1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chè việt nam sang pakistan

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG PAKISTAN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy - K57EK1 Phan Thị Thương - K57EK1 Ngô Thị Hồng Thu - K57EK1

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Hải Hà

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu các nhân

tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan”, tập thể

sinh viên thực hiện đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là sự quan tâm, động viên rất kịp thời để hoàn thành đề tài này Vì vậy, tập thể sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xin dành lời cảm tạ sâu sắc tới:

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Lê Hải Hà, người trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu khoa học và luôn dành nhiều thời gian, công sức để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như luôn động viên chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu của Trường Đại học Thương mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu để từ đó chúng em có những tri thức để thực hiện đề tài này

Mặc dù chúng em đã cố gắng rất nhiều nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong thầy cô, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, những người quan tâm đến đề tài cảm thông và tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2023

Tập thể sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Phan Thị Thương Ngô Thị Hồng Thu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm chúng em Các dữ liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu do chúng tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Tập thể sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Phan Thị Thương Ngô Thị Hồng Thu

Trang 4

I Tính cấp thiết của đề tài 10

II Mục tiêu nghiên cứu 11

1 Mục tiêu chung 11

2 Mục tiêu cụ thể 11

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

1 Đối tượng nghiên cứu 11

2 Phạm vi nghiên cứu 12

IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 12

1 Cách tiếp cận 12

2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 12

3 Dữ liệu nghiên cứu 12

V Đóng góp của đề tài 12

VI.Kết cấu của đề tài 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 14

1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 14

1.1 Tổng quan nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực trong đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản 14

1.2 Tổng quan nghiên cứu về xuất khẩu chè 17

2 Một số lí thuyết về các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu chè 20

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu nông sản 20

2.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu chè 22

2.2 Các lí thuyết về các nhân tố tác động 26

3 Khoảng trống nghiên cứu 27

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Phương pháp nghiên cứu 29

2.1.1 Cách tiếp cận 29

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 30

2.2 Mô hình, giả thuyết nghiên cứu 32

2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 32

2.2.2 Giả thuyết của mô hình 33

2.2.3 Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 35

2.2.4 Nguồn dữ liệu sử dụng và phương pháp đo lường 35

2.2.5 Đặc điểm của các biến trong mô hình hồi quy 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ 38

3.1 Tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu 38

3.1.1 Thực trạng xuất khẩu ngành chè Việt Nam 38

3.1.2 Tình hình tiêu thụ chè trong nước và Pakistan 40

3.1.3 Những loại chè chủ lực của Việt Nam hiện nay 40

3.1.4 Năng lực cạnh tranh và hạn chế trong sản xuất 41

3.1.4.1 Năng lực cạnh tranh 41

3.1.4.2 Hạn chế trong sản xuất 42

3.2 Thông tin thị trường Pakistan 44

3.2.1 Vài nét về thị trường Pakistan 44

3.2.2 Nhu cầu nhập khẩu chè của Pakistan những năm gần đây 46

3.2.3 Thị hiếu, xu hướng tiêu dùng chè của người dân Pakista 48

3.2.4 Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam 48

3.3 Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam sang Pakistan 49

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 49

3.3.2 Thị phần xuất khẩu chè Việt Nam ở Pakistan 50

4 Kết quả nghiên cứu 50

4.1 Thống kê mô tả và ma trận tương quan 50

4.2 Kết quả mô hình 51

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP 53

4.1 Phương hướng phát triển 53

4.2 Kiến nghị một số giải pháp 53

Trang 6

4.2.1 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu 53

4.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 55

PHẦN KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1: Nguồn sử dụng dữ liệu các biến trong mô hình 36

Bảng 2 2 Các biến trong mô hình hồi quy 37

Bảng 3 1 Bảng cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu 41

Bảng 3 2 Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan 46

Bảng 3 3 Tỷ Trọng Việt Nam xuất khẩu chè trên thị trường Pakistan 47

Bảng 3.4 Kiểm định hệ số tương quan giữa các cặp biến theo mô hình ban đầu 51

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 51

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3 1: Sản lượng xuất khẩu chè 7 năm qua (2017 – 2023) 39 Biểu đồ 3 2: Tháp dân số Pakistan năm 2022 44

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè Việt Nam sang Pakistan 33

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Việt Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa Tiếng Anh

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership

GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product

WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization

PPML Phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng

Poisson Pseudo Maximum Likelihood

FTA Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association of Southeast Asian Nations

OIC Đề nghị thỏa hiệp Offer in Compromise

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund TSR Yêu cầu an ninh vận tải đường bộ Trucking Security Requirement VITAS Hiệp Hội chè Việt Nam Vietnamese Tea Association

RTA Hiệp định Thương mại Khu vực Regional Trade Agreement

OLS Bình phương nhỏ nhất thông

REM Hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effects Model UN

Comtrade

Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc World

Bank Ngân hàng thế giới

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU I Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất chè, đây cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta Hiện nay, Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với diện tích lên đến 130 nghìn ha Năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn Diện tích trồng chè tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau đó rải rác ở các khu vực như Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ

Theo thống kê, lượng chè Việt Nam được sản xuất ra đối với toàn thế giới đã vượt qua con số 4 triệu tấn để đạt tới mức 4.126.527 tấn Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng chè sản xuất lớn xếp vị trí đứng thứ 5 các nước xuất khẩu chè lớn nhất toàn thế giới Cùng với đó, thống kê cho thấy rằng phần lớn sản phẩm chè của các nước trên thế giới chủ yếu được sản xuất ra từ khu vực châu Á và chiếm 83% sản lượng chè của thế giới, tiếp theo sau là châu Phi chiếm 15% và đến Nam Mỹ chiếm 2,4%

Về thị trường tiêu thụ chè của thế giới trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen của thế giới ước tính đạt khoảng ở mức 1,15 triệu tấn, có thể thấy mức tăng trung bình là khoảng 0,6%/năm Các nước nhập khẩu chè chính với sản lượng chè nhập khẩu tiêu thụ cao như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới

Ngành chè đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân miền núi, giúp họ xóa nghèo, cải thiện được kinh tế gia đình và cả góp phần to lớn trong việc cải thiện kinh tế ở nhiều địa phương Sản phẩm chè của Việt Nam đã xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Pakistan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam Trong năm 2020, xuất khẩu chè sang Pakistan đạt 43.357 tấn, tương đương 82,59 triệu USD, với giá trung bình 1.905 USD/tấn Tuy nhiên, thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Pakistan vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm 1,23% tổng trị giá nhập khẩu năm 2023, vẫn còn rất thấp so với nhu cầu của thị trường, vì vậy cơ hội để tăng thị phần vẫn còn rất lớn để ngỏ Mặc dù xuất khẩu chè tới Pakistan giữ vị trí dẫn đầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng hóa chất để nhuộm chè màu xanh, gây ảnh hưởng đến uy tín và

Trang 12

thị phần của chè Việt Nam Pakistan cũng đã siết chặt kiểm tra chất lượng chè nhập khẩu từ Việt Nam

Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan” nhằm xác định lại các nhân tố

ảnh hưởng đến xuất khẩu chè Việt Nam sang Pakistan để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị xuất khẩu, đề xuất giải pháp cho chính phủ nhằm hỗ trợ, đưa ra các chính sách nhằm giúp ngành phát triển bền vững hơn trong tương lai

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam sang các nước trên thế giới đặc biệt là Pakistan và ước tính tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam tới các thị trường này Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè Việt Nam sang Pakistan

2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung của bài nghiên cứu, năm mục tiêu cụ thể được xác định cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung là:

(1) Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu (2) Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam

(3) Ước tính tiềm năng xuất khẩu chè của Việt Nam tới các thị trường trên thế giới đặc biệt là xuất khẩu sang Pakistan

(4) Đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý từ kết quả nghiên cứu đạt được nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan và các nhân tố chính ảnh hưởng tới dòng chảy xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan thông qua mô hình trọng lực trong thương mại (Gravity model)

- Tên sản phẩm nghiên cứu là chè (Tea) có nguồn gốc từ cây chè (Camellia sinensis) Mã số sản phẩm nghiên cứu theo hệ số 2017 (HS17) là 0902

Trang 13

2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan Số liệu thứ cấp về hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam sang Pakistan

- Về thời gian nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian, bài nghiên cứu sẽ phân tích dữ liệu liên quan từ năm 2015-2022

IV CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Cách tiếp cận

Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và nguồn dữ liệu cho các biến quan sát, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng với các mô hình: ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS), hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model - FEM), hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model- REM) và những kiểm định phù hợp trên chương trình Stata để xác định sự phù hợp và mức độ tác động của các yếu tố lên xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Pakistan

2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là cơ sở để nhóm kiểm định mô hình đề xuất và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu chè sang Pakistan Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu về: Kim ngạch xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc nội, dân số được khai thác và tính toán từ Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) và Cơ sở dữ liệu chỉ số phát triển thế giới (World development indicator) thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank)

3 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu về: Kim ngạch xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc nội, dân số được khai thác và tính toán từ Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) và Cơ sở dữ liệu chỉ số phát triển thế giới (World development indicator) thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank)

Tỷ giá hối đoái được tính toán từ WTO (https://trungtamwto.vn) và báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)

V ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt lý luận: Kết quả và những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình làm nghiên cứu sẽ trở thành cơ sở cho việc hoàn thiện và triển khai, tiến hành các hoạt

Trang 14

động nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu chè sang Pakistan dễ dàng hơn Từ đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt và điều chỉnh sao cho phù hợp để kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan ngày càng cao

Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào kết quả phân tích từ các phiếu điều tra, khảo sát, bài nghiên cứu sẽ đề xuất một số quan điểm, chính sách và giải pháp thiết thực, phù hợp Nghiên cứu này giúp ước tính tiềm năng xuất khẩu chè và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè Việt Nam sang Pakistan

VI.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; cấu trúc của nghiên cứu được chia thành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết liên quan Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Đề xuất kiến nghị, giải pháp

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.1 Tổng quan nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực trong đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản

* Nghiên cứu trong nước

Tác giả Nguyễn Viết Bằng và Lê Tấn Bửu (2018), với nghiên cứu “Các yếu tố

ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng Nghiên cứu đã thu được kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 7 yếu tố: Đặc điểm thị trường nước ngoài, chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm ngành thủy sản, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm quản lý và đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp; các yếu tố này có tác động cùng chiều đến kết quả xuất khẩu trong khi rào cản xuất khẩu lại có tác động ngược chiều với kết quả xuất khẩu ở mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% Kết quả nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu hiểu và đánh giá được các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản hiện nay Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các hàm ý nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng

Tác giả Trần Mai Phương Phạm Kiều Phương, Lê Ngọc Bảo Trân (2022) sử

dụng mô hình trọng lực và phương pháp hồi quy như pooled OLS, REM, FEM để đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU Với dữ liệu thu thập được trong 14 năm từ 2006 đến 2020, mô hình đã thu được kết quả có 5 yếu tố thật sự tác động đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU là khoảng cách về kinh tế, khoảng cách về địa lý, tổng sản phẩm quốc nội của EU và độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam và tỷ giá hối đoái Trong đó, hai nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu còn lại tỷ giá hối đoái, GDP của EU và độ mở cửa thì tác động thuận chiều Dựa vào kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra kiến

Trang 16

nghị cần thiết để Nhà nước và các doanh nghiệp nâng cao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Nghiên cứu của Huyền & Bằng (2020) về mô hình các nhân tố tác động đến

thành tựu xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê Việt Nam đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, trong đó với phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 2 lần thảo luận nhóm cùng với các nhà quản lý/ chủ doanh nghiệp: lần 1 được thực hiện cùng 10 nhà quản lý/ chủ doanh nghiệp để xác định các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo, lần 2 được thực hiện cùng 10 nhà quản lý/ chủ doanh nghiệp khác nhằm điều chỉnh các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu Với phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua phỏng vấn 232 nhà quản lý/ chủ doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã chỉ ra thành tựu xuất khẩu gạo chịu tác động bởi: chiến lược marketing, đặc điểm quản lý, thị trường nước ngoài và trong nước, rào cản xuất khẩu Từ kết quả của nghiên cứu bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng với những thống kê mô tả đã chỉ ra sự phát triển thị trường xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, Việt Nam cần hoàn thiện chiến lược marketing quốc tế hướng vào các thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, tích cực nghiên cứu thị trường để thích ứng chuỗi cung ứng toàn cầu, hoàn thiện quan hệ thị trường trong nước và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt thể chế của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như sự tương trợ của các Hiệp hội ngành hàng để vượt qua rào cản xuất khẩu

Tương tự cách tiếp cận trên, nghiên cứu của Bình, H.X (2021) sử dụng phương

pháp nghiên cứu định tính đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo bền vững từ phía cung của nước xuất khẩu như quy mô nền kinh tế, dân số, diện tích đất trồng lúa, lợi thế so sánh và chất lượng gạo Từ phía cầu của nước nhập khẩu gạo các yếu tố tương tự như bên phía cung, bổ sung thêm là thói quan thị hiếu tiêu thụ gạo Bên cạnh các yếu tố trên, kết quả bài nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố hấp dẫn và cản trở tới xuất khẩu gạo gồm có giá gạo trên thị trường thế giới, khoảng cách giữa các quốc gia, chính sách quản lý nhà nước, lạm phát, quan hệ kinh tế quốc tế

Tác giả Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN: kết quả phân tích bằng mô hình trọng lực” Thông qua kết quả nghiên cứu từ mô hình, nhóm tác giả đã chỉ ra được các yếu tố Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDP), Khoảng

Trang 17

cách địa lý, Lạm phát của Việt Nam, Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Trái lại, các yếu tố khoảng cách kinh tế thì có ảnh hưởng ngược chiều với giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015 Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong thời gian tới

* Nghiên cứu nước ngoài

Bài nghiên cứu “Performance and forecast of Indonesian pepper exports to Italy” của tác giả Nugroho, A D & Prasada, I Y (2020) đăng trên tạp chí khoa học

Nông nghiệp Bulgarian đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ UN Comtrade bằng mô hình ARIMA Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu xuất khẩu hạt tiêu chính từ Indonesia và các nước xuất khẩu cạnh tranh sang Ý trong thời gian 1989-2018 Từ đó hai tác giả đưa ra kết luận rằng Indonesia cần mở rộng vùng trồng, tăng cường sử dụng giống cao sản, khuyến nông, tăng cường thể chế và củng cố công nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hạt tiêu Indonesia bởi vì giá cả hạt tiêu Indonesia tại thị trường Ý đã thực sự đủ sức cạnh tranh với Việt Nam vậy nên Indonesia cần nâng cao chất lượng hạt tiêu để nâng cao thị phần tại Ý

Trong bài nghiên cứu của Nazir Muhammad với các cộng sự (2021) về các

yếu tố quyết định và tiềm năng xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp từ Nigeria sang 70 quốc gia thương mại lớn từ năm 1995 đến 2019 chỉ ra rằng khoảng cách song phương, dân số trong nước, tỷ giá hối đoái, tư cách thành viên ECOWAS của nhà nhập khẩu, bản chất không giáp biển của các nhà nhập khẩu và ngôn ngữ chung ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động xuất khẩu nông sản của Nigeria Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thương mại xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp từ Nigeria đến các nước thương mại nhập khẩu lớn của nó là dưới mức tối ưu và có một tiềm năng tương đối lớn vẫn chưa được khai thác

Các yếu tố quy mô nền kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội, quy mô thị trường của các đối tác thương mại nước ngoài, dân số và khoảng cách giữa các nước đối tác thương mại, có những tác động có thể đo lường được đối với xuất khẩu nông sản từ

Serbia sang EU theo nghiên cứu của Vladimir Ristanovic và Alesksandra Stevanovic (2022) Nghiên cứu của Assem Abu Hatab và các cộng sự (2010) thông qua phương

pháp nghiên cứu định lượng mô hình trọng lực đã chứng minh dòng chảy thương mại

Trang 18

song phương sẽ tăng tương ứng với GDP của đối tác thương mại và giảm tương ứng với khoảng cách liên quan trong xuất khẩu nông sản Ai Cập Yếu tố như GDP bình quân đầu người là không đáng kể, tỷ giá hối đoái bằng đồng bảng Ai Cập so với tiền tệ các nước đối tác đã giúp kích thích xuất khẩu nông sản tại nước này

Nghiên cứu “Factors affecting the successful development of export oriented white pepper industry in Sri Lanka” của tác giả Ekanayaka (2017) Bài nghiên cứu

định tính này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công phát triển ngành tiêu trắng theo định hướng xuất khẩu ở Sri Lanka Những phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy rằng, có sự khác biệt trong quan điểm về chất lượng, nhu cầu, nguồn cung tiêu trắng giữa nông dân, các nhà xuất khẩu và các chuyên gia trong ngành Đặc biệt là, có một sự ngắt kết nối rõ ràng giữa thực tế yêu cầu của khách hàng toàn cầu và ưu tiên của các nhà xuất khẩu Sri Lanka Bên cạnh đó, nông dân và các nhà xuất khẩu đang mong đợi sự tham gia nhiều hơn của chính phủ để phát triển doanh nghiệp nhỏ và ngành tiêu trắng quy mô vừa thông qua trung gian hiệu quả ở hầu hết các con đường, từ đó đề ra các chính sách có thể thực hiện để duy trì ngành tiêu trắng ở Sri Lanka

1.2 Tổng quan nghiên cứu về xuất khẩu chè

* Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu đầu tiên của To The Nguyen và cộng sự (2020) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam theo nghiên cứu của Serletis (1992), Uk Polo (1994), và Amirkhalkhali & Dar (1995) Cụ thể các yếu tố được xem xét đưa vào là sản lượng chè sản xuất, năng suất, diện tích canh tác, giá xuất khẩu, lượng chè xuất khẩu của thế giới (trừ Việt Nam) Các tác giả đã sử dụng mô hình tuyến tính chuỗi thời gian để ước tính mức độ cũng như dấu hiệu của các yếu tố nói trên đối với lượng chè xuất khẩu của Việt Nam và hai phép biến đổi Box-Cox để dự báo tốc độ tăng trưởng của lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030 Kết quả cho thấy ngoại trừ tổng sản lượng chè trong nước, tất cả các yếu tố đề xuất đều ảnh hưởng đáng kể đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam Lượng chè xuất khẩu của các quốc gia khác trên thế giới có tác động tiêu cực đáng kể, dẫn đến xuất khẩu chè của Việt Nam giảm trung bình 34 tấn khi các nước khác xuất khẩu 1000 tấn chè

Nghiên cứu của Nguyen Thi Thu Thuong và cộng sự (2021) khám phá các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu chè của

Trang 19

Việt Nam sang 55 nước nhập khẩu từ năm 2001 đến năm 2019 Các tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực với các phương pháp ước lượng khác nhau: bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), hiệu ứng cố định (FE) và ngẫu nhiên hiệu ứng (RE) để ước tính tác động của TBT đối với xuất khẩu chè của Việt Nam Kết quả cho thấy mặc dù GDP, dân số, khoảng cách, thuế quan và việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là những yếu tố quan trọng, nhưng các biện pháp TBT mà các nước nhập khẩu này áp đặt có tác động tiêu cực đáng kể đến xuất khẩu chè của Việt Nam Trong khi các biện pháp TBT tích lũy do các nước đang phát triển áp dụng tăng 1% làm giảm xuất khẩu chè của Việt Nam 0,341%, thì con số của các nước phát triển là 1,308%

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của xuất khẩu chè để cung cấp thông tin, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng này Một số nghiên cứu điển hình là: Ngô Thị Mỹ và Nguyễn Thị Lan Anh (2014) căn cứ vào thực trạng để đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu chè Việt Nam Đề tài khoa học cấp bộ của Nguyễn Thị Nhiễu (2007) đã hệ thống hóa những đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường chè thế giới, các yếu tố marketing trong xuất khẩu chè Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm marketing trong xuất khẩu chè của một số nước lựa chọn và rút ra bài học có thể áp dụng cho Việt Nam Sau đó, phân tích và đánh giá thị trường xuất khẩu và các hoạt động marketing cho xuất khẩu chè thế giới từ 1996 tới 2007 Từ đó, đề xuất định hướng thị trường xuất khẩu và các giải pháp marketing xuất khẩu chè của Việt Nam tới 2015

* Nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè trên thế giới chủ yếu được tiếp cận bằng mô hình trọng lực

Xu & Shi (2019) đã áp dụng mô hình trọng lực thương mại mở rộng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng của xuất khẩu chè đen của Trung Quốc sang các quốc gia dọc theo vành đai trong giai đoạn 2007-2016 bằng phương pháp ước lượng moment (GMM) Phân tích thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng của giá xuất khẩu trung bình của chè đen Trung Quốc, khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước nhập khẩu chè đen và tỷ giá hối đoái của nhân dân tệ là đáng kể nhưng tiêu cực tới xuất khẩu chè đen của Trung Quốc Sự tăng trưởng dân số của các nước nhập khẩu và tăng trưởng GDP của Trung Quốc và các nước nhập khẩu có tác động đáng kể và tích cực đến xuất khẩu chè đen của Trung Quốc

Trang 20

Tương tự Zhang và cộng sự (2019) cũng đã xây dựng một mô hình phương trình trọng lực mở rộng với bộ dữ liệu bảng 2001-2017 để xác định các yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng thương mại của việc xuất khẩu chè của Trung Quốc sang các nước dọc theo “Vành đai và Con đường” Những phương pháp ước lượng được sử dụng cho nghiên cứu này là tối đa hóa khả năng (Poisson Pseudo Maximum Likelkel - PPML) Kết quả, các biến số truyền thống như quy mô kinh tế và dân số của các nước nhập khẩu chè, sản lượng chè của Trung Quốc, khoảng cách địa lý giữa Trung Quốc và các đối tác, nội trú chung và ngôn ngữ chung có tác động đáng kể đến xuất khẩu chè của Trung Quốc Sự gia tăng sản lượng chè ở Trung Quốc có tác động mạnh đến việc xuất khẩu chè sang các khu vực "Vành đai và Con đường" Có sự khác biệt đáng kể về tiềm năng xuất khẩu chè giữa các quốc gia và khu vực dọc theo “Vành đai và Con đường” Trong số đó, xuất khẩu chè tới một số nước như ASEAN, Nam Á, Trung Á và Đông Âu đã đạt tới tiềm năng Trong khi ngành kinh doanh chè ở Tây Á, Bắc Phi và một số khu vực của Trung và Đông Âu còn bỏ lỡ nhiều tiềm năng

Mới đây, Martin (2020) phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Kenya sang 15 đối tác thương mại chính của nó trong giai đoạn 1990 đến 2017 bằng mô hình trọng lực Kỹ thuật ước lượng được sử dụng kết hợp giữa phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp (POLS), phương pháp hiệu ứng cố định (FE), phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) Các phát hiện chính cho thấy sự gia tăng quy mô kinh tế của nước nhập khẩu và đồng shilling Kenya giảm giá làm tăng xuất khẩu chè Mặt khác, sự gia tăng dân số và GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu làm giảm nhu cầu về chè, dẫn đến giảm xuất khẩu chè Khoảng cách được sử dụng như một đại lượng của chi phí vận chuyển và nó được cho là có tác động tiêu cực đến xuất khẩu chè Việc có đường biên giới chung và giao thương với các nước giáp biển cho phép vận chuyển chè Kenya với chi phí vận chuyển tối thiểu, điều này làm tăng dòng chảy xuất khẩu chè từ Kenya Hơn nữa, kết quả cho thấy các quốc gia mà Kenya có chung thuộc địa và các thành viên COMESA có xu hướng nhập khẩu chè từ Kenya nhiều hơn

Trang 21

2 Một số lí thuyết về các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu chè

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu nông sản * Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc bán hàng hoá và dịch vụ

cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài

Theo điều 28 của Luật Thương mại số 36/2005/QH11, “Xuất khẩu hàng hóa là

việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Theo cách tiếp cận của Ecommerce (2019), xuất khẩu đề cập đến hoạt động bán

hàng hóa thương mại cho một quốc gia khác Nói một cách khác, xuất khẩu đòi hỏi phải có hoạt động giao dịch thương mại trên thị trường quốc tế

Theo cập nhật mới nhất của Troy (2019), xuất khẩu được xem như là một hoạt

động quan trọng trong thương mại quốc tế, ở đó, hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia được chuyển đến một quốc gia khác để bán hoặc giao dịch trong tương lai

Từ đó có thể thấy, xuất khẩu là hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, mà ở đó, hàng hóa được bán sang quốc gia khác để thu về lợi nhuận

* Khái niệm nông sản

Theo WTO, nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản

xuất hàng hóa thông qua cây trồng và phát triển của cây trồng

Theo quan điểm của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, nông sản bao gồm các sản phẩm từ

hàng hóa chưa chế biến như đỗ tương, ngũ cốc, lúa mỳ, gạo và bông thô đến các thực phẩm và đồ uống đã được chế biến có giá trị cao như xúc xích, bánh, bia rượu, các đồ gia vị được bán lẻ trong các cửa hàng, tiệm ăn

Theo định nghĩa của Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), có thể hiểu khái niệm nông sản một cách khái quát

như sau: nông sản hay nông phẩm là sản phẩm do ngành sản xuất nông nghiệp tạo ra

Theo quan điểm của Việt Nam, với cách hiểu đơn giản, nông sản là sản phẩm của

ngành nông nghiệp trong đó ngành nông nghiệp sẽ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, nông nghiệp sẽ còn cả lâm nghiệp và thủy sản Theo quan điểm mới, trong kết quả ngành nông nghiệp không tính giá trị

Trang 22

hoạt động lâm nghiệp và thủy sản Hiện nay, cách hiểu về nông sản có phần thu hẹp hơn, tập trung chủ yếu vào sản phẩm thu được từ đất, khi đó nông sản được hiểu là sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai

Từ các quan điểm trên, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này với cách tiếp cận:

Nông sản là sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản phẩm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)

* Khái niệm xuất khẩu nông sản

Từ các khái niệm trên, có thể định nghĩa xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp giữa các quốc gia nhằm mục đích thu về lợi nhuận bằng một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế

* Vai trò của xuất khẩu nông sản

Vai trò của xuất khẩu nông sản được thể hiện cụ thể ở các điểm sau:

- Tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh của mình: Nông sản là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống của con người Nước ta được thiên nhiên ưu ái, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp, đặc biệt là nền văn minh lúa nước Do đó, xuất khẩu nông sản giúp nước ta khai thác và tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn để làm nên những sản phẩm có lợi thế so sánh cao so với các quốc gia khác

- Tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc gia: Do đặc tính của mặt hàng nông sản nên các loại nông sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các loại mặt hàng khác Do đó, xuất khẩu nông sản là hoạt động quan trọng tạo nguồn ngoại tệ cho sự phát triển của đất nước Từ đó, làm gia tăng GDP quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển: Những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế đã đặt ra yêu cầu nông sản phải có tính cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh, mẫu mã sản phẩm đa dạng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Từ đó, tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng thị trường, hiện đại, chuyển từ sản xuất tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường

- Giải quyết các vấn đề việc làm và cải thiện đời sống nhân dân: Cùng với sự phát triển của xuất khẩu nông sản là sự phát triển của một số ngành khác như ngành

Trang 23

công nghiệp chế biến và trồng trọt Do đó, quy mô sản xuất mở rộng của các ngành này sẽ giải quyết được vấn đề về việc làm cho người dân Từ đó, cải thiện đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt đối với cư dân ở nông thôn và người nông dân

- Mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại: Hoạt động thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển Đặc biệt, xuất khẩu nông sản là một trong những ngành đóng góp tỷ trọng tương đối lớn trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Chính vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của quốc gia Từ đó, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

2.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu chè * Khái niệm chung về chè

Chè là một trong những thức uống lâu đời nhất trên thế giới có nguồn gốc từ cây chè (Camellia sinensis), một loại cây bụi thường xanh có nguồn gốc từ Đông Á Sau nước, nó là thức uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới

Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, cách đây khoảng 5000 năm Theo các tài liệu Hán nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn - 1773, cây chè đã được trồng tại Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước Là loại cây trồng có tính thời vụ, thời gian thu hoạch phụ thuộc vào giống chè, đặc điểm thời tiết từng năm, từng mùa, từng địa phương, cách chăm sóc, tuy nhiên thông thường mỗi năm cây chè cho thu hoạch trong khoảng 3 vụ: xuân (tháng 3 - 4), hè thu (tháng 5 - 10), thu đông (tháng 11) Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây chè có thể kéo dài đến 40 - 50 năm Trong đó 3 - 4 năm đầu là giai đoạn cây non hay còn gọi là giai đoạn thiết kế cơ bản, tiếp đến giai đoạn chè lớn kéo dài khoảng 20 - 30 năm, sau đó đến giai đoạn già cỗi dần Năng suất cây trồng phụ thuộc rất lớn vào giống chè, kỹ thuật chăm sóc và các điều kiện tự nhiên Hiện nay Việt Nam có một số vùng chè lớn như vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng chè Trung du Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung Bộ, vùng chè Tây Nguyên, vùng chè duyên hải miền Trung, vùng chè cánh cung Đông Bắc

Trên thị trường thế giới có nhiều loại chè khác nhau được giao dịch Có nhiều tiêu chí để phân loại chè, tiêu chí được sử dụng phổ biến là dựa theo mức độ lên men của lá chè Theo tiêu chí này, chè thành phẩm được phân thành 3 loại chính: chè đen, chè xanh, chè Ôlong Ngày nay, ngoài là loại thức uống, chè còn được sử dụng trong

Trang 24

các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, tiêu dùng hàng ngày dưới dạng các sản phẩm tinh chế Trong thương mại quốc tế, theo hệ thống hài hòa 2017 (HS 2017), sản phẩm có nguồn gốc từ chè (0902) có thể phân thành:

Chè xanh, đóng gói sẵn, trọng lượng gói không quá 3kg (mã HS: 090210) Chè xanh dạng rời trên 3kg (mã HS: 090220)

Chè đen, đóng gói sẵn, trọng lượng gói không quá 3kg (mã HS: 090230) Chè đen dạng rời trên 3kg (mã HS: 090240)

“Đối với những loại chè đóng gói dưới 3kg thường là những loại chè thành phẩm, có thương hiệu Ngược lại những loại chè dạng rời thường là loại chè nguyên liệu, được các quốc gia nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu để chế biến, đấu trộn thành các sản phẩm chè khác và tiêu thụ hoặc tái xuất sang các nước khác.”

* Các hình thức xuất khẩu chè

Một số hình thức xuất khẩu chủ yếu:

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu chè trực tiếp là việc xuất khẩu các loại chè do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu những mặt hàng này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của doanh nghiệp mình Đây là hình thức mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thường áp dụng nhất kể từ khi nhà nước cho

phép mọi doanh nghiệp đều được tham gia xuất khẩu

Hình thức này có ưu điểm là mang lại lợi nhuận cao hơn các hình thức khác Doanh nghiệp đứng ra với vai trò là người bán trực tiếp, do đó nếu mặt hàng chè có quy cách, chất lượng, mẫu mã tốt sẽ nâng cao được uy tín cho doanh nghiệp mình trên thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, trước hết hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải xuất khẩu phải có vốn khá lớn ứng trước để tự sản xuất, thu mua, chế biến mặt hàng chè xuất khẩu nhất là những hợp đồng có giá trị lớn Đồng thời loại hình xuất khẩu này lại cũng có những rủi ro lớn như: chè kém chất lượng, sai quy cách phẩm chất, mẫu mã không đạt yêu cầu dẫn tới không xuất khẩu được Đặc biệt là đối với những loại chè mà doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu thì rủi ro này rất cao do công tác kiểm tra chất lượng chè khi thu mua kém, không chặt chẽ, không đảm bảo về số lượng và chất lượng

Trang 25

Xuất khẩu uỷ thác

Trong hình thức xuất khẩu chè uỷ thác doanh nghiệp ngoại thương đóng vai trò là trung gian xuất khẩu làm thay cho các doanh nghiệp sản xuất chè những thủ tục xuất khẩu cần thiết để xuất khẩu chè được hưởng phần trăm (%) theo giá trị lô hàng xuất khẩu Tỷ lệ phần trăm này là do hai bên tự thoả thuận và ký kết hợp đồng, thông thường là 0,5% giá trị Hình thức này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp xuất khẩu một lượng hàng nhỏ hoặc trước kia doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh xuất

nhập khẩu trực tiếp Hình thức xuất khẩu uỷ thác được tiến hành theo các bước sau:

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro thấp do không phải chịu trách nhiệm về giá cả tăng hay giảm bất thường, người đứng ra xuất khẩu chè không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng Đặc biệt, với tình hình khan hiếm vốn như hiện nay các doanh nghiệp ngoại thương thường áp dụng hình thức này do không cần huy động vốn để mua chè Tuy nhận tiền ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục, và tương đối tin cậy

Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ

Đây là hình thức xuất khẩu chè (thường là để trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ Xuất khẩu chè theo hình thức này có nhiều ưu đãi như: khả năng thanh toán chắc chắn (do nhà nước trả cho doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu), giá cả chè nhìn chung có thể chấp nhận được, doanh nghiệp chế biến không phải lo nghĩ về đầu ra cho chè mà mình sản xuất Trên thực tế hiện nay, thì hình thức này rất ít được áp dụng Nhà nước chỉ giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nào có khả năng về tài chính, năng lực sản xuất nhất Thông thường thì Tổng Công ty chè Việt Nam thực hiện hình thức này Hình thức này còn thực hiện là việc trả nợ cho Nga và các nước Đông

Âu, theo chương trình đổi dầu lấy lương với Iraq của Liên Hợp Quốc

* Vai trò của xuất khẩu chè

- Xuất khẩu chè tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm chè, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô

- Xuất khẩu chè có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân tại các vùng đặc biệt là người lao động ở trung du, miền núi Do sản xuất và kinh doanh có hiệu quả mà đời sống vật chất và văn hoá của người làm chè được nâng lên

Trang 26

- Xuất khẩu chè giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở các nước đang phát triển thông qua việc tạo nguồn vốn cho quá trình này

- Xuất khẩu chè thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy sản xuất phát triển Trong những năm vừa qua thì số lượng chè sản xuất ra trong nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn khoảng trên 50% sản lượng sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu chè có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá triển cả về chiều rộng và chiều sâu, cả mặt sản xuất lẫn thương mại Đây chính là cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành chè

- Xuất khẩu chè phát triển tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng có cơ hội phát triển như công nghiệp chế tạo máy móc, công nghiệp điện, giao thông vận tải và nó cũng đòi hỏi chính sự phát triển của các ngành này

- Xuất khẩu chè giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia Các lý thuyết thương mại quốc tế đã chứng minh ngoại thương nói chung cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó Xuất khẩu chè tăng lên cho phép người tiêu dùng trong nước có thêm thu nhập để thêm sự lựa chọn về các hàng hóa khác

- Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu chè cũng góp một phần làm tăng dự trữ ngoại tệ, điều hoà về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Xuất khẩu chè là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu (bao gồm xuất khẩu chè) và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩu phát triển thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển

- Xuất khẩu chè góp một phần tăng GDP, GNP Xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu chè nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xuất khẩu có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế

Trang 27

2.2 Các lí thuyết về các nhân tố tác động

Tổng sản phẩm quốc nội GDP

GDP phản ánh cả khía cạnh cung và cầu của hàng xuất khẩu Về phương diện cung, GDP của nước xuất khẩu càng cao chứng tỏ năng lực sản xuất hàng xuất khẩu càng lớn Do đó, nước có GDP cao có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn nước có GDP thấp (Hermawan, 2011) Về phương diện cầu, GDP của nước nhập khẩu cao thể hiện quy mô và sức mua của thị trường nhập khẩu lớn Do đó, xuất khẩu sang những nước có GDP cao thường lớn hơn xuất khẩu sang những nước có GDP thấp Nói tóm lại, GDP được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu

Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người)

Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người) Ảnh hưởng của biến này đến xuất khẩu tương tự như biến GDP Về phương diện cung, nước có GDP bình quân đầu người càng cao thì khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá càng lớn Về phương diện cầu, theo Linder (1961), những hàng hoá mới thường được xuất khẩu sang những nước phát triển vì những nước này có đủ khả năng để tiêu dùng những hàng hoá mới Do đó, có thể giả định rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa GDP bình quân đầu người và giá trị xuất khẩu

Khoảng cách địa lí

Biến này thể hiện chi phí giao dịch quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ Các chi phí này bao gồm chi phí về thời gian, chi phí tiếp cận thông tin thị trường (Heo and Doanh, 2015) Ngoài ra, nó còn bao hàm cả những chi phí phát sinh do khác biệt về văn hoá, sở thích và thể chế (Blum and Goldfarb, 2006) Do đó, khoảng cách địa lý có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu

Dân số

Giả định tất cả các yếu tố về sở thích, thu nhập, khả năng sản xuất chè thuộc quốc gia nhập khẩu không thay đổi, có lớn hơn 0% dân số nước nhập khẩu có nhu cầu tiêu dùng chè thì sự tăng lên của dân số sẽ làm tăng lên nhu cầu nhập khẩu Trong mô hình trọng lực đối với thương mại chè toàn cầu, Karandagoda (2014) đã bổ sung biến Quy mô dân số nước nhập khẩu và cho thấy tác động tích cực đáng kể của biến này Tương tự, nghiên cứu của Nguyen Thi Thu Thuong cũng khẳng định dân số nước nhập khẩu có quan hệ cùng chiều đối với chè Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu của Martin (2020) đã bổ sung biến Dân số nước nhập khẩu vào trong mô hình trọng lực đối với

Trang 28

chè của Kenya và đánh giá kết quả dựa trên phương pháp ước lượng FE cho thấy dân số nước nhập khẩu có tác động tiêu cực tới xuất khẩu chè của nước này

Tỷ giá hối đoái

Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng tiền trong nước cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng tiền trong nước thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu

Tỷ lệ lạm phát

Theo học thuyết Ngang giá sức mua, hàng hóa xuất khẩu của mộtquốc gia sẽ bất lợi hơn các hàng hóa của các nước bạn hàng nếu tỷ lệ lạm phát của quốc gia đó cao hơn các nước đối tác Lạm phát cao làm cho nhu cầu xuất khẩu giảm do giá tăng cao, trong khi đó hàng nhập khẩu lại có khả năng cạnh tranh hơn do giá của các mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm so với các mặt hàng cùng loại được sản xuất tại trong nước

3 Khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình tổng quan nghiên cứu, nhóm rút ra một số kết luận như sau:

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè tiếp cận bằng mô hình trọng và một số nghiên cứu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện với mục tiêu nghiên cứu một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực

Đã có nhiều nghiên cứu nhằm phân nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè, nông sản tiếp cận bằng mô hình trọng lực Kết quả cho thấy có rất nhiều biến đã được nghiên cứu đưa vào mô hình với nhiều phương pháp ước lượng khác nhau đối với các dạng dữ liệu khác nhau

Mô hình trọng lực đã được ứng dụng rộng rãi trong hàng nghìn nghiên cứu trên thế giới Trong đó, nhiều nghiên cứu ứng dụng mô hình này để phân tích dòng thương mại song phương của các quốc gia, xuất khẩu đơn phương của một quốc gia và được

Trang 29

đánh giá cao trong nghiên cứu thương mại quốc tế, tuy nhiên việc sử dụng nó có nhiều cạm bẫy tiềm ẩn Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao mô hình trọng lực dựa trên nền tảng lý thuyết của Anderson và Van Wincoop (2003) với dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng PPML Anderson và Yotov (2010) đã thảo luận việc ứng dụng mô hình này đối với thương mại ngành Yotov và cộng sự (2016) đã phát triển mô hình này thành các cấu trúc riêng rẽ, có thể dễ dàng áp dụng đối với cả phiên bản thương mại tổng thể lẫn thương mại ngành, với tên gọi là mô hình trọng lực cấu trúc

Ước tính tiềm năng thương mại là một phần chuyên sâu trong mô hình trọng lực Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ứng dụng mô hình trọng lực cho việc ước tính tiềm năng thương mại tổng thể, nông sản và chè

Qua quá trình tổng quan nghiên cứu, nhóm nhận thấy việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam tiếp cận bằng mô hình trọng lực cấu trúc theo Yotov và cộng sự (2016) phát triển dựa trên nghiên cứu của Anderson và Van Wincoop (2003), Anderson và Yotov (2010) là một đề tài cần thiết được nghiên cứu Đề tài có thể giải đáp các câu hỏi như: "nhân tố nào ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè Việt Nam?" và "tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam tại các thị trường như thế nào?", "các nhà hoạch định chính sách cần điều chỉnh gì trong các chính sách quản lý của mình?" Bài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa có sở lý luận về việc ứng dụng mô hình trọng lực trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đối với thương mại ngành, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ngành chè và các nhà hoạch định chính sách thương mại liên quan điều chỉnh các quyết định chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu chè và nông sản

Trang 30

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Cách tiếp cận

Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy xuất khẩu hàng hóa, nhiều nghiên cứu đã lựa chọn cách tiếp cận bằng mô hình trọng lực Mô hình trọng lực hay còn gọi là mô hình lực hấp dẫn (GM – Gravity model) là mô hình kinh tế lượng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích khối lượng và chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế

Mô hình trọng lực thương mại được đánh giá là một trong số những mô hình lý thuyết về thương mại thành công nhất trên thế giới trong những năm qua Ngày nay, mô hình trọng lực được sử dụng rộng rãi để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại một nền kinh tế hoặc một ngành hàng và nghiên cứu tác động thực nghiệm của các chính sách thương mại 60 năm qua, nền tảng lý thuyết của mô hình đã được xây dựng chặt chẽ bởi nhiều nhà khoa học Bằng cách tính đến cả các vấn đề chính sách thương mại và phi thương mại có thể cản trở hoặc tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại song phương vốn từ lâu đã bị các nhà lý thuyết thương mại khác bỏ qua, mô hình trọng lực vẫn là trung tâm của nghiên cứu ứng dụng về thương mại quốc tế và được công nhận rộng rãi với vai trò là mô hình phân tích thay đổi trong thương mại toàn cầu Mức độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua con số 60% - 90% các dự đoán của nó chính xác trong thực tế Các hệ số ước tính thu được từ thực tế cho phép mô hình có khả năng làm rõ được sự khác biệt giữa dòng chảy thương mại thực tế và ước tính, công việc này còn gọi là ước tính tiềm năng thương mại tại các thị trường – một phần chuyên sâu của mô hình trọng lực

Theo đó, nghiên cứu của Hatab và cộng sự (2010) đã đưa ra dạng tổng quát của

mô hình trọng lực như sau:

= Trong đó:

: kim ngạch xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia j: , : GDP của quốc gia i và j;

: khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia i và j;

Trang 31

: tham số phản ánh tác động của biến độc lập tới biến phụ thuộc

Ban đầu, mô hình trọng lực đã bị phê phán do thiếu nền tảng lý thuyết Tuy nhiên, kể từ nửa sau thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở lại đây, các nghiên cứu như

Linneman, H (1966); Leamer, E.E and Stern, R.M (1970; Anderson, J.E (1979) đã

bổ sung thêm biến vào mô hình trọng lực để phản ánh các yếu tố quyết định dòng chảy thương mại giữa các đối tác thương mại, tập trung “lấp đầy khoảng trống” của mô hình bằng cách sử dụng phương pháp khác nhau nhưng đều đạt được kết quả tương tự Phần lớn các nhà kinh tế đều xây dựng phương trình trọng lực từ nền tảng 3 lý thuyết thương mại quốc tế cơ bản là lý thuyết Ricardo, lý thuyết H-O và lý thuyết thương mại mới Do đó, từ một mô hình được cho là thiếu nền tảng về lý thuyết, mô hình trọng lực đã được bồi đắp trở thành một công cụ có nền móng vững chắc

Như vậy, để thực hiện các mục tiêu của mình, bài nghiên cứu có thể tiếp cận bằng mô hình trọng lực bởi:

Thứ nhất, đây là mô hình đã được xây dựng nền tảng lý thuyết chặt chẽ, được

đánh giá cao trong nhiều nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trên thế giới và mang lại kết quả chính xác cao, được nhiều quốc gia sử dụng làm công cụ hoạch định chính sách

Thứ hai, nó phù hợp với mục tiêu phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng tới xuất

khẩu chè của Việt Nam sang Pakistan Hơn nữa, mô hình này còn cho phép ước tính tiềm năng thương mại cho từng thị trường nhập khẩu để làm cơ sở cho việc đưa ra các hàm ý chính sách được tốt hơn Do đó, nghiên cứu lựa chọn phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2022 Đây là mô hình được phát triển bởi Tinbergen (1962) và Linnemann (1966) dựa trên định luật trọng lực hấp dẫn Cho đến nay, mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế với nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả như Anderson (1979), Bergstrand (1985), Erdem & Nazlioglu (2008), Hatab & cộng sự (2010), Mô hình phát triển như sau:

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong Nghiên cứu nhằm phân tích các dữ liệu dễ dàng hoặc có thể lượng hóa được bằng các con số cụ thể Các dữ

Trang 32

liệu thứ cấp sau khi được tác giả thu thập từ các nguồn uy tín được đưa vào so sánh, thống kê mô tả, thống kê suy luận Trong đó:

Thứ nhất, thống kê mô tả gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số

liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Phương pháp này được áp dụng chủ yếu nhằm phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam ở chương 3, phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 5

Thứ hai, thống kê suy luận gồm các phương pháp ước lượng, phân tích hồi quy

mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu Cụ thể, Luận án tiến hành xây dựng mô hình trọng lực đối với ngành chè của Việt Nam Từ đó, làm căn cứ để phân tích định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam và đưa ra các hàm ý

chính sách Quy trình nghiên cứu định lượng của luận án được thực hiện lần lượt qua

sáu bước như sau:

- Bước 1: Lựa chọn và mô tả biến nghiên cứu

Dựa và các nhóm nhân tố đã được lựa chọn, nghiên cứu tiến hành mô tả biến nghiên cứu

- Bước 2: Thu thập dữ liệu

Sau khi lược khảo lý thuyết, đề xuất mô hình và lập luận chọn biến, tác giả thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu chính thống, đáng tin cậy cho tất cả các biến được sử dụng trong mô hình

- Bước 3: Xử lý dữ liệu

Tác giả tiến hành bước nhập và xử lý dữ liệu Dữ liệu của các biến lần lượt được kiểm tra để phát hiện các điểm ảnh hưởng hoặc các điểm bất thường Sau đó, các giá trị bất thường (nếu có) ở hai đầu dữ liệu sẽ được thay thế bởi giá trị phân vị gần nhất tương ứng (phân vị 1% và 99%)

- Bước 4: Lập thống kê mô tả

Dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ sử dụng làm mẫu thống kê Tác giả thống kê số quan sát, giá trị trung bình, khoảng giá trị của các biến trong mẫu, cũng như xem xét giá trị trung bình của các biến thay đổi thế nào theo từng năm Các dữ liệu thống kê cũng có thể được kết hợp với các nguồn dữ liệu thứ cấp để đánh giá sự thay đổi để thấy rõ hơn về bản chất dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu

- Bước 5: Lựa chọn phương pháp ước lượng

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w