Các nghiên cứu thường tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải khí CO2, nổi bật với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, dân số, thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiêu th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ CO2 TẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN MÔ HÌNH DÂN SỐ, SỰ SUNG TÚC VÀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN (STIRPAT)
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Trần An Thanh – K57E2 – 21D130182
Giảng viên hướng dẫn: Lê Hải Hà
Hà Nội, năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Lê Hải Hà – giảng viên trực tiếp hướng
dẫn đề tài nghiên cứu, vì đã dành thời gian và công sức, cũng như luôn tận tâm tận tuỵ, tạo điều kiện hỗ trợ hết mình cho việc hoàn thành công trình nghiên cứu này
Đồng thời là lời cảm ơn trân trọng gửi đến các cán bộ đang làm việc tại trường Đại học Thương Mại, đặc biệt các giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình cung cấp kiến thức và các nguồn tài liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, vậy nên rất mong có thể nhận được những đóng góp, ý kiến hoàn thiện từ các cá nhân
và tổ chức có chuyên môn, kinh nghiệm cũng như hứng thú về đề tài này
Tác giả
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng chúng tôi Các dữ liệu được sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và được công bố theo đúng quy định Các kết quả trong bài nghiên cứu do nhóm tác giả tự tìm kiếm, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 4
MỤC LỤC 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ 7
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài 8
2 Tình hình nghiên cứu 8
3 Mục tiêu nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của đề tài 9
7 Kết cấu đề tài 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ CO2 11
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.1.1 Các nghiên cứu về các yếu tố tác động phát thải khí CO2 tại các quốc gia và khu vực trên thế giới 11
1.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố tác động phát thải khí CO2 tại Việt Nam 17 CÁC QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI 22
1.2 Khoảng trống nghiên cứu 28
1.3 Lý thuyết về các yếu tố tác động phát thải khí CO2 29
1.3.1 Lý thuyết về khí thải CO2 29
1.3.2 Phương trình IPAT và mô hình STIRPAT 29
1.3.2.1 Phương trình IPAT 29
1.3.2.2 Mô hình STIRPAT 30
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ CO2 TẠI VIỆT NAM 31
2.1 Quy trình nghiên cứu 31
2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 32
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 32
Trang 52.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 33
2.2.2.1 Đô thị hoá 33
2.2.2.2 Sự sung túc 33
2.2.2.3 Công nghệ thông tin 33
2.2.2.4 Năng lượng hoá thạch 34
2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 34
2.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÁT THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM 39
3.1 Phân tích thống kê mô tả các biến sau hiệu chỉnh 39
3.2 Kết quả kiểm định tính dừng theo ADF 39
3.3 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu 39
3.4 Kết quả kiểm định đường bao về tính đồng tích hợp của các biến 40
3.5 Kết quả ước lượng ARDL trong dài hạn 41
3.6 Kết quả mô hình sửa lỗi ECM trong ngắn hạn 41
3.7 Kiểm định độ tin cậy của mô hình 44
3.7.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 44
3.7.2 Kiểm định phần dư mô hình 44
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM LƯỢNG KHÍ PHÁT THẢI CO2 46
4.1 Tổng hợp các phát hiện của nghiên cứu 46
4.2 Kiến nghị một số giải pháp 46
4.2.1 Kiến nghị về phía Chính phủ 46
4.2.2 Kiến nghị về phía người tiêu dùng 48
4.3 Hạn chế của đề tài và phương hướng phát triển tiếp theo 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 61
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 32
Hình 3.1 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình 39
Hình 3.2 Kiểm định tổng tích luỹ phần dư 45
Hình 3.3 Kiểm định tổng tích luỹ hiệu chỉnh của phần dư 45
DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 – Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 22
Bảng 2.1 - Thông tin các biến được sử dụng trong nghiên cứu 35
Bảng 3.1 - Thống kê mô tả các biến sau hiệu chỉnh 39
Bảng 3.2 - Kết quả kiếm định tính dừng 39
Bảng 3.3 - Kết quả kiểm định đường bao 40
Bảng 3.4 - Kết quả ước lượng ARDL trong dài hạn 41
Bảng 3.5 - Kết quả ước lượng ARDL trong ngắn hạn 41
Bảng 3.6 - Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 44
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
technology
Công nghệ thông tin
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nổi bật trong thời đại hiện nay, đặt ra một mối đe dọa toàn cầu đối với sự bền vững của hệ sinh thái và sự sống trên Trái đất Dấu hiệu và tác động của biến đổi khí hậu đã trở nên rõ ràng trên mọi lục địa và quốc gia, và dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, mang theo những nguy
cơ đối với sức khỏe con người, an ninh lương thực và phát triển kinh tế toàn cầu Việt Nam, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đang phải đối mặt với áp lực từ các cam kết giảm phát thải khí CO2 theo các thỏa thuận quốc tế Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về “Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030” chứng tỏ quốc gia đang dần coi trợn hơn vấn đề bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của quốc gia
Thực tế Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, định hướng tiến đến một nền kinh tế công nghiệp hoá, hiến đại hoá, áp dụng khoa học công nghệ cao Nhưng song song voiw việc phát triển mà không đảm bảo sự bền vững có thể gây
ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường Khí thải CO2 được xem như là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, vì vậy trong đa phần các nghiên cứu, chúng được chọn làm đại diện cho sự suy thoái môi trường
Từ thực tiễn trên, công trình nghiên cứu của tác giả với tên gọi “Nghiên cứu tác động
của các yếu tố đến phát thải khí CO2 tại Việt Nam dựa trên mô hình dân số, sự sung túc và công nghệ thông tin (STIRPAT)” là cần thiết hơn bao giờ hết Việc nghiên cứu
về phát thải CO2 không chỉ giúp chính phủ và các nhà quản lý hiểu rõ hơn về vấn đề này mà còn nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Và bằng việc hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố đến phát thải CO2, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định và nhà phát triển công nghệ có thể tập trung vào việc phát triển các công nghệ sạch và tiết kiệm năng lượng hơn, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường
2 Tình hình nghiên cứu
Vì tính thời sự cũng như cấp thiết của vấn đề bảo vệ môi trường mà lượng lớn các công trình nghiên cứu về phát thải khí CO2 tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong hơn một thập kỉ qua Điều này phản ánh sự nhận thức cao về tầm quan trọng của vấn đề này trong
cả cộng đồng nghiên cứu nói chung lẫn các học giả môi trường nói riêng
Các nghiên cứu thường tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải khí CO2, nổi bật với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, dân số, thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiêu thụ năng lượng Bên cạnh đó thì cũng xuất hiện thêm nhiều các nguyên nhân khác như tỷ lệ trồng rừng, phần trăm nông nghiệp trong tổng GDP của quốc gia,
du lịch quốc tế, Việc này phản ánh sự đa dạng của nguồn gốc phát thải và tác động của chúng đối với môi trường
Trang 8Từ khoá khí thải CO2 ở trong các nghiên cứu về môi trường của cộng đồng nghiên cứu Việt Nam sẽ thường xuyên gắn với lý thuyết Đường cong chữ U ngược của Kuznet và
lý thuyết “Thiên đường ô nhiễm (Pollution haven hypothesis) Sự phủ rộng của các lý thuyết này trong nhiều nghiên cứu xuất phát từ việc ưu tiên của Việt Nam sau thời kì đổi mới là phát triển kinh tế, mở rộng đầu tư, tăng cường hội nhập sâu rộng,
Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây đã bắt đầu nhen nhóm một hướng đi mới trong việc nghiên cứu các yếu tố môi trường, đó là sự xuất hiện của yếu tố công nghệ trong các bài nghiên cứu cùng những khung lý thuyết mới được đề xuất áp dụng thay cho hoặc kết hợp với EKC đó là IPAT và STIRPAT Mặc dù số lượng nghiên cứu còn rất hạn chế nhưng cũng có thể nhận thấy được sự phát thải CO2 đang dần được đa dạng hoá hơn song song với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích tác động của các yếu tố tác động đến lượng khí thải CO2 tại Việt Nam dựa trên mô hình dân số, sự sung túc và công nghệ (STIRPAT) Từ cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của các yếu tố đến phát thải khí CO2 tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đối với trường hợp của Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tác động trong khoảng từ năm 1999 đến năm 2022
5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận từ lý thuyết đến phân tích định lượng thông qua việc thu thập và xử lý dữ liệu từ các công bố uy tín Sử dụng phương pháp đồng liên kết ARDL để phân tích các yếu ảnh hưởng đến phát thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến 2022, công trình này đã kế thừa từ thành công của các nghiên cứu đi trước
về phát thải khí CO2 của các học giả về môi trường trong và ngoài Việt Nam
6 Đóng góp của đề tài
Đóng góp về lý luận: Đề tài đi nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát thải khí CO2 tại
Việt Nam dựa trên mô hình “Dân số, sự sung túc và công nghệ thông tin (STIRPAT)” nên sẽ đóng góp thêm những dữ liệu ảnh hưởng mới, kết luận mới cho các công trình về phát thải khí CO2 tại Việt Nam Bên cạnh đó, bằng việc phân tích và đánh giá các yếu
tố tác động đến phát thải khí CO2, nghiên cứu này còn mở ra các hướng nghiên cứu mới cho những nhà nghiên cứu trong tương lai
Trang 9Đóng góp về thực tiễn: Từ các kết quả của nghiên cứu mà Nhà nước, các cơ quan tổ
chức bộ ban ngành, các nhà hoạch định chiến lược có thể tham khảo để đưa ra những chính sách phù hợp nhất nhằm bảo vệ môi trường sinh thái nói chung cũng như tăng cường kiểm soát lượng khí thải CO2 tại Việt Nam nói riêng
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát thải khí CO2
- Chương 4: Kiến nghị nhằm lượng khí thải CO2
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT THẢI KHÍ CO2
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chất lượng môi trường liên tục xuống cấp là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà thế giới phải đối mặt và là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong các nghiên cứu kinh tế môi trường hiện đại Các lý do cho sự gia tăng lượng khí thải CO2
đã được thảo luận trong nhiều tài liệu với các tác động của nhiều yếu tố khác nhau
1.1.1 Các nghiên cứu về các yếu tố tác động phát thải khí CO2 tại các quốc gia và
khu vực trên thế giới
Ying Fan, Lan-Cui Liu, Gang Wu, Yi-Ming Wei (2006) với đề tài “Analyzing impact
factors of CO2 emissions using the STIRPAT model” Sử dụng hồi quy PLS cho mô
hình STIRPAT, bài viết này phân tích tác động của GDP, dân số, công nghệ (đo bằng mức năng lượng tiêu thụ), đô thị hoá và dân số 15 – 64 tuổi đến tổng lượng phát thải CO2 của các quốc gia ở các mức thu nhập khác nhau (tiêu chí lựa chọn theo định nghĩa của World Bank), trong giai đoạn 1975 - 2000 Nhìn chung, những kết quả thực nghiệm này chỉ ra rằng tác động của dân số, mức sống sung túc và công nghệ đến lượng khí thải CO2 là khác nhau ở các mức độ phát triển khác nhau
Chuanguo Zhang, Xiangxue Zhou (2016) với đề tài “Does foreign direct investment
lead to lower CO2 emissions? Evidence from a regional analysis in China” Hồi quy
FGLS cho mô hình “Tác động ngẫu nhiên của hồi quy dân số, sự sung túc và công nghệ” (STIRPAT - Stochastic Impacts by Regression on Population, Affluence, and Technology) đã được áp dụng để điều tra tác động của FDI đến lượng khí thải CO2 của Trung Quốc ở cấp quốc gia và khu vực bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cấp tỉnh từ năm
1995 đến năm 2010 Kết quả cho thấy FDI góp phần giảm phát thải CO2 ở Trung Quốc Tác động của FDI tới lượng khí thải CO2 giảm dần từ miền Tây đến miền Đông và miền Trung Phát hiện của nghiên cứu ủng hộ giả thuyết Vầng hào quang ô nhiễm (Pollution Halo Hypothesis)
Muhammad Shahbaz, Nanthakumar Loganathan, Ahmed Taneem Muzaffar, Khalid
Ahmed, Muhammad Ali Jabran (2016) với đề tài “How urbanization affects CO 2
emissions in Malaysia? The application of STIRPAT model” Sử dụng phương pháp
đồng liên kết kết hợp Bayer – Hanck, phương pháp kiểm tra giới hạn ARDL, nhân quả VECM Granger, bài viết đã điều tra tác động của đô thị hóa đối với lượng khí thải CO2 bằng cách áp dụng mô hình “Tác động ngẫu nhiên của hồi quy dân số, sự sung túc và công nghệ” (STIRPAT) trong trường hợp của Malaysia giai đoạn 1970Q1–2011Q4 Kết quả xác nhận tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải CO2 Ngoài
ra, tiêu thụ năng lượng làm tăng cường độ phát thải và trữ lượng vốn làm tăng tiêu thụ năng lượng Mở cửa thương mại dẫn đến sự sung túc và do đó làm tăng lượng khí thải CO2 Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa đô thị hóa và lượng khí thải CO2 có hình chữ U, tức là đô thị hóa ban đầu làm giảm lượng khí thải CO2, nhưng sau một ngưỡng, nó lại làm tăng lượng khí thải CO2 Phân tích nhân quả cho thấy quá trình
đô thị hóa Granger gây ra lượng khí thải CO2
Trang 11Nahla Samargandi (2017) với đề tài “Sector value addition, technology and CO2
emissions in Saudi Arabia” Áp dụng phương pháp độ trễ phân tán tự hồi quy (ARDL),
nghiên cứu này đánh giá giả thuyết Đường cong Kuznets Môi trường (EKC) với trường hợp nghiên cứu của Ả Rập Saudi bằng cách xem xét ba kênh trong quan hệ với lượng khí thải CO2: khối lượng sản xuất, giá trị gia tăng của ngành trong GDP và đổi mới công nghệ, sử dụng tập dữ liệu chuỗi thời gian từ 1970 đến 2014 Kết quả nghiên cứu này phủ nhận sự tồn tại của giả thuyết EKC trong trường hợp của Ả Rập Saudi, vì tăng trưởng GDP và lượng phát thải CO2 có mối tương quan dương và tuyến tính cả trong ngắn hạn
và dài hạn Kết quả cũng cho thấy giá trị gia tăng của tăng trưởng trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ là nguyên nhân khiến phát thải CO2 tăng nhanh hơn, trong khi giá trị gia tăng của nông nghiệp có mối liên hệ tiêu cực nhưng không đáng kể với lượng phát thải Cuối cùng, nghiên cứu này cho thấy đổi mới công nghệ không có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp giảm lượng khí thải CO2
Smruti Ranjan Behera, Devi Prasad Dash (2017) với đề tài “The effect of urbanization,
energy consumption, and foreign direct investment on the carbon dioxide emission in the SSEA (South and Southeast Asian) region” Sử dụng kiểm định đồng liên kết Pedroni
và Westerlund, nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa đô thị hóa, tiêu thụ năng lượng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của 17 quốc gia ở khu vực Nam và Đông Nam Á (SSEA) trong giai đoạn 1980 - 2012 Từ tổng thể
17 quốc gia, kết quả ước tính cho thấy rằng tiêu thụ năng lượng sơ cấp, tiêu thụ năng lượng hoá thạch (trừ các quốc gia thu nhập thấp) và FDI đang làm tăng đáng kể lượng phát thải CO2 và suy thoái môi trường ở khu vực SSEA
Muhammad Khalid Anser (2019) với đề tài “Impact of energy consumption and human
activities on carbon emissions in Pakistan: application of STIRPAT model” Công trình
nghiên cứu ước tính khung STIRPAT thông qua sử dụng mô hình độ trễ phân phối hồi quy tự động (ARDL) và mô hình sửa lỗi (ECM), nhằm xem xét tác động của việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, tiêu thụ năng lượng không thể tái tạo, dân số, mức độ sung túc
và nghèo đói đối với lượng khí thải carbon ở Pakistan, dữ liệu chuỗi thời gian từ năm
1972 đến năm 2014 Kết quả cho thấy việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng dân số, cải thiện mức sống sung túc và đô thị hóa là những yếu tố góp phần làm tăng lượng khí thải carbon ở Pakistan Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra rằng việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sử dụng và tiêu thụ năng lượng thủy điện có khả năng giảm lượng khí thải carbon ở Pakistan
Danish (2019) với đề tài “Effects of information and communication technology and
real income on CO2 emissions: The experience of countries along Belt and Road” Để
ước lượng thực nghiệm, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least-square) để phân tích mối quan hệ giữa công nghệ thông tin, thu nhập thực tế và lượng khí thải CO2 trong khi xem xét vai trò của thương mại quốc tế và FDI ở 59 quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường, từ năm 1990 đến năm
2016 Kết quả tóm tắt rằng các quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường ủng hộ giả thuyết EKC và công nghệ thông tin giảm thiểu mức phát thải CO2 ở các nước này Hơn nữa, tác động điều tiết của CNTT và đầu tư trực tiếp nước ngoài làm giảm lượng khí
Trang 12thải CO2 và sự tương tác giữa công nghệ thông tin và thương mại quốc tế cũng có tác dụng tương tự
Lassad Ben Dhiab, Hichem Dkhili (2019) với đề tài “Impact of income, trade,
urbanization, and financial development on CO2 emissions in the GCC countries” Bài
viết sử dụng mô hình kinh tế lượng, kỹ thuật đồng liên kết, kiểm định quan hệ nhân quả Granger và VECM, để điều tra thực nghiệm mối quan hệ giữa thu nhập, thương mại, đô thị hóa và phát triển tài chính đối với mức độ phát thải CO2, mẫu dữ liệu bảng gồm các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), giai đoạn 1995 – 2016 Kết quả đã chứng minh mối quan hệ tích cực và đáng kể lâu dài giữa các biến thu nhập, thương mại,
đô thị hóa, phát triển tài chính và lượng khí thải CO2 Ngoài ra, kết quả cho thấy mức thu nhập quốc gia và đô thị hóa cao hơn sẽ tạo ra mức phát thải CO2 cao Phát triển tài chính có tác động tích cực đến mức phát thải CO2 Và độ mở thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến lượng khí thải CO2
Asim Anwar, Mustafa Younis và Inayat Ullah (2020) với đề tài “Impact of Urbanization
and Economic Growth on CO2 Emission: A Case of Far East Asian Countries” Áp
dụng mô hình Fixed effect dữ liệu bảng, nghiên cứu này xem xét các yếu tố chính quyết định lượng phát thải CO2 ở các nước Viễn Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc-Nam Triều Tiên và Indonesia), giai đoạn 1980 - 2017 Nghiên cứu cho thấy đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại quyết định đáng kể lượng khí thải CO2 ở các quốc gia được chọn
Sidi Mohammed Chekouri, Abderrahim Chibi, Mohamed Benbouziane (2020) với đề
tài “Examining the driving factors of CO2 emissions using the STIRPAT model: the case
of Algeria” Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất từng phần PLS (Partial least
squares regression) được áp dụng để kiểm tra mô hình STIRPAT nhằm xác định các yếu
tố quyết định thúc đẩy lượng phát thải CO2 ở Algeria trong giai đoạn 1971–2016 Kết quả chỉ ra rằng dân số có tác động tích cực và đáng kể đến lượng khí thải CO2 Việc sử dụng năng lượng được coi là yếu tố góp phần thứ hai vào lượng khí thải CO2, sau đó là
đô thị hóa và mức sống sung túc (GDP bình quân đầu người)
Muhammad Zahid Rafique, Yafei Li, Abdul Razaque Larik và Malepekola Precious
Monaheng (2020) với đề tài “The effects of FDI, technological innovation, and financial
development on CO2 emissions: evidence from the BRICS countries” Công trình này
tìm hiểu tác động của các biến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đổi mới công nghệ và phát triển tài chính đối với lượng khí thải carbon ở các quốc gia thành viên BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, and Trung Quốc), với dữ liệu từ năm 1990 đến năm 2017 Kết quả nghiên cứu: (1) Ước lượng Augmented Mean Group (AMG) cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài, đổi mới công nghệ và phát triển tài chính ở các nước BRICS có mối liên hệ tiêu cực và có ý nghĩa thống kê trong dài hạn với lượng khí thải CO2, trong khi tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, đô thị hóa và sử dụng năng lượng được phát hiện là đóng góp có ý nghĩa thống kê và tích cực với lượng khí thải carbon (2) Kiểm định nhân quả
dữ liệu bảng Dumitrescu và Hurlin để kiểm tra hướng của quan hệ nhân quả Các phát hiện cho thấy mối quan hệ nhân quả dài hạn hai chiều giữa phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, mở cửa thương mại, đô thị hóa, sử dụng năng lượng và phát thải CO2;
Trang 13ngược lại, mối quan hệ nhân quả một chiều được tìm thấy giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và lượng khí thải carbon.
Tomiwa Sunday Adebayo, Edmund Ntom Udemba, Zahoor Ahmed, Dervis Kirikkaleli
(2021) với đề tài “Determinants of consumption-based carbon emissions in Chile: an
application of non-linear ARDL” Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận ARDL tuyến tính
lẫn phi tuyến tính để xem xét ảnh hưởng của việc sử dụng năng lượng tái tạo (REN), đổi mới công nghệ (TI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) đến lượng khí thải carbon dựa trên tiêu dùng (CCO2), sử dụng dữ liệu giai đoạn 1990 đến 2018 Kết quả cho thấy việc tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và cường tiêu thụ năng lượng tái tạo góp phần lớn trong việc giảm tình trạng suy thoái môi trường Điều đáng ngạc nhiên là nghiên cứu cho thấy đổi mới công nghệ không hiệu quả trong việc giảm lượng khí thải carbon dựa trên tiêu dùng
Khalid Ahmed, Mujeeb Ur Rehman, Ilhan OZTURK (2021) với đề tài “What drives
carbon dioxide emissions in the long-run? Evidence from selected South Asian Countries” Kiểm định FMOLS được sử dụng để điều tra khả năng tác động của tiêu
thụ năng lượng, thu nhập, độ mở thương mại và dân số đến lượng phát thải CO2 ở các nền kinh tế Nam Á được lựa chọn trong khoảng thời gian từ 1971 – 2013 Kết quả cho thấy tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại và dân số làm tăng suy thoái môi trường ở các quốc gia trong bảng, trong khi thu nhập tác động tiêu cực và cho thấy sự tồn tại của đường cong Kuznet môi trường giữa thu nhập và phát thải Kiểm định nhân quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tiêu thụ năng lượng và độ mở thương mại
và mối quan hệ nhân quả một chiều từ tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại và dân
số đến phát thải CO2
Tomiwa Sunday Adebayoa, Abraham Ayobamiji Awosusi, Ibrahim Adeshola (2021)
với đề tài “Determinants of CO2 Emissions in Emerging Markets: An Empirical
Evidence from MINT Economies” Nghiên cứu này sử dụng thử nghiệm đồng liên kết
bảng (Panel Co-integration test), mô hình ARDL PMG và kiểm định nhân quả Dumitrescu-Hurlin (Dumitrescu-Hurlin Causality test) để khám phá sự tương tác giữa tăng trưởng kinh tế, sử dụng năng lượng, thương mại và đô thị hóa đối với phát thải CO2 đối với các nền kinh tế MINT (Mexico, Indonesia, Nigeria và Turkey) trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2018 Kết quả cho thấy bằng chứng về sự đồng liên kết giữa CO2 và các yếu tố quyết định nó trong nền kinh tế MINT Những phát hiện dựa trên ARDL PMG tiết lộ: (1) Mối liên hệ tích cực giữa phát thải CO2 và sử dụng năng lượng; (2) Không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa CO2 và tăng trưởng kinh tế; (3) Đô thị hóa ảnh hưởng tích cực đến CO2 trong khi có mối liên hệ tiêu cực giữa CO2 và thương mại Bên cạnh đó, kiểm định nhân quả Dumitrescu-Hurlin đã tiết lộ; (a) mối quan hệ nhân quả một chiều từ CO2 đến đô thị hóa; (b) Tăng trưởng GDP gây ra CO2 trong khi CO2 gây ra sử dụng năng lượng
Nguyễn Thành Huân (2022) với đề tài “Tác Động Của Các Yếu Tố Kinh Tế Xã Hội Đến
Biến Đổi Khí Hậu” Kết quả phân tích từ dữ liệu 128 quốc gia, từ năm 2005 – 2014
bằng các mô hình FEM, REM, GLS, cho thấy mức độ sử dụng năng lượng dầu, tăng trưởng kinh tế (GDP đầu người), thương mại có tác động gia tăng lượng khí thải CO2
Trang 14Hrvoje JOŠIĆ, Berislav ŽMUK (2022) với đề tài “What Are The Main Determinants Of
Co2 Emissions? A Global Evidence” Các kỹ thuật kinh tế lượng như mô hình GMM
bảng động (Dynamic panel data model), hồi quy bình phương tối thiểu từng bước (Stepwise Least Squares regression) và hồi quy phân vị (Quantile regression) được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố quyết định suy thoái môi trường trên quy mô toàn cầu, với dữ liệu của 115 quốc gia trên toàn thế giới, đoạn từ 1995 – 2015 Trong bài viết này,
13 biến số kinh tế vĩ mô được chọn làm yếu tố chính quyết định sự suy thoái môi trường là: GDP bình quân đầu người, thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sử dụng năng lượng, dân số đô thị, tổng dân số và mật độ dân số, tổng hình thành vốn, tỷ lệ người nghèo, giá trị gia tăng của ngành, du lịch quốc tế (số lượng khách đến), sản lượng điện tái tạo và sản lượng điện từ nguồn than Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các biến số nêu trên đã được khẳng định là yếu tố quyết định suy thoái môi trường trên phạm vi toàn cầu Hạn chế chính của bài viết này liên quan đến việc thiếu dữ liệu ở một số quốc gia
và các biến số trong một số năm nhất định
Ngọc và cộng sự (2022) với đề tài “Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến
phát thải CO2 tại các quốc gia phát triển và đang phát triển” Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp FMOLS, hồi quy phân vị để khám phá ảnh hưởng của một số nhấn tố kinh
tế và xã hội đến phát thải CO2 tại 57 quốc gia (14 quốc gia phát triển và 43 quốc gia đang phát triển) trong giai đoạn 1995 - 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến GDP bình quân đầu người, mức độ phức tạp của nền kinh tế, kinh tế ngầm, dân số, năng lượng tái tạo có chiều tác động đồng nhất đến vấn đề phát thải CO2 ở các quốc gia phát triển
và đang phát triển nhưng tác động biên không giống nhau Đặc biệt, chiều tác động của
độ mở cửa thương mại là trái ngược nhau ở hai nhóm các quốc gia nghiên cứu
Youxue Jiang, Zakia Batool, Syed Muhammad Faraz Raza, Mohammad Haseeb, Sajjad
Ali, Syed Zain Ul Abidin (2022) với đề tài “Analyzing the Asymmetric Effect of
Renewable Energy Consumption on Environment in STIRPAT-Kaya-EKC Framework:
A NARDL Approach for China” Bằng cách sử dụng khung STIRPAT-Kaya-EKC và
mô hình ARDL phi tuyến, nghiên cứu này đi sâu vào phân tích mối quan hệ bất cân xứng giữa mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và lượng khí thải CO2 ở Trung Quốc trong dài hạn cũng như ngắn hạn, với dữ liệu chuỗi thời gian từ 1990 đến 2020 Phát hiện của nghiên cứu này bao gồm: (1) Tăng trưởng dân số ảnh hưởng đến môi trường trong thời gian ngắn, ủng hộ giả thuyết EKC ở Trung Quốc trong cả ngắn hạn và dài hạn (2) Xác nhận tác động bất cân xứng của năng lượng tái tạo đến môi trường trong dài hạn cũng như ngắn hạn (3) Dân số góp phần gây ra tình trạng suy giảm môi trường trong thời gian ngắn tuy nhiên tác động không đáng kể về lâu dài (4) Công nghệ được đánh giá bằng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế được cho là cải thiện môi trường tuy nhiên chỉ trong dài hạn
Imen Tebourbia, Anh Thi Truc Nguyen, Shu-Fang Yuan và Chiung-Yu Huang (2022)
với đề tài “How do social and economic factors affect carbon emissions? New evidence
from five ASEAN developing countries” Bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng
PMG (Pooled Mean Group), nghiên cứu này đã phân tích tác động dài hạn và ngắn hạn của các yếu tố kinh tế và xã hội đến lượng khí thải carbon từ 5 quốc gia ASEAN đang phát triển, giai đoạn 1986 – 2017 Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phi tuyến
Trang 15tính hình chữ U ngược giữa GDP thực tế và lượng khí thải carbon, ủng hộ lý thuyết đường cong EKC truyền thống Bên cạnh đó thì tiêu thụ năng lượng dẫn đến suy thoái môi trường ở các quốc gia này; và FDI, đô thị hóa, chi tiêu cho giáo dục của Chính Phủ làm giảm lượng khí thải carbon Và tồn tại mối quan hệ 2 chiều giữa 4 biến này
Mortaza Ojaghlou, Erginbay Ugurlu, Marta Kadłubek, Eleftherios Thalassinos (2023)
với đề tài “Economic Activities and Management Issues for the Environment: An
Environmental Kuznets Curve (EKC) and STIRPAT Analysis in Turkey” Nghiên cứu sử
dụng phương pháp tương quan có điều kiện động (DCC - Dynamic Conditional Correlation ) và ARDL để điều tra mối quan hệ lâu dài giữa lượng khí thải CO2, tiêu thụ năng lượng, hoạt động kinh tế và các vấn đề quản lý tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn
1980 - 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến
lượng phát thải CO2, xác thực cho mô hình đường cong Kuznets Ngoài ra, đường cong Kuznets môi trường hình chữ N (EKC) được phát triển cho Thổ Nhĩ Kỳ
Liton Chandra Voumik, Mohammad Ridwan (2023) với đề tài “Impact of FDI,
industrialization, and education on the environment in Argentina: ARDL approach”
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét FDI, tăng trưởng dân số, công nghiệp hóa
và giáo dục ảnh hưởng như thế nào đến môi trường ở Argentina bằng cách sử dụng mô hình STIRPAT, giai đoạn từ năm 1972 đến 2021 Kiểm định giới hạn F và kiểm định đồng liên kết Johansen được sử dụng trong nghiên cứu này để xác định liệu có mối liên
hệ đồng liên kết giữa các biến hay không Ngoài ra, phương pháp Độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) được sử dụng để kiểm tra độ co giãn ngắn hạn và dài hạn của biến độc lập Nghiên cứu này cũng kết hợp kiểm định quan hệ nhân quả Granger theo cặp để xác định hướng quan hệ nhân quả giữa các biến Sau đó, nghiên cứu áp dụng một số xét nghiệm chẩn đoán và kiểm tra độ ổn định Kết quả nghiên cứu chứng minh sự hiện diện của mối liên hệ đồng tích hợp giữa lượng khí thải CO2, dân số, công nghiệp hóa và giáo dục Các phát hiện này chỉ ra rằng sự gia tăng dân số và công nghiệp hóa sẽ gây hại cho môi trường ở Argentina về lâu dài Ngoài ra, có mối liên hệ nghịch đảo đáng kể giữa lượng khí thải CO2 và chi tiêu giáo dục trong thời gian ngắn
Dulal Chandra Pattak và cộng sự (2023) với đề tài “The Driving Factors of Italy’s CO2
Emissions Based on the STIRPAT Model: ARDL, FMOLS, DOLS, and CCR Approaches” Khung hồi quy ngẫu nhiên mở rộng về Dân số, Sự sung túc và Công nghệ
(STIRPAT), thông qua ước lượng Độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) nhằm chỉ ra tác động của năng lượng hạt nhân, năng lượng thân thiện và không thân thiện với môi trường, dân số và GDP đối với phát thải CO2 ở Ý, dữ liệu hàng năm từ năm 1972 đến năm 2021 Cuộc điều tra chỉ ra rằng trong thời gian dài hơn, GDP và năng lượng phi xanh tăng có thể dẫn đến lượng khí thải CO2 cao hơn, đồng thời tăng năng lượng thay thế và năng lượng hạt nhân có thể làm giảm lượng khí thải CO2 xuống Mặc dù dân số
và năng lượng xanh có ảnh hưởng tiêu cực đến sự gia tăng CO2 nhưng chúng dường như không đáng kể
Grzegorz Zimon, Dulal Chandra Pattak, Liton Chandra Voumik, Salma Akter, Funda
Kaya, Robert Walasek, Konrad Kocha ́nski (2023) với đề tài “The Impact of Fossil
Fuels, Renewable Energy, and Nuclear Energy on South Korea’s Environment Based
on the STIRPAT Model: ARDL, FMOLS, and CCR Approaches” Sử dụng mô hình
Trang 16ARDL, mục đích của bài viết này là phân tích tác động của nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân đến môi trường của Hàn Quốc dựa trên mô hình STIRPAT (tác động ngẫu nhiên do hồi quy về dân số, sự sung túc và công nghệ), giai đoạn 1922 – 2021 Kết quả cho thấy trong dài hạn, yếu tố năng lượng tái tạo có tác động tiêu cực, còn trong ngắn hạn thì lại có tác động tích cực đến phát thải khí CO2 tại Hàn Quốc Năng lượng hạt nhân có tác động tiêu cực với lượng phát thải khí CO2 trong ngắn hạn còn những biến còn lại đều không có ý nghĩa thống kê trong ngắn và dài hạn Tóm lại, nhìn chung các nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường của các học giả về những yếu tố tác động đến phát thải khí CO2 tại các quốc gia và khu vực khác nhau có những
xu hướng được liệt kê như sau:
(1) Vấn đề môi trường đã và đang rất được quan tâm đến ở đa dạng khu vực và châu lục chứng tỏ tính hấp dẫn cũng như quan trọng của nó trong việc nghiên cứu (2) Khí thải CO2 chủ yếu được sử dụng làm biến phụ thuộc trong các nghiên cứu và chịu tác động của các biến độc lập khác nhau Phát triển kinh tế, dân số, đô thị hoá, thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiêu thụ năng lượng có thể được nhìn nhận là những yếu tố thu hút sự quan tâm của các học giả nhất khi mà một lượng lớn nghiên cứu sử dụng các biến này trong nghiên cứu, trải dài hơn 2 thập
kỉ vẫn chưa có dấu hiệu dừng nghiên cứu Bên cạnh đó thì có những biến khác cũng được thêm vào các nghiên cứu tuỳ thuộc vào quốc gia và khu vực mà nhà nghiên cứu lựa chọn tìm hiểu như nông nghiệp, chi tiêu cho giáo dục của chính phủ, tuy nhiên số lượng không đáng kể
(3) Ba mô hình lý thuyết được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực phát thải CO2 là Đường cong chữ U ngược của Kuznet, “Thiên đường ô nhiễm” (PHH) và khung dân số, sự sung túc và công nghệ thông tin (STIRPAT) Ngoài ra thì có một số lý thuyết được đề xuất nhưng ít được sử dụng hơn như nhận dạng Kaya
(4) Xu hướng nổi lên của những nghiên cứu khoảng 1 thập kỷ trở lại đây là quan tâm
về biến công nghệ thông tin, công nghệ xanh, đổi mới và sự ảnh hưởng của nó đến môi trường nói chung và phát thải khí CO2 nói riêng
1.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố tác động phát thải khí CO2 tại Việt Nam
Usama Al-Mulali, Behnaz Saboori, Ilhan Ozturk (2015) với đề tài “Investigating the
environmental Kuznets curve hypothesis in Vietnam” Nghiên cứu sử dụng phương pháp
độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) để kiểm định sự tồn tại của giả thuyết đường cong Kuznets (EKC) môi trường ở Việt Nam, giai đoạn 1981–2011 Kết quả cho thấy giả thuyết EKC không tồn tại vì mối quan hệ giữa GDP và ô nhiễm là tích cực, và giả thuyết
“thiên đường ô nhiễm” có tồn tại ở Việt Nam vì vốn đầu tư làm tăng ô nhiễm trong dài hạn Nhập khẩu làm tăng ô nhiễm, tuy nhiên mức độ xuất khẩu không đủ lớn để tác động đến ô nhiễm Tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch làm tăng ô nhiễm, trong khi tiêu thụ năng lượng tái tạo không có tác dụng đáng kể trong việc giảm ô nhiễm Lực lượng lao động Việt Nam có tác động giảm ô nhiễm
Lê Trung Thành và Nguyễn Đức Khương (2017) với đề tài “Đánh Giá Tác Động Của
Tăng Trưởng Kinh Tế Và Thương Mại Quốc Tế Đến Phát Thải Co2 Ở Việt Nam- Tiếp Cận Qua Mô Hình ARDL” Mô hình tự hồi quy trung bình trượt (ARDL) được sử dụng
Trang 17để đánh giá tác động theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) và giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm (PHH) ở Việt Nam, giai đoạn 1990 - 2011 Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính và độ mở thương mại ảnh hưởng cùng chiều lên lượng phát thải CO2, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động ngược chiều trong ngắn hạn Ngoài ra, tác giả không tìm thấy bằng chứng về việc tham gia ASEAN sẽ gây tác động xấu tới môi trường Điều này ủng hộ tính hợp lệ của giả thuyết EKC và PHH tại Việt Nam
Thi Cam Van Nguyen, Quoc Hoi Le (2020) với đề tài “Impact of globalization on CO2
emissions in Vietnam: An autoregressive distributed lag approach” Phân tích thực
nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp ARDL nhằm mục đích điều tra tác động của toàn cầu hóa, FDI, xuất khẩu, tiêu thụ than bình quân đầu người và sản xuất điện từ nhiên liệu hoá thạch đến phát thải CO2 ở Việt Nam, với bộ dữ liệu chuỗi
thời gian trong giai đoạn 1990 đến 2016 Kết quả cho thấy toàn cầu hóa làm tăng lượng
khí thải CO2 ở Việt Nam Xuất khẩu làm giảm lượng khí thải CO2 trong cả ngắn hạn
và dài hạn trong khi mức tiêu thụ than bình quân đầu người và sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch lại làm tăng lượng khí thải CO2 Nghiên cứu còn cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khí thải CO2 trong ngắn hạn cũng như dài hạn
Nguyễn Hoàng Minh, Đỗ Khánh Ly (2021) với đề tài “Hoạt động đổi mới nước ngoài
và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam” Nghiên cứu sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy
(VAR) để phân tích mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới nước ngoài và lượng khí thải
CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn 1988 – 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối
quan hệ 2 chiều giữa hoạt động đổi mới từ cư dân nước ngoài và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam: (1) Hoạt động đổi mới từ cư dân nước ngoài, phát triển kinh tế, dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước, tỷ lệ đô thị hóa và sự kết hợp của chúng đều thực sự là nguyên nhân gây ra biến động của lượng khí thải CO2 (2) Lượng khí thải CO2, phát triển kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước, tỷ lệ đô thị hóa và sự kết hợp của chúng đều thực sự là nguyên nhân gây ra biến động của hoạt động đổi mới từ cư dân nước ngoài
Nguyen Anh Tru (2021) với đề tài “Effects of Economic Growth, Electricity
Consumption, Energy Use, and Urbanisation on Carbon Dioxide Emissions in Vietnam” Bằng mô hình VECM, mục đích của bài viết này là tìm hiểu mối quan hệ
nhân quả giữa phát thải CO2, tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện, sử dụng năng lượng và
đô thị hóa ở Việt Nam, từ năm 1982 đến năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn, GDP, mức tiêu thụ điện và sử dụng năng lượng có mối quan hệ đáng kể và tích cực với lượng phát thải CO2 ở Việt Nam Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ điện
và sử dụng năng lượng là nguyên nhân chính góp phần tăng GDP trong khi lượng khí thải CO2 và dân số đô thị ảnh hưởng tiêu cực đến GDP Tác giả cũng nhận thấy rằng GDP có tác động đáng kể và tiêu cực đến tiêu thụ điện, nhưng việc sử dụng năng lượng lại tác động tích cực đến tiêu thụ điện ở Việt Nam Hơn nữa, dân số thành thị có ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng năng lượng, trong khi dân số thành thị có mối quan hệ tích cực với dân số thành thị Về lâu dài, kết quả cho thấy GDP bình quân đầu người và
Trang 18mức sử dụng năng lượng bình quân đầu người có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong khi dân số đô thị góp phần giảm phát thải CO2
Lê Quang Minh, Nguyễn Hoàng Minh, Tòng Thị Minh Hải (2022) với đề tài “The
impact of reforestation on CO2 emissions in Vietnam” Nghiên cứu sử dụng mô hình
Vectơ tự hồi quy (VAR) để phân tích tác động của việc trồng rừng đến lượng khí thải CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019 Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ che phủ rừng có tác động tiêu cực đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn phát hiện mối quan hệ hai chiều giữa đô thị hoá và tỷ lệ bao phủ rừng của Việt Nam
Nguyễn Hoàng Minh, Tòng Thị Minh Hải, Trần Thị Kim Đào (2022) với đề tài “The
impact of economic restructuring on CO2 emissions in Vietnam” Nghiên cứu sử dụng
mô hình Vectơ tự hồi quy (VAR) để phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến lượng khí thải CO2 trong giai đoạn 1986 - 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp trong GDP có tác động ngược chiều với lượng phát thải khí CO2 Ngược lại, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp
và xây dựng trong GDP có tác động cùng chiều với lượng phát thải khí CO2
Nguyen Thi Phan Thu, Pham Hong Hanh, Nguyen Van Dinh, Hoang Dinh Luong, Do
Thi Minh Hue (2022) với đề tài “Factors Affecting CO2 Emissions in Vietnam” Dựa
trên mô hình IPAT mở rộng, phương pháp phân rã (Decomposition method) và phân tích hồi quy OLS, bài viết này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố (bao gồm dân
số, GDP bình quân đầu người, cường độ năng lượng, cường độ phát thải) thúc đẩy sự thay đổi lượng phát thải CO2 ở Việt Nam, trong giai đoạn 1986-2016 Kết quả phân tích cho thấy GDP bình quân đầu người là biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến sự gia tăng lượng khí CO2, tiếp theo là cường độ năng lượng và dân số, trong khi cường độ phát
thải là yếu tố duy nhất góp phần làm giảm lượng khí thải CO2
Nguyễn Đăng Hiễn (2022) với đề tài “Mối quan hệ giữa vốn con người, tiêu thụ năng
lượng, phát thải khí CO2 và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” Đề tài được thực hiện
thông qua mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và Kiểm định nhân quả Granger, nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng giữa vốn con người, tiêu thụ năng lượng, phát thải khí CO2
và sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, dữ liệu trong giai đoạn 1990 - 2018 Kết quả cho thấy vốn con người có quan hệ nhân quả cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn lên việc tiêu dùng năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Tăng trưởng kinh tế có quan hệ nhân quả cùng chiều trong ngắn và dài hạn với tiêu thụ năng lượng và quan hệ ngược chiều với phát thải khí CO2 ở Việt Nam Hạn chế của đề tài là chưa đủ cơ sở để khẳng định
sự tồn tại giữa biến số tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn
1990 - 2018 Những dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu thực sự có giới hạn về thời gian, vì vậy không thể phác họa đầy đủ hơn các mối quan hệ tương tác giữa các biến số với nhau một cách rõ nét cũng như phản ánh đầy đủ những biến động giữa vốn con người, tiêu thụ năng lượng, phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bùi Hoàng Ngọc, Phan Thị Liệu và Nguyễn Minh Hà (2022) với đề tài “Mối quan hệ
giữa tỷ lệ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp và lượng khí thái CO2
ở Việt Nam” Ước lượng bằng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) và phương
Trang 19pháp phân tích biến đổi lệch pha (Wavelet coherence analysis) để khám phá tác động riêng lẻ và tác động kiểm soát của tỷ lệ đô thị hóa trong mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam, giai đoạn 1986 -
2018 Kết quả cho thấy 3 điểm nổi bật: (1) Phát triển nông nghiệp vẫn là một nguyên nhân làm tăng lượng khí thải CO2 (2) Tăng tỷ lệ đô thị hóa cũng góp phần làm gia tăng lượng phát thải khí nhà kính (3) Nếu tỷ lệ đô thị hóa cao, mà thu nhập bình quân đầu người được cải thiện thì tác động của tăng trưởng kinh tế đến lượng khí thải CO2 sẽ thay đổi theo chiều hướng có lợi cho chất lượng môi trường
Lê Quang Minh, Nguyễn Hoàng Minh, Tòng Thị Minh Hải (2022) với đề tài “Tác động
của việc trồng rừng đến lượng khí thải CO2 tại Việt Nam” Nghiên cứu sử dụng mô
hình Vectơ tự hồi quy (VAR) để phân tích tác động của việc trồng rừng đến lượng khí thải CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019 Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ che phủ rừng có tác động tiêu cực đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn phát hiện mối quan hệ hai chiều giữa đô thị hoá và tỷ lệ bao phủ rừng của Việt Nam
Nguyễn Thị Cẩm Vân (2022) với đề tài “Chất Lượng Thể Chế, Tăng Trưởng Kinh Tế,
Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài, Tiêu Thụ Năng Lượng Tái Tạo Và Phát Thải Co2 Ở Việt Nam” Công trình này sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy
ARDL để phân tích tác động của chất lượng thể chế, tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, hiệu quả của chính phủ, kiểm soát tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo làm giảm phát thải CO2, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc biệt là gia tăng dân số làm gia tăng nhanh chóng lượng khí thải CO2 Trong ngắn hạn, sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng dân số và những cải thiện về thể chế làm giảm lượng khí thải CO2 Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng phát thải CO2 Nghiên cứu này xác nhận giả thuyết “nơi trú ẩn ô nhiễm” đối với Việt Nam
Thuy Bui Minh, Toan Nguyen Ngoc, Huyen Bui Van (2023) với đề tài “Relationship
between carbon emissions, economic growth, renewable energy consumption, foreign direct investment, and urban population in Vietnam” Kỹ thuật ARDL, kiểm định nhân
quả Granger được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa phát thải CO2, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, sử dụng năng lượng tái tạo và dân số đô thị ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 1990 đến 2018 Kết quả chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế tăng lên cùng với lượng phát thải CO2 cho đến một ngưỡng nhất định và sau đó lượng phát thải CO2 giảm xuống, từ đó ủng hộ lý thuyết đường cong Kuznets môi trường cho Việt Nam Bên cạnh đó, FDI và dân số đô thị có tác động cùng chiều với lượng khí thải CO2 trong khi việc sử dụng năng lượng tái tạo lại góp phần giảm phát thải CO2 Tồn tại mối quan
hệ hai chiều giữa GDP, REC, FDI và dân số đô thị với lượng khí thải CO2 trong ngắn hạn và dài hạn
Pham Xuan Hoa, Vu Ngoc Xuan, Nguyen Thi Phuong Thu (2023) với đề tài “Nexus of
innovation, renewable consumption, FDI, growth and CO2 emissions: The case of Vietnam” Tác giả sử dụng hiệu ứng cố định không hạn chế Fixed effects để giải quyết
bài toán nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới, tiêu thụ năng lượng tái tạo, dòng vốn đầu
Trang 20tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2022 Kết quả chỉ ra rằng sự đổi mới, dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Tuy nhiên, việc tiêu thụ năng lượng tái tạo lại có tác động tiêu cực đến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Hoàng Thị Xuân, Ngô Thái Hưng (2023) với đề tài “Phân tích tác động của ICT, GDP
và REN đến khí thải CO2 tại Việt Nam” Nghiên cứu sử dụng phương pháp
Quantile-on-Quantile (QQ) để nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), tăng trưởng kinh tế và năng lượng tái tạo (REN) đến khí thải CO2 tại Việt Nam, sử dụng
dữ liệu quý giai đoạn 2000 - 2020 Kết quả thực nghiệm cho thấy GDP tác động đồng biến, trong khi đó REN tác động nghịch biến đến khí thải CO2 trên hầu hết các phân vị khác của phân bố khí thải CO2 Trong khi đó, ICT tác động vừa đồng biến vừa nghịch biến đến CO2 trên toàn phân vị của ICT
Nguyễn Hà Linh (2023) với đề tài “Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và phát
thải khí CO2 ở Việt Nam” Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để đánh giá mối
quan hệ định lượng giữa độ mở cửa thương mại với phát thải khí CO2 ở Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2019 bằng số liệu cấp tỉnh Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, độ mở cửa thương mại và các biến đề xuất là FDI và dân số thành thị có tác động tiêu cực đến môi trường trong khi biến kiểm soát tham nhũng và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh lại có tác động ngược chiều lên CO2 Hơn nữa, với số liệu cấp tỉnh đang xét cho thấy đều có sự hiện diện của lý thuyết EKC và PHH
Đoàn Thị Thu Trang, Phạm Thảo Linh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Bảo Anh,
Phùng Thị Hồng Ngát, PGS.TS Phan Thế Công (2023) với đề tài “Tác động của tăng
trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam” Bằng cách
sử dụng phương pháp mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL), nghiên cứu này tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2 trong ngắn hạn và dài hạn, với số liệu về Việt Nam giai đoạn 2000 - 2021 Kết quả thu được rằng trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát thải CO2 không tuân theo giả thuyết EKC, còn trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế tác động đến lượng phát thải CO2 theo dạng hình chữ U ngược Trong khi đó, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2 không có mối quan hệ trong khoảng thời gian nghiên cứu nhưng
dự báo trong tương lai gần, có sự tác động ngược chiều giữa độ mở thương mại và lượng phát thải CO2
Le Phuong Nam, Ho Thi Hien, Nguyen Van Song, Nguyen Manh Hieu, Dao Thu Tra,
Nguyen Thi Luong (2023) với đề tài “Nexus between CO2 Emissions and Economic
Growth, Industrial Production, and Foreign Direct Investment in Vietnam: Symmetric ARDL Approach” Ước tính ARDL, kiểm định nhân quả Granger được sử dụng để xử
lý tập dữ liệu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế, sản xuất công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2018 Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế và sản xuất công nghiệp (bao gồm công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu) có tác động cùng chiều với lượng khí thải CO2, tuy nhiên chưa đủ căn cứ kết luận FDI có tác động đến
Trang 21phát thải CO2 ở Việt Nam Nghiên cứu này đồng thời khẳng định giả thuyết Đường cong Kuznets Môi trường (EKC) tồn tại ở Việt Nam
Nguyễn Thị Quý, Hạ Thị Thiều Dao (2023) với đề tài “The effect of urbanization on
CO2 emissions in Vietnam - Approached by the autoresgressive distributed lag model (ARDL)” Bằng cách áp dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL (Autoregressive
Distributed Lag) đối với đồng tích hợp để phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa mức độ đô thị hóa và lượng phát thải CO2 ở Việt Nam, giai đoạn 1986 đến
2021 Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến Đô thị hóa làm gia tăng lượng phát thải trong cả ngắn hạn và dài hạn Phát hiện của nghiên cứu cho thấy, về lâu dài, sự gia tăng số lượng đăng ký bằng phát minh sáng chế làm gia tăng lượng phát thải CO2 Trong khi tăng GDP bình quân đầu người trong ngắn hạn sẽ làm gia tăng lượng phát thải nhưng trong dài hạn lại có tác dụng làm giảm lượng phát thải Phần khảo lược trên không thể khái quát hết được số lượng các nghiên cứu về các yếu
tố tác động đến phải thải khí CO2 tại Việt Nam nhưng nhìn tổng quan ta có thể thấy: (1) Các nghiên cứu về phát thải khí CO2 tại Việt Nam chủ yếu sử dụng lý thuyết Đường cong chữ U ngược Kuznet và “Thiên đường ô nhiếm (PHH), có nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết IPAT nhưng số lượng bài có ứng dụng mô hình STIRPAT là rất hạn chế
(2) Các biến độc lập thường xuyên được nghiên cứu là tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, dân số, đô thị hoá
Bảng 1.1 – Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Tác giả Phạm vi Khu vực Phương
pháp Kết quả nghiên cứu CÁC QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI
thụ năng lượng, mở cửa thương mại, đô thị hoá (K Ahmed và
mở thương mại, dân số (-) Thu nhập: Tồn tại của đường cong Kuznet
Trang 22(+) Tiêu thụ năng lượng sơ cấp, tiêu thụ năng lượng hoá thạch, FDI
(Samargandi,
2017)
1970
-2014
Ả Rập Saudi ARDL (+) Tăng trưởng GDP, giá
trị gia tăng trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (-) Giá trị gia tăng của nông nghiệp: Không đáng kể (Danish,
Bình phương nhỏ
quát (Generalized Least-
(+) Mức thu nhập quốc gia,
đô thị hóa, Phát triển tài chính
đô thị hóa (-) Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng
sử dụng, tiêu thụ năng lượng thủy điện
triển:
Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines,Vietnam
Ước lượng PMG, Kiểm
quả Granger
Trong ngắn hạn và dài hạn
Tăng trưởng kinh tế: Tồn tại giả thuyết EKC với mô hình chữ U ngược
(+) Tiêu thụ năng lượng (-) FDI, Chi tiêu cho giáo dục của Chính Phủ
Trong dài hạn
(-) Đô thị hoá
Trong ngắn hạn
Trang 23(-) Đô thị hoá, tuy không đáng kể
ARDL, PMG, Kiểm
quả Dumitrescu-Hurlin
(+) Sử dụng năng lượng, Đô thị hoá
Fixed effect (+) Đô thị hóa, tăng trưởng
kinh tế và độ mở thương mại
Ước lượng Augmented Mean Group (AMG),
(+) Tăng trưởng kinh tế, độ
mở thương mại, đô thị hóa
lượng, đô thị hoá, mức sống sung túc (GDP)
(Adebayo và
c.s., 2021)
1990 -
2018
thụ năng lượng tái tạo Đổi mới công nghệ không
có hiệu quả trong giảm thải Carbon
FMOLS, hồi quy phân vị
- Với cả 2 nhóm:
(+) GDP bình quân đầu người, dân số, mức độ phức tạp của nền kinh tế, kinh tế ngầm, năng lượng tái tạo
- Với quốc gia phát triển:
(+)(-) Độ mở thương mại (-) Thể chế chính trị
- Với quốc gia đang phát triển:
Trang 24(+) Độ mở thương mại (+) Thể chế chính trị (Huân, 2022) 2005 -
2014
128 quốc gia FEM, REM,
GLS
(+) Mức độ sử dụng năng lượng dầu, tăng trưởng kinh
tế, thương mại (Jošić &
(Stepwise Least Squares regression), hồi quy phân
vị (Quantile regression)
(+) Hầu hết 13 biến số kinh
tế vĩ mô được chọn có gây
sự suy thoái môi trường là: GDP bình quân đầu người, thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sử dụng năng lượng, dân số đô thị, tổng dân số và mật độ dân
số, tổng hình thành vốn, tỷ
lệ người nghèo, giá trị gia tăng của ngành, du lịch quốc tế (số lượng khách đến), sản lượng điện tái tạo
và sản lượng điện từ nguồn than
(Jiang và c.s.,
2022)
1990 -
2020
Trung Quốc ARDL (-) Sử dụng năng lượng tái
tạo, đơn xin cấp bằng sáng chế
(+) Dân số (Ojaghlou và
(-) Giáo dục Tuy nhiên chỉ thời gian ngắn
số, năng lượng xanh
c.s., 2023)
1922 -
2021
(-) Năng lượng tái tạo
Trong dài hạn
(+) Năng lượng tái tạo (-) Năng lượng hạt nhân
Trang 25(+) GDP Không tồn tại EKC
(+) Nhập khẩu, tiêu thụ nguyên liệu hoá thạch
(-) Tiêu thụ năng lượng tái tạo, lực lượng lao động
(+) Độ mở thương mại, Mức tiêu thụ năng lượng
(-) FDI
Trong ngắn hạn
Mối quan hệ giữa khí thải CO2 và thu nhập theo hình chữ U thường, không tuân theo giả thuyết EKC
(+) Phát triển tài chính
Trong dài hạn
EKC với đồ thị hình chữ U ngược
(Van & Hoi,
2020)
1990 -
2016
ARDL (+) Toàn cầu hóa, tiêu thụ than bình quân
đầu người, sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch
Hoạt động đổi mới từ cư dân nước ngoài
lượng khí thải CO2
(Wavelet coherence analysis)
(+) Phát triển nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hoá (-) Tỷ lệ đô thị hoá Khi đồng thời GDP
(-) Hiệu quả của chính phủ, kiểm soát tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo
Trang 26(+) Đầu tư trực tiếp nước ngoài, gia tăng dân số
Trong ngắn hạn
(-) Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng dân số, cải thiện về thể chế (+) Tăng trưởng kinh tế, FDI
Xác nhận giả thuyết “nơi trú ẩn ô nhiễm” đối với Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế có quan hệ nhân quả
ngược chiều với phát thải khí CO2
nghiệp và xây dựng trong GDP
(Phan Thu và
c.s., 2022)
1986
-2016
OLS (+) GDP bình quân đầu người, cường độ
năng lượng, dân số (-) Cường độ phát thải
Quantile on Quantile (QQ)
(+) GDP (-) Năng lượng tái tạo
(+)(-) Công nghệ - thông tin
(Linh, 2023) 2011
-2019
63 tỉnh/
thành phố
Phương pháp Moments
(GMM)
(+) GDP Độ mở cửa thương mại, FDI, Dân
số thành thị (-) Kiểm soát tham nhũng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Có tổn tại hiệu ứng chữ U ngược
Trang 27(+) FDI, dân số đô thị (-) Tiêu thụ năng lượng tái tạo (Hoa và c.s.,
2023)
2000 -
2022
Fixed effects (-) Sự đổi mới, FDI, tăng trưởng kinh tế
(+) Tiêu thụ năng lượng tái tạo
(-) GDP bình quân đầu người
Ủng hộ giả thuyết EKC
Ghi chú: (+) Tác động cùng chiều CO2 (-) Tác động ngược chiều CO2
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Từ việc tổng quan nghiên cứu, bài viết này đã đúc kết cho mình những khoảng trống nghiên cứu có thể lấp đầy như sau:
(1) Về biến số sử dụng: Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều biến đại diện khác nhau đã được đưa ra để đưa vào mối quan hệ với lượng khí thải CO2 tại Việt Nam Tuy nhiên số lượng nghiên cứu sử dụng biến công nghệ thông tin để đánh giá là rất hiếm, cụ thể theo khảo lược của tác giả thì có (Hung, 2022) và (Xuân
Trang 281.3 Lý thuyết về các yếu tố tác động phát thải khí CO2
1.3.1 Lý thuyết về khí thải CO2
Để định nghĩa về khí thải CO2, đã có rất nhiều chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước đưa ra những nhận định của mình:
Trang và cộng sự (2023), “Lượng phát thải CO2 là một phần trong tổng lượng thải khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất, sử dụng và trong đời sống sinh hoạt của con người, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và giữ nhiệt trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu” (Trang và c.s., 2023)
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) nhận định Carbon Dioxide (CO2) là
"một loại khí nhà kính xuất hiện tự nhiên và cũng là sản phẩm phụ của việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh khối, cũng như những thay đổi trong việc sử dụng đất và các quy trình công nghiệp khác" (Alan Buis, 2019)
Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS) mô tả Carbon Dioxide (CO2) là "một loại khí không cháy, không màu, có vị và mùi hơi ngọt" (American Chemical Society (ACS), 2024)
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) giải thích rằng Carbon Dioxide (CO2) "được giải phóng bởi động vật khi chúng thở ra, bởi thực vật trong quá trình quang hợp và bởi tất cả các sinh vật sống trong quá trình phân hủy." (USGS, 2023)
Theo Encyclopædia Britannica, Inc (Bách khoa toàn thư Britannica), “ CO2 hay Carbon Dioxide (CO2) là một loại khí nặng, không màu, không mùi được hình thành trong quá trình hô hấp và phân hủy các chất hữu cơ; nó được thực vật hấp thụ từ không khí trong
quá trình quang hợp” (Carbon Dioxide | Definition, Formula, Uses, & Facts |
Britannica, 2024)
Có thể nói, dù khác nhau về cách diễn giải nhưng tựu chung các khái niệm đều đồng ý với nhau ở điểm là khí thải CO2 là loại khí nặng, không màu, không mùi và được hình thành thông qua quá trình sinh sống của các sinh vật, có khả năng giữ nhiệt trong bầu khí quyền và tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu Việc nhận thức được định nghĩa khí thải CO2 sẽ là nền tảng để tìm hiểu những yếu tố tác động hình thành nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế mục đích bảo vệ môi trường
1.3.2 Phương trình IPAT và mô hình STIRPAT
1.3.2.1 Phương trình IPAT
Đầu những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã xác định GDP và dân số là những yếu tố chính quyết định chất lượng môi trường Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, tỷ lệ tăng của dân số là theo cấp số nhân trong khi thu nhập tăng theo cấp số cộng Vậy nên tốc độ gia tăng dân số nếu vượt qua khả năng chịu tải của nguồn tài nguyên hữu hạn có thể gây nên hiện tượng suy thoái môi trường (Jiang và c.s., 2022)
Khung IPAT từ đó được đề xuất bởi (Ehrlich & Holdren, 1971) và được kiểm định bởi
(Commoner và c.s., 1971) đã nêu lên rằng tích số của 3 động lực bao gồm dân số (Population), sự sung túc (Affluence) và công nghệ (Technology) có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường (Environmental Capacity) Cụ thể, phương trình lý thuyết IPAT
có dạng như sau:
Trang 29I = P x A x T (1) Trong đó:
I (Environmental Capacity): Tác động đến chất lượng môi trường
P (Population): Quy mô dân số
A (Affluence): Sự sung túc
Về nội dung, quy tắc bất định của IPAT là “Các kích thước ở bên phải cân bằng các kích thước của tác động môi trường ở bên trái” (Waggoner & Ausubel, 2002; York và c.s., 2003) Phương trình IPAT chủ yếu thiết lập mối quan hệ tuyến tính và cố định giữa các thành phần và biến môi trường Tức trong phạm vi khuôn khổ khung IPAT, Ehrlich
và Holdren (1971) cho rằng các đơn vị ở cả hai phía phương trình phải nhất quán, cân bằng và sự thay đổi của các biến hồi quy phải tỷ lệ thuận với môi trường
Ý nghĩa của IPAT thể hiện ở chỗ không có yếu tố nào trong tất cả các động lực (P, A và T) có thể chịu trách nhiệm riêng về tác động môi trường (I) Thông số kỹ thuật của IPAT
rõ ràng và dễ dàng tiếp cận khi thực hành Tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế làm suy yếu IPAT bởi phương trình không thể phản ánh một cách hợp lý và có thể dẫn đến sai lệch tác động của các biến đến môi trường, đồng thời hạn chế kiểm định giả thuyết về các biến nhân quả khác vì giá trị đã biết của một số thuật ngữ sẽ xác định giá trị của thuật ngữ còn thiếu
1.3.2.2 Mô hình STIRPAT
Để khắc phục hạn chế của phương trình IPAT, (Dietz & Rosa, 1994) đã cải tiến và xây dựng mô hình ngẫu nhiên STIRPAT dựa trên khuôn khổ IPAT (Stochastic Impact by Regression on Population, Affluence, and Technology) với khả năng thiết lập mô hình thống kê các tác động không tương xứng của các biến số lên môi trường Mô hình STIRPAT có dạng:
I t = P tA t T t
Ở đây, α là hệ số chặn không đổi; β, γ, θ là số mũ của dân số, sự sung túc và công nghệ;
u biểu thị số hạng sai số; t biểu diễn năm thời gian
Ưu điểm của mô hình STIRPAT
Ngược lại với mô hình IPAT, STIRPAT hội tụ toàn những ưu điểm của IPAT đồng thời khắc phục được những hạn chế của mô hình này, kể đến như tính phi tuyến tính (non – linearity), cho phép tính toán chính xác tất cả các hệ số, phân tách nhân tố và bao gồm
cả hạng lỗi (error term) (Pattak và c.s., 2023; Wu và c.s., 2021) Mô hình STIRPAT khắc phục được giả định là các điều kiện môi trường bị ảnh hưởng theo tỷ lệ tương đồng bởi nhiều yếu tố khác nhau, phù hợp với nhiều loại tình huống xã hội phức tạp
Tính linh hoạt của mô hình STIRPAT
STIRPAT là một mô hình rất linh hoạt: Các yếu tố bổ sung là rất quan trọng để phát triển lý thuyết và đánh giá các quan hệ tác động vì nhiều lý thuyết sinh thái xã hội cho rằng các yếu tố xã hội, ngoài dân số và sự sung túc, là tác động thúc đẩy Vậy nên việc
mở rộng mô hình STIRPAT (Extended STIRPAT) là một phương pháp được sử dụng phổ biến để phân tích định lượng tác động của các yếu tố đến lượng khí thải carbon (Shahbaz và c.s., 2016) Các yếu tố bổ sung có thể được thêm vào mô hình STIRPAT
cơ bản, miễn là chúng phù hợp về mặt khái niệm và đặc điểm kỹ thuật của mô hình từng
Trang 30nghiên cứu Tính linh hoạt của mô hình STIRPAT cho phép phân chia biến công nghệ (T) thành nhiều biến kinh tế, xã hội, văn hoá khác ngoại trừ các biến đã có trong phương trình STIRPAT (Dietz & Rosa, 1994; York và c.s., 2003) Dietz và Rosa (1994) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh lại T, biến công nghệ, trong nhận dạng IPAT
và mô hình STIRPAT Trong đa phần các trường hợp, nó sẽ phản ánh đầu vào sản xuất, quá trình chuyển hoá của sản xuất và tiêu dùng, và quá trình xả thải Còn trong một số tình huống nhất định, T có thể là quyền sở hữu tài sản, hiệu quả của hệ thống luật pháp, (Dietz & Rosa, 1994)
Tổng kết lại, vì các lí do trên mà mô hình STIRPAT được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng khí thải Carbon, và dự báo trong tương lai vẫn sẽ
là mô hình phổ biến để sự đoán ô nhiễm Carbon (Pattak và c.s., 2023; Wen và c.s., 2023;
Wu và c.s., 2021) Ngoài ra, mô hình STIRPAT còn cho phép kiểm tra đường cong Kuznets môi trường bằng cách đưa số hạng bậc hai vào phương trình (Anser, 2019) Độ tin cậy của việc sử dụng mô hình thể hiện cụ thể ở phần tổng quan các nghiên cứu của
đề tài này (Anser, 2019; Chandra Voumik & Ridwan, 2023; Chekouri và c.s., 2020; Fan
và c.s., 2006; Jiang và c.s., 2022; Nguyen & Thieu, 2023; Ojaghlou và c.s., 2023; Pattak
và c.s., 2023; Shahbaz và c.s., 2016; Zhang & Zhou, 2016)
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ CO2 TẠI VIỆT NAM
2.1 Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Tổng quan nghiên cứu
Đầu tiên, tác giả thực hiện nghiên cứu tại bàn (Desk Research) những công trình đi trước
ở các tạp chí, hội thảo uy tín trong và ngoài nước có liên quan đến phát thải CO2 và những yếu tố tác động đến phát thải CO2 Từ đó hình thành bảng tổng quan nghiên cứu (Bảng 1-1) làm căn cứ để đưa ra khoảng trống nghiên cứu cho đề tài
- Bước 2: Tổng hợp lý thuyết để xây dựng mô hình
Sau khi tập hợp nguồn tham khảo và có được thông tin dữ liệu, tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết phù hợp cho đề tài Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được thiết lập, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được hình thành, với các biến phù hợp để giải thích cho cơ sở lý thuyết được đưa ra và kế thừa từ các học giả môi trường khác Đề tài này được tham khảo mô hình từ (Jiang và c.s., 2022; Ojaghlou và c.s., 2023)
- Bước 3: Thu thập dữ liệu định lượng
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp chuỗi thời gian được thu thập từ các nguồn là WorldBank
và Our World in Data Dữ liệu định dạng theo năm nằm trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2022 của Việt Nam
- Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức
Tiếp theo, nghiên cứu sẽ thực hiện một số kiểm định để đánh giá sự phù hợp của các biến của mô hình cũng như sự phù hợp của mô hình nghiên cứu Phần mềm được sử dụng cho đề tài là Eviews 12
Trang 312.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi tiến hành sơ lược tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xin đề xuất
mô hình nghiên cứu có 4 yếu tố tác động đến phát thải khí CO2 tại Việt Nam là: Đô thị hoá, sự sung túc, công nghệ thông tin và tiêu thụ năng lượng hoá thạch Nguồn gốc của các biến xuất phát từ việc đề tài lấy khung lý thuyết STIRPAT (York và c.s., 2003) làm căn cứ với các biến số ảnh hưởng chất lượng môi trường là P(dân số), A(sự sung túc) và
T (công nghệ thông tin)
Để nghiên cứu tác động của đô thị hoá, sự sung túc, tiêu thụ năng lượng hoá thạch và công nghệ thông tin đến lượng phát thải khí CO2 ở Việt Nam, bài nghiên cứu này đã kế thừa những nghiên cứu trước đó để lập ra mô hình nghiên cứu đề xuất theo các trình tự dưới đây:
Đầu tiên, lấy mô hình STIRPAT là gốc, ta có mô hình như phương trình (1) ở phần cơ
sở lý thuyết đã được điều chỉnh lại sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề tài này,
đó là lấy biến CO2 làm đại diện cho biến chất lượng môi trường Để dễ dàng ước tính
và kiểm tra giả thuyết, York, Rosa và Dietz (2003) đề xuất chuyển đổi mô hình sang dạng logarit Sau khi lấy logarit, mô hình như sau (L đại điện cho dạng hàm logarit):
Đô thị hoá
Sự sung túc
Công nghệ thông tin
Tiêu thụ năng lượng hoá thạch
Trang 32Do biến T có thể linh hoạt tách thành các biến khác ngoài A và P (Dietz & Rosa, 1994;
thông tin tham khảo từ (Hung, 2022)) và biến năng lượng điện hoá thạch tham khảo từ (Zimon và c.s., 2023) Mô hình nghiên cứu định lượng chính thức là:
LCO 2(t) = 0 + 1 LURB t + 2 LGDP t + 3 LINTER t + 4 LFOS t + u t
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
2.2.2.1 Đô thị hoá
Đô thị hoá là quá trình tập hợp số lượng lớn dân cư sinh sống trong các khu vực nhỏ vừa phải thành các khu đô thị đông đúc (Shahbaz và c.s., 2016) Đó có thể là sự di cư của người dân từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp (Nguyen & Thieu, 2023) Kể từ sau thời kì đổi mới, Việt Nam đang dần bước vào quá trình đô thị hoá nhanh chóng song song với quá trình phát triển kinh tế của đất nước Nhìn ở góc độ kinh
tế và xã hội, đô thị hóa mang lại cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực (Z Ahmed và c.s., 2019) Tuy nhiên, Việt Nam lại là quốc gia đang phát triển “nóng”, tỷ lệ đô thị hóa chưa có dấu hiệu suy giảm (Ngọc B H và c.s., 2022) Sự tích luỹ vật chất của người dân ở các khu vực đô thị làm tăng đáng kể chi phí, chênh lệch xã hội và tác động tiêu cực đến môi trường (Shahbaz và c.s., 2016) Quá trình đô thị hoá còn ảnh hưởng rộng rãi đến mức tiêu thụ năng lượng do tỷ lệ nhà ở tăng cao và tốc độ tăng trưởng đầu tư và công nghiệp hóa cùng các yếu tố khác (Nguyen & Thieu, 2023) Từ đó nghiên cứu đưa
Giả thuyết H2: Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến phát thải khí CO2 tại Việt Nam
2.2.2.3 Công nghệ thông tin
Các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin (ICT) bao gồm các công cụ truyền thông viễn thông, phần mềm và máy tính (Thai Hung, 2023) Với xu hướng gia tăng các hoạt
Trang 33động thương mại và FDI khiến cho sự phát triẻn của công nghệ thông tin cũng gia tăng đáng kể Trong giai đoạn 2009 - 2018, hiện tượng tăng cường kết nối mạng đã được tăng lên, có thể xuất phát từ những cú sốc bên ngoài, những sự kiện lớn trên thế giới diễn ra trong giai đoạn này, ví dụ như khủng hoảng tài chính và kinh tế ở Châu Âu, đặc biệt là cuộc Đại suy thoái năm 2009, và các vấn đề chính trị khác như căng thẳng leo thang ở Triều Tiên (Đan Mạch - 2011) (Ha, 2023) Công nghệ thông tin vừa là cơ sở để theo dõi vừa để giảm thiểu, thích ứng với các biến đổi môi trường, hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn (Danish, 2019, 2019) Khi xét đến tác động với CO2, ICT có thể tác động theo kênh hiệu quả sử dụng, nghĩa là trong quá trình sản xuất thiết bị công nghệ thông tin, chất thải xử lý, phân phối và lắp đặt góp phần đáng kể vào lượng khí thải CO2 (Shabani & Shahnazi, 2019) Hoặc có thể việc chất thải điện tử từ sản xuất và thiết bị công nghệ thông tin có hại, chẳng hạn như các trung tâm dữ liệu lớn toàn cầu và việc sử dụng lưu lượng dữ liệu di động, gây ra lượng phát thải khí CO2 tăng đáng kể (Lennerfors
và c.s., 2015) Có thể nói bức tranh tác động của công nghệ thông tin đến môi trường chưa rõ ràng, đặc biệt vì đây là yếu tố mới nổi trong xu hướng các nghiên cứu gần đây nên chưa thể dự đoán rõ ràng trong tương lai công nghệ thông tin sẽ có tác động như thế nào Vì vậy việc điều tra ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến phát thải khí CO2 là cần thiết Từ các tìm hiểu trên, nghiên cứu đưa ra giả thuyết H3 là:
Giả thuyết H3: Công nghệ thông tin có tác động tích cực đến phát thải khí CO2 tại Việt Nam
2.2.2.4 Năng lượng hoá thạch
Năng lượng hoá thạch là nguồn năng lượng từ than đá, dầu khí, khí ga tự nhiên tạo thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật sau một thời gian rất dài, tính tới hàng triệu năm (Đinh Hông, 2019) Quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa của bất kỳ quốc gia nào cũng dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ năng lượng Đây được xem là một biểu hiện tất yếu nhằm nâng cao cơ sở kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình này, các ngành công nghiệp trên toàn cầu phụ thuộc mạnh mẽ vào việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu về năng lượng vì loại nhiên liệu không tái tạo này cung cấp phần lớn sản lượng năng lượng của thế giới (Farhani & Shahbaz, 2014; Koçak & Şarkgüneşi, 2017) Kết quả của hiện tượng này là suy thoái sinh thái, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật sống (Farhani & Shahbaz, 2014; Jiang và c.s., 2022; Koçak & Şarkgüneşi, 2017; Warr & Ayres, 2010) Đặc biệt, quá trình công nghiệp hóa và mở rộng kinh tế nhanh chóng đã làm tăng nhu cầu năng lượng ở các nước công nghiệp hóa mới (Rehman và c.s., 2019) Từ đó mà nghiên cứu này xây dựng giả thuyết 4 như sau:
Giả thuyết H4: Năng lượng điện hoá thạch có tác động tích cực đến phát thải khí CO2 tại Việt Nam
2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này điều tra tác động của các yếu tố đô thị hoá, sự sung túc, tiêu thụ năng lượng hoá thạch và công nghệ thông tin đến phát thải khí CO2 ở Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian, giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2022 Dữ liệu các biến sử dụng trong nghiên cứu này được thống kê theo năm bởi các nguồn trong Bảng 2.1
Trang 34Căn cứ lựa chọn các biến quan sát thành phần trong nghiên cứu này: (1) Được định hướng bởi tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài như đã đề cập ở trên (2) Tính sẵn
có và có thể thu thập được của dữ liệu (Do dữ liệu của biến “Lượng người dùng Internet (% dân số) chỉ có sẵn từ năm 1996) (3) Tính xác thực của nguồn thu thập dữ liệu (4) Phạm vi nghiên cứu đề tài
Bảng 2.1 - Thông tin các biến được sử dụng trong nghiên cứu
Nghiên cứu kế thừa
Dấu
kì vọng Biến phụ thuộc
Worldbank (Adebayo và c.s.,
2019; Anwar và c.s., 2020; Bui Minh và c.s., 2023; Nguyen &
Nguyễn Thị Hoài, 2023; Shahbaz và c.s., 2016)