1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trưởng bắc mỹ

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Xuất Khẩu Cà Phê Của Việt Nam Sang Thị Trường Bắc Mỹ
Tác giả Lê Diễm Hằng, Nguyễn Tuấn Chung, Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Bảo Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. T ng uan t nh h nh nghiên c u đề tài (17)
      • 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước (17)
      • 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế (19)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên c u (20)
      • 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung (20)
      • 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (21)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên c u (21)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.5. Phương pháp nghiên c u (21)
      • 1.5.1. Mô hình nghiên cứu (21)
      • 1.5.3. Giả thuyết nghiên cứu (23)
    • 1.7. Khoảng trống nghiên c u (24)
      • 1.7.1. Khoảng trống về phạm vi (24)
      • 1.7.2. Khoảng trống về nội dung (24)
      • 1.7.3. Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu (25)
      • 1.7.4. Khoảng trống về bối cảnh (25)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ (26)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về cà phê (26)
      • 2.1.1. Xuất khẩu (26)
      • 2.1.2. Cà phê (27)
      • 2.1.3. Xuất khẩu cà phê (27)
      • 2.1.4. Hình thức xuất khẩu (28)
      • 2.1.5. Vai trò của xuất khẩu cà phê (28)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam (30)
      • 2.2.1. Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu (GDP) (30)
      • 2.2.2. Dân số nước nhập khẩu (30)
      • 2.2.3. Khoảng cách địa lý (31)
      • 2.2.4. Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam (31)
      • 2.2.5. Thuế quan của nước nhập khẩu (32)
      • 2.2.6. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của nước nhập khẩu (32)
      • 2.2.7. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) của nước nhập khẩu (33)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ (35)
    • 3.1. T ng uan về thực trạng vấn đề nghiên c u (35)
      • 3.1.1. Năng lực Việt Nam (35)
      • 3.1.2. Bắc Mỹ (39)
      • 3.1.3. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (46)
    • 3.2 Kết uả phân tích các nhân tố ảnh hưởng (62)
      • 3.2.1. Mô tả các biến (62)
      • 3.2.2. Kết quả phân tích số liệu (62)
    • 3.3 Đánh giá kết uả (63)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (65)
    • 4.1. Tóm tắt lại các phát hiện của nghiên c u (65)
    • 4.2. Những đóng góp của nghiên c u (65)
      • 4.2.1. Đóng góp vào lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu (65)
      • 4.2.2. Đóng góp vào thực tiễn vấn đề nghiên cứu (65)
    • 4.3. Một số khuyến nghị (65)
      • 4.3.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu (65)
      • 4.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước (67)
  • KẾT LUẬN (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (71)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ Sinh viên chịu trách nhiệ

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời và hơn hết là có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, lao động, khí hậu và các điều kiện sinh thái khác cho phép nước ta phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành, đa canh với nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn Trong đó, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước quan tâm đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil và được đánh giá là nước có năng suất cà phê cao nhất trên thế giới, trung bình 2, tấn/ha nhân đối với Robusta và 1,4 tấn nhân/ha đối với rabica Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, năm 2020, giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam là 2, tỷ USD, năm 2021 giá trị xuất khẩu đạt 2,35 tỷ USD, năm 2022 giá trị xuất khẩu đạt kỷ lục thu về 4,0 tỷ USD Bước sang năm 2023 tính đến tháng 8 vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu trên 1,5 triệu tấn, đạt hơn 2,8 tỷ USD, giảm 20% về lượng nhưng tăng gần 5% về giá trị Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là Ý, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, lgeria,

Hà Lan, Mexico và đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái

Hiện nay, tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn đang rất lớn bằng việc tận dụng các lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, mức giá cạnh tranh cao, cơ hội mở rộng thị phần lớn và nhu cầu tiêu dùng tăng cao… Hơn thế nữa, với sự gia tăng nhu cầu về đồ uống không cồn và sự nổi bật của cà phê cao cấp được phục vụ bởi các chuỗi cà phê toàn cầu như Starbucks, The Coffee bean, Tea Leaf và các chuỗi khác, thị trường cà phê Bắc Mỹ được thiết lập để phát triển theo cấp số nhân Cụ thể, vào quý I/2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt xấp xỉ 394.000 tấn, trị giá

8 ,19 triệu USD, tăng 44,5% về lượng và tăng 2 ,9% về trị giá so với cùng kỳ năm

2022 Đó cũng là dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam, tuy nhiên thị trường Bắc Mỹ, với sự đa dạng về khẩu vị và yêu cầu chất lượng ngày càng cao cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê sang thị trường này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt đúng xu hướng thị trường mà còn đưa ra giải pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh Xuất phát từ tình hình thực tế, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ” làm đề tài nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam, là nguồn động viên cho quy hoạch chiến lược cấp quốc gia và doanh nghiệp, giúp họ thích ứng và đổi mới trong hoàn cảnh thị trường đang thay đổi liên tục.

T ng uan t nh h nh nghiên c u đề tài

Có rất nhiều nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước về các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã được công bố Các nghiên cứu cũng đã đưa ra những mô hình, giả thuyết cũng như sử dụng các phương pháp khác nhau cho ra được các kết luận đa dạng về sự tác động của các biến độc lập trong mô hình đối với xuất khẩu cà phê

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Dao Nguyen Dinh (2020) về “Determinants of Vietnam's rice and coffee exports: using stochastic frontier gravity model” , nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thu thập GDP của Việt Nam, GDP các nước nhập khẩu, dân số, khoảng cách địa lý, đường biên giới Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các yếu tố như: GDP của Việt Nam, GDP các nước nhập khẩu có tác động tích cực đến xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam

Nghiên cứu của Quang Duy Phung, Tai Cong Nguyen (2022) về “An Analysis of

Factors Impacting Vietnam’s Coffee Exports: An Approach from the Gravity Model” đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sử dụng mô hình trọng lực Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng các biến được lựa chọn: GDP của Việt Nam, GDP các nước nhập khẩu, độ mở cửa của nền kinh tế là các yếu tố tiềm năng quyết định đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam Dân số của Việt Nam, giá cà phê, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế dường như là những yếu tố quyết định không đáng kể đến việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Nghiên cứu của Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Việt Bằng (2021) về “Mô hình các nhân tố tác động đến thành tựu xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê Việt Nam” với mục tiêu nhằm tìm ra những nhân tố tác động đến thành tựu xuất khẩu gạo và cà phê Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược marketing, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường nước ngoài và đặc điểm thị trường trong nước có tác động tích cực Chỉ có rào cản xuất khẩu có tác động tiêu cực đến thành tựu xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê Việt Nam

Nghiên cứu của Do Thi Hoa Nha, Phung Tran My Hanh, Nguyen Thi Oanh

(2020) về “Factors affecting Vietnam’s coffee exports to the EU market: A Gravity

Model Approach” nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc xuất khẩu cà phê của

Việt Nam sang thị trường EU Sử dụng mô hình trọng lực và bộ dữ liệu từ 2005 đến

2018, kết quả cho thấy có nhân tố tác động đến việc xuất khẩu cà phê sang thị trường

EU, trong đó: GDP bình quân đầu người gộp có tác động dương (+) Dân số gộp có tác động dương (+) Khoảng cách địa lý có tác động âm (-) Chất lượng thể chế có tác động dương (+) Khoảng cách công nghệ có tác động âm (-) Gia nhập WTO có tác động dương (+)

Nghiên cứu của To Thi Kim Hong (201 ) về “Effects of Exchange Rate and World Prices on Export Price of Vietnamese Coffee” sử dụng kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng để xác định ảnh hưởng của tỷ giá và giá thế giới đến cà phê Việt Nam xuất khẩu Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, tỷ giá hối đoái và giá xuất khẩu cà phê của Brazil và Colombia ảnh hưởng đến cà phê Việt Nam như sau: Đồng tiền Việt Nam mất giá, giá xuất khẩu bằng USD sẽ tăng dẫn đến ảnh hưởng tích cực đến lượng và giá xuất khẩu (tỷ giá giảm, đồng Việt Nam lên giá, khách hàng nước ngoài sẽ giảm giá xuất khẩu (bằng USD)) Thứ hai, tác động giá của các nước xuất khẩu chính khác tới cà phê Việt Nam: Tác động tiêu cực của giá cà phê Colombia tới giá cà phê Việt Nam trên thế giới do sự chênh lệch về thị phần và chủng loại cà phê được sản xuất

Nghiên cứu của Trinh Thi Thu Huong, Nguyen Thanh Tuan, Huong Le (2023) về

“The Impacts of Trade Facilitation on Vietnam's Imports and Exports: Evidence from a Gravity Model” với mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng dựa trên cơ sở xây dựng thang đo bằng phương pháp quy trình phân tích thứ bậc ( HP), mô hình kinh tế lượng và mô hình trọng lực Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở hạ tầng, môi trường thể chế, môi trường hải quan và sử dụng kinh doanh điện tử có tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu ở Việt Nam

Nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (201 ) về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” Sử dụng phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng (so sánh, thống kê mô tả, thị phần không đổi, mô hình trọng lực) đã cho ra kết quả như sau: Đối với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, GDP của Việt Nam, GDP của nước xuất khẩu, dân số, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, độ mở cửa của nền kinh tế có tác động tích cực đến xuất khẩu một số nông sản Còn diện tích đất nông nghiệp, lạm phát và khoảng cách địa lý có tác động ngược lại Trong nghiên cứu cũng chỉ ra những kết luận riêng đối với cà phê, đó là: GDP của nước nhập khẩu, dân số và khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế có tác động tích cực Còn GDP của Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp, lạm phát cũng như khoảng cách về địa lý thì không ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

Nghiên cứu của Trần Nho Quyết, Guang Ji Tong, Nguyễn Thị Thanh Hiền

(2022) về “Lợi thế thương mại xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU” Sử dụng phương pháp chỉ số hiển thị lợi thế so sánh RC đã cho ra kết quả như sau: Chỉ số

RC của 28 nước thuộc Liên minh châu Âu rất thấp (nước chỉ có số lớn nhất < 0.0 ) Chỉ số RC của Việt Nam >1 Vậy nên có thể kết luận rằng xuất khẩu cà phê Việt Nam rất có lợi thế hơn so với các nước EU

Nghiên cứu của Nguyen Thi Thu Hoai, Dang Trung Tuyen, Nguyen Duy Nhien, Nguyen Thi Hong (2023) về “The fluctuation linkages and price volatility risk on agricultural commodity market: Evidence from Vietnamese coffee” thông qua việc sử dụng phương pháp phương sai thay đổi có điều kiện tự phát, phương pháp đo lường mức độ rủi ro để phân tích những biến động liên kết và rủi ro biến động giá trên thị trường nông sản hàng hóa: Bằng chứng từ cà phê Việt Nam Kết quả cho thấy: Biến động giá của EU và US chậm hơn so với biến động giá cà phê Việt Nam Giá cà phê Việt Nam biến động nhỏ nhưng nhanh hơn so với giá cà phê khác Mối quan hệ giữa giá cà phê Brazil và 2 thị trường cà phê Robusta EU và US lớn hơn so với mối quan hệ giữa giá cà phê Colombia Biến động giá rủi ro của cà phê Việt Nam nhỏ hơn so với giá cà phê khác ở cùng một mức phần trăm Rủi ro lớn nhất là cà phê Brazil

Nghiên cứu của Huyen Ngo Thi Ngoc, Bang Nguyen Viet (2020) về “Export performance: Evidence from agricultural product firms in Vietnam” thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định để phân tích năng lực xuất khẩu của Việt Nam Kết quả cho thấy: Chiến lược Marketing, đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường nước ngoài và đặc điểm thị trường trong nước có tác động tích cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam Còn rào cản xuất khẩu gần như không có tác động gì

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế

Nghiên cứu của Zulkarnain Ishak (201 ) về “Determinants and export competitiveness of coffee: comparison between Indonesia and VietNam” đã sử dụng mô hình trọng lực và những lý thuyết về lợi thế so sánh nhằm nghiên cứu tác động của tổng sản phẩm quốc nội, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam và Indonesia Sử dụng dữ liệu từ 2005 đến 2015, kết quả cho thấy đối với Indonesia, tổng sản phẩm quốc nội có tác động tích cực còn tỷ giá hối đoái và khoảng cách địa lý thì có tác động tiêu cực Còn đối với Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội và tỷ giá hối đoái có tác động tích cực còn khoảng cách địa lý thì có tác động tiêu cực

Nghiên cứu của gus Nugroho (2014) về “The Impact of Food Safety Standard on Indonesia’s Coffee Exports” nhằm xác định ảnh hưởng của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tới xuất khẩu cà phê ở Indonesia Mô hình trọng lực được sử dụng để xác định mối quan hệ thực nghiệm giữa các nhân tố tác động đến xuất khẩu cà phê ở Indonesia Nghiên cứu cho thấy GDP, sản lượng, tình hình Nhật Bản năm 2005 có tác động tích cực đến xuất khẩu cà phê Indonesia Khoảng cách địa lý, Carbaryl, tình hình

EU 2007 có tác động ngược lại

Nghiên cứu của Dang Trung Tuyen, Zhang Caihong, Nguyen Thi Hong (2020) về “Assessing the relationship between international market and agricultural commodity export prices: evidence from Vietnamese coffee” Sử dụng phương pháp đồng tích hợp, phương pháp quan hệ nhân quả, mô hình V R và mô hình VEC, cho thấy: Thứ nhất, về kết quả kiểm định nhân quả Granger: Cà phê Việt Nam hoàn toàn không có sức mạnh chi phối trên thị trường cà phê thế giới mà còn hoàn toàn phụ thuộc vào giá cà phê thế giới Nguyên nhân chính là hơn 90% tổng sản lượng cà phê được sử dụng cho xuất khẩu (trong khi tỷ lệ này Brazil chỉ là 0%) và tiêu dùng trong nước sử dụng tỷ lệ nhỏ (khoảng 10%) (ICO, 2017 và tính toán của tác giả) Thứ hai, về kết quả chạy mô hình V R: Giá cà phê Robusta trên thị trường giao ngay có tác động lớn nhất đến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (T1/2004-T12/2017) Hầu hết các giai đoạn, giá cà phê Robusta giao ngay trên thị trường đều có tác động tích cực đến giá cà phê của Việt Nam Kết luận lại là giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng của giá thị trường quốc tế chứ không phải ngược lại Giá cà phê thế giới là cơ sở để tính giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chứ không phải ngược lại

Mục tiêu nghiên c u

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ

- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ

- Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ.

Đối tượng và phạm vi nghiên c u

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ”

- Phạm vi không gian: Việt Nam và các quốc gia khu vực Bắc Mỹ (bao gồm:

Hoa Kỳ, Mexico và Canada)

- Phạm vi thời gian: 30 năm kể từ 1/1/1993 đến hết 31/12/2022

- Phạm vi nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ, mức độ tác động của các nhân tố đó và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ

- Phạm vi mặt hàng: Nhóm các sản phẩm cà phê thuộc chương 0901 trong hệ thống phân loại HS 09.

Phương pháp nghiên c u

Trên cơ sở tham khảo các lý thuyết có liên quan và các mô hình nghiên cứu đi trước của Dao Nguyen Dinh (2020); Quang Duy Phung, Tai Cong Nguyen (2022);

Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Việt Bằng (2021); Zulkarnain Ishak (201 ); Đỗ Thị Hoà Nhã, Nguyễn Thị Thu Hà (2019); Do Thi Hoa Nha, Phung Tran My Hanh, Nguyen Thi Oanh (2020); Agus Nugroho (2014); To Thi Kim Hong (201 ); To Thi Kim Hong (2015); Dang Trung Tuyen, Zhang Caihong, Nguyen Thi Hong (2020); Trinh Thi Thu Huong, Nguyen Thanh Tuan, Huong Le (2023); Ngô Thị

Mỹ (201 ); , nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình trọng lực để tìm hiểu rõ mức độ tác động của từng nhóm nhân tố có tác động đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang

3 nước trong thị trường Bắc Mỹ: Mexico, Hoa Kỳ, Canada

Trên cơ sở khung lý thuyết được xây dựng về mô hình trọng lực, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc Kim ngạch xuất khẩu cà phê,

7 biến độc lập được sử dụng bao gồm: GDP nước nhập khẩu, Dân số nước nhập khẩu, Khoảng cách địa lý, Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam, Thuế quan, TBT, SPS, được thể hiện như sau:

1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu (dữ liệu về thương mại của các quốc gia) nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ các chuyên gia khó có thể thực hiện được Bởi vậy, bài nghiên cứu sử dụng những dữ liệu đã được công bố - còn gọi là dữ liệu thứ cấp để có thể phân tích

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu được công bố từ những tổ chức uy tín trên Thế giới và ở Việt Nam Cụ thể như sau:

Bảng 1.5: Nguồn thu thập dữ liệu của các yếu tố tác động đến xuất khẩu cà phê

KN Kim ngạch xuất khẩu cà phê Trade Map

GDP GDP nước nhập khẩu Ngân hàng Thế giới (World

POP Dân số nước nhập khẩu Ngân hàng Thế giới (World

DIST Khoảng cách địa lý timeanddate.com

AA Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam

TAX Thuế quan Ngân hàng Thế giới (World

TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

SPS Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

Nguồn dữ liệu này sau khi được tổng hợp và phân tích sẽ phản ánh khái quát về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước thị trường Bắc Mỹ

Giả thuyết H01: GDP nước nhập khẩu có tác động thuận chiều đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (+)

Giả thuyết H02: Dân số nước nhập khẩu có tác động thuận chiều đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (+)

Giả thuyết H03: Khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (-)

Giả thuyết H04: Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam có tác động thuận chiều đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (+)

Giả thuyết H05: Thuế quan có tác động ngược chiều đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (-)

Giả thuyết H06: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại có tác động ngược chiều đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (-)

Giả thuyết H07: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật có tác động ngược chiều đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ (-)

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ

Chương 3: Kết quả và đánh giá

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

Khoảng trống nghiên c u

1.7.1 Khoảng trống về phạm vi

Trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã có một số công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu các mặt hàng chung như sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng nông sản, hoặc là sản phẩm gạo và cà phê nghiên cứu về doanh nghiệp xuất khẩu riêng cà phê không nhiều

Các nghiên cứu trước về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp nằm trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2021, chưa được cập nhật tới 2022 Theo đó, các giải pháp và nhận định ở các bài nghiên cứu trước có thể không còn phù hợp với tình hình thực tế nhiều biến động như xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thị trường

1.7.2 Khoảng trống về nội dung

Nghiên cứu cụ thể về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, mà cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ một cách có hệ thống đến nay chưa có, các công trình trước đây chủ yếu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất nông sản nói chung Hiện tại rất ít công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc

Mỹ theo cách tiếp cận phân tích nhân tố ảnh hưởng Mặc dù đây là thị trường quan trọng được quan tâm nhiều song hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát về thực trạng, triển vọng, giá trị gia tăng,… và đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu cà phê nói chung Đồng thời, đứng ở góc độ quản lý kinh tế thì hiện nay có ít nghiên cứu nào đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ

1.7.3 Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu

Hiện nay, các nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ vẫn còn khá ít, nhiều bài phân tích mới dừng lại ở thống kê mô tả, sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu Để bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề này, thì bên cạnh các nghiên cứu định tính thì phân tích định lượng là cần thiết Điều này cho thấy, bài nghiên cứu của nhóm không chỉ đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra mà còn thể hiện được tính thời sự cao, giải quyết được một phần thiếu sót của các nghiên cứu trước đây

1.7.4 Khoảng trống về bối cảnh

Trong bối cảnh Hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực năm

2000, Hiệp định CPTPP năm 2019 tạo điều kiện mở rộng hợp tác thương mại Việt Nam – Mexico và Hiệp định Thương mại và Mậu dịch giữa Việt Nam và Canada năm

1995 đã mở ra cơ hội rất lớn cho các sản phẩm cà phê của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ Đặc biệt các Hiệp định này có ý nghĩa rất lớn trong tình hình dịch bệnh Covid bùng phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, thương mại của các nước, trong đó có Việt Nam

Khoảng trống về đề tài nghiên cứu rất lớn bao gồm: phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu và bối cảnh Tuy nhiên, phạm vi của bài nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá một số nhân tố chính ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch trong điều kiện bình thường Những khoảng trống còn lại hi vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại

Tóm lại, xuất khẩu là một hoạt động mang đến nguồn lực đóng góp lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống toàn xã hội Là một quốc gia đang phát triển, xuất khẩu cà phê chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại của Việt Nam Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, hiện rất ít các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Mỹ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Cơ sở lý luận về cà phê

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương (Belay S., 2009) Nói một cách khái quát, xuất khẩu hàng hoá là việc đưa hàng hoá ra nước ngoài để thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá Xuất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu

Ngô Thị Mỹ & Trần Nhuận Kiên (201 ) cho rằng xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế (Nguyễn Văn Tuấn, 2008) Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia

Theo khoản 1, Điều 28, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Hiểu theo cách khái quát, xuất khẩu là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia

Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu, dưới góc độ tiếp cận của bài nghiên cứu, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia

Cà phê (tiếng Pháp: café) là một loài thực vật có tên khoa là Coffea, thuộc họ Rubiaceae Cây cà phê có nguồn gốc từ châu Phi và được trồng trên khắp thế giới với các khu vực trồng chính tại Brazil, Colombia, Ethiopia, Việt Nam, Indonesia và nhiều nơi khác Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi Cây cà phê là Hạt cà phê là nguyên liệu chính để sản xuất cà phê, một trong những thức uống phổ biến nhất trên toàn thế giới Hạt cà phê được thu hoạch và chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm trồng và phương thức sản xuất Cà phê là một ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới, tạo ra nguồn thu nhập cho hàng triệu người và có tác động đến nền kinh tế của nhiều quốc gia

Trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau nhưng người ta chủ yếu gieo trồng

2 nhóm cà phê chính là cà phê vối (Robusta), cà phê chè ( rabica) nhờ vào ưu điểm về năng suất và chất lượng ngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây

Cà phê vối thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24

- 2 độ C, độ cao khoảng 00 - 2000m, mật độ từ 1200 - 1500 cây/ha Cà phê Robusta có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2 Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành Nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh nâu bạc Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu Phi và Châu á trong đó Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới

Cà phê rabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m rabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình lưỡi mác Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng Loại cà phê này chủ yếu trồng ở Brazil và Colombia với mùi thơm được nhiều nước ưa chuộng

Trong thương mại xuất nhập khẩu hiện nay, mặt hàng cà phê được phân loại theo hệ thống HS của WCO (Tổ chức Hải quan thế giới) gồm 02 nhóm: nhóm cà phê, trà, maté và gia vị - HS 09 nhóm các chế phẩm ăn được khác - HS 21 (Tổng cục Hải quan, 2020)

Xuất khẩu cà phê là việc xuất khẩu mà mặt hàng được xuất khẩu ở đây là hạt cà phê Trong thương mại xuất nhập khẩu hiện nay, mặt hàng cà phê được phân loại theo hệ thống HS của Hải quan quốc tế bao gồm 02 nhóm: nhóm cà phê, trà, maté và gia vị

- HS 09 nhóm các chế phẩm ăn được khác - HS 21 (Tổng cục Hải quan, 2020)

Trong thực tế, xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu tại chỗ, tái xuất khẩu và gia công xuất khẩu (Đỗ Đức Bình & Ngô Thị Tuyết Mai, 2019) Tương tự như vậy, cà phê cũng được xuất khẩu theo những cách thức này Theo Nguyễn Minh Sơn

(2010) và Đỗ Thị Hòa Nhã (2017) các hình thức xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng được chia thành các hình thức sau:

- Xuất khẩu trực tiếp: Các nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới qua xuất khẩu trực tiếp (trên ⅔ kim ngạch Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác do không phải qua khâu trung gian Trong điều kiện thương mại quốc tế hiện đại như hiện nay, với vai trò bán hàng trực tiếp người bán có thể nâng cao uy tín của mình thông qua việc đảm bảo quy cách, chất lượng nông sản cũng như việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người mua Tuy nhiiên, hình thức này đòi hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy về thông tin (thị trường, giá cả,hàng rào phi thuế quan, ) đồng thời trong quá trình bán hàng cũng có thể gặp những rủi ro như bên mua hàng thanh toán chậm hoặc tỷ giá thay đổi,

- Xuất khẩu qua trung gian: Việc xuất khẩu hàng hóa được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của bên trung gian và người thứ ba này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định

- Xuất khẩu tại chỗ: doanh nghiệp bán hàng cho người nước ngoài ngay tại đất nước mình

- Tái xuất khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu mua hàng hóa ở nước này rồi bán lại giá cao hơn ở nước khác để thu lợi nhuận (mà không thực hiện gia công, chế biến)

Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam

2.2.1 Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu (GDP)

Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia Tức là, GDP của nước nhập khẩu lớn sẽ cho thấy nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của nước đó tăng lên Do cà phê là mặt hàng thiết yếu nên hầu hết các quốc gia đều quan trọng thứ hàng hóa này để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người dân Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trong hiệp định đều không có thế mạnh hay điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng cà phê và sản xuất cà phê vì thế họ sẽ đi nhập khẩu cà phê thay vì sản xuất mặt hàng này Điều này có nghĩa khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì sẽ làm nhu cầu nhập khẩu cà phê của quốc gia đó tăng lên Khi đó, tác động của quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu tới kim ngạch xuất khẩu là tác động cùng chiều tif và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng GDP của nước nhập khẩu tăng dẫn tới khả năng thanh toán cao hơn, tăng trưởng kinh tế và thu nhập của quốc gia cũng tăng Điều này dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao để đáp ứng được nhu cầu trong nước và sản xuất trong nước Từ đó, các nghiên cứu Quang Duy Phung & Tai Cong Nguyen (2022), Dao Nguyen Dinh (2020), Rossanto Dwi Handoyo và cộng sự (2018) đã kiểm định GDP của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều đến hoạt động xuất khẩu cà phê

2.2.2 Dân số nước nhập khẩu

Dân số là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhập khẩu và cả khả năng sản xuất của một quốc gia Mức độ tác động của dân số đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng có thể phân tích ở các góc độ khác nhau cụ thể:

Dân số tăng cũng tức là lượng cầu tăng khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng tức là kim ngạch nhập khẩu của các đối tác tăng Dân số tăng khiến quy mô lao động trong nước tăng làm tăng khả năng sản xuất dẫn tới tăng quy mô và kết quả sản xuất Khi đó, sản xuất trong nước cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu giảm (cũng tức là kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đối tác giảm) Như vậy, trên phương diện lý thuyết dân số nước nhập khẩu có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu cà phê của một quốc gia

Các nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà Nhã (2017), Ngô Thị Mỹ (201 ) chỉ rõ tác động cùng chiều của dân số hoạt động thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu nông sản) Cụ thể là dân số lớn sẽ dẫn đến tổng nhu cầu nhập khẩu của nước tăng lên Ngoài ra các nhà nghiên cứu nước ngoài như Erdem & Nazlioglu (2008) và Brada, Mendez (1985) cũng đã làm rõ tác động tích cực của yếu tố trên đến hoạt động thương mại Tuy nhiên, một vài nghiên cứu Linnerman (19 ), Oguledo & Macphee (1994) và Endoh (1999, 2000) cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của yếu tố dân số đến luồng thương mại

Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cước phí vận chuyển hàng hóa cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa nói chung và nhóm nông sản nói riêng Khi khoảng cách giữa hai quốc gia càng xa, chi phí vận chuyển càng lớn Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký hợp đồng, do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường cũng như lựa chọn mặt hàng để xuất khẩu Qua phân tích cho thấy, khoảng cách địa lý có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia Đây là lý do khiến các quốc gia thường chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước có chung đường biên giới hoặc các nước trong cùng khu vực Thêm vào đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa Vì vậy, theo lý thuyết khoảng cách địa lý tác động lên kim ngạch xuất khẩu là tác động ngược chiều Những nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà Nhã & Nguyễn Thị Thu Hà (2019), Vũ Bạch Diệp (2018), Zulkarnain Ishak (201 ), gus Nugroho (2014), Ekrem Erdem & Saban Nazlioglu (2008) cũng đã chỉ ra tác động ngược chiều của khoảng cách địa lý đến hoạt động xuất khẩu

2.2.4 Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam Đây là diện tích đất đai dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của một quốc gia Do vậy, diện tích đất nông nghiệp lớn hay nhỏ không chỉ quyết định đến quy mô sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng tới chiến lược xuất nhập khẩu nông sản tại quốc gia đó Về mặt tổng quát, khi xét với nước xuất khẩu thì diện tích đất nông nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu nông sản Tức là, khi diện tích đất nông nghiệp tăng, quy mô sản xuất được mở rộng, sản lượng hàng hóa nhiều làm cho lượng cung hàng xuất khẩu tăng lên và nhu cầu nhập khẩu nông sản giảm Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhân tố này cần căn cứ vào thực tế hiện nay đó là quá trình đô thị hóa nói chung đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến khả năng để tăng về mặt quy mô diện tích là rất khó

Bài nghiên cứu của Ekrem Erdem & Saban Nazlioglu (2008) đã chỉ ra yếu tố diện tích đất canh tác của nước nhập khẩu tác động ngược chiều, đồng nghĩa với việc diện tích đất của nước xuất khẩu có tác động cùng chiều đến giá trị kim ngạch xuất khẩu Thêm vào có một vài nghiên cứu đã bổ sung yếu tố diện tích theo các lĩnh vực để làm rõ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu như Lê Quỳnh Hoa và Phan Tấn Lực

(2021), Nguyễn Văn Niên (2020), Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2014)

2.2.5 Thuế quan của nước nhập khẩu

Thuế quan là một bộ phận cấu thành nên giá hàng hóa xuất nhập khẩu Việc áp đặt thuế quan cao gây tổn thất đối với lợi ích người tiêu dùng và tổng lợi ích toàn xã hội, thể hiện rõ tính chất bảo hộ đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước và tạo sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế

Thuế quan có thể làm tăng giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu Khi chi phí nhập khẩu tăng lên do thuế quan, giá bán của hàng hóa này trên thị trường nội địa cũng sẽ tăng Điều này có thể làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu so với sản phẩm nội địa, dẫn đến sự giảm mạnh trong lượng hàng xuất khẩu Khi một quốc gia tăng thuế quan lên hàng hóa xuất khẩu, điều này có thể làm tăng giá thành của hàng hóa đó khi nhập khẩu vào các quốc gia khác, làm cho sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước nhập khẩu Vì vậy, trên phương diện lý thuyết thì thuế quan của nước nhập khẩu có tác động ngược chiều đối với việc xuất khẩu một mặt hàng nào đó nói chung, sản phẩm cà phê nói riêng Các nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến (2013),

Vũ Thị Hạnh (2013) có nghiên cứu liên quan đến thuế quan để làm rõ ảnh hưởng của yếu tố này đến kim ngạch xuất khẩu

2.2.6 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của nước nhập khẩu

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) là các biện pháp đề cập đến quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Mục tiêu chính của Hiệp định TBT là đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế Tất cả quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp áp dụng đối với thương mại hàng hoá, nghĩa là tất cả các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp

Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với kim ngạch xuất khẩu có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào khả năng tuân thủ của các doanh nghiệp và quốc gia xuất khẩu Mặt tích cực của hàng rào kỹ thuật là nó giúp bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng cường uy tín và niềm tin của người mua hàng Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng trong việc tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu và tăng cường thị trường quốc tế Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật cũng có thể tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi họ cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu và tiêu chuẩn khác nhau Việc tuân thủ có thể đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển, cập nhật công nghệ sản xuất, và đào tạo nhân sự Nếu không đáp ứng được các quy định TBT, sản phẩm xuất khẩu có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế

Bài nghiên cứu của Rossanto Dwi Handoyo và cộng sự (2018) đã chỉ ra yếu tố hàng rào kỹ thuật trong thương mại tác động thuận chiều, đồng nghĩa với việc TBT có tác động cùng chiều đến giá trị kim ngạch xuất khẩu Nhưng ngược lại có nghiên cứu của Nguyễn Bích Thủy (2020) chỉ ra yếu tố này có tác động ngược chiều đối với kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên các bài nghiên cứu của Dương Đình Giám (201 ), Nguyễn nh Thu & Đặng Thanh Phương (2014) lại cho rằng TBT có tác động cùng chiều và ngược chiều đối với luồng thương mại

2.2.7 Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) của nước nhập khẩu

SPS là các biện pháp được áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người hay động vật từ những rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc bệnh tật để bảo vệ động vật hoặc thực vật từ sâu bệnh, dịch bệnh, hoặc sinh vật gây bệnh để ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại cho một quốc gia do sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của dịch bệnh và để bảo vệ đa dạng sinh học SPS bao gồm các biện pháp để bảo vệ sức khỏe thủy sản và động vật hoang dã, cũng như rừng và thực vật hoang dã

Sự tuân thủ các tiêu chuẩn SPS còn giúp giảm nguy cơ xâm nhập của các loại dịch bệnh động vật và thực vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học và duy trì sự ổn định của hệ thống nông nghiệp Các nước có hệ thống SPS mạnh mẽ thường xây dựng được hình ảnh tích cực trong cộng đồng quốc tế, từ đó có thể tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài Ngược lại, khi một quốc gia không thực hiện đúng các biện pháp SPS, có thể gặp phải sự từ chối hoặc hạn chế mức độ nhập khẩu từ phía các đối tác quốc tế Việc này có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó, làm giảm cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và tăng cường rủi ro về an toàn thực phẩm và dịch bệnh Vì vậy, theo lý thuyết các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS mang cả hai chiều hướng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu Theo bài nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền (2022), Nguyễn Hương Giang (2022), Nguyễn nh Thu & Đặng Thanh Phương (2014) làm rõ tác động của yếu tố này ảnh hưởng hai chiều Thêm vào đó một vài nghiên cứu có bổ sung yếu tố SPS theo các lĩnh vực để làm rõ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu như nghiên cứu của Nguyễn Bích Thủy (2020), Rossanto Dwi Handoyo và cộng sự (2018)

Tóm lại, trên phương diện lý thuyết đây là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của một quốc gia Ngoài các nhân tố này, còn một số nhân tố khác có khả năng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của các quốc gia tuy nhiên những nhân tố đó chưa được kiểm chứng rõ qua những bài nghiên cứu khác Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo chỉ tập trung vào những nhân tố cơ bản, đã được kiểm chứng qua những nghiên cứu trước đây.

KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

T ng uan về thực trạng vấn đề nghiên c u

Những năm qua, ngành cà phê Việt Nam có bước tiến nhanh khi diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng công nghệ chế biến hiện đại được các doanh nghiệp quan tâm đã tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu

Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 11/2023, Việt Nam đã xuất 3 9 8 tấn cà phê, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ tháng trước Giá trị xuất khẩu cà phê đạt 11 ,38 triệu USD, tăng 83,2% so với cùng kỳ tháng trước

Lũy kế 11,5 tháng vừa qua, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,51 triệu tấn cà phê, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2022 kim ngạch đạt 3,47 tỷ USD, giảm 1,9% Lũy kế 11,5 tháng ở mức 2.552 USD/tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2022

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICO ), kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 1, triệu tấn (hơn 27,7 triệu bao, 0kg/bao), giảm 4,5% so với niên vụ trước Kim ngạch thu về tăng 3,4% lên mức 4,08 tỷ USD (đây là mức kim ngạch cao nhất từ trước đến nay)

Trong từng loại cà phê xuất khẩu từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023, cà phê Robusta chiếm tỷ lệ cao nhất với 1,49 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, cà phê nhân rabica chỉ xuất khẩu 41.500 tấn, trị giá 1 9 triệu USD, cà phê nhân đã khử cafein

3 000 tấn, trị giá 13 triệu USD Cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), trị giá khoảng 510 triệu USD (khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ cà phê 2022/2023)

So với niên vụ trước, niên vụ này, cà phê Robusta xuất khẩu tăng khoảng 0,7% về khối lượng và 10,8% về kim ngạch Trong khi đó, cà phê rabica giảm khoảng 30,7% về khối lượng và giảm 34,9% về kim ngạch

Dự kiến niên vụ cà phê 2023-2024, sản lượng cà phê của Việt Nam giảm 10% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích trồng xen tăng, người nông dân sẽ đầu tư vào các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, cây ăn trái Do nguồn cung sụt giảm, giá cà phê sẽ tiếp tục ở mức cao do nhu cầu thị trường vẫn lớn, đặc biệt là

EU giai đoạn từ nay đến tháng 4 năm sau Cùng với đó, tại Trung Quốc, giới trẻ cũng ngày càng ưa thích cà phê hơn trà

Việt Nam có diện tích đất trồng lớn, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê thu được cao, nhưng tỷ lệ cà phê chế biến sâu còn thấp, do doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô Để nâng tầm giá trị, cần phải đầu tư công nghệ chế biến sâu cho cà phê

Thời gian qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hầu hết các khu vực kinh tế phát triển Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng phát triển thị trường, khẳng định vị thế, tiềm năng, thế mạnh ngành hàng nông, lâm, thủy sản nói chung và ngành nông sản nói riêng Đến nay, Việt Nam có hơn 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như rau quả, gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ Đây là những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Mặc dù, tăng trưởng nhưng lại chủ yếu nhờ tăng quy mô, sản lượng trong đó có nhiều sản phẩm vẫn xuất khẩu thô, nên giá trị thu được về vẫn chưa được như mong muốn, nhất là cà phê

Hiện, cả nước trồng khoảng 710.000ha cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên Hàng năm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam rất lớn, chẳng hạn như năm 2022 xuất khẩu trên 1,78 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 4 tỷ USD (vượt cả lúa gạo)

Theo ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, tỷ lệ cà phê chế biến sâu xuất khẩu rất thấp, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô cho đối tác nước ngoài Đơn cử, tại tỉnh Gia Lai, nơi đang có khoảng 99.000ha cà phê, trong đó hơn một nửa đã chuyển sang trồng theo các tiêu chuẩn 4C (giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường), organic (hữu cơ) để cho ra sản phẩm sạch, chất lượng cao…

Một trong những nguyên nhân cà phê chỉ xuất khẩu thô được ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cho biết, do số lượng nhà máy chế biến còn quá ít và nhỏ lẻ (cả tỉnh có khoảng 80 nhà máy và cơ sở chế biến) nên tỷ lệ cà phê qua chế biến chỉ khoảng 5%- %, còn lại là xuất thô Tỉnh Đắk Nông với gần 140.000 ha cà phê cũng tương tự

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng cà phê đưa vào chế biến trên 1,5 triệu/năm, với 3 sản phẩm chế biến trong đó, chế biến cà phê nhân có trên 100 cơ sở với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn chế biến cà phê bột (cà phê rang xay) có 20 cơ sở với tổng công suất 73.150 tấn sản phẩm/năm (gần 50% là cơ sở chế biến nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình) Riêng chế biến sâu, hiện cả nước mới có 0 nhà máy cà phê hòa tan, 17 nhà máy, cơ sở sản xuất cà phê phối trộn, với tổng công suất khoảng 220.000 tấn sản phẩm/năm, đạt tỷ lệ 12% Với con số 220.000 tấn cà phê được chế biến sâu đạt tỷ lệ 12% cho chúng ta thấy khối lượng cà phê được chế biến sâu còn quá thấp Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị xuất khẩu thu về

Kết uả phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 3.7: Bảng khái uát m c độ lớn nhất, m c độ nhỏ nhất, m c độ nh uân và độ lệch tiêu chuẩn của các iến

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

3.2.2 Kết quả phân tích số liệu

Bảng 3.8: Bảng kết uả phân tích số liệu Chỉ số Hệ số ước lượng Thống kê t P - value Kết luận

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

LnEXPvjt = 0.0448842* LnGDPG jt + 0.0110501* LnPOP jt + 0.0017457* LnAA vt – 0.0662209* LnTAX jt – 0.779733* TBT jt – 0.7416281* SPS jt + ε

Đánh giá kết uả

Từ kết quả phân tích mô hình trọng lực ở bảng trên, ta có thể thấy ngoài biến quan sát “Khoảng cách địa lý” không có ý nghĩa thống kê dấu tác động của các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Bắc Mỹ đều tương đồng với kỳ vọng

Th nhất, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Bắc Mỹ có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước này Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước nhập khẩu tăng 1% sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta 0.0448842% Điều này có nghĩa là việc tăng quy mô nền kinh tế sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu cà phê để sản xuất và tiêu dùng cũng tăng, qua đó làm kim ngạch nhập khẩu cà phê tăng, và theo đó kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng tăng theo

Th hai, iến uan sát dân số của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Khi dân số nước nhập khẩu tăng 1% thì sẽ làm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng 0.0110501% Kết quả này khẳng định khi dân số tăng thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cà phê tăng, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu cà phê của các nước này tăng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng tăng theo Kết quả này khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng và phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây

Th a, iến diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu lăm của Việt Nam mang dấu dương thể hiện tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cụ thể, diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm tăng 1% sẽ làm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng 0.0017457% Kết quả này khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng Khi diện tích đất trồng của Việt Nam tăng lên đồng nghĩa với việc sẽ có thêm điều kiện để sản xuất, khi đó sản lượng cà phê của Việt Nam tăng, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cà phê tới các nước cũng tăng theo

Th tư, iến thuế nhập khẩu tính theo %GDP của các nước nhập khẩu mang dấu âm thể hiện tác động ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước đối tác Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ giảm 0.0 2209% với mỗi 1% thuế nhập khẩu tính theo GDP của nước nhập khẩu Kết quả này phù hợp với giả thuyết và thực tế khi thuế nhập khẩu tăng lên, các nhà nhập khẩu sẽ nhập khẩu ít đi và các nhà xuất khẩu cũng sẽ hạn chế xuất khẩu do lo ngại giá cả tăng

Th năm, iến giả TBT (rào cản kỹ thuật) của các nước nhập khẩu có tác động ngược chiều đối với kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cụ thể, kể từ khi áp dụng các biện pháp rào cản kỹ thuật, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào các nước Bắc Mỹ đã giảm 0.779733% Điều này có thể được giải thích là do các thị trường Bắc Mỹ có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, xuất xứ, nhãn mác và các quy định về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội…Những quy định này đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu, do đó kim ngạch xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp lo ngại giá cả tăng hoặc một số doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ các điều kiện trên

Th sáu, iến giả SPS (các iện pháp kiểm định vệ sinh dịch tễ) của các nước nhập khẩu có tác động ngược chiếu tới kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt nam Cụ thể, từ khi áp dụng các biện pháp SPS, kim ngạch xuất khẩu cà phê của

Việt Nam vào các nước này giảm 0.741 281% Điều này có thể được giải thích tương tự như biến TBT, khi các nước thị trường Bắc Mỹ đều có những quy định khắt khe về kiểm định vệ sinh dịch tễ Các biện pháp này yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải thay đổi quy trình sản xuất, thực hiện nghiêm ngặt từ kiểm soát nguồn gốc, quản trị chất lượng, thử nghiệm để đảm bảo phù hợp với các quy định vệ sinh dịch tễ, liên tục cập nhật các quy định mới Các quá trình trên làm tăng chi phí sản xuất, qua đó hạn chế doanh nghiệp xuất khẩu do lo ngại giá cả tăng hoặc một số doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ các điều kiện.

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w