TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHO THUÊ LAO ĐỘNG GIÚP
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh mà người mua và người bán ngày càng có xu hướng tận dụng tốt hơn các sản phẩm và nguồn lực sản xuất của nền kinh tế, để đáp ứng được những yêu cầu đó thì kinh tế chia sẻ ra đời Kinh tế chia sẻ hiểu đơn giản là một phương thức mà ở đó tài sản, dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân, kết nối giữa người mua và người bán đối với một hoạt động kinh tế Kinh tế chia sẻ tạo nên chuỗi hệ thống giá trị kinh doanh, hợp tác giữa các bên để tạo ra giá trị cho sản phẩm, mỗi một cá nhân trong chuỗi đó sẽ hưởng một phần giá trị tạo ra trong chuỗi và cùng chia sẻ với nhau
Kinh tế chia sẻ được bắt đầu vào năm 1995 ở Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất
“chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt Mô hình kinh tế chia sẻ dần phổ biến được phát triển nhanh chóng khi có sự xuất hiện internet, có thể nói thì đây chính là nền móng cho sự xuất hiện cũng như phát triển của mô hình “kinh tế chia sẻ”
Kinh tế chia sẻ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới bao gồm: Tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ Đây cũng chính là nhân tố quyết định đến tiềm năng phát triển trong tương lai của kinh tế chia sẻ với hy vọng đây không chỉ là một hiện tượng nhất thời mà sẽ là tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ kết nối vận tải cho Uber và Grab, bắt đầu từ năm 2014 Tiếp nối mô hình kinh doanh vận tải này, nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ số như dịch vụ chia sẻ phòng (Airbnb); dịch vụ du lịch (Triip.me); dịch vụ sửa chữa điện tử, điện lạnh, xây dựng, Rada; dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ cho vay ngang hàng (Huydong.com, tima.vn, lendbiz.vn), và hiện nay dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ cũng hoạt động theo mô hình này
Dịch vụ giúp việc nhà theo giờ là một dịch vụ được xuất hiện phổ biến ở các quốc gia lớn trên thế giới và nó cũng đã xuất hiện tại Việt Nam Tuy đây chưa phải là loại hình thực sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ tại nước ta nhưng cũng đã dần tiếp cận được đến đông đảo các khách hàng Với lợi ích giải quyết được mối lo về vệ sinh nơi sống của những người bận rộn không có nhiều thời gian để dọn dẹp Tuy vậy để đảm bảo được sự an toàn và áp dụng được sự thuận tiện thì khách hàng luôn hướng tới những ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu này Hiện nay thì có khá là nhiều ứng dụng nên khó để có thể chọn ra ứng dụng nào phù hợp, uy tín và chất lượng Do đó, xuất phát từ tình hình và nhu cầu thực tế, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo
12 giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội”
Thông qua đề tài nghiên cứu này phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ thuê lao động giúp việc theo giờ trên bTaskee Không dừng lại ở người tiêu dùng sử dụng dịch cho các công việc nhà, chúng tôi muốn hướng đến các cơ quan, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ dọn dẹp văn phòng hiện có của bTaskee như một giải pháp nhanh chóng, hữu ích.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng tới việc xây dựng một mô hình đánh giá định tính và định lượng các nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội
Các mục tiêu cụ thể được xác định:
Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ chia sẻ nói chung và dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ trên ứng dụng bTaskee nói riêng
Từ cở lý luận đưa ra đánh giá về các nhân tố tác động đến mức độ tác động và sự sẵn sàng sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ qua ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội Đo lường và xem xét vai trò của từng nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp nhà cung cấp dịch vụ có các biện pháp tăng cường ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ qua ứng dụng nhiều hơn.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận đề tài được sử dụng trong bài:
Phương pháp quy nạp và diễn giải: Bài nghiên cứu sử dụng để tổng hợp lại các kết quả thu thập được từ đó phân tích và rút ra đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Bài nghiên cứu tiến hành phân tích các kết quả, dữ liệu thu thập được trong quá trình thực hiện và đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu
Phương pháp điều tra: Bài nghiên cứu đặt câu hỏi và thu thập dữ liệu về ý kiến, suy nghĩ, hành vi của một nhóm người tham gia khảo sát trên địa bàn Hà Nội Những câu hỏi được đặt ra nhằm thu thập thông tin về ứng dụng dưới góc độ của người dùng ứng dụng
4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Mặc dù trọng tâm của bài viết là sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định các giả thuyết, nhưng trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức thì nhóm tác giả đã nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ với mẫu nghiên cứu nhỏ để kiểm tra chuẩn hóa thang đo và bảng hỏi
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên nền tảng ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn
Hà Nội Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, hoạt động thu thập dữ liệu từ các tài nguyên sẵn có được tiến hành Dữ liệu được thu thập từ các nguồn: thư viện, các hiệp hội, các viện nghiên cứu…
Trên cơ sở sử dụng các nguồn thông tin thu thập, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh để đạt được mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đối với dữ liệu sơ cấp: Trên cơ sở nghiên cứu các công trình đã công bố, đề tài xây dựng mô hình phù hợp để đánh giá sự tác động của các nhân tố tới ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ trên nền tảng ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội Thông qua số liệu khảo sát, điều tra, đề tài sẽ sử dụng phương pháp định lượng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu Các dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel, sau đó được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 26 để phân tích và xử lý
Phân tích và thảo luận kết quả: Trong phân tích dữ liệu, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh và suy luận Các kỹ thuật suy luận thống kê như phân tích hai chiều để đo sự liên kết, phân tích hai chiều để thử nghiệm sự khác biệt, phân tích các nhân tố và phân tích hồi quy sẽ được áp dụng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp khảo sát và phương pháp phỏng vấn
Phương pháp khảo sát được thực hiện bằng cách gửi bảng khảo sát qua Google Form và phỏng vấn trực tiếp 10 người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội – những người có ý định sử dụng người giúp việc theo giờ trên các nền tảng công nghệ theo mô hình kinh tế chia sẻ và thu được 396 phiếu khảo sát Phiếu khảo sát bao gồm các mẫu câu hỏi phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong đó có 350 phiếu khảo sát hợp lệ và đều được dùng vào quá trình phân tích dữ liệu Nhóm tác giả dùng Excel để tổng hợp dữ liệu sau đó phân tích bằng SPSS.
Đóng góp của đề tài
Kết quả và những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình làm nghiên cứu sẽ trở thành cơ sở cho việc hoàn thiện và triển khai, tiến hành các hoạt động nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên các nền tảng công nghệ hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của khách hàng sau này
15 Đối với bTaskee: Kết quả nghiên cứu giúp cho người quản lý nền tảng nắm bắt được, hiểu được ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng nhằm thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị Đây cũng là một nghiên cứu giúp cho các nền tảng ứng dụng chia sẻ có được các kiến thức hữu ích để có thể tiến xa hơn trong tương lai Đối với người sử dụng: Kết quả nghiên cứu phản ánh trực tiếp về các yêu cầu, mong muốn của người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên nền tảng công nghệ hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ Qua đó có thể dựa vào đó để điều chỉnh sao cho yêu cầu là phù hợp, có khả năng đáp ứng.
Kết cấu nghiên cứu
Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của mình, ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được chia thành bốn phần chính:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Phương pháp và mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội
Chương 4: Đề xuất giải pháp và kiến nghị
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra những đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ nói chung và dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ nói riêng trên thế giới và tại Việt Nam
Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu của Hawlitschek và cộng sự (2016) “Understanding the Sharing Economy - Drivers and Impediments for Participation in Peer-to-Peer Rental” (Tạm dịch: Hiểu về kinh tế chia sẻ - những động lực và rào cản khi tham gia cho thuê từ cá nhân đến cá nhân - P2P) Dựa trên việc tiến hành khảo sát lần lượt các chuyên gia và người tiêu dùng, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra và đo lường những nhân tố thúc đẩy và cản trở ý định tham gia các hình thức cho thuê trên nền tảng chia sẻ Các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng khác nhau từ phía người tiêu dùng và người cho thuê, tuy nhiên nghiên cứu còn chưa thấu đáo khi mới chỉ liệt kê các nhân tố chứ chưa tạo nhóm, và câu hỏi khảo sát chưa được tùy chỉnh cho từng đối tượng cụ thể là người cho thuê và người tiêu dùng
Nghiên cứu của Hamari và cộng sự (2015) “The Sharing Economy: Why People Participate in Collaborative Consumption” (Tạm dịch: Kinh tế chia sẻ: Vì sao mọi người tham gia tiêu dùng cộng tác) Áp dụng lý thuyết tự quyết định (Self-determination Theory), nhóm tác giả đã phân chia các động lực tham gia chia sẻ thành hai nhóm: động lực từ bên trong (niềm vui thích, tính bền vững cảm nhận) và động lực từ bên ngoài (danh tiếng, lợi ích kinh tế) Sau khi phân tích kết quả dựa trên dữ liệu khảo sát 168 đối tượng khách hàng, một số kết luận đáng chú ý được rút ra từ nhóm nghiên cứu là: (1) niềm vui thích, danh tiếng và lợi ích kinh tế là những nhân tố tác động tích cực đến ý định chia sẻ, trong khi đó (2) tính bền vững chỉ tác động tích cực đến ý định tham gia khi nó có tác động đến thái độ, điều này hàm ý tính bền vững là động lực quan trọng đối với nhóm người quan tâm đến tiêu dùng sinh thái; (3) có thể tồn tại sự khác biệt nhất định giữa thái độ và ý định tham gia nền tảng chia sẻ - thái độ tích cực chưa chắc sẽ chuyển thành ý định tham gia chia sẻ Đề tài: “What drives customers to continue using ride-sharing apps during the COVID-19 pandemic” (Tạm dịch: Nhân tố tác động ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đi chung xe của khách hàng trong thời kỳ đại dịch hoạt động trên mô hình kinh tế chia sẻ.)
17 của Hazem Rasheed Gaber1, Ahmed Mousa Elsamadicy Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã gây ra những thay đổi lớn trong nhận thức và thái độ của khách hàng đối với các ứng dụng chia sẻ chuyến đi Mục đích của bài nghiên cứu là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đi chung xe của khách hàng trong thời kỳ đại dịch hoạt động trên mô hình kinh tế chia sẻ Một mô hình đã được phát triển dựa trên lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) và tổng quan tài liệu sâu rộng Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS- SEM) đã được sử dụng để kiểm tra và xác nhận mô hình đề xuất Phát hiện cho thấy ý định tiếp tục sử dụng các ứng dụng chia sẻ xe của khách hàng trong thời kỳ đại dịch bị ảnh hưởng bởi bốn nhân tố là: kỳ vọng về hiệu suất, lợi ích kinh tế, điều kiện thuận lợi và ảnh hưởng xã hội Nó chỉ ra rằng kỳ vọng nỗ lực của khách hàng, nhận thức về khả năng lây nhiễm và nỗi sợ hãi về COVID-19 không ảnh hưởng đến ý định sử dụng các dịch vụ này của họ Bài viết đóng góp bằng cách kiểm tra UTAUT trong bối cảnh các ứng dụng chia sẻ chuyến đi trong thời kỳ đại dịch Nó cung cấp một số hướng dẫn mà các công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ chuyến đi phải tuân theo để giúp họ tồn tại trước những thách thức lớn mà họ phải đối mặt trong đại dịch Đề tài “Study on consumer Decision Making Process in the selection of Home Cleaning Company” của nhóm tác giả Hussain, Mudassar (2017) đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn dịch vụ vệ sinh nhà cửa Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bao gồm: (1) Yếu tố văn hóa, (2) Yếu tố xã hội, (3) Yếu tố cá nhân và (4) Yếu tố tâm lý ảnh hưởng có tác động đến quá trình quyết định sử dụng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa Có thể thấy các yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân có tác động lớn đến việc khách hàng sử dụng dịch vụ dọn dẹp
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Nghiên cứu của Nguyễn Phan Anh (2016) - Trường Đại học Thương Mại “Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam” Từ thực trạng phát triển của nền kinh tế chia sẻ trên thế giới, tác giả đã đưa ra những lý luận chung nhất về khái niệm, quá trình hình thành và cả lợi ích - bất cập của các mô hình chia sẻ Dựa trên những phân tích trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số gợi ý cho nhà nước (quản lý, hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng Internet) và cả doanh nghiệp (vận hành, nhân lực) Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ngăn cản ý định sử dụng kinh tế chia sẻ tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Hiền (2021) đã mở rộng lý thuyết kháng cự đổi mới (IRT) để xem xét các yếu tố là rào cản đối với ý định sử dụng kinh tế chia sẻ tại Việt Nam Nghiên cứu tiến hành dựa trên mô hình với biến phụ thuộc là ý định sử dụng kinh tế chia sẻ và 6 biến độc lập bao gồm: rào cản sử dụng, rào cản giá trị, rủi ro về quyền riêng tư, rủi ro bảo mật và rào cản truyền thống và rào cản hình ảnh Kết quả nghiên cứu
18 cho thấy rào cản sử dụng, rào cản giá trị, rủi ro về quyền riêng tư, rủi ro bảo mật và các rào cản truyền thống có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng kinh tế chia sẻ Và không tồn tại mối tương quan nào giữa rào cản hình ảnh và ý định sử dụng kinh tế chia sẻ tại Việt Nam Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng và ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thực phẩm trên ứng dụng di động của người tiêu dùng” của nhóm tác giả Hoàng Thị Phương Thảo và Lâm Quí Long nhằm ứng dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng (UTAUT2) để phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thực phẩm trên Ứng Dụng Di Động thông qua biến trung gian là sự tin tưởng của Người Tiêu Dùng Dựa trên cơ sở lý thuyết thì mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm 17 mối quan hệ thể hiện các biến độc lập gồm có: kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, động lực thụ hưởng, giá trị giá cả, thói quen và chất lượng thông tin vừa tác động trực tiếp và gián tiếp đến biến phụ thuộc là ý định tiếp tục sử dụng thông qua biến trung gian sự tin tưởng của người tiêu dùng về dịch vụ giao hàng thực phẩm thông qua ứng dụng di động Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 08 yếu tố có tác động đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt hàng thực phẩm gồm có: (1) kỳ vọng hiệu quả, (2) kỳ vọng nỗ lực, (3) ảnh hưởng xã hội, (4) điều kiện thuận lợi, (5) động lực thụ hưởng, (6) giá trị giá cả, (7) chất lượng thông tin và (8) sự tin tưởng Trong đó, 03 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giao hàng thực phẩm là giá trị giá cả, ảnh hưởng xã hội và sự tin tưởng Đồng thời kết quả cũng cho thấy có 06 yếu tố cũng tác động tích cực đến sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với ứng dụng gồm có: (1) kỳ vọng hiệu quả, (2) kỳ vọng nỗ lực, (3) ảnh hưởng xã hội, (4) điều kiện thuận lợi, (5) giá trị giá cả và (6) chất lượng thông tin Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng không gian làm việc chia sẻ trên nền tảng web ứng dụng CoGo hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người đi làm trên địa bàn Hà Nội” của nhóm tác giả Phan Thị Thu Hương, Đoàn Phan Sơn, Hoàng Phú Cường của Trường Đại học Thương Mại thực hiện Nghiên cứu kết hợp nhiều lý thuyết và xây dựng mô hình gồm biến phụ thuộc là “Ý định chia sẻ không gian làm việc” và 5 nhân tố độc lập là nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, động lực thụ hưởng, đổi mới cá nhân và giá cả Kết quả của nghiên cứu chỉ ra chỉ có 3/5 biến độc lập có tác động đến ý định chia sẻ ở trong nghiên cứu này, cụ thể bao gồm nhận thức tính hữu ích, tính dễ sử dụng và động lực thụ hưởng Đề tài “Nhân tố tác động đến mức độ chấp nhận của khách hàng với ứng dụng giúp việc gia đình” của tác giả Trương Lê Thảo Nhi và Lê Phước Cửu Long (2021) Nghiên cứu nhằm xem xét các nhân tố tác động đến sự chấp nhận của khách hàng đối với các
19 ứng dụng giúp việc gia đình Sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài thực hiện nghiên cứu với biến phụ thuộc là mức độ chấp nhận của khách hàng và nghiên cứu 6 nhân tố tác động lên bao gồm: nhận thức tính hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự thích thú, nhận thức rủi ro, lượng thông tin của ứng dụng và bảo mật và sự riêng tư Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6/8 nhân tố tác động ở các mức độ khác nhau đến sự chấp thuận của khách hàng bao gồm: (1) Cảm nhận tính hữu ích,
(2) Lượng thông tin về ứng dụng, (3) Cảm nhận sự thích thú, (4) Rủi ro cảm nhận, (5) Bảo mật và quyền riêng tư và (6) Cảm nhận sự dễ dàng sử dụng Đề tài “Lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam” của tác giả Đào Thị Ngọc Mai đã chỉ ra rằng ở Việt Nam hiện nay, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các đô thị; từ đó lao động giúp việc gia đình trở nên quan trọng; số lượng các gia đình có mức thu nhập ổn định tăng nhanh; nhu cầu tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ xã hội ngày càng trở nên phổ biến Nhiều gia đình đang cần có người lao động giúp việc gia đình Tuy nhiên, lao động giúp việc gia đình còn thiếu tính chuyên nghiệp, quyền và lợi ích của nhiều lao động giúp việc gia đình chưa được bảo đảm Vì vậy cần có những giải pháp nhằm đưa loại hình lao động giúp việc ngày càng chuyên nghiệp hơn Đánh giá chung: Có thể thấy, tại Việt Nam nghiên cứu về kinh tế chia sẻ nói chung và còn khá sơ khai Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ thuê lao động giúp việc thì hầu như chưa có nhiều nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin có sẵn để chỉ ra lý thuyết, thực trạng chung của nền kinh tế chia sẻ, chưa đi sâu đề xuất mô hình chia sẻ lao động giúp việc nhà theo giờ cho thị trường đặc thù.
Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan về tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và nước ngoài cho thấy hiện nay vẫn có rất ít các đề tài nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ trên ứng dụng hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ Vì vậy còn tồn tại những khó khăn nhất định cho nhóm tác giả muốn khi tìm kiếm thông tin phục vụ cho đề tài của mình
Nghiên cứu trong nước cho thấy định hướng trong việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ thông qua ứng dụng di động cần xét đến các nhân tố: Tính hữu ích, tính dễ sử dụng, sự thích thú, cảm nhận về rủi ro, lượng thông tin của ứng dụng, bảo mật và sự riêng tư Do đó, nhóm tác giả quyết định kế thừa mô hình nghiên cứu gốc từ công trình của Trương Lê Thảo Nhi và Lê Phước Cửu Long (2021) bởi công trình đề cập đến ảnh hưởng của mô hình UTAUT (là mô hình kết hợp của 8 mô hình trước đó) với 4 nhân tố cốt lõi quyết định
20 chấp nhận và sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng Mô hình này được nhìn nhận là tích hợp các nhân tố thiết yếu của các mô hình khác, xem xét tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng có sự phân biệt bởi các nhân tố ngoại vi và đã được thử nghiệm và chứng minh tính vượt trội so với các mô hình khác
Mặt khác, nhóm tác giả cũng sẽ tiến hành mở rộng mô hình gốc bằng cách rà soát các nhân tố tác động nổi bật đến ý định sử dụng của khách hàng với dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ từ các nghiên cứu liên quan đến các ứng dụng tương đồng hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ trước đây như được trình bày ở phần dưới
Xét đến các nhân tố tác động đến ý định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ, mặc dù có những sự khác biệt nhất định trong các mô hình nghiên cứu khác nhau nhưng nhóm tác giả nhận thấy trong nghiên cứu ngoài nước được nhắc đến ở phía trên đã sử dụng lý thuyết các nhân tố tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng bao gồm: văn hóa, xã hội, nhân khẩu học và tâm lý khách hàng (Kotler và Armstrong, 2011) Trong đó, nhóm tác giả nhận thấy ảnh hưởng xã hội là nhân tố cần thiết và phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình nên nhóm quyết định bổ sung nhân tố này vào mô hình nghiên cứu Việc mở rộng mô hình nghiên cứu so với đề tài trước đây sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ trên ứng dụng hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ Từ đó đưa ra được các đánh giá chính xác hơn về mức độ tác động của từng nhân tố và tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng của khách hàng nhằm đưa ra các giải pháp và kiến nghị hợp lí
Bên cạnh đó, những nghiên cứu hiện nay về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ khảo sát trên 2 nhóm đối tượng là những người đã từng sử dụng và những người chưa sử dụng dịch vụ Google Form Sau đó dữ liệu sẽ được lọc và áp dụng một số hình thức phân tích thống kê Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu định lượng thường tập trung vào việc đo lường, khách hàng sẽ đưa ra câu trả lời của mình thông qua các mức độ trong bảng khảo sát mà nhà nghiên cứu đưa ra Điều này khiến cho nghiên cứu chỉ mang tính tương đối vì nó không thể cung cấp chiều sâu hoặc độ phong phú về thông tin trong câu trả lời của khách hàng như phương pháp nghiên cứu định tính Vì vậy, nhóm tác giả quyết định sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính vào đề tài của mình để có cái nhìn khách quan và sâu rộng,
21 tổng quát hơn về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng của khách hàng đến dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ.
Tổng quan các lý thuyết kinh tế
1.3.1 Tổng quan kinh tế chia sẻ
1.3.1.1 Khái niệm kinh tế chia sẻ
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của một văn hóa mới – văn hóa chia sẻ Ngày càng có nhiều người chọn làm cho những thứ thuộc quyền sở hữu của họ như là căn hộ, xe hơi, xe đạp, các công cụ, vật dụng khác có thể được sử dụng bởi người khác trên các nền tảng online (Botsman và Rogers, 2010; Gansky, 2010)
Theo Hamari và cộng sự (2015) kinh tế chia sẻ, hay là nền kinh tế tiêu dùng cộng tác, có thể được định nghĩa là “hoạt động ngang hàng để lấy, cho hoặc chia sẻ dựa thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng” Trên thực tế, nền kinh tế chia sẻ không phải là mới, nó luôn tồn tại dưới dạng các cửa hàng bán đồ cũ, chợ trao đổi đồ cũ (Belk và cộng sự, 1988) Nhưng nó được phát triển mạnh mẽ nhờ công nghệ số, đặc biệt là web 2.0, công nghệ di động và mạng xã hội (Ritzer, 2014) Chính vì vậy, định nghĩa về kinh tế chia sẻ luôn gắn với các dịch vụ trực tuyến hay nền tảng chia sẻ
Kinh tế chia sẻ là lĩnh vực khá mới, có nhiều khái niệm khác nhau và chưa được thống nhất Rachel Botsman (2015) cho rằng, SE (Sharing economy) là mô hình kinh tế dựa trên việc chia sẻ tài sản chưa sử dụng hết để tạo ra những lợi ích tài chính hoặc phi tài chính SE là hoạt động ngang hàng nhằm nhận, cho hoặc chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ, được điều phối thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa trên cộng đồng Chia sẻ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thông qua các nền tảng trực tuyến (Hamari & cs., 2016) Khái niệm SE đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây Trước đây, chỉ tập trung vào quyền truy cập tạm thời thay thế cho quyền sở hữu vĩnh viễn đối với các nguồn lực (Ví dụ: Kathan & cs., 2016), đến nay đã chuyển sang tập trung vào các hệ thống trung gian công nghệ (Chen & Wang, 2019)
Gerwe & Silva (2020) cho rằng SE có 4 đặc điểm, (1) được tổ chức dựa trên nền tảng kỹ thuật số, cho phép thực hiện các giao dịch ngoại tuyến giữa những người dùng,
(2) tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngang hàng, trong đó cả nhà cung cấp và người tiêu dùng đều là cá nhân, (3) nhấn mạnh quyền sử dụng tạm thời hơn là quyền sở hữu, (4) tập trung vào việc sử dụng năng lực thừa tạm thời, chưa được sử dụng Từ đó, Gerwe & Silva (2020) xác định SE là một hệ thống kinh tế xã hội cho phép những người ngang hàng (peer) được cấp quyền sử dụng tạm thời tài sản vật chất và nhân lực mà chưa được sử dụng của họ thông qua các nền tảng trực tuyến
Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế chia sẻ, hay nói một cách khác là không có một định nghĩa chung cho tất cả mọi trường hợp hay mọi quốc gia Mức độ rộng hẹp của các định nghĩa cũng khác nhau, cũng như các định nghĩa có thể xuất phát từ các góc nhìn khác nhau Kinh tế chia sẻ (sharing economy) còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demand economy), kinh tế nền tảng (platform economy), kinh tế truy cập (access economy), kinh tế dựa trên các ứng dụng di động (app economy), v.v… (Cristiano Codagnone and Bertin Martens, 2016) Ranh giới giữa các khái niệm có sự đồng nhất và không đồng nhất ở một số khía cạnh, tuy nhiên nhìn chung, tất cả các tên gọi khác của mô hình kinh tế chia sẻ đều có bản chất là một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số Đây là một phương thức kết nối mới giữa người mua (người dùng) và người bán (người cung cấp) đối với một hoạt động kinh tế
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong nền kinh tế chia sẻ, để có thể vận hành có hiệu quả sự chia sẻ các nguồn lực, các hàng hóa và dịch vụ, cần phải kích hoạt 3 yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, sự thay đổi trong nhận thức của khách hàng từ nhu cầu sở hữu sang nhu cầu chia sẻ; Thứ hai, mạng lưới liên kết người tiêu dùng; Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin
1.3.1.2 Phân loại kinh tế chia sẻ
Botsman và Rogers (2010) xác định các tài nguyên trong nền kinh tế chia sẻ được hoạt động dựa trên ba hệ thống là: hệ thống dịch vụ sản phẩm, thị trường phân phối lại và lối sống cộng tác
Hệ thống sản phẩm dịch vụ
Các hệ thống sản phẩm và dịch vụ đề cập đến các hệ thống tương tác ngang hàng thương mại CPMS (commercial peer-to-peer mutualization systems), cho phép người tiêu dùng tham gia trao đổi tiền thông qua các mạng ngang hàng để có thể sở hữu tạm thời hàng hóa Hàng hoá thuộc sở hữu tư nhân có thể được chia sẻ hoặc thuê qua các chợ bán hàng ngang hàng Lấy ví dụ "DriveNow" của BMW là một dịch vụ cho thuê ô tô mang lại giải pháp thay thế cho việc sở hữu một chiếc xe ô tô Người sử dụng có thể có một chiếc ô tô bất cứ khi nào và ở đâu họ cần chúng và trả tiền cho việc sử dụng của họ theo phút
Thị trường phân phối lại
Một hệ thống hợp tác tiêu dùng dựa trên hàng hoá đã qua sử dụng hoặc được sở hữu trước đó và đang chuyển từ người không muốn sử dụng chúng đến một người muốn
23 sử dụng chúng Đây là một giải pháp thay thế cho phương pháp "giảm, tái sử dụng, tái chế, sửa chữa" hiện nay để xử lý chất thải và tránh sự lãng phí Thay vì vứt bỏ đồ dùng, bạn có thể giao bán chúng trên mạng để lấy tiền mặt ( eBay, craigslist và uSell), trao đổi lấy vật dụng khác (Swap.com) hoặc cho người khác miễn phí (Freecycle, Zwaggle và Kashless)
Lối sống cộng tác liên quan đến các hệ thống tương tác ngang hàng thương mại CPMS (commercial peer-to-peer mutualization systems), cho phép người tiêu dùng tham gia trao đổi tiền thông qua các mạng ngang hàng để có được dịch vụ hoặc có những nguồn lực như tiền và kỹ năng Những hệ thống này dựa trên những người có nhu cầu hoặc sở thích tương tự nhau để cùng nhau chia sẻ và trao đổi những tài sản không hữu hình như thời gian, không gian, kỹ năng và tiền bạc Sự phát triển của công nghệ di động cung cấp một nền tảng để cho phép công nghệ định vị dựa trên GPS và cũng cung cấp chia sẻ theo thời gian thực
Có thể nói nền tảng cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee là một mô hình hoạt động trong hệ thống này Mô hình của bTaskee tương tự mô hình của Uber hay Grabtaxi, huy động được nguồn lực nhàn rỗi từ phía các đơn vị cung ứng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, nguồn lao động tự do và kiểm soát chất lượng người làm việc bằng chính đánh giá của cộng đồng Một bên người giúp việc 4.0, với kinh tế chia sẻ (sharing economy), họ được lựa chọn công việc, không còn bị gò bó bởi sinh hoạt của chủ nhà trong khi đó khách hàng được đáp ứng nhu cầu thuê được người giúp việc mà không phải trả mức phí cao trong thời gian dài
1.3.2 Mô hình dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà qua nền tảng công nghệ ứng dụng trong kinh tế chia sẻ
Thuê người giúp việc từ lâu đã là một nhu cầu trong xã hội ngày càng bận rộn Nhiều gia đình tại thành thị đã quen với việc thuê người dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ em, người già, nấu nướng
Theo Nguyễn Hữu Minh (2011), hiện nay vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào về lao động giúp việc gia đình trên thế giới Tại Việt Nam, dựa vào Bộ luật Lao động 2012,
Quy trình nghiên cứu
Trọng tâm của bài nghiên cứu là nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức, nhóm đã thực hiện nghiên cứu định tính để lựa chọn và phát triển mô hình nghiên cứu cũng như việc xây dựng các thang đo Quy trình nghiên cứu cụ thể được thể hiện qua hình sau:
Hình 5: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế việc người giúp việc theo giờ có nhiều ưu điểm hơn so với người giúp việc cố định, nhưng số lượng người tiêu dùng trong các hộ gia đình tham gia vào thuê nguồn lao động trực tuyến này ở Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các khu vực
31 khác và trên thế giới Do đó, câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân nào khiến cho các hộ gia đình ở Việt Nam ít sử dụng hình thức này? Từ câu hỏi này có thể nhận thấy hành vi của người sử dụng bị ảnh hưởng rất lớn bởi ý định của họ, vì vậy nhóm tác giả đặt ra câu hỏi: Các nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng mô hình cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee của khách hàng? Mức độ tác động và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến ý định mua của khách hàng ra sao? Từ đó xác định các mục tiêu nghiên cứu tổng quát, cụ thể và đối tượng nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bước 2: Tham khảo các nghiên cứu đi trước
Nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu và tập hợp từ các nghiên cứu đi trước trong nước và nước ngoài về các khái niệm, các mối quan hệ giữa các khái niệm trong thái độ, ý định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng Đồng thời tìm hiểu về các nhân tố có tác động đến ý định sử dụng của khách hàng trong các nghiên cứu đó
Bước 3: Thiết kế nghiên cứu
Từ các tài liệu sẵn có, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu tại bàn với các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan với mục tiêu tổng hợp và trên cơ sở đó xác định mô hình lý thuyết của bài nghiên cứu Sau khi xác định được mô hình lý thuyết của nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ để lựa chọn thang đo cho các biến trong mô hình
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng quy mô mẫu nhỏ
Thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính:
Mục tiêu: kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình lý thuyết đã được xác định ở bước 2, trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, mục đích của nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh và phát triển các thang đo
Phương pháp nghiên cứu định tính: nhóm đã thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu với những người tiêu dùng đã từng sử dụng người giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee tại Hà Nội Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn kĩ càng để đảm bảo tính đại diện theo một số tiêu chí chính: thu nhập, nghề nghiệp, giới tính, Các đối tượng được phỏng vấn với các đặc điểm khác nhau sẽ cung cấp các thông tin đa chiều và đầy đủ cho nội dung nghiên cứu đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp bán cấu trúc Số lượng các cuộc phỏng vấn được tiến hành với tiêu chí không tìm được những nhân tố mới thì sẽ kết thúc Với các nội dung đã đặt ra, nhóm thực hiện đến cuộc phỏng vấn thứ tám thì không phát hiện ra những điểm mới
32 so với các phỏng vấn trước Tuy nhiên, để đảm bảo sự chắc chắn nhóm đã thực hiện thêm hai cuộc phỏng vấn sâu nữa nhưng cũng không phát hiện thêm những điểm mới do đó nhóm tác giả đã dừng phỏng vấn với 10 cuộc phỏng vấn sâu
Thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng sơ bộ:
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra nháp chi tiết với mẫu nghiên cứu nhỏ được lấy theo cách thuận tiện (25 khách hàng) Mục đích của việc này là để chuẩn hóa các thuật ngữ và chỉnh sửa các câu hỏi trong phiếu điều tra đảm bảo người được hỏi không hiểu sai ý nghĩa của các câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức Về cơ bản phiếu điều tra được chấp nhận, chỉ phải điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa để người trả lời tránh hiểu sai ý nghĩa của các câu hỏi và thay đổi thiết kế một số câu hỏi để thuận tiện cho việc trả lời
Bước 4: Thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng chính thức
Sau khi các thang đo được kiểm tra lại bằng nghiên cứu định lượng sơ bộ, nghiên cứu chính thức được thực hiện trên mẫu nghiên cứu đã chọn với phương pháp định lượng bằng cách sử dụng phiếu điều tra với bảng hỏi chi tiết Nghiên cứu định lượng chính thức thu thập các thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu này dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 12/2023 đến tháng 2/2024 Với mẫu dự kiến là 400 Dữ liệu thu thập sẽ được tiến hành tổng hợp, làm sạch và phân tích bằng các kỹ thuật gồm: thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương quan Pearson và cuối cùng là phân tích hồi quy
Bước 5: Kết quả nghiên cứu
Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu nhóm tác giả sẽ so sánh kết quả 2 phương pháp định tính và định lượng để đưa ra các kết luận chung trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra Ngoài ra, nhóm cũng đưa ra các giải pháp và những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai cho đề tài cùng lĩnh vực nghiên cứu.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1 Phân tích và đưa ra mô hình chính thức
Dựa trên việc tích hợp các mô hình lý thuyết về hành động hợp lý - TRA của Ajzen và Fishbein (1975), lý thuyết về hành vi có kế hoạch - TPB của Ajzen (1991), Lý thuyết chấp nhận rủi ro - TPR của Bauer (1960), Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (Venkatesh, Morris and Davis, 2003), mô hình ý định sử dụng không gian làm việc chia sẻ trên nền tảng web ứng dụng CoGo, mô hình ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ
33 đi chung xe của khách hàng trong thời kỳ đại dịch hoạt động trên mô hình kinh tế chia sẻ, mô hình các nhân tố tác động đến mức độ chấp nhận của khách hàng với ứng dụng giúp việc gia đình và tham khảo các nghiên cứu cùng đề tài về kinh tế chia sẻ trước, nhóm xây dựng mô hình đánh giá ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội và đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức như sau:
Hình 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
2.2.2.1 Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived ease to use) PE
Nhận thức tính dễ dàng sử dụng được định nghĩa là "Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không tốn công sức" Davis và cộng sự (1989) cũng báo cáo rằng Nhận thức dễ sử dụng đã được phát hiện là có sự ảnh hưởng lớn liên quan đến Ý định và hành vi sử dụng Nếu một web ứng dụng khá dễ sử dụng, mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận việc tìm hiểu về các tính năng của nó và cuối cùng là nâng cao ý định sử dụng nó Nếu nó có giao diện phức tạp và khó sử dụng, khách hàng sẽ có thái độ tiêu cực Do đó, tính dễ dàng sử dụng được xem là biến số quan trọng tác động đến khả năng chấp nhận và sử dụng các công nghệ, kỹ thuật mới Tuy việc đặt giúp việc theo giờ thực tế không có gì xa lạ với khách hàng nhưng đối với việc sử dụng các ứng dụng nền tảng công nghệ để thuê lao động giúp việc theo giờ sẽ trở thành một dạng thức mới mẻ mà không phải đối tượng nào cũng có khả năng sử dụng một cách nhanh chóng và thành thạo Trong xu hướng bùng nổ của các ứng dụng, một ứng dụng dễ sử dụng cần có giao diện đẹp, đơn giản và thân thiện Nội dung của ứng dụng cần được trình bày rõ ràng, dễ thấy, chức năng tương tác hữu ích hơn, tốc độ chuyển liên kết cũng như tải trang cũng cần nhanh nhạy hơn Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết H1 sau:
H1: Nhận thức tính dễ sử dụng tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội
2.2.2.2 Nhận thức tính hữu ích (Perceived usefulness) PU
Nhận thức tính hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người tin tưởng rằng hiệu suất làm việc hoặc chất lượng cuộc sống của mình sẽ được tăng cường bằng cách sử dụng một hệ thống cụ thể nào đó (Davis) Điều này có nghĩa là người dùng có nhận thức rằng công nghệ này hữu ích như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, bao gồm giảm thời gian để thực hiện, công việc hiệu quả hơn và chính xác hơn (V Venkatesh và F Davis) Nhận thức tính hữu ích có liên quan đến đánh giá người dùng về kết quả đạt được thông qua việc sử dụng hệ thống; hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ thông tin có thể giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả cuộc sống (D Gefen) Ứng dụng giúp việc gia đình được xem là hữu ích nếu nó mang đến các tiện ích cho một người dùng Đối với mô hình nghiên cứu, Cảm nhận tính hữu ích mô tả việc nhận thấy và tin việc sử dụng các ứng dụng giúp việc gia đình sẽ mang lại nhiều kết quả hữu ích cho họ Khách hàng sẽ có ý định sử dụng ứng dụng nếu họ nhận thấy rằng, nó thật sự có nhiều tiện ích trong cuộc sống Vì vậy, dựa trên những lập luận nêu trên, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
H2: Nhận thức tính hữu ích tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội
2.2.2.3 Nhận thức rủi ro (Perceived Risk) PR
Nhận thức rủi ro là sự không chắc chắn mà khách hàng cảm nhận phải đối mặt khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ thông tin Bauer [3] cho rằng, nhận thức rủi ro khi sử dụng có mối liên hệ với sự không chắc chắn và những hậu quả có mối liên hệ với hành động của khách hàng Theo thuyết TRA, cảm nhận về rủi ro có thể làm giảm kiểm soát hành vi của con người và sẽ có tác dụng tiêu cực đến quyết định hành vi của họ Ngược lại, nếu cảm nhận về rủi ro giảm và người sử dụng có thể kiểm soát hành vi hơn trong môi trường trực tuyến, họ sẽ sẵn sàng chấp nhận ứng dụng và các tiện ích của nó Do đó, giả thuyết nghiên cứu về nhận thức rủi ro khi sử dụng được đề xuất như sau:
H3: Nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội
2.2.2.4 Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) (SI)
35 Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới - trong trường hợp này là ví điện tử (Venkatesh và cộng sự, 2003)[18] Ảnh hưởng xã hội bao gồm sự ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình đã được xác định như một yếu tố quan trọng trong các nghiên cứu về hành vi (Bolton và cộng sự, 2013) Ảnh hưởng của gia đình đóng một vai trò thúc đẩy người tiêu dùng chia sẻ quan điểm và sự thấu hiểu về trải nghiệm dịch vụ của họ Trong các nghiên cứu trước đây, ảnh hưởng xã hội đã được chứng minh là có tác động tích cực trực tiếp đến ý định hành vi sử dụng công nghệ (Ajzen, 1991; Venkatesh và Davis, 2000; Riemenschneider et al., 2003; Celuch et al (2004); Lee et al , 2003)
Do đó, giả thuyết H4 đã được đưa ra:
H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội
2.2.2.5 Giá cả hợp lý (Fair Price)(FP)
Giá cả chính là số tiền khách hàng phải trả cho sản phẩm hay dịch vụ, cũng chính là lợi ích mà khách hàng nhận được (Zhong & Moon, 2020) Giá cả là nhân tố căn bản làm tăng sự thỏa mãn, vì khách hàng thường đánh giá chất lượng dịch vụ/sản phẩm qua chi phí (Al- Msallam, 2015) Giá có tác động quan trọng đến việc thực hiện dịch vụ/sản phẩm, do vậy, sự không hài lòng về giá có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực như là việc thay đổi thương hiệu (Campbell, 1999) Nó cũng cho thấy rằng kỳ vọng xã hội của khách hàng về giá không hợp lý có thể dẫn đến thất vọng, giảm mua tiếp tục, truyền miệng tiêu cực, và phàn nàn (Rothenberger, 2015)
Nghiên cứu của Rahi, Ghani, và Muhamad (2017) chỉ ra rằng nhận thức về giá cả hợp lý ảnh hưởng tích cực đến sự tin tưởng khi mua sắm trực tuyến Theo Venkatesh và cộng sự (2012), giá trị giá cả là một trong những yếu tố mạnh ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng dịch vụ Internet trên di động Hơn nữa, nghiên cứu của Alalwan (2019) cho thấy giá cả ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng tiếp tục ứng dụng đặt hàng thực phẩm trên di động
Nhiều kỹ thuật định giá khác nhau có thể được dùng để thúc đẩy doanh số và cũng đồng thời tạo ra cảm nhận giá hợp lý Các quyết định về chiến lược định giá ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, thu nhập, và sự thỏa mãn khách hàng Các nghiên cứu gần đây cho thấy giá cả hợp lý có tác động lớn đến sự thỏa mãn khách hàng (Konuk, 2018); từ đó, giả thuyết H5 được phát biểu như sau:
H5: Giá cả hợp lý có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội
2.2.3 Các biến quan sát thành phần
Các biến quan sát được tham khảo, kế thừa từ các nghiên cứu nước ngoài đi trước và hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và môi trường nghiên cứu Nhóm tác giả đánh giá thử bộ câu hỏi với 30 khách hàng và ghi nhận các phản hồi, từ đó điều chỉnh để đảm bảo sự rõ ràng, phù hợp về ngữ nghĩa, lối diễn đạt Kết quả cuối cùng sử dụng cho điều tra thực nghiệm thu được như sau:
Bảng 1: Các nhân tố và biến quan sát trong mô hình
Mã hóa Nội dung câu hỏi Tham khảo
I Nhận thức tính dễ sử dụng (PE)
PE1 Tôi thấy giao diện của ứng dụng bTaskee dễ nhìn, dễ sử dụng
Davis & cộng sự (1989); Venkatesh & Davis (2000); Gefen và cộng sự (2003); Davis (1993)
PE2 Tôi thấy dễ dàng sử dụng các chức năng trên ứng dụng bTaskee
PE3 Tôi có thể dễ dàng thao tác lựa chọn nhiều dịch vụ giúp việc từ ứng dụng bTaskee theo nhu cầu
PE4 Tôi có thể dễ dàng thao tác đặt lịch dịch vụ mong muốn từ ứng dụng bTaskee
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁCNHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHO THUÊ GIÚP VIỆC THEO GIỜ TRÊN ỨNG DỤNG BTASKEE HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI
GIỚI THIỆU VỀ ỨNG DỤNG BTASKEE
Giới thiệu chung: Công ty TNHH bTaskee được thành lập vào ngày 30 tháng 03 năm 2016 bởi CEO – Founder Nathan Do (Đỗ Đắc Nhân Tâm) bTaskee là một ứng dụng di động được phát triển bởi Công ty TNHH bTaskee, được thiết kế nhằm cho phép chủ nhà và người giúp việc chủ động đăng và nhận việc trực tiếp (qua điện thoại thông minh) một cách tiện lợi và nhanh chóng Cách thức sử dụng tương tự như các ứng dụng
Lịch sử hình thành: Vào năm 2015, ông Đỗ Đắc Nhân Tâm từ Canada về Việt Nam cùng với nhóm bạn bao gồm 16 người, trong đó có hai người Đức và một người
Mỹ phối hợp triển khai cho ra đời dự án phần mềm cung cấp dịch vụ cho thuê người giúp việc
Tháng 3 năm 2016, bTaskee bước vào giai đoạn chạy thử với ứng dụng mang tên
“bTaskee giúp việc theo giờ”.Tuy nhiên một thời gian đầu, công ty đã gặp vô số khó khăn về nguồn vốn, bởi lúc ấy có rất ít nhà đầu tư dám mạo hiểm tại VIệt Nam Ông đã quyết định tham gia các cuộc thi gọi vốn lớn trong nước là: “Chương trình bình chọn Startup Việt Nam 2017” do báo VnExpress tổ chức và cuộc thi “Startup Funding Camp- SFC 2018” do Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức
Năm 2018, ông đã giành giải nhất cuộc thi "Startup Funding Camp-SFC 2018”.Nhờ đó, ông đã thu hút được hai nhà đầu tư lớn là: Hàn Quốc và Singapore Với mục tiêu là Tạo công việc làm cho các lao động Việt Nam và dần sẽ phát triển ra các khắp các nước Biến công ty trở thành một tấm gương cho việc khởi nghiệp xuất phát từ Việt Nam.Vì thế, ông mới quyết định khởi nghiệp tại Việt Nam- quê nhà của ông thay vì khởi nghiệp ở các nước khác.Vậy nên, bTaskee chính là mồ hôi nước mắt, là tâm huyết lớn nhất của cuộc đời ông và của cả nhóm
Sau hai năm kể từ ngày thành lập công ty, ông đã thu về cho mình hơn 80.000 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ và 3.000 người giúp việc được quản lý chặt chẽ về thông tin Mỗi ngày gần 1.000 đầu công việc được kết nối thành công Khi tổng kết mức doanh thu của các CTV giúp việc, đã không ít người đạt đến 10 triệu đồng/tháng, có người làm đến 20 triệu đồng/ tháng Doanh thu mỗi tháng công ty trên 3 triệu đồng Do
40 số người biết đến ứng dụng ngày càng nhiều, ông Tâm quyết định mở rộng chi nhánh ra
Vào năm 2019, nhờ sự đón nhận và ủng hộ của đông đảo khách hàng,bTaskee Đã dần mở rộng ra khắp 9 tỉnh thành bao gồm: Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng ,Đồng Nai ,Cần Thơ, Bình Dương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ,giúp tăng doanh thu của nam càng thêm tăng trưởng mạnh
Các loại hình dịch vụ mà ứng dụng cung cấp: bTaskee không chỉ hỗ trợ dọn dẹp nhà cửa mà còn có các dịch vụ giúp việc tính phí theo giờ khác như: đi chợ, nấu ăn rất phù hợp cho những bữa tiệc tất niên cuối năm Bên cạnh đó, ứng dụng còn tích hợp nhiều tiện ích bao gồm: trông trẻ; chăm sóc người bệnh - người cao tuổi; tổng vệ sinh; giặt ủi; vệ sinh sofa - rèm - thảm - nệm; phun khử khuẩn; vệ sinh máy lạnh Với giúp việc truyền thống các gia đình thường phải bỏ nhiều thời gian để tìm được người giúp việc, đồng thời có thể trả phí môi giới cao mà không kiểm soát được chất lượng bTaskee giúp người dùng đặt lịch nhanh chỉ từ 60 giây và biết giá tiền phải trả trước khi công việc bắt đầu Hơn nữa người đặt dịch vụ còn có thể đánh giá người giúp việc sau khi hoàn thành giúp cho chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn
Giá cả: Có rất nhiều gói giúp việc theo giờ khác nhau, mỗi gói giúp việc theo giờ sẽ có thời gian làm việc khác nhau tùy theo khách hàng đặt lịch dịch vụ nào và khoảng thời gian mà họ mong muốn Thông thường giá của giúp việc nhà theo giờ từ 50.000 – 60.000đ/ 1 giờ, nhưng khi sử dụng dịch vụ ở khung giờ cao điểm thì giá của dịch vụ sẽ tăng Đặc biệt nếu số ngày bạn thuê giúp việc theo giờ trong 1 tuần càng nhiều thì giá sẽ càng rẻ và ngược lại Ví dụ như những gia đình chỉ cần giúp việc đến dọn dẹp một tuần vài lần thì chi phí phải trả sẽ cao hơn so với những hộ gia đình thuê giúp việc tất cả các ngày trong tuần
Lợi thế của bTaskee so với giúp việc truyền thống : Với giúp việc truyền thống, các gia đình thường phải bỏ nhiều thời gian để tìm được người giúp việc, đồng thời có thể trả phí môi giới cao mà không kiểm soát được chất lượng Tương tự ứng dụng đặt xe công nghệ, mỗi khi có nhu cầu dọn dẹp nhà cửa, khách hàng chỉ cần mở app bTaskee, chọn dịch vụ phù hợp và đặt dịch vụ bTaskee sẽ gửi yêu cầu của khách hàng đến với CTV hay các chị Ong, họ sẽ chủ động nhận việc trong vài phút Từ đó khách hàng vừa tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động sắp xếp lịch làm việc của mình bTaskee giúp người dùng đặt lịch nhanh chỉ từ 60 giây và biết giá tiền phải trả trước khi công việc bắt đầu Nhằm đảm bảo an toàn, trên ứng dụng bTaskee sẽ hiển thị thông tin cá nhân, hình ảnh, đánh giá của khách hàng, số lượng công việc đã hoàn thành của người giúp việc
Hơn nữa người đặt dịch vụ còn có thể đánh giá người giúp việc sau khi hoàn thành giúp cho chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn Đại diện bTaskee cho biết: "Ứng dụng được tạo ra với mong muốn giúp đời sống của các cư dân đô thị được thảnh thơi hơn Với bTaskee người dùng sẽ không còn phải loay hoay giữa công việc và gia đình Không chỉ những gia đình bận rộn, ứng dụng còn giúp ích nhiều cho những người đàn ông độc thân hoặc người cao tuổi trong việc chăm sóc nhà cửa"
Nhìn chung, sau 7̉ năm hoạt động, bTaskee đã giúp hơn 7000 người giúp việc có thu nhập ổn định và đáp ứng nhu cầu chăm sóc nhà cửa cho hơn 350,000 khách hàng Với mục tiêu mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, bTaskee không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, ứng dụng.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Với mục tiêu phỏng vấn là kiểm tra, sàng lọc biến độc lập và hoàn thiện từ ngữ trong bảng hỏi, phỏng vấn sâu chỉ là phương pháp bổ sung, hỗ trợ cho nghiên cứu khảo sát định lượng nên yêu cầu mẫu không lớn Trong nghiên cứu này, nhóm lựa chọn phỏng vấn qua Google Meet, Zalo, Messenger và trực tiếp với số mẫu là 10
Thông qua kết quả phỏng vấn thì 10/10 người được khảo sát đều sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee, cụ thể như sau:
10/10 người được phỏng vấn có sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee, trong đó 09/10 có phản hồi tích cực về trải nghiệm với bTaskee, còn lại là 01/10 có phản hồi chưa tích cực về trải nghiệm với bTaskee
8/10 người được phỏng vấn nói rằng đã từng trải nghiệm ứng dụng thuê lao động giúp việc ở các nền tảng khác trước khi sử dụng bTaskee, trong đó 05/10 người đã từng sử dụng JupViec.vn., 02/10 người đã từng sử dụng Tiing và StarsClean và 01/10 người đã từng sử dụng GiupViecTot và HouseCare
Trong số 10/10 người được phỏng vấn được hỏi về việc sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee từ khi nào thì 06/10 phản hồi là 1 năm về trước, 02/10 người phản hồi là 1 năm rưỡi về trước và có 01/10 người phản hồi là 6 tháng về trước và và 01/10 người phản hồi là 2 năm về trước
Về tần suất sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee trong 1 tháng thì trong 10/10 phản hồi thì có 05/10 phản hồi là 12 ngày trong 1 tháng, 04/10 phản hồi là
5 ngày trong 1 tháng và 01/10 phản hồi là 2 ngày trong 1 tháng
Còn khi được hỏi về việc bTaskee đã cung cấp dịch vụ thuê lao động giúp việc tốt nhất cho khách hàng chưa thì trong 10/10 phản hồi có 08/10 người đồng tình với việc
42 bTaskee cung cấp dịch vụ thuê lao động giúp việc tốt nhất, chỉ có 02/10 người cảm thấy bTaskee vẫn còn hơi hạn chế trong các tiện ích dịch vụ khác nhau
Từ kết quả phỏng vấn với những câu hỏi chung dành cho các đối tượng được phỏng vấn, có thể thấy rằng hiện nay lượng người đi làm, đã lập gia đình lựa chọn sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc trên các nền tảng công nghệ theo mô hình kinh tế chia sẻ là rất nhiều và tăng dần qua từng năm Sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc đang được coi như trở thành xu hướng tất yếu hiện nay và trong tương lai Với lý do đó, phần lớn mọi người cũng chia sẻ rằng họ có ý định sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee, điều này cho thấy việc xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee là vô cùng cần thiết để có thêm được nhóm khách hàng tiềm năng
Sau khi phỏng vấn sâu, nhóm tác giả thu được ý kiến của người tiêu dùng về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee như sau:
Nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng”:
+ 10/10 người được phỏng vấn cho rằng giao diện của ứng dụng rất dễ nhìn và dễ thao tác, 9/10 người chọn sử dụng bTaskee vì ứng dụng có hỗ trợ theo từng mục công việc cụ thể một cách rõ ràng, 9/10 người cho rằng ứng dụng bTaskee phù hợp với họ vì có mục riêng về phần phụ phí khi lao động tự mang dụng cụ hỗ trợ lau dọn tới
+ 9/10 người được phỏng vấn có thể dễ dàng thao tác và đăng ký các gói dịch vụ trong lần đầu sử dụng bTaskee, 1/10 người sử dụng cho rằng họ có mức tuổi khá cao (
Từ 40-50 tuổi) nên việc sử dụng công nghệ chưa thành thạo
+ 8/10 người được phỏng vấn cho rằng họ thành thạo các chức năng trên bTaskee chỉ sau 1 đến 2 lần sử dụng Trong đó,1/10 người cho rằng họ đã thành thạo sau 2 tuần sử dụng, 1/10 người cho rằng họ thành thạo sau 1 tháng sử dụng, 1/10 người cần thời gian khoảng 2 tháng để thành thạo sử dụng ứng dụng
Nhân tố “Nhận thức tính hữu ích”:
Về lợi ích từ việc sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee thì 10/10 người được phỏng vấn đều nhận được lợi ích từ nó trong đó có 05 người cho rằng họ có thể linh hoạt hơn các vấn đề trong đời sống khi sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee, 04/10 người cho rằng họ có thể tận dụng các tiện ích mà lao động giúp việc bTaskee mang lại để có thêm thời gian tập trung vào công việc và nghỉ ngơi nhiều hơn và 01 người cho rằng họ có thể nâng cao được chất lượng cuộc sống khi đã có trợ thủ hỗ trợ họ trong công việc nhà
+ 10/10 người được phỏng vấn cho rằng bTaskee giúp đỡ họ giải quyết được các công việc nhà và công việc nội trợ
+ 10/10 người được phỏng vấn cho rằng họ nhanh chóng tìm được giúp việc như mong muốn mà không phải chờ đợi lâu
+ 10/10 người được phỏng vấn đồng tình với việc họ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho việc nhà
Nhân tố “Nhận thức rủi ro”:
+ 09/10 người được phỏng vấn cho rằng họ họ không lo lắng các rủi ro trong quá trình sử dụng ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee vì các điều khoản bên ứng dụng đảm bảo được hoàn toàn quyền lợi cho người sử dụng
+ 8/10 người được phỏng vấn đều cho rằng họ không lo lắng bị mất tài sản trong quá trình thuê lao động giúp việc của ứng dụng
+ 8/10 người được phỏng vấn cho rằng các thông tin cá nhân và địa chỉ nơi cư trú của họ đều được bảo mật
Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”:
+ 9/10 người được phỏng vấn được người thân, bạn bè khuyến khích thuê người giúp việc qua nền tảng bTaskee
+ 8/10 người được phỏng vấn đồng tình với việc người quen biết của họ cho rằng thuê người giúp việc trực tuyến qua bTaskee là một ý tưởng tốt
+ 9/10 người được phỏng vấn trả lời là đều cho rằng họ đọc, tìm được nhiều thông tin trên mạng xã hội về ứng dụng thuê lao động giúp việc bTaskee
+ 8/10 người được phỏng vấn rằng họ chịu ảnh hưởng từ những đánh giá của những người sử dụng trước
Nhân tố “Giá cả hợp lý”:
+ 9/10 người được phỏng vấn cho rằng giá sử dụng dịch vụ cho thuê lao động trên ứng dụng bTaskee rẻ hơn so với thuê qua trung gian, môi giới
+ 8/10 người đồng tình với việc giá cả là nhân tố khiến cho họ lựa chọn bTaskee
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG
3.1 Phân tích thống kê mô tả tần số
Bảng 2: Bảng số liệu thống kê số người sử dụng
Theo số liệu khảo sát nhóm thu thập về, 396 người tiêu dùng được khảo sát đa số đều sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên nền tảng ứng dụng bTaskee Điều này được thể hiện bằng số liệu 350/396 người tiêu dùng (chiếm tỉ lệ 88,4%), trong đó chỉ có 46 người tiêu dùng không sử dụng chiếm 11,6%
3.1.1 Bảng thống kê giới tính
Bảng 3: Bảng số liệu thống kê giới tính
Biểu đồ 1: Biểu đồ thống kê giới tính
Trong 350 phiếu khảo sát những người đã sử dụng thì có 246 nữ chiếm 70.3% và
104 nam chiếm 29,7% Có thể thấy đối tượng tham gia khảo sát là nữ chiếm số đông
3.1.2 Bảng thống kê độ tuổi
Bảng 4: Bảng số liệu thống kê độ tuổi
Biểu đồ 2 Biểu đồ thống kê độ tuổi
Trong 350 người tiêu dùng tham gia khảo sát thì có 48 người trong độ tuổi 18 – 30 chiếm 13,7%; 142 người trong độ tuổi 31-40 chiếm 40,6%, 100 người trong độ tuổi từ 41-50 chiếm 28,6% và cuối cùng là 60 người trong độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 17,1%
3.1.3 Bảng thống kê nghề nghiệp
Bảng 5: Bảng số liệu thống kê nghề nghiệp
Biểu đồ 3: Biểu đồ thống kê nghề nghiệp
Qua bảng khảo sát nhóm thu thập được dữ liệu trong 350 người tiêu dùng có sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ thì chủ yếu là nhân viên văn phòng với 115 người chiếm 32,9%, 103 người là cán bộ quản lý chiếm 29,4%, 60 người
48 làm nghề tự do chiếm 17,1%, 58 người là công nhân chiếm 16,6%, và 14 người là sinh viên chiếm 4%
3.1.4 Bảng thống kê tình trạng hôn nhân
Bảng 6: Bảng số liệu thống kê tình trạng hôn nhân
Biểu đồ 4: Biểu đồ thống kê tình trạng hôn nhân
Qua bảng khảo sát nhóm thu thập được dữ liệu trong 350 người tiêu dùng tham gia có sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ thì chủ yếu là những người tiêu dùng đã kết hôn với 249 người, chiếm 71,1% Những người tiêu dùng độc thân có 101 người, chiếm 28,9%
3.1.5 Bảng thống kê thu nhập
Bảng 7: Bảng số liệu thống kê thu nhập
Biểu đồ 5: Biểu đồ thống kê thu nhập
Qua bảng khảo sát nhóm thu thập được dữ liệu trong 350 người tiêu dùng tham gia có sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ thì có 24 người tiêu dùng có thu nhập dưới 3 triệu đồng 1 tháng chiếm 6,9%, 75 người tiêu dùng có thu nhập từ 3 triệu đến dưới 10 triệu đồng 1 tháng chiếm 21,4%, 152 người tiêu dùng có thu nhập từ
10 triệu đến dưới 20 triệu đồng 1 tháng chiếm 43,4% và có 99 người tiêu dùng có thu nhập trên 20 triệu đồng 1 tháng chiếm 28,3%
3.1.6 Bảng thống kê nơi sinh sống
Bảng 8: Bảng số liệu thống kê nơi sinh sống
Biểu đồ 6: Biểu đồ thống kê nơi sinh sống trên địa bàn
Qua bảng khảo sát nhóm thu thập được dữ liệu trong 350 người tiêu dùng tham gia có sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ thì có 280 người tiêu dùng sống ở nội thành chiếm 80% và 70 người tiêu dùng sống ở ngoại thành chiếm 20%
3.2 Phân tích thống kê mô tả trung bình
Theo nguyên tắc toán học, nếu giá trị trung bình làm tròn tới số nguyên đầu tiên gần mức giá trị nào của thước đo Likert nhất, chúng ta sẽ đánh giá nó ở mức giá trị đó Chúng ta sẽ có các đoạn giá trị:
1.00 – 1.49 (làm tròn thành 1): Rất không đồng ý
1.50 – 2.49 (làm tròn thành 2): Không đồng ý
2.50 – 3.49 (làm tròn thành 3): Trung lập
4.50 – 5.00 (làm tròn thành 5): Rất đồng ý
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
5 biến PE1, PE2, PE3, PE4, PE5 đạt mean từ 3.91 đến 4.00 chứng tỏ các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm của nhóm, trong đó biến PE3 đạt giá trị cao nhất với mean= 4.00 Độ lệch chuẩn nằm trong khoảng 0.856-0.938 cho thấy các đáp án lệch nhau không nhiều
Bảng 10: Thống kê trung bình của nhân tố nhận thức tính hữu ích đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên nền tảng ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 9: Thống kê trung bình của nhân tố nhận thức tính dễ sử dụng đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên nền tảng ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
5 biến PU1, PU2, PU3, PU4, PU5 đạt mean từ 3.96 đến 4.09 chứng tỏ các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm của nhóm, trong đó biến PU2 đạt giá trị cao nhất với mean= 4.09 Độ lệch chuẩn nằm trong khoảng 0.815-0.867cho thấy các đáp án lệch nhau không nhiều
Bảng 11: Thống kê trung bình của nhân tố nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ trên nền tảng ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
4 biến PR1, PR2, PR3, PR4 đạt mean từ 2.47 đến 2.70 chứng tỏ các đối tượng khảo sát có ý kiến trung lập với quan điểm của nhóm, trong đó biến PR4 đạt giá trị cao nhất với mean= 2.70 Độ lệch chuẩn nằm trong khoảng 1.323-1.625 cho thấy các đáp án lệch nhau không nhiều
Bảng 12: Thống kê trung bình của nhân tố ảnh hưởng xã hội đến ý định sử dụng dịch vụ lao động giúp việc nhà theo giờ trên nền tảng ứng dụng bTaskee hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
4 biến SI1, SI2, SI3, SI4 đạt mean từ 3.94-4.17 chứng tỏ các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm của nhóm, trong đó biến SI2 đạt giá trị cao nhất mean= 4.17 Độ lệch chuẩn nằm trong khoảng 0.886-0.903 cho thấy các đáp án lệch nhau không nhiều
SO SÁNH HAI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG
100% đối tượng được phỏng vấn và 88,4% đối tượng điền bảng khảo sát có sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà trên ứng dụng bTaskee Đối tượng được phỏng vấn và khảo sát đều cho rằng nhận thức tính hữu ích là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà trên ứng dụng bTaskee của họ
Hầu hết người tiêu dùng đều đồng tình rằng khi sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc trên ứng dụng bTaskee họ cảm thấy nó dễ sử dụng
Người tiêu dùng đều cho rằng ảnh hưởng của xã hội tác động tới ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc trên ứng dụng bTaskee của họ Điểm khác nhau:
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
- Nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng” có ảnh hưởng lớn đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê giúp việc trên ứng dụng bTaskee
- Nhân tố “nhận thức rủi ro” không ảnh hưởng lớn đến ý định thuê lao động giúp việc nhà trên bTaskee
- Nhân tố “ Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng lớn đến ý định sử dụng dịch vụ cho thuê giúp việc trên ứng dụng bTaskee
- Nhân tố “ Nhận thức rủi ro” bị bác bỏ
Nguyên nhân dẫn đến điểm khác nhau:
Do số lượng người được phỏng vấn và người được khảo sát khác nhau dẫn đến sự chênh lệch;
Do phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp thiên về cảm nhận và cái nhìn chủ quan của đối tượng phỏng vấn Ngược lại phương pháp nghiên cứu định lượng là nghiên cứu cụ thể và tuân theo một cách tiếp cận khách quan Vậy nên kết quả của hai phương pháp này khác nhau
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Phương hướng phát triển
Nhóm tác giả đề xuất các công trình nghiên cứu trong tương lai cùng lĩnh vực có thể thực hiện một số gợi ý sau:
Thứ nhất, những đề tài nghiên cứu hiện nay đa số đều nghiên cứu về ý định sử dụng của khách hàng mà không xét đến hành vi của người tham gia lao động, do đó các nhóm nghiên cứu đi sau có thể đổi mới bằng cách tiếp cận đề tài dưới góc độ của người giúp việc Bởi cả khách hàng và người tham gia lao động đều là hai yếu tố quan trọng đối với các ứng dụng hoạt động dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển và tầm ảnh hưởng của dịch vụ cho thuê lao động giúp việc nhà theo giờ đối với nền kinh tế- xã hội thì các nhóm tác giả trong tương lai có thể khảo sát về nhóm đối tượng này
Thứ hai, các ứng dụng cho thuê lao động giúp việc theo giờ hiện nay thường cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ khác, ví dụ như giúp việc theo giờ có thể bao gồm cả chăm sóc trẻ nhỏ, người già, vệ sinh máy giặt, tủ lạnh, Và không phải khách hàng nào cũng sẽ thuê tích hợp tất cả dịch vụ trong một lần, các dịch vụ như vệ sinh rèm cửa hay điều hòa, máy giặt thường sẽ được thuê ít hơn các dịch vụ còn lại Vì vậy các nhóm nghiên cứu trong tương lai có thể lựa chọn loại hình dịch vụ nhất định cho từng nhóm khách hàng mà mình hướng tới theo độ tuổi hoặc tính chất công việc
Thứ ba, các nhóm nghiên cứu đi sau có thể kế thừa mô hình nghiên cứu gốc của nhóm tác giả, sau đó mở rộng mô hình thông qua việc rà soát các nhân tố tác động nổi bật tới ý định sử dụng dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ của khách hàng được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu trước đây để đảm bảo luôn có một cái nhìn khách quan và chính xác hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố mà mình đưa ra.
Kiến nghị một số giải pháp
4.2.1 Đối với nhận thức tính hữu ích Đầu tiên, doanh nghiệp cũng cần có cái nhìn tổng thể về nhu cầu của khách hàng, bao gồm nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm năng mà khách hàng chưa nghĩ tới hoặc đang có xu hướng thực hiện hành động thỏa mãn nhu cầu đó nhưng chưa ý thức được Qua đó, các nhà cung cấp đánh giá được kẽ hở của thị trường và xác định được điểm bán hàng độc đáo – USP (unique selling point) của dịch vụ mình cung cấp Nhìn chung, điểm bán hàng độc đáo nhất của dịch vụ chia sẻ là phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cao và mang đến sự tiện lợi cho khách hàng
Thứ hai, doanh nghiệp nên tiếp tục giữ vững và phát triển theo hướng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau thông qua ứng dụng Có thể nghiên cứu thêm những loại hình dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của thị trường và thời đại Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa cho các hộ gia đình, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách cung cấp thêm một số dịch vụ khác như dọn dẹp văn phòng mà các công ty, cơ quan cũng có thể sử dụng Ngoài ra, đội ngũ nhân viên cũng như cộng tác viên phải được tuyển chọn một cách chặt chẽ, có chọn lọc về cả năng lực và tinh thần trách nghiệm Sau đó phải trải qua quá đào tạo bài bản để có thể cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất, giúp cho khách hàng có được trải nghiệm xứng đáng và đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng khác nhau, giúp họ có được nhiều thời gian cho bản thân hơn sau khi sử dụng dịch vụ
4.2.2 Đối với nhận thức về ảnh hưởng xã hội
Trước hết, để lan tỏa lợi ích và xu thế sử dụng nền tảng chia sẻ, các nhà cung cấp cần tận dụng các kênh thông tin đa phương tiện và các mạng xã hội, thực hiện các chiến dịch truyền thông đề cao, làm nổi bật ý nghĩa xã hội của dịch vụ cho thuê lao động giúp việc theo giờ, nhằm kết nối trực tiếp với khách hàng và giúp tạo động lực chia sẻ thông tin với người khác Trong đó, các thông điệp truyền thông tiếp cận khách hàng cần được thể hiện ngắn gọn và có tính tương tác cao, nhằm nhanh chóng lan tỏa các thông tin hữu ích Hơn nữa, các chương trình quảng bá kết hợp sử dụng những nhân vật nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng (KOLs), các sự kiện, hoạt động truyền thông kết hợp với nhiều tổ chức xã hội khác cần được cập nhật liên tục trên các phương tiện, mạng lưới xã hội, thông tin, báo chí, để tạo nên xu thế chung và khuyến khích sự quan tâm từ phía khách hàng
Thứ hai, nhà cung cấp cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đánh giá dịch vụ và chủ động trong việc quan tâm đến trải nghiệm của họ là rất quan trọng Bằng cách cung cấp nhiều phương tiện để phản hồi như email, số điện thoại, mạng xã hội và hộp thư góp ý trực tuyến, nhà cung cấp nên tạo điều kiện cho khách hàng thoải mái và dễ dàng chia sẻ ý kiến của họ Việc này sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng và thấu hiểu khi những thắc mắc hoặc bất mãn của mình được lắng nghe Đồng thời, nhà cung cấp phải duy trì mạng lưới chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để khách hàng cảm thấy được quan tâm và được chăm sóc một cách tốt nhất Bộ phận chăm sóc khách hàng qua tổng đài hoặc nhắn tin cần đảm bảo việc nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ khách hàng 24/7 các thông tin về các bước giao dịch, đặt lịch, thanh toán, liên lạc với nhân viên cũng như thắc mắc, vấn đề phát sinh trong và sau quá trình sử dụng dịch vụ như xung đột với chủ nhà hay đồ đạc trong nhà gặp vấn đề Điều này có hàm ý về việc các nhà cung cấp nền tảng nên có quy trình đào tạo bài bản và quy chuẩn cho bộ phận
68 chăm sóc khách hàng, giúp bộ này này có kiến thức và trình độ nghiệp vụ tốt để quá trình chăm sóc khách hàng liên tục, kịp thời, nhanh chóng, và đặc biệt là đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm thời gian, chi phí của cả hai bên Từ đó, khi khách hàng mới muốn tìm hiểu về dịch vụ thông qua các đánh giá trên mạng xã hội hoặc từ những người xung quanh, họ có thể nhận thấy được sự ân cần của nhà cung cấp trong việc giải quyết những phản hồi đến từ khách hàng, nâng cao khả năng lựa chọn của mình
Bên cạnh đó, những khách hàng cũ nếu được nhà cung cấp chủ động quan tâm đến cảm nhận và giải quyết những vấn đề còn thiếu sót khi trải nghiệm dịch vụ của cũng họ cũng sẽ có một cái nhìn tốt hơn về ứng dụng và từ đó đưa ra những đánh giá tích cực với những bạn bè, người thân xung quanh
4.2.3 Đối với nhận thức về giá cả hợp lý
Thứ nhất, các nhà cung cấp cần thực hiện cam kết với khách hàng về mức giá đối với việc sử dụng dịch vụ, đảm bảo tính hợp lý, tương xứng giữa chi phí kinh tế và chất lượng nhận được Nhà cung cấp cần mô tả và cung cấp thông tin chính xác về đặc tính của của từng dịch vụ riêng lẻ (về tính năng, đặc điểm, tiện ích) và quan trọng nhất là về giá cả
Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng cần đảm bảo chất lượng dịch vụ sao cho mang lại lợi ích kinh tế cảm tính tốt cho người sử dụng Điều này yêu cầu các nhân viên phải có sự chính xác về tác phong cũng như thời gian mà khách hàng đã lựa chọn thông qua ứng dụng
Tiếp theo, các nhóm đối tượng sử dụng các dịch vụ thuê lao động giúp việc theo giờ cũng rất đa dạng trong ngành nghề và độ tuổi Họ cũng có nhu cầu tương đối đa dạng về giá cả, về thời gian, Các nhà cung cấp có thể cung cấp các gói khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt khi họ thuê cố định theo tuần hoặc theo tháng, Những khách hàng thường xuyên sử dụng cũng có thể được tặng những voucher đặc biệt cho những lần sử dụng tiếp theo
4.2.4 Đối với nhận thức tính dễ sử dụng
Thứ nhất, các nhà phát triển nền tảng cần nghiên cứu kỹ tệp khách hàng mục tiêu nhằm thu thập thông tin về thị hiếu và hành vi của khách hàng khi sử dụng các nền tảng Các nhà phát triển có thể tìm hiểu về nền tảng của đối thủ cạnh tranh, thu thập các phản hồi và đánh giá của khách hàng khi sử dụng các nền tảng này Từ đó xây dựng nền tảng dựa trên những thông tin thu thập được Khi thiết kế cần chú ý thông tin trên nền tảng được trình bày rõ ràng, cụ thể và chính xác Các điều hướng trên nền tảng tiện lợi cho người sử dụng
Thứ hai, các nhà cung cấp cần thực hiện hoạt động truyền thông các thông tin hướng dẫn sử dụng cụ thể, rõ ràng về việc sử dụng nền tảng Những thông tin truyền đến người tiêu dùng sẽ giúp họ hình dung được quy trình bắt đầu để sử dụng nền tảng như đăng ký, đăng nhập và thanh toán Bên cạnh thông tin cụ thể, các thông điệp cũng cần nhấn mạnh về sự nhanh chóng, tính đơn giản cũng như tính tiện lợi của các nền tảng chia sẻ
4.2.5 Kiến nghị cho các cơ quan quản lý
(1) Khuyến khích, tạo điều kiện tích cực cho hoạt động kinh doanh của các nền tảng cho thuê lao động giúp việc theo giờ tại Việt Nam
Với các cơ quan quản lý nhà nước, cần thường xuyên cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, tái cơ cấu thị trường Mở cửa và tạo điều kiện bình đẳng trong việc tiếp cận thị trường, nguồn lực đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài có mong muốn, khả năng và điều kiện tham gia
Nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin, tạo điều kiện tiếp cận cho doanh nghiệp kinh doanh nền tảng chia sẻ tương tự các ngành dịch vụ trực tuyến như thương mại điện tử (E-commerce) hay thương mại di động (M-commerce)… Việc phát triển yếu tố công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng, góp phần đẩy mạnh tỷ lệ sử dụng dịch vụ thuê lao động giúp việc theo giờ của người tiêu dùng
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018 mới được ban hành, Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ đã được thống nhất xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ Đây được kỳ vọng là một bước đi hiệu quả của Chính phủ trong việc phát triển dịch vụ chia sẻ có hệ thống và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong mô hình kinh tế chia sẻ cùng phát triển
(2) Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để khuyến khích và quản lý sự phát triển các hoạt động kinh tế chia sẻ hiện còn đang ở mức thấp
Hạn chế của đề tài
Mặc dù nhóm tác giả đã cố gắng bằng những nỗ lực tốt nhất để hoàn thành công trình nghiên cứu này nhưng sẽ không tránh khỏi một số các hạn chế còn tồn tại cụ thể như sau:
Thứ nhất, do khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về các đề tài cùng lĩnh vực nên tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn còn thiếu tính khái quát và sâu sắc
Thứ hai, nhóm khảo sát người tiêu dùng ở nhiều độ tuổi khác nhau tuy nhiên lượng phản hồi ở các nhóm tuổi không đồng đều khiến cho đánh giá nghiên cứu thiên về kết quả lấy được từ nhóm người trẻ tuổi hơn
Thứ ba, các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được 71,5 % sự biến thiên của ý định sử dụng dịch vụ thuê lao động giúp việc theo giờ của người tiêu dùng Do đó, còn tồn tại một số nhân tố khác có ý nghĩa nhưng chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này Các nhóm nghiên cứu trong tương lai nên nỗ lực để bổ sung cho hạn chế này