Lý do lựa chọn đề tài Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, tiếp cận từ mô hình trọng lực là một quá trình hết sức quan trọng và có
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Lý do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, tiếp cận từ mô hình trọng lực là một quá trình hết sức quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại quốc tế Các yếu tố sau đây giúp minh họa sự quan trọng và cơ sở của việc chọn đề tài này:
Một là tính quan trọng của xuất khẩu nông sản: Thực tiễn phát triển hiện nay đã cho thấy vai trò đặc biệt của nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đối với nhiều quốc gia trên thế giới, là một trong những hoạt động quan trọng, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đóng góp một phần lớn vào GDP và cung cấp nguồn thu nhập cho nhiều người dân Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13,8% GDP năm 2023, tạo việc làm cho 37,7% lao động (Tổng cục Thống kê, 2023), bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, đạt 48,6 tỷ USD năm 2023 (Bộ Công Thương,
2023) Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Việt Nam đã và đang tập trung vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sang các nước phát triển như các thành viên EU Việc nghiên cứu về xuất khẩu nông sản là rất cần thiết để Việt Nam có thể nắm bắt được những xu hướng, cơ hội xuất khẩu trên thế giới, nhận biết được những thách thức để có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Hai là tầm quan trọng của thị trường EU: EU là một trong những thị trường mũi nhọn, có tiềm năng nhập khẩu nông sản lớn Đây là tổ chức thương mại lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới, sở hữu dân số đông (khoảng 450 triệu người) và thu nhập bình quân đầu người cao Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU năm 2023 đạt 4,3 tỷ USD, tăng 12,3% so với 2022 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2022 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 46,8 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu nông sản sang thị trường EU chiếm tỷ trọng 12,2%, cao thứ ba trong các thị trường xuất khẩu Bên cạnh quy mô ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU cũng liên tục tăng trong giai đoạn hiện nay, tốc độ trung bình đạt 16,8% Tuy nhiên giá trị xuất khẩu hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của thị trường này, Việt Nam còn chưa tận dụng được những lợi thế sẵn có để phát huy khả năng xuất khẩu Bên cạnh đó, còn phải chịu cạnh tranh gay gắt của các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, và Ấn Độ - đều là những thị trường có thế mạnh về xuất khẩu nông sản Thực tế này cho thấy, việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản sang các quốc gia thành viên EU là yêu cầu cấp bách đối với ngành nông nghiệp nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng
Ba là những tác động của các Hiệp định Thương mại: Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thương mại với EU, như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) Mặc dù khi Hiệp định này có hiệu lực các rào cản thuế quan đối với hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam giảm đáng kể nhưng thay vào đó, các rào cản phi thuế quan, đặc biệt là quy định về chất lượng hàng hóa , nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, bao bì ngày càng khắt khe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường này Chính vì vậy, nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, và thân thiện với môi trường ngày càng tăng Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản trong bối cảnh thỏa thuận này có thể giúp hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức mà Việt Nam đối diện khi tham gia vào thị trường EU từ đó nắm bắt cơ hội và thúc đẩy xuất khẩu nông sản một cách hiệu quả hơn
Bốn là các ưu thế của mô hình trọng lực trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản trên thị trường thương mại quốc tế: Mô hình trọng lực là một công cụ phổ biến được sử dụng để phân tích các luồng hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực trong phân tích và nghiên cứu chuyên sâu về xuất khẩu nông sản Tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình này chưa được đề cập nhiều trong các báo cáo và nghiên cứu khoa học, cũng như việc ứng dụng mô hình còn chưa hoàn thiện Bằng cách tiếp cận từ mô hình này, nhóm nghiên cứu có thể phân tích sâu hơn về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước EU, xác định các yếu tố quan trọng trong việc tăng cường xuất khẩu nông sản
Dựa vào những thực tế nêu trên, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước thành viên EU và sử dụng mô hình trọng lực là một lựa chọn có ý nghĩa và tiềm năng cho nghiên cứu khoa học Đây sẽ là căn cứ khoa học giúp doanh nghiệp và Chính phủ xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó có những chính sách, chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU- Tiếp cận từ mô hình trọng lực”
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, những mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
Nghiên cứu tổng quan về nông sản, vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU Ước lượng các mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU hướng đến mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU Đối tượng nghiên cứu: sự phát triển container rỗng bằng đường thủy nội địa
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2015-
2021, các kiến nghị và giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2040
Phạm vi không gian: Việt Nam và 27 quốc gia thành viên EU bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức,
Hi Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan,
Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, và Thụy Điển
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên
EU thông qua các chỉ tiêu, chỉ số và mô hình phân tích cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp, được cung cấp từ website của các tổ chức đáng tin cậy như World Bank, Comtrade, Climate Watch,
Tổng hợp các tài liệu tham khảo để viết tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, gồm các xuất bản là các bài báo, báo cáo, sách tham khảo từ các nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước.
1.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Áp dụng theo mô hình trọng lực và bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng để ước lượng mô hình
- Phân tích thống kê mô tả: được sử dụng trong phân tích, đánh giá chỉ số xuất nhập khẩu của Việt Nam và 27 quốc gia tham gia EU trong giai đoạn 2015-2021, đồng thời thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm
- Phân tích tương quan: Sử dụng trong phân tích tương quan cặp giữa các biến trước khi phân tích hồi quy, mục đích không đưa vào mô hình biến có tương quan cao với các biến khác, tránh hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy
- Phân tích hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy số liệu mảng, do số liệu sử dụng trong nghiên cứu dạng mảng (panel) theo không gian và thời gian Theo không gian, các quan sát liên quan đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt nam đến 27 quốc gia thành viên
EU, theo thời gian, giai đoạn 2015-2021
Nghiên cứu sử dụng quy trình nghiên cứu định lượng, tiếp cận phân tích kinh tế lượng Các bước như sau: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết;
(2) Thiết lập mô hình; (3) Thu thập số liệu; (4) Ước lượng tham số; (5) Phân tích kết quả; (6) Đề xuất các kiến nghị, giải pháp.
Tổng quan nghiên cứu trước đây
1.5.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả quan tâm đến mô hình trọng lực và sử dụng nó để phân tích các yếu tố có tác động đến xuất khẩu nông sản từ nhóm các nước đang phát triển sang các nước phát triển, trong đó có thị trường EU Nguyên nhân là thị trường nhập khẩu này có nhiều tiềm năng: thu nhập người tiêu dùng lớn, nhu cầu nhập khẩu nông sản khá cao, đồng thời vẫn duy trì chính sách ưu đãi thuế quan với các nước đang phát triển và đã ký kết hoặc thực hiện FTA với nhiều quốc gia Các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh các nhân tố quen thuộc như GDP, diện tích đất, khoảng cách địa lý, và đều có ý nghĩa tham khảo lớn đối với nhóm nghiên cứu Dưới đây là một số nghiên cứu nổi bật:
Filippini C., Moloni V, (2003) “The determinants of East Asian trade flows: a gravity equation approach Journal of Asian Economics”
Một trong những rào cản lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển là chênh lệch về nguồn lực sản xuất (vốn, công nghệ, ) Các nghiên cứu của Filippini và cộng sự (2003) mang tên “Phân tích các yếu tố tác động đến trao đổi thương mại giữa các nước công nghiệp đang phát triển thuộc châu Mỹ Latinh và châu Á với các nước đang phát triển” đã quan tâm đến yếu tố này trong mô hình Filippini và cộng sự (2003) tập trung phân tích tác động của
“khoảng cách công nghệ” đến hoạt động trao đổi thương mại giữa các nước công nghiệp đang phát triển thuộc châu Mỹ La tinh và châu Á với các nước phát triển Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng , thu thập từ 26 quốc gia trong đó có 11 nước phát triển cao thuộc EU trong giai đoạn 1970-2000 Các hàng hóa được phân loại thành hàng công nghiệp và phi công nghiệp (nông sản và tài nguyên khoáng sản) Giả thuyết của mô hình là: Nếu trình độ công nghệ giữa 2 quốc gia là tương đồng thì quy mô dòng thương mại giữa hai bên có thể gia tăng Ngược lại, nếu khoảng cách công nghệ lớn thì các hàng hóa được sản xuất ở một quốc gia có thể không phù hợp với mô hình cầu hoặc phương pháp sản xuất của quốc gia kia Nói cách khác, khoảng cách công nghệ càng lớn thì quy mô thương mại có xu hướng càng giảm
Ngoài ra, nghiên cứu còn đề cập đến nhiều biến độc lập khác như khả năng xuất khẩu trễ, GDP nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, dân số nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý, Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, phần lớn kết quả nghiên cứu phù hợp với các giả thuyết đã đặt ra
Ahmed et al (2014), “Understanding Egypt’s main Agricultural Export Flows:
Ahmed và cộng sự (2014) đã sử dụng mô hình và số liệu giai đoạn 2003-2012 nghiên cứu tác động của sự chênh lệch trong nguồn lực tư bản (được đo bằng chênh lệch của GDP bình quân đầu người 2 quốc gia) và một số yếu tố khác đến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (thuộc nhóm STIC 0) của Ai Cập tới các đối tác chính của nước này, bao gồm cả EU, thị trường chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của nước này Bài nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình trọng lực, trong đó mô hình 1 bao gồm các yếu tố cơ bản là: GDP của nước xuất khẩu và nhập khẩu, độ mở của nước xuất khẩu và nhập khẩu, khoảng cách địa lý, và các biến giả biên giới chung, ngôn ngữ chung Mô hình 2 đo lường tác động của quy mô nền kinh tế hai chiều (GDP + GDP), sự tương đồng của quy mô 2 quốc gia và sự chênh lệch trong nguồn lực tư bản Kết quả ước lượng mô hình có điểm lưu ý là, sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người đã gây ra tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu nông sản Tại đây, ta đã bắt gặp điểm tương đồng giữa các biến giả biên giới chung, ngôn ngữ chung của Ahmed và cộng sự (2014) với Atici và cộng sự (2011) Trong bài nghiên cứu của Ahmed và cộng sự, kết quả các biến giả này đều thỏa mãn đúng giả thuyết đã đặt ra
Atici C., Armagan G., Cinar G (2011), “Does Turkey’s Integration into European Union boost its agriculture exports?”
Hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường EU còn chịu ảnh hưởng của chính sách quản lý hoạt động nhập khẩu Chính sách này gồm 2 công cụ chính là thuế quan và rào cản phi thuế quan Trong bài nghiên cứu- tạm dịch là “Phân tích tác động của hội nhập vùng đến xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ” năm 2011, Atici và cộng sự sử dụng mô hình trọng lực với kỹ thuật ước lượng chuỗi thời gian và số liệu chéo của năm 2006 để phân tích tác động của việc gia nhập vào EU đến XKNS của Thổ Nhĩ
Kỳ Hai yếu tố được sử dụng để thực hiện mục tiêu này là biến thuế quan (đại diện cho chính sách thương mại) và biến giả “thành viên EU” Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, việc gia nhập vào EU chỉ làm tăng nhẹ khả năng xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ
Kỳ Ngoài những biến độc lập quen thuộc như GDP, dân số, khoảng cách địa lý, bài nghiên cứu còn đề cập đến một số biến giả như thành viên EU, biên giới chung, ngôn ngữ chung Những biến giả này là những biến liên quan đến văn hóa, xã hội, chính trị, nên cũng có ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế của một quốc gia Dù bài nghiên cứu sử dụng số liệu chéo của gần 85 quốc gia, một con số khá lớn nhưng lại chỉ tiếp cận trong một năm đó là 2006 nên kết quả mang lại còn mang tính nhất thời và chưa toàn diện
Fricke S., Chapman G (2017), “The Role of Standards in North-South Trade: The Case of Agricultural Exports from Sub-Saharan African Countries to the EU”
Quan tâm tới ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật, Fricke S và cộng sự (2017) nghiên cứu tác động của các tiêu chuẩn đối với hoạt động sản xuất và sản phẩm của các nước phát triển đến hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển: nghiên cứu điển hình qua trường hợp XKNS từ các nước tiểu vùng Sahara châu Phi (SSA) sang thị trường EU Bài nghiên cứu xem xét tác động của hệ thống gồm 132 tiêu chuẩn nông nghiệp quốc tế của EU đối với xuất khẩu 4 mặt hàng nông sản chính (cacao, trái cây, rau và cà phê) của các nước tiểu vùng Sahara châu Phi sang thị trường này trong giai đoạn 1980-2012 Trong đó, mô hình trọng lực sử dụng kỹ thuật ước lượng “Khả năng tối đa Poisson giả định” (Poisson Pseudo-Maximum-Likelihood, PPML) Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, kỹ thuật này phù hợp hơn OLS trong trường hợp mô hình có hiện tượng phương sai không đồng nhất và biến phụ thuộc có nhiều giá trị bằng 0 Kết quả ước lượng cho thấy: Thứ nhất, việc áp dụng bất kỳ một tiêu chuẩn nào của EU cũng gây ra tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản Thứ hai, khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế của các nhà sản xuất SSA có tác động tích cực tới xuất khẩu nông sản Thứ ba, có mối liên hệ qua lại tích cực giữa tác động của việc ban hành các tiêu chuẩn với khả năng tuân thủ của các nhà sản xuất Tức là, khả năng đáp ứng cao với các tiêu chuẩn quốc tế của nhà sản xuất có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực, hoặc phát huy tác dụng tích cực, đối với xuất khẩu nông sản của các nước SSA sang thị trường EU
Murina et al (2014), “Trading With Conditions: The Effect of Sanitary And Phytosanitary Measures On Lower Income Countries' Agricultural Exports” Ở khía cạnh tổng quát hơn, Murina và cộng sự (2014) ứng dụng mô hình trọng lực và số liệu chéo năm 2010 lượng hóa tác động của các tiêu chuẩn SPS do EU ban hành đến xuất khẩu nông sản của các nước có thu nhập thấp sang thị trường EU
Kết quả ước lượng có một số điểm lưu ý: Thứ nhất, SPS đã tạo ra những rào cản nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động XKNS của các nước này sang thị trường EU
Về quy mô, SPS làm khả năng xuất khẩu nông sản của nhóm các nước này sang thị trường EU giảm khoảng 3 tỷ USD/năm, tương đương 14% Thứ hai, việc tham gia FTA với EU giúp các quốc gia có khả năng vượt qua các rào cản SPS tốt hơn Từ kết quả này, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh XKNS của các nước này sang thị trường EU, đó hỗ trợ kỹ thuật và hiệu quả hơn nữa là các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ EU Hiện nay, hoạt động XKNS từ các nước đang phát triển sang nước phát triển đối mặt với một trong những rào cản lớn nhất là rào cản kỹ thuật Do vậy, nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cao đối với hoạt động XKNS từ Việt Nam sang thị trường
EU trong giai đoạn hiện nay
Eyayu (2014), “Determinants of Agicultural Export in Sub-Saharan Africa: Evidence from Panel Study”
Trong thực tế, hoạt động xuất khẩu nông sản từ nước đang phát triển còn chịu ảnh hưởng lớn của chất lượng thể chế Chất lượng thể chế của các nước đang phát triển hiện nay còn nhiều bất cập, điển hình là thị trường tự do cạnh tranh chưa phát triển, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ Phân tích của Eyayu (2014) đã nhấn mạnh ảnh hưởng của yếu tố này đến xuất khẩu nông sản của 47 nước tiểu vùng Shara Châu Phi (các nước SSA) trong giai đoạn 2000 - 2008 sang các đối tác chiến lược, trong đó có thị trường EU Trước hết, các yếu tố tác động đến XKNS được chia thành hai nhóm, nhóm các yếu tố về phía cung và nhóm các yếu tố về phía cầu Ngoài chất lượng thể chế (biến này đánh giá tác động của việc thiết lập thể chế của quốc gia trên các khía cạnh tự do hóa thương mại, quyền tài sản, thủ tục giấy tờ trong hoạt động đầu tư, chất lượng và việc kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản), nghiên cứu còn bổ sung vào mô hình một số yếu tố mới, đó là yếu tố đầu vào trễ trong sản xuất (được đại diện bằng lượng phân bón sử dụng trên một héc ta đất sản xuất nông nghiệp năm trước đó), cơ sở hạ tầng nước xuất khẩu, FDI (được tính theo tỷ lệ trên GDP), chỉ số đa dạng hóa của nước xuất khẩu Mặc dù kết quả ước lượng cho thấy chỉ có yếu tố trễ đầu vào trong sản xuất có tác động mạnh, có ý nghĩa tới xuất khẩu nhưng các yếu tố mới được bổ sung vào mô hình có thể là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nghiên cứu về xuất khẩu nông sản ở các nước đang phát triển vào thị trường EU trong giai đoạn hiện nay
Potelwa et al ( 2016), “Factors Influencing the Growth of South Africa’s Agricultural Exports to World Markets”
Những năm gần đây, việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới Với việc giảm dần, tiến tới xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, việc tham gia FTA sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các thành viên Các nghiên cứu thực nghiệm của Potelwa và cộng sự (2016), Yatsenko và cộng sự (2017), Muhammad và cộng sự (2017), đều quan tâm đến lượng hóa tác động của việc tham gia các FTA đến khả năng xuất khẩu nông sản
Potelwa và cộng sự (2016) nghiên cứu các yếu tố tác động đến XKNS của Nam Phi sang các đối tác quan trọng trong đó có EU trong giai đoạn 2001- 2014 EU là đối tác lớn thứ hai của Nam Phi, chiếm tới 37% KNXK của nước này Giữa hai bên đã thực hiện FTA là Hiệp định hợp tác và phát triển Thương mại Toàn diện (TDCA) vào năm 2000 Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, các yếu tố chính tác động đến XKNS của Nam Phi là: GDP nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, năng lực xuất khẩu và TDCA Ngược lại, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý và sự ổn định chính trị của đối tác không có tác động đến KNXKNS Từ đó, bài báo đề xuất giải pháp là Nam Phi nên tập trung xuất khẩu sang các các thị trường có tăng trưởng về GDP và dân số
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU” có đóng góp lớn cho cả nhóm thực hiện nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu Dựa trên việc đi sâu nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khái quát một số đóng góp cụ thể như sau:
- Nghiên cứu là quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích các cơ sở lý thuyết liên quan đến xuất khẩu nông sản tại Việt Nam từ đó tìm ra và hệ thống lại các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước EU Vì vậy nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung và lấp đầy khoảng trống về kiến thức lý thuyết, đồng thời hình thành khung lý thuyết để triển khai các nghiên cứu có liên quan
- Nghiên cứu vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu từ những phương pháp đơn giản như hệ thống hóa, phân tích, cho đến những phương pháp phức tạp hơn như sử dụng mô hình kinh tế lượng, phân tích hồi quy, Vì thế, nghiên cứu này đóng góp nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp thiết kế nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cho các nhóm nghiên cứu khoa học sau này
- Dựa trên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU, đề tài đóng góp những giải pháp góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhất là trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản nói riêng và thương mại quốc tế nói chung.
Bố cục của đề tài
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình kinh tế và xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước thành viên EU
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các nước thành viên
Chương 4: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Kết luận và đề xuất khuyến nghị
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN EU
Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và xuất khẩu nông sản của một quốc gia
Hiện nay có nhiều khái niệm về nông sản, được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau Nhóm nghiên cứu đưa ra một số khái niệm về nông sản như sau:
Theo quan điểm của WTO: hàng hóa được chia làm hai nhóm chính là nông sản và phi nông sản Nông sản được xác định là tất cả các sản phẩm thuộc từ chương 1 đến chương 24 (trừ thủy sản) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống
HS là sản phẩm phi nông nghiệp (hay gọi là sản phẩm công nghiệp)
Với quan điểm này, nông sản bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống…và các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh mỳ, bơ, thịt, dầu ăn, bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ…nông sản không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (khác với định nghĩa của Việt Nam)
Theo định nghĩa của Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), nông sản có nghĩa là: Nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến được liệt kê trong các Chương 1 đến 24 của Hệ thống cân đối (HS) và các nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến tương tự được nêu trong các đề mục của Hệ thống cân đối; và các sản phẩm đã qua sơ chế nhưng hình thức không thay đổi nhiều so với sản phẩm gốc
Theo định nghĩa của FAO (Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc): Hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới(chè, cacao, cao su, tiêu, ) nhóm hàng ngũ cốc(mì, lúa gạo, kê, ngô, sắn, ), nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu(bông, đay, sợi, ), nhóm hàng rau quả Các sản phẩm này có thể ở dạng thô hoặc đã qua chế biến, được đem bán để phục vụ tiêu dùng của con người hoặc để làm thức ăn cho gia súc
Theo quan điểm của EU:
EU không có một định nghĩa cụ thể nào về nông nghiệp, thay vào đó, EU đưa ra một danh sách khá chi tiết các mặt hàng được xếp vào nhóm nông sản Có thể chia các mặt hàng này thành 2 nhóm chính là:
Nhóm 1: Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật bao gồm 6 mặt hàng sau: Động vật sống; thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ; các chế phẩm từ thịt; sản phẩm từ sữa, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật; mỡ dầu động vật
Nhóm 2: Thực vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm 14 loại mặt hàng
Từ danh sách các mặt hàng trên có thể thấy quan điểm của tổ chức EU có nhiều nét tương đồng với quan điểm của WTO Tuy nhiên, khi so sánh với quan điểm nông sản của FAO thì quan điểm của WTO có điểm khác biệt là có tính cho một số mặt hàng chế biến trong khi quan điểm của FAO chỉ tính cho các nông sản thô, chưa qua chế biến
Theo định nghĩa của Việt Nam:
Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp Như vậy, nông sản bao gồm sản phẩm thu được từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp; các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản được gộp vào lĩnh vực công nghiệp
Như vậy có thể thấy có các quan điểm khác nhau về nông sản giữa Việt Nam và các tổ chức trên thế giới Như ở Việt Nam các mặt hàng bánh kẹo, rượu, bia, nước ngọt, đường, sữa được xếp vào ngành công nghiệp thì các tổ chức WTO, FAO trên lại xếp vào ngành nông nghiệp trong khi ngành thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp được Việt Nam xếp vào ngành nông nghiệp thì các tổ chức trên lại không công nhận Do vậy, giá trị nông sản sản xuất và xuất khẩu của một số quốc gia do WTO, FAO… đưa ra hàng năm sẽ có sự chênh lệch đáng kể
Tổng hợp từ các quan điểm trên có thể rút ra kết luận rằng: “Nông sản là sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng vật nuôi (không bao gồm sản phẩm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)
2.1.2 Đặc điểm của nông sản
Nông sản là thành phẩm của nông nghiệp nên nông sản có những đặc điểm riêng, phân biệt với sản phẩm của những ngành nghề khác Một số đặc điểm chính của nông sản là:
Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản mang tính thời vụ vì các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên và theo mùa nhất định Vì tính chất mỗi loại cây là khác nhau nên những yêu cầu về điều kiện thời tiết-khí hậu cũng khác nhau, tạo nên những mùa vụ Bởi vậy, khi vào chính vụ của một loại nông sản nào đó, số lượng nông sản sẽ rất dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều đi kèm với giá bán rẻ Ngược lại, vào thời điểm trái vụ, số lương nông sản sẽ ít hơn hoặc thậm chí là không có, tính khan hiếm ảnh hưởng đến giá bán, bị đẩy cao hơn so với chính phủ
Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Các yếu tố như đất đai, khí hậu và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, từ đó tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm Đất đai là môi trường sống của cây trồng, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển Đất đai màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt sẽ giúp cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao
Khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Mỗi loại cây trồng đều có nhu cầu khí hậu riêng biệt Ví dụ, cây lúa thích hợp với khí hậu nóng ẩm, cây lúa mì thích hợp với khí hậu ôn đới
Lý luận về xuất khẩu nông sản
2.2.1 Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu nông sản
Theo Điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam năm 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Theo tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ng
Theo Giáo trình kinh tế ngoại thương, “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài” [tr.9] Theo Điều 28 Luật Thương mại (năm 2006), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế (Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe, 2008) Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa (vật chất và dịch vụ) ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương Một cách khái quát có thể hiểu, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài nhằm thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa Như vậy, xuất khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh hoạt động trao đổi, bán hàng hóa của một quốc gia với phần còn lại của thế giới Có thể hiểu một các giản đơn thì xuất khẩu là những hoạt động cụ thể trong trao đổi, bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế trong nước với các đối tác nước ngoài
Từ khái niệm chung về xuất khẩu có thể đưa ra khái niệm xuất khẩu nông sản (XKNS) như sau: XKNS là một loại xuất khẩu hàng hóa, đó là việc bán hàng nông sản cho nước ngoài nhằm đạt được các lợi ích kinh tế, xã hội Theo đó, chủ thể của hoạt động XKNS là các doanh nghiệp XKNS Đây là những doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh hàng nông sản theo quy định của pháp luật, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, thực hiện hoạt động bán hàng nông sản ra nước ngoài Đối tượng của XKNS là hàng nông sản, có thể được sản xuất, chế biến trong nước hoặc mua để xuất khẩu (như tạm nhập, tái xuất)
Khác với hoạt động thương mại nội địa, hoạt động xuất khẩu và XKNS gắn với thị trường ngoài nước có phạm vi rộng lớn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như nhu cầu, văn hóa, thói quen, lối sống Trong thế giới hội nhập ngày nay, các quốc gia đều quan tâm đến chính sách khuyến khích xuất khẩu bởi nhiều mục đích, như: mở rộng thị trường ngoài nước trong khi thị trường trong nước đang có xu hướng không tăng trưởng; xuất khẩu thu được ngoại tệ để bù đắp khoản ngoại tệ cho nhập khẩu; và các mục tiêu tiếp nhận các văn minh của nước nhập khẩu cho doanh nghiệp và người tiêu dùng…
2.2.2 Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác do không phải qua khâu trung gian Trong điều kiện thương mại quốc tế hiện đại như hiện nay, với vai trò bán hàng trực tiếp người bán có thể nâng cao uy tín của mình thông qua việc đảm bảo quy cách, chất lượng hàng hóa cũng như việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người mua Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy về thông tin (thị trường, giá cả, hàng rào phi thuế quan,…) đồng thời trong quá trình bán hàng cũng có thể gặp những rủi ro như bên mua hàng thanh toán chậm hoặc tỷ giá thay đổi,…
2.2.2.2 Xuất khẩu qua trung gian
Xuất khẩu qua trung gian là hình thức mua bán trên phạm vi quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của nhân tố trung gian thứ ba và nhân tố này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định từ hoạt động mua bán trên Nhân tố trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới
Hình thức này sẽ làm giảm lợi nhuận của người bán do phải trả cho nhân tố trung gian Tuy nhiên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ hiện nay tại nhiều quốc gia đặc biệt là những nước kém và đang phát triển vì các nhân tố trung gian thường hiểu biết rõ hơn về thị trường (nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm,…) nên cơ hội thu được lợi nhuận cao sẽ nhiều hơn
2.2.2.3 Hình thức tái xuất khẩu
Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước mua khác những hàng hóa đã mua mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua hàng hóa ở nước này rồi bán với giá cao hơn ở nước khác và thu về số tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu
Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập -tái xuất và hình thức chuyển khẩu, trong đó:
Hình thức tạm nhập – tái xuất được hiểu là việc thương nhân của nước A mua hàng hóa của nước B để bán cho nước C trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương và có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào nước A Sau đó, chính hàng hóa này lại được làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước A mà không qua gia công chế biến Hình thức này có ưu điểm là thu lợi nhuận cao trong khi không cần bỏ chi phí đầu tư (máy móc, thiết bị) mà khả năng thu hồi vốn nhanh Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ thì hình thức này cũng chỉ phù hợp với một số mặt hàng nhất định Hình thức chuyển khẩu được chia thành hai loại Một là, hàng hóa sau khi nhập cảnh được cơ quan hải quan cho vận chuyển đến một địa điểm hải quan khác để làm thủ tục hải quan nhập khẩu Hai là, hàng hóa ở nơi vận chuyển ban đầu đã làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu vận chuyển đến một nơi xuất cảnh, do hải quan nơi xuất cảnh giám sát quản lý cho qua Hình thức này có ưu điểm là không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu song về thủ tục pháp lý khá phức tạp Đó là trong toàn bộ quá trình giao dịch luôn có hai hợp đồng riêng biệt là hợp đồng mua hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước nhập khẩu)
2.2.3 Đặc điểm của xuất khẩu nông sản
Một là, đối tượng xuất khẩu là hàng nông sản Ở Việt Nam, hàng nông sản là sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, và từ hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm nghề muối Đó là những sản phẩm trực tiếp do sản xuất nông nghiệp tạo ra có thể nằm dưới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế NSXK là một loại hàng hoá xuất khẩu, được bán trên thị trường ngoài nước Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và người tiêu dùng tại nước nhập khẩu về các chỉ số dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, an toàn kỹ thuật, môi trường Nông sản chủ yếu là các hàng tiêu dùng thiết yếu, việc XKNS chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về chất lượng, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm Đồng thời, hàng nông sản có đặc điểm là cầu nhìn chung ít co giãn, do đó, việc quản lý nhà nước đối với XKNS phải hướng tới việc ổn định cung
Hai là, xuất khẩu nông sản gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền quốc gia khác nhau nên hoạt động xuất nhập khẩu nông sản liên quan đến vấn đề thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái
Một số lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế và xuất khẩu hàng hóa
Lý thuyết về thương mại quốc tế của Adam Smith
Nhà kinh tế học cổ điển người Anh Adam Smith đã chỉ ra rằng ”Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công lao động” Là nhà kinh tế đầu tiên trên thế giới nhận thức chuyên môn hóa mà Ông gọi là phân công quốc tế, tiến bộ kinh tế và đầu tư là những động lực của phát triển kinh tế Adam Smith cũng đã phê phán những mặt hạn chế và những mặt tích cực của thương mại quốc tế đã giúp cho các nước tăng được giá trị tài sản của mình trên nguyên tắc phân công lao động quốc tế Theo Adam Smith, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài sản xuất hiệu quả hơn
Những tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngành được chuyên môn hóa trong phân công quốc tế là những điều kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu mà chỉ nước đó mới có mà thôi Nói cách khác, theo Ông, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là nguyên nhân của thương mại quốc tế và quyết định cơ cấu thương mại quốc tế
Theo Adam Smith, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có của mình như: đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học-công nghệ và kinh nghiệm sản xuất- kinh doanh… Như vậy, các quốc gia cần tiến hành sản xuất chuyên môn hóa những mặt hàng nào đó mà họ có lợi thế tuyệt đối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi với các nước khác thì hai bên đều có lợi Ông cho rằng, hai quốc gia trao đổi thương mại với nhau là dựa trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, lợi ích của thương mại bắt nguồn từ lợi thế tuyệt đối của một quốc gia Từ lập luận đó, Adam Smith chủ trương là phải tự do kinh doanh vì mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có mục đích thu lợi nhuận tối ưu Do vậy, việc cho phép tự do kinh doanh sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội Trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực của các nước sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả cao hơn, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng và bằng cách đó mọi người dân của các nước đều được tiêu dùng nhiều loại sản phẩm theo mức mong muốn lớn hơn thông qua thương mại quốc tế Như vậy, sản xuất chuyên môn hóa dựa vào lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế đảm bảo có lợi cho các nước Chính nhờ vậy mà cho đến nay, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam vẫn dựa vào lợi thế tuyệt đối khi xây dựng chiến lược, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản
Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế Bởi lẽ trên thực tế, nếu như một vài quốc gia nào đó lại bất lợi vì không có những tài nguyên thiên nhiên dồi dào và không có các tiềm năng to lớn như các nước khác thì liệu những quốc gia đó sẽ không nên tham gia vào thương mại quốc tế hay sao? Chính vì vậy, việc đẩy mạnh thương mại quốc tế của nhiều nước phát triển vốn dĩ nghèo tài nguyên thiên nhiên như: Nhật Bản, Thụy Sĩ, Áo, Singapore, Hàn Quốc… sẽ không giải thích được bằng lợi thế tuyệt đối Vì sự hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trước tình hình phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế nên đã ra đời lý thuyết lợi thế tương đối, còn gọi là lợi thế so sánh
Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage - RCA)
Năm 1815, nhà kinh tế học R.Forrens đã phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thành tư tưởng “lợi thế tương đối” hoặc “lợi thế so sánh” Năm 1817 nhà kinh tế học David Ricardo lại phát triển tư tưởng “lợi thế so sánh” thành thuyết “lợi thế so sánh” còn gọi là quy luật ”lợi thế tương đối” Cơ sở của lý thuyết này chính là luận điểm của David Ricardo về sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn về điều kiện sản xuất nói chung nhưng đều có lợi khi chuyên môn hóa sản xuất một sản phẩm nào đó và cùng tham gia vào thương mại quốc tế
Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh: một quốc gia, cũng giống như một người, thu lợi từ thương mại bằng cách xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có lợi thế so sánh lớn nhất về khả năng sản xuất và nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dù quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các quốc gia khác Một mặt hàng được coi là có lợi thế tương đối so với một mặt hàng khác khi nó có chi phí cơ hội thấp hơn mặt hàng kia Như vậy, nếu xét riêng trong lĩnh vực nông sản, thì lý thuyết lợi thế so sánh là cơ sở lý luận quan trọng trong việc xem xét, xây dựng chiến lược xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và từng mặt hàng cụ thể nói riêng
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng gặp phải một số hạn chế nhất định Chẳng hạn, David Ricardo đã dựa trên hàng loạt các giả thiết đơn giản hóa lý thuyết về giá trị lao động để chứng minh cho quy luật này Trong khi đó trên thực tế lao động không phải là đồng nhất; những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau, với những mức thu nhập khác nhau Ngoài ra, hàng hóa sản xuất không chỉ có yếu tố lợi thế về lao động, nó còn nhiều yếu tố khác nữa như: đất đai, vốn, khoa học-công nghệ… nhất là hiện nay, yếu tố lợi thế về lao động dần dần bị thu hẹp lại giữa các quốc gia, các yếu tố khác như đất đai, vốn, khoa học-công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo chưa chỉ ra được nguồn gốc phát sinh lợi thế so sánh của một quốc gia đối với một loại sản phẩm nào đó Do đó, nó không giải thích được triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại Lý thuyết Hecker – Ohlin sẽ khắc phục được các hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo và chỉ ra được nguồn gốc phát sinh lợi thế so sánh của một quốc gia đối với một loại sản phẩm nào đó (Nguyễn Xuân Thiên, 2014, trang 134)
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia của một ngành hàng thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố tạo thành mô hình kim cương Porter (Porter’s diamond) Thứ nhất, nhóm các yếu tố về điều kiện về các yếu tố sản xuất thể hiện vị thế quốc gia về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học kỹ thuật, … ; thứ hai, các yếu tố về tình trạng về nhu cầu trong nước phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường tại quốc gia đó đối với sản phẩm và dịch vụ một ngành; thứ ba, chiến lược, cơ cấu doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh thể hiện cách thức, môi trường mà trong đó doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và quản lý cũng như trạng thái, bản chất của các đối thủ cạnh tranh trong nước; thứ tư, thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế Ngoài bốn yếu tố trên ra, thứ năm, các yếu tố bất thường như: Phát minh khoa học, công nghệ sinh học, đột biến chi phí đầu vào như cú sốc tiền tệ, thị trường tài chính tiền tệ, tăng cầu đột biến, các sự việc bất khả kháng như đảo chính, chiến tranh …; thứ sáu, vai trò của Chính phủ trong việc tác động lên các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Lý thuyết Hecksher – Ohlin được xây dựng trên cơ sở một số giả thiết : Đối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm hai quốc gia, hai sản phẩm (sản phẩm X và sản phẩm Y) và hai yếu tố sản xuất (lao động và tư bản); cả hai quốc gia đều có cùng một trình độ kỹ thuật công nghệ như nhau; sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động và sản phẩm
Y là sản phẩm thâm dụng tư bản ở cả hai quốc gia; hiệu quả theo quy mô không đổi; chuyên môn hóa không hoàn toàn trong sản xuất ở cả hai quốc gia; thị hiếu hay sở thích người tiêu dùng giống nhau ở cả hai quốc gia; cạnh tranh hoàn toàn trong cả hai sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất; các yếu tố sản xuất tự do di chuyển hoàn toàn trong mỗi quốc gia nhưng không di chuyển trên phạm vi quốc tế và mậu dịch quốc tế là hoàn toàn tự do, không tính chi phí vận chuyển, không có thuế quan và những cản trở khác Lý thuyết H-O được xây dựng trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng (mức độ sử dụng) các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động nếu tỷ lệ giữa lượng lao động và các yếu tố khác (như vốn hoặc đất đai) sử dụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng thứ hai Tương tự, nếu tỷ lệ giữa vốn và các yếu tố khác là lớn hơn thì mặt hàng được coi là có hàm lượng vốn cao Lý thuyết H – O được trình bày dưới dạng định lý H – O như sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dư thừa và rẻ tương đối và nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm và đắt tương đối Như vậy, lý thuyết H – O đã giải thích triệt để nguồn gốc phát sinh lợi thế so sánh Đó là sự khác biệt giữa các yếu tố dư thừa tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia (Nguyễn Xuân Thiên, 2014, trang 134) Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước vận dụng làm cơ sở lý thuyết để đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia
Tóm lại, các lý thuyết được tác giả trình bày trên đây đều có được những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng lý thuyết, tuy nhiên xét về cơ bản, vận dụng lý thuyết thương mại vào việc xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nói chung và chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói riêng đều phải căn cứ vào các lý thuyết này để xây dựng chiến lược phát triển cho từng lĩnh vực, ngành hàng, sản phẩm nông sản cụ thể Qua đó, có thể có những cơ chế, chính sách phù hợp, đầu tư thỏa đáng để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước có cùng loại sản phẩm hàng nông sản xuất khẩu trong khu vực và thế giới, cũng như hạn chế hoặc không khuyến khích đầu tư đối với những loại nông sản mà Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh so với các nước.
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia
Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp Ví dụ như chính sách phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao: Quyết định số 575/QĐ- TTg/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Một số địa phương như Hà Nam, Lâm Đồng đã triển khai thí điểm các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và bước đầu thi được những thành công đáng khích lệ Ngoài ra, riêng với mặt hàng cà phê, Chính phủ hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu cà phê có thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định số 4653/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “ Cà phê Việt Nam chất lượng cao” giai đoạn
2018 - 2023, tầm nhìn đến 2030 (Nguyễn Khanh Doanh và cộng sự, 2019)
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung giảm, trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU giảm mạnh; tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU còn thấp so với các thị trường truyền thống như Trung Quốc và Asean; thị phần của Việt Nam tại thị trường EU chưa đáng kể; nông sản xuất khẩu chủ yếu là nông sản thô, chưa qua chế biến do vậy giá trị gia tăng thấp (Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2022) Chính sách về nông nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng Văn bản về quản lý và điều hành xuất khẩu nông sản của các cơ quan chức năng vẫn mang tính chất thủ tục hành chính, việc triển khai trong thực tế còn yếu kém, nhiều kẽ hở (Nguyễn Thị Phong Lan, 2017) Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp, mức độ hỗ trợ cho doanh nghiệp còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn đầu tư và chưa bảo vệ được doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước sức cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài (Đinh Cao Khuê và cộng sự, 2020) Dựa vào lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số vấn đề cụ thể sau:
2.2.3 Tổng giá trị nông sản được tiêu thụ tại đất nước thành viên EU
EU hiện bao gồm 27 nước thành viên với dân số khoảng 516 triệu người và tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Liên minh Châu u (EU) vào năm 2023 ước tính đạt 17.700 tỷ USD, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Tổng giá trị nông sản được tiêu thụ tại đất nước thành viên EU được đo theo từng năm, nên khi giá trị tiêu thụ càng lớn mà lượng sản xuất trong nước không đổi thì làm cho việc nhập khẩu các loại hàng hóa nông sản gia tăng Do vậy, có thể thấy EU là một thị trường tiềm năng và đầy hấp dẫn với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn, không chỉ cho nhu cầu tiêu thụ của người dân tại các quốc gia thành viên mà còn cho nhu cầu về nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất chế biến để xuất khẩu ra toàn thế giới
Ngoài ra, nhân dân EU sở hữu khẩu vị đa dạng, đề cao giá trị ẩm thực và đặc biệt ưa chuộng các sản phẩm nông sản nhiệt đới Tuy nhiên, do vị trí địa lý thuộc vùng ôn đới, châu u không có điều kiện thích hợp để sản xuất loại hình nông sản này Đây chính là lợi thế tuyệt đối cho Việt Nam trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường
Hiện nay, cộng đồng người Việt sinh sống tại châu u, đặc biệt là ở các quốc gia nhỏ, ngày càng đông đảo Nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm Việt Nam tại đây cũng không ngừng tăng trưởng Trong những năm qua, các thị trường nhỏ như Slovakia, Bồ Đào Nha, Hungary, Latvia, Slovenia, ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu nông sản Việt Nam ấn tượng, từ 57% đến 200% mỗi năm Tuy nhiên, để thâm nhập thành công thị trường EU, các sản phẩm nông sản Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Đây là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế
2.2.4 Tổng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
Tổng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là tổng sản phẩm nông sản trong nước tính theo giá hiện hành Tổng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do năng suất tăng lên Lượng sản xuất ra nhiều và tiêu thụ tăng không nhiều từ đó xuất hiện lượng dư thừa lượng dư thừa này tăng thì việc xuất khẩu cũng sẽ tăng từ đó Tóm lại, với giá trị tổng giá trị nông nghiệp của Việt Nam nhóm nghiên cứu kỳ vọng có tác động tích cực tới giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước thành viên EU
Theo lý thuyết về thương mại quốc tế của Adam Smith Theo Adam Smith, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài sản xuất hiệu quả hơn Tại Việt Nam từ xưa đến nay được coi là một nước nông nghiệp do đo nông sản là một sản phẩm lợi thế của Việt Nam để đầu tư chuyên môn hóa tạo ra lợi thế xuất khẩu của Việt Nam tới các nước thành viên EU được coi là những nước công nghiệp hóa và khả năng sản xuất nông nghiệp ít được chú trọng hơn Trong nghiên cứu này nhóm sử dụng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam để tiến hành nghiên cứu Giá trị này cùng với giá trị tiêu thụ nông sản của các nước thành viên EU được coi như M1, M2 trong mô hình trọng lực 2 yếu tố này có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam
2.2.5 Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU
Khoảng cách địa lý cũng là yếu tố cơ bản đã được đề cập trong các nghiên cứu về thương mại quốc tế Tính toán khoảng cách địa lý dựa trên kinh độ và vĩ độ của các thành phố chính của các quốc gia và vùng lãnh thổ, từ đó cho thấy khoảng cách địa lý làm giảm thương mại giữa các quốc gia Cụ thể, khoảng cách địa lý liên quan đến các vấn đề về vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia Khi khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác càng xa thì rủi ro trong vận tải và bảo hiểm hàng hóa càng cao, từ đó gia tăng chi phí vận chuyển Ngoài ra, khi vận chuyển những hàng hóa có trọng lượng lớn trong điều kiện khoảng cách địa lý xa thì các vấn đề vận chuyển hàng hóa cần có bảo hiểm, điều này cũng làm tăng chi phí trong giao dịch thương mại giữa hai quốc gia có khoảng cách địa lý lớn (Beugelsdijk và cộng sự, 2013) Các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sẽ bị đội chi phí cao nếu khoảng cách vận chuyển xa (Ghemawat, 2001) Do vậy, xuất khẩu có thể sẽ giảm tức là giữa khoảng cách địa lý và kim ngạch xuất khẩu nông sản có quan hệ ngược chiều Hiện tại, chi phí vận chuyển hàng hóa của Việt Nam ở mức cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Mặt khác, nông sản lại là hàng hóa đặc biệt vì có trọng lượng lớn, một số mặt hàng phải có phương thức bảo quản đặc biệt
Theo lý thuyết Hecker – Ohlin, một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dư thừa và rẻ tương đối và nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm và đắt tương đối Theo đó, tại Việt Nam lượng nông sản sản xuất ra khá lớn tuy nhiên giá tăng giảm vẫn còn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát Cùng với đó là đối với việc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thì tỷ giá hối đoái cũng rất cần quan tâm như trong nghiên cứu này nhóm có nghiên cứu về xuất khẩu nông sản sang thị trường EU tỷ giá của các nước tại đây khá cao so với Việt Nam điều này có thể chứng tỏ là hàng hóa ở Việt Nam sẽ rẻ hơn với hàng hóa tại các nước EU
Lạm phát là sự gia tăng liên tục về mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI Trong giai đoạn 2015 - 2021, lạm phát của Việt Nam luôn ở mức dưới 4%, đúng với chỉ tiêu của Nhà nước đưa ra Trong đó, lạm phát năm 2021 đạt mức 1,84%, mức thấp nhất trong giai đoạn này Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế của người tiêu dùng dẫn đến sức mua giảm, dẫn đến giảm số lượng hàng hóa tiêu thụ và tổng tiêu dùng giảm Bên cạnh đó, lạm phát cũng làm chi phí sản xuất tăng lên và giảm sản lượng Từ đó, có thể lạm phát sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU
=> Giả thuyết 1: Lạm phát ảnh hưởng ngược chiều đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU (H1)
Tỷ giá hối đoái là một chỉ số đo lường giá trị của hai loại tiền tệ, tỷ giá hối đoái phản ánh giá trị của 1 đơn vị đồng tiền này khi trao đổi 1 đơn vị đồng tiền khác Tỷ giá hối đoái là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác Theo đó, tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ tỷ giá để điều tiết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: Cán cân thương mại (xuất nhập khẩu), lạm phát, ổn định giá vàng, ổn định lãi suất thị trường,…Trong rổ ngoại tệ của Việt Nam giao dịch trên thị trường ngoại hối và ngoại thương thì USD là đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chọn là loại ngoại tệ trung tâm trong quản lý điều hành chính sách tỷ giá Tỷ giá được đề cập đến trong bài viết này là tỷ giá giữa đồng USD và VND, là tỷ giá ngoại tệ bình quân hàng năm được trao đổi trên thị trường của các ngân hàng thương mại, trên cơ sở tham chiếu tỷ giá trung tâm bình quân hàng năm do NHNN công bố
Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu (Nguyễn Thanh Cai, 2022) Vì vậy, tỷ giá hối đoái có mối quan hệ cùng chiều với xuất khẩu
=> Giả thuyết 2: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng cùng chiều đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU (H2)
2.4.6 Diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam
Theo lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage - RCA) Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh: một quốc gia, cũng giống như một người, thu lợi từ thương mại bằng cách xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có lợi thế so sánh lớn nhất về khả năng sản xuất và nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dù quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các quốc gia khác Diện tích đất nông nghiệp và điều kiện khí hậu ở Việt Nam là những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc sản xuất nông sản
Diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam khá dồi dào gồm nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazan, đất phù sa rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè và các loại cây lương thực, cây ăn quả, rau màu, với tài nguyên đất đai, khí hậu và địa hình đa dạng nên sản xuất nông nghiệp khá thuận lợi Theo công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến hết năm 2021, diện tích nhóm đất nông nghiệp của nước ta là 27.994.319 ha Trong đó, tổng diện tích trồng cà phê đạt 710,59 ngàn ha, tăng khoảng 67,37 ngàn ha so với năm 2015 (Hoàng Thùy, 2022) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cây ăn quả cả nước năm 2021 đạt 1,18 triệu ha, tăng 448.000 ha so với năm 2020; sản lượng và chất lượng các loại cây ăn quả đều tăng, một số cây ăn quả chủ lực như: Nhãn, xoài, thanh long tăng 5-19% về diện tích so với năm 2020 (Quỳnh Ngọc, 2022) Tuy vậy, đất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở dạng nhỏ lẻ, phân tán và được canh tác theo phương pháp truyền thống Hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha Do vậy, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các quỹ đất đủ lớn, từ 100 đến
1000 ha để tập trung sản xuất nông nghiệp Từ đó, lượng nông sản sản xuất ra bị phân tán nhỏ lẻ, doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để thu gom, vận chuyển, bốc dỡ; từ đó làm tăng giá của nông sản xuất khẩu Như vậy, diện tích đất trồng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU
=> Giả thuyết 3: Diện tích đất trồng ảnh hưởng cùng chiều đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU (H3)
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM
Khái quát về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU)
Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Liên minh Châu Âu được chính thức thiết lập vào ngày 28 tháng 11 năm 1990 Hơn 30 năm qua, Chính phủ cùng các bộ ngành đã thúc đẩy quan hệ song phương đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sâu Trong đó, quan hệ thương mại là quan hệ tiền đề và quan trọng để thúc đẩy hợp tác chính trị cũng như các hợp tác khác rộng rãi và đa dạng, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi (Đông Hà, 2021) Việc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 giữa Việt Nam và EU (khi đó là Cộng đồng Châu Âu, với 12 quốc gia thành viên ở Tây Âu) là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc nước ta bắt đầu thoát khỏi sự bao vây cấm vận của các nước phương Tây và tác động tích cực đến quan hệ đối ngoại và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam được triển khai theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986
Quan hệ hợp tác Việt Nam và các quốc gia thành viên EU được khởi đầu trên các vấn đề nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp đó dẫn đến việc ký Hiệp định khung về Hợp tác giữa hai bên (FCA) tháng 7/1995 Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1/6/1996, thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa hai đối tác dựa trên bốn mục tiêu: (i) Tăng cường thương mại và đầu tư song phương; (ii) Hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam và nâng cao điều kiện sống cho người nghèo; (iii) Hỗ trợ cho nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế của Việt Nam nhằm tiến tới nền kinh tế thị trường; (iv) Bảo vệ môi trường Xét về triển vọng thương mại, thành tựu quan trọng nhất của Việt Nam là giành được MFN đối với hàng xuất khẩu, nhờ đó giảm được rào cản thương mại đáng kể cho những nhà sản xuất của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU, thông qua đó tăng cường luồng thương mại giữa hai bên
Trong khuôn khổ hợp tác, EU đã và đang hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế thông qua nhiều dự án và các chương trình phát triển Một trong những lĩnh vực trọng điểm là thương mại quốc tế Theo đó, một trong những dự án nổi bật nhất đó là Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (viết tắt là MUTRAP), đã được thực hiện đến giai đoạn III, tính đến năm 2012, tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập WTO EU luôn ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời EU cũng là đối tác đầu tiên của Việt Nam trong các vòng đàm phán song phương tại WTO Đây là kết quả của quá trình hợp tác thương mại ngày càng sâu rộng giữa hai đối tác Đến năm 2004, Việt Nam và EU đã ký Hiệp định tiếp cận thị trường, theo đó loại bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp của EU Việt Nam đã gia nhập WTO ngày 11/1/2007 Kể từ đó, mối quan hệ thương mại giữa hai đối tác chịu sự điều chỉnh của luật WTO Tuy nhiên, hai đối tác vẫn tăng cường hợp tác sâu rộng hơn về các vấn đề thương mại (Tô Thị Phương Dung, 2021)
EU đã đồng hành cùng Việt Nam trong suốt thời kỳ bắt đầu công cuộc hội nhập đầy thử thách với nhiều hoạt động hỗ trợ quan trọng Đặc biệt là EU đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong hoạch định chính sách và nâng cao năng lực thể chế, từ đó góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam EU còn là nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam Giai đoạn 1993-2013, ODA của EU chiếm 20% tổng cam kết của các nhà tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,5 tỷ USD Giai đoạn 2014 - 2020, EU đã viện trợ 400 triệu EURO cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực năng lượng bền vững và tăng cường năng lực thể chế Các dự án ODA của EU đã hỗ trợ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam Hai bên còn đẩy mạnh hợp tác về văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản, giáo dục, giao lưu nhân dân…Các chương trình trao đổi sinh viên và học giả giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đã tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này Ngoài ra, 2 bên cũng đã duy trì các cuộc họp thường niên cấp cao để thảo luận về các vấn đề quan trọng và tăng cường sự hiểu biết chính trị, tham gia vào các diễn đàn quốc tế như Hội nghị ASEAN-EU để thảo luận và phối hợp các vấn đề chung
Việc ký kết Hiệp định Thương mại và Đầu tư (EVFTA) mang lại nhiều cơ hội cho thương mại và đầu tư, tác động thuận lợi đến các hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU Hiện nay, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc), thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam Còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU tại ASEAN EU cũng là nhà đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam với 2.535 dự án đang hoạt động với vốn đăng ký hơn 29 tỷ USD tính đến tháng 9/2023 (Mạnh Hùng, 2023) Về thương mại hai chiều, Bộ Công Thương cho biết kết quả rất tích cực Riêng trong năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đạt 62,24 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Cán cân thương mại xuất siêu nghiêng về phía Việt
Nam Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU đạt 46,8 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ các nước EVFTA đạt 15,4 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thương mại hai chiều Việt Nam - EU 9 tháng 2023 đạt 44 tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt 47,1 tỷ USD), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU 32,8 tỷ USD, nhập khẩu 11,2 tỷ USD Các nhóm hàng khác có kim ngạch lớn như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,83 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,78 tỷ USD; giày dép đạt 3,18 tỷ USD; dệt may đạt 2,66 tỷ USD… (An Trần, 2023)
Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU 2015 -2021
Nhu cầu nhập khẩu nông sản của EU tăng liên tục
Vì điều kiện khí hậu ở châu Âu khá khắc nghiệt nên đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt đặc biệt là hoa quả và gia vị nhiệt đới, là những sản phẩm rất được ưa chuộng Do đó, các nước EU nhập khẩu khá nhiều các loại quả như chuối, cam, quýt, xoài, dứa Những nước nhập khẩu hàng đầu EU là Đức, Anh, Pháp và Hà Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau quả toàn EU Trong EU, Anh là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tiếp theo là Pháp và Đức Nhu cầu tiêu thụ các loại quả nhiệt đới tươi tại
EU được dự báo sẽ tăng từ 6 - 8% hàng năm (Đặng Thị Huyền Anh, 2023)
Yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng đối với nông sản nhập khẩu
Thị trường EU có tính cạnh tranh rất lớn nên hàng hoá nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và an toàn môi trường Những yêu cầu này được đặt ra một cách rất chi tiết, chặt chẽ và được điều chỉnh theo yêu cầu của xã hội, xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, và những thay đổi trong tiêu dùng của người dân Đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu, thị trường EU đưa ra yêu cầu về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), có nhãn mác sinh thái (C/E), đáp ứng tiêu chuẩn điểm kiểm soát giới hạn trọng yếu (HACCP) giúp nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (Đặng Thị Huyền Anh,
2023) Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về vi sinh vật đối với thực phẩm, quy định về phân hữu cơ và các chất cải tạo đất Những quy định hạn chế mới cũng đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các nhóm trẻ sơ sinh và trẻ em Bên cạnh đó, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường cũng được chú trọng Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU thường phải là những doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề sử dụng nguyên liệu tái sinh, tiết kiệm năng lượng, cải thiện nguồn nước, quan tâm đến công tác cứu trợ và cộng đồng, áp dụng các chuẩn mực đối với nhân viên và đối tác kinh doanh (Đặng Thị Huyền Anh, 2023)
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2015 - 2021 Đơn vị: nghìn USD Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm tác giả từ Trademap
Kết quả xuất khẩu một số các nhóm hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU được thể hiện ở đồ thị trên Số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu có sự chênh lệch rất lớn giữa các nhóm hàng hóa Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu là nhóm HS08 “Quả và quả hạch ăn được; vỏ trái cây họ cam quýt hoặc dưa”, cụ thể là sản phẩm mã 0801 “Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc bóc vỏ”; và nhóm HS09 “Cà phê, trà, maté và gia vị”, cụ thể là sản phẩm mã
0901 “Cà phê, đã hoặc chưa rang hoặc đã khử caffeine; vỏ và vỏ cà phê; sản phẩm thay thế cà phê ” EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu (Hiệp hội cà phê - cao su Việt Nam, 2022) Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là cà phê và hạt điều đều có xu hướng giảm từ năm 2017 - 2020 Đặc biệt trong 2 năm 2019, 2020 do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu sụt giảm mạnh và xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê từ 1,37 tỷ đô la Mỹ giảm còn 1,19 đô la Mỹ năm
2019 (giảm 13,14%) và 1,09 đô la Mỹ năm 2020 (giảm 21,58% so với năm 2018) Đến năm 2021, những con số này có vẻ khả quan hơn khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi lại sau dịch Kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2021 đạt kỷ lục Trong đó, Đức và Hà Lan là những đầu mối thương mại quan trọng vì 2 thị trường này vừa nhập khẩu để tiêu dùng nội địa, vừa tái xuất sang các thị trường khác trong khối Đặc biệt, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Đức năm 2021 đạt trên 19.000 tấn, trị giá vượt
122 triệu đô la Mỹ, tăng 9,5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá Bộ Công Thương dự báo nhu cầu tiêu thụ hạt điều của Đức sẽ tăng trưởng bình quân 4,1% trong giai đoạn 2020-2025 và Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều số 1 tại thị trường Đức nhờ nguồn cung ổn định và chất lượng đảm bảo (Bộ Công thương, 2022) Riêng thị trường Phần Lan, chỉ 11 tháng năm 2021 đã đạt trên 63.000 tấn, trị giá hơn 345 triệu USD, tăng 12,3% về lượng (Bộ Công thương, 2022) (Phùng Xuân Hội, 2022)
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện Tỉ trọng kim ngạch XKNS của Việt Nam sang EU trên tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam của một số mặt hàng
Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Trademap
Từ biểu đồ trên, ta thấy được EU là thị trường lớn và vô cùng quan trọng đối với Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU so với thế giới luôn ở mức trên 40% cho thấy đây là mặt hàng chủ lực Con số thấp nhất là 40,95% vào năm 2016 và cao nhất là 47,77% vào năm 2020 mặc dù kim ngạch xuất khẩu bắt đầu giảm mạnh từ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Ngoài ra, tỷ trọng của mặt hàng hạt điều luôn ở mức ổn định, tăng từ 21,14% năm 2015 lên cao nhất là 25,43 năm 2020 và giảm nhẹ còn 24,55 vào năm 2021 Số liệu này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của thị trường EU đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, giúp xuất khẩu nông sản của Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc và ASEAN
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU vẫn còn thấp so với các thị trường truyền thống như Trung Quốc, ASEAN Với các mặt hàng khác, tỷ trọng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 40% Tương tự, Trung Quốc và Asean là thị trường xuất khẩu rau chính của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu trên 60% trong suốt giai đoạn từ 2016-2020, trong khi đó xuất khẩu sang EU chỉ chiếm dưới 5% trên tổng số xuất khẩu rau tươi của Việt Nam ra thế giới (Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2022)
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam tại thị trường EU trong giai đoạn 2015 - 2021 của một số mặt hàng
Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Trademap
Số liệu cho thấy mặc dù kim ngạch xuất khẩu không cao bằng cà phê nhưng hạt điều Việt Nam là mặt hàng có thị phần cao tại EU, giao động từ 33.83% năm 2015 đến 41,41% năm 2020 Ngược lại, cà phê có kim ngạch xuất khẩu rất cao, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trên tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng luôn ở mức cao trên 40% Tuy nhiên thị phần cà phê Việt Nam tại thị trường EU chỉ đạt mức dưới 9% Con số cao nhất là 8,92% vào năm 2016 và có xu hướng giảm dần, đến năm 2021 đã giảm xuống còn 5,64% Đây là tín hiệu không mấy khả quan đối với mặt hàng cà phê Ngoài ra, thị phần hạt tiêu tại EU cũng không quá cao, cao nhất vào năm 2015 đặt 22,28% và có xu hướng giảm dần qua các năm, đến năm 2021 tăng nhẹ lên 19,27% Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU chưa cao.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu về mô hình hồi quy số liệu mảng
4.1.1 Mô hinh hồi quy số liệu mảng
Số liệu mảng (panel data) là loại số liệu kết hợp chuỗi thời gian (time series) và số liệu chéo (cross sections) (Xem Willam H Greene trang 283)
Một vài lưu ý với số liệu mảng:
- Các cá thể (đơn vị chéo) dường như không có tính thuần nhất;
- Có hai loại số liệu mảng thường gặp: o Số liệu cân xứng có số quan sát 𝑁 = 𝑛𝑇 o Số liệu không cân xứng có số quan sát 𝑁 = ∑ 𝑛 𝑖=1 𝑇 𝑖
Mô hình tác động cố định (Fixed Effect – FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect – RE)
Mô hình hồi quy số liệu mảng viết theo từng quan sát như sau:
𝑦 𝑖𝑡 = 𝑋′ 𝑖𝑡 𝛽 + 𝑐 𝑖 + 𝜀 𝑖𝑡 Trong đó: i là các quan sát (𝑖 = 1, 𝑛̅̅̅̅̅); t chỉ thời gian (𝑡 = 1, 𝑇̅̅̅̅̅)
𝑋 𝑖𝑡 là véc tơ gồm 𝑘 biến độc lập; 𝜀 𝑖𝑡 là sai số ngẫu nhiên
𝑐 𝑖 là các tác động không quan sát được trong mô hình;
Nếu các đặc tính không quan sát được của cá thể (𝑐 𝑖 ) có tác động đến biến phụ thuộc o Ký hiệu là 𝛼 𝑖 nếu tác động là cố định với mỗi cá thể
VD: Đặc tính vùng miền, dân tộc, giới tính,… o Ký hiệu là 𝑢 𝑖 nếu tác động là ngẫu nhiên với mỗi cá thể
VD: Tác động của chính sách nhà nước đối với các vùng, các tỉnh, các ngành, các doanh nghiệp hay người lao động,… o Một mô hình mà không xem xét sự có mặt của 𝑐 𝑖 được xem là có hiện tượng bỏ sót biến
Dạng tuyến tính: o Tác động cố định: Các tác động không quan sát được tương quan với các biến giải thích 𝐶𝑜𝑣[𝑋 𝑖𝑡 , 𝑐 𝑖 ] ≠ 0 o Tác động ngẫu nhiên: Các tác động không quan sát được không tương quan với các biến giải thích 𝐶𝑜𝑣[𝑋 𝑖𝑡 , 𝑐 𝑖 ] = 0
Cách diễn đạt mô hình hay dùng: o Tác động cố định theo cá thể – mô hình biến giả
𝑦 𝑖𝑡 = 𝛼 𝑖 + 𝑋′ 𝑖𝑡 𝛽 + 𝜀 𝑖𝑡 o Tác động ngẫu nhiên theo cá thể – mô hình sai số hỗn hợp
Ngoại sinh cùng thời kỳ: o 𝐸[𝜀 𝑖𝑡 |𝑋 𝑖𝑡 , 𝑐 𝑖 ] = 0 Không đủ điều kiện để hồi quy o Dẫn đến không thực hiện ước lượng được 𝛽
Ngoại sinh chặt: o 𝐸[𝜀 𝑖𝑡 |𝑋 𝑖1 , 𝑋 𝑖2 , … , 𝑋 𝑖𝑇 , 𝑐 𝑖 ] = 0 o Sử dụng mô hình sai phân bậc nhất hay mô hình tác động cố định o Không thỏa mãn với mô hình có biến giải thích là biến trễ của biến phụ thuộc
Ngoại sinh từ thời kỳ đầu tiên đến thời kỳ 𝑡 (1 < 𝑡 < 𝑇) o 𝐸[𝜀 𝑖𝑡 |𝑋 𝑖1 , 𝑋 𝑖2 , … , 𝑋 𝑖𝑇 , 𝑐 𝑖 ] = 0 (tùy thuộc vị trí của 𝑡 ) Một số giả thiết
Moment cấp 1, cấp 2,… của ma trận 𝑋 𝑖 hữu hạn (theo cá thể)
Hạng của ma trận 𝑋 bằng hạng của hệ véc tơ cột
𝑋 𝑖𝑡 ngoại sinh chặt Ước lượng 𝛽
𝛽 là véc tơ hệ số (cần ước lượng) của các biến giải thích
Có thể ước lượng được (một cách phù hợp) với sự có mặt của 𝑐 𝑖 (không đo được)? o Thực hiện phương pháp OLS khi nào ? Hầu như không dùng được trong thực tế o Chiến lược “kiểm soát 𝑐 𝑖 ” với số liệu mẫu o Sử dụng biến đại diện Một số mô hình số liệu mảng a) Mô hình gộp
Sự xuất hiện của các tác động bị bỏ sót:
Khả năng chệch / không vững hay không hiệu quả với phương pháp OLS – phụ thuộc vào tác động ‘cố định’ hay ‘ngẫu nhiên’
Sử dụng phương pháp OLS với mô hình có tác động cá thể
Sử dụng biến đo được đại diện cho 𝑐 𝑖
Dùng OLS để ước lượng ta thu được:
𝐶𝑜𝑣(𝑏) = 𝜎̂ 2 (𝑋 ′ 𝑋) −1 a) Mô hình tác động cố định
Các giả thiết của mô hình
Cách diễn đạt mô hình
Giả thiết 𝑐 𝑖 tương quan với 𝑋 𝑖𝑡 nhưng 𝐸[𝜀 𝑖𝑡 |𝑋 𝑖 , 𝑐 𝑖 ] = 0
Dùng biến giả đại diện
Các tác động (Không quan sát được) tương quan với tất cả các biến
Thông thường: 𝐶𝑜𝑣[𝑋 𝑖𝑡 , 𝑐 𝑖 ] ≠ 0 Ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất với biến giả (LSDV)
Các phương trình chuẩn tìm ra 𝑎 là:
Một số kết luận với phương pháp LSDV
Giả thiết ngoại sinh chặt: 𝐶𝑜𝑣[𝜀 𝑖𝑡 , (𝑋 𝑗𝑠, 𝑐 𝑗 )] = 0
Dùng phương pháp LSDV để ước lượng tương tự như dùng OLS trong lớp các mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển o 𝐶𝑜𝑣(𝑏) = 𝜎̂ 2 𝐿𝑆𝐷𝑉 [𝑋 ′ 𝑖 𝑀 𝐷 𝑋 𝑖 ] −1 với 𝜎̂ 2 𝐿𝑆𝐷𝑉 được tính bởi công thức:
𝑇 + 𝑋′ 𝑖 𝑐𝑜𝑣(𝑏)𝑋 𝑖 Tìm ước lượng 𝛽 qua mô hình biến đổi loại bỏ tác động trong các cá thể
Hồi quy bình phương nhỏ nhất 𝑀 𝐷 𝑦 theo 𝑀 𝐷 𝑋 tương đương với hồi quy
𝑦 𝑖𝑡 − 𝑦 𝑖 theo 𝑥 𝑖𝑡 − 𝑥 𝑖 Ước lượng của các 𝑐 𝑖 (các tác động):
𝑐̂ 𝑖 = 𝑦 𝑖 − 𝑥′ 𝑖 𝑏 𝑊𝐸 Một số kết luận với phương pháp LSDV:
Với các giả thiết của định lý Gauss - Markov, 𝑏 là ước lượng không chệch, vững và hiệu quả của 𝛽
Nếu 𝑉𝑎𝑟[𝜀 𝑖 ] = 𝛺𝑖 = 𝜀 2 𝐼 𝑇 thì 𝑏 là ước lượng vững nhưng không hiệu quả
𝑎 là ước lượng không chệch nhưng không vững của 𝛼
Tác động cố định theo cá thể và thời gian:
Mô hình với biến giả cho từng cá thể và biến giả cho từng thời kỳ
Tách 𝛼 𝑖 , 𝛾 𝑡 thành hai phần và viết lại mô hình:
Với à là tỏc động chung theo cả 𝑖 và 𝑡, 𝛼 𝑖 ∗ là tỏc động chỉ yếu tố cỏ thể khụng có yếu tố thời gian
Thực hành ước lượng ta thêm 𝑇 – 1 biến giả
Số liệu không cân xứng phân tích sẽ vô cùng phức tạp, ta xét Ti = T với mọi i (số liệu cân xứng) b) Mô hình tác động ngẫu nhiên
Các giả thiết mô hình
Giả thiết 𝑐 𝑖 không tương quan với 𝑋 𝑖𝑡 với mọi 𝑡
Mô hình sai số hỗn hợp
Mô hình hồi quy tổng quát với các giả thiết khác
Ma trận phương sai của sai số hỗn hợp
So sánh mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên
Tác động ngẫu nhiên o Ít tham số o Ước lượng hiệu quả o Giả thiết trực giao có thể khó thỏa mãn (𝑐 𝐼 𝑋 𝐼 )
Tác động cố định o Mẫu lớn – ước lượng cho 𝛽 thông thường vững
Nhiều tham số với mô hình LSDV
4.1.2 Ưu điểm của các mô hình số liệu mảng
Có tính linh hoạt cao: Mô hình hồi quy số liệu mảng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế học đến khoa học dữ liệu và y học
Cho phép dự đoán giá trị của biến phụ thuộc: Mô hình hồi quy số liệu mảng giúp dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa trên các giá trị của các biến độc lập Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về tương quan giữa các biến và dự đoán kết quả trong tương lai
Giúp phân tích tương quan giữa các biến: Mô hình hồi quy số liệu mảng cung cấp thông tin về mức độ tương quan giữa các biến Nó giúp người dùng hiểu rõ hơn về các tương quan này, đồng thời cung cấp thông tin về các biến quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả dự đoán
Giảm sai số trong dự đoán: Mô hình hồi quy số liệu mảng giúp giảm sai số trong dự đoán giá trị của biến phụ thuộc Các mô hình này có thể được điều chỉnh để cải thiện độ chính xác của dự đoán
Tính khả diễn giải cao: Mô hình hồi quy số liệu mảng cung cấp các hệ số để giải thích mối quan hệ giữa các biến Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về tương quan giữa các biến và cách mỗi biến ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Bước 1: Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu Thống kê mô tả trong nghiên cứu này cho thấy được giá trị trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu, độ lệch chuẩn của các biến trong mô hình
Bước 2: Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.Từ đó dự đoán được mức độ ảnh hưởng của các biến giải thích đến các biến phụ thuộc và hiện tượng đa cộng tuyến Mức độ tương quan giữa các biến được thể hiện thông qua chỉ số thống kê hệ số tương quan (r)
Bước 3: Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc Hệ số P_value của kết quả phân tích hồi quy cho biết mức độ tác động của các biến độc lập trên từng biến phụ thuộc Các mức độ thống kê có ý nghĩa thường được sử dụng là 1%, 5%, 10%
Trình tự phân tích hồi quy được thực hiện như sau:
(3): Dùng kiểm định Breusch và Pagan để kiểm tra giữa OLS và REM đâu là mô hình phù hợp
H0: Mô hình OLS là phù hợp hơn
H1: Mô hình REM là phù hợp hơn
Kết quả của kiểm định Breusch và Pagan cho p_value lớn hơn 0,05 thì mô hình OLS là phù hợp hơn, ngược lại nếu p_value nhỏ hơn 0,05 thì mô hình REM là phù hợp hơn
(5) Dùng kiểm định Hausman để kiểm tra độ phù hợp của FEM so với REM Với giả thuyết
H0: Mô hình REM là phù hợp
H1: Mô hình FEM là phù hợp
Kết quả của kiểm định Hausman cho p_value lớn hơn 0,05 thì mô hình REM là phù hợp, ngược lại nếu p_value nhỏ hơn 0,05 thì mô hình FEM là phù hợp
Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Mô hình nghiên cứu thực nghiệm và dữ liệu biến
4.2.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Mô hình trọng lực là một mô hình áp dụng cho lý thuyết về thương mại quốc tế, xuất phát từ lý thuyết vật lý của Newton mà trong vật lý, lực hút của 2 vật tỷ lệ thuận với tích khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 vật Tiền đề cơ bản của mô hình này là khối lượng thương mại song phương tỷ lệ thuận với sản phẩm GDP của cả 2 quốc gia và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 quốc gia, dựa trên giả định rằng mô hình thương mại giữa các quốc gia được xác định bởi quy mô kinh tế và khoảng cách (Deardorff, 1998)
Mô hình trọng lực có thể được biểu diễn như trong biểu thức (1) và lực hấp dẫn (𝐺𝐹 𝑖𝑗 ) giữa 2 vật thể (𝑖 và 𝑗) tỷ lệ thuận với khối lượng (𝑀 𝑖 và 𝑀 𝑗 ) của một vật thể và tỷ lệ nghịch với khoảng cách (𝐷 𝑖𝑗 )
Nếu lấy logarit hai vế của phương trình (1) thì nó trở thành phương trình (2) và trở thành phương trình tuyến tính
𝑙𝑛𝐺𝐹 𝑖𝑗 = 𝑙𝑛𝑀 𝑖 + 𝑙𝑛𝑀 𝑗 − 𝑙𝑛𝐷 𝑖𝑗 , 𝑖 ≠ 𝑗 (2) Trong thương mại quốc tế, mô hình trọng lực có thể được thực hiện theo công thức (2) và xuất khẩu (𝐸 𝑖𝑗 ) từ quốc gia 𝑖 sang quốc gia 𝑗 có thể được sử dụng thay cho trọng lực (𝐺𝐹 𝑖𝑗 ) Phương trình (3) có thể thu được bằng cách sửa đổi phương trình (2) bằng cách sử dụng một biến thay thế làm biến thay cho khối lượng (𝑀)
𝛽 1 > 0, 𝛽 2 > 0, 𝛽 3 < 0 Phương trình (3) nhận được sau khi áp dụng phương trình (2) với GDP đại diện cho khối lượng (M) trong mô hình trọng lực Việc áp dụng thu nhập về mặt lý thuyết có thể là nền tảng vững chắc như một biến số có tác động tích cực đến thương mại Khoảng cách (D) giữa hai quốc gia là một trở ngại điển hình đến thương mại song phương giữa hai quốc gia
Kể từ khi được giới thiệu bởi Tinbergen (1962), mô hình trọng lực bắt đầu được áp dụng vào lý thuyết thương mại quốc tế, và Anderson (1979) đã áp dụng sự khác biệt hóa sản phẩm để giải thích sự tồn tại của biến thu nhập trong mô hình trọng lực, giải thích mối quan hệ giữa khối lượng thương mại và sự nhân lên của thu nhập Từ đó phương trình trọng lực được áp dụng theo nhiều cách khác nhau để giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế bởi Helpman và Krugman (1985), Bergstrand (1985, 1989), Deardorff (1998)
Nhìn chung, mô hình trọng lực là một mô hình hiệu quả để giải thích mô hình thương mại song phương giữa hai quốc gia và dự đoán khối lượng thương mại Cụ thể trong nghiên cứu này,chúng tôi muốn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước thành viên EU Giá trị này được tính tổng giá trị các sản phẩm nông sản từ HS06 đến HS14 đây là 9 loại có giá trị xuất khẩu lớn nhất từ Việt Nam sang EU Thông qua các yêu tố: Tổng giá trị tiêu thụ nông sản của các quốc gia thành viên EU, tổng giá trị nông nghiệp của Việt Nam, khoảng cách giữa thủ đô Việt Nam với thủ đô các nước còn lại trong EU, tỷ lệ % lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP, tỷ giá tiền giữa các quốc gia thành viên EU và Việt Nam, tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của Việt Nam, tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của các quốc gia thành viên EU
Dựa trên mô hình trên nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia thành viên EU thấy rằng tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của quốc gia xuất khẩu (Việt Nam - 𝐿𝑛𝑆_𝐴𝐺𝑅 𝑖 ) và tổng giá trị tiêu thụ nông sản của các quốc gia nhập khẩu (Các quốc gia thành viên EU- 𝐿𝑛𝐶𝐴𝑃 𝑖 ) được coi như là khối lượng giữa hai quốc gia, hai yêu tố này sẽ tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu (𝐿𝑛𝐸𝑋𝑃_𝐴𝐺𝑅 𝑖𝑗 ) Và khoảng cách (𝐿𝑛𝐷𝐼𝑆𝑇) sẽ tác động làm giảm giá trị xuất khẩu xông sản từ đây ta có mô hình 1:
Việc giá của các hàng hóa gia tăng sẽ có thể làm giảm lượng tiêu thụ sản phẩm nông sản điều này có thể làm cho giá trị xuất khẩu nông sản của nước xuất khẩu cho nước lạm phát giảm Từ đây nhóm cho rằng yếu tố lạm phát của nước nhập khẩu (𝐿𝑛𝐼𝑁𝐹𝐿 𝑗 ) có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu Từ đây nhóm đề xuất mô hình
2 để kiểm định giả thuyết H1:
Tỷ giá tiền đổi cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận khi xuất khẩu Nhóm có tổng hợp tỷ giá tiền đổi từ tiền của các quốc gia EU sang VND (𝐿𝑛𝐸𝑋𝐶𝐻𝐴𝑁𝐺𝐸 𝑗𝑖 ) Việc tỷ giá này tăng sẽ làm cho lợi nhuận của việc xuất khẩu tăng từ đó lượng xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng từ đây thì giá trị xuất khẩu sẽ tăng Để kiểm định giả thuyết H2biến (𝐿𝑛𝐸𝑋𝐶𝐻𝐴𝑁𝐺𝐸 𝑗𝑖 ) được bổ sung vào mô hình ta được mô hình 3:
Mô hình cuối cùng (MH4) bổ sung thêm biến giải thích về tỷ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất của các quốc gia (𝐿𝑛𝐴𝐺𝑅_𝐿𝐴𝑁𝐷 𝑖 , 𝐿𝑛𝐴𝐺𝑅_𝐿𝐴𝑁𝐷 𝑗 ) Để kiểm định giả thuyết H3:
4.2.2 Dữ liệu nghiên cứu và các biến
Biến phụ thuộc trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm là logarit tự nhiên của tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU Mỗi biến độc lập ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam được đưa vào mô hình bằng cách lấy logarit tự nhiên Do đó giá trị hệ số của từng biến có ý nghĩa là hệ số co giãn theo xuất khẩu nông sản của biến tương ứng
Số liệu các biến được thu thập qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019,
2020, 2021 (do chỉ số giá trị tiêu thụ nông sản của các quốc gia thành viên EU được Ngân hàng thế giới khảo sát và báo cáo theo thời gian này)
Các biến số trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm (từ MH1 đến MH4) được giải thích cụ thể trong bảng 3.1, trong đó có các thông tin về tên biến, giải thích biến, kỳ vọng dấu trong các mô hình và nguồn lấy dữ liệu
Tên biến Mô tả biến
Logarit tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU tính theo tổng từ HS06 HS14
Comtrade (https://comtradeplus.un.org)
Logarit tổng giá trị tiêu thụ nông sản của các quốc gia thành viên EU
European Commission (agridata.ec.europa.eu)
𝑳𝒏𝑺_𝑨𝑮𝑹 𝒊𝒕 Logarit tổng giá trị nông nghiệp của Việt Nam +
Tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/) 𝑳𝒏𝑰𝑵𝑭𝑳 𝒋𝒕 Logarit tỷ lệ % lạm phát - World Bank được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP
Logarit tỷ giá tiền giữa các quốc gia thành viên EU và Việt Nam
World Bank (https:/data.worldbank.org)
Logarit tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của Việt Nam
World Bank (https:/data.worldbank.org)
Logarit tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của các quốc gia thành viên EU
World Bank (https:/data.worldbank.org)
Logarit khoảng cách giữa thủ đô Việt Nam với thủ đô các nước còn lại trong EU
CEPII – GeoDist (www.cepii.fr)
Bảng 3.1 Các biến được sử dụng trong phân tích
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đánh giá về diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp khoảng 15% GDP và giải quyết việc làm cho khoảng 40% lực lượng lao động Đất nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến Ngoài ra, đất nông nghiệp còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học và ảnh hưởng trực tiếp tới tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế
AUT 32.94292 32.35785 32.16941 32.14772 32.12809 31.53981 31.47673 BEL 43.85733 44.6103 43.82431 44.71598 44.79599 45.06636 45.10139 BGR 46.1671 46.25092 46.3294 46.33382 46.39831 46.49042 46.48671 HRV 27.46766 27.6249 26.74934 26.51705 26.87442 26.89421 26.37598 CYP 13.70996 11.83874 13.14069 14.33408 13.56368 13.81486 13.32629 CZE 45.25321 45.1755 45.6029 45.6288 45.64 45.64687 45.73056 DNK 65.84748 65.6275 65.7825 65.8125 65.64913 65.49968 65.45 EST 22.84334 23.07338 22.97076 23.04094 23.12047 23.04094 23.08772 FIN 7.480504 7.485769 7.469071 7.475651 7.481986 7.468579 7.46181 FRA 52.46376 52.44755 52.41007 52.34177 52.2707 52.14755 52.14755 DEU 47.95907 47.68434 47.76312 47.64154 47.70028 47.49707 47.48562 GRC 48.09154 47.60279 46.96308 46.11086 45.51736 45.51736 45.51736 HUN 57.68135 57.87859 58.1087 58.032 57.83476 53.87544 55.26724 IRL 64.30541 64.75541 65.16185 65.55378 65.66991 65.49572 62.95544 ITA 43.77481 43.32506 43.37433 41.94875 44.37 42.33226 41.94223 LVA 30.28428 31.03155 31.06369 31.14404 31.49758 31.64069 31.65676 LTU 47.97925 47.15526 46.85909 47.05413 47.50878 46.99457 46.92222 LUX 50.98933 50.74889 50.94583 51.10159 51.11441 51.32571 51.58791 MLT 31.96875 32.4375 32.4375 32.4375 32.4375 28.46875 27.34375 NLD 54.82625 53.90555 54.02435 54.14315 53.95901 53.88922 53.81645
POL 46.93491 46.94471 47.23211 47.3985 47.44373 48.12661 47.36838 PRT 39.72224 39.50665 40.10009 40.7919 43.12532 43.16609 43.25386 ROM 60.23122 58.76652 58.14499 58.30146 60.09214 56.71506 56.84545 SVK 39.27873 39.22629 39.0807 39.28869 39.20549 39.16389 38.60233 SVN 30.60628 30.65634 30.54111 30.39272 30.40663 30.31773 30.34107 ESP 53.18906 52.57725 52.63871 52.40821 52.45849 52.33168 52.48489 SWE 7.434989 7.416747 7.393301 7.366343 7.377611 7.379478 7.373021 VNM 38.76343 38.84079 38.82796 38.73445 39.5241 39.43477 39.43477
Bảng 4.1 cho ta thông tin về tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất của Việt Nam và các nước thành viên EU qua các năm từ 2015-2021
Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm tác giả từ Trademap
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất của Việt Nam cao và tăng dần từ năm 2015 – 2021 Điều này có tác động tích cực đến tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam Cụ thể, Việt Nam là một nước nông nghiệp với tiền năm sản xuất nông sản lớn, diện tích đất nông nghiệp lớn cho phép Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp cao cho phép Việt Nam đầu tư tập trung vào các vùng đất có tiềm năng, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, điều này giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp lớn giúp Việt Nam giảm chi phí sản xuất nông sản, do giảm chi phí đầu tư đất đai, chi phí vận chuyển, chi phí thu hoạch, sẽ giúp giảm giá thành nông sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu Đối với các nước thành viên EU, một số nước có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất giảm khá rõ rệt như: Austria, Croatia, Greece, Hungary,…
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp giảm ở các nước EU dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung nông sản trong nước, buộc EU phải nhập khẩu nhiều hơn từ các nước ngoài khối Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng nông sản nhiệt đới, có giá trị cao như trái cây, rau củ quả, cà phê, hạt tiêu, Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới, trong đó có EU, giúp giảm thiểu thuế quan và tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản
Từ đó, mang lại tác động tích cực đến tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU.
Thống kê mô tả các biến
Variable Obs Mean Std.Dev Min Max
LnCAPj 189 20.71112 1.47567 15.94612 23.09664 LnINFLj 189 0.5144239 0.8249681 -2.753841 2.116272 LnAGR_LANDi 189 3.665575 0.0086052 3.656729 3.676911 LnDISTi 189 9.029723 0.0916793 8.873682 9.263786 LnS_AGRi 189 24.01395 0.3017553 23.50948 24.99
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến
Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm tác giả từ Trademap
Bảng 4.2 cung cấp các giá trị thống kê của 8 biến trong các mô hình thực nghiệm Các thống kê bao gồm: số quan sát (Observation) giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation), giá trị tối thiểu (Minimum), giá trị tối đa (Maximum)
Giá trị trung bình của tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của Việt Nam, các quốc gia thành viên EU lần lượt là 3.665575, 3.597084 và giá trị độ lệch chuẩn là 0.0086052, 0.5649866 Giá trị trung bình của tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU tính theo tổng từ HS06 => HS14 là 9.042955 và giá trị độ lệch chuẩn là 2.986522 Tiếp theo, giá trị trung bình của tổng giá trị tiêu thụ nông sản của các quốc gia thành viên EU, tổng giá trị nông nghiệp của Việt Nam, tỷ lệ % lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP lần lượt là 20.71112, 24.01395, 0.5144239 với giá trị độ lệch chuẩn tương ứng 1.47567, 0.3017553, 0.8249681 Ngoài ra, giá trị trung bình của tỷ giá tiền giữa các quốc gia thành viên EU và Việt Nam và giá trị trung bình của khoảng cách giữa thủ đô Việt Nam với thủ đô các nước còn lại trong EU là 9.447832, 9.029723 với giá trị độ lệch chuẩn là 1.35285, 0.0916793
Phân tích tương quan mua
Bảng 4.3 cho ta thông tin về mức độ tương quan giữa các cặp biến
Bảng 4.3 Giá trị tương quan giữa các biến
Giá trị tương quan cao nhất là 0.3815 giữa LnAGR_LANDj và LnS_AGRi cho thấy mức độ tương quan mạnh giữa tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của các quốc gia thành viên EU và tổng giá trị nông nghiệp của Việt Nam Xếp ngay sau là giá trị tương quan của LnS_AGRi và LnAGR_LANDi (0.3506)
Các biến LnDISTi, LnCAP và LnAGR_LANDj có mức độ tương quan cao với nhau, có thể cho thấy sự tương quan giữa khoảng cách giữa thủ đô Việt Nam với thủ đô các nước còn lại trong EU, tổng giá trị tiêu thụ nông sản của các quốc gia thành viên EU và tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của các quốc gia thành viên EU
Ngoài ra, giá trị tương quan giữa LnINFLj và LnEXCHANGEji cũng có mức độ tương quan khá cao, cho thấy sự tương quan giữa tỷ lệ % lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP và tỷ giá tiền giữa các quốc gia thành viên EU và
Giá trị tương quan giữa LnAGR_LANDi và LnAGR_LANDj là -0.0030, cho thấy mức độ tương quan thấp giữa tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của Việt Nam và tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của các quốc gia thành viên EU Điều này có thể do diện tích đất nông nghiệp và điện tích của Việt
Nam so với các quốc gia thành viên EU có thể khác nhau đáng kể
Từ phân tích tương quan có thể thấy các biến độc lập trong các mô hình thực nghiệm có tương quan thấp, do vậy ít có khả năng vi phạm giả thiết các biến có quan hệ đa cộng tuyến trong các mô hình.
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy
Kết quả ước lượng trong bảng 4.4 cho ta các phương trình hồi quy mẫu như sau:
Variable MH1 MH2 MH3 MH4
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng các mô hình
Phân tích cụ thể về mức độ tác động của các biến trong mô hình 4 (MH4) ta thấy:
- Biến giải thích LnCAPj có tác động lớn đến tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU Hệ số ước lượng của biến là 1.2831059, có ý nghĩa thống kê mức dưới 1%, cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, nếu tổng giá trị tiêu thụ nông sản của các quốc gia thành viên EU tăng 1% thì tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU tăng 1.2831059%
- Biến ảnh hưởng thứ 2 là LnDISTij có hệ số ảnh hưởng có ý nghĩa thông kê là -2.7108737, cho thấy khoảng cách giữa thủ đô Việt Nam với thủ đô các nước còn lại trong EU có tác động tiêu cực đến tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, nếu khoảng cách giữa thủ đô Việt Nam với thủ đô các nước còn lại trong EU tăng
1% thì tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU giảm 2.7108737%
- Biến giải thích LnS_AGRi có ảnh hưởng tích cực tới tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU Với hệ số ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê là 0.61620666 Cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, tổng giá trị nông nghiệp của Việt Nam tăng 1% thì tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU tăng 0.61620666%
- Biến giải thích LnINFLj không có ý nghĩa thống kê trong MH4 mà nhóm đang nghiên cứu Tuy nhiên, ở MH2 biến giải thích LnINFLj vẫn có ý nghĩa thống kê là -0.13638204 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ % lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP tăng 1% thì tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU giảm 0.13638204%
- Biến ảnh hưởng tiếp theo là biến giải thích LnEXCHANGEji có hệ số ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê là 0.45352917, cho thấy tỷ giá tiền giữa các quốc gia thành viên EU và Việt Nam có tác động tích cực đến tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU Cụ thể, nếu các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ giá tiền giữa các quốc gia thành viên EU và Việt Nam tăng 1% thì tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU tăng 0.45352917%
- Biến giải thích LnAGR_LANDj trong mô hình nghiên cứu của nhóm chưa có ý nghĩa thông kê Cho thấy tác động tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của các quốc gia thành viên EU không có nhiều tác động tới tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU
- Cuối cùng là tác động của biến giải thích LnAGR_LANDi có tác động lớn nhất đến tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU cho thấy các khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu tỷ lệ % giữa đất nông nghiệp và tổng diện tích đất của Việt Nam tăng 1% thì tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước EU tăng 5.5079157%