BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU TRÁI SẦU RIÊNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trên đường xích đạo với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, lao động cho phép phát triển tốt một ngành nông nghiệp đa dạng, bền vững với nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế lớn Trong số đó, sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, được Nhà nước đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ trong những năm gần đây
Năm 2023 đánh dấu một kỷ lục mới của sầu riêng Việt Nam khi tổng kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu nhóm rau quả, chiếm tỷ trọng 51% Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đã đạt 2,1 tỷ USD, một con số cao kỷ lục từ trước đến nay Mức kỷ lục này đã nâng thị phần xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vượt qua hai đối thủ lớn là Philippines và Malaysia tại thị trường Trung Quốc, khiến Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 97%, đạt gần 1,9 tỷ USD Cũng trong năm 2023 này, sản lượng sầu riêng tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022, ước tính khoảng 1 triệu tấn sầu riêng được sản xuất
Ngoài ra, sầu riêng Việt Nam cũng đang dần có lợi thế do ta đã ký thành công với Trung Quốc Nghị định thư về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 6 năm 2022 Tham gia ký kết Nghị định thư, giá sầu riêng Việt Nam tăng gấp ba lần, xuất khẩu tăng kỷ lục 294% sau 4 tháng, tạo thu nhập cải thiện đời sống cho người nông dân
Nhận thấy cơ hội và tiềm năng trong xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tương lai, nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái sầu riêng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” nhằm chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sau khi ký Nghị định thư với Trung Quốc, cùng với cơ sở là kết quả nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng của các doanh nghiệp Việt nam sang thị trường đầy tiềm năng này.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc Từ đó đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng của các nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố bất lợi để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
- Góp phần hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận cũng như tổng kết các nghiên cứu thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng
- Phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc
- Xây dựng hệ thống các giải pháp cho các cơ sở sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, đề xuất phương hướng đối phó với các thách thức và nắm bắt những cơ hội để phát triển trong hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang các nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc
- Về không gian: Việt Nam và Trung Quốc
Những đóng góp của nghiên cứu
Thứ nhất, đề tài xác định được các yếu tố có tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc thông qua các chính sách giữa hai bên đưa ra nhằm thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng sản lượng nhập khẩu
Thứ hai, kết quả của bài nghiên cứu đóng góp thêm các thông tin cho ngành xuất khẩu nói chung và ngành xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam nói riêng Từ đó chỉ ra những tiêu chí để đánh giá về các yếu tố tác động đến xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy được cái nhìn khách quan nhất về ngành xuất khẩu sầu riêng, qua đó cho ta thấy được Trung Quốc có phải là một thị trường tiềm năng để Việt Nam tiếp tục xuất khẩu hay không.
Cấu trúc của nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc
Chương 5: Kết quả và đánh giá
Chương 6: Kết luận và khuyến nghị
Những nghiên cứu trước đó về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng
Hiện nay, nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu sầu riêng nói chung và của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nói riêng còn hạn chế Nguyễn Thu Hằng & Đào Thị Khánh Linh (2020) đã nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp và phân tích để đánh giá thực trạng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan Bài nghiên cứu đã đưa ra kết luận về năng lực cạnh tranh sầu riêng của Việt Nam đang ở mức rất cao và ngày càng gia tăng, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro suy giảm do vẫn phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống Từ đó, nhóm tác giả cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang Đài Loan
Suhana Safari, Nur Azlin Razali, Wan Mahfuzah Wan Ibrahim, and Mohd Sukri Abdul Rahim (2021) đã nghiên cứu điển hình về chuỗi cung ứng xuất khẩu sầu riêng nguyên quả đông lạnh của Malaysia sang Trung Quốc bằng phương pháp nghiên cứu định tính đã chỉ ra tổng thời gian thực hiện hoàn thiện tất cả các giai đoạn trong chuỗi cung ứng là 28 ngày Sản lượng sầu riêng sang Trung Quốc được dự báo sẽ tăng do sự tăng lên về thu nhập khả dụng, lối sống và sự ưa thích của người Trung Quốc Các nhà xuất khẩu Malaysia được khuyến khích xem xét việc xây dựng quan hệ đối tác với chuyên gia xuất khẩu và chuỗi quốc tế các cửa hàng trong và ngoài nước Tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị và chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình tích hợp chuỗi cung ứng
Vũ (2009) đã sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra kết luận rằng, dù còn nhiều hạn chế, nhưng sầu riêng vẫn là một sản phẩm mang lại hiệu quả cao cho nông dân tại tỉnh Tiền Giang Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh Tiền Giang Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tập trung vào hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam Năm 2014, Phan đã triển khai nghiên cứu định lượng để đánh giá ưu và nhược điểm của từng thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng sầu riêng và phát hiện ra một số xu hướng tiêu dùng đối với sản phẩm sầu riêng, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sầu riêng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, nghiên cứu chưa khai thác yếu tố tiêu thụ và xuất khẩu ở nước ngoài kết hợp với xem xét các quy định về thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu
Qua các bài nghiên cứu trên có thể thấy các bài nghiên cứu khoa học liên quan chưa khai thác và đánh giá đầy đủ hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của người dân (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Trong lý luận thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài còn trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài
Theo Điều 28, khoản 1, chương 2 Luật thương mại 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại (NXB Chính trị quốc gia 1999), xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất tại một nước để tiêu dùng ở nước khác Còn theo Luật Hải quan năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hàng, hàng hóa được coi là xuất khẩu sau khi đã hoàn tất các thủ tục hải quan (tức là đã thông quan) Ấn bản “Hệ thống tài khoản quốc gia 1993” của Liên hợp quốc, với cách tiếp cận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ dựa trên khái niệm người cư trú (resident) và người không cư trú (non-resident) thì lại cho rằng xuất khẩu là việc người cư trú bán hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú tại một quốc gia nào đó
Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu tùy theo từng cách tiếp cận Dưới góc độ tiếp cận của bài nghiên cứu, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia với quốc gia khác trên thế giới
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động theo đó doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hóa ở thị trường trong nước rồi trực tiếp bán cho người mua ở thị trường nước ngoài mà không sử dụng qua trung gian thương mại Với hình thức này doanh nghiệp có thể trực tiếp kiểm soát hoạt động phân phối, xây dựng nhãn hiệu cũng như định giá các sản phẩm do mình cung cấp DN sẽ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường và khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng
Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu hàng hóa khi nhà xuất khẩu không làm việc trực tiếp với người nhập khẩu ở nước ngoài mà sẽ thông qua một bên thứ ba được gọi là trung gian thương mại
Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tạm xuất, tái nhập: là việc mua hàng của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam rồi lại làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến Ví dụ như mang tranh đi triển lãm, mang máy móc đi sửa chữa rồi lại mang về
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả lớn Vai trò của xuất khẩu được thể hiện ở các mặt sau:
• Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
• Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
• Tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi
• Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định
• Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
• Tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu, thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu
2.1.4 Hệ thống các tiêu chí đánh giá xuất khẩu của một quốc gia
Hệ thống các tiêu chí đánh giá xuất khẩu của một quốc gia bao gồm hai nhóm tiêu chí Cụ thể:
- Nhóm tiêu chí phản ánh quy mô xuất khẩu:
• Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu: là số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu của một quốc gia sang một thị trường cụ thể trong một khoảng thời gian xác định
• Chỉ tiêu về khối lượng xuất khẩu: phản ánh quy mô về số lượng xuất khẩu sang một thị trường cụ thể của một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định
- Nhóm tiêu chí đánh giá trình độ xuất khẩu gồm có chỉ tiêu lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed Comparative Advantage-RCA) Theo đó, RCA được dùng để đo lường lợi thế so sánh theo ba cách phổ biến: (1) Đo lường lợi thế so sánh trong một lĩnh vực nhất định bằng cách so sánh giá trị tính toán với giá trị 1;
(2) Xác định lợi thế giữa các ngành hàng trong phạm vi một quốc gia hay giữa các quốc gia bằng cách sử dụng bảng xếp hạng theo thứ tự giá trị chỉ số lợi thế so sánh và (3) Xác định lợi thế so sánh (hay bất lợi) của một quốc gia nhất
11 định trong những khoảng thời gian để đánh giá sự thay đổi trong cơ cấu ngành hàng có lợi thế so sánh ((Elias Sanidas & Yousun Shin, 2010) Lợi thế so sánh theo chỉ số RCA được đo lường trên kết quả tiêu thụ (khả năng cạnh tranh) trên thị trường quốc tế của một quốc gia (kim ngạch xuất khẩu, thị phần xuất khẩu) so với thế giới hay so với từng đối tác thương mại.
Cơ sở lý luận về sầu riêng
Theo từ điển Cambridge định nghĩa, sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới lớn, có hình bầu dục, có vỏ cứng bao phủ bởi các đầu nhọn, thịt màu vàng, cam hoặc đỏ và mùi rất nồng
Theo từ điển Collins định nghĩa, sầu riêng là quả của một loại cây thân gỗ ở Đông Nam Á, có mùi khó chịu nhưng hương vị dễ chịu
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio zibethinus; tên tiếng Anh: Durian) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae) có nguồn gốc từ Mã Lai (Malaysia) từ hơn 600 năm trước Hiện nay, sầu riêng phân bố chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… Sầu riêng được coi là “vua của các loại trái cây”, nó có kích thước lớn, nhiều gai nhọn bao quanh vỏ và có mùi nồng đặc trưng mà không loại trái cây nào có Tuy có mùi nặng nhưng vị của sầu riêng được nhận xét là ngọt, ngậy, bùi và béo như món kem bơ béo ngậy Nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace vào thế kỷ XIX đã mô tả cơm sầu riêng có vị như là “một món trứng sữa nồng hương vị hảo hạng hạnh nhân” Đồng thời, sầu riêng cũng là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu kali, sắt, vitamin B, vitamin C và là nguồn chất xơ tuyệt vời Chính vì vậy, loại quả này có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, huyết áp và sức khỏe tim mạch, chống lão hóa, rối loạn chức năng tình dục, ung thư, sức khỏe xương và thiếu máu Hiện nay có khoảng 30 loại sầu riêng được xác nhận, trong đó có khoảng 11 loại có thể ăn được
2.2.2 Phân loại và đặc điểm của từng loại sầu riêng
Sầu riêng là cây ăn trái vừa có giá trị kinh tế và vừa có giá trị dinh dưỡng cao Theo số liệu thống kê cho thấy trong 100gram múi sầu riêng sẽ có đầy đủ các chất đường, chất đạm, chất béo và chất xơ Sầu riêng còn chứa vitamin A, Axit ascorbit, calci, phospho, Kali… Hiện nay, trên thị trường có 8 loại sầu riêng phổ biến, bao gồm:
• Sầu riêng Ri6: Được ưa chuộng bởi mùi thơm đặc trưng, cơm dày, hạt lép, vị ngọt, béo vừa phải Quả sầu riêng có dạng bầu dục, phần đáy hẹp, vỏ quả mỏng có màu vàng xanh Cơm sầu riêng dày màu vàng rất đẹp, hạt bé hoạt lép Khi trái chín có thể nặng được 3kg đến 5kg Giống sầu riêng Ri6 thường thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mưa
12 nhiều nóng ẩm Vì vậy mà ở đồng bằng sông cửu Long sầu riêng Ri6 ngày càng được trồng nhiều và nó trở thành một trong những hình thức mang lại kinh tế cho người dân Giá sầu riêng Ri6 dao động từ 90.000 đến 150.000 đồng/kg tùy vào từng thời điểm
Hay còn gọi là sầu riêng Monthong có nguồn gốc từ Thái Lan Du nhập vào nước ta đầu năm 1990, trông chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ Với một đầu hơi to và một đầu nhỏ Gai sầu riêng thường thưa thớt và lớn có độ dài khoảng từ 1,25cm So với sầu riêng Ri6 sầu riêng Thái có trọng lượng nhẹ hơn với quả chỉ đạt từ 2-4kg Thịt cơm sầu riêng vừa ngọt thanh lại có độ béo vừa đủ không quá ngấy nên được nhiều người ưa thích Cơm sầu riêng khi chín có màu vàng hơi nhạt nhưng phần cơm rất dày
Sầu riêng thái có giá dao động từ 100.000 đến 140.000 đồng/kg tùy thời điểm
Do được con người phát hiện nó mọc hoang ở chuồng bò nên được gọi là sầu riêng chuồng bò Thủ phủ của giống sầu riêng này là vùng Cai Lậy-Tiền Giang, Chợ Lách- Bến Tre và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ Giống như sầu riêng Monthong và sầu riêng Ri6, sầu riêng chuồng bò là loại sầu riêng có hạt lép, phần vỏ quả sẽ chuyển sang màu xám hoặc vàng xám khi chín, gai của quả sầu riêng khá to và mọc dày Trọng lượng trung bình của sầu riêng chuồng bò khoảng 2,5kg
Sầu riêng chuồng bò có giá dao động khoảng từ 130.000 đồng đến 150.000 đồng/kg
Có nguồn gốc từ Malaysia, ở đó chúng mọc hoang nên người dân Malaysia gọi là sầu riêng rừng Đây là loại sầu riêng chủ yếu nhập khẩu và khá hiếm ở Việt Nam Ngày nay giống sầu riêng ruột đỏ được trồng ở Bến Tre và bán với mức giá khá cao Khác với mùi vị truyền thống của các loại sầu riêng thường thấy, loại này có mùi vị giống như socola đen đậm pha trộn thêm vị béo Tuy nhiên, cũng có người cảm nhận thấy sầu riêng ruột đỏ có vị như rượu vang lên men…Giống sầu riêng này nổi bật không chỉ màu sắc phần thịt cơm, mà nó còn có mùi hương nhẹ không nồng như những loại sầu riêng Ri6 hay sầu riêng Thái Phần cơm của sầu riêng có vị ngọt và khá mềm, hương vị gần giống như giống sầu riêng ruột vàng Phần thịt có màu đỏ như màu quả gấc, hạt quả sầu riêng giống như hạt mít, cơm sầu khá mỏng Sầu riêng ruột đỏ tính theo giá thị trường Việt Nam dao động từ 86.000 đồng đến 200.000 đồng/kg tùy từng loại
Musaking là giống cây xuất xứ từ bang Sabah, Malaysia Được mệnh danh là một trong những loại sầu riêng ngon nhất thế giới được mệnh danh là “ông vua” của dòng sầu riêng Trái sầu riêng có hình bầu dục màu xanh và có kích thước không quá lớn Các gai của quả sầu riêng có khoảng cách khá xa và rất lớn giống như hình Kim Tự Tháp Phần cuống của quả khá phẳng không có gai Sầu riêng có hơi đắng và không
13 quá ngọt nên có thể ăn số lượng nhiều mà không có cảm giác chán Hương vị quả có vị đắng tương tự như quả bơ Khi trái cây rớt xuống thì sẽ được người dân thu hoạch tiến hành tách ra lấy phần thịt đóng gói ướp lạnh để đưa đi tiêu thụ Thịt của trái sầu riêng thường có màu vàng khá đặc trong rất mọn, bề mặt của thịt không có sợi và khá chắc, tỷ lệ hạt lép cao cơm lại vàng đậm đà mùi và dẻo tạo thành một hương vị đặc trưng của sầu riêng Malaysia
Sầu riêng Musaking được bán với giá dao động khoảng từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng/hộp 400gram
Có nguồn gốc từ Campuchia, đặc sản nổi tiếng miền Tây không chỉ được yêu thích trong nước Quả sầu riêng này thường có hình dáng nhỏ chỉ đạt khoảng 3kg Hương vị của sầu riêng Cái Mơn không quá ngọt như giống sầu riêng chuồng bò Mà nó có vị ngọt vừa phải không nhạt mà hơi béo như giống sầu riêng Ri6 Thịt cơm có màu vàng như màu mỡ gà không quá đậm cũng không quá nhạt Hạt lại lép nên được du khách yêu thích
Sầu riêng cái mơn có giá bán trên thị trường khoảng 135.000 đồng/kg
Là một trong những giống sầu riêng đã xuất hiện từ lâu đời Nhưng nó lại không giống như sầu riêng musang King Giống sầu riêng này được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long Và được gọi với cái tên sầu riêng khổ qua Vì quả sầu riêng không chỉ có vị ngọt của giống sầu riêng mà kết hợp thêm vị nhẵn nhẵn đắng giống như khổ qua Nên hương vị của giống sầu riêng này vì mới lạ nên cũng rất được yêu thích trên thị trường
Sầu riêng được chia làm hai loại bao gồm sầu riêng khổ qua vàng và sầu riêng khổ qua xanh Mỗi một loại đều có những đặc điểm riêng về kích thước, mùi vị và màu sắc Nhưng giống sầu riêng khổ qua xanh lại được ưa chuộng hơn Sầu riêng khổ qua xanh là loại sầu riêng có gai nhỏ mọc dày, vỏ có màu xanh, gai nhọn giống như trái khổ qua Phần thịt bên trong sầu riêng có màu vàng hơi nhạt Thịt nhão nhưng lại có hương nhẹ nhàng, ngọt béo vừa ăn Đặc biệt là với hương vị đắng hơi nhẵn như khổ qua làm cho người ăn cảm nhận được một hương vị đặc biệt mới lạ Giữa vị ngọt béo đơn thuần của sầu riêng kết hợp hơi đắng của khổ qua làm cho người ăn không có cảm giác ngán khó chịu Sầu riêng khổ qua được bán với giá dao động từ 120.000 đồng đến 130.000 đồng/kg
Là chủng sầu riêng do Ông Sáu Hữu ở ấp 12 xã Long Trung, Cai Lậy, Tiền Giang nghiên cứu, lai tạo, phát triển thành công lần đầu tại Tiền Giang và được phổ biến rộng rãi sang các tỉnh miền tây, nhiều nhất là Tiền Giang và Bến Tre Sầu riêng 6 Hữu hạt lép, cơm vàng, dẻo, ngọt, thơm và béo có đủ các yếu tố của một giống sầu riêng cao cấp Tuy nhiên, loại sầu riêng này có quả nhỏ trung bình mỗi quả khoảng chừng 1,2kg-2,5kg, hiệu quả kinh tế thấp, khó trồng nên hiện nay không còn được
14 trồng nhiều, chỉ một số ít nhà nông ở các tỉnh miền tây trồng để bán nhỏ lẻ, nên số lượng còn rất ít không đủ để xuất khẩu nên trong tương lai có nguy cơ tuyệt chủng 2.2.3 Đặc trưng sầu riêng Việt Nam
Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng
- Các nhân tố bên trong:
Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của họ Một trong những yếu tố chính là khía cạnh sản xuất và chất lượng của sản phẩm Việc duy trì và cải thiện chất lượng của sầu riêng không chỉ là một yếu tố quyết định về sự thành công xuất khẩu mà còn liên quan đến việc duy trì danh tiếng và khách hàng trung thành Các doanh nghiệp cũng cần tập trung vào năng lực nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và duy trì tính cạnh tranh Sự đổi mới trong quy trình sản xuất và tiếp thị là quan trọng để không chỉ thu hút khách hàng mà còn để định hình và giữ vững thị phần trên thị trường quốc tế Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu hóa, doanh nghiệp cần có khả năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, Điều này bao gồm việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng đối với biến động của thị trường Ngoài ra, còn có yếu tố nhân sự Các doanh nghiệp cần đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên sâu về xuất khẩu và thị trường quốc tế Sự hiểu biết vững về quy tắc xuất xứ, quy định thương mại quốc tế và ngôn
15 ngữ kinh doanh quốc tế là quan trọng để tránh những rủi ro và xử lý hiệu quả vấn đề pháp lý Bên cạnh đó, quản lý tài chính là một khía cạnh quan trọng Doanh nghiệp cần có khả năng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa cơ cấu tài chính để giảm thiểu chi phí vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giá
- Các nhân tố bên ngoài:
Ngoài các nhân tố bên trong như trên, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải đối mặt với các nhân tố bên ngoài Một trong những yếu tố chính là môi trường chính trị và pháp lý quốc tế Chính sách thương mại và các hiệp định quốc tế có thể tạo ra cơ hội mới hoặc tăng cường rủi ro về thuế và quy định, ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của các doanh nghiệp
Tình hình kinh tế toàn cầu và khu vực đóng vai trò quan trọng Sự suy thoái hay phục hồi kinh tế toàn cầu có thể tác động đến nhu cầu và giá cả sản phẩm xuất khẩu, còn tình hình kinh tế tại các thị trường đích cũng ảnh hưởng đến sức mua và tiêu dùng Cạnh tranh từ các đối thủ và thị phần là một thách thức lớn, doanh nghiệp cần theo dõi chiến lược cạnh tranh và thị phần để điều chỉnh chiến lược của mình và duy trì sự cạnh tranh Tỷ giá hối đoái và rủi ro tài chính là những yếu tố khác mà doanh nghiệp xuất khẩu cần xem xét Biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm, trong khi rủi ro tài chính từ biến động thị trường có thể đòi hỏi các biện pháp quản lý rủi ro chặt chẽ Yếu tố xã hội văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng Phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm, sự nhạy cảm với văn hóa và yếu tố xã hội cần được đánh giá để điều chỉnh chiến lược tiếp thị và quảng bá Các biến động thời tiết và khí hậu cũng là yếu tố quan trọng, đặc biệt là khi sầu riêng là một loại cây trồng nhạy cảm, điều này đòi hỏi doanh nghiệp có sự chuẩn bị và quản lý rủi ro để đối phó với biến động không lường trước được của thời tiết Cuối cùng, chính sách môi trường và an sinh xã hội cũng cần được xem xét Yêu cầu về tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường quốc tế và ảnh hưởng của các chính sách an sinh xã hội đến sản xuất có thể tạo ra thách thức hay cơ hội tùy thuộc vào cách doanh nghiệp quản lý và thích ứng
Do đó, để doanh nghiệp có thể thuận lợi xuất khẩu sầu riêng sang nước khác, doanh nghiệp không chỉ tập trung vào nội lực mà còn phải linh hoạt đối diện với những yếu tố bên ngoài đa dạng và đôi khi không dự đoán được trên thị trường quốc tế Sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tự tin và linh hoạt trong cuộc đua xuất khẩu toàn cầu
2.3.2 Sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng
Sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả Mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng, chính sách xuất khẩu và biến động tỷ giá hối đoái, cùng với rủi ro tài chính, tạo nên một bức tranh phức tạp và đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo
Chất lượng sản phẩm không chỉ là một yếu tố quan trọng về mặt chất lượng mà còn liên quan chặt chẽ đến quản lý chuỗi cung ứng Một sản phẩm chất lượng cao đòi hỏi nguồn cung nguyên liệu ổn định và đáng tin cậy Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giúp đảm bảo rằng quá trình sản xuất được thực hiện một cách suôn sẻ và giảm thiểu rủi ro về nguồn cung
Chính sách xuất khẩu và tình hình chính trị quốc tế tương tác chặt chẽ, tạo nên một hệ thống liên kết giữa quy định và môi trường chính trị Một chính sách xuất khẩu thuận lợi có thể tăng cường sự linh hoạt của doanh nghiệp và giảm những khó khăn trong quá trình xuất khẩu Sự ổn định chính trị cũng giúp tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và thương lượng quốc tế
Tỷ giá hối đoái và rủi ro tài chính là những yếu tố không thể phủ nhận về tác động của chúng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu Biến động của tỷ giá có thể tăng chi phí sản xuất và hưởng đến giá cả sản phẩm trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, sự quản lý thông minh của rủi ro tài chính có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng những cơ hội xuất khẩu có thể xuất hiện trong bối cảnh biến động này
Tất cả các yếu tố này không tự động hoạt động một cách độc lập mà chúng tạo ra một mạng lưới tương tác động lực Chẳng hạn, chính sách xuất khẩu thuận lợi có thể giúp giảm áp lực tài chính do biến động tỷ giá hối đoái trong khi chất lượng sản phẩm cao và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả làm tăng giá trị thương hiệu và khả năng cạnh tranh toàn cầu
Do đó, sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng không chỉ tạo nên một cơ hội nhưng cũng là một thách thức Sự hiểu biết sâu rộng và chiến lược linh hoạt sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp vươn lên và tồn tại trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay.
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H01: Khoảng cách địa lý tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc.
Giả thuyết H02: GDP của Trung Quốc tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc.
Giả thuyết H03: Dân số của Trung Quốc tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc.
Giả thuyết H04: Diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc.
Giả thuyết H05: Chính sách thuế quan của Việt Nam tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc.
Giả thuyết H06: Đối thủ cạnh tranh tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc
Giả thuyết H07: Số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc
Giả thuyết H08: Chi phí vận chuyển tác động tích đến hoạt động xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc
Giả thuyết H09: Thương hiệu tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Từ việc tổng quan tài liệu, dựa vào mô hình kết hợp với phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam như đã đề cập ở 2 chương trước, bài nghiên cứu đi đến xây dựng khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam như sau:
Sơ đồ trên là mô tả về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc mà nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu Qua đó nhóm đưa ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam bao gồm: GDP, dân số, diện tích đất trồng, đối thủ cạnh tranh và thương hiệu
3.1.2 Cơ sở lựa chọn mô hình
Việc lựa chọn mô hình được dựa trên cơ sở của mô hình trọng lực (Gravity model) kết hợp với các nghiên cứu trước đây như của Aitken (1973), Anderson (1979) và một số nghiên cứu khác từ Gbetnkom và Khan (2002) đã chứng minh được việc cần phải lượng hóa mô hình cụ thể khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch trao đổi thương mại quốc tế
Mô hình trọng lực được xây dựng dựa trên nền tảng của lý thuyết thương mại quốc tế, cụ thể là lý thuyết lợi thế so sánh và mô hình Heckscher-Ohlin Theo lý
18 thuyết này, các quốc gia có xu hướng giao thương với nhau để tận dụng lợi thế so sánh của mỗi quốc gia Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc do tính phổ biến cũng như tính phù hợp của nó đối với nghiên cứu này.
Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những yếu tố nào tác động đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc bằng cách tiếp cận mô hình trọng lực? Xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố đó đến hoạt động trên trong thời gian qua như thế nào?
(2) Thực trạng hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn 2022 - 2023? Những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại?
(3) Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc? Những triển vọng trong tương lai của hoạt động xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc là gì?
Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận định lượng và phương pháp định tính
• Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm tiếp cận mô hình Gravity, sử dụng phương pháp PPML để tiến hành phân tích hồi quy, định lượng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam Những ước lượng được thực hiện thông qua phần mềm Stata và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn như internet, tạp chí…
• Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm thu thập các dữ liệu thông qua các bài báo, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Củng cố và bổ sung thêm các cơ sở khoa học cho các nghiên cứu trước đó
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng những dữ liệu được các trang web của các tổ chức uy tín trên thế giới và Việt Nam:
• Ngân hàng thế giới (World Bank): Cung cấp dữ liệu về GDP, dân số, thương mại, đầu tư
• Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund): Cung cấp dữ liệu về tỷ giá hối đoái, lãi suất…
• Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development): Cung cấp dữ liệu về kinh tế vĩ mô, thương mại, đầu tư…
• Tổng cục thống kê: Cung cấp dữ liệu về GDP, dân số, thương mại, đầu tư…
• Ngân hàng Nhà nước: Cung cấp dữ liệu về tỷ giá hối đoái, lãi suất…
• Các bộ ngành liên quan: Cung cấp dữ liệu về lĩnh vực cụ thể (như Bộ Công Thương cung cấp dữ liệu về xuất nhập khẩu)
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
3.5.1 Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng phổ biến trong các bài phân tích các vấn đề liên quan tới xã hội, đặc trưng của phương pháp này là không thể lượng hóa được bằng con số cụ thể Chính vì vậy, dựa trên các quan sát thực tế đối với đề tài của nhóm, nhóm sẽ sử dụng hai công cụ là phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo luận Nhóm sẽ thu thập các thông tin từ các bài nghiên cứu của các chuyên gia có đề tài liên quan tới đề tài của nhóm và thông qua thu thập thông qua các tri giác của người nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
3.5.2 Phương pháp phân tích định lượng
Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, nhóm tiến hành phân tích các số liệu này bằng phần mềm STATA Bao gồm có:
Thống kê mô tả Đây là phương pháp sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu Bằng các chỉ tiêu như bình quân, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn…sẽ hình thành nên cái nhìn khái quát nhất về hoạt động xuất khẩu gạo cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc
Phân tích hồi quy là kỹ thuật tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến độc lập ) bằng một phương trình phù hợp nhất với các kết quả quan sát
Mô hình trọng lực có cấu trúc:
𝐸𝑋𝑃 VQt = DT VQ GDP Qt PP Qt AA Vt TP VQ IC LB Vt SC VQ BN e Qt 𝑒 𝜀
𝐸𝑋𝑃 VQt : Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm t
DT VQ : Khoảng cách địa lý của Việt Nam và Trung Quốc
GDP Qt : GDP của Trung Quốc
PP Qt : Dân số của Trung Quốc trong năm t
AA Vt : Diện tích đất trồng sầu riêng của Việt Nam trong năm t
TP VQ : Chính sách thuế quan của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
IC: Đối thủ cạnh tranh
LB Vt : Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam trong năm t
SC VQ : Chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc
𝜀 : Sai số ngẫu nhiên Để phân tích tác động và đưa về mô hình hồi quy các nhà nghiên cứu thực hiện lấy log tự nhiên của hai vế trong phương trình Vì vậy, phương trình nghiên cứu được đề xuất như sau:
Ln𝐸𝑋𝑃 VQt =1.LnDT VQ + 2.LnGDP Qt + 3.LnPP Qt +4.LnAA Vt + 5.LnTP VQ + 6.LnIC+ 7.LnLB Vt +8 LnSC VQ +9.LnBN e Qt 𝑒 𝜀
Mô hình này sẽ ước lượng cho biến phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc Mô hình lực hấp dẫn có thể ước lượng bằng phương pháp OLS truyền thống Tuy nhiên, kỹ thuật ước lượng PPML (Poisson Pseudo Maximum Likelihood) được sử dụng trong nghiên cứu này do có những lợi thế khi so sánh với OLS Đó là (1) ước lượng PPML có thể xử lý phần nào vấn đề phương sai sai số thay đổi và tính không đồng nhất trong dữ liệu thương mại (Satos Silva và Tenreyro, 2006), (2) ước lượng PPML phù hợp với các hiệu ứng cố định trong mô hình lực hấp dẫn với các tham số cấu trúc (Arvis và Shepherd, 2013), (3) ước lượng PPML có thể xử lý những thông tin trong các dòng có thương mại bằng không, (4) ước lượng PPML cũng có thể sử dụng để tính toán ảnh hưởng của các chính sách thương mại trong mô hình cân bằng tổng thể với tính nhất quán cáo về lý thuyết (Anderson và cộng sự, 2015)
Bảng kỳ vọng xu hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Tên biến Kỳ vọng xu hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều (-) Tác động ngược chiều
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
Thực trạng xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam
4.1.1 Đặc điểm thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia rộng lớn với diện tích lớn thứ ba thế giới và số dân khoảng 1,42 tỷ người; đồng thời, quốc gia này còn là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới về tổng quy mô GDP, là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất Tiêu dùng đóng vao trò lớn nhất, là nguồn động lực giúp cho kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng Trong 3 quý đầu năm 2023, tỷ lệ đóng góp của chi tiêu tiêu dùng vào tăng trưởng kinh tế tăng lên 83,2% Thị trường tiêu dùng Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về thực phẩm Những năm trở lại đây, giới trẻ đã trở thành lực lượng chính trên thị trường tiêu dùng của Trung Quốc Nhóm những người sinh vào những năm 1990,
2000 đang dần có nhu cầu cao hơn và sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn cho sự mới mẻ, cá tính, chất lượng, trải nghiệm của sản phẩm Song song với đó, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng, an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường và các thuộc tính khác
Năm 2023, GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng hơn 5% so với năm ngoái, đạt nhiều mục tiêu của giới chức Trung Quốc Dù tốc độ tăng trưởng đạt mục tiêu bất chấp nhiều thách thức, nhưng đến nay, Trung Quốc vẫn chịu sức ép từ khủng hoảng bất động sản kéo dài, nợ chính quyền tăng cao, kinh tế toàn cầu trì trệ Tính riêng sầu riêng, chỉ trong 10 tháng năm 2023, Trung Quốc đã chi hơn 6.373 tỉ USD nhập khẩu sầu riêng, tương đương gần 1.359.000 tấn; tăng 88.3% về lượng và tăng 81% giá trị so với cùng kỳ năm 2022 Thái Lan là nguồn cung sầu riêng lớn nhất của thị trường này với số lượng gần 903.903 tấn, tăng 27.7%, đạt giá trị hơn 4.419 tỉ USD Việt Nam là nguồn cung sầu riêng lớn thứ hai nhưng đứng thứ nhất về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Đứng ở vị trí thứ ba là Philippines Sở dĩ sức tiêu thụ sầu riêng tại Trung Quốc lớn là vì tại đất nước tỉ dân này, sầu riêng là loại trái cây rất được yêu thích, được người dân ví là loại quả sang trọng như cherry, có thể dược lựa chọn làm quà cưới
4.1.2 Tình hình xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7 năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,07 tỉ USD, tăng 809% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm hơn 1 tỉ USD là sầu riêng tương và sầu riêng đông lạnh chỉ chiếm khoảng 63 triệu USD Xuất khẩu sầu riêng vẫn chiếm vị trí đầu bảng khi xuất khẩu sang thị
22 trường này đtạ 963 triệu USD Ngoài ra, trong năm 2023, một điểm đáng chú ý là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang Papua New Guinea, đạt giá trị 5.478 triệu USD, tăng hơn 2000% so với năm 2022 Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt gần 3,6 triệu USD; Canada đạt gần 2,5 triệu USD; Pháp khoảng 639.000 USD và Ý đạt khoảng 353.000 USD Đây đều là các thị trường tăng trưởng 3 con số, đặc biệt là Ý với con số lên đến 851% Dù những thị trường chưa đạt được giá trị lớn nhưng có thể thấy, đầu ra của sầu riêng Việt Nam đang dần trở nên đa dạng hơn
Bên cạnh những tín hiệu tích cực, xuất khẩu sầu riêng vẫn có những điểm đen
Cụ thể, các thị trường quan trọng như Hongkong đạt 14,4 triệu USD, giảm 12%; Đài Loan đạt gần 13 triệu USD, giảm gần 44% và Nhật Bản đạt 845.000 USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước
4.1.3 Thực trạng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc
Sau khi ký kết thành công với Trung Quốc Nghị định thư về “Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc”, sầu riêng Việt Nam dần có lợi thế trên thị trường Trung Quốc Tham gia ký kết Nghị định thư, giá sầu riêng Việt Nam tăng gấp ba lần, xuất khẩu tăng kỷ lục 294% sau 4 tháng, tạo thu nhập cải thiện đời sống cho người nông dân
Năm 2023 được đánh giá là năm thắng lớn của sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, một con số cao kỷ lục từ trước đến nay Mức ký lục này đã nâng thị phần xuất khẩu sầu riêng Việt Nam vượt qua hai đối thủ lớn là Philippines và Malaysia tại thị trường Trung Quốc, khiến quốc gia tỉ dân trở thành thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất Việt Nam với thị phần chiếm 97%, đạt gần 1,9 tỉ USD Tổng kim ngạch xuất khẩu của sầu riêng cũng đứng đầu nhóm rau quả khi chiếm tỷ trọng 51% Cũng trong năm 2023, sản lượng sầu riêng tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022, với ước tính khoảng 1 triệu tấn sầu riêng được sản xuất Có thể khẳng định, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sầu riêng chính của Việt Nam hiện nay Về đối thủ cạnh tranh tại Trung Quốc, hiện sầu riêng Thái không cạnh tranh trực tiếp hoàn toàn với Việt Nam vì có mùa vụ lệch, nhưng sầu riêng tươi Philippines lại là một đối thủ đáng gờm khi nước này đặt mục tiêu xuất ít nhất 54.000 tấn sang Trung Quốc.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc có vị trí địa lý thuận lợi trong việc xuất khẩu sầu riêng Sầu riêng là một loại trái cây dễ bị ảnh hưởng và yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt Đồng thời khoảng cách địa lý gần giữa hai quốc gia giảm đi chi phí vận chuyển, vì các khoản phí vận chuyển và logistics thường phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển Khoảng thời gian vận chuyển và thời gian giao hàng giảm, từ đó tăng
23 tính khả dụng của sản phẩm trên thị trường Việc sản phẩm đến nhanh chóng có thể đáp ứng được những nhu cầu cần thiết hiện tại của người tiêu dùng và đảm bảo được chất lượng của sản phẩm một cách tốt nhất, đặc biệt là sầu riêng là loại trái cây dễ hư hỏng, chính vì vậy mà giao hàng càng nhanh thì càng đảm bảo được những chất lượng tốt nhất của từng trái sầu
Khi Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, Việt Nam có thể vận chuyển qua đường biển hoặc đường hàng không Tại Việt Nam, Embassy Freight Services (VN) là đơn vị trực tiếp hỗ trợ chuyển, thông qua cho những lô hàng sầu riêng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
Trung Quốc được biết đến là một nước có nền kinh tế phát triển GDP của Trung Quốc xếp thứ 2 trên thế giới và sau Mỹ Khi GDP cao thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế và thu nhập cá nhân tăng, điều này thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, bao gồm cả nhu cầu về các sản phẩm nhập khẩu như sầu riêng Khi dân số Trung Quốc có thu nhập tăng, họ có xu hướng tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, bao gồm cả sầu riêng từ các quốc gia khác, họ sẵn sàng chi trả cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn so với người tiêu dùng ở các nước có GDP thấp
4.2.3 Dân số của Trung Quốc
Trung Quốc được mệnh danh là quốc gia tỷ dân, tính tới đầu năm 2024 dân số Trung Quốc vào khoảng 1.425.344.185 người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, chiếm 17.61% dân số thế giới và là nước có dân số lớn nhất thế giới Chính vì vậy mà Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ tiềm năng rất lớn, dân số đông có thể tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn, người tiêu dùng có thể tìm kiếm các loại sản phẩm độc đáo hoặc cao cấp như trái sầu riêng, tạo ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu như Việt Nam để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Mật độ dân số lớn như vậy cũng là động lực cho tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng trong nước
4.2.4 Diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam
Vì Việt Nam là một nước xuất khẩu sầu riêng nên diện tích đất trồng là một yếu tố tất yếu mà Việt Nam luôn quan tâm Diện tích đất trồng quyết định tới sản lượng và nguồn cung của sản phẩm, diện tích đất được mở rộng thì các doanh nghiệp sản xuất sẽ cung ứng được nhiều sầu riêng hơn và nhân giống thêm được đa dạng hơn các loại sầu khác nhau Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo được các trái sầu có được chất lượng đồng đều Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, diện tích trồng sầu riêng tại địa phương này đã tăng lên 17.653 ha vào cuối năm 2022, so với con số 14.510 ha vào năm trước đó Ngoài ra, theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương ở vùng
24 đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên cũng đang khuyến khích trồng sầu riêng trên nhiều diện tích Do đó, có thể kết luận rằng diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây
4.2.5 Chính sách thuế quan của Việt Nam
Việt Nam có thể áp đặt thuế xuất khẩu cho sầu riêng hoặc các sản phẩm liên quan khi xuất khẩu sang Trung Quốc Mức thuế này có thể ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm và làm tăng giá bán trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của sản phẩm Tuy nhiên, Việt Nam cũng có thể áp dụng các chính sách thuế ưu đãi nhằm tăng cường xuất khẩu Việc miễn thuế hoặc giảm thuế cho một số loại sản phẩm, bao gồm cả sầu riêng có thể giúp tăng cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc Chính sách thuế quan này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu
“Trước đây, Thái Lan là nước duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, trong khi Việt Nam từng xuất khẩu sầu riêng đã qua chế biến Nhưng bây giờ Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của chúng tôi và điều đó làm tôi lo lắng”, bà Busaba nói với phóng viên “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” cho thấy việc Việt Nam đang vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của Thái Lan Thái Lan là nước sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới và gần như không có đối thủ cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu loại trái cây này sang Trung Quốc Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, đến năm 2022 sầu riêng Thái Lan đã xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm số lượng lớn, đạt 780.000 tấn, trong tổng số 825.000 tấn mà Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ các nước khác Cho thấy để có thể vượt lên làm đối thủ của Thái Lan, Việt Nam đã cho thấy được vị thế của mình trên thị trường nông sản, và Thái Lan chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với Việt Nam Ngoài Thái Lan, Việt Nam còn gặp một số các đối thủ khác như Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia
Chi phí vận chuyển cao làm tăng giá thành tổng cộng của sản phẩm sầu riêng, khi chi phí này tăng, giá thành của sản phẩm sẽ tăng lên để bù đắp, từ đó làm cho sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường Trung Quốc Khi giá thành sản phẩm tăng do chi phí vận chuyển cao, sản phẩm sẽ ít cạnh tranh hơn so với các sản phẩm địa phương hoặc từ các quốc gia khác có chi phí vận chuyển thấp hơn Điều này có thể làm giảm doanh số bán hàng và thị phần của sản phẩm sầu riêng của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc Chi phí vận chuyển cao cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu, nếu chi phí này chiếm một phần lớn trong tổng chi phí xuất khẩu, lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng tiêu cực
Một thương hiệu uy tín và được biết đến có thể giúp sản phẩm sầu riêng của Việt Nam nổi bật trên thị trường Trung Quốc Thương hiệu mạnh mẽ giúp sản phẩm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và tạo ra lòng tin từ phía họ Một thương hiệu đáng tin cậy thường được liên kết với chất lượng sản phẩm Nếu thương hiệu sầu riêng của Việt Nam được xem là chất lượng và đáng tin cậy, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ cảm thấy tự tin hơn khi mua sản phẩm đó, từ đó tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn hơn Một thương hiệu mạnh có thể tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm Việc gắn kết thương hiệu với sầu riêng của Việt Nam có thể tạo ra cơ hội để bán sản phẩm với giá cao hơn và tăng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Thương hiệu mạnh mẽ cũng giúp sản phẩm sầu riêng của Việt Nam cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc Khi có nhiều lựa chọn, người tiêu dùng thường ưa chuộng các thương hiệu mà họ đã biết đến và tin tưởng.
KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Đánh giá và kết quả
Sau khi Việt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể , điều này cho thấy sự phát triển của ngành nông nghiệp và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sầu riêng tại Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2021 ước tính đạt 200 triệu USD, 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,1 tỷ USD Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu cao về sầu riêng tại Trung Quốc, chất lượng sầu riêng tại Việt Nam được đánh giá cao và có các hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất Theo dữ liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, với kim ngạch hơn 2,1 tỷ USD, sầu riêng đã trở thành loại trái cây có trị giá xuất khẩu lớn nhất ngành hàng rau quả trong 11 tháng 2023 Phần lớn trong số đó xuất sang thị trường Trung Quốc Có dự đoán cho rằng, xuất khẩu sầu riêng sang thị trường tỷ dân có thể đạt tới 2,5 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên xuất chính ngạch Hiệp hội này dẫn dữ liệu từ hải quan Trung Quốc cho biết thêm, trong 10 tháng năm 2023, nước này đã nhập khẩu gần 1,359 triệu tấn sầu riêng với tổng giá trị gần 6,4 tỷ USD, tăng hơn 88% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, Thái Lan vẫn là nguồn cung sầu riêng lớn nhất ở thị trường Trung Quốc với số lượng đạt hơn 904.000 tấn, tăng 27,7%, giá trị hơn 4,4 tỷ USD Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2, với sản lượng đạt gần 451.609 tấn, tăng 3.190%; giá trị đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng hơn 3.101% so với cùng kỳ năm trước.
Việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã mở ra cơ hội tiếp cận một thị trường lớn với dân số khổng lồ Điều này giúp đảm bảo sự đa dạng văn hóa trong việc tiêu thụ sản phẩm và giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào một thị trường duy nhất
Sầu riêng Việt Nam được biết đến rộng rãi và có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới Do đó, nó không chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp mà còn tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là ở các vùng sản xuất sầu riêng Để có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất sầu riêng tại Việt Nam đã phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, từ quá trình sản xuất đến vận chuyển và bảo quản Điều này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế, vì không chỉ Việt Nam có thể xuất khẩu sầu riêng mà còn có các nước như Thái Lan và Malaysia, đây là 2 thị trường xuất khẩu sầu riêng có sức cạnh tranh lớn, yêu cầu Việt Nam phải luôn cải thiện quy trình sản xuất, tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm Sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc được kỳ vọng sẽ thành trái cây tỷ USD
Thành công trong việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc là động lực quan trọng để khuyến khích đầu tư và phát triển ngành nông nghiệp tại Việt Nam Việc nà có thể dẫn đến việc mở rộng sản xuất và phát triển các loại nông sản khác, tăng cường sự đa dạng hóa kinh tế Theo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Việt Nam xếp thứ 10 trong số các quốc gia xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu năm
2022 đạt trên 6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 2,6% tổng giá trị nhập khẩu nông sản của nước này
Tại thị trường Trung Quốc, sầu riêng từ các quốc gia như Thái Lan, Indonesia cũng đang có mặt ở Trung Quốc Các sản phẩm từ các quốc gia này có thể cạnh tranh với sầu riêng Việt Nam về giá cả, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam Trung Quốc thường áp đặt các quy định và hạn chế về việc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ các quốc gia khác Điều này có thể tạo ra các rủi ro không đáng kể đối với các nhà sản xuất sầu riêng Việt Nam Thủ tục xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và phức tạp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp trục trặc và chưa thể xuất khẩu đủ số sầu riêng đặt ra
Trung Quốc có các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều vào quản lý chất lượng và tuân thủ các quy định Tuy nhiên, chất lượng sầu riêng của Việt nam còn chưa đồng đều, điều này ảnh hưởng đến uy tín chung của sầu riêng Việt Nam.
Việc vận chuyển sầu riêng từ các vùng sản xuất đến cảng và từ cảng sang Trung Quốc có thể gặp phải những thách thức về hạ tầng và logistics, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có công nghệ vận chuyển hàng hóa tiên tiến, chi phí vận chuyển gia tăng và làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Khả năng nắm bắt cơ hội, thông tin về nhu cầu thị trường nhập khẩu còn chậm, chất lượng bao bì nhãn mác chưa được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu việc
27 truy xuất nguồn gốc đáp ứng nhu cầu vẫn còn hạn chế, gây ra sự mất khả năng cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng Khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng Việt Nam là chưa có được mạng lưới, chuỗi cung ứng đảm bảo để chia sẻ thông tin một cách chính xác và kịp thời Vì thế họ luôn gặp bất lợi và thường đánh mất những cơ hội so với các đối thủ nước ngoài Đặc biệt, mặt hàng sầu riêng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường…Do đó, để đảm bảo chất lượng luôn thơm ngon và không bị biến chất trong quá trình vận chuyển và lưu kho, các doanh nghiệp cần lựa chọn bao bì đóng gói phù hợp, đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trong mắt người tiêu dùng quốc tế