1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của phát triển công nghệ đối với ảnh hưởng fdi đến chất lượng môi trường của các quốc gia khu vực đông nam á

128 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của phát triển công nghệ đối với ảnh hưởng FDI đến chất lượng môi trường của các quốc gia khu vực Đông Nam Á
Tác giả Đào Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hải Anh, Hoàng Thị Huyền, Mai Thu Huyền
Người hướng dẫn ThS. Lê Quốc Cường
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu tác động của FDI đến chất lượng môi trường (17)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ đến tác động của FDI lên chất lượng môi trường (21)
    • 1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu (23)
    • 1.4. Mục tiêu nghiên cứu (23)
      • 1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (23)
      • 1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (23)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (24)
      • 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu (24)
      • 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu (24)
    • 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu (25)
      • 1.6.1. Về lý luận (25)
      • 1.6.2. Về thực tiễn (25)
    • 1.7. Kết cấu bài nghiên cứu (25)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ẢNH HƯỞNG FDI LÊN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (27)
    • 2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (27)
      • 2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (27)
      • 2.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (28)
        • 2.1.2.1. Phân loại FDI căn cứ theo liên kết đầu tư (28)
        • 2.1.2.2. Phân loại FDI căn cứ theo cách thức thực hiện đầu tư (29)
        • 2.1.2.3. Phân loại FDI căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài (29)
        • 2.1.2.4. Phân loại FDI căn cứ vào lĩnh vực đầu tư (30)
        • 2.1.2.5. Phân loại FDI căn cứ vào mục tiêu của chủ đầu tư (30)
      • 2.1.3. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (31)
        • 2.1.3.1. Hình thức doanh nghiệp liên doanh (31)
        • 2.1.3.2. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (32)
        • 2.1.3.3. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) (33)
        • 2.1.3.4. Hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) (33)
      • 2.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư34 1. Hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế, bổ sung nguồn ngoại tệ khan hiếm (34)
        • 2.1.4.2. Tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động (34)
        • 2.1.4.3. FDI góp phần bổ sung nguồn vốn thiếu hụt (34)
        • 2.1.4.4. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (35)
        • 2.1.4.5. Bổ sung nguồn thu ngân sách (35)
        • 2.1.4.6. Chuyển giao và lan tỏa công nghệ (35)
        • 2.1.4.7. Các vai trò khác (36)
    • 2.2. Tổng quan về chất lượng môi trường (36)
      • 2.2.1 Khái niệm chất lượng môi trường (36)
      • 2.2.2. Các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường (37)
    • 2.3. Khái quát về phát triển khoa học công nghệ (38)
      • 2.3.1. Khái niệm phát triển khoa học công nghệ (38)
      • 2.3.2. Các chỉ số đánh giá phát triển khoa học công nghệ (38)
      • 2.3.3. Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) (39)
        • 2.3.3.1. Khái niệm chỉ số phát triển chính phủ điện tử (39)
        • 2.3.3.2. Đặc điểm chỉ số phát triển chính phủ điện tử (40)
    • 2.4. Cơ sở lý thuyết vai trò của phát triển công nghệ đối với tác động của (43)
      • 2.4.1. Cơ sở lý thuyết về sự tác động của FDI lên chất lượng môi trường (43)
        • 2.4.1.1. Lý thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) (43)
        • 2.4.1.2. Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm - Pollution Haven Hypothesis (47)
      • 2.4.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của phát triển công nghệ lên tác động của FDI lên chất lượng môi trường (49)
    • 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (49)
  • CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ FDI, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐÔNG NAM Á (54)
    • 3.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đông Nam Á trong giai đoạn 2012 - 2022 (54)
      • 3.1.1. Khái quát về khu vực Đông Nam Á (54)
        • 3.1.1.1. Môi trường tự nhiên (54)
        • 3.1.1.2. Môi trường chính trị - văn hóa xã hội (55)
        • 3.1.1.3. Môi trường kinh tế (56)
      • 3.1.2. Tình hình chung về FDI của Đông Nam Á (57)
        • 3.1.2.1. Quy mô đầu tư (58)
        • 3.1.2.2. Đối tác đầu tư (61)
        • 3.1.2.3. Theo quốc gia (63)
        • 3.1.2.4. Hình thức đầu tư (65)
    • 3.2. Tổng quan về chất lượng môi trường và phát triển công nghệ tại Đông (67)
      • 3.2.1. Thực trạng môi trường Đông Nam Á (67)
      • 3.2.2. Thực trạng phát triển công nghệ các quốc gia Đông Nam Á (70)
  • CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI TÁC ĐỘNG CỦA FDI LÊN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 77 4.1. Phương pháp nghiên cứu (77)
    • 4.1.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu (77)
    • 4.1.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu (77)
      • 4.1.2.1. Nghiên cứu định tính (77)
      • 4.1.2.2. Nghiên cứu định lượng (77)
    • 4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu (78)
      • 4.2.1. Thống kê mô tả (78)
      • 4.2.2. Kiểm định tính dừng (81)
      • 4.2.3. Kiểm định hiện tượng biến nội sinh trong mô hình (82)
      • 4.2.4. Phân tích hồi quy (83)
    • 4.3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu (86)
      • 4.3.1. Tác động của FDI lên chất lượng môi trường của các quốc gia Đông (86)
      • 4.3.2. Vai trò của phát triển công nghệ đối với tác động của FDI lên chất lượng môi trường của Đông Nam Á (87)
        • 4.3.2.1. Vai trò của việc nâng cao dịch vụ công trực tuyến (88)
        • 4.3.2.2. Vai trò của việc nâng cao hạ tầng viễn thông (88)
        • 4.3.2.3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (89)
  • CHƯƠNG V: ĐỊNH HƯỚNG TỔNG THỂ, CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ ĐỂ NÂNG CAO CHỈ SỐ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA FDI LÊN MÔI TRƯỜNG TẠI ĐÔNG NAM Á (91)
    • 5.1. Bối cảnh và định hướng tổng thể thu hút FDI chất lượng cao khu vực Đông Nam Á (91)
      • 5.1.1. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á (91)
        • 5.1.1.1. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông (91)
        • 5.1.1.2. Biến đổi khí hậu toàn cầu và cuộc đua Net zero (93)
        • 5.1.1.3. Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (97)
      • 5.1.2. Định hướng để thu hút FDI chất lượng cao khu vực Đông Nam Á (98)
    • 5.2. Đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao trình độ công nghệ trên các khía cạnh của chính phủ điện tử để phát huy vai trò giảm tác động tiêu cực của (100)
      • 5.2.1. Nhóm giải pháp chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) (100)
      • 5.2.2. Nhóm giải pháp chỉ số hạ tầng viễn thông (TII) (102)
      • 5.2.3. Nhóm giải pháp chỉ số nguồn nhân lực (HCI) (103)
  • KẾT LUẬN (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (109)
  • PHỤ LỤC (116)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ẢNH HƯỞNG FDI ĐẾN CHẤT LƯỢN

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI luôn là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp không nhỏ vào trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia (Đỗ Thị Đàm, 2022) Việc thu hút nguồn vốn FDI có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với từng khía cạnh của mỗi quốc gia Đối với môi trường, việc thu hút nguồn vốn FDI có thể giúp cho quốc gia hoặc khu vực cải thiện được chất lượng cuộc sống, môi trường tuy nhiên cũng có thể gây ra các hiện tượng như phát thải lượng lớn khí CO2, làm ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất, Đồng thời, một số doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu vực Đông Nam Á về có trình độ công nghệ sản xuất trung bình, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên, lượng phát thải lớn, một số doanh nghiệp FDI đã gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn Theo Phòng nghiên cứu Chính sách PanNature, có tới 80% khu công nghiệp vi phạm quy định về môi trường; 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ 5-12 lần Đặc biệt, doanh nghiệp FDI chiếm 60% tổng số các doanh nghiệp xả thải vượt quy chuẩn Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề quan ngại tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới lại chú trọng vấn đề phát triển kinh tế mà bỏ qua những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường (Solarin & cộng sự, 2017) Dữ liệu từ Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2022 (Goldach, Thụy Sĩ) cho thấy, Tổng cộng 118 (90%) trong số 131 quốc gia và khu vực vượt quá giá trị hướng dẫn PM2.5 hàng năm của WHO là 5 Phag/m3 trong đó Châu Á là khu vực có mức độ ô nhiễm nặng nề so với các châu lục khác Thống kê năm 2022 cho thấy Trung Á và Nam Á có không khí ô nhiễm nghiêm trọng, là nơi có 46/50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới Do vậy, việc tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả những tác động từ môi trường là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với Chính phủ các nước

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giúp quốc gia và doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thế giới Việc phát triển công nghệ giúp thúc đẩy hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng, tay nghề cao, gia tăng thu nhập cho người lao động, giảm sự phụ thuộc vào các ngành thâm dụng lao động thường gây ô nhiễm môi trường và khuyến khích thu hút đầu tư nước

17 ngoài đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đối mới, phát triển công nghệ đã trở thành một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới

Tại Đông Nam Á, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2023 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố thứ hạng các nước Đông Nam Á lần lượt là Singapore đứng thứ 5, Malaysia thứ 36, Thái Lan thứ 43, Việt Nam thứ 48, Philippines thứ 56, Indonesia thứ 61, Campuchia thứ 101 và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thứ

110 Các nền kinh tế này cũng dẫn đầu về các chỉ số đổi mới sáng tạo chủ chốt Việt Nam dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao và Philippines về xuất khẩu công nghệ cao.Việc phát triển công nghệ ở Đông Nam Á tạo động lực to lớn góp phần thu hút một lượng vốn FDI đáng kể vào khu vực Trước bối cảnh của các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á với chất lượng môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng thể hiện ở các chỉ số về chất lượng không khí, đất, nước, thì việc đánh giá chất lượng phát triển công nghệ có vai trò như thế nào trong quá trình điều tiết sự ảnh hưởng của hai yếu tố tăng trưởng kinh tế và FDI đến môi trường là nội dung cần quan tâm Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc phát triển công nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến tác động của việc thu hút FDI đến môi trường và những nghiên cứu về vai trò của công nghệ trong việc gia tăng hay hạn chế tác động tiêu cực của FDI lên môi trường còn khá ít chủ yếu là chỉ nghiên cứu một vế về vai trò của công nghệ với việc thu hút FDI hoặc tác động của FDI lên môi trường, hầu như chưa đưa ra được những kết luận tổng quan về vấn đề trên Xuất phát từ tình hình thực tế, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Vai trò của phát triển công nghệ đối với ảnh hưởng FDI đến chất lượng môi trường của các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2012-2022” làm đề tài nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho vấn đề được đề cập bên trên cũng như đưa ra những hàm ý chính sách phù hợp để cải thiện các yếu tố thuộc về công nghệ để giảm thiểu tác động của FDI lên môi trường của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Các nghiên cứu tác động của FDI đến chất lượng môi trường

Cho đến nay, dòng vốn FDI đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế, giúp các quốc gia phát triển năng động, đổi mới,

18 thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp tích cực, việc khai thác các lợi ích do dòng vốn FDI mang lại khiến môi trường gặp nhiều vấn đề FDI có ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, gây ra nhiều hiện trạng ô nhiễm, tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái Có rất nhiều nghiên cứu quốc tế cũng như trong nước đã đề cập đến vấn đề này cụ thể:

Trong nghiên cứu “Impact of FDI on environmental quality of China”, nhóm tác giả gồm Ahmad Zomorrodi và Xiaoyan Zhou đã phân tích hồi quy chuỗi thời gian, làm rõ 2 vấn đề là tác động của FDI đến ô nhiễm không khí ( SO2) và ô nhiễm nước và tác động khác nhau giữa 4 vùng kinh tế của Trung Quốc Kết quả cuối cùng của nghiên cứu thực nghiệm là tác động môi trường của FDI trong trường hợp của Trung Quốc là rất đáng kể và quan trọng để thể hiện trong quá trình ra quyết định chính sách Với việc nhấn mạnh sự tương tác giữa FDI và môi trường, nghiên cứu hiện tại cũng muốn đề xuất rằng chính phủ Trung Quốc nên tập trung vào việc đảm bảo sự thống nhất quy định về môi trường ở tất cả các khu vực, đảm bảo sử dụng công nghệ mới nhất để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm không khí và nước

Bài nghiên cứu: “FDI, Growth and the Environment: Impact on Quality of Life in

Malaysia FDI” của Mizan Bin Hitam và Halimahton Binti Borhanb được đăng trên báo

Procedia - Social and Behavioral Sciences năm 2012 Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy phi tuyến tính trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2010, xác định rằng Malaysia có mô hình "ô nhiễm trước, kiểm soát ô nhiễm sau" với giả thuyết EKC được hỗ trợ trong trường hợp khí CO2

Bài nghiên cứu mang tên “The effect of FDI on environmental emissions: Evidence from a meta-analysis” của hai tác giả Binyam Afewerk Demena và Sylvanus Kwaku

Afesorgbor đăng trên báo Energy Policy năm 2020 Nhận thấy có sự mơ hồ về mặt lý thuyết về mối quan hệ FDI - môi trường và nhiều tranh cãi của các nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả quyết định tiến hành phân tích tổng hợp về tác động của FDI đến phát thải môi trường bằng cách sử dụng 65 nghiên cứu cơ bản tạo ra 1006 độ co giãn Kết quả cho thấy tác động cơ bản của FDI đến phát thải môi trường gần bằng 0, tuy nhiên, sau khi tính đến tính không đồng nhất trong các nghiên cứu lại thấy rằng FDI làm giảm đáng kể lượng phát thải môi trường Kết quả vẫn vững chắc sau khi phân chia tác động đối với

19 các quốc gia ở các mức độ phát triển khác nhau cũng như đối với các chất gây ô nhiễm khác nhau

Bài nghiên cứu: “Environmental Consequences of Economic Growth and Foreign

Direct Investment: Evidence from Panel Data Analysis” của nhóm tác giả Muhammad,

Shahbaz and Samia, Nasreen and Talat, Afza được đăng tải trên Munich Personal RePEc Archive Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến tính giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và suy thoái môi trường bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 110 nền kinh tế phát triển và đang phát triển Kết quả chỉ ra rằng đường cong Kuznets môi trường tồn tại và đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng suy thoái môi trường Đề tài nghiên cứu: “Environment, growth, and FDI revisited” của Nii Amon

Neequaye và Reza Oladi được đăng trên báo International Review of Economics & Finance, năm 2015 Khi sử dụng mô hình hiệu ứng cố định, các ước tính của nhóm tác giả cho thấy sự tồn tại của đường cong Kuznets môi trường đối với carbon dioxide (CO) cũng như tổng lượng phát thải khí nhà kính từ các ngành năng lượng và công nghiệp nhưng không có bằng chứng nào về hiện tượng này đối với oxit nitơ và tổng lượng phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực chất thải Tuy nhiên, nhóm tác giả đã khám phá khả năng khám phá khả năng tạo ra hiệu ứng kỹ thuật hoặc khả năng phổ biến công nghệ sạch hơn và ưu việt hơn vào nền kinh tế của các nước đang phát triển

Nghiên cứu “The impact of foreign direct investment on environmental quality: A bounds testing and causality analysis for Turkey” của các tác giả Fahri Seker, Hasan

Murat Ertugrul và Murat Cetin được đăng trên báo Renewable and Sustainable Energy Reviews năm 2015 Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cùng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bình phương GDP và tiêu thụ năng lượng, đối với lượng khí thải carbon dioxide (CO2) ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1974–2010 Các hệ số dài hạn của mô hình ARDL chỉ ra rằng tác động của FDI đến phát thải CO2 là dương nhưng tương đối nhỏ, trong khi tác động của GDP và tiêu thụ năng lượng đến phát thải CO2 là khá đáng kể Nhìn chung, các phát hiện cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ nên thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng với tăng trưởng bền vững và khuyến khích nhiều dòng vốn FDI hơn, đặc biệt là trong các ngành sử dụng nhiều công nghệ và thân thiện với môi trường để cải thiện chất lượng môi trường

Bài nghiên cứu “Nexus of innovation, renewable consumption, FDI, growth and

CO2 emissions: The case of Vietnam” của các tác giả Phạm Xuân Hòa, Vũ Ngọc Xuân và Nguyễn Thị Phương Thu được đăng trên Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity năm 2023 Nghiên cứu nhằm xác định và tìm hiểu mối quan hệ giữa đổi mới, tiêu thụ năng lượng tái tạo, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 ở Việt Nam Các tác giả đã thu thập thông tin hàng năm dựa trên số liệu hàng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Ngân hàng Thế giới từ năm 2000 đến năm 2022 và sử dụng hiệu ứng cố định không hạn chế để giải quyết bài toán nghiên cứu và sử dụng phương pháp dữ liệu bảng Kết quả chỉ ra rằng dòng vốn FDI có tác động tích cực mạnh mẽ đến ô nhiễm môi trường

Bài nghiên cứu mang tên “The Impact of Foreign Direct Investment to the Quality of the Environment in Indonesia” của nhóm tác giả Sasana Hadi, Rr Sugiharti Retno và

Setyaningsih Yuliani đăng trên báo EDP Sciences năm 2018 Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích tác động của FDI đến chất lượng môi trường được thể hiện qua lượng khí thải CO2 Ngoài FDI còn lưu trữ các biến số kinh tế vĩ mô khác để xem tác động đến môi trường trong nền kinh tế tổng hợp Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy chuỗi thời gian, kết quả cho thấy sự hiện diện của FDI có tác động đáng kể đến sự gia tăng lượng khí thải CO2 Trong khi biến số kinh tế vĩ mô khác, cụ thể là nghèo đói và tăng trưởng dân số, có tác động tiêu cực đến lượng khí thải CO2

Bài nghiên cứu “The Impact of Foreign Direct Investment on Environment

Degradation: Evidence from Emerging Markets in Asia” của tác giả Tô Anh Hoàng, Đào

Thị Thiếu Hà, Nguyễn Hà Minh và Võ Đức Hồng được đăng trên báo Environmental Research and Public Health năm 2019 Nghiên cứu này được thực hiện để xem xét mối lo ngại về việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gây suy thoái môi trường và cũng để kiểm tra tính hợp lệ của Đường cong Kuznets Môi trường (EKC) truyền thống trong bối cảnh các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á Dữ liệu của các quốc gia này từ năm 1980–2016 được sử dụng Các phát hiện từ nghiên cứu này chỉ ra rằng giả thuyết thiên đường ô nhiễm và đường cong EKC nhìn chung có giá trị trong khu vực Ngoài ra, FDI còn có tác động mạnh mẽ đến môi trường

1.2.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ đến tác động của FDI lên chất lượng môi trường

Công nghệ từ lâu đã được công nhận là mang lại lợi ích lâu dài cho sự thịnh vượng kinh tế Tuy nhiên, vai trò của các công nghệ khác nhau, tức là công nghệ môi trường và tài chính, đối với suy thoái môi trường vẫn chưa rõ ràng Một số nghiên cứu đã đề cập đến yếu tố công nghệ khi phân tích tác động của FDI đến môi trường cụ thể:

Bài nghiên cứu “How do FDI and technical innovation affect environmental quality? Evidence from China” của các tác giả Yu Hao, Yerui Wu, Haitao Wu & Siyu

Ren sử dụng dữ liệu bảng của 30 đơn vị cấp tỉnh ở Trung Quốc từ năm 1998 đến năm

2016 để điều tra tác động của FDI và đổi mới công nghệ đối với ô nhiễm môi trường Kết quả cho thấy FDI tăng có thể làm giảm ô nhiễm môi trường nhờ việc đổi mới công nghệ có thể làm giảm lượng khí thải sulfur dioxide và bụi khói, khẳng định sự tồn tại của “giả thuyết quầng ô nhiễm” Đề tài nghiên cứu: “FDI, Growth and the Environment: Impact on Quality of Life in Malaysia FDI” của Mizan Bin Hitam và Halimahton Binti Borhanb rút ra rằng chính phủ cần đưa ra các biện pháp áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm tiên tiến hơn để giảm chi phí - ô nhiễm môi trường tăng lợi ích- tăng trưởng kinh tế của FDI

Với nghiên cứu “Impact of FDI on environmental quality of China”, nhóm tác giả gồm Ahmad Zomorrodi và Xiaoyan Zhou đã làm rõ 2 vấn đề là tác động của FDI đến ô nhiễm không khí ( SO2) và ô nhiễm nước và tác động khác nhau giữa 4 vùng kinh tế của Trung Quốc Kết quả cuối cùng của nghiên cứu thực nghiệm là tác động môi trường của FDI trong trường hợp của Trung Quốc là rất đáng kể và quan trọng để thể hiện trong quá trình ra quyết định Đặc biệt nghiên cứu đề xuất rằng Chính phủ Trung Quốc nên tập trung vào thu hút FDI để đảm bảo sử dụng công nghệ mới nhất để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm không khí và nước

Bài nghiên cứu “Exploring the asymmetric impact of economic complexity, FDI, and green technology on carbon emissions: Policy stringency for clean-energy investing countries” của hai tác giả Najia Saqib , Gheorghița Dincă sau khi xem xét kỹ lưỡng tác động của các cú sốc về độ phức tạp kinh tế, FDI, công nghệ môi trường và năng lượng tái tạo đối với phát thải carbon ở các quốc gia đầu tư vào năng lượng sạch hàng đầu, kéo dài trong giai đoạn từ 1995 đến 2020, cho thấy những cú sốc tích cực về độ

Xác định khoảng trống nghiên cứu

Thông qua tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu đã được công bố như trên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được những khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu về mối quan hệ của FDI đến môi trường chưa có tính cập nhật, số liệu kiểm chứng và thông tin đều bị giới hạn về giai đoạn nghiên cứu

Thứ hai có hạn chế nghiên cứu làm rõ được vai trò của công nghệ trong việc cải thiện tác động của FDI lên môi trường

Thứ ba, các mô hình nghiên cứu đa số đang chưa giải quyết được vấn đề nội sinh có trong mô hình

Thứ tư, các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa phát triển công nghệ, FDI với môi trường Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều hạn chế, nghiên cứu định lượng vẫn còn rất ít, chưa thể hiện được tính trực quan, thuyết phục, chưa bám sát với điều kiện hiện nay để đưa ra hướng đi, giải pháp cụ thể

Vậy nên, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, làm rõ các số liệu dựa trên các cơ sở lí luận đã có để khắc phục những hạn chế của các mô hình trước đây là rất cần thiết

Từ tất cả những khoảng trống nghiên cứu đã được xác định ở trên, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng, đề tài nghiên cứu “Vai trò của phát triển công nghệ đối với tác động của FDI lên môi trường các quốc gia Đông Nam Á” là vô cùng cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Xác định mức độ và chiều tác động của FDI lên chất lượng môi trường tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á; làm rõ vai trò của công nghệ đối với tác động của FDI lên môi trường, từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện tác động của hoạt động thu hút FDI lên môi trường của các các nước thuộc khu vực Đông Nam Á

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu tố tác động đến thu hút FDI, các yếu tố đánh giá chất lượng môi trường, tác động của FDI đến các yếu tố đó và vai trò của công nghệ đối với tác động của FDI đến chất lượng môi trường

Phân tích thực trạng thu hút đầu tư FDI của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2012 - 2022

Phân tích thực trạng môi trường tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2012 - 2022

Sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá tác động của FDI lên chất lượng môi trường và vai trò của công nghệ đối với tác động đó tới môi trường tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á Đề xuất một số hàm ý chính sách giải pháp để cải thiện và thúc đẩy các tác động tích cực của FDI lên chất lượng môi trường tại các quốc gia Đông Nam Á

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khu vực Đông Nam Á hiện được coi là khu vực tiềm năng thu hút một lượng lớn FDI Tuy nhiên, vấn đề phát triển công nghệ và việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đáng kể tới chất lượng môi trường đồng thời FDI lại có tác động đến môi trường tại mỗi quốc gia là khác nhau Điều này cần nghiên cứu một cách cụ thể và chuyên sâu để từ đó có những định hướng cho việc phát triển công nghệ để thu hút FDI và sử dụng nguồn vốn FDI sao cho hiệu quả đối với môi trường Vì thế, đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là: Vai trò của công nghệ đối với tác động của FDI tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á

- Về thời gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu vai trò của công nghệ đối với tác động của FDI tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2012 - 2022 Đây là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong nền kinh tế thị trường và việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á

- Về không gian: Bài nghiên cứu được giới hạn tại khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia đó là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Singapore, Indonesia, Đông Timor, Brunei, Malaysia

- Về nội dung: Thông qua chỉ số tác động của FDI đến chất lượng môi trường đánh giá vai trò của công nghệ đối với tác động đó tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á

Ý nghĩa của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài “Vai trò của phát triển công nghệ đối với tác động của FDI lên chất lượng môi trường các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2012-2022 ” sẽ là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định nền kinh tế có góc nhìn cụ thể hơn về vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường dưới vai trò của phát triển công nghệ đối với tác động của FDI trong khu vực Đông Nam Á nói chung và đối với Việt Nam nói riêng Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về các lĩnh vực có liên quan

1.6.2 Về thực tiễn Đề tài là cơ sở xác định và đánh giá sự tác động của FDI lên chất lượng môi trường trong khu vực Đông Nam Á và nghiên cứu sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực

Từ đó giúp chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đưa ra các giải pháp thúc đẩy thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả Đặc biệt là hướng tới tác động tích cực và cải thiện chất lượng môi trường

Việc đánh giá và cải thiện sự tác động của FDI lên chất lượng môi trường Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia luôn là một bài toán khó, đòi hỏi địa phương, các cơ quan ban ngành trong khu vực phải kịp thời đưa ra những định hướng, phương án hỗ trợ, chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế để tận dụng, phát huy thế mạnh sẵn có, tìm ra nhân tố mới nhằm thu hút đầu tư phát triển trong tương lai, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực.

Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài phần lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các biểu đồ hình, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài nghiên cứu được kết cấu được chia thành 4 chương như sau:

Chương I Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý luận về vai trò của công nghệ đối với tác động của FDI lên chất lượng môi trường

Chương III: Tổng quan về FDI, chất lượng môi trường và phát triển công nghệ tại Đông Nam Á

Chương IV: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về vai trò của công nghệ đối với tác động của FDI lên chất lượng môi trường tại Đông Nam Á

Chương V: Định hướng tổng thể, các chính sách, giải pháp và điều kiện cụ thể để nâng cao chỉ số công nghệ và phát huy vai trò cải thiện tác động của FDI lên chất lượng môi trường tại Đông Nam Á

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ẢNH HƯỞNG FDI LÊN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (1996) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) với quyền quản lý tài sản đó” Khái niệm này nhấn mạnh rằng FDI là một tài sản Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty"

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1948/2009, Benchmark Definition of FDI, trang

100), “FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp” Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới, được thực hiện bởi một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) với mục đích thiết lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp) cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư.”

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc UNCTAD (1996) xác định, FDI là “một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đất nước trong một doanh nghiệp (chi nhánh ở nước ngoài) ở một nước khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế sở tại”

Theo Luật Đầu tư nước ngoài (1996) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định”

Theo Luật Đầu tư năm 2005 (tại Điều 3), “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”, “Đầu tư nước ngoài là

28 việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”

Trên thực tế, có nhiều cách khác để các nhà đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng tới quyết định quản lý của doanh nghiệp như: Hợp đồng quản lý, Hợp đồng thầu phụ, Thỏa thuận chìa khóa trao tay, Nhượng quyền (Franchising), Thuê mua, Cấp giấy phép (Licensing) Các hình thức này không được coi là FDI vì nó không đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định

Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó Với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư

2.1.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.2.1 Phân loại FDI căn cứ theo liên kết đầu tư

- FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI): hoạt động đầu tư nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước mình Nhà đầu tư thường sử dụng vốn đầu tư vào các công ty trong cùng ngành công nghiệp hay chính là các đối thủ cạnh tranh Ví dụ, Công ty Samsung Electronics của Hàn Quốc đầu tư vào một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam, vì họ muốn mở rộng quy mô sản xuất điện thoại di động của mình ở khu vực Đông Nam Á

- FDI theo chiều dọc (Vertical FDI): hình thức đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng hay các khâu khác nhau trong cùng một ngành công nghiệp Đầu tư lùi về phía cung cấp đầu vào cho sản xuất, còn gọi là backward vertical FDI hoặc tiến về phía thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra hay còn gọi là forward vertical FDI Một ví dụ điển hình, Công ty sản xuất ô tô Toyota đầu tư vào một công ty bán lẻ ô tô ở Việt Nam để phân phối, tiếp thị, bán hàng các sản phẩm ô tô của Toyota Vì doanh nghiệp đầu tư vào một doanh nghiệp khác để phân phối, tiếp thị, bán hàng sản phẩm của doanh nghiệp chính, loại hình FDI này được gọi là hội nhập xuôi theo chiều dọc

- FDI hỗn hợp (Conglomerate FDI): đầu tư vào một ngành hoàn toàn khác so với ngành mà chủ đầu tư đang hoạt động trước đó, ví dụ Tập đoàn Coca-Cola của Mỹ đầu

29 tư vào nhà máy sản xuất nước giải khát tại Việt Nam Nhà máy này được xây dựng để sản xuất nước giải khát cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang các nước khác

2.1.2.2 Phân loại FDI căn cứ theo cách thức thực hiện đầu tư

- Đầu tư mới (Greenfield Investment): hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh tồn tại Nhà đầu tư thường mua một mảnh đất trống, xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình

- Mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisition): còn gọi là mua lại và sáp nhập qua biên giới (Cross-border Merger and Acquisition), nhằm phân biệt với hình thức M&A được thực hiện giữa các doanh nghiệp nội địa Theo OECD, hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&As), tức là hoạt động diễn ra giữa các công ty có nguồn gốc quốc gia khác nhau hoặc quốc gia sở tại Việc sáp nhập và mua lại, được định nghĩa một cách chặt chẽ, xảy ra khi một doanh nghiệp đang hoạt động có được quyền kiểm soát toàn bộ hoặc một phần công việc kinh doanh của một doanh nghiệp tại quốc gia khác Mặc dù các hoạt động M&A đã có từ lâu nhưng mục tiêu chính vẫn là hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đến năm 1990, M&A mới thực sự bùng nổ với những vụ sáp nhập giữa các công ty đa quốc gia Một vài ví dụ về M&A nổi bật trên thế giới có thể kể đến như: Thương vụ ABN Amro sáp nhập với Barclays PLC trị giá 91 tỷ USD trong khối ngành ngân hàng; trong ngành công nghệ tập đoàn, Antel sáp nhập với TPG Capital và Goldman Sachs trị giá 27,5 tỷ USD, và thương vụ M&A Volkswagen – Porsche trong khối ngành ô tô,

2.1.2.3 Phân loại FDI căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- FDI theo hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là loại hình doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam Như vậy, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và do các nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư

Tổng quan về chất lượng môi trường

2.2.1 Khái niệm chất lượng môi trường

Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.”

Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (European Environment Agency), Chất lượng môi trường là một thuật ngữ chung đề cập đến các đặc điểm khác nhau như độ tinh khiết hoặc ô nhiễm của không khí và nước, tiếng ồn, khả năng tiếp cận không gian mở và hiệu ứng thị giác của các tòa nhà cũng như những tác động tiềm tàng mà các đặc điểm đó có thể gây ra đối với sức khỏe thể chất và tinh thần

Chất lượng môi trường bao gồm chất lượng không khí, chất lượng đất, chất lượng nước (Andrews và cộng sự, 2002)

Chất lượng môi trường là mức độ đáp ứng của môi trường đối với các yêu cầu về sức khỏe, an toàn, và sự phát triển của con người và các hệ thống sinh thái Nó bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trong môi trường, như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cũng như các yếu tố xã hội và kinh tế

Trong nghiên cứu này, chất lượng môi trường đề cập đến các yếu tố tự nhiên Thay đổi chất lượng môi trường theo chiều hướng xấu đi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, an toàn, và sự phát triển của con người và các hệ thống sinh thái

2.2.2 Các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường

Các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường là một trong những giá trị quan trọng trong việc xác định mức độ biến đổi các thành phần môi trường từ đó xem xét sự thay đổi chất lượng môi trường theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để đánh giá hiện trạng, chỉ ra nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp quản lý Có nhiều chỉ số đánh giá chất lượng môi trường, tiêu biểu và điển hình có thể kể đến như sau:

- Chỉ số Chất lượng môi trường tổng hợp (Environmental Quality Index - EQI) : là một chỉ số được tính toán từ nhiều thông số ô nhiễm môi trường riêng biệt theo một phương pháp xác định (hay theo một công thức toán học xác định) Mô hình EQI được Horton đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965 - 1970 và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang Hiện nay, mô hình EQI đã được triển khai nghiên cứu áp dụng ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chile, Anh, Đài Loan, Úc, EQI được xem là một công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản lý môi trường trong giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng môi trường, đánh giá hiệu quả của các nhà hoạch định chính sách…

- Chỉ số chất lượng không khí (AQI - Air Quality Index) là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm (CO, NO2, SO2, O3 và bụi) trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm Theo kết quả tính điểm, chỉ số AQI sẽ được phân loại thành 6 nhóm chính như sau: 0-50: Tốt; 51-100: Trung bình; 101-150: Không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm; 151-200: Không lành mạnh; 201-300: Rất không lành mạnh; 301-500: Nguy hiểm

- Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm Theo kết quả tính điểm, chỉ số WQI sẽ được phân loại thành 6 nhóm chính như sau: 91 - 100: Rất tốt; 76 - 90: Tốt; 51 - 75: Trung bình; 26 - 50: Xấu; 10 - 25: Kém;

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w