GIỚI THIỆU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có lịch sử nông nghiệp lâu đời, với truyền thống canh tác lúa nước hơn 4.000 năm Nước ta được ban tặng những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp, như khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước phong phú và diện tích đất nông nghiệp lớn Nhờ vậy, nông nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt của Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước Xuất khẩu nông nghiệp tạo ra nguồn thu ngoại tệ khổng lồ, đóng góp vào việc nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới Trong số các mặt hàng nông sản, lúa gạo luôn được coi là mặt hàng chiến lược mà Nhà nước ưu tiên đầu tư, vì nó không những là một trong những cây trồng chủ yếu, mà còn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội
Theo đánh giá của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới” Điều này được khẳng định bởi kết quả khảo sát của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) , theo đó Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (FAO in Viet Nam, 2023) Trong 11 tháng của năm
2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 6,68 triệu tấn, tương đương trên 3,24 tỷ USD, tăng 16% về khối lượng và 6,7% về kim ngạch so với 11 tháng năm 2021 (Tổng cục Hải quan, 2022)
Với những tiềm năng và lợi thế đó, cùng với sự nỗ lực của các cấp, ngành và doanh nghiệp, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Đặc biệt ở châu Phi, Việt Nam đang là một trong những nhà cung cấp gạo hàng đầu Theo hội thảo trực tuyến “Châu Phi - Điểm đến hứa hẹn cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam" vào tháng 7 năm 2021, bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 54 quốc gia châu Phi, với khối lượng đạt trên 600.000 tấn, trong đó các thị trường lớn nhất gồm Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Mozambique, Cameroon, Tanzania, Ai Cập… Châu Phi là một thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam với dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhu cầu tiêu thụ gạo ngày càng tăng Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), dân số châu Phi dự kiến sẽ tăng từ 1,4 tỷ người năm 2022 lên 2,5 tỷ người vào năm 2050 Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ gạo ngày càng tăng, thực tế đã qua cho thấy năm 2022, châu Phi nhập khẩu 32 triệu tấn gạo, trị giá 10,9 tỷ USD (Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan) Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc xuất khẩu gạo sang châu Phi.
Tuyên bố đề tài
Từ tính cấp thiết đã nêu trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi’’.
Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận cơ bản và thực tế nghiên cứu để xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi, mức độ tác động của các nhân tố đó và đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi
− Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi
− Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi
− Đưa ra giải pháp và kiến nghị để nâng cao xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên nghiên cứu của đề tài: các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi
− Phạm vi không gian: Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi (Ai Cập, Algeria, Maroc, Tunisia, Libya, ) và khu vực châu Phi hạ Sahara (Nigeria, Nam Phi, Ghana, Senegal, Côte d'Ivoire, Tanzania, Kenya, Ethiopia, )
− Phạm vi thời gian: 5 năm từ 01/01/2018 đến 31/12/2022
− Phạm vi nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi, mức độ tác động của các nhân tố đó và đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi
− Phạm vi mặt hàng: Gạo.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Đóng góp của nghiên cứu
1.6.1 Đóng góp về khoa học Đề tài chỉ ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi, phân tích đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó Từ đó bổ sung và phát triển lý luận về xuất khẩu nông sản nói chung và ngành gạo nói riêng
1.6.2 Đóng góp về thực tiễn
− Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi Từ đó, giúp các nhà xuất khẩu gạo đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp, các nhà quản lý đưa ra các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo
− Nghiên cứu còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về sau nếu họ quan tâm đến lĩnh vực xuất khẩu nông sản nói chung và ngành gạo nói riêng.
Cấu trúc của nghiên cứu
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau:
- Chương 1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
- Chương 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4 Kết quả nghiên cứu
- Chương 5 Kết luận và kiến nghị
ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI
Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu gạo
Theo Belay S (2009), xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương Nói một cách đơn giản là đưa hàng hoá ra nước ngoài để thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá
Ngô Thị Mỹ & Trần Nhuận Kiên (2016) cho rằng: “Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường, nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới bằng hình thức mua bán nhằm gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu và tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của quốc gia.”
Theo Nguyễn Văn Tuấn (2008), xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia
Bùi Xuân Lưu (2001) định nghĩa “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài” trong giáo trình Kinh tế ngoại thương Feenstra and Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác về xuất khẩu trong giáo trình Thương mại quốc tế của đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác” nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế
Theo WTO (2011), “xuất khẩu” là hoạt động “bán hàng hóa cho một quốc gia khác”,
“hàng xuất khẩu được định giá theo giá trị giao dịch, bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm để đưa hàng hóa đến quốc gia khác” Nói một cách đơn giản, xuất khẩu đề cập đến việc giao hàng hóa và dịch vụ từ nguồn gốc đến đích bằng đường bộ, bằng đường biển hoặc đường hàng không Theo thương mại quốc tế, xuất khẩu đề cập đến việc bán hàng hóa và dịch vụ ở một quốc gia cho một thị trường khác (thị trường quốc tế)
Theo khoản 1, Điều 28, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Hiểu theo cách khái quát, xuất khẩu là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia
Khái niệm về xuất khẩu đa dạng, và từ góc độ của nghiên cứu, xuất khẩu được hiểu là việc một quốc gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ với cả thế giới thông qua quan hệ thị trường, nhằm tận dụng lợi thế sẵn có của đất nước, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích quốc gia
Gạo (tiếng Anh: rice) là hạt ngũ cốc được sản xuất từ cây lúa (Oryza sativa hoặc Oryza glaberrima), thuộc họ hòa thảo (Poaceae), được thông qua quá trình chế biến và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm Gạo thường được xác định bởi các tiêu chí như loại lúa, độ tinh khiết, độ ẩm, và hàm lượng chất dinh dưỡng
Theo định nghĩa của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5643:1999 về Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa, gạo là phần còn lại của hạt thóc thuộc các giống lúa (Oryza sativa L) sau khi đã tách bỏ vỏ trấu, tách một phần hay toàn bộ cám và phôi
Gạo là nguồn thức ăn cơ bản cho nhiều người trên khắp thế giới và là thành phần chính trong chế độ dinh dưỡng của nhiều nền văn hóa Quá trình sản xuất gạo bắt đầu khi hạt lúa chín và được thu hoạch từ cây lúa Sau đó, quá trình xử lý bao gồm loại bỏ cảm bãi và lớp vỏ bao ngoài để thu được hạt gạo Hạt gạo có hình bầu dục, đường kính khoảng 5-7 mm Hạt gạo được cấu tạo từ 3 phần chính:
+ Vỏ trấu: Là lớp vỏ ngoài cùng của hạt gạo, có màu vàng nâu Vỏ trấu có tác dụng bảo vệ hạt gạo khỏi các tác nhân bên ngoài
+ Cám: Là lớp vỏ thứ hai của hạt gạo, có màu vàng nhạt Cám chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ
+ Nội nhũ: Là phần chính của hạt gạo, có màu trắng đục Nội nhũ chứa nhiều tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể
Dựa trên các đặc điểm của hạt gạo theo FAO, ta có thể phân loại gạo thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
− Kích thước hạt gạo: Gạo có thể được phân loại thành gạo dài, gạo ngắn, gạo tấm
+ Gạo dài: có chiều dài gấp 3-4 lần chiều rộng, hạt có hình bầu dục, khi nấu lên cơm có độ dẻo và khô vừa phải, không bị nhão Gạo dài thường được sử dụng để nấu cơm, làm sushi, làm bánh,
+ Gạo ngắn: có chiều dài gấp 1,5-2 lần chiều rộng, hạt có hình tròn, khi nấu lên cơm có độ dẻo cao, mềm, dễ bị nhão Gạo ngắn thường được sử dụng để nấu chè, nấu cháo, làm bún,
+ Gạo tấm: là loại gạo đã được xay xát, chỉ còn lại phần nội nhũ, có chiều dài ngắn hơn so với gạo dài và gạo ngắn Gạo tấm thường được sử dụng để nấu cơm, nấu cháo, làm bánh,
− Màu sắc hạt gạo: Gạo có thể có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm
+ Gạo trắng: là loại gạo phổ biến nhất, được xay xát kỹ để loại bỏ lớp cám và phôi, có màu trắng tinh Gạo trắng có vị ngọt, dễ ăn nhưng hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với các loại gạo khác
+ Gạo nâu: là loại gạo chỉ được xát bỏ lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám và phôi, có màu nâu nhạt Gạo nâu có vị đậm đà, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với gạo trắng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo
Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố hoặc điều kiện tác động đến một hiện tượng, sự vật hoặc quá trình nào đó, làm thay đổi trạng thái hoặc kết quả của nó Các nhân tố ảnh hưởng có thể là: nhân tố nội sinh, nhân tố ngoại sinh, nhân tố trực tiếp, nhân tố gián tiếp, Qua quá trình tìm hiểu và phân tích nhóm tác giả nhận thấy có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi, trong đó bao gồm các nhân tố quan trọng sau:
1 Đặc điểm tự nhiên châu Phi Đặc điểm tự nhiên là những đặc trưng, đặc tính của môi trường tự nhiên, bao gồm địa hình, khí hậu, thực vật, động vật, tài nguyên thiên nhiên và các tác động của các yếu tố tự nhiên đến đời sống con người Đặc điểm tự nhiên rất đa dạng và độc đáo, chúng tạo nên sự phong phú và đa dạng của những cảnh quan và sinh thái trên trái đất Tuy nhiên, môi trường tự nhiên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ do sự tác động tiêu cực từ con người, đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ và bảo vệ môi trường tự nhiên một cách nghiêm túc và hiệu quả Về điều kiện tự nhiên gồm: Vị trí (vùng nào, tiếp giáp nơi nào… ); diện tích (lớn, bé), địa hình (đồi núi, đồng bằng như thế nào); khí hậu; đất (phù sa, feralit, ), sông ngòi, biển và khoáng sản (kim loại, than, )
Theo sách Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, châu Phi có các dạng địa hình chính là: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp, đồng bằng Các bồn địa xen giữa các vùng đất cao Có sa mạc Sahara chia cắt châu Phi thành hai khu vực Bắc Phi và châu Phi hạ Sahara Phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong đới nóng, có các đới: đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu cận nhiệt Châu Phi có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố không đều, nhiều thác ghềnh, chế độ nước sông, hồ phụ thuộc vào chế độ mưa Các môi trường tự nhiên gồm: môi trường xích đạo, môi trường nhiệt đới, môi trường hoang mạc, môi trường cận nhiệt.Trong đó môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất, môi trường cận nhiệt chiếm diện tích nhỏ nhất Ở châu Phi, hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, diện tích đất canh tác nhỏ khiến thu nhập từ nông nghiệp và chăn nuôi thấp, gây hạn chế cho kinh tế và an ninh lương thực các quốc gia trong khu vực Theo tính toán của các nhà khoa học NASA, sa mạc Sahara có diện tích khoảng 9.400.000 km², là hoang mạc nóng lớn nhất thế giới, chiếm 30% diện tích châu Phi; sa mạc Kalahari có diện tích khoảng 900.000 km², nằm ở Nam Phi và sa mạc Namib có diện tích khoảng 81.000 km², nằm ở Namibia Châu Phi cũng có một lượng lớn các bồn địa và cao nguyên, cụ thể bồn địa Congo với khoảng 3.700.000 km², là bồn địa lớn nhất châu Phi; Bồn địa Chad với 2.300.000 km²; … Trên thực tế, diện tích các hoang mạc và bồn địa đang ngày càng mở rộng, điều này ảnh hưởng xấu đến châu Phi khi nó gây ra hiện tượng hạn hán kéo dài, vụ mùa thất thu dẫn đến thiếu lương thực thực phẩm Từ những ảnh hưởng đó châu Phi sẽ đẩy mạnh nhập khẩu lương thực ngoài khu vực để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa Dự báo trong khoảng từ năm 2024 đến năm 2027, châu Phi sẽ hoàn toàn bị phụ thuộc vào nguồn cung ngoài lục địa, nó gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang thị trường châu Phi
Không chỉ thế, Cục khí tượng thuỷ văn châu Phi thống kê rằng lượng mưa trong năm 2019 của châu Phi đạt kỷ lục khi lên tới 2000mm/ năm, gây ra lũ lụt trên diện rộng và ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 3 triệu người Đến năm 2020, lượng mưa châu Phi chỉ đạt 50mm/ năm gây hạn hán và khiến 25 triệu người thiếu lương thực Tiếp đó năm
2021, lượng mưa cao bất thường tại Sabel đã gây ra hiện tượng lũ quét và dịch bệnh lên khắp vùng đất này Có thể thấy lượng mưa châu Phi không ổn định qua các năm đã góp phần gây nên các thiên tai và dịch bệnh Với lượng mưa chỉ đạt 1254mm/ năm vào năm
2023 châu Phi đã có thể ổn định lại nền kinh tế khu vực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên, theo bên Khí tượng thuỷ văn châu Phi dự báo năm 2024 châu Phi sẽ xảy ra hạn hán diện rộng và có khả năng rơi vào tình trạng thiếu lương thực thực phẩm, và nhu cầu nhập khẩu châu Phi tăng mạnh, đặc biệt là gạo
2 Đặc điểm thị trường châu Phi
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ Thị trường có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Nhưng nhìn chung, thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó người mua và người bán gặp nhau để thỏa thuận về giá cả và lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được mua bán Thị trường có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đầu tiên, thị trường giúp phân phối nguồn lực một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp Tiếp đó, thị trường tạo ra động lực cho doanh nghiệp sản xuất, đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng tiêu dùng Ngoài ra, thị trường tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung vào đặc điểm thị trường hàng hoá tại châu Phi Thị trường hàng hóa châu Phi là việc các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hữu hình, như nông sản, công nghiệp, dịch vụ,… diễn ra tại khu vực châu Phi, cụ thể ở đây là thị trường mặt hàng gạo Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO), khả năng sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này nên châu Phi có nhu cầu nhập khẩu cao với 35 triệu tấn vào năm 2018;
42 triệu tấn vào năm 2020; 27,5 triệu tấn vào năm 2021; 36,3 triệu tấn vào năm 2022 và 42,2 triệu tấn vào năm 2023 Do ảnh hưởng của khí hậu nên châu Phi vẫn sẽ gặp khó trong quá trình sản xuất gạo, do đó dự báo năm 2024 châu Phi vẫn có nhu cầu nhập khẩu cao, tăng cường nhập khẩu thêm 3,6 triệu tấn so với năm 2023
Ngoài ra, thuế nhập khẩu gạo của Châu Phi rất đa dạng và khác nhau giữa các quốc gia Mức thuế có thể dao động từ 0% đến 100%, tùy thuộc vào các yếu tố như:
• Loại gạo: Gạo trắng thường có mức thuế cao hơn gạo tấm;
• Nguồn gốc xuất khẩu: Gạo từ các nước trong khu vực Châu Phi thường có mức thuế thấp hơn gạo từ các nước ngoài khu vực nhưng chênh lệch không lớn
• Chính sách thương mại: Các quốc gia có thể áp dụng thuế suất ưu đãi cho gạo nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do với họ
• Nigeria: Thuế nhập khẩu gạo trắng là 50%, gạo tấm là 10%;
• Cote d'Ivoire: Thuế nhập khẩu gạo trắng là 10%, gạo tấm là 5%;
• Việt Nam: Thuế nhập khẩu gạo trắng là 20%, gạo tấm là 10% khi được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định AfCFTA
Với chính sách ưu đãi thuế quan như vậy và được cải thiện qua từng năm, các nhà xuất khẩu ngoài khu vực sẽ càng đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi, đặc biệt là Việt Nam khi Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo lớn sang châu Phi với 0,7 triệu tấn năm 2018; 1,1 triệu tấn năm 2019; 0,8 triệu tấn năm 2020 và 2021; 1 triệu tấn năm 2022 và 1,3 triệu tấn năm 2023 Dự báo năm 2024 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 1,5 - 1,8 triệu tấn sang thị trường này
3 Đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam
Kinh tế vĩ mô là lĩnh vực nghiên cứu về hoạt động kinh tế của toàn bộ quốc gia hoặc khu vực lớn hơn thay vì tập trung vào các hoạt động của các cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ Kinh tế vĩ mô sử dụng các mô hình kinh tế để giải thích các quan hệ giữa các yếu tố kinh tế Những mô hình này được xây dựng trên cơ sở các giả định và thuật toán tính toán phức tạp Kinh tế vĩ mô quan tâm đến các biến số quan trọng như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và cân bằng thanh toán quốc tế Kinh tế vĩ mô chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách kinh tế của chính phủ bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại và chính sách kinh tế quốc tế Ứng dụng kinh tế vĩ mô có liên kết chặt chẽ với kinh tế học ứng dụng và nó cung cấp cho các chính trị gia nhà quản lý kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách các kiến thức cần thiết để hiểu và quản lý nền kinh tế của các hiệu quả
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2018, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ GDP tăng 7,08%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2018;
+ CPI bình quân tăng 3,55%, nằm trong mục tiêu đề ra của Quốc hội;
+ Xuất khẩu đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017;
+ Nhập khẩu đạt 237,51 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2017;
+ Thu ngân sách nhà nước đạt 1.734,3 nghìn tỷ đồng, bằng 106,5% dự toán
+ Chi ngân sách nhà nước đạt 1.583,6 nghìn tỷ đồng, bằng 98,6% dự toán Đây là năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 6% CPI bình quân năm 2018 tăng 3,55%, thấp hơn so với mục tiêu 4% đề ra của Quốc hội Lãi suất ngân hàng được giữ ở mức ổn định; tỷ giá hối đoái VND/USD biến động trong biên độ hẹp Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và điều chỉnh năm 2018 đạt 35,88 tỷ USD, tăng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp: phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng Phương pháp định tính được sử dụng bằng cách phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu gạo tại địa bàn phát triển mạnh trong sản xuất gạo để điều chỉnh các biến quan sát và xây dựng bảng hỏi hợp lí ; đồng thời nghiên cứu định tính để đề xuất các mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo sang châu Phi
Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm phân tích dữ liệu thu thập được và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm SPSS Từ đó giải quyết hai vấn đặt ra ban đầu, đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo sang châu Phi và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó việc xuất khẩu gạo sang châu Phi Sau khi đạt được kết quả từ nghiên cứu định lượng, nhóm một lần nữa sử dụng phương pháp định tính để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi và đạt hiệu quả cao
Theo Wilson (1982), việc sử dụng cân bằng cả hai phương pháp nghiên cứu này nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại Thực hiện sự kết hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mởrộng hơn chủ đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính giúp nhóm tác giả khám phá, tìm hiểu sâu về các nhân tố liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Hơn nữa, Leonidou và cộng sự (2011) còn cho rằng nghiên cứu sâu hơn về xúc tiến xuất khẩu và hiệu suất nên liên quan đến một nghiên cứu định tính
Bên cạnh đó, thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, các dữ liệu được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được xem là khách quan khoa học và hợp lý (Carr, 1994; Denscombe, 2010) Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp trong các trường hợp vấn đề cần nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó (Đinh Văn Sơn và cộng sự, 2015)
Vì vậy, việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là phù hợp với đề tài của bài nghiên cứu này.
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết về lợi thế cạnh tranh (CA), lý thuyết tổ chức công nghiệp (IO) cùng kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên trước đây, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài có khả năng tác động đến hiệu quả xuất khẩu gạo dưới đây
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên châu Phi
Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ khăng khít, chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân bằng thống nhất Thứ nhất, môi trường tự nhiên không chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống Thứ hai, môi trường tự nhiên liên quan tới tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, của dân tộc Bởi việc bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội được bền vững Từ đó chúng ta thấy rằng, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, nó ảnh hưởng đến nhu cầu, thị hiếu và tính chất hàng hoá trên thị trường Khi một khu vực có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở hay sự nghèo nàn về cơ sở vật chất có thể làm lượng lớn xuất khẩu Trong cuốn sách "The End of Poverty", Sachs cho rằng các quốc gia có khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng và tài nguyên thiên nhiên phong phú có lợi thế xuất khẩu cao hơn Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý, đặc biệt là vị trí ven biển, đối với phát triển thương mại quốc tế Krugman, trong lý thuyết "New Economic Geography", tập trung vào vai trò của vị trí địa lý trong việc thu hút đầu tư, tạo ra lợi thế so sánh và thúc đẩy xuất khẩu Ông cho rằng các quốc gia có vị trí thuận lợi, gần các thị trường lớn sẽ có lợi thế hơn trong xuất nhập khẩu.Krueger, trong nghiên cứu về "Trade and Development", phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và thảm họa thiên nhiên đối với xuất nhập khẩu Như vậy, các yếu tố về tự nhiên có thể ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu
Trong bài nghiên cứu này, đặc điểm về khí hậu, địa hình và cơ sở vật của châu Phi được xem là đặc điểm tự nhiên của nơi mà Việt Nam xuất khẩu sang Vì vậy giả thuyết H1 được xây dựng như sau:
H1: Đặc điểm tự nhiên châu Phi ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang thị trường châu Phi (+)
3.2.2 Đặc điểm thị trường châu Phi_
Thị trường nước ngoài luôn có mức độ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của việc xuất khẩu bởi nó chi phối nhiều yếu tố trong nền kinh tế Đặc điểm thị trường nước ngoài đặt ra cho doanh nghiệp những cơ hội và thách thức nhất định khi quyết định thâm nhập vào, nên điều đầu tiên quan trọng cần làm là doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội đồng thời hạn chế những thách thức để đạt được hiệu quả cao (Cavusgil & Zou,
1994) Theo Zou & Stan (1998), thị trường nước ngoài có thể bao gồm sự hấp dẫn của thị trường xuất khẩu, các rào cản từ thị trường xuất khẩu, mức độ cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu; hay nhu cầu tiềm năng từ thị trường xuất khẩu (Cavusgil & Zou,
1994) Khi có sự tương đồng về văn hoá (Cavusgil & Zou, 1994; Sousa & cộng sự,
2008), pháp luật về khuôn khổ pháp lý (Cavusgil & Zou, 1994; O’Cass & Julian, 2003) và sự tương đồng về kinh tế (Sousa & cộng sự, 2008) sẽ làm tăng năng suất xuất khẩu của doanh nghiệp Ngoài ra khi tồn tại sự khác biệt về môi trường sẽ phần nào cản trở quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu (Phạm Ngọc Ý, 2019)
Trong bài nghiên cứu này, đặc điểm về thị trường châu Phi sẽ bao gồm năng lực sản xuất gạo tại châu Phi, các rào cản thương mại (thuế quan, phi thuế quan….), an ninh lương thực thực phẩm , nhu cầu thị hiếu của người dân Vì vậy, giả thuyết H2 được xây dựng như sau:
H2: Đặc điểm thị trường châu Phi ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang thị trường châu Phi (+)
3.2.3 Đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam Đặc điểm nền kinh tế trong nước cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp, nó có thể bao gồm các nhân tố như Cầu trong nước, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, chất lượng cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp, môi trường thể chế (Chen & cộng sự, 2016), các điều kiện của thị trường trong nước (Chen & cộng sự,2016; Zou & Stan, 1998); chính sách xuất khẩu của nhà nước (Katsikeas & cộng sự,
1996) Khi doanh nghiệp có được sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi, hệ thống pháp luật và môi trường thể chế thuận lợi thì sẽ càng đẩy mạnh xuất khẩu và đạt được kết quả cao (Lê Tấn Bửu & Nguyễn Viết Bằng, 2018) Ngoài ra, mạng lưới trong nước cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc hỗ trợ quốc tế hóa công ty (Haddoud và cộng sự, 2018)
Từ vai trò quan trọng của đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam, bài nghiên cứu mong muốn các yếu tố chính sách, mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam, quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam, hệ thống logistic trong nước và lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi Vì vậy, giả thuyết H3 được đưa ra như sau:
H3: Đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang thị trường châu Phi (+)
3.2.4 Đặc điểm ngành gạo Việt Nam Đặc điểm của ngành sẽ quyết định mặt hàng, khả năng cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp, nó có thể tác động trực tiếp tới quyết định kinh doanh của doanh nghiệp sao cho có được lợi nhuận tối Theo Cavusgil & Zou, 1994; Zou & Stan, 1998; Chen & cộng sự, 2016, đặc điểm ngành tác động đến kết quả xuất khẩu, bao gồm mức độ công nghệ trong ngành, mức độ bất ổn của ngành, sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước, sự phát triển của công nghệ trong ngành Công nghệ ngành và công nghệ trong nước càng sản lượng thì sản lượng sẽ càng tăng, cùng sự ổn định của ngành sẽ cải thiện năng suất hàng hoá và thúc đẩy ngành phát triển, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Lê Tấn Bửu & Nguyễn Viết Bằng, 2018)
Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành, trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ xét một số yếu tố thuộc đặc điểm ngành gạo như diện tích đất trồng lúa, khả năng chuyên môn hoá, tiêu chuẩn xuất khẩu gạo, sự phát triển công nghệ kĩ thuật trong ngành và kinh nghiệm của người nông dân Việt Nam Vì vậy, giả thuyết H4 được xây dựng như sau: H4: Đặc điểm ngành gạo Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang châu Phi
3.2.5 Đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam Đặc điểm doanh nghiệp góp phần vào quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp, có thể bao gồm quy mô, mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và kết quả xuất khẩu (Majocchi & cộng sự,2005; Singh, 2009; Sousa & cộng sự, 2008; Ruzo & cộng sự) Đặc điểm quản lý là yếu tố chính trong sự tồn tại, phát triển và thịnh vượng của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu (Moghaddam & cộng sự, 2012) và đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp (Chen & cộng sự, 2016) Đặc biệt, kinh nghiệm quốc tế của nhà quản lý là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Chen & cộng sự,2016) Ngoài ra, chiến lược marketing được xem xét như cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu về doanh thu xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994; Moghaddam & cộng sự, 2012) Doanh nghiệp khả năng điều tiết các yếu tố bên trong doanh nghiệp, thiết lập một kế hoạch cụ thể cho quá trình kinh doanh sẽ đạt doanh số cao, nâng cao kim ngạch xuất khẩu Các bài nghiên cứu trên đều chỉ ra đặc điểm doanh nghiệp có tác động đến xuất khẩu
Bài nghiên cứu này nhóm tác giả mong muốn các yếu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, khả năng huy động vốn, chiến lược marketing, đội ngũ nhân viên và mức độ uy tín của doanh nghiệp sẽ có tác động đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Vì vậy, giả thuyết H5 được đề xuất như sau:
H5: Đặc điểm doanh nghiệp xuất gạo của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi (+)
Mức độ cạnh tranh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua giá cả hàng hoá, số lượng khách hàng, khả năng cải thiện chất lượng hàng hoá … Sản phẩm của doanh nghiệp phải nỗ lực thích nghi với thị trường xuất khẩu để vượt qua và phản ứng các hoạt động cạnh tranh (Hultman,Robson, & Katsikeas,
Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài này được thu thập từ một số nguồn sau:
- Trong các thư viện: sách, luận án, công trình nghiên cứu được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Thương mại, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
-Trong các cơ quan/tổ chức lưu trữ: các báo cáo của Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan
- Trung tâm WTO – Hội nhập
- Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB)
- UN Comtrade, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
- Bản đồ Thương mại của ITC (Trademap)
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
- Cổng dữ liệu thống kê của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc cho châu Phi
- Cơ sở dữ liệu Statista
- Và một số nguồn dữ liệu thứ cấp có giá trị tham khảo khác
3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Hai phương pháp được sử dụng để thu thập các dữ liệu sơ cấp này bao gồm phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Dữ liệu thu thập được từ phương pháp này dùng để xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi, hiệu chỉnh phiếu hỏi, hoàn thiện phiếu hỏi sau khi khảo sát thử và đánh giá kết quả của phân tích định lượng Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan tới đề tài, 02 lãnh đạo doanh nghiệp đang có hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi, 01 giảng viên trường Đại học khối ngành kinh tế và 01 doanh nhân Việt Nam đang công tác tại châu Phi
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi
- Nội dung điều tra: Các thông tin chung về doanh nghiệp (quy mô, chất lượng mặt hàng, đối thủ cạnh tranh), các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với mức “hoàn toàn không đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”
- Xây dựng phiếu hỏi: Phiếu hỏi được xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu đã được công bố trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu và ý kiến đóng góp của các chuyên gia được nhóm tác giả phỏng vấn
- Chọn mẫu: Bài nghiên cứu về xuất khẩu gạo của Việt Nam đến thị trường Châu Phi đã áp dụng phương pháp xác định kích thước mẫu thông qua phân tích yếu tố chung (EFA) Dựa theo hướng dẫn của Hair và đồng nghiệp (2014), kích thước mẫu tối thiểu cần thiết để thực hiện EFA được xác định là n = 5m (n là kích thước mẫu, m là số lượng quan sát của các biến độc lập, trong trường hợp này, m$, n0) Danh sách mẫu được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín, bao gồm "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" theo công bố của Bộ Công thương qua các năm Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo sang các quốc gia Châu Phi Danh sách mẫu cũng được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như các cơ quan quản lý thị trường xuất khẩu và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cùng với các mối quan hệ cá nhân khác của nhóm tác giả
- Tiến hành điều tra: 200 phiếu điều tra đã được gửi tới các doanh nghiệp, người tham gia khảo sát thông qua email Tuy nhiên, sau quá trình thu hồi, chúng tôi chỉ nhận được
160 phiếu Khi hoàn thành quá trình kiểm tra và lựa chọn, chúng tôi phát hiện 5 phiếu bị loại bỏ do thông tin bị thiếu hoặc không đầy đủ Tổng cộng, chỉ còn lại 155 phiếu hợp lệ sau quá trình chọn lọc Điều này đảm bảo rằng chúng tôi có đủ dữ liệu cần thiết để thực hiện điều tra, với cỡ mẫu tối thiểu đạt được là 120.
Phương pháp xử lý dữ liệu
3.4.1 Xử lý dữ liệu định tính
Các câu trả lời thu thập được từ các chuyên gia sẽ được bóc tách để khám phá và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi Sau đó, các câu trả lời được so sánh với kết quả từ các công trình trước đây do các học giả trong và ngoài nước thực hiện, từ đó giúp nhóm nghiên cứu xác định chính xác hơn nhóm các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu gạo
3.4.2 Xử lý dữ liệu định lượng
Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS 29 theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu
Mã hoá dữ liệu: Các câu trả lời thu thập được từ phiếu khảo sát bằng Google Form được mã hoá thành các con số và được lưu tại bảng Excel
Tải dữ liệu lên: Bảng dữ liệu Excel sau khi được mã hoá sẽ đưa lên phần mềm SPSS
29 để tiến hành các bước xử lý tiếp theo
Làm sạch dữ liệu: Dữ liệu trong quá trình thu thập có thể xảy ra các sai sót như xuất hiện ô trống (thiếu câu trả lời), các giá trị bị nhập sai hoặc câu trả lời không hợp lý Nếu dữ liệu không được làm sạch sẽ dẫn tới không chính xác trong kết quả thống kê, phân tích thậm chí khiến toàn bộ dữ liệu khảo sát bị huỷ bỏ Việc phát hiện sai sót và làm sạch dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 29
- Bước 2: Phân tích thống kê mô tả
Phân tích này được thực hiện nhằm thống kê về đặc điểm của đối tượng điều tra Đối với dữ liệu định lượng, thống kê mô tả được thực hiện là thống kê trung bình: dùng để thống kê các chỉ số phân tích như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), độ lệch chuẩn (standard deviation), …
- Bước 3: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Phân tích này phản ánh mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát trong cùng một nhân tố Một nhân tố có kết quả Cronbach’s Alpha tốt thể hiện rằng thang đo xây dựng cho nhân tố đó là tốt Theo Hair và cộng sự (2009), một thang đo phải đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên Hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao
Một chỉ số quan trọng khác là hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) Giá trị này biểu thị mối tương quan giữa từng biến quan sát với các biến còn lại trong thang đo Chỉ số này càng cao thì sự tương quan thuận càng mạnh, biến quan sát đó càng tố Theo Cristobal và cộng sự (2007), một thang đo tốt khi các biến quan sát có giá trị hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên Các biến quan sát có giá trị này nhỏ hơn 0,3 cần xem xét loại bỏ
- Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích này dùng để đánh giá giá trị của thang đo, xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát của tất cả các nhân tố Các tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): kiểm tra sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO phải thoả mãn 0,5 ≤ KMO ≤ 1 để phân tích nhân tố là phù hợp, nếu không phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): có ý nghĩa để bác bỏ giả thuyết (các biến không có tương quan với nhau) Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố
Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát
Factor Loading hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Theo Hair và cộng sự (2009) hệ số tải từ 0,5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0,3 Bài nghiên cứu này lựa chọn hệ số tải là 0,5
- Bước 5: Phân tích tương quan Pearson
Mục đích của phân tích này là kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập và phát hiện đa cộng tuyến Tương quan Pearson r có giá trị dao động 0 ≤ r ≤ 1 (r chỉ có ý nghĩa khi sig nhỏ hơn 0,05)
Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm
Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu
Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng
Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra: không có một mối liên hệ nào giữa 2 biến hoặc giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến
- Bước 6: Phân tích hồi quy đa biến
THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU PHI
Thực trạng về thị trường gạo của châu Phi
Từ Nhu cầu gạo ở châu Phi đang tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, và mức sản xuất gạo trong nước không theo kịp tốc độ tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng Dưới đây là một số thông tin và số liệu thống kê liên quan đến thực trạng nhu cầu gạo ở châu Phi:
+ Kích thước thị trường: Năm 2023, thị trường gạo châu Phi được ước tính có giá trị khoảng 13.29 tỷ USD
+ Dự báo tăng trưởng: Thị trường dự kiến sẽ tăng lên 16.26 tỷ USD vào năm 2029, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 3.41% từ năm 2024 đến 2029
+ Tác động của COVID-19: Đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất và thương mại gạo, đặc biệt là ở châu Phi, nơi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và thiếu tự cung tự cấp
+ Sản xuất gạo: Canh tác gạo ở châu Phi chủ yếu được thực hiện bởi các hộ nông dân nhỏ lẻ
+ Nhu cầu tiêu thụ: Nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi dự kiến sẽ đạt 34.9 triệu tấn gạo xay xát vào năm 2025
+ Nhập khẩu: Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, sản xuất gạo của châu Phi chỉ đáp ứng được hai phần ba nhu cầu và sẽ cần nhập khẩu hơn 12 triệu tấn gạo mỗi năm, với chi phí hàng năm hơn 5 tỷ USD
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của ITC
Hình 4.09: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong GDP của châu Phi
Có thể thấy rằng tỷ trọng các thành phần kinh tế trong GDP của châu Phi đã thay đổi qua các năm từ 2018 đến 2023 Cụ thể:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Tỷ trọng của lĩnh vực này giảm dần qua các năm, từ 33,50% năm 2018 xuống còn 13,56% năm 2023 Điều này phản ánh xu hướng giảm của lĩnh vực truyền thống trong cơ cấu kinh tế
+ Công nghiệp và xây dựng: Ngành này cho thấy sự tăng trưởng, từ 38,28% năm 2019 lên đến 41,53% năm 2023 Sự tăng trưởng này có thể là kết quả của quá trình công nghiệp hóa và đầu tư vào cơ sở hạ tầng
+ Dịch vụ: Lĩnh vực dịch vụ cũng tăng nhẹ, từ 15,50% năm 2019 lên 16,46% năm 2020, sau đó giảm nhẹ xuống 12,99% năm 2022 và ổn định ở mức 13,56% năm 2023 Sự biến động này có thể liên quan đến các yếu tố như đổi mới công nghệ, phát triển du lịch và dịch vụ tài chính
Trong quý I năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% của GDP châu Phi
-Tỉ lệ tăng trưởng GDP
TỶ TRỌNG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG GDP CỦA
Nông - lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Bảng 4.10: Tỉ lệ tăng trưởng GDP của một số quốc gia trong khu vực châu Phi
Quốc gia Tỷ lệ tăng trưởng GDP 2023 Nhập khẩu gạo (triệu tấn)
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của ITC -Các nguồn cung ứng mặt hàng gạo vào thị trường châu Phi
Bảng 4.11: Nguồn cung ứng nội khối của một số quốc gia trong khu vực châu Phi
Nguồn cung ứng nội khối
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của ITC
Bảng 4.12: Nguồn cung ứng ngoại khối của một số quốc gia trong khu vực châu Phi
Nguồn cung ứng ngoại khối Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của ITC
Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
4.2.1 Năng lực sản xuất gạo của Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất lúa liện tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao, năm 2020 đạt hơn 74% (năm 2015 con số này là 50%); Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 85% gạo xuất khẩu Năm 2021, sản lượng lúa tăng 1,1 triệu tấn so năm 2020, tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ chế biến và xuất khẩu Xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn, kim ngạch 3,3 tỷ USD, tăng 5% so năm 2020, trong đó tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 89% Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha, do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn Như vậy, sản lượng lúa năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng bởi tác động của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi với năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ Sản lượng lúa giảm nhưng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến và xuất khẩu Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% (cao hơn so với mức 50% của năm 2015) nhằm nâng cao giá trị “Thương hiệu gạo Việt” Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020
Trong thời gian 2020-2022, Đảng và Nhà nước đã có các chỉ đạo chiến lược trực tiếp cho sự phát triển của ngành hàng lúa gạo đến năm 2030 bao gồm:
- Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, sản lượng lúa hàng năm bảo đảm ít nhất 35 triệu tấn, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia (Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội)
- Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh hoạt, hiệu quả; đẩy mạnh áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến; thúc đẩy tích tụ, tập trung, sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất lúa (Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII)
Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, diện tích đất lúa cả nước vào năm 2020 là 3,9 triệu ha, trong đó phân bổ theo các vùng sinh thái: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
- 1,8 triệu ha, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) - 560 ngàn ha, Trung du miền núi phía Bắc - 580 ngàn ha, Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung - 700 ngàn ha, Đông Nam bộ - 120 ngàn ha - Tây Nguyên - 185 ngàn ha Tỷ lệ diện tích đất lúa trên đất lúa cả nước ở ĐBSCL chiếm 46% Từ năm 2011 đến năm 2020, diện tích đất lúa giảm khoảng
200 ngàn ha, trong đó ĐBSCL giảm khoảng 130 ngàn ha ở giai đoạn sau năm 2018 Đối chiếu với số liệu của Tổng cục Thống kê thời kỳ trên, diện tích gieo trồng lúa cả nước năm 2020 đạt 7,2 triệu ha, giảm 400 ngàn ha so với năm 2011 và 600 ngàn ha so với năm 2015, năm có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất Diện tích gieo trồng giảm chủ yếu ở ĐBSH; ở ĐBSCL diện tích gieo trồng ít biến động xung quanh 4,0 triệu ha, do những năm sau đất lúa giảm nhưng diện tích vụ thu đông gia tăng Ước tính của Bộ Công Thương, KH&CN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng ngành nông nghiệp nói chung và gần 40% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi nói riêng [2] Thêm vào đó, mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%); mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 90%) Không dễ để có thể đo lường chính xác sự đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng Thông thường, KH&CN được phản ánh thông qua sự đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP) Đồ thị trên cho thấy, sự đóng góp cho tăng trưởng ngành nông nghiệp chủ yếu đến từ sự gia tăng vốn đầu tư và ứng dụng KH&CN Hai yếu tố này ngày càng tăng lên để bù đắp sự sụt giảm mạnh mẽ số lượng lao động tham gia vào ngành nông nghiệp Đáng chú ý, TFP có sự gia tăng đóng góp đáng kể từ 23,9% trong giai đoạn 2000-2005 lên 75,9% trong giai đoạn 2015-2020 Những năm gần đây biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp đặc biệt là tại đồng bằng sông Cửu Long Vì vậy, ứng phó hiệu quả và phát triển bền vững nền nông nghiệp là yêu cầu lớn, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp, kỹ thuật cụ thể giúp sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn cho hiện tại và tương lai, trong đó nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống mới được xem là một trong các khâu quan trọng Số giống lúa của Viện được công nhận cho phép đưa vào sản xuất trong giai đoạn này là 14 giống lúa mới (công nhận chính thức),
31 giống lúa được công nhận sản xuất thử; 12 giống lúa cho phép lưu hành sản xuất cuối năm 2021; 2 quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật mới; 45 giống lúa được cấp văn bằng bảo hộ Đến nay, diện tích gieo trồng các giống do Viện chọn tạo chiếm 70- 80% tại đồng bằng sông Cửu Long Điều này khẳng định vị thế của giống lúa OM do Viện chọn tạo đối với sản xuất Giống lúa OM của Viện không chỉ được trồng tốt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà lan tỏa trong cả nước, như các giống OM5451, OM6976, OM4900, OM6162, OM18, OM380, OM429… Cùng với việc chọn tạo và chuyển giao các giống lúa mới vào sản xuất, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu và chuyển giao có hiệu quả các quy trình công nghệ và các giải pháp kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững, tăng năng suất, tăng chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân trên nhiều vùng sinh thái khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long
Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25-30% lượng gạo nhập khẩu toàn cầu Hiện nay, châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, sau khu vực châu Á
Theo tính toán từ số liệu thống kê của UN Comtrade, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi đạt mức tăng trưởng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2018-2022 Đơn vị: Nghìn USD
Hình 4.2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của UN Comtrade
Theo số liệu thống kê của UN Comtrade, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi có xu hướng trong giai đoạn 2019 – 2022, trung bình 1% đến 4% Năm 2019, gạo của Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi đạt 657 117 nghìn USD nhưng đến năm 2021 con số này đã lên đến 691 654 nghìn USD
Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi vẫn đạt được những kết quả khả quan Kim ngạch xuất khẩu đạt 685 087 nghìn USD, tăng 4,2% so với năm 2019 Chiếm tỷ trọng 26,04% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, tăng nhẹ so với tỷ trọng 2,57% của năm 2019
Theo số liệu thống kê của UN Comtrade, kim ngạch xuất khẩu hàng gạo của Việt Nam sang châu Phi trong năm 2021 đạt 691,654 nghìn USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020 Chiếm tỷ trọng 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 5,04% của năm 2020
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng gạo của Việt Nam sang châu Phi đạt 672 215 nghìn USD, giảm nhẹ 2,8% so với năm 2021 Chiếm tỷ trọng 19,48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 1,5% của năm 2021
Gạo Việt Nam đã hiện diện ở gần như toàn bộ các nước thành viên châu Phi, trong đó Bờ Biển Ngà, Ghana và Mozambique là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối, chiếm tỉ trọng lần lượt là: 32,44%, 24,58% và 22,11% năm 2021
Hình 4.1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tại châu Phi năm 2022 (% theo trị giá kim ngạch)
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu của UN Comtrade
4.2.3 Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi
Theo tính toán từ số liệu của UN Comtrade, Việt Nam là một trong số những thị trường mà châu Phi ghi nhận tốc độ nhập khẩu mặt hàng gạo giai đoạn 2018 – 2023 tăng trưởng bình quân ở mức cao: 6,8%/năm, từ 657 117 nghìn USD năm 2019 tăng lên
Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
là một thị trường quan trọng Khu vực Thương mại Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) được ký kết vào năm 2019 là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư Ngân hàng Phát triển châu Phi dự báo tăng trưởng GDP thực tế ở mức 4% trên khắp lục địa vào năm 2023-2024, một tín hiệu tích cực cho sự phát triển kinh tế của khu vực Việt Nam, với kinh nghiệm phong phú trong các lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất và công nghệ, đang ở vị trí thuận lợi để tận dụng chuyên môn của mình nhằm khai thác các nguồn tài nguyên của lục địa, bên cạnh thị trường hàng tiêu dùng và hàng hóa đang phát triển nhanh chóng Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt hơn 3,9 tỷ USD vào năm 2021, trong khi nhập khẩu vào Việt Nam từ lục địa này trị giá khoảng 2,9 tỷ USD, cho thấy mối quan hệ thương mại tương đối cân bằng và cùng có lợi
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang chia sẻ bí quyết nông nghiệp với các quốc gia châu Phi, giúp tăng cường an ninh lương thực thông qua một loạt chương trình liên quan đến Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Dự án thành công nhất gần đây là ở Mozambic, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã giúp bạn xây dựng Trạm nghiên cứu nông nghiệp tại địa phương Viện cũng đã tổ chức nhiều đoàn sinh viên, nghiên cứu sinh từ châu Phi sang học tập tại Việt Nam Là thành viên của Liên hiệp Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Châu Phi (VAECA), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước châu Phi tăng sản lượng lương thực, chung tay “Vì một châu Phi xanh”
4.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi Để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia châu Phi, gồm sáu nhân tố ảnh hưởng sau đây:
1 Đặc điểm tự nhiên của châu Phi
2 Đặc điểm thị trường châu Phi
3 Đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam
4 Đặc điểm ngành gạo Việt Nam
5 Đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và phân tích dữ liệu thu thập được để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, qua đó đưa ra cái nhìn toàn diện và chiến lược cụ thể nhằm tối ưu hóa hiệu quả xuất khẩu gạo sang châu Phi
4.3.1 Phân tích thống kê mô tả
-Mặt hàng gạo xuất khẩu chủ lực sang thị trường châu Phi
Hình 4.31: Tỷ lệ mặt hàng gạo xuất khẩu chủ lực sang thị trường châu Phi
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gạo tấm (34%) và sản phẩm gạo nếp (23%) Qua đây có thể thấy thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm của người dân châu Phi cũng như khả năng nắm bắt xu thế của các doanh nghiệp Việt Nam
-Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi
Gạo JaponicaGạo tấmGạo nếpGạo thơmGạo khác
Hình 4.32: Tỷ lệ nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang thị trường châu Phi
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
“Đặc điểm tự nhiên châu Phi” và “Đối thủ cạnh tranh” được các doanh nghiệp xem là 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu gạo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 29% và 27% Điều này chủ yếu bởi vì địa hình châu Phi khắc nghiệt, khí hậu nhiệt đới khô hạn, và sự cạnh tranh từ các đối thủ có mạng lưới phân phối rộng khắp với khả năng ảnh hưởng đến giá cả gây sức ép to lớn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, nó cũng khiến các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và thích ứng Đặc điểm tự nhiên của châu Phi, mặc dù khắc nghiệt, lại tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để chứng minh khả năng cung cấp gạo chất lượng cao có thể thích ứng với điều kiện địa phương Đồng thời, sự cạnh tranh từ các đối thủ cung cấp động lực để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hóa chi phí và đổi mới sáng tạo trong sản xuất và phân phối, giúp gạo Việt Nam nổi bật trên thị trường toàn cầu
-Các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường châu Phi
27% Đặc điểm tự nhiên châu Phi Đặc điểm thị trường châu Phi Đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam Đặc điểm ngành gạo Việt Nam Đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam Đối thủ cạnh tranh
Hình 4.33: Các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp xuất khẩu gạo của
Việt Nam trên thị trường châu Phi
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ kết quả khảo sát doanh nghiệp
Phần lớn các doanh nghiệp xem các doanh nghiệp đến từ châu Á là đối thủ cạnh tranh chính với 47% Tiếp đến là châu Âu (21%), châu Đại Dương (16%), châu Mỹ (11%), cuối cùng là châu Phi (5%) Bởi châu Á là nơi có thể sản xuất gạo với chi phí thấp và chất lượng cao, nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và công nghệ canh tác tiên tiến Điều này giúp các quốc gia châu Á không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác, bao gồm cả châu Phi Sự cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường mới một cách sáng tạo để có thể cạnh tranh hiệu quả
4.3.1.2 Mô tả các biến quan sát
Các biến độc lập và biến phụ thuộc được đo lường thông qua các biến quan sát Tất cả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến quan sát đều được mã hoá thành các kí hiệu (Phụ lục XX) để đưa vào phần mềm SPSS 29 phân tích Cụ thể, các biến quan sát có kết quả phân tích thống kê mô tả như sau:
-Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm tự nhiên châu Phi
Bảng 4.31: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm tự nhiên châu Phi
Các nước châu ÂuCác nước châu ÁCác nước châu PhiCác nước châu MỹCác nước châu Đại Dương
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29
Dựa vào bảng số liệu cho thấy các doanh nghiệp có sự đồng ý với biến quan sát TN2
“Địa hình cao nguyên, bồn địa hoang mạc và bán hoang mạc của châu Phi làm cho quá trình vận chuyển gạo trong nước của các quốc gia châu Phi trở nên khó khăn” nhất với mức trung bình là 4,13” Còn lại lần lượt là TN3 (mức trung bình 4,10), TN1 (4,06) Điều này cho thấy các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert từ 3-5 nhiều hơn, nhóm nghiên cứu đã kết luận như vậy vì kết quả có sự chênh lệch thấp chỉ từ 0,636 đến 0,643
-Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm thị trường châu Phi
Bảng 4.32: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm thị trường châu Phi
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29 Đặc điểm thị trường châu Phi là đều có sức ảnh hưởng với mức trung bình trên 3 Mức ảnh hưởng lớn nhất là TT1 “Mức sản xuất gạo cao của châu Phi chưa bắt kịp được về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và mức gia tăng dân số trong khu vực” với mức trung bình 4,08 Xếp sau đó lần lượt là TT4, TT3, TT2 Điều này cho thấy xu hướng lựa chọn mức độ trong thang đo likert có xu hướng đồng ý nhiều hơn so với không đồng ý
-Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam
Bảng 4.33: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm kinh tế vĩ mô
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam là yếu tố được sự đồng thuận cao từ các doanh nghiệp được nhóm khảo sát với mức độ trung bình các câu trả lời (trên 3,9) Trong đó, mức độ trung bình cao nhất 4,04 ở tiêu chí VM3 “Quan hệ thương mại tốt đẹp giữa Việt Nam và châu Phi sẽ giúp tăng cường kết nối kinh tế giữa hai khu vực, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại phát triển” và lần lượt là các mức độ trung bình: VM2 (4,03); VM1 (4,02); VM5 (3,93); VM4 (3,91)
-Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm ngành gạo Việt Nam
Bảng 4.34: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm ngành gạo Việt
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29
Các doanh nghiệp có sự đồng ý cao với NG4 “Khoa học - công nghệ phát triển với những đột phá mới trong sản xuất lúa gạo, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sản lượng và chất lượng gạo, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu quốc tế” với mức trung bình 3,98 Tiếp theo sau đó là NG2 (3,64), NG5 (3,53), NG1 (3,52), NG3 (3,48)
-Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Bảng 4.35: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam là yếu tố được sự đồng thuận khá cao từ các doanh nghiệp được nhóm khảo sát với mức độ trung bình các câu trả lời thấp nhất là 3,86 Trong đó, mức độ trung bình cao nhất 4,07 ở tiêu chí DN2 “Doanh nghiệp có khả năng huy động và quản lý một cách hiệu quả nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu gạo” và lần lượt là các mức độ trung bình: DN5 (4,02); DN3 (3,97); DN1 (3,91); DN4 (3,86)
-Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm đối thủ cạnh tranh
Bảng 4.36: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm đối thủ cạnh tranh
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29
Theo câu hỏi nhóm nghiên cứu đưa ra, các doanh nghiệp đồng ý với tiêu chí CT2 nhất với mức trung bình 4,10 Còn lại các tiêu chí khác lần lượt là: CT4 (mức trung bình 4,02); CT1 (mức trung bình 3,91); CT3 (mức trung bình 3,89)
4.3.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
-Đặc điểm tự nhiên châu Phi
Sau lần 1 kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Đặc điểm tự nhiên châu Phi” với 3 biến quan sát
Bảng 4.37: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến “Đặc điểm tự nhiên châu Phi”
Reliability Statistics Cronbach’s Alpha N of Items
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29
Bảng 4.38: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường “Đặc điểm tự nhiên châu Phi”
Item-Total Statistics Scale Mean if Item
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach’s Alpha if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 29
Đánh giá kết quả
Châu Phi là một thị trường tiềm năng cho gạo Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản lượng gạo không đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt trong những năm có thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hoặc dịch bệnh Trung bình mỗi năm, lục địa này nhập khẩu 12-
13 triệu tấn gạo các loại Việt Nam được biết đến là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với khả năng cung cấp gần 8 triệu tấn mỗi năm Cùng với lợi thế Việt Nam là nước nông nghiệp chuyên canh lúa gạo và định hướng xuất khẩu, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi là đặc biệt cần thiết Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo (được sử dụng trong nghiên cứu này) bao gồm: đặc điểm tự nhiên châu Phi, đặc điểm thị trường châu Phi, đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam, đặc điểm ngành gạo Việt Nam, đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam, đối thủ cạnh tranh
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu được đề xuất, phân tích và kiểm định các dữ liệu thu thập được cho thấy sự thống nhất đối với các nghiên cứu trước đây:
(i) Đặc điểm tự nhiên châu Phi: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm tự nhiên châu Phi với kết quả xuất khẩu với hệ số beta = 0.436 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của của tác giả Zhang Ya, Kuangyuan Pei (2022)
(ii) Đặc điểm thị trường châu Phi: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm thị trường châu Phi với kết quả xuất khẩu với hệ số beta = 0.302 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Saada Abba Abdullahi (2021)
(iii) Đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam với kết quả xuất khẩu với hệ số beta = 0.293 Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ngô Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Viết Bằng (2020), Đinh Cao Khuê (2021), Puspitasari và A M Kiloes và J A Syah (2021)
(iv) Đặc điểm ngành gạo Việt Nam: kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm ngành gạo Việt Nam với kết quả xuất khẩu với hệ số beta = 0.174
(v) Đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu với kết quả xuất khẩu với hệ số beta = 0.325 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lâm Thanh Hà (2021), Đinh Cao Khuê (2021), Cao Minh Trí và Nguyễn Lưu Ly Na (2018)
(vi) (v) Đối thủ cạnh tranh: kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đối thủ cạnh tranh với kết quả xuất khẩu với hệ số beta 0.301
Như vậy, kết quả nghiên cứu định lượng và định tính cho biết đặc điểm tự nhiên châu Phi, đặc điểm thị trường châu Phi, đặc điểm kinh tế vĩ mô Việt Nam, đặc điểm ngành gạo Việt Nam, đặc điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam, đối thủ cạnh tranh có tác động thuận chiều đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam Trong đó, nhân tố đặc điểm tự nhiên châu Phi có tác động mạnh nhất, còn đặc điểm ngành gạo Việt Nam có tác động yếu nhất tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi.