Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á.” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thị trường Đông Bắc Á từ cách tiếp cận của mô hình trọng lực Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đông Bắc Á trong những năm tiếp theo
Từ mục tiêu chung của nghiên cứu, 4 mục tiêu cụ thể đƣợc xác định cần thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu chung là:
1 Xây dựng đƣợc mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dựa trên nền tảng mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế
2 Lƣợng hóa, kiểm định và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
3 Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong giai đoạn 2011 - 2022, qua đó đánh giá thành tựu và hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để kết hợp với kết quả nghiên cứu định lƣợng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển
4 Xây dựng hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình các yếu tố tác động đã khám phá ra và điều kiện thực tiễn của sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thị trường Đông Bắc Á
Về không gian nghiên cứu: Việt Nam và các quốc gia thuộc thị trường Đông Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông
Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thị trường Đông Bắc Á giai đoạn 2011 – 2022 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới
Về nội dung nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung phân tích nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thị trường Đông Bắc Á, qua đó đưa ra những đánh giá Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tăng cường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu xuất nhập khẩu thuỷ sản từ nguồn dữ liệu của Trademap để tính toán chỉ số nhƣ GDP, dân số… Từ đó chỉ ra năng lực cạnh tranh mặt hàng hạt thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á Ngoài ra, dựa vào các bài đánh giá tình hình thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Bắc Á từ các tạp chí kinh tế, nhiều trang uy tín đƣợc công khai nhƣ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải Quan,…và những báo cáo thị trường của Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam (VASEP), nhóm nghiên cứu đã đánh giá đƣợc cơ hội và thách thức trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường
1.4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
1.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: được sử dụng để tổng hợp các cơ sở lý thuyết về mô hình trọng lực, về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đông Bắc Á, từ đó rút ra mô hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá sự biến động và thay đổi của các biến số nghiên cứu theo thời gian nhƣ giá trị sản xuất, kim ngạch xuất nhập khẩu,… và theo không gian như thị phần xuất khẩu vào các nước
Trong phân tích định tính, quá trình thu thập, tổ chức sắp xếp và giải thích ý nghĩa của dữ liệu luôn có sự đan xen, gắn bó với nhau và góp phần giải thích rõ hơn kết quả của phân tích định lƣợng Mặt khác, phân tích định tính còn góp phần giải thích rõ hơn kết quả của phân tích định lƣợng
1.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Một số thông tin đƣợc cập nhật vào phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản Các thông tin trong mô hình trọng lực tiếp tục đƣợc cập nhật vào phần mềm STATA 14
Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và nguồn dữ liệu cho các biến quan sát, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng với các mô hình: ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS), hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model - FEM), hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model- REM) và những kiểm định phù hợp trên chương trình Stata để xác định sự phù hợp và mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á
Sau khi xử lý, thông tin đƣợc tổng hợp bằng nhiều công cụ nhƣ: bảng biểu, sơ đồ, đồ thị Từ đó, đánh giá được quy mô, bản chất và xu hướng thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo không gian và qua thời gian.
Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp về khoa học
Nghiên cứu đã kế thừa và phát triển cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình các nhân tố tác động tới xuất khẩu thuỷ sản Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đo lường mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng nhân tố để làm cơ sở thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về các lĩnh vực có liên quan
1.5.2 Đóng góp về thực tiễn Đề tài là cơ sở xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Đông Bắc Á, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ
Việc đánh giá và cải thiện các yếu tố tác động đến xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Đông Bắc Á là một bài toán khó, đòi hỏi địa phương, các cơ quan ban ngành trong khu vực phải kịp thời đưa ra những định hướng, phương án hỗ trợ, chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế để tận dụng, phát huy thế mạnh sẵn có, tìm ra nhân tố mới nhằm thu hút đầu tư phát triển trong tương lai, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế vùng.
Cấu trúc của nghiên cứu
Bên cạnh phần mục lục, tóm tắt, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu được chia thành 5 chương:
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mô tả tổng quát các phương pháp áp dụng, ý nghĩa và điểm mới của đề tài cũng nhƣ bố cục nghiên cứu
Trình bày về xây dựng bảng dữ liệu, cách thức, phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các khái niệm liên quan
Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005, xuất khẩu đƣợc định nghĩa: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
2.1.2 Thủy sản và ngành thuỷ sản
Theo Luật thủy sản 2017, nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị khoa học, kinh tế, du lịch, giải trí Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản
Theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Khoa Thủy Sản, 2020), thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO): “Nguồn lợi thuỷ sản” là các yếu tố sinh học của hệ sinh thái dưới nước, bao gồm nguồn gen, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng, quần thể, v.v có giá trị hoặc giá trị sử dụng thực tế, tiềm năng đối với nhân loại “Nuôi trồng thủy sản” là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, giáp xác và thực vật thủy sinh, kết hợp một số can thiệp trong quá trình nuôi để nâng cao sản lƣợng, chẳng hạn nhƣ thả giống thường xuyên, cho ăn, bảo vệ khỏi động vật ăn thịt, quản lý địa điểm, cơ sở vật chất, quá trình thực hành, sản xuất và vận chuyển “Đánh bắt thuỷ sản” là việc đánh bắt các sinh vật sống dưới nước ở các vùng biển, ven biển và nội địa “Khai thác thủy sản” là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác Đánh bắt quá mức, bao gồm cả việc lấy cá vƣợt quá mức bền vững, giảm trữ lƣợng cá và việc làm ở nhiều vùng trên thế giới
Theo định nghĩa của IGI Global, “ngành thuỷ sản” là ngành khoa học sản xuất cá và các nguồn lợi thủy sản khác nhằm mục đích cung cấp thực phẩm cho con người, mặc dù các mục đích khác có thể đƣợc thực hiện (nhƣ câu cá thể thao hoặc giải trí, sử dụng cá làm cảnh hoặc chế biến các sản phẩm từ cá nhƣ dầu cá)
Qua các định nghĩa trên, có thể hiểu, “thủy sản” là một nguồn tài nguyên sinh vật tồn tại trong môi trường nước, được con người khai thác hoặc nuôi trồng để thực hiện các hoạt động thủy sản, đem lại cho con người lợi ích về mặt kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí; “ngành thủy sản” là ngành nghiên cứu về sự khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
2.1.3 Xuất khẩu thủy sản và các hình thức xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thủy sản nghĩa là quá trình trao đổi, mua bán giữa hai hay nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, chủ thể kinh tế ở hai hay nhiều quốc gia khác nhau, trong đó thủy sản là đối tƣợng của quá trình này
Một số hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến:
- Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp bán các sản phẩm của mình trực tiếp cho người mua ở các thị trường mục tiêu
- Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức xuất khẩu trong đó các doanh nghiệp bán các sản phẩm của mình cho các trung gian thương mại sau đó các nhà trung gian này bán lại cho những người mua trong thị trường mục tiêu Những kênh trung gian sẽ đảm nhiệm việc tìm kiếm người mua hàng nước ngoài, vận chuyển sản phẩm, và thu tiền hàng Đối với hầu hết các doanh nghiệp thì lợi thế chủ yếu mà xuất khẩu gián tiếp mang lại chọ họ là bước vào thị trường nước ngoài mà không gặp những phức tạp và rủi ro nhƣ với xuất khẩu trực tiếp
Các hình thức xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam:
Hiện nay, mặt hàng thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường thế giới theo các hình thức chính đó là “xuất khẩu trực tiếp”, “xuất khẩu ủy thác” và “tạm nhập tái xuất” thông qua nhà nhập khẩu hoặc công ty thương mại và một số thị trường trung gian Các thị trường trung gian bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thủy sản Việt Nam xuất khẩu qua các thị trường trung gian này chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 35 - 40% Những thị trường trung gian này thường chịu trách nhiệm xử lý sơ bộ thủy sản như đồ hộp và gia vị, sau đó xuất khẩu sang các nước khác với giá cao hơn Mặt khác, các mặt hàng thủy sản Việt Nam cũng đƣợc xuất khẩu trực tiếp vào các siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở các nước Tuy nhiên, rất ít các công ty có thể xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thuỷ sản là hoạt động kinh tế đóng vai trò quan trọng, tác động đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế: Ngƣ dân, doanh nghiệp thuỷ sản, các trung gian và cả nền kinh tế Tuy nhiên, các sự chênh lệch và khác nhau về lợi thế nhƣ vốn, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ mỗi quốc gia mà tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia trở nên khác nhau
Với mỗi một quốc gia, có lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên và lao động thì xuất khẩu thuỷ sản sẽ đóng góp một phần quan trọng trong GDP của một đất nước và có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế của một số nước: (i) Xuất khẩu thuỷ sản giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia, (iii) Xuất khẩu thuỷ sản có tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống của nhân dân, giúp họ có thêm việc làm, thu nhập (iv) Xuất khẩu thuỷ sản góp phần mở rộng, thúc đẩy ngoại thương, giao thương, tăng cường đị vị kinh tế của quốc gia trên thị trường quốc tế; (v) Xuất khẩu thuỷ sản giúp thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hoá quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới; (vi) Xuất khẩu thuỷ sản góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước sao cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế
Lý thuyết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản
Hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài, tương ứng với hai cách tiếp cận lý thuyết, làm nền tảng cho hầu hết các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu, đó là: lý thuyết cơ sở nguồn lực (RBV-Resource Based View) của Grant và lý thuyết tổ chức công nghiệp (IO-Industrial Organization) của Michael Porter
Các nhân tố quyết định bên trong đƣợc chứng minh bằng lý thuyết RBV Grant
(1991) cho rằng một công ty nhƣ là một bó tài nguyên bao gồm nguồn lực hữu hình (tài sản, quy mô sản xuất, nhà máy…) và nguồn lực vô hình (năng lực quản lý, danh tiếng, thông tin…); cho phép nó hình thành, thực hiện các chiến lƣợc nhằm nâng cao tính quả và các nhân tố quyết định chính của hiệu quả xuất khẩu là các nguồn lực của tổ chức nội bộ
Trong khi đó, các nhân tố quyết định bên ngoài đƣợc hỗ trợ bởi lý thuyết IO Lý thuyết này cho rằng các nhân tố bên ngoài quyết định chiến lƣợc của công ty, do đó xác định hiệu quả kinh tế Porter (1980) đã đƣa ra mô hình 5 tác động mạnh chi phối sự cạnh tranh trong một ngành công nghiệp, bao gồm: Sự cạnh tranh trong ngành; Đối thủ cạnh tranh tiềm năng; Quyền thương lượng của nhà cung ứng; Quyền thương lƣợng của khách hàng; Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế.
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
2.3.1 Tổng quan nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản
Jun chen và cộng sự (2021) đã sử dụng mô hình đo lường thị phần để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động trong xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Trung Quốc đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) Kết quả nghiên cứu cho thấy yêu cầu nhập khẩu được xác định là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Trung Quốc Qua đó khuyến khích các doanh nghiệp thủy sản áp dụng các phương pháp làm việc hiệu quả, tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ, vượt qua các rào cản kỹ thuật thương mại
Straume (2017) và Asche và đồng nghiệp (2018) trình bày các báo cáo chính về những thay đổi trong thời gian xuất khẩu cá hồi Na Uy, trong khi Zhang và Tveteras
(2019) cùng với Wang (2019) báo cáo kết quả tương tự cho Liên minh châu Âu và các nước ASEAN tương ứng Các bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp và không tập trung vào sự khác biệt tiềm ẩn trong mô hình xuất nhập khẩu giữa cá nuôi trồng và cá đánh bắt, mặc dù người nuôi cá có thể nhắm đến việc có quyền truy cập tốt hơn vào các phân khúc thị trường cụ thể khi họ kiểm soát quá trình sản xuất, và quyền kiểm soát quá trình sản xuất cũng giúp tạo ra một chuỗi cung ứng hiệu quả hơn
Một nghiên cứu của Kim Sang-Gu và đồng nghiệp (2012) đã sử dụng một mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và dữ liệu từ 38 quốc gia đối tác xuất khẩu cá ƣớp lạnh của Hàn Quốc để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cá ướp lạnh
Nghiên cứu của Kim Eun-Ji và Kim Bong-Tae (2020) tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chính thuộc tảo biển và cá mè, bao gồm tảo biển khô, cá mè hộp, và nguyên liệu tươi (dùng cho sashimi) Tương tự như nghiên cứu của Kim Sang-Gu và đồng nghiệp, nghiên cứu này cũng sử dụng một mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của những hàng hóa này Một điểm quan trọng trong nghiên cứu này là việc bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Peru, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc và Việt Nam, cùng với nhiều quốc gia khác Các tác giả đã phân tích các yếu tố quyết định, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), và kết quả có thể được sử dụng như cơ sở để đề xuất các biện pháp để tăng cường xuất khẩu cho từng mặt hàng
Natale và đồng nghiệp (2015) đã sử dụng các mô hình trọng số để nghiên cứu các yếu tố xác định của xuất khẩu hải sản toàn cầu trong giai đoạn từ 1990 đến 2010, so sánh với xuất khẩu thịt Những nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của sự tăng trưởng trong ngành nuôi trồng thủy sản đối với sự mở rộng của ngành kinh doanh hải sản Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng đã điều tra về tác động của các biện pháp kiểm dịch thực vật (Anders & Casewell, 2006; Tran và đồng nghiệp, 2011; Chen và đồng nghiệp, 2018) và tác động của chính sách ƣu đãi khuyến khích (Xie & Zhang,
2017) đối với xuất khẩu hải sản Kết quả của những nghiên cứu này có thể đƣợc sử dụng nhƣ một cơ sở dữ liệu để phát triển các biện pháp sản xuất xuất khẩu hải sản
Ths Mai Thị Cẩm Tú (2015) với bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật” đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng Với dữ liệu chuỗi thời gian, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định ADF để xác định tính dừng và xác định trật tự tích hợp của các biến Sau khi kiểm định tính dừng và xác định trật tự tích hợp, nghiên cứu sử dụng phương pháp đồng liên kết của Engle-Granger để đo lường mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến và sử dụng phương pháp mô hình hiệu chỉnh sai số để đo lường mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến Do đó, nghiên cứu thu đƣợc kết quả: Một là, khối lƣợng đánh bắt cá và khối lượng nuôi tôm của VN tác động dương lên khối lượng xuất khẩu cá, tôm Hai là, giá bán trong nước của cá, tôm của VN tác động âm lên khối lượng xuất khẩu cá, tôm Ba là, mức độ đầu tƣ vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu tác động dương lên khối lượng xuất khẩu cá, tôm Bốn là, tỷ giá hối đoái thực JPY/VND tác động âm lên khối lƣợng xuất khẩu cá Năm là, hiệp định đối tác kinh tế
VN – Nhật tác động âm lên khối lƣợng xuất khẩu cá, tôm Sáu là, mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật tác động dương lên khối lượng xuất khẩu tôm
Cao Minh Trí và Nguyễn Lưu Ly Na (2018) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam” đã xác định, kiểm định, đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng cách kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Các nhân tố đó là đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm môi trường, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và mối quan hệ kinh doanh Chiến lƣợc Marketing-mix cũng đƣợc xem là nhân tố trung gian tác động đến hiệu quả xuất khẩu Bên cạnh đó, giả thuyết nhân tố cam kết quốc tế và kinh nghiệm quốc tế được vài nghiên cứu trước đây khẳng định ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả xuất khẩu bị bác bỏ trong nghiên cứu này
Cũng có thể kể đến Nguyễn Thị Lệ và cộng sự (2020) với nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy hải sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 170 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thủy sản trong vùng Kết quả của kiểm định thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám 16 phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy hải sản trong vùng bao gồm năng lực của doanh nghiệp, yếu tố quan hệ của doanh nghiệp và khả năng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp
2.3.2 Tổng quan nghiên cứu xuất khẩu thủy sản sử dụng mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế
Kepaptsoglou và đồng nghiệp (2010) đã xem xét và phân tích các nghiên cứu kinh nghiệm gần đây sử dụng mô hình trọng lực thương mại trong phân tích luồng thương mại và phát hiện rằng mô hình trọng lực thương mại đã trở thành lựa chọn phổ biến của các nhà nghiên cứu Hơn 75 nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để phân tích các chính sách thương mại và tác động của chúng trong thập kỷ qua Kepaptsoglou và đồng nghiệp (2010) đã phát hiện ra rằng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào việc đánh giá chính sách và sự quan trọng của chúng, sử dụng dữ liệu bảng điều khiển và phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để ước lượng các hệ số của mô hình trọng lực thương mại đối với ngành công nghiệp tôm Tuy nhiên, độ co giãn giá của tôm xuất xứ từ châu Á đã được chỉ ra là khá cao trên thị trường Hoa Kỳ
(Poudel & Keithly, 2008), đề xuất một lựa chọn cạnh tranh tiềm năng cho sản phẩm tôm nhập khẩu trong nước Thực tế, ngành công nghiệp tôm của Hoa Kỳ đã mở rộng ở các tiểu bang phía Nam nơi chi phí tương đối thấp hơn Theo Nowak-Lehmann và đồng nghiệp (2007), dữ liệu bảng điều khiển mang lại một số lợi ích nhƣ khả năng nắm bắt các mối quan hệ theo thời gian và quan sát các ảnh hưởng riêng biệt giữa các đối tƣợng Hầu hết các nghiên cứu trong sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian ít nhất
5 năm, và chỉ có một số nghiên cứu gần đây đƣa ra kết luận dựa trên dữ liệu chéo từng năm hoặc trung bình của một khoảng thời gian
Trong nghiên cứu của Rabbani và đồng nghiệp (2017), họ áp dụng một mô hình trọng lực thương mại nâng cao để xác định các yếu tố quan trọng trong việc nhập khẩu cá tra, cá basa và cá thuộc họ pangasius vào Hoa Kỳ Nghiên cứu này sử dụng mô hình chuỗi thời gian và phân tích riêng biệt cho ba mô hình trọng lực của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan Các yếu tố quyết định trong việc chấm dứt hoặc ngừng giao dịch bao gồm tỷ giá hối đoái đảo ngƣợc, giá cá tra/basa/pangasius đƣợc báo cáo tại Hải quan Hoa Kỳ, giá nhập khẩu và giá nội địa tại Hoa Kỳ, địa chỉ Hoa Kỳ, chính sách nhãn hiệu, thuế quan, chi phí quảng cáo, và các yếu tố cơ bản khác nhƣ GDP, dân số và khoảng cách địa lý Tuy nhiên, họ đã sử dụng GDP bình quân đầu người thay vì GDP của toàn bộ nền kinh tế nhƣ một yếu tố trong nghiên cứu của họ
Các bài báo nghiên cứu của Sarker và Jayasinghe (2007); Emlinger và đồng nghiệp (2008); Karemera và đồng nghiệp (2009); Cardamone (2011) là một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng mô hình trọng lực thương mại cho sản phẩm đánh bắt và tác động của các yếu tố nhƣ chi phí vận chuyển, quy mô của nền kinh tế, v.v đối với xuất khẩu thủy sản Vì xuất hiện dấu hiệu ƣa thích mặt hàng giá trị cao, điều này có thể là một nghiên cứu quan trọng (Haq và đồng nghiệp, 2013) Tuy nhiên, mặc dù thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường thủy sản, có rất ít nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực này Trong thực tế, chỉ có một số ít ngoại lệ nhận đƣợc sự chú ý đặc biệt, tập trung vào hai loại câu hỏi liên quan đến thương mại thủy sản: (1) Một số loại cá, ví dụ nhƣ tôm (He và đồng nghiệp, 2013) và cá tra, cá basa và cá tra (Rabbani và đồng nghiệp, 2017) đã đƣợc nghiên cứu để xác định các yếu tố quyết định của trao đổi thương mại Các nghiên cứu này bao gồm tác động của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các biện pháp phi thuế đối với luồng thương mại (Anders và đồng nghiệp, 2006; Nguyen & Wilson, 2009; Liu và đồng nghiệp, 2012; Tran và đồng nghiệp, 2012; Shepotylo, 2016) Một khả năng quan trọng của mô hình trọng lực thương mại dẫn đến khả năng nghiên cứu về tác động của các yếu tố như chi phí vận chuyển, quy mô của nền kinh tế và mức độ khuyến khích tồn tại đối với xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc Điều này quan trọng vì các nước phát triển ưu tiên giá trị và chất lƣợng cao của thủy sản (Swartz và đồng nghiệp, 2010; Asche và đồng nghiệp,
2015), trong khi người dân ở các nước nghèo thường chọn mua thủy sản giá trị thấp để tiết kiệm chi phí (Beveridge và đồng nghiệp, 2013)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Các phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng Nghiên cứu định tính để đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á
Từ mô hình đề xuất, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết 02 mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đó là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó Khi có kết quả định lượng, tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết 01 mục tiêu nghiên cứu cuối cùng, đó là đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu
Theo Wilson (1982), việc sử dụng cân bằng cả hai phương pháp nghiên cứu này nên đƣợc sử dụng trong nghiên cứu hiện đại Thực hiện sự kết hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội Hiểu biết có đƣợc sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng hơn chủ đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính giúp nhóm tác giả khám phá, tìm hiểu sâu về các nhân tố liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Hơn nữa, Leonidou và cộng sự
(2011) còn cho rằng nghiên cứu sâu hơn về xúc tiến xuất khẩu và hiệu suất nên liên quan đến một nghiên cứu định tính
Bên cạnh đó, thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, các dữ liệu được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được xem là khách quan khoa học và hợp lý (Carr, 1994; Denscombe, 2010) Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp trong các trường hợp vấn đề cần nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó
(Đinh Văn Sơn và cộng sự, 2015)
Vì vậy, việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là phù hợp với đề tài của bài nghiên cứu này
- Mô hình trọng lực (GM - Gravity Model) là mô hình kinh tế lƣợng - công cụ hữu hiệu trong việc giải thích chiều hướng thương mại song phương giữa các nước và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế Được giới thiệu vào các năm 1960s, mô hình trọng lực đã dần trở thành một công cụ hữu ích cho việc ƣớc lƣợng, giải thích và đánh giá các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) là các nhà kinh tế đầu tiên ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế, và sau này được các nhà nghiên cứu phát triển mở rộng hơn
- Bắt nguồn từ định luật hấp dẫn của Newton, mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế hiện nay thường được sử dụng để ước lượng tác động của hiệp định thương mại tự do, biến động tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, lên kim ngạch thương mại, hoặc rộng hơn nữa, mô hình này còn được sử dụng để đánh giá tác động của thương mại lên khả năng xảy ra chiến tranh (Baldwin, Taglioni, 2006)
Mô hình trọng lực ngày càng trở nên thông dụng và đƣợc ƣa chuộng vì:
- Mức độ ảnh hưởng sâu rộng của thương mại lên mọi mặt của xã hội tạo ra một nhu cầu lớn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố và vấn đề liên quan
- Dữ liệu yêu cầu cho việc ƣớc lƣợng mô hình trọng lực, theo thời gian và cùng với nỗ lực của các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế, đã đƣợc chuẩn hóa, có mức độ tin cậy cao, cũng nhƣ trở nên dễ dàng tiếp cận hơn
- Mô hình trọng lực đã đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu sử dụng, và từ đó, tạo lập nên một quy trình cũng nhƣ nguyên tắc quy chuẩn để ƣớc lƣợng tác động của các yếu tố kinh tế lên thương mại quốc tế, nhằm vượt qua các rào cản cố hữu của mô hình, cũng nhƣ đảm bảo độ tin cậy của kết quả ƣớc lƣợng
- Trong quá trình lịch sử nghiên cứu, mô hình trọng lực đã đƣợc phát triển cả về lý thuyết và thực tế áp dụng để nghiên cứu các vấn đề trong thương mại Do đó, từ một mô hình đƣợc cho là thiếu nền tảng về lý thuyết, mô hình trọng lực đã đƣợc bồi đắp trở thành một công cụ có nền móng vững chắc Nhóm tác giả sử dụng phân tích hồi quy để lƣợng hóa tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo của Việt Nam thông qua mô hình trọng lực Từ những ngày đầu, mô hình này trong lý thuyết thương mại quốc tế cho rằng: dòng chảy thương mại giữa hai đối tác thương mại tỷ lệ thuận với GDP của các quốc gia, và tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa chúng Theo đó, nghiên cứu của Hatab và cộng sự (2010) đã đƣa ra dạng tổng quát của mô hình trọng lực nhƣ sau:
Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản
Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào GDP và tạo ra hàng triệu việc làm Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản là vô cùng quan trọng để tìm ra hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong thời gian tới
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của một quốc gia đƣợc xác định là:
Hoạt động xuất khẩu thủy sản được đánh giá bị tác động đến bởi GDP của nước xuất khẩu theo nghiên cứu của Ngan, Tu & Phung (2016); Hoàng, Tiên, Tâm & Thu
(2022) Trong nghiên cứu của Trang & Quỳnh (2016) chỉ ra GDP của nước xuất khẩu có tác động dương đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Theo lý thuyết, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của nước xuất khẩu tăng lên cũng đồng nghĩa với sự gia tăng trong sản xuất hàng hóa và từ đó dẫn đến khả năng xuất khẩu hàng hóa đƣợc tăng cường Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau về các sản phẩm và quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của GDP đối với xuất khẩu thay đổi giữa các quốc gia Mức độ mà yếu tố này ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu và GDP của các quốc gia và sản phẩm khác nhau cũng thay đổi
Xét trên góc độ quốc gia nhập khẩu, GDP của các nước nhập khẩu phản ánh sự tăng thu nhập của quốc gia, từ đó tăng cường nhu cầu tiêu thụ, đó là động cơ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ và ngược lại Do đó, các nước xuất khẩu có thể tăng cung cấp xuất khẩu đến các nước nhập khẩu Khi GDP của một quốc gia tăng, nó chỉ ra rằng khả năng sản xuất của quốc gia cũng tăng Do đó, cạnh tranh giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm trong nước trở nên gay gắt hơn
Theo nghiên cứu của Fatema, F., & Islam, M M (2020); Natale, F., Borrello,
A., & Motova, A (2015) xác định rằng dân số nước nhập khẩu là một trong những yếu tố tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của một quốc gia Khi dân số của quốc gia tăng lên đi kèm theo nhu cầu tiêu thụ lương thực cao hơn, từ đó quốc gia đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và ngược lại Đối với dân số quốc gia xuất khẩu, từ góc độ cung cấp lao động, dân số gia tăng có thể đóng góp vào việc tăng khả năng sản xuất và khối lƣợng xuất khẩu Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và yêu cầu họ cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất và đa dạng hóa sản phẩm để tăng cung cấp Do đó, dân số của quốc gia xuất khẩu (cung cấp lao động) có ảnh hưởng tích cực đến khối lượng xuất khẩu
Một yếu tố khác tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản là khoảng cách địa lý, yếu tố này đƣợc chỉ rõ trong các nghiên cứu của Ngan, Tu & Phung (2016), De
Silva, D.W.L.U và cộng sự (2019) Khoảng cách càng ngắn giữa các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu, khả năng cao họ sẽ trao đổi nhiều hơn với nhau so với các quốc gia xa xôi Tuy nhiên, yếu tố này lại có tác động ngƣợc lại đối với khối lƣợng xuất khẩu của một quốc gia Điều này đƣợc lý giải rằng: khoảng cách địa lý lớn là rào cản trong quá trình xuất khẩu hàng hóa do những khó khăn trong quá trình bảo quản và vận chuyển cùng với đó là chi phí vận chuyển tăng lên, từ đó, hạn chế hoạt động xuất khẩu thủy sản và ngƣợc lại
Yếu tố chất lƣợng thể chế đƣợc chỉ ra có tác động đến hoạt động xuất khẩu trong nghiên cứu của Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo và Ngô Hoài Thu (2018); Đỗ Thị Hòa Nhã, Nguyễn Thị Thu Hà (2019) Thể chế đƣợc sử dụng để mô tả cách thức tổ chức, quản lý và thực hiện quyết định trong một quốc gia Tác động của chất lƣợng thể chế đối với xuất khẩu nguyên liệu chủ yếu có khả năng khác biệt so với tác động của nó đối với xuất khẩu sản phẩm chế biến Sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên có thể tạo ra thu nhập tự nhiên thường được kiểm soát bởi hành chính và gây ra cạnh tranh tham nhũng trong việc phân phối chúng, đề xuất và đƣợc trích dẫn trong nghiên cứu của Meon và Sekkat (2006) Trong ngữ cảnh nhƣ vậy, việc xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu có thể đƣợc liên kết tích cực thay vì tiêu cực với sự thiếu vắng chất lƣợng thể chế
Theo các nghiên cứu của Brodzicki, T., & Śledziewska, K (2016), Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo và Ngô Hoài Thu (2018) đã xác định rằng khoảng cách công nghệ tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu Các bài nghiên cứu chỉ ra rằng nước phát triển xuất khẩu nhiều hơn đến các quốc gia ở cùng mức độ phức tạp công nghệ Mà khoảng cách công nghệ giữa Việt Nam và các nước phát triển vẫn còn rất lớn nên Việt Nam chịu khá nhiều bất lợi, khó khăn khi cố gắng thâm nhập, xuất khẩu vào thị trường thủy sản của các nước phát triển Ngoài ra, tác động của khoảng cách công nghệ thay đổi đối với các nhóm đối tác khác nhau tùy thuộc vào mức độ công nghệ của họ
Yếu tố tỷ giá hối đoái đƣợc chỉ rõ có tác động cùng chiều đến hoạt động xuất khẩu thủy sản trong nghiên cứu của Nguyen Xuan Hung và cộng sự (2023) ; Pham Thi
Ngan và cộng sự (2016) Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá của đồng tiền nội địa tăng, và số tiền đồng ngoại thu đƣợc từ các hoạt động xuất khẩu giảm Điều này dẫn đến việc doanh thu từ hoạt động xuất khẩu giảm trong đồng tiền nội địa và khối lƣợng xuất khẩu giảm Ngƣợc lại, khi tỷ giá hối đoái tăng, giá của đồng tiền nội địa giảm, lƣợng tiền đồng ngoại thu đƣợc tăng, và khối lƣợng xuất khẩu tăng
Theo nghiên cứu của Nguyen Xuan Hung và cộng sự (2023); Nguyen Quang Huy và cộng sự (2020), yếu tố hiệp định FTA tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mạnh mẽ liên quan đến việc giảm các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên Do đó, không chỉ có thể tạo ra thương mại mới giữa các thành viên của Hiệp định, mà nó cũng có thể chuyển hướng thương mại từ những nhà sản xuất rẻ hơn đến những nhà sản xuất đắt hơn cùng một sản phẩm Ngoài ra thị trường Đông Bắc Á cũng là một thị trường rất tiềm năng để Việt Nam có thể đạt các Hiệp định FTA để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản và giảm hàng rào thuế quan
3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ những phân tích về các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản dựa trên các nghiên cứu trước đó, nhóm đã xây dựng mô hình nghiên cứu trọng lực như sau:
Hình 3-1: Mô hình tổng quát các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản ln(Exp) = K + � 1 lnGDPVN + � 2 lnGDPDBA+ � 3 POPVN +� 4 lnPOPDBA +
� 5 lnDistance + � 6 lnInsVN + � 7 lnInsDBA + � 8 lnTechgap + � 9 lnFTA + � 10 lnExrate
+ K: hệ số chặn của mô hình;
+ � � (i=1,2,3 ) là các hệ số hồi quy, ý nghĩa gắn liền với biến thứ i;
+ à: sai số ngẫu nhiờn của mụ hỡnh
+ GDPVN: Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam
+ GDPDBA:Tổng sản phẩm quốc nội Đông Bắc Á
+ POPVN: Dân số Việt Nam
+ POPDBA: Dân số Đông Bắc Á
+ Distance: Khoảng cách địa lý
+ InsVN: Chất lƣợng thể chế Việt Nam
+ InsDBA: Chất lƣợng thể chế Đông Bắc Á
+ Techgap: Khoảng cách công nghệ
+ FTA: Hiệp định thương mại tự do
+ Exrate: Tỷ giá hối đoái
+ Exp: Giá trị xuất khẩu
Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ 2011 tới 2022: về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á và đề xuất giải pháp trong thời gian tới
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài này đƣợc thu thập từ một số nguồn sau:
- Trong các thư viện: sách, luận án, công trình nghiên cứu được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Thương mại, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Trong các cơ quan/tổ chức lưu trữ:
+ Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan
+ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 3.1: Nguồn các biến nghiên cứu
Tên biến Nguồn dữ liệu
Giá trị xuất khẩu thủy sản General Statistics Office of Vietnam -
GDP World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới
Dân số World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới
Chất lƣợng thể chế World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới
Khoảng cách đại lý World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới
Tỷ giá hối đoái World Bank - Ngân hàng thế giới
FTA WTO Centre - Trung tâm WTO
Khoảng cách địa lý Trung tâm Nghiên cứu định hướng và thông tin quốc tế - CEPII
Nguồn: Tác giả tổng hợp
KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu
4.1.1 Năng lực sản xuất, cung ứng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Từ 2011-2022: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 1,63 lần, tăng trưởng TB hàng năm 200 nghìn tấn từ 3 triệu tấn lên gần 5 triệu tấn Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lƣợng cá tra và 80% sản lƣợng tôm)
Năm 2022: diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi ngọt);
Sản lƣợng nuôi 4,56 triệu tấn Trong đó, tôm nuôi 950.000 tấn (tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tôm khác 50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn
Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng) Sản xuất đƣợc là 79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con
Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000 ha ƣơng dƣỡng cá tra giống; sản xuất đƣợc khoảng 2 tỷ cá tra giống
Biểu đồ 4-1: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011-2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Diện tích nuôi 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lƣợng đạt 600 nghìn tấn Trong đó nuôi cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lƣợng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tƣợng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm…đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn)
4.1.1.2 Năng lực cung ứng thuỷ sản xuất khẩu
Từ 2011 – 2022: Sản lƣợng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gần gấp 2 lần, tăng trưởng trung bình năm 200 nghìn tấn từ 2,1 triệu tấn lên 4 triệu tấn
Năm 2022: Toàn quốc có 94.572 tàu cá Trong đó: 45.950 tàu cá dài 6-12m, 18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài >24m) Cả nước có 4.227 tổ đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển
Nghề lưới kéo 17.078 tàu, chiếm 18,1%; nghề lưới vây 7.212 tàu, chiếm 7,6%; nghề lưới rê 33.538, chiếm 35,5%; nghề câu 16.043 tàu, chiếm 17%; nghề khác 17.543 tàu, chiếm 18,5%; tàu dịch vụ hậu cần 3.158 chiếc, chiếm 3,3%
Biểu đồ 4-2: Sản lƣợng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011-2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê
4.1.2 Thông tin thị trường thủy sản Đông Bắc Á
4.1.2.1 Vài nét về thị trường Đông Bắc Á
Về địa chính trị, Council on Foreign Relations (Hoa Kỳ) định nghĩa Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Hiện các nước trong khu vực Đông Bắc Á, một số nước đã ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương với VIệt Nam như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP (với cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA), Đông Bắc Á
Theo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công thương), thị trường Đông Bắc Á gồm 3 đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, chiếm 48% trong tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới Ngoài ra còn một số thị trường quan trọng khác gồm Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Mông Cổ Mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu với khu vực Đông Bắc Á vẫn có một số điểm sáng nhờ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì đà tăng trở lại từ tháng 7/2023 Đông Bắc Á có diện tích khoảng 11.840.000 km2, bao gồm nhiều nước khác nhau với nhiều thứ tiếng, là một trong những khu vực có vị trí địa - chiến lƣợc quan trọng của thế giới
Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Bắc Á ở mức tốt khi GDP của các nước là đối tác chính của Việt Nam có mức tăng trưởng về kinh tế đáng kể
Biểu đồ 4-3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2011-2022
Nguồn: Ngân hàng thế giới - World Bank
Biểu đồ 4-4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản và Hàn Qu giai đoạn 2011-
Nguồn: Ngân hàng thế giới - World Bank
Biểu đồ 4-5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Đài Loan và Hồng Kông giai đoạn
Nguồn: Ngân hàng thế giới - World Bank
Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới, Trung Quốc tính trong năm 2022 có số GDP cao nhất trong các nước, với tốc độ tăng trưởng trung bình GDP hàng năm tăng gần 5000 tỷ đô Mặc dù với sự tác động của dịch Covid 19, số GDP của Đài Loan , Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn đánh dấu một mức tăng trưởng dương, ở mức trên 5% Ngƣợc lại, là Nhật Bản và Hồng Kông cho thấy sự tụt hậu trong kinh tế năm 2019 và
2020, nhƣng Nhật Bản thì giảm tiếp trong các năm tiếp theo, còn Hồng Kông thì đã có một “cú lội” ngƣợc dòng từ 350 tỷ đô tới 470 tỷ đô trong năm 2021
4.1.2.2 Quy mô thị trường thủy sản của Đông Bắc Á
Theo tính toán số liệu thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VACF), thị trường thủy sản Đông Bắc Á là một trong những thị trường lớn nhất và với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm lên đến hàng trăm tỷ USD
Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản các năm ngày càng tăng cao do: Nâng cao thu nhập, tăng trưởng dân số, thay đổi thói quen tiêu dùng cụ thể,
Vào năm 2022, Đông Bắc Á đạt tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu thuỷ sản ở mức 85 tỷ USD Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với 6,2 triệu tấn thuỷ sản nhập khẩu, đạt 32,2 tỷ USD Việt Nam là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ 4 cho Trung Quốc Nhật Bản đạt giá trị lên tới 14,3 tỷ USD cho 1,5 triệu tấn thuỷ sản nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm, nhiều hơn Hàn Quốc với 8,8 tỷ USD từ nhà cung cấp Việt Nam với 1,2 triệu tấn thuỷ sản
Qua đó, ta thấy được cơ hội cho Việt nam, khi thị trường thuỷ sản Đông Bắc Á là thị trường tiềm năng cho Việt Nam với nhiều cơ hội xuất khẩu
Bảng 4.1: Sản lượng thuỷ sản của các nước Đông Bắc Á Đơn vị: nghìn tấn/triệu đô
Chủng loại Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Hồng Kông
Nguồn: Tổng cục Thống kê
4.1.2.3 Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của các nước Đông Bắc Á
Theo số liệu thống kê từ VASEP, nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản của Đông Bắc Á rất lớn, với tốc độ tăng trưởng ổn định, chiếm 27,5% tổng kim ngạch toàn cầu năm
2022 Giai đoạn 2021, nhập khẩu mặt hàng này tăng trưởng bình quân 15,7% một năm, từ 82,3 tỷ USD lên 96,7 tỷ USD., bất chấp sự biến đổi phức tạp và khó lường của dịch bệnh Covid - 19 Tốc độ nhập khẩu thuỷ sản của các thành viên Đông Bắc Á đều ghi nhập sự tăng trưởng cao Đơn vị: tỷ USD
1Biểu đồ 4-6: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của một số quốc gia Đông Bắc Á năm 2022
Nguồn: Seafood Trade Intelligence Portal
Các nguồn cung ứng thuỷ sản vào thị trường Đông Bắc Á:
Bảng 4.2: Một số nguồn nội khối lớn cung ứng thuỷ sản cho Đông Bắc Á Đơn vị: Tỷ USD
STT Nguồn cung ứng nội khối
Nguồn: Fao Globefish - Trade and Markets
Bảng 4.3: Một số nguồn cung ngoại khối lớn cung ứng thuỷ sản cho Đông Bắc Á
STT Nguồn cung ứng ngoại khối
Nguồn: Fao Globefish - Trade and Markets
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Tất cả các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thống kê tóm tắt: số quan sát (Obs), giá trị trung bình (Mean), giá trị tối thiểu (Min), giá trị tối đa (Max) và độ lệch chuẩn (Std dev.) của từng biến ở bảng 4.4
Tổng số quan sát của mô hình là 60, có tổng cộng 10 biến độc lập là LNPopVN, LNPopDBA, LNGDPVN, LNGDPVN, LNGDPDBA, LNInsVN, LNInsDBA, Techgap, FTA, LNExr và 1 biến phụ thuộc là LNExp
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
4.2.2 Lựa chọn mô hình phù hợp
* Lựa chọn giữa OLS và FEM
Tiến hành ƣớc lƣợng hồi quy mô hình các yếu tố tác động lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và hiệu ứng cố định
FEM để xem xét tính tối ƣu giữa OLS và FEM
Trước tiên, nhóm tác giả tiến hành kiểm định hệ số tương quan giữa các cặp biến, đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 4.5: Kiểm định hệ số tương quan giữa các cặp biến theo mô hình ban đầu
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
Bảng ma trận hệ số tương quan từng cặp (pairwise correlation) giữa các biến giải thích trong mô hình cho thấy tồn tại hai cặp biến có mối tương quan cao Tuy nhiên, điều này là do ngẫu nhiên của dữ liệu chứ không phải bản chất của biến Hệ số tự tương quan giữa LNGDPDBA với LNPopDBA đạt 0.9552 và LNGDPVN với LNPopVN đạt 0.9532 đều lớn hơn 0.8, nghi ngờ có đa cộng tuyến trong mô hình Nhóm quyết định loại 2 biến LNPopVN và LNPopDBA Sau đó, nhóm tác giả tiến hành kiểm kiểm định hệ số phân tử phóng đại phương sai VIF Kết quả cho thấy các biến đều có VIF < 10
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
Hệ số phóng đại phương sai VIF của FTA, Techgap, LNInsVN, LNExr > 2 nên có dấu hiệu đa cộng tuyến Tuy nhiên, thực tế với hệ số VIF < 10 thì vẫn có thể chấp nhận đƣợc Vậy nên các biến trên đều đƣợc chấp nhận
Với các biến còn lại, tiến hành ước lượng theo phương pháp hiệu ứng cố định FEM:
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình hiệu ứng cố định - FEM
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
Kiểm định F test với tất cả u_i=0 có Prob > F = 0.5701 > 0.05 sau khi chạy theo FEM cho phép kết luận không có hiệu ứng cố định trong mô hình, điều này nghĩa là ƣớc lƣợng theo OLS tối ƣu hơn FEM
* Lựa chọn giữa OLS và REM
Tiến hành ước lượng mô hình bằng phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên REM để xem xét tính tối ƣu giữa mô hình REM và OLS Kết quả nhƣ sau:
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên - REM
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata Kiểm định Test: Var(u) = 0 với Prob > chibar2 = 0.0000 < 0.05 Điều này có nghĩa là chấp nhận sự tồn tại ngẫu nhiên trong mô hình Do đó, ƣớc lƣợng theo REM có thể giải thích tốt hơn OLS
* Lựa chọn giữa REM và FEM
Từ những kết quả trên, nhóm tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định Hausman để xem xét tính tối ƣu giữa hai mô hình FEM và REM:
Bảng 4.9: Kiểm định Hausman giữa FEM và REM
LNExr -.0878837 0143398 -.1022235 1721646 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị Prob > chi2 = 0.9103 > 0.05, tức là chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan giữa các biến độc lập với phần dư và tồn tại các ngẫu nhiên Điều này có nghĩa là ƣớc lƣợng theo REM tối ƣu hơn FEM.
Do đó, REM sẽ đƣợc chọn để ƣớc lƣợng sự tác động của các yếu tố lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước Đông Bắc Á
4.2.3 Kết quả các kiểm định mô hình
4.2.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Hệ số R bình phương = 0.7990 cho thấy các biến giải thích trong mô hình giải thích đƣợc 79.90% sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Đông Bắc Á Kiểm định sự phù hợp của mô hình với hệ số Prob > chi2 0.0000 chi2 = 0.0000
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
4.2.2.2 Kiểm định tự tương quan
Với giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan Tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan đối với mô hình, kết quả ở bảng 4.9 cho thấy hệ số Prob > F
= 0.0002 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình Kết luận, trong mô hình có hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
4.2.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Với giả thuyết H0: Không có phương sai sai số thay đổi Tiến hành kiểm định phương sai sai số thay đổi đối với mô hình
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
LNExp[QuốcgiaMH,t] = Xb + u[QuốcgiaMH] + e[QuốcgiaMH,t]
Estiamted results Var SD = sqrt(Var)
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Prob > chibar2 = 1.0000 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0: mô hình không có phương sai sai số thay đổi Tức là mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
4.2.2.4 Kiểm định các hệ số hồi quy
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy theo mô hình hiệu ứng cố định - REM
Nguồn: Truy xuất kết quả từ Stata
Kết quả ƣớc lƣợng trên cho thấy các biến LNGDPVN, LNInsVN đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Các biến còn lại là LNGDPDBA, LNInsDBA, Techgap, FTA, LNExr, LNDistance với P>|z| lần lƣợt là 0.577; 0.856; 0.130; 0.926; 0.291; 0.586 không có ý nghĩa giải thích trong mô hình.