revolution” (2019) của tác giả Martin Spinelli và Lance Dann đã phỏng vấn các nhà sản xuất của một số podcast phổ biến và có ý nghĩa văn hóa nhất cho đến nay, cùng với giám đốc điều hành tại một số tổ chức Podcasting lớn trên thế giới để minh chứng podcast là một sự thay đổi mang tính cách mạng trong phương tiện âm thanh qua việc mô tả những gì độc đáo nhất về podcast giữa các phương tiện âm thanh khác.
Trang 6- Cuốn sách “Big Podcast” (2019) của tác giả David Hooper đưa ra những chỉ dẫn có hệ thống cho người làm podcast trong việc thu hút người nghe, truyền tải thông điệp qua kênh podcast một cách hiệu quả, xây dựng lòng trung thành của đối tượng thính giả mục tiêu.
- Trong cuốn “Báo cáo toàn cầu về Đổi mới Sáng tạo trong Báo chí 2020-2021” của mạng lưới truyền thông toàn cầu FIPP (trụ sở tại Anh) và công ty Innovation Media Consulting Group (trụ sở tại Tây Ban Nha), do John Wilpers và Juan Seno biên tập, có dành một chương để đi sâu phân tích về podcast như một nỗ lực mới nhằm đa dạng hóa các nguồn doanh thu của các cơ quan báo chí Từ đó, cung cấp những chỉ dẫn, lời khuyên cho các lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên để ứng dụng loại hình mới này, thích ứng với môi trường báo chí đang thay đổi nhanh chóng
- Cuốn sách “Podcast Growth: How to Grow Your Podcast Audience” (2020) của các tác giả Colin Gray, Lindsay Harris Friel, Matthew McLean đề cập đến việc xây dựng lượng khán giả trung thành cho các chương trình podcast, trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt trong cộng đồng những người sáng tạo podcast bởi sự phát triển mạnh mẽ của loại hình này Cuốn sách mang đến những hướng dẫn cơ bản để những người sáng tạo nội dung podcast quảng cáo chương trình và tăng lượng khán giả của mình.
- Bài viết “Podcast for news publishers – A chance, a trend or nonsense?” (Tạm dịch: Một xu hướng, cơ hội hay vô nghĩa đối với báo chí) đăng trên State of Digital Publishing (4/3/2021) của tác giả Paulina Kubala-Chuchnowska, nêu ra số liệu cụ thể về mức độ gia tăng người nghe podcast trong giai đoạn từ năm 2019-2020, đồng thời xếp hạng những sản phẩm podcast do các cơ quan báo chí sản xuất có số lượng người nghe nhiều nhất trên thế giới Bên cạnh đó, bài viết có những phân tích ưu thế của các cơ quan báo chí, truyền thông khi làm podcast như có nguồn tài nguyên phong phú, kinh nghiệm của đội ngũ phóng viên, nhà báo trong việc khai thác các nhân vật, câu chuyện, có lượng công chúng trung thành, có niềm tin ở tòa soạn,… Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến lợi ích kinh tế từ việc tạo ra podcast của các tòa soạn,…
Trang 72.2 Ở Việt Nam
- “Tác phẩm báo phát thanh” (Đề tài khoa học cấp cơ sở) (2017) – Chủ nhiệm đề tài PGS, TS Đinh Thị Thu Hằng, cung cấp những kiến thức lý thuyết cơ bản về báo phát thanh, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, thế mạnh, hạn chế, các phương tiện tác động, cách viết cho báo phát thanh, đặc điểm thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự và chương trình phát thanh Về căn bản, podcast cũng có những đặc điểm giống với phát thanh truyền thống ở việc cung cấp nội dung thông tin bằng lời nói Hơn nữa, việc sản xuất các chương trình podcast của các cơ quan báo chí hiện nay cũng cần phải tuân thủ những yêu cầu về nội dung cũng như các yếu tố kỹ thuật của một sản phẩm báo chí phát thanh Bởi vậy, việc tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phát thanh trước khi đi vào nghiên cứu sâu hơn những đặc trưng riêng của loại hình podcast là vô cùng cần thiết.
- “Báo chí phát thanh hiện đại” (Đề tài khoa học cấp cơ sở) (2014) – Chủ nhiệm đề tài PGS, TS Nguyễn Đức Dũng, cung cấp một cách tổng quan những đổi mới của báo chí phát thanh Việt Nam trong xu thế vận động, phát triển tất yếu nhờ sự khởi nguồn từ công nghệ mới và Internet Đặc biệt, đề tài nhấn mạnh tới những xu thế phát triển mới của báo chí phát thanh hiện nay như chuyên biệt về đối tượng, tăng cường tối đa tính thời sự, nâng cao tính tương tác,… Đây đều là những đặc điểm không chỉ có ở podcast do các cơ quan báo chí sản xuất nói riêng, mà các sản phẩm podcast do những nhà sáng tạo nội dung sản xuất trên “thị trường” podcast hiện nay đều nắm vững và không ngừng tìm tòi phát triển.
- Trong cuốn “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại” (2016) của các tác giả Phan Văn Kiên, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu, có đề cập tới xu hướng phát thanh hiện đại trên Internet Các tác giả đã nêu lên một cách tổng quát những dấu hiệu thay đổi cũng như những hình thức, nền tảng cho phát thanh trên Internet phát triển, đồng thời nhấn mạnh và cung cấp chỉ dẫn cho những người làm báo để thực hiện những sản phẩm phát thanh đạt chất lượng, đáp ứng trình độ và nhu cầu của công chúng Đây là
Trang 8những kiến thức lý luận và thực tiễn ban đầu giúp những người làm báo “lấn sân” sang loại hình podcast thực hiện được những sản phẩm chất lượng.
- “Podcast ở Việt Nam: Một thị trường hứa hẹn” – Bài viết đăng trên
cuoituan.tuoitre.vn (28/5/2020) của tác giả Trường Sơn, phỏng vấn những
“người trong cuộc” là các phóng viên, nhà báo, người lãnh đạo các cơ quan báo chí như báo điện tử VietnamPlus, Đài Tiếng nói Việt Nam,… để thấy được bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của podcast tại Việt Nam – một thị trường được đánh giá là tiềm năng, có đầy đủ nhân lực, vật lực để loại hình này phát triển.
Nhìn chung, đã có những công trình nghiên cứu về podcast trên thế giới cũng như tại Việt Nam Song chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về hiệu quả, chất lượng các chương trình podcast đối với công chúng nói chung và sự phát triển của podcast trên báo VnExpress và Vietnamplus nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của các sản phẩm podcast do báo điện tử VnExpress và Vietnamplus sản xuất hiện nay Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của loại hình podcast trên hai tờ báo này, giúp nó tiếp cận gần hơn với công chúng trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về sản phẩm podcast và việc phát triển loại hình Podcast của các cơ quan báo chí trong nước hiện nay.
- Khảo sát các sản phẩm podcast trên báo điện tử VnExpress, báo điện tử VietnamPlus và một số cơ quan báo chí khác; nghiên cứu ý kiến công chúng (điều tra xã hội học) về nhận xét, đánh giá về chất lượng nội dung, hình thức của các sản phẩm podcast của 2 cơ quan báo chí là VnExpress, VietnamPlus.
- Đề xuất, kiến nghị, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển loại hình podcast do VnExpress và VietnamPlus sản xuất hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các sản phẩm podcast do VnExpress và VietnamPlus sản xuất.
Trang 94.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khóa luận tập trung nghiên cứu các sản phẩm podcast do 2 cơ quan báo chí là báo điện tử VnExpress, báo điện tử VietnamPlus sản xuất từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022 Ngoài ra, người nghiên cứu cũng nghiên cứu thực trạng phát triển của loại hình podcast tại một số cơ quan báo chí khác để làm cơ sở so sánh với 3 cơ quan báo chí được khảo sát.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài dựa trên chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực Báo chí, truyền thông Bên cạnh đó, đề tài cũng được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả thuộc các lĩnh vực báo chí và các ngành khoa học có liên quan, hệ thống những quan điểm lý luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các công việc thu thập và phân loại tài liệu, đọc tài liệu và thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu (bao gồm sách, tài liệu tham khảo, khai thác thông tin trên mạng Internet từ các nguồn tin cậy,…).
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp phỏng vấn sâu những nhà báo, phóng viên trực tiếp thực hiện các sản phẩm podcast, các nhà quản lý báo chí, chuyên gia báo chí.
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
- Đề tài đề cập và khảo sát chất lượng của các sản phẩm podcast do các cơ quan báo chí trong nước sản xuất hiện nay, thể hiện ở mặt nội dung, các yếu tố kỹ thuật như âm thanh, tiếng động,… và mặt hình thức Từ đó, đánh giá đúng thực trạng phát triển của loại hình báo chí – truyền thông mới này.
- Bên cạnh đó, đề tài sẽ cung cấp tư liệu cho các nhà quản lý báo chí cũng như những người làm báo để từ đó, có những phương hướng và giải
Trang 10pháp trong tương lai nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm podcast, đáp ứng nhu cầu của công chúng và nâng cao vị thế, uy tín của các cơ quan báo chí trong thời điểm nhiều loại hình, phương tiện truyền thông mới phát triển và có sự cạnh tranh gay gắt.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu 3 chương, gồm:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài - Chương 2: Thực trạng podcast trên vnexpress.net và vietnamplus.vn
Trang 11Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾNPODCAST HIỆN NAY
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm podcast
Cụm từ Podcast là sự kết hợp giữa “iPod” (một nhãn hiệu máy phát nhạc)và “Broadcast” (phát sóng) – được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà báo Ben
Hammersley trên tờ The Guardian vào đầu tháng 2 năm 2004, trước cả khi Apple chính thức bổ sung thêm hỗ trợ podcast cho iPod, hay phần mềm iTunes của hãng Một năm sau, thuật ngữ podcast có mặt trong Từ điển Oxford với định
nghĩa là “một tệp âm thanh kỹ thuật số có sẵn để tải xuống máy tính hoặc thiếtbị di động, thường có sẵn dưới dạng một series, các bản cài đặt mới có thể nhậnđược bằng cách đăng ký tự động”.
Còn theo từ điển Merriam Webster, “Một podcast hoặc nói chunglà netcast, là một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có
thể tải về và nghe Thường thì các podcast được phân phối theo dạng đăng ký, để các tập mới được tự động tải xuống thông qua web tới máy tính, ứng dụng di động hoặc máy phát phương tiện di động của người dùng”
Trong cuốn “Nghệ thuật “câu” like: Bí quyết làm nên những trang blog, podcast, video, ebook & webinar có một không hai” (2013) của Ann Handley và C.C Chapman” định nghĩa podcast là “Một chương trình audio được nén ở định dạng kỹ thuật số, được phổ biến đến người theo dõi qua Internet và thiết kế sao cho có thể phát lại trên máy tính hoặc các thiết bị audio kỹ thuật số di động như iPod” [19, tr.115] Định nghĩa này nhấn mạnh đến khả năng theo dõi qua Internet và các thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện đại của podcast.
Trong cuốn “Podcasting: New Aural Culture and Digital Media” của Dario Llinares, Neil Fox và Richard Berry, các tác giả trích dẫn ý kiến của McHugh, nhấn mạnh đến yếu tố nội dung, chủ đề của podcast khi cho rằng “Podcast không phải là sự lặp lại khác của phát thanh, mà nó là một tập hợp các tác phẩm và thực hành văn hóa bao gồm báo chí, nghệ thuật trình diễn, hài kịch,
Trang 12kịch, tiểu thuyết tài liệu, phê bình và giáo dục, nơi người nghe đưa ra quyết định cân nhắc (và thường thu hẹp) về những gì nên nghe và tiêu thụ trong thời gian gần đây” [21, tr.45].
Trong khóa luận này, tác giả muốn nhắc đến podcast với định nghĩa “mộttập tin âm thanh kỹ thuật số có thể được tải từ internet và phát trên máy tínhhoặc thiết bị mà người dùng có thể mang theo Podcast có thể có sẵn trêniTunes hoặc dịch vụ phát trực tuyến Ngoài ra, người dùng còn có thể tìm thấypodcast trên web và nghe qua trình duyệt”.
1.1.2 Đặc điểm của podcast
1.1.2.1 Podcast thường được tạo dưới dạng các tập trong một chuỗi vớinhiều chủ đề khác nhau
Các sản phẩm podcast được cung cấp ngắn gọn và định kỳ theo chủ đề tuỳ thuộc vào mục đích và đối tượng cung cấp thông tin Mỗi podcast thường có thể không có độ dài, cũng như tần suất ra cố định Thời lượng của một podcast có thể dao động từ 2 đến 5 phút Cũng có nhiều podcast dài 10 phút, 30 phút hoặc lên đến vài giờ.
Sự đa dạng nội dung của podcast đươc thể hiện ở việc người nghe có thể tìm kiếm bất cứ điều gì mình quan tâm từ giải trí thuần túy đến những câu chuyện truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm sống hay các chủ đề liên quan đến kinh tế, giáo dục, triết học, Khi theo dõi một kênh podcast, người dùng có thể tìm thấy nhiều tập podcast liên quan đến chủ đề, được khai thác ở nhiều góc độ, khía cạnh cũng như đa dạng hình thức Cách sắp xếp các tập podcast trong kênh podcast cũng tương tự như cách sắp xếp tệp phim truyền hình, sitcom, giúp thính giả tìm kiếm nội dung dễ dàng.
Bên cạnh đó, mặc dù đều mang đến nội dung cho người nghe bằng âm thanh, podcast được biên tập rất kỹ càng, không dư thừa nhằm vào đối tượng người nghe đích thay vì một chương trình với nhiều phần như phát thanh.
1.1.2.2 Podcast có tính lan tỏa, rộng khắp
Podcast có tính quảng bá thông tin nhờ sự phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ ánh sáng Thêm vào đó, với sự phát triển của mạng internet,
Trang 13wifi và 5G, các podcast được đăng tải ngay lập tức, có thể tiếp cận đến người nghe trên phạm vi toàn thế giới với mức phí là 0 đồng Mặc dù hiện nay đã xuất hiện cả một số kênh podcast có tính phí, tuy nhiên con số ấy không hề đáng kể và hoàn toàn hợp lý so với những trải nghiệm chất lượng mà người nghe sẽ nhận được.
Cụ thể hơn, người nghe có thể nghe podcast trực tuyến khi kết nối mạng Internet hoặc có thể tải về các thiết bị lưu trữ (di động) cá nhân để nghe khi cần Nếu không có nhiều thời gian theo dõi thường xuyên mà vẫn muốn cập nhật thông tin, người nghe có thể đăng ký tiếp nhận thông tin podcast trên một nền tảng để được tự động cập nhật Họ có thể nghe hoặc xem các sản phẩm này vào bất cứ lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu
Về mặt nội dung và hình thức thể hiện, podcast không chỉ thu hẹp trong một vài phạm vi nhất định mà có thể lan rộng với nhiều ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha, Người dùng chỉ cần ở một nơi mà vẫn có thể tiếp nhận những thông tin mới nhất được cập nhật từ nhiều quốc gia trên thế giới Tùy thuộc xem mức độ quan tâm của mỗi cá nhân đến các vấn đề trên toàn cầu như thế nào mà từ đó lựa chọn cho mình những sản phẩm podcast phù hợp.
Có thể thấy, podcast không phân biệt trình độ văn hóa hay ngôn ngữ của thính giả, chỉ cần có khả năng nghe, podcast sẽ đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều đối tượng.
1.1.2.3 Podcast có thể được tìm kiếm và chia sẻ một cách thuận tiện
Thông qua các ứng dụng xã hội trực tuyến hiện nay, việc tìm kiếm và chia sẻ các sản phẩm podcast ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dàng Hầu hết các sản phẩm này đều được lưu trữ trong không gian đám mây nên tốc độ và cách thức chia sẻ rất nhanh chóng và đơn giản, phổ biến nhất là chia sẻ các liên kết của các sản phẩm podcast Cụ thể, với các thiết bị Apple (bao gồm iPhone, iPad, iPod), các tập podcast đa dạng chủ đề và kênh đã được tích hợp sẵn, người nghe chỉ cần tìm kiếm hoặc nhấn vào đề xuất các podcast nổi bật trên ứng dụng, từ đó nghe trực tiếp các sản phẩm này Khi muốn chia sẻ, người dùng có thể lựa chọn
Trang 14chia sẻ cả tập tin âm thanh, hoặc sao chép liên kết Đồng thời, cũng có thể tải tập podcast về thiết bị của mình để dễ dàng nghe lại.
Với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android, hoặc máy tính, TV, podcast có thể được nghe qua các ứng dụng như Spotify, Soundcloud Cách chia sẻ tập podcast cũng tương tự bằng cách sao chép liên kết podcast.
Khi tham gia cộng đồng sử dụng các công cụ mạng xã hội, nhà sáng tạo và người dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn với những tính năng chia sẻ podcast sẵn có của các dịch vụ này.
1.1.2.4 Podcast được tạo lập đơn giản
Chỉ cần có thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ phổ biến như máy tính để bàn, laptop, notebook, tablet, ipad… và một số phần mềm chỉnh sửa âm thanh đơn giản, một nhà sáng tạo không chuyên (về phần cứng cũng như phần mềm) cũng có thể tạo ra được các tệp tin âm thanh dạng podcast với chi phí thấp Điều này dẫn đến việc chất lượng podcast của từng kênh cũng khác nhau Có những podcast chỉ được tạo ra bởi những thiết bị ghi âm tối thiểu như máy tính để bàn hay trên điện thoại thông minh qua ứng dụng Record Trong khi đó, một số podcast được ghi lại trong một studio chuyên nghiệp với micro thu âm, bộ điều chỉnh âm thanh chuyên dụng và được chỉnh sửa, tạo nên từng đoạn âm thanh hoàn hảo nhất.
Tiếp đó, người dùng cần chuẩn bị cover art cho podcast, cùng với đó tạo một trang lưu thông tin podcast của mình thông qua dịch vụ podcast hosting service để chúng phân phối đến các app nghe podcast như Spotify, Google Podcast,… Tất cả các bước tìm kiếm và áp dụng dịch vụ này cũng được lập trình sẵn và không quá khó khăn cho người dùng để tìm hiểu và sử dụng, sẽ được đề cập kỹ hơn ở những phần sau.
1.1.3 Các thành phần của một podcast
Một kênh podcast sẽ bao gồm nhiều tập (eposide) podcast Bởi vậy, trong quá trình sáng tạo podcast, người sáng tạo phải phân tách và chú ý đến các thành phần riêng của kênh, của tập podcast khi xây dựng và sáng tạo đứa con tinh thần của mình.
Trang 15Cụ thể, các yếu tố cấu thành một kênh podcast bao gồm: Chủ đề, tên, hình đại diện, phần mô tả, kênh đăng tải podcast.
Các yếu tố của một tập podcast: Phần mô tả, hình đại diện, bố cục của tập podcast.
Ở phần này, người viết sẽ tập trung phân tích, làm rõ từng yếu tóo tạo nên một kênh podcast.
1.1.3.1 Chủ đề
Công chúng hiện đại sống trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, nơi nhịp sống và mọi công việc luôn diễn ra một cách hối hả, yêu cầu con người phải có khả năng đa nhiệm (multitask) và tận dụng một cách tối đa thời gian mình có Bởi vậy, podcast trở thành một kênh tiếp cận thông tin vô cùng hữu ích và thuận tiện của con người, khi họ có thể nghe mọi nội dung mình muốn khi đang làm bất cứ việc gì, từ tập gym, chạy bộ, di chuyển trên đường, làm việc nhà,… để tích lũy thêm tri thức trong thời gian trống.
Nắm bắt được điều đó, những nhà sáng tạo nội dung podcast đã tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của công chúng Họ làm những khảo sát trên trang cá nhân, hay những diễn đàn mạng xã hội để biết được người nghe muốn nghe gì Cùng với đó, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm và sở thích của mình để đem lại giá trị thông tin cho người nghe Những chủ đề podcast trải dài từ giải trí đến các lĩnh vực học thuật như kinh tế, triết học,… được truyền tải và bàn luận một cách sôi nổi, thú vị đến từ góc nhìn của những “người trong cuộc”, bởi vậy lại càng trở nên có giá trị với lớp công chúng của loại hình truyền thông mới này.
1.1.3.2 Tên podcast
Không có một tiêu chuẩn hay tiêu chí chung nào cho việc đặt tên một kênh podcast Tuy nhiên, những người sáng tạo podcast thường dựa vào chủ đề mình muốn truyền tải để đặt một cái tên làm cho người nghe cảm thấy có sự liên kết chặt chẽ tới yếu tố nội dung Tên của kênh podcast và tập podcast cũng thường ngắn gọn, súc tích để người nghe dễ đọc, dễ nhớ
Trang 16Tại Việt Nam, các kênh podcast hiện nay thường được đặt phổ biến theo tiếng Việt và tiếng Anh Trong đó, có những kênh đặt tên thuần Việt như podcast “Ta đi Tây”, “Du và học”, “Bí ẩn sử Việt”,…, những kênh đặt tên tiếng Anh như podcast “The blue expat”, “Have a sip”,…, hoặc kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh bằng cách nêu tên nội dung và ghép các cụm từ như “show”, “radio”, có thể kể đến như podcast “Giang ơi Radio”, “Radio Nhân dân”, “Dấn thân show”, “Podcast 25 phút”,…
1.1.3.3 Hình đại diện
Hình đại diện (trong tiếng Anh là “cover art” hay “artwork”) là hình ảnh của một podcast trên các ứng dụng Đây là một đặc trưng của podcast được người nghe ghi nhớ và nhận dạng Đa số hình ảnh của các kênh podcast hiện tại sẽ bao gồm tên podcast và hình ảnh minh họa, được thiết kế trên các phần mềm thiết kế.
Đối với các tập podcast, những người sáng tạo nội dung cũng thường sử dụng lại hình đại diện của kênh podcast để làm cover art Tuy nhiên cũng có trường hợp, cover art của tập podcast có sự thay đổi như thêm hình ảnh của nhân vật chia sẻ trong podcast mà vẫn đảm bảo kích thước, màu nền, khung và cách sắp xếp cover art của kênh, nhằm tạo ra sự mới lạ, độc đáo
Hình đại diện của một podcast trên các ứng dụng đóng một vai trò rất lớn, góp phần tăng độ nhận diện và thu hút người nghe là những người lần đầu tiên lựa chọn nghe một kênh podcast mới.
1.1.3.4 Phần mô tả
Phần mô tả podcast hay còn được gọi là tóm tắt podcast là phần chữ người sáng tạo podcast dùng để mô tả cho toàn bộ kênh hoặc từng tập podcast của mình Phần mô tả này có nhiệm vụ giới thiệu cho người nghe biết nội dung của podcast là về chủ đề gì, người chia sẻ là ai, có tri thức và trải nghiệm như thế nào về vấn đề họ đang nói đến,… để từ đó, người nghe quyết định có nghe podcast đó không.
Độ dài của phần mô tả podcast có thể tùy thuộc vào dịch vụ và kênh đăng tải podcast cho phép Đồng thời, có sự khác nhau trong việc hiển thị phần mô tả
Trang 17ở những thiết bị, ứng dụng nghe podcast khác nhau, ví dụ như nghe trên điện thoại iPhone hay nghe trên máy tính, TV,…
1.1.3.5 Dịch vụ lưu trữ và kênh đăng tải podcast
Có thể mô tả quá trình hoạt động của một kênh podcast như sau:
Biểu đồ 1.1: Quy trình hoạt động của podcast (Nguồn dtdvn.net)
Cụ thể, sau khi hoàn thành file ghi âm dưới dạng MP3, người dùng đăng ký dịch vụ lưu trữ podcast (ví dụ như: Transistor, Simplecast, hay Libsyn), sau đó tải file MP3 lên nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ podcast mà họ đã đăng ký.
Tại đây, nền tảng lưu trữ podcast sẽ tạo nguồn cấp dữ liệu RSS sẵn sàng cho podcast của người dùng.
Tiếp đó, những ứng dụng nghe podcast như Apple podcasts, Spotify, Google podcasts,… sẽ lấy nguồn podcast qua RSS.
Bằng cách đồng bộ hóa, RSS giúp cho những nội dung được xuất bản từ cùng một nguồn có thể phát tán qua nhiều kênh khác nhau Đó chính là lí do một kênh podcast có thể được phát tán đi rất nhiều nơi cùng thời điểm và người tạo thông tin có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và thao tác để đạt được điều đó.
Trang 181.1.3.6 Bố cục của podcast
Các podcast thường được làm dưới 2 dạng chính:
+ Podcast solo (Độc thoại): Là podcast mà host (chủ) của kênh podcast tự nói, tự thu âm.
+ Podcast đối thoại, chia sẻ, phỏng vấn khách mời: Đây là loại podcast thu hút người nghe rất tốt, ở đó host của kênh có thể mời khách mời chia sẻ về chủ đề nào đó Hoặc host cũng có thể đóng vai trò là người phỏng vấn, để khách mời chia sẻ những kinh nghiệm của họ
Tùy thuộc vào dạng podcast (phỏng vấn khách mời, host của podcast chia sẻ hay 2 đồng sáng tạo podcast chia sẻ,…), mỗi podcast sẽ có một bố cục chi tiết khác nhau được phân chia theo nội dung hoặc thời gian.
Tuy nhiên, bố cục chung cho một tập podcast có thể được liệt kê thành các phần: Intro -> Phần nội dung chính -> Nhạc nghỉ ngắt đoạn -> Outro.
1.1.3.7 Âm thanh trong podcast
Cũng giống như phát thanh, âm thanh trong podcast bao gồm: Lời dẫn, tiếng động, âm nhạc Tất cả những yếu tố trên kết hợp với nhau một cách hài hòa và có mục đích để tạo ra một sản phẩm podcast chất lượng Nói như nhà sáng tạo podcast Link Po Nguyễn (host podcast The Blue Expat) trong một series các bài viết hướng dẫn làm podcast: “Âm nhạc trong podcast không chỉ để bổ trợ cho thông điệp và tạo tâm trạng cho người nghe mà còn là để dẫn dắt cảm xúc của họ” [31].
1.1.4 Điểm khác nhau của podcast và phát thanh truyền thống
Tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Tác phẩm báo chí đưa ra khái niệm về phát thanh: “Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống hiện thực” [4, tr.11].
Đối chiếu với định nghĩa về podcast đã được nêu trong phần trên, phát thanh và podcast có những điểm chung Theo bà Nguyễn Thúy Hoa, Trưởng ban hợp tác quốc tế Đài tiếng nói Việt Nam (VOV): “Cả radio và podcast đều tạo ra
Trang 19nội dung bằng âm thanh, tập trung vào các chức năng thông tin, giáo dục và giải trí cho người nghe” Tuy vậy, hai loại hình này cũng có những điểm khác biệt, phục vụ các nhóm công chúng mục tiêu khác nhau và có sự khác nhau trong nội dung, hình thức” [27].
1.1.4.1 Nền tảng phát sóng
Phát thanh truyền thống được phát sóng qua sóng radio Trong khi đó, podcast được phát sóng trên đa nền tảng như các ứng dụng nghe podcast, YouTube hoặc thậm chí cả các trang mạng xã hội như Facebook.
Trong khi một chương trình phát thanh thường được phát trực tiếp, bỏ qua khâu chỉnh sửa thì podcast cho phép người nghe có thể nghe mọi lúc, mọi nơi một cách thuận tiện Mặt khác, người nghe có thể “nghe lướt” xem podcast đó có đề cập đến vấn đề mình yêu thích không rồi mới quyết định nghe chính thức Dù thính giả phát thanh cũng có thể nghe lại chương trình trên trang của một số đài phát thanh, nhưng họ sẽ gặp trở ngại về việc tìm kiếm, cũng như đôi khi khó xác định được thời gian đăng của chương trình sau khi được phát sóng
1.1.4.2 Tâm thế tiếp cận của công chúng
Theo khảo sát, thế hệ X (những người được sinh từ năm 1965 – 1979) thường nghe radio nhiều hơn các nhóm tuổi khác bởi họ trưởng thành trong thời điểm Internet, truyền thông xã hội hay điện thoại thông minh chưa xuất hiện và phát triển Hệ thống phát thanh trở thành nơi cung cấp thông tin và các dịch vụ giải trí tốt nhất thời điểm bấy giờ Mặc dù podcast bắt đầu phát triển từ khi hãng Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, thì việc thay đổi thói quen của một nhóm công chúng vốn đã khá lớn tuổi cũng là một điều tương đối khó.
Còn hiện tại, thế hệ Y (những người sinh từ năm 1980 – 1994) và thế hệ Z (những người sinh từ năm 1995 – 2012) là những người sống trong kỷ nguyên số, thuần thục với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ hiện đại Họ nhận thấy và được tiếp xúc với sự đa dạng của các nền tảng truyền thông Bởi vậy thay vì phát thanh truyền thông, họ lựa chọn nghe podcast để có thể chủ động nghe và sắp xếp thời gian nghe hợp lý.
Theo PV - BTV Hạnh Nguyên (Kênh VOV Sức khỏe – Đài Tiếng nói
Việt Nam): “Tâm thế của công chúng nghe podcast là chủ động, còn nghe phát
Trang 20thanh là bị động Bởi 1 chương trình phát thanh được phát theo khung giờ nhấtđịnh, người nghe không có sự lựa chọn trong thời điểm bật radio Còn podcastcho phép công chúng chủ động nghe mọi lúc, mọi nơi Họ có thể thích thì nghe,nghe tiếp hoặc khi cảm thấy chán có thể tạm dừng và nghe tiếp vào lúc sau”.
[Trích PVS 2, phụ lục 1].
1.1.4.2 Nội dung
Trong một buổi phát thanh thường sẽ có rất nhiều lĩnh vực được nói đến như: Âm nhạc, tin tức, văn hóa, khoa học, thể thao, Chủ đề của buổi phát thanh thường tập trung phản ánh những tin tức nóng hổi, thời sự Ngược lại, mỗi podcast sẽ tập trung vào một lĩnh vực, một chủ đề ngách nhất định, có thể lưu trữ lâu dài mà không bị lạc hậu.
Theo bà Nguyễn Thúy Hoa, Trưởng ban hợp tác quốc tế Đài tiếng nói
Việt Nam (VOV): “Tầm ảnh hưởng của chương trình phát thanh truyền thốnglà số người nghe ngay lúc đó Tầm ảnh hưởng của chương trình podcast baogồm cả lượng người nghe sau này” [27].
Ngoài ra, một chương trình phát thanh sẽ có yêu cầu chặt chẽ về thời lượng, format chương trình, nhạc hiệu,… Trong khi đó, podcast có thể có bố cục và thời lượng tùy thuộc vào người sáng tạo, kéo dài 5 phút, 30 phút hoặc lên đến vài giờ.
1.1.4.3 Cơ quan quản lý
Các đài phát thanh thường sẽ chịu sự quản lý của nhà nước hay các công ty, tập đoàn về nội dung và bản quyền Trong khi đó, podcast mang tính cá nhân hóa hơn, khi bất kỳ ai nếu muốn chia sẻ những trải nghiệm, nói lên tiếng nói của mình cũng có thể tự do xây dựng một podcast và thính giả sẽ là người đánh giá chất lượng, lựa chọn podcast phù hợp để nghe.
1.2 Thực trạng phát triển của podcast trên thế giới và tại Việt Namnhững năm gần đây
1.2.1 Trên thế giới
Theo nhận định của các chuyên gia, podcast đang bước vào “thời kỳ hoàng kim” của mình, khi tính đến tháng 2/2021 có hơn 1.750.000 kênh, với
Trang 21hơn 43 triệu tập podcast Theo báo cáo xu hướng podcast hằng năm của Discover Pods, có hơn 82% người dùng thường nghe podcast trên 7 giờ mỗi tuần, 33% người dùng nghe podcast trên thiết bị thông minh hay 59% người dùng dành thời gian nghe podcast nhiều hơn là truy cập vào mạng xã hội Podcast Insights thống kê tại Mỹ có khoảng 68 triệu người thường xuyên nghe podcast vài lần trong tuần và 155 triệu người từng nghe ít nhất một podcast Trong tương lai, các chuyên gia cho rằng số người nghe podcast sẽ vượt 160 triệu người vào 2023, tăng 20 triệu người mỗi năm. Các nền tảng nghe podcast quen thuộc hiện nay bao gồm Apple Podcasts, Google Podcasts, Spotify, Stitcher và SoundCloud đều có chiến lược tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất podcast Ngay cả YouTube, trang chia sẻ video lớn nhất thế giới, cũng cung cấp podcast
Trên thực tế, podcast cũng đã trở thành một loại hình báo chí mới Các tòa soạn và tập đoàn truyền thông lớn trong ngành công nghiệp báo chí thế giới như: The New York Times, The Washington Post, CNN, BBC, Reuters hay Bloomberg đã sớm đưa chuyên mục này đến với bạn đọc trực tuyến Ở đó, mỗi nền tảng là một thư viện các chương trình podcast, mỗi chương trình có nhiều tập, được cập nhật thường xuyên để người dùng nghe trực tuyến hoặc tải về nghe dần.
1.2.2 Tại Việt Nam
Trong một bài viết hồi tháng 1/2019, Công ty truyền thông EloQ Communications nhận định, đang có sự gia tăng nhận biết về podcast ở Việt Nam và đây là thị trường tiềm năng cho loại hình này Waves, startup muốn xây dựng nền tảng podcast cho người Việt, cũng đánh giá thị trường nội dung âm thanh tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nhờ sự phổ biến của smartphone, tốc độ Internet cao, có hơn 50 triệu người Việt tiêu thụ nội dung số trên các mạng xã hội trung bình hai tiếng rưỡi mỗi ngày
Có thể thấy, nhiều kênh podcast do các nhà sáng tạo nội dung Việt đã thu hút được lượng theo dõi lớn như “Tâm sự kinh doanh” có 1300 lượt đánh giá trên Apple Podcasts với điểm trung bình 5/5, các kênh podcast “Have a sip”,
Trang 22“The Present Writer”, “Amateur Psychology - Tay mơ học đời bằng tâm lý
học”,… với chia sẻ về nhiều lĩnh vực trong đời sống từ những nhà sáng tạo nội dung có kiến thức cũng đã trở thành những “ngôi sao đang lên” nhận được sự
quan tâm nhất định
Cùng với đó, nhiều cơ quan báo chí tại Việt Nam cũng đã sản xuất các nội dung tin tức bằng hình thức podcast để bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện đại Đài Tiếng nói Việt Nam – cơ quan báo chí có nền tảng, thế mạnh về phát thanh đã sản xuất những chương trình podcast theo nội dung của từng kênh như “VOV – Chương trình thời sự”, “VOV – Khởi nghiệp”, “Nhật ký đô thị” - podcast của kênh VOV Giao thông,… Báo Nhân Dân – Tờ báo “anh cả” trong hệ sinh thái báo chí cách mạng Việt Nam đã ra mắt các bản tin thời sự hằng ngày trên các nền tảng podcast thông dụng của thế giới là Spotify, Apple Podcasts, Google Podcasts,…, với mục tiêu đưa thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước tới đông đảo thính giả trong nước và nước ngoài, bổ sung thêm kênh tiếp cận tờ báo Đảng lớn nhất của đất nước cho công chúng Hàng loạt các tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử như Vietnamnet, VnExpress, Dân Việt, VietnamPlus,… cũng đã và đang thực hiện những podcast với nội dung bám sát các vấn đề nổi cộm trong thực tế tình hình đất nước và cuộc sống của con người, chú trọng khai thác những giá trị nhân văn, tử tế (podcast “Ngày mới tốt lành” của báo điện tử Dân Việt), hay những giải đáp về những vấn đề tâm sinh lý, tình cảm (các podcast của báo điện tử VnExpress) Ngoài ra, còn có Quân đội Nhân dân Điện tử ra mắt podcast trên chuyên trang media Quân đội nhân dân với những podcast giới thiệu những mốc thời gian, sự kiện quan trọng, gắn liền với tiến trình xây dựng và phát triển của đất nước, đồng thời thường xuyên đăng tải các tác phẩm báo nói về đề tài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phòng, chống “diễn biến hòa bình”.
Có thể thấy, một trong những điểm thuận lợi của “báo podcast” hiện nay là các tòa soạn đều đang hướng tới mô hình tòa soạn hội tụ, không phân biệt báo in hay báo điện tử, truyền hình Bởi vậy, đội ngũ nhà báo, phóng viên và các
Trang 23trang bị kỹ thuật để thực hiện các podcast của các tòa soạn đều có thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu và có chất lượng tốt.
Một thuận lợi nữa đối với podcast do các cơ quan báo chí Việt Nam sản xuất là hiện nhiều bạn đọc Việt Nam đã quen với podcast Họ thường nghe podcast của các báo nước ngoài với mục đích chính là học tiếng Anh Bởi vậy, từ việc nghe podcast tiếng Anh, họ cũng sẽ dễ dàng chuyển sang nghe podcast báo tiếng Việt.
1.3 Vai trò của loại hình podcast đối với vnexpress.net vàvietnamplus.vn
Có thể thấy những năm gần đây, chuyển đổi số (digital transformation) đã và đang tạo ra những thay đổi lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội Sự tích hợp các công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực, tận dụng các công nghệ đã thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình hoạt động, cung cấp các giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.
Tại Việt Nam, khái niệm "Chuyển đổi số" thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang hoạt động áp dụng công nghệ mới như tập hợp dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing),… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc,
Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, “chuyển đổi số” đang tạo ra một thời đại thông tin tăng tốc, một xã hội thông tin, trong đó thông tin trở thành yếu tố trung tâm quyết định sự biến đổi cả về phương thức sản xuất dẫn đến yêu cầu mới về lực lượng sản xuất trên toàn xã hội Chuyển đổi số trở thành phương thức, công cụ để các cơ quan báo chí truyền thông tận dụng, áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động để sản xuất ra các sản phẩm báo chí công nghệ mới, có thể đáp ứng yêu cầu, thói quen, sở thích của độc giả,…
Từ báo giấy quen thuộc, đến sự ra đời của các trang báo điện tử của báo giấy, rồi những hình thức mới tích hợp nhiều yếu tố kỹ thuật công nghệ hiện đại như long-form, e-magazine và giờ là podcast,… các cơ quan báo chí Việt Nam đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, bắt kịp nhu cầu của thời đại để sản xuất ra
Trang 24những sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu của lớp công chúng mới, vừa đảm bảo tôn chỉ mục đích hoạt động và những đặc trưng cơ bản của báo chí Đó là chức năng thông tin, chức năng giáo dục, chức năng giám sát và phản biện xã hội, Có thể thấy, vai trò của những hình thức sản xuất báo chí mới như e-magazine, long-form hay podcast đối với mỗi cơ quan báo chí là giúp họ tiếp cận gần hơn và
củng cố thêm vị trí của mình đối với nhóm công chúng nhất định Bởi lẽ “Việcthấu hiểu và nắm bắt những xu thế mới nhất trong ngành công nghiệp củachúng ta chính là chìa khóa để dẫn tới thành công” [28].
Từ những nhận định trên có thể thấy được vai trò của những phương thức truyền thông mới, trong đó có podcast trong việc nâng cao độ nhận diện của các cơ quan báo chí trong nước Cụ thể:
Đối với báo điện tử VietnamPlus, việc sản xuất podcast là một “viêngạch” góp phần tiếp tục giúp cơ quan báo chí này khẳng định vị thế là mộttrong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mang tính mở đườngtrong lĩnh vực báo chí – truyền thông.
Có thể thấy trong những năm qua, VietnamPlus là cơ quan báo chí liên tục đổi mới, sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm báo chí với hàm lượng thông tin cao nhưng đồng thời cũng mang dấu ấn của “những lần đầu tiên” ở Việt Nam Đó là chatbot nhằm tương tác với độc giả, là NewsGame trên các mục thời sự, giải trí, kiến thức, thăm dò ý kiến, giúp người đọc thu nhận được thông tin dưới hình thức mới lạ, hứng thú là một trò chơi hỏi đáp, là RapNewsPlus – Bản tin thời sự đầu tiên ở Việt Nam và trên Thế giới được thể hiện trên nền nhạc rap – đã đoạt giải thưởng quan trọng của Hiệp hội Các nhật báo và nhà xuất bản tin tức Thế giới (WAN-IFRA) vào năm 2014,…
Đối với loại hình podcast, theo ông Nguyễn Hoàng Nhật – Phó tổng biên tập VietnamPlus, tờ báo này làm podcast như một cách bám sát những xu thế mới của truyền thông thế giới: “Những cuốn cẩm nang báo chí mà TTXVN duy trì mua bản quyền phát hành trong vài năm trở lại đây cũng đều nhắc nhiều đến podcast” [27].
Trang 25Theo đại diện VietnamPlus, qua quan sát ở một số diễn đàn, cộng đồng nghe podcast ở Việt Nam không phải là hiếm Nhiều diễn đàn học tiếng Anh đều chia sẻ kinh nghiệm nghe podcast để luyện kỹ năng nghe (các kênh phổ biến như “Ted Talk”, “BBC News”,…) Từ nghe tiếng Anh, họ có thể chuyển qua nghe tiếng Việt, nhưng các kênh tin tức tiếng Việt vẫn là khoảng trống, ngoài podcast của VOV thì hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài một số kênh của người Việt ở hải ngoại.
Đáp ứng những nhu cầu đó của độc giả, ngày 23/1/2020, VietnamPlus đã sản xuất các bản tin podcast, hướng tới các thiết bị thông minh ra lệnh bằng giọng nói Hiện nay, sản phẩm podcast của VietnamPlus ngoài việc được phát ở mục bản tin âm thanh trên trang Vietnamplus.vn, cũng đã được đăng ký chạy trên các nền tảng phổ biến nhất của loại hình này như Apple Podcast, Spotify, chạy được trên các thiết bị loa thông minh như Google Home, Alexa,
Đối với báo điện tử VnExpress, việc sản xuất podcast giúp cung cấpnhững thông tin phù hợp với thị hiếu công chúng, vừa giúp đảm bảo tôn chỉ,mục đích hoạt động của tờ báo là luôn mang đến cho độc giả những thông tinnhanh nhạy và đảm bảo tính nóng hổi, kịp thời.
Xuất phát điểm là một trang tin điện tử, sau gần 21 năm phát triển, tôn chỉ mục đích trở thành một “tờ báo trực tuyến lớn nhất Việt Nam” của VnExpress đã trở thành hiện thực Cơ quan báo chí này đã mang đến cho người đọc những thông tin “tốc hành” nhất trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống, từ chính trị, văn hóa, xã hội,…, cập nhật liên tục và đa dạng, mang lại sự thú vị cho độc giả
Đến với sân chơi mới là podcast, tiêu chí “nhanh” tiếp tục được VnExpress đặt lên hàng đầu khi tờ báo điện tử này có những số podcast được xuất bản hằng ngày, bám sát dòng thời sự chủ lưu và những vấn đề nóng hổi nhất diễn ra trong đời sống kinh tế, xã hội Cùng với đó, những chuyên mục “ngách” về đầu tư, sức khỏe, đời sống tâm lý, cảm hứng sống,… cũng được đề cập theo chủ đề với kho nội dung và khách mời có kiến thức Có thể thấy, sự “nhanh nhạy” thông tin của VnExpress không chỉ thể hiện tờ báo này sử dụng
Trang 26một hình thức làm báo mới bắt kịp xu hướng công chúng hiện đại, mà còn nhanh nhạy nắm bắt những chủ đề được công chúng quan tâm Ví dụ, với những thế hệ trước, bệnh tâm lý là một vấn đề khá mơ hồ và ít khi được chú ý Tuy vậy, với thế hệ hiện tại, đặc biệt là những người trẻ, những vấn đề liên quan đến tâm lý, sức khỏe tâm thần là một vấn đề được coi trọng, ưu tiên đôi khi còn hơn những giá trị vật chất Bởi vậy, podcast “Bạo hành tinh thần” của VnExpress ra đời, không chỉ thể hiện sự nhanh nhạy nắm bắt những vấn đề trong cuộc sống của tờ báo này, mà còn thể hiện đội ngũ phóng viên, biên tập viên của báo mong muốn sẽ góp phần đưa ra thông điệp đúng đắn một cách “nhanh nhất”, giúp những người đang gặp phải vấn đề tâm lý có một nơi để chia sẻ câu chuyện của họ và tìm ra cách thoát khỏi những tình trạng đó một cách khoa học, đúng cách, tránh để lại những tổn thương tâm lý lâu dài.
Ngày càng nhiều bài viết trên VnExpress không đơn thuần truyền tải nội
dung, thông điệp, mà còn gợi mở các giác quan của độc giả bằng cách kể chuyện theo lối tương tác, với sự kết hợp của nhiều loại hình công nghệ mới Mục đích cuối cùng là để phụng sự bạn đọc ngày một tốt hơn, tiến đến xây dựng một nền tảng báo chí điện tử hiện đại theo xu hướng thế giới.
Tiểu kết chương 1
Như vậy trong chương 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến podcast hiện nay Qua đó, rút ra một số kết luận:
1 Podcast là tệp tin âm thanh số với nội dung chuyên sâu, đa dạng về chủ đề và cách thức thể hiện Podcast có những đặc điểm giống và khác so với phát thanh truyền thống Trong môi trường truyền thông hiện đại, những điểm đặc trưng của podcast đang khiến loại hình này có nhiều ưu thế hơn bởi tính thuận tiện khi người nghe có thể tự do lựa chọn, chủ động nghe bất cứ khi nào và ở đâu Đồng thời, nội dung chuyên sâu về mọi lĩnh vực cuộc sống của podcast cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhóm công chúng hiện đại vốn đang có xu hướng trở nên “đa nhiệm” hơn, bởi họ mong muốn thu nạp
Trang 27được kiến thức từ nhiều ngành nghề, chủ đề khác nhau, phục vụ công việc và có một cuộc sống chất lượng hơn.
2 Podcast đã và đang dần trở thành một “ngành công nghiệp tỷ đô”, một xu hướng truyền thông mới lôi kéo những nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp và cả không chuyên tham gia vào “sân chơi” này Trong lĩnh vực báo chí, việc các cơ quan báo chí sản xuất podcast là một bước đi tất yếu, phù hợp với sự phát triển và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng Tuy nhiên, thách thức mà các cơ quan báo chí gặp phải cũng không ít bởi sự cạnh tranh của những podcast đa dạng nội dung do các cá nhân sản xuất, hay đến từ việc thiếu nguồn nhân lực chuyên sâu đảm trách nhiệm vụ sản xuất các podcast chuyên nghiệp,…
3 Báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus là hai trong số những cơ quan báo chí đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ làm báo mới, xu hướng truyền thông mới của thời đại Sự gia nhập “sân chơi podcast” của 2 đơn vị này là một minh chứng cho việc các tờ báo cập nhật từng ngày để giữ chân công chúng của mình, mang đến những giá trị mới Trên thực tế, 2 cơ quan báo chí này có đầy đủ điều kiện khách quan và chủ quan về xu hướng thời đại, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, định hướng phát triển của tòa soạn,… để tạo ra những podcast chất lượng.
Những nội dung này là cơ sở để tác giả khóa luận tiến hành nghiên cứu, khảo sát những nội dung trong Chương 2.
Trang 28Chương 2
THỰC TRẠNG PODCAST TRÊN VNEXPRESS.NET VÀVIETNAMPLUS.VN (Khảo sát từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022)
2.1 Tổng quan về báo điện tử VnExpress, báo điện tử VietnamPlus
2.1.1 Báo điện tử VnExpress
Báo điện tử VnExpress được ra mắt lần đầu vào ngày 26 tháng 2 năm
2001 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT
vào ngày 25 tháng 11 năm 2002 VnExpress hiện tại do Bộ Khoa học và Công
nghệ quản lý
VnExpress là trang báo đầu tiên ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không có bản in giấy Sau tuần đầu ra mắt vào năm 2001, số máy tính truy cập trong một ngày đạt mức 1.000 Tuần tiếp theo, số độc giả hằng ngày đã tăng gấp
đôi Sau nửa năm, VnExpress có 300.000 độc giả Năm 2002, VnExpress được
báo giới Việt Nam bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, “do đã thực sự là một biểu tượng cho sự phát triển nội dung Internet ở Việt Nam” [30].
Ảnh 2.1: Ảnh chụp màn hình trang báo điện tử VnExpress
Hơn 2 thập kỷ xây dựng và phát triển, VnExpress luôn giữ vững vị thế là “báo tiếng Việt nhiều người xem nhất” Năm 2005, báo trực tuyến
Trang 29VnExpress đã lọt vào Bảng xếp hạng 500 trang web có nhiều người xem nhất trên toàn cầu (Global Top 500) của Alexa - công cụ theo dõi lưu lượng truy cập thuộc tập đoàn thương mại trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon.com Tính đến hết năm 2021, báo thu hút hơn 40 triệu độc giả thường xuyên, hơn 10 tỷ lượt xem và 5 triệu ý kiến bình luận của bạn đọc Theo thống kê, mỗi độc giả dành trung bình 5 phút 44 giây cho một lần truy cập Độ tuổi người đọc trải rộng từ 18 đến trên 60 Tỷ lệ truy cập bằng thiết bị di động tăng trưởng ở hầu hết các lứa tuổi Trong đó, nhóm độc giả 34-44 tuổi tăng hơn 100% [36].
Đáp ứng sứ mệnh phụng sự độc giả và tiêu chí đưa tin: khách quan, cân bằng, kịp thời, VnExpress đã không ngừng phát triển những nội dung đa dạng, phong phú, chính xác và chuyên sâu Bên cạnh vnexpress.net, những trang ngách như Ngôi sao, Gamethu, Số hóa, hay iOne, Du lịch… dưới sự quản lý, làm việc của đội ngũ hơn 200 phóng viên, nhà báo tại VnExpress liên tục ra đời, đáp ứng nhu cầu của độc giả nhiều lứa tuổi với sở thích, sự quan tâm khác nhau.
Hiện tại, báo điện tử VnExpress phát triển 19 chuyên mục khác nhau tại địa chỉ vnexpress.net, bao gồm: Thời sự, Góc nhìn, Thế giới, Video, Podcasts, Kinh doanh, Khoa học, Giải trí, Thể thao, Pháp luật, Giáo dục, Sức khỏe, Đời sống, Số hóa, Xe, Ý kiến, Tâm sự, Hài.
Ngoài ra, VnExpress cũng phát triển một phiên bản báo điện tử Tiếng Anh để phục vụ người đọc tại nước ngoài.
2.1.2 Báo điện tử VietnamPlus
Báo điện tử VietnamPlus (phát tại địa chỉ vietnamplus.vn) là trang báo điện tử chính thức duy nhất của Thông tấn xã Việt Nam VietnamPlus là một trong những tờ báo điện tử chính thống có lượng công chúng từ nhiều quốc gia nhất truy cập và là báo điện tử đa ngữ lớn nhất (xuất bản bằng 6 thứ tiếng Việt, Anh, Trung, Pháp, Tây Ban Nha và Nga) ở Việt Nam hiện nay Thành lập vào tháng 11/2008, VietnamPlus đặt mục tiêu sẽ trở thành kênh thông tin đối nội, đối ngoại quan trọng của Việt Nam, với lời khẳng định sẽ mang đến “thông tin chính thống hàng đầu và nội dung có bản quyền 100%!” để cạnh tranh và phát triển với các tờ báo khác trong lĩnh vực báo chí online
Trang 30Ảnh 2.2: Ảnh chụp màn hình trang báo điện tử VietnamPlus
Trải qua chặng đường 10 năm, VietnamPlus được biết đến như một cơ quan báo chí tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ truyền thông mới: Báo chí di động, báo chí dữ liệu, báo chí bằng công cụ truyền thông xã hội, ảnh/video 360 độ,… cùng những sản phẩm báo chí độc đáo như Mega story (siêu tác phẩm báo chí) hay RapNewsPlus (bản tin trên nền nhạc rap) từng đoạt giải thưởng quốc tế.
Tháng 6/2018, VietnamPlus cũng trở thành đơn vị báo chí đầu tiên trên mảnh đất hình chữ S áp dụng thu phí đọc báo điện tử – một xu hướng đang ngày càng lan rộng trên thế giới, được coi là hướng đi tất yếu trong sự phát triển của báo chí Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nguồn thu từ quảng cáo suy giảm.
Theo nhận định của ông Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc TTXVN: “VietnamPlus đã vừa làm tròn trọng trách của một trang báo điện tử chính thức duy nhất của cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, vừa sáng tạo đổi mới không ngừng cả về nội dung, văn phong, đặc biệt là công nghệ Quan trọng hơn, đã thực sự góp phần định hướng thông tin đúng đắn theo đường lối của Đảng và Nhà nước, trở thành địa chỉ tin cậy của độc giả và nguồn tin của nhiều cơ quan báo chí trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá, nâng tầm thương hiệu TTXVN” [37].
Trang 31Hiện nay, tại địa chỉ vietnamplus.vn, báo điện tử VietnamPlus xây dựng 25 chuyên mục, bao gồm: Chính trị, Thế giới, Kinh tế, Xã hội, Đời sống, Văn hóa, Thể thao, Khoa học, Công nghệ, Ô tô-xe máy, Môi trường, Du lịch, Thị trường, Chuyện lạ, Rapnewsplus, Newsgame, Nội dung thu phí, Podcast, Tin ảnh, Video, Inforgraphics, Timeline, Tổng hợp, Ảnh 360, Mega story.
2.2 Thực trạng podcast trên vnexpress.net và vietnamplus.vn
2.2.1 Số lượng và tần suất đăng tải
Thực hiện khảo sát số lượng podcast trên báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus trong khoảng thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, sử dụng công cụ tìm kiếm trên trang báo với từ khóa “podcast” thu được kết quả
Biểu đồ 2.1: Số lượng podcast trên báo điện tử VnExpress và báo điện tửVietnamPlus được khảo sát từ tháng 3/2021 – tháng 3/2022
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, xem phụ lục 2)
Theo khảo sát, số lượng podcast được sản xuất và đăng tải trên vnexpress.net từ ngày 1/3/2021 đến ngày 28/2/2022 là 789 podcast; số lượng podcast được sản xuất và đăng tải trên vietnamplus.vn từ ngày 1/3/2021 đến ngày 28/2/2022 là 218 podcast
Trang 32Sở dĩ có sự chênh lệch khá lớn này là do số lượng chuyên mục podcast và tần suất ra podcast của báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus không giống nhau Cụ thể, trong khi vnexprss.net phát triển 9 podcast bao gồm các chủ đề về thời sự, sức khỏe, đời sống tâm lý, vietnamplus.vn lại duy trì 2 podcast về thời sự và hỏi đáp về COVID-19 Cùng với đó, trong chủ đề thời sự, VnExpress duy trì 2 podcast là “VnExpress hôm nay” (bàn luận về một vấn đề thời sự) và “Điểm tin” (tin tức nổi bật trong nước và quốc tế 24h) với tần suất 1 podcast/ngày, còn VietnamPlus lại sản xuất và đăng tải podcast về chuyên đề thời sự với tần suất 3 podcast/tuần (phát vào thứ 2, thứ 4, thứ 6).
VnExpress hôm nay
Biểu đồ 2.2: Số lượng podcast của từng chuyên mục trên báo điện tửVnExpress và báo điện tử VietnamPlus được khảo sát từ tháng 3/2021 –
tháng 3/2022
(Nguồn khảo sát các báo của tác giả khóa luận, xem phụ lục 2)
2.2.2 Nội dung
2.2.2.1 Thông tin về những vấn đề thời sự
Có thể nói, chức năng thông tin là một trong những chức năng quan trọng nhất của báo chí Cụ thể, báo chí xác minh và thông tin sự thật theo đúng sự kiện và vấn đề thực tế, không thêm thắt, bịa đặt Qua mỗi tác phẩm báo chí, đội ngũ
Trang 33phóng viên, nhà báo được phổ biến kết quả lao động sáng tạo của mình đến với công chúng, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới tự nhiên, xã hội và đời sống diễn ra xung quanh mình.
Thực hiện chức năng thông tin của báo chí cũng như tôn chỉ, mục đích hoạt động của tờ báo mình, báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus đều sản xuất những podcast với nội dung cung cấp cái nhìn toàn cảnh và thông tin chi tiết về mọi sự kiện, vấn đề trong đời sống chính trị - xã hội đất nước Tuy vậy, với đặc trưng của loại hình podcast liên quan đến nội dung thông tin chuyên sâu và quy trình sản xuất, cả 2 báo điện tử đều chủ yếu sản xuất podcast theo chuyên đề dòng thời sự.
Trên báo điện tử VnExpress, có 2 podcast có nội dung thông tin về vấn đề thời sự, bao gồm: “Điểm tin” (đăng tải lần đầu tiên vào ngày 11/4/2021, đăng hằng ngày vào lúc 17h) và “VnExpress hôm nay” (đăng tải lần đầu tiên vào ngày 12/4/2021, đăng hằng ngày vào lúc 4h) Cụ thể, podcast “VnExpress hôm nay” sẽ nêu ra một vấn đề diễn ra trong nước hoặc đời sống người Việt Nam ở nước ngoài, dựa trên những chia sẻ của người trong cuộc và người có liên quan.
Ví dụ, podcast Vật lộn với bão giá (ngày 5/12/2021) đề cập đến thực trạng cuộc
sống của người dân khi các mặt hàng nhu yếu phẩm, đồ dùng thiết yếu đồng loạt tăng giá Đây là một chủ đề có ý nghĩa, bởi nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống, nhu cầu sống của người dân, nhất là khi thời điểm tăng giá là ngay sau dịch bệnh – giai đoạn vốn đã rất khó khăn với nhiều người khi họ bị mất việc, giảm thu
nhập Podcast Vật nuôi có thể lây truyền nCov cho người không? (ngày
12/10/2021) là cuộc trao đổi của phóng viên với bác sĩ Trần Văn Phúc, công tác tại bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội để lý giải dưới góc độ khoa học khả năng lây nhiễm nCov và truyền bệnh cho con người của động vật như thế nào, sau vụ việc một địa phương ở Cà Mau tiêu hủy 15 con chó và 1 con mèo do người dân ở TP.Hồ Chí Minh mang về vì lo ngại dịch bệnh gây tranh cãi trong dư luận Hay cuộc sống bế tắc, nôn nóng của những du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc khi nước này vẫn kiên quyết thực hiện chính sách “không Covid-19” trong
Trang 34thời gian kéo dài được thể hiện đa chiều, chân thực qua podcast Du học sinhtuyệt vọng vì ‘zero Covid’ tại Trung Quốc (ngày 11/10/2020).
Ảnh 2.3: Ảnh chụp màn hình giao diện chuyên mục podcast “VnExpress hômnay” trên báo điện tử VnExpress
Với podcast “Điểm tin”, VnExpress hướng đến việc cung cấp những thông tin chính trong ngày về tình thời sự trong nước và quốc tế đến thính giả Mỗi bản tin có thời lượng từ 5 – 7 phút Vì được biên tập lại từ những tin tức trêAnhn báo mạng điện tử nên mỗi tin được trình bày ngắn gọn trong từ 3 – 5 câu So với một podcast khác cũng có nội dung điểm tin tổng hợp là “Radio Nhân dân” của Báo Nhân dân (thời lượng từ 10 – 15 phút/podcast, phát tần suất 2 podcast/ngày), podcast của VnExpress có ưu điểm là được trình bày ngắn gọn, giúp người nghe dễ dàng ghi nhớ, dù tính chi tiết và cập nhật đầy đủ, toàn cảnh về sự kiện lại thuộc về “Radio Nhân dân” Tuy vậy có thể thấy với khung giờ phát sóng khá hợp lý là 17h hằng ngày, podcast “Điểm tin” của VnExpress đã giúp thính giả lấp đầy thời gian trống khi họ kết thúc ngày làm việc và di chuyển trong trên đường trong giờ cao điểm bằng những thông tin mới và nổi bật nhất diễn ra trong ngày.
Trang 35Ảnh 2.4: Ảnh chụp màn hình giao diện chuyên mục podcast “Điểm tin” trênbáo điện tử VnExpress
Trên báo điện tử VietnamPlus, có 2 podcast thông tin về vấn đề thời sự, bao gồm: “Tin nóng” (đăng tải lần đầu tiên vào ngày 23/1/2020, phát hằng ngày thứ 2, 4, 6 không vào khung giờ cố định), “Hỏi đáp COVID-19” (đăng tải lần đầu tiên vào ngày 11/9/2021, phát ngày thứ 3, 5, 7 không vào khung giờ cố định)
Ảnh 2.5: Ảnh chụp màn hình giao diện chuyên mục podcast trên báo điện tửVietnamPlus
Trang 36Khai thác nội dung giống với podcast của VnExpress, podcast “Tin nóng” của báo điện tử VietnamPlus hướng đến những chuyên đề thời sự, là những vấn đề nóng được dư luận quan tâm Một số vấn đề được đề cập trong
podcast của VietnamPlus bao gồm: Mượn danh bác sĩ để bán hàng đa cấp(podcast tin nóng ngày 4/12/2021), Biến thể mới Omicron nguy hiểm như thếnào? (podcast tin nóng ngày 29/11/2021), Tranh cãi về đề xuất bỏ khẩu hiệu“Tiên học lễ, hậu học văn” (podcast tin nóng ngày 26/11/2021), Những lưu ýkhi đi bầu cử (podcast tin nóng ngày 21/5/2021), Nghệ sĩ Hoài Linh và ồn ào14 tỷ đồng tiền từ thiện (podcast tin nóng ngày 28/5/2021),… Những podcast
này chủ yếu cung cấp cho thính giả cái nhìn toàn cảnh về vấn đề, sự kiện qua lời đọc off của MC.
Với podcast “Hỏi đáp COVID-19”, VietnamPlus cung cấp cho thính giả những chỉ dẫn xác thực, khoa học liên quan đến Covid-19 về những nội dung:
Điều trị F0 tại nhà cần tuân thủ những điều kiện gì? (podcast ngày18/9/2021), Trẻ em có cần tiêm vaccine hay không? (podcast ngày7/12/2021), Vaccine cho trẻ 5-11 tuổi khác gì so với người lớn? (podcastngày 30/10/2021), Có nên tiêm trộn 2 loại vaccine COVID-19? (podcast ngày11/9/2021), Nghị quyết 128 phân loại 4 cấp độ dịch cụ thể ra sao? (podcast
ngày 14/10/2021),… Có thể thấy, podcast “Hỏi đáp COVID-19” ra mắt ngày 11/9/2021 và kết thúc ngày 6/4/2022, đây là giai đoạn đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam với đa nguồn lây, đa ổ bệnh và xâm nhập sâu trong cộng đồng, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM Việc báo điện tử VietnamPlus thực hiện chuỗi podcast “Hỏi đáp COVID-19” đã cung cấp cho người dân một nguồn thông tin tin cậy, xác thực, được chắt lọc để có thêm hiểu biết và an tâm đối mặt với dịch bệnh trong trạng thái bình tĩnh, an toàn.
Trang 37Ảnh 2.6: Ảnh chụp màn hình giao diện podcast “Hỏi đáp COVID-19” trênbáo điện tử VietnamPlus
Có thể nói, với thế mạnh là những cơ quan báo chí truyền thông lớn với đội ngũ nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp, báo điện tử VnExpress và báo điện tử VietnamPlus đã sản xuất ra những sản phẩm podcast với nội dung thông tin vấn đề thời sự đạt chất lượng tốt Các podcast thuộc nội dung chủ đề này đều bám sát dòng thời sự chủ lưu, cung cấp cho người nghe những nội dung chắt lọc, chân thực và hữu ích Ở mức độ cao hơn, podcast của báo VnExpress còn giải đáp và giải thích về những vấn đề, sự kiện đang diễn ra và bày tỏ quan điểm, thái độ, thông qua đó góp phần hướng dẫn và định hướng dư luận xã hội.
Thông tin về những vấn đề thời sự có thể được coi là “thị trường” riêng của các cơ quan báo chí chính thống khi tham gia vào sân chơi podcast vốn đa dạng các chủ đề chia sẻ kinh nghiệm chủ quan về một lĩnh vực nhất định Nếu các tòa soạn phát huy thế mạnh trong việc cung cấp thông tin nhanh, khách quan, chính xác, họ sẽ ghi được dấu ấn và có được lượng người nghe trung thành muốn tận dụng những thời gian “rảnh tay” của họ để biết thêm những sự kiện, sự việc nổi bật đã và đang xảy ra xung quanh mình.
Trang 382.2.2.2 Chia sẻ, tâm sự về những vấn đề tâm lý, tình cảm
Theo tháp nhu cầu của MASLOW, các nhu cầu cơ bản của con người được phân chia thành 5 cấp bậc từ thấp đến cao, bao gồm: Nhu cầu về thể chất và tâm lý, nhu cầu về an toàn và an ninh, nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm, nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng, nhu cầu về sự tự hoàn thiện Trong đó, nhu cầu về thể chất và sinh lý là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu Còn nhu cầu tình cảm và quan hệ được xếp vào nhu cầu ở mức cao, bao hàm sự trao – nhận tình cảm và cảm giác là thành viên của gia đình, đoàn thể, xã hội,…
Biểu đồ 2.3: Tháp nhu cầu của MASLOW
Trên thực tế, dù luôn mong cầu, không phải ai cũng có thể được đảm bảo và tự đảm bảo được 5 nhu cầu cơ bản của con người được nêu ở trên, nhất là nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm Những người không được đáp ứng về tình cảm, không có mối quan hệ bạn bè, xã hội sẽ luôn có cảm giác buồn tẻ và cô lập, lâu dần có thể gây nên những ám ảnh tâm lý, những căn bệnh tâm lý để lại hậu quả nặng nề Bởi vậy, “đánh trúng” vào tâm lý luôn tìm kiếm sự đồng điệu trong tâm hồn, mong muốn được đáp ứng về mặt tình cảm, được chia sẻ, giãi bày của
Trang 39con người, rất nhiều kênh podcast với nội dung chia sẻ, tâm sự những vấn đề tâm lý, tình cảm do những cá nhân tạo ra đã ra đời Tuy vậy, “ngách” nội dung này của podcast lại mới chỉ được duy nhất báo điện tử VnExpress khai thác, dù những chuyên mục giải đáp, tâm sự về tình yêu, về đời sống hôn nhân gia đình vẫn xuất hiện trên khá nhiều trang báo dưới hình thức thư bạn đọc.
Theo phóng viên Nguyễn Hằng (báo điện tử VnExpress, đồng thời là người phụ trách podcast “Bạn ổn không?” của báo), nhu cầu được chia sẻ những khúc mắc, những khó khăn liên quan đến tâm lý, tình cảm của con người là rất lớn.
“Khi bắt tay vào tìm kiếm những nhân vật, những câu chuyện cho cácpodcast liên quan đến vấn đề tâm lý, tình cảm, chúng tôi cũng rất bất ngờ bởi cóquá nhiều câu chuyện éo le, hơi hướng “drama” Thậm chí nhiều câu chuyệncòn khiến chúng tôi và cả thính giả nghi ngờ về tính xác thực rằng không hiểuđược tại sao nhân vật ấy, trong hoàn cảnh ấy lại lựa chọn giải quyết sự việctheo hướng như vậy, dù sau khi xác minh thì những câu chuyện đó hoàn toànđúng sự thật” [trích PVS 1, phụ lục 1].
Theo khảo sát từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, trên báo điện tử VietnamPlus hiện nay không có chuyên mục podcast nào có nội dung liên quan đến việc chia sẻ, tâm sự về những vấn đề tâm lý, tình cảm Còn trên báo điện tử VnExpress có 3 chuyên mục bao gồm: “Ly hôn”, “Bạn ổn không?”, “Úp-mở 18+”.
Nội dung Thính giả chia sẻ câu chuyện, tâm tư cá nhân về tình yêu, hôn nhân, các mối quan
Trang 40Bảng 2.1: Khảo sát podcast có nội dung chia sẻ, tâm sự về những vấnđề tâm lý, tình cảm trên báo điện tử VnExpress
Dù tập trung vào những chủ đề khác nhau, cả 3 podcast “Thầm thì”, “Bạn ổn không?” và “Úp-mở 18+” đều làm khá tốt vai trò là một nơi để thính giả chia sẻ, giãi bày những góc khuất trong đời sống tâm lý, tình cảm của mình Cùng với đó, khi lắng nghe những câu chuyện được chọn lọc và phát trên podcast, những “người ngoài cuộc” là các thính giả xa lạ cũng sẽ có cơ hội được hiểu thêm về hoàn cảnh, cách ứng xử và đối mặt với vấn đề của một con người khác Họ đôi khi sẽ nhìn thấy chính mình trong những câu chuyện ấy và từ đó, cảm thấy được an ủi cũng như nhìn ra hướng đi cho câu chuyện của riêng mình.
Phóng viên Nguyễn Hằng (Báo điện tử VnExpress) chia sẻ: “Sau một thờigian làm chương trình, từ chỗ phải đi tìm kiếm nhân vật, có nhiều người đã chủđộng gọi điện đến chương trình của chúng tôi để được chia sẻ và tìm kiếm lờikhuyên từ chuyên gia và các thính giả khác đã tháo gỡ bế tắc Các podcast vềtâm lý, tình cảm khi đăng tải cũng đã có được lượng thính giả trung thành Đólà một điều khiến chúng tôi tin rằng podcast của mình đã có chỗ đứng trongnhóm công chúng nhất định, ở một mức độ nhất định” [trích PVS 1, phụ lục 1].
2.2.2.3 Đối thoại với các chuyên gia về một chủ đề nhất định
Có thể nói, việc trao đổi với các chuyên gia – những người có vốn hiểu biết sâu và nhiều kinh nghiệm – về một chủ đề sẽ cung cấp cho công chúng cái nhìn khoa học, chính xác và chân thực nhất về sự kiện, sự việc, chủ đề nhất định đó Nhất là đối với các chủ đề về kinh tế, tài chính, sức khỏe,…, ý kiến của chuyên gia được coi là một điều bắt buộc phải có để cung cấp thông tin khách