1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang eu

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
  • 3. Xác định khoảng trống nghiên cứu (13)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔNG (17)
    • 1.1. Lý thuyết về xuất khẩu (17)
      • 1.1.1. Khái niệm (17)
      • 1.1.2. Đặc điểm (18)
      • 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu (20)
      • 1.1.4. Về xuất khẩu nông sản (21)
    • 1.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản (26)
    • 1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC SANG EU 25 2.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU từ năm 2007-2022 . 25 2.1.1. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam trong giai đoạn 2007-2022 (35)
    • 2.1.2. Xu hướng thương mại của hàng nông sản Việt Nam (37)
    • 2.2. Thực trạng thị trường nhập khẩu nông sản tại EU (39)
      • 2.2.1. Tình hình nhập khẩu nông sản tại EU (39)
      • 2.2.2. Quy định và tiêu chuẩn của EU về nhập khẩu nông sản (41)
    • 2.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản chủ lực của việt Nam sang EU (43)
      • 2.3.1. Tình hình xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU (43)
      • 2.3.2. Các cơ hội và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt (48)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (57)
    • 3.1. Mô hình trọng lực (57)
    • 3.2. Phương pháp lấy số liệu (59)
    • 3.3. Phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (59)
      • 3.3.1. Lý thuyết kiểm định mô hình (60)
      • 3.3.2. Kiểm định khuyết tật của mô hình hồi quy (61)
    • 3.4. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU (62)
      • 3.4.1 Thống kê mô tả các biến (62)
      • 3.4.2. Kết quả ước lượng mô hình (62)
      • 3.4.3. Kiểm định lựa chọn mô hình và sự phù hợp của mô hình (63)
      • 3.4.4. Kết quả ước lượng mô hình sau khi khắc phục khuyết tật (66)
    • 3.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2007-2022 (66)
  • CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT (69)
    • 4.1. Định hướng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến năm 2030 (69)
      • 4.1.1. Định hướng phát triển sản phẩm xuất khẩu (69)
      • 4.1.2. Định hướng phát triển thị trường (69)
      • 4.1.3. Lộ trình và bước đi cụ thể (70)
    • 4.2. Định hướng về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2030 (71)
      • 4.2.1. Cơ hội và thách thức xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2030 (71)
      • 4.2.2. Định hướng về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2030 (72)
    • 4.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU đến năm (73)
      • 4.3.1. Giải pháp đối với các yếu tố tác động đến cung (73)
      • 4.3.2. Giải pháp đối với các yếu tố tác động đến cầu (78)
      • 4.3.3. Giải pháp đối với các yếu tố hấp dẫn, cản trở (81)
  • KẾT LUẬN (86)
  • PHỤ LỤC (89)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố quốc tế Ganesh Kumar, Shinoj, Joshi 2011 trong nghiên cứu về định lượng tiềm năng xuất khẩu của Ấn Độ đối với mặt h

Tính cấp thiết của đề tài

- Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á

- Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng góp phần cải thiện cán cân thương mại

- EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị nông sản của Việt Nam năm 2022; tuy nhiên chỉ mới chiếm 4% trong tổng thị phần nhập khẩu nông sản của toàn khối EU

- Thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang khu vực Châu Âu đã có nhiều khởi sắc, với một số nhóm mặt hàng như gạo, rau củ quả… ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng và bứt phá

- Từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu nông sản sang EU càng tăng trưởng mạnh

- Sau 2 năm thực thi EVFTA, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU (gồm 27 thành viên) ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu Phần lớn các dữ liệu này thể hiện các tín hiệu lạc quan cho thấy EVFTA đã có tác động tích cực với thương mại hai chiều Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh làm tăng trưởng kim ngạch giảm nhẹ -1,82% năm 2020 (35,14 tỷ USD) những con số này năm 2021 đã tăng lên 14,1% (40,2 tỷ USD)

- Mặc dù vậy, các biện pháp phi thuế quan như biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của phía EU đã tạo ra nhiều thách thức đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang EU

- Ngoài ra, với những chính sách, chương trình được Ủy ban Châu Âu khởi động, ban hành như Thỏa thuận xanh Châu Âu (EGD), Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn, Chiến lược Farm to Fork, doanh nghiệp muốn xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang thị trường EU sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững cao hơn.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố quốc tế

Ganesh Kumar, Shinoj, Joshi (2011) trong nghiên cứu về định lượng tiềm năng xuất khẩu của Ấn Độ đối với mặt hàng cá và thủy sản sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu định lượng độ co giãn của xuất khẩu đối với các nhân tố khác nhau như khoảng cách địa lý, quy mô nền kinh tế của các nước nhập khẩu, dân số, sản lượng sản xuất nội địa, thuế nhập khẩu, trong khoảng thời gian 2003-2007 với đối tượng là 15 nước nhập khẩu thường xuyên và ổn định nhất Kết quả cho rằng GDP và dân số của nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý và sản lượng cá xuất khẩu có ảnh hưởng 6 tích cực đến kim ngạch xuất khẩu, trong khi thuế nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương Thỏa thuận thương mại tự do giữa các quốc gia không góp phần đáng kể tăng cường thương mại song phương trong các sản phẩm thủy sản

Ekrem Erdem & Saban Nazlioglu (2008) nghiên cứu về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn và phân tích bằng REM, nghiên cứu được thực hiện với 23 quốc gia EU trong giai đoạn 1996-2004 Kết quả cho thấy trong khi GDP, dân số nước nhập khẩu, dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, việc tham gia hiệp định hải quan, khí hậu có tác động tích cực thì khoảng cách địa lý và diện tích đất canh tác nông nghiệp lại có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ

Hatab, Romstad, Huo (2010) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông nghiệp Ai Cập, cách tiếp cận theo mô hình lực hấp dẫn đã nghiên cứu trong khoảng thời gian 1994-2008 đối với 50 quốc gia đối tác nhập khẩu lớn nhất, sử dụng dữ liệu bảng và phân tích bằng FEM, cho rằng GDP Ai Cập tác động cùng chiều, GDP nước nhập khẩu, biến chung biên giới và ngôn ngữ tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Ai Cập, GDP bình quân đầu người Ai Cập, khoảng cách địa lý hai nước tác động ngược chiều, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người nước nhập khẩu, liên kết kinh tế trong khu vực không có tác động đáng kể

Gbetnkom và Khan (2002), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới 3 loại nông sản xuất khẩu của Cameroon là ca cao, cà phê và chuối, bằng công cụ OLS, với nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn 1971-1996 Tuy nhiên, nghiên cứu này lại thiên nhiều về các nhân tố tạo động lực cho xuất khẩu một số nông sản cụ thể Nghiên cứu này cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 3 loại nông sản trên bao gồm: lượng cung xuất khẩu, tỉ giá hối đoái, thời tiết (được tính bằng lượng mưa trung bình năm), chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, cơ sở hạ tầng đường sá

Sevela (2002) ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các nhân tố đến quy mô sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Cộng hòa Séc Nghiên cứu đã chỉ ra được 3 nhân tố (GNI, GNI bình quân đầu người và khoảng cách địa lý) có tác động đến sự thay đổi của quy mô sản phẩm nông nghiệp

2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước

Thi Hong Hanh Bui, Qiting Chen (2015), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam dựa vào mô hình trọng lực, số liệu được thống kê trong khoảng thời gian 2000-2013 với 15 đối tác Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều nhất trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả sử dụng FEM để xem xét tác động Kết quả cho thấy GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, giá xuất khẩu vả tỷ giá giữa VND và đồng tiền nước nhập khẩu có tác động tích cực lên xuất khẩu gạo Việt Nam

Ngô Thị Mỹ (2016), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam dựa trên mô hình trọng lực, chỉ ra các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung bao gồm các nhân tố: GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, dân số của Việt Nam, dân số của nước nhập khẩu, diện tích đất nông nghiệp, khoảng cách địa lý, khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam và nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, độ mở của nền kinh tế, việc tham gia các tổ chức kinh tế như WTO, APEC

Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN, kết quả phân tích bằng mô hình trọng lực cho thấy GDP Việt Nam, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có tác động tích cực lên xuất khẩu gạo, trong khi đó khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu được đo lường bằng chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các quốc gia đầu tư có tác động tiêu cực lên xuất khẩu gạo

Xác định khoảng trống nghiên cứu

Theo các nghiên cứu về xuất khẩu sử dụng mô hình trọng lực được trình bày ở phần 2.1 và 2.2 được trình bày ở nhiều khía cạnh khác nhau: xuất khẩu của một quốc gia, của một ngành hàng hay một mặt hàng cụ thể Tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu đều có các yếu tố không thể thiếu của mô hình trọng lực hấp dẫn như: GDP nước xuất khẩu và nhập khẩu, dân số nước xuất khẩu và nhập khẩu, khoảng cách địa lý Bên cạnh đó tùy theo từng ngữ cảnh riêng mà có sự khác biệt một số yếu tố khác như tỷ giá hối đoái , giá sản xuất, giá thế giới, sản lượng sản xuất,

Các nhân tố đưa vào phân tích khá đa dạng song gần như chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Minh Châu Âu Trong khi đây là nhân tố có ảnh hưởng đến sản lượng nông sản và tác động lớn đến khả năng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu tại một quốc gia Điều này tạo nên một khoảng trống nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang EU và đồng thời hạn chế những khó khăn mà các nước đang gặp phải

4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:

(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU;

(2) Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU;

(3) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔNG

Lý thuyết về xuất khẩu

Theo lý thuyết về thương mại quốc tế cổ điển, khi phân công lao động xã hội đạt được mức độ nhất định, chuyên môn hóa sản xuất được thực hiện cho phép tạo ra năng suất cao hơn, hàng hóa ngày càng nhiều không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà tất yếu sẽ dẫn tới sự trao đổi hàng hóa ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia Như vậy, thực chất xuất khẩu chính là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như:

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund (IMF), xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế Đây là hành vi buôn bán riêng lẻ mà cả là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân

Trong thương mại toàn cầu, xuất khẩu là quá trình các công ty từ một quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ của họ cho các công ty hoặc người tiêu dùng ở một quốc gia khác Các mặt hàng xuất khẩu phổ biến được trao đổi từ nước này sang nước khác bao gồm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô như thực phẩm hoặc dệt may và các sản phẩm tiêu dùng thành phẩm như điện tử Xuất khẩu là một cách mà các công ty có thể nhanh chóng mở rộng thị trường tiềm năng, tạo thêm doanh thu và phát triển hoạt động kinh doanh của mình

Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu mang tính vĩ mô hơn Cụ thể: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) cho rằng, xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn

Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân Đối với những nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những yếu tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở của nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu

Nhìn chung, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia nhưng được cung cấp cho người mua ở một quốc gia khác được gọi là xuất khẩu Đây là hoạt động rất quan trọng đối với các nền dân chủ thị trường vì chúng mang lại cho người dân và doanh nghiệp khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho các sản phẩm của họ Nói cách khác, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Tóm lại, dù được hiểu theo cách nào thì xuất khẩu cũng là một hình thức thương mại ra nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia

Xuất khẩu là một hoạt động thương mại quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu

Xuất khẩu đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của một quốc gia, mang lại những lợi ích to lớn Do đó, xuất khẩu có những đặc điểm sau:

Tính quốc tế là đặc điểm nổi bật nhất của xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, do đó nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố mang tính quốc tế, bao gồm:

• Chính sách thương mại của các quốc gia: Chính sách thương mại của các quốc gia có thể tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, chẳng hạn như: thuế nhập khẩu, hạn ngạch,

• Điều kiện kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu, chẳng hạn như: mức thu nhập bình quân, lạm phát,

• Văn hóa: Văn hóa của các quốc gia cũng có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu, chẳng hạn như: sở thích, thói quen tiêu dùng,

• Xuất khẩu là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ thị trường nước ngoài, nắm bắt các quy định pháp lý, điều kiện vận tải, để có thể xuất khẩu thành công

• Một số yếu tố làm cho xuất khẩu trở nên phức tạp bao gồm:

• Thị trường nước ngoài: Thị trường nước ngoài rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,

• Các quy định pháp lý: Mỗi quốc gia có các quy định pháp lý khác nhau về xuất nhập khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt và tuân thủ các quy định này

• Các điều kiện vận tải: Xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức vận tải phù hợp, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đúng thời hạn

• Xuất khẩu mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro như:

• Rủi ro biến động giá cả: Giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có thể biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

• Rủi ro thanh toán: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ từ khách hàng nước ngoài

• Rủi ro thị trường: Thị trường nước ngoài có thể thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng nhanh

• Để giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm:

• Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như các quy định pháp lý của thị trường nước ngoài

• Đánh giá rủi ro: Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp

Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản

Ngày nay, mô hình trọng lực được ứng dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về cỏc yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nụng sản Mụ hỡnh do Tinbergen (1962), Pửyhửnen

(1963) và Linnemann (1966) đề xuất, sau đó được rất nhiều nhà nghiên cứu áp dụng như Cantore and Cheng (2018), Sanso và cộng sự (1993), Sarker và Jayasinghe (2007) Lý do là mô hình trọng lực hiệu quả trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu xem xét cả ba nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên cung, nhóm yếu tố bên cầu và nhóm yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở xuất khẩu Trong khi đó, các lý thuyết coi trọng các yếu tố bên cung (GDP/GNP, GDP/GNP bình quân đầu người, dân số, cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc, FDI, lực lượng lao động, chi phí lao động… của nước xuất khẩu) Các lý thuyết giải thích thương mại quốc tế từ góc độ cầu (GDP/GNP, GDP/GNP bình quân đầu người, dân số, thị hiếu của người tiêu dùng, thuế quan nhập khẩu, vị trí tiếp giáp biển… của nước nhập khẩu)

Theo trên các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản được chia thành 3 nhóm: Các yếu tố tác động đến cung, các yếu tố tác động đến cầu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở

- Các yếu tố tác động đến cung nông sản xuất khẩu

Cung nông sản là nguồn sản xuất, cung cấp nông sản ra thị trường Các yếu tố tác động đến cung nông sản bao gồm:

(1) Giá bán nông sản trên thị trường quốc tế: Theo quy luật thị trường, khi giá bán trên thị trường quốc tế tăng thì lượng cung xuất khẩu cũng tăng Trong thương mại quốc tế, giá bán thường đại diện bằng tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xuất khẩu và ngược lại

(2) Các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp: Các yếu tố này được chia thành 3 loại chính bao gồm lao động, tài nguyên và tư bản Khi số lượng, chất lượng của các yếu tố này tăng sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lượng cung nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

(3) Một số yếu tố khách quan khác: Hoạt động sản xuất nông sản còn chịu tác động của các yếu tố khách quan, điển hình là điều kiện tự nhiên, chất lượng giống và khả năng phòng chống dịch bệnh của nền nông nghiệp quốc gia Sản lượng nông sản sản xuất ra càng lớn thì lượng cung trên thị trường càng dồi dào

- Các yếu tố tác động đến cầu

Cầu nông sản là nhu cầu tiêu thụ nông sản của người tiêu dùng Thành phần này bị tác động bởi một số yếu tố sau đây:

(1) Giá bán nông sản trên thị trường thế giới: Theo luật cầu, giá bán sản phẩm có tác động ngược chiều đến cầu Do vậy, các quốc gia, các doanh nghiệp thường cố gắng xây dựng giá bán cạnh tranh Tuy nhiên, điều đó lại gặp vấp phải các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu, phổ biến là “kiện bán phá giá” tác động lớn đến khả năng xuất khẩu nông sản Bên cạnh đó, việc giảm giá đồng nội tệ cũng là chính sách phổ biến để đẩy mạnh xuất khẩu của các quốc gia

(2) Thu nhập của người tiêu dùng: Nông sản thuộc vào loại hàng hóa thông thường, khi thu nhập của người tiêu tăng thì cầu tăng với những mức tăng khá đa dạng tùy vào từng loại nông sản (Ngược lại đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng thì cầu sẽ giảm)

(3) Chất lượng và thương hiệu của nông sản: Khi lựa chọn nông sản, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến chất lượng, mức tồn dư hóa chất, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm Do đó, chất lượng và thương hiệu nông sản tác động mạnh tới khả năng xuất khẩu nông sản Các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu càng nghiêm ngặt thì khả năng xuất khẩu nông sản của nước xuất khẩu càng giảm và ngược lại

(4) Thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng của các nước phát triển cao thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu Để tăng khả năng xuất khẩu nông sản, quốc gia xuất khẩu cần tích cực xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường nhập khẩu

(5) Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Hoạt động xuất khẩu nông sản cũng chịu ảnh hưởng lớn từ hàng hóa các nước khác đang được tiêu thị tại nước xuất khẩu Một thị trường nhập khẩu hấp dẫn (quy mô dân số và mức sống của người tiêu dùng cao) luôn là mục tiêu của các quốc gia Vì vậy, những thị trường này có môi trường cạnh tranh khốc liệt Nếu hàng hóa của đối thủ có sức cạnh tranh tốt sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của phía mình vì người tiêu dùng luôn lựa chọn những sản phẩm tốt hơn

- Các yếu tố hấp dẫn, cản trở

Hoạt động xuất khẩu còn chịu tác động của các yếu tố hấp dẫn, cản trở, bao gồm: yếu tố khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ), chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu; chất lượng thể chế, môi trường kinh doanh của nước xuất, nhập khẩu và một số yếu tố khác

(1) Khoảng cách địa lý: Trên thực tế, chi phí vận chuyển và bảo quản nông sản xuất khẩu thường lớn và tác động tiêu cực tới khả năng xuất khẩu nông sản bởi nông sản là hàng hóa có trọng lượng lớn và cần bảo quản cẩn trọng để đảm bảo chất lượng Mặt khác nếu doanh nghiệp xuất khẩu theo giá thì chi phí vận chuyển được tính vào giá bán sản phẩm Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định yếu tố này tác động ngược chiều đến khả năng xuất khẩu nông sản

(2) Khoảng cách về công nghệ: Khoảng cách công nghệ càng lớn thì chênh lệch chất lượng và chi phí giao dịch càng cao, do vậy khả năng xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại Đây chính là tác động ngược chiều của khoảng cách công nghệ tới hoạt động xuất khẩu nông sản

(3) Chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất khẩu: Các chính sách khuyến khích xuất khẩu như chính sách tỷ giá hối đoái, tín dụng xuất khẩu, thương mại tự do, xúc tiến thương mại,… có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản Ngược lại các hàng rào thuế quan và phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch nhập khẩu, phòng vệ thương mại,…) của nước nhập khẩu gây một số khó khăn đáng kể cho hoạt động xuất khẩu

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản

- Quy mô nền kinh tế (GDP) của nước xuất khẩu:

Khi xét yếu tố thu nhập của nước xuất khẩu có thể xét đến giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Ở đây, giá trị này sẽ được đại diện cho yếu tố cung hàng xuất khẩu Về cơ bản, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong lãnh thổ của một nước tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng của nước đó tăng lên và nước đó có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá trị sản xuất xuất khẩu trong các nền kinh tế là khác nhau: đối với những nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực thì xuất khẩu và thu nhập quốc dân có mối liên hệ chặt chẽ (bởi các ngành sản xuất chính trong nền kinh tế phục vụ cho mục đích xuất khẩu nên khi giá trị sản xuất gia tăng sẽ đồng nghĩa với cung cho xuất khẩu tăng mạnh từ đó thúc đẩy xuất khẩu); đối với những nền kinh tế không hướng theo mục tiêu xuất khẩu thì khi giá trị sản xuất gia tăng lên chưa hẳn đã ảnh hưởng nhiều đến giá trị xuất khẩu hàng hóa Nhưng do đặc thù của từng ngành sản xuất nên cơ cấu cũng như tốc độ gia tăng trong cung các nhóm hàng hóa trong nền kinh tế là không đều Vì thế, khi giá trị sản xuất tăng lên sẽ khiến cho cung xuất khẩu của các mặt hàng tăng lên có sự khác biệt Hay nói cách khác tác động của yếu tố thu nhập nước xuất khẩu lên xuất khẩu các nhóm hàng khác nhau là khác nhau Ngược lại với trường hợp khả năng sản xuất gia tăng, khi giá trị sản xuất của một quốc gia giảm xuống thì sẽ có những tác động giảm đối với giá trị xuất khẩu hàng hóa

- Quy mô nền kinh tế (GDP) của nước nhập khẩu:

Xét về nước nhập khẩu, nếu GDP của một nước lớn thường đi kèm với thu nhập của quốc gia đó cao, điều này đồng nghĩa với việc nước đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, điều này khiến cho giá trị xuất khẩu vào nước đó tăng lên GDP nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của nước đó càng cao, nước đó sẽ càng có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và sản xuất được hàng hóa thay thế nhập khẩu Do vậy sẽ càng gây khó khăn cho các mặt hàng của nước xuất khẩu trong việc xâm nhập thị trường Không chỉ có thế, tác động của thu nhập quốc dân tới cầu xuất khẩu còn phụ thuộc vào từng loại hàng hóa Các nhóm hàng khác nhau sẽ có độ co giãn theo thu nhập không giống nhau Đối với những mặt hàng trở thành hàng hóa thứ cấp khi mức sống tăng cao do thu nhập thì khi thu nhập tăng sẽ chỉ khiến cầu của những hàng hóa này giảm Đối với hàng hóa thông thường cầu sẽ tăng khi thu nhập tăng lên Tuy vậy, những mặt hàng cần thiết thì thu nhập tăng cao sẽ chỉ đem đến một mức tăng vừa phải trong khi đối với những hàng hóa xa xỉ, thì thu nhập tăng ở mức cao kéo theo cầu tăng mạnh Mặc dù vậy, việc hàng hóa nào là xa xỉ, hàng hóa nào là cần thiết hay thứ cấp còn tùy thuộc vào những đặc điểm riêng, sự phù hợp và khác biệt giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

- Khoảng cách giữa các quốc gia:

Khoảng cách địa lý giữa hai đối tác thương mại phản ánh chi phí giao dịch quốc tế của hàng hoá và dịch vụ Những chi phí này gồm có: chi phí vận tải, chi phí tiếp cận thị trường (Heo và Doanh, 2015) Ngoài ra, khoảng cách địa lý bao gồm các chi phí giao dịch liên quan đến sự tương đồng về văn hoá, sở thích, thị hiếu và các chi phí về hành chính (Huang, 2007) Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển… Khoảng cách càng gần thì cước phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay các nước trong cùng khu vực Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cũng như phương thức vận chuyển hàng hóa Do vậy, với từng nhóm hàng khác nhau thì yếu tố khoảng cách cũng có thể gây nên những tác động khác biệt Do đó, khoảng cách địa lý làm giảm thương mại song phương (Sohn, 2005)

Thuế quan là một loại phí phải trả khi hàng hóa ra khỏi quốc gia xuất khẩu Khi mức thuế tăng cao, chi phí xuất khẩu cũng tăng, làm giảm sự cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế Thuế quan có thể làm tăng giá cả của hàng hóa xuất khẩu, làm cho các sản phẩm của quốc gia xuất khẩu trở nên không cạnh tranh so với hàng hóa của các quốc gia khác không phải trả thuế quan hoặc có mức thuế thấp hơn Thuế quan áp đặt chi phí cả ở quốc gia nơi chúng được áp dụng và đối với các quốc gia khác Thuế quan đánh thuế tất cả các sản phẩm qua biên giới, do đó làm tăng giá trong quốc gia áp thuế Giá cao hơn ảnh hưởng đến nguồn cung vì nông dân phản ứng bằng sản lượng tăng, giá cao hơn ảnh hưởng đến nhu cầu vì người tiêu dùng mua ít hơn Bản chất của vận tải quốc tế chỉ ra một kênh khác mà qua đó thuế nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu trong nước Bằng cách xây dựng một mô hình thương mại với một lĩnh vực vận tải rõ ràng, Ishikawa và Tarui (2018) chứng minh về mặt lý thuyết rằng việc tăng thuế trong nước có thể làm giảm xuất khẩu trong nước

Hiệp định thương mại tự do là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia và nhờ các hiệp định này mà các rào cản về thuế quan và phi thuế quan sẽ được giảm hoặc xóa bỏ Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ Các thành viên tham gia FTA thỏa thuận sẽ cắt giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo lộ trình, các bên cũng thực hiện cam kết về các vấn đề như đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, lao động FTA tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh, chuyên môn hóa sản xuất và phân bổ nguồn lực để tận dụng lợi ích từ thương mại quốc tế

Tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các FTA là Tinbergen

(1962), người đã kiểm tra ảnh hưởng của FTA đối với thương mại hàng hóa Sau khi Những năm 1970, một số nghiên cứu đã điều tra tác động của các FTA khu vực lớn như Châu Âu Cộng đồng Kinh tế, Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) và Châu Mỹ Latinh Tự do Hiệp định Thương mại (xem Aitken [1973] và Brada và Mendez [1983]) Những nghiên cứu này đã sử dụng biến giả của các FTA để nắm bắt tác động của các FTA đối với dòng chảy thương mại Nếu ước tính hệ số giả FTA có ý nghĩa và tích cực, FTA có tác động tích cực đến giao thương giữa các thành viên; nói cách khác, FTA có tác dụng tạo ra thương mại Khi các FTA nhanh chóng mở rộng trên thế giới từ những năm 1990, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã cố gắng xem xét tác động của các FTA bằng cách áp dụng các loại mô hình trọng lực khác nhau

- Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS):

Các quy định SPS nghiêm ngặt có thể tạo ra các rào cản kỹ thuật đối với nông sản từ các quốc gia xuất khẩu Nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, nông sản có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc chịu các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu

Các biện pháp kỹ thuật như quy định SPS trở nên cần thiết đối với một số sản phẩm nông nghiệp khi các vấn đề như an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe động thực vật ngày càng trở nên nhạy cảm (Peterson và cộng sự, 2013) Một bộ quy định dựa trên đánh giá rủi ro, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có điều kiện đồng nhất được Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp SPS cho phép

Tác động của SPS và các quy định kỹ thuật khác đối với mô hình thương mại quốc tế là rất quan trọng và tầm quan trọng của nó đã được nhấn mạnh và nghiên cứu bởi nhiều nghiên cứu như Henson và Loader (2001), Otsuki và cộng sự (2001), Jaffee và Henson (2004), Okello và Roy (2007), Minten và cộng sự (2009), Anders và Caswell

(2009), Disdier và Tongeren (2010), Maertens và Swinnen (2009)

- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT):

TBT (Technical Barriers to Trade - Rào cản kỹ thuật đối với thương mại) là các quy định, tiêu chuẩn hoặc quy trình kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và xuất khẩu nông sản Các quy định TBT thường đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chẳng hạn như kích thước, trọng lượng, thành phần, và các yếu tố khác đối với sản phẩm Nếu nông sản không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, chúng có thể không được phép xuất khẩu hoặc gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu, dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu

Ví dụ thông qua nhu cầu cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn mới Chi phí thương mại tăng do TBT dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả biên lợi nhuận chuyên sâu và rộng của xuất khẩu vững chắc Cụ thể, nếu TBT làm tăng chi phí xuất khẩu biến đổi của doanh nghiệp, Những công ty này sẽ trải qua sự sụt giảm doanh số xuất khẩu (ảnh hưởng tiêu cực đến biên độ xuất khẩu thâm canh) Mặt khác, nếu TBT chủ yếu phản ánh một tăng chi phí thương mại cố định, chúng sẽ thúc đẩy ngưỡng năng suất tăng lên để xuất khẩu, điều này gây ra sự rút lui của các công ty kém năng suất từ các nước áp đặt TBT (tác động tiêu cực đến biên độ xuất khẩu rộng lớn) (Fontagné và cộng sự 2013)

Giá của một loại tiền tệ tính theo một loại tiền tệ khác được gọi là tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng vai trò trung tâm trong thương mại quốc tế vì chúng cho phép tính toán giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở các quốc gia khác nhau, do đó cho phép so sánh những hàng hóa và dịch vụ đó; Giá cả trên khắp các quốc gia Thay đổi tỷ giá hối đoái được mô tả là khấu hao hoặc đánh giá cao Một lập luận phổ biến là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng đảm bảo chống lại biến động tỷ giá hối đoái ngắn hạn thông qua thị trường tài chính, trong khi việc phòng ngừa rủi ro dài hạn khó khăn và tốn kém hơn nhiều Cho, Sheldon, và McCorriston (2002), DeGrauwe và de Bellefroid (1986), Obstfeld (1995), và Peree và Steinherr (1989), ví dụ chứng minh rằng những thay đổi dài hạn trong tỷ giá hối đoái dường như có tác động đáng kể hơn đến khối lượng thương mại hơn là biến động tỷ giá hối đoái ngắn hạn có thể được bảo hiểm với chi phí thấp

Tác động của biến động tỷ giá hối đoái đối với khối lượng xuất khẩu có thể khác nhau giữa các lĩnh vực (Bini-Smaghi, 1991; Klein, 1990; Maskus, 1986; McKenzie,

1999) Điều này có thể xảy ra do mức độ cạnh tranh, bản chất của hợp đồng - và do đó là cơ chế định giá - tiền tệ của hợp đồng, việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, quy mô kinh tế của các đơn vị sản xuất, mở cửa cho thương mại quốc tế và mức độ đồng nhất và khả năng lưu trữ của hàng hóa khác nhau giữa các lĩnh vực Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đã tập trung vào các nước nông nghiệp và xuất khẩu sản xuất Sự khác biệt liên ngành trong việc tiếp cận của các nhà xuất khẩu đối với các công cụ tài chính, tiền tệ của hợp đồng, quy mô sản xuất, khả năng lưu trữ, v.v., có thể đặc biệt rõ rệt ở các nước đang phát triển, có lẽ đặc biệt là so với nông nghiệp chủ yếu dựa trên các phương pháp sản xuất truyền thống được thực hiện bởi nhiều nhà sản xuất tư nhân quy mô nhỏ và các ngành hàng hóa sản xuất quy mô lớn hơn, công nghệ cao hơn thường được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước Sự tương phản này chỉ được nhấn mạnh bởi thực tế là nông nghiệp thường là một lĩnh vực cạnh tranh đáng chú ý với giá cả linh hoạt trên các hợp đồng tương đối ngắn hạn Hơn nữa, các mặt hàng nông nghiệp tương đối đồng nhất và thường ít lưu trữ hơn so với xuất khẩu hàng hóa trong các lĩnh vực khác (Frankel, 1986; Kim và Koo, 2002; Schuh, 1974) Do đó, Bordo (1980) và Maskus (1986) cho rằng khối lượng thương mại nông nghiệp có thể phản ứng nhanh hơn nhiều với sự thay đổi tỷ giá hối đoái so với thương mại hàng hóa sản xuất Điều này cũng có thể chuyển thành độ nhạy cảm lớn hơn về khối lượng thương mại đối với rủi ro tỷ giá hối đoái trong nông nghiệp so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế (Anderson và Garcia, 1989; Markus, 1986)

Vậy khung cấu trúc được đưa ra:

Hình 1.1: Khung cấu trúc mô hình

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC SANG EU 25 2.1 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU từ năm 2007-2022 25 2.1.1 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam trong giai đoạn 2007-2022

Xu hướng thương mại của hàng nông sản Việt Nam

Hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhờ cắt giảm thuế quan như các mặt hàng gạo, cà phê, thủy sản, rau quả Nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường, đối tác phù hợp, có nhiều lợi thế hơn trong thương mại Bên cạnh đó, với những lợi thế về nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, nông sản Việt Nam có những thế mạnh nhất định để cạnh tranh trên thị trường thế giới với nông sản xuất khẩu a Xu hướng nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu nông sản của thị trường thế giới tăng lên

Nhu cầu về lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự mất ổn định và biến động về kinh tế, chính trị thế giới, mối lo ngại về an ninh lương thực mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Giai đoạn 2019-2028 tiêu dùng các sản phẩm nông sản của thế giới tăng bình quân 1,5-3%/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ thịt và cá bình quân đều tăng 3%, nhu cầu tiêu thụ cá cũng dự báo tăng 2,12%, nhu cầu ngũ cốc dự báo tăng khoảng gần 2%, nhu cầu về nội thất sử dụng các nguyên liệu từ gỗ, tre nứa tăng 10,6% (Theo dự báo của FAO)

Nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới đặc biệt là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… Với nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực như hoa quả vùng nhiệt đới đặc trưng cho khí hậu của nước ta và nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu nhiều thị trường, trữ lượng ngày càng lớn và có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao như Trung Quốc Nhiều nông sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng đầu trong xuất khẩu trên thế giới như cà phê, lúa gạo, hạt điều… b Tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã ký kết với nhiều cam kết rất chặt chẽ Trước tiên là lộ trình giảm thuế về 0% cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời có nhiều quy định mới về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường FTAs tác động tích cực tới hoạt động thương mại, xuất khẩu thông qua thúc đẩy các dòng thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ

Như hiệp định EVFTA từ khi có hiệu lực từ tháng 8/2020, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất sang EU đã tăng lên hơn 20% trong những năm vừa qua Các FTAs thế hệ mới cũng góp phần giúp xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước trong thị trường nội khối có mức tăng trưởng khá cao c Phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số

Sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ với việc ứng dụng nền tảng số sẽ đem lại nhiều cơ hội cho chuyển đổi chuỗi giá trị nông sản Việt Nam Công nghệ số sẽ hỗ trợ, góp phần chuyển từ hệ thống canh tác và phân phối truyền thống sang hệ thống canh tác thông minh, phân phối hiện đại tích hợp với các nền tảng trực tuyến và kết nối các quốc gia với nhau

Công nghệ số được ứng dụng để đẩy mạnh các khâu tự động hóa của quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm và mở ra cơ hội phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay Xu hướng nền nông nghiệp thế giới đang chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng với việc bảo vệ môi trường sinh thái Xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại là một nền nông nghiệp sinh thái thông minh, dựa trên việc ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo, kết hợp với phương thức quản lý hiệu quả nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn và tiết kiệm nguồn lực d Phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu

Chuỗi cung ứng nông sản bao gồm doanh nghiệp, nhà thu gom hàng nông sản, nhà sản xuất, chế biến và phân phối, các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics tham gia vào quá trình chuyển đổi hàng nông sản từ trang trại nuôi trồng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng Mục tiêu của chuỗi là đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả cho thị trường quốc tế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn, tiện lợi với mức giá phù hợp và sự lựa chọn đa dạng, cũng như thân thiện với môi trường, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường

Chuỗi cung ứng nông sản bao gồm doanh nghiệp, nhà thu gom hàng nông sản, Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sẽ góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu, phân phối ngay tại các quốc gia xuất Các chính sách quản lý của Nhà nước sẽ hỗ trợ cho quá trình vận hành chuỗi cung ứng, trong đó có phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý thị trường, tăng năng lực logistics, hải quan, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư Để tăng cường hoạt động xuất khẩu nông sản, các sở ban, ngành và các tổ chức khác như Trung tâm Khuyến nông, trồng trọt, Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư, các Hiệp hội ngành hàng nông sản, ngân hàng, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải, công nghệ thông tin và marketing cũng góp phần quan trọng để chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản xuất khẩu cải thiện cả về hiệu quả và hiệu suất.

Thực trạng thị trường nhập khẩu nông sản tại EU

2.2.1 Tình hình nhập khẩu nông sản tại EU

EU là một trong những khối thương mại lớn nhất với mạng lưới không hề nhỏ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang tạo được nền tảng vững chắc cho vị thế của liên minh này trong thương mại toàn cầu Cao ủy Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski đã từng nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy thương mại mở và công bằng là một ưu tiên chính trị của Ủy ban châu Âu Có lẽ chính vì vậy mà vùng kinh tế này đã từng bước trở thành một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới Theo đó, nhập khẩu của EU bị chi phối rõ ràng bởi thực phẩm nông nghiệp cơ bản và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch nhập khẩu

Hình 2.3: Thương mại sản phẩm nông sản của EU (Đơn vị: tỷ Euro)

Từ năm 2002 đến năm 2022, thương mại nông sản của EU đã tăng gần gấp ba lần (từ 141,5 tỷ Euro lên 424,7 tỷ Euro), tương đương với mức tăng trưởng trung bình hàng năm gần 5,6%, trong đó nhập khẩu tăng trưởng tới 5,4% Sự tăng trưởng ấy chủ yếu nhờ vào sự gia tăng giá trị nhập khẩu đối với các loại hạt có dầu, axit béo và sáp, dầu cọ, trái cây và đậu nành

Trong đó phải kể tới năm 2020, một năm đặc biệt đầy thách thức nhưng thành công đối với thương mại nông sản thực phẩm của EU, đạt tổng giá trị 306 tỷ Euro, tính riêng nhập khẩu đạt 122 tỷ Euro, tăng 0,5% so với năm 2019 Có thể thấy rằng thương mại quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động kinh tế tàn khốc của đại dịch COVID-19 và được chứng minh là một công cụ trung tâm trong việc tăng cường khả năng chống chịu Qua đó còn đánh dấu một sự cải thiện nữa trong vị trí dẫn đầu của Liên minh Châu Âu (EU) khi chính thức trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ ba của thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc

Bước sang năm 2022, giá trị thương mại (nhập khẩu và xuất khẩu) nông sản giữa

EU và phần còn lại của thế giới đạt 424,7 tỷ Euro, cao hơn 77,5 tỷ Euro so với năm 2021 (347,2 tỷ Euro), trong đó giá trị nhập khẩu lên tới 195,6 tỷ Euro Các đối tác nhập khẩu của EU chủ yếu có nguồn gốc từ Brazil (10%; 19,9 tỷ Euro), Vương quốc Anh (8%; 16,4 tỷ Euro), Ukraine (7%; 13,1 tỷ Euro), Hoa Kỳ (6%; 12,3 tỷ Euro), Trung Quốc (gần 6%; 10,8 tỷ Euro) và Na Uy (5%; 9,3 tỷ Euro) Tuy nhiên, với mức tăng trưởng về giá trị nhập khẩu của khu vực này liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2022 sẽ là tiền đề để mở ra thêm nhiều cánh cửa mới cho các đối tác xuất khẩu khác ngoài khu vực trong đó có Việt Nam vào EU

2.2.2 Quy định và tiêu chuẩn của EU về nhập khẩu nông sản

2.2.2.1 Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác

Cộng đồng Châu Âu yêu cầu thực phẩm, nông sản nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu Điều 9 của Quy định FIC 1169/2011 quy định danh sách khai báo bắt buộc trên nhãn thực phẩm và đồ uống:

• Các chất gây dị ứng được liệt kê trong Phụ lục II

• Số lượng hoặc loại thành phần nhất định

• Ngày có độ bền tối thiểu hoặc “hạn sử dụng”

• Bất kỳ điều kiện bảo quản và/hoặc điều kiện sử dụng đặc biệt nào

• Tên doanh nghiệp và địa chỉ của cơ sở kinh doanh thực phẩm đứng tên thực phẩm đó được tiếp thị Nếu nhà điều hành đó không được thành lập ở EU, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu

• Nước xuất xứ hoặc nơi xuất xứ theo quy định tại Điều 26

• Hướng dẫn sử dụng khi khó sử dụng hợp lý thực phẩm

• Nồng độ cồn theo thể tích đối với đồ uống có chứa trên 1,2% thể tích cồn

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tới các cảnh báo trên nhãn, cỡ chữ tối thiểu, yêu cầu về ngôn ngữ, danh sách thành phần, định lượng thành phần, phụ gia và hương liệu, xuất xứ, 2.2.2.2 Quy định về an toàn thực phẩm

Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm nông sản Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu

2.2.2.3 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Các quy định của Cộng đồng Châu Âu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005 Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu EU xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Chính vì lý do đó, gần đây yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc thậm chí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại theo luật không đòi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu

2.2.2.4 Quy định kiểm dịch thực vật Để xuất khẩu sang EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của EU Các quy định được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu, liên quan đến các phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích để kiểm soát chính thức mức độ các chất gây hại khác nhau Các quy định này liên quan đến các phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu cũng như các tiêu chí thực hiện đối với các phương pháp phân tích cụ thể như:

• Nitrat: Quy định của Uỷ ban 1882/2006

• Độc tố nấm mốc: Quy định 401/2006 của Uỷ ban

• Dioxin: Quy định của Uỷ ban 2017/644

• Các nguyên tố vi lượng và các chất gây ô nhiễm trong quá trình chế biến: Quy định của Uỷ ban 333/2007

• Axit Erucic: Quy định của Uỷ ban (EU) 2015/705

• Các chất Perflouroalkyl: Quy định thực hiện của uỷ ban (EU) 2022/1428

Những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu (EU) khác nhau tùy thuộc quy định của từng nước Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo Cụ thể, năm 2017, Ủy ban Châu Âu đã ra mắt “Hệ thống Quyết định Hải quan”, một hệ thống điện tử mới liên

EU giúp các thương nhân được phép nhập khẩu hàng hóa vào EU dễ dàng hơn Các nhà nhập khẩu ở tất cả các Quốc gia Thành viên có thể sử dụng cùng một cổng thông tin và trao đổi ứng dụng giữa tất cả các cơ quan hải quan có liên quan Bên cạnh đó, trang web của Ủy ban Châu Âu Cơ sở dữ liệu Access Markets cũng cung cấp đầy đủ các thông tin về:

• Thuế và các nghĩa vụ bổ sung

• Thủ tục và thủ tục nhập khẩu

• Yêu cầu về sản phẩm

• Thống kê dòng chảy thương mại

Nhờ đó mà các bên xuất nhập khẩu có thể chủ động tìm hiểu và chuẩn bị các thủ tục cần thiết phục vụ cho quá trình khai báo hải quan thuận lợi và hiệu quả

2.2.2.6 Chứng nhận nông sản xuất khẩu

Chứng nhận về môi trường

Bảng 2.1 Một số tiêu chuẩn trang trại hữu cơ

Yêu cầu áp dụng trong trồng trọt: Yêu cầu áp dụng trong chăn nuôi:

• Chọn hạt giống và nguồn thực vật • Sức khoẻ vật nuôi và chăm sóc tốt

• Duy trì độ phì đất và chu trình tái tạo các chất hữu cơ • Dinh dưỡng, nuôi thả

• Nghiêm cấm việc sử dụng cây trồng biến đổi gen • Phương thức vận chuyển và giết mổ

• Đa dạng hoá cây trồng trên đồng ruộng

• Chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm

• Sử dụng phân bón hữu cơ và các hợp chất hữu cơ trong việc phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại.

Thực trạng xuất khẩu nông sản chủ lực của việt Nam sang EU

2.3.1 Tình hình xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU

Từ lâu, EU đã là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, được nhiều nước hướng đến và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Tuy EU là thị trường tiềm năng cho nông sản Việt Nam, nhưng EU là thị trường đặc thù, được coi là một “siêu quốc gia” với những yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là quy tắc xuất xứ, về kiểm dịch động, thực vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); vấn đề thương mại bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…

Có thể khẳng định, EVFTA là cơ hội để Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhất là với các sản phẩm có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh như thủy sản, rau quả, gạo, điều, cà phê, hồ tiêu… nâng cao giá trị thương mại, tiếp cận thị trường đầy tiềm năng như EU Việc ký kết và thực thi EVFTA không chỉ mang đến cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu mà còn giúp cho ngành nông nghiệp nước ta đẩy mạnh công tác tái cơ cấu hướng sâu vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói , góp phần đưa hàng hóa nông sản nói riêng, hàng hoá nói chung của Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản của Việt Nam cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn khác về lao động và môi trường

Từ dữ liệu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cùng những mặt hàng nông sản chủ lực sang EU giai đoạn 2007 - 2022, có thể xác định 5 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU bao gồm: Cà phê, hạt điều, gạo, cao su, hồ tiêu

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2007 - 2022 (Nguồn: Trade map) Đơn vị: nghìn USD

Năm Cà phê (0901) Hạt điều (0801) Gạo (1006) Cao su (4001) Hồ tiêu (0904)

Là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu lớn nhất của Việt Nam (51,4% đối với cà phê, trà nguyên liệu; và 1% đối với sản phẩm chiết xuất từ cà phê và trà) Việt Nam cũng nằm trong top 3 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, thậm chí trong một số thời điểm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Brazil trở thành nguồn cung cấp số 1 (tháng 6/2016 và tháng 3/2017) Sản xuất Robusta là thế mạnh của Việt Nam Đối với thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang châu Âu từ 346,34 triệu USD năm 2003 đã tăng gấp 4 lần và đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2016 đạt 13,65%/năm

Mặc dù vẫn là một nhà cung cấp lớn, tăng trưởng xuất khẩu cà phê sang EU có xu hướng suy giảm từ năm 2013 - 2017 Nguyên nhân đến từ biến động giảm giá cà phê thế giới năm 2013 và diễn biến thời tiết bất lợi từ hiện tượng El Nino, khiến xuất khẩu cà phê suy giảm cả về khối lượng và kim ngạch Ngoài ra, do có tới trên 90% diện tích và sản lượng cà phê thuộc về các chủ trang trại, chủ vườn, các hộ nông dân làm ăn riêng lẻ Với trên 500 ngàn hộ nông dân trồng cà phê, việc chuyển giao kỹ thuật, cập nhật thông tin cho họ đều vô cùng khó khăn

EU là thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng của tất cả các nước sản xuất trên thế giới EU cũng là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng lượng và 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (giá trị bình quân xuất khẩu cà phê sang

EU là 1,2 – 1,4 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2017 - 2021) Việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU sẽ giúp ngành này tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới Kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị, mở rộng thị phần tại EU Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cộng với khó khăn trong hoạt động logistics khiến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU

11 tháng năm 2021 giảm về lượng nhưng lại tăng về giá trị (do giá xuất khẩu tăng)

Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2021 sang thị trường EU đạt

135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với năm 2020

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang

EU trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 122,5 nghìn tấn, trị giá 734,38 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Về cơ cấu thị trường :

11 tháng năm 2021, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU Trong đó, ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 63,42 nghìn tấn, trị giá 345,71 triệu USD, tăng 12,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% về trị giá Tương tự, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 19,4 nghìn tấn, trị giá 122,64 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá Đức và Hà Lan hiện là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng đã khai thác tốt các thị trường thành viên EU khác như: Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan Đây đều là những thị trường tiêu thụ hạt điều tốt Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Phần Lan tăng 625,7% về lượng và tăng 629,6% về trị giá Như vậy, ngành điều Việt Nam đã khá thành công khi khai thác tốt thị trường cửa ngõ như Hà Lan, Đức, đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường khác tại EU như Phần Lan, Ba Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Rumani, Bồ Đào Nha

• Gạo: Đến năm 2017, mặt hàng gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào toàn bộ thị trường EU Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất là: Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Lithuania Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang EU chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU Đồng thời, xuất khẩu gạo đang có xu hướng giảm đáng kể trong những năm gần đây Tăng trưởng xuất khẩu gạo đạt giá trị âm liên tục trong giai đoạn 2014 - 2016 (-41,2% năm 2014, -20% năm 2015 và -4,02% năm

2016) Tính đến năm 2016, xuất khẩu gạo sang EU chỉ chiếm 1,7% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, giảm 25,6% so với năm 2015 Tuy nhiên xuất khẩu gạo suy giảm là bức tranh chung của thương mại gạo thế giới trong những năm gần đây do cung vượt quá cầu

Trong 11 tháng đầu 2021, xuất khẩu cao su sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn tương đương 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Các chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu sang EU là: mã HS

40012240 - cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật (TSNR) CV (đạt 71 triệu USD, tăng mạnh 88,8% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 40,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su sang EU); mã HS 40012290 - TSNR loại khác (đạt 43 triệu USD, tăng mạnh 85,8%, chiếm 24,6%), mã HS 40011011 - Mủ cao su cô đặc bằng phương pháp ly tâm (SEN) (đạt 21 triệu USD, tăng mạnh 87,4%, chiếm 12,1%)

Trong số các thị trường thành viên EU, cao su Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 62 triệu USD), Italy (đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD) Tại thị trường EU, ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ (sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng), nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, dự báo đà tăng trưởng nối tiếp của mặt hàng này trong những năm tiếp theo

Hồ tiêu Việt Nam đang có mặt tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm thị phần lên tới 60% nguồn cung toàn cầu Trên thị trường châu Âu, Việt Nam và Indonesia là hai nguồn cung hồ tiêu lớn nhất Kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu của EU từ Việt Nam khoảng 40 nghìn tấn mỗi năm, chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam và đáp ứng đến 53% nhu cầu hồ tiêu của thị trường EU Thị trường lớn nhất hiện nay là Đức với kim ngạch nhập khẩu tiêu từ Việt Nam lên tới 65,9 triệu USD

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình trọng lực

Những năm gần đây, mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu được sử dụng ngày càng phổ biến trong phân tích về vấn đề xuất khẩu nông sản nói chung và các nông sản cụ thể nói riêng Mô hình được thể hiện qua việc xem xét các yếu tố có tác động đến kim ngạch xuất khẩu Từ đó sẽ cho ra kết quả tác động cụ thể của từng yếu tố để từ đó đưa ra cơ sở khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm phát huy những yếu tố tích cực có ảnh hưởng cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu, hạn chế tác động của các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu Các lý thuyết tiêu biểu về xuất khẩu hàng hóa: lý thuyết cổ điển, lý thuyết tân cổ điển, lý thuyết thương mại mới và lý thuyết lợi thế cạnh tranh là những nền tảng và đã cung cấp cơ sở lý thuyết khoa học, logic và có tính thực tiễn cao về nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế và làm thế nào phát huy lợi thế quốc gia và lợi thế kinh tế làm nền tảng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình Thương mại quốc tế có nguồn gốc từ sự chuyên môn hóa trong sản xuất Sự chuyên môn hóa có được bởi vì mỗi nền kinh tế có những lợi thế nhất định trong sản xuất hàng hóa, chẳng hạn sự khác biệt về công nghệ (lý thuyết Ricardo), sự dồi dào về các yếu tố sản xuất (lý thuyết H-O) hoặc hiệu quả tăng theo quy mô (lý thuyết thương mại mới) Tuy nhiên, các lý thuyết này lại chưa thể giải thích tại sao quy mô thương mại của một số quốc gia lại lớn hơn các quốc gia khác Mô hình trọng lực được xây dựng nhằm khắc phục hạn chế này

Mô hình trọng lực lần đầu tiên được giới thiệu bởi Tinbergen (1962) ứng dụng định luật vạn vật hấp dẫn theo đó lực hấp dẫn giữa hai vật thể có tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng, ý tưởng này áp dụng vào kinh tế tương ứng với dòng chảy thương mại của hai quốc gia tỷ lệ thuận với quy mô nền kinh tế của hai quốc gia (được tính bằng GDP hoặc GNP) và tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau:

Trong đó G là số không đổi, là tổng mức lưu chuyển ngoại thương giữa hai quốc gia

A và quốc gia B, và là quy mô nền kinh tế của hai quốc gia A và quốc gia B (thường là GDP hoặc GNP), DAB là khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia A và quốc gia B Logarit cả hai vế của phương trình, ta có thể chuyển đổi thành một công thức tuyến tính sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau (lưu ý: hằng số G là một phần của )

Qua quá trình nghiên cứu mô hình lý thuyết lực hấp dẫn thương mại quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản dựa trên mô hình Sandaruwan và cộng sự (2020) gồm các yếu tố GDP của nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu, khoảng cách, thuế quan, các bạn pháp phi thuế quan cùng với các lí thuyết ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nông sản như hiệp định thương mại theo nghiên cứu của Hndi B M., Maitah, M and Mustofa, J (2016) và tỷ giá hối đoái theo nghiên cứu của Bordo (1980) và Maskus (1986)

Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như sau: lnEXPVN,j:t=𝛽0+𝛽1lnGDPVN,t+𝛽2lnGDPj,t+𝛽3lnTARIFFj,t+𝛽4ERVN,j;t+𝛽5NTMVN,j,t+𝛽6-

Trong đó: i là nước xuất khẩu Việt Nam j là nước nhập khẩu Liên Minh Châu Âu EU t = 2007, 2008,…, 2021, 2012 là số năm tương ứng trong giai đoạn 2007-2022

EXPVN,j:t: Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam qua Liên

GDPVN,t: GDP của nước Việt Nam

TARIFFj,t: Thuế quan của Liên Minh Châu Âu áp đặt theo từng mặt hàng của Việt Nam

ERVN,j;t: Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Liên Minh Châu Âu và Việt nam

NTMVN,j,t: Các biện pháp phi thuế quan gồm SPS, TBT

DISTVN,j;t: Khoảng cách địa lý Việt Nam và Liên Minh Châu Âu

Biến giả FTAVN,j;t: nhận giá trị 1 nếu Việt Nam và Linh Minh Châu Âu đã tham gia vào hình định EVFTA nhận giá trị 0 nếu không có ƐVN,j;t: Sai số ngẫu nhiên

Phương pháp lấy số liệu

Toàn bộ thông tin được sử dụng trong luận văn được thu thập từ nhiều nguồn: UN Comtrade, TAO, World Bank và một số kênh khác Nguồn thu thập thông tin được trình bày chi tiết như sau:

Bảng 3.1 Nguồn dữ liệu thu thập

Dữ liệu nghiên cứu Đơn vị tính Nguồn Dấu mong muốn Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản

GDP của nước nhập khẩu USD World Bank +

GDP của nước xuất khẩu USD World Bank +

Khoảng cách địa lý giữa

Việt Nam và Liên minh

Châu Âu km https://www.freemaptools.com/

Thuế quan % WTO https://tao.wto.org/

Biện pháp phi thuế quan

1-100 WTO http://i-tip.wto.org/

Tỷ giá hối đoái Số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ

Phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng

Phân tích hồi quy là phương pháp tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến (được gọi là biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (được gọi là các biến độc lập) Căn cứ theo bản chất của yếu tố tác động, mô hình kinh tế lượng hồi quy dữ liệu bảng gồm các phương pháp ước lượng mô hình: Pooled OLS, FEM, REM Sau đó sử dụng kiểm định LM và Hausman để lựa chọn phương pháp phù hợp với mô hình trong ba phương pháp này Đặc điểm của ba mô hình như sau:

Một là, mô hình OLS: đây là công cụ hữu ích khi phân tích các số liệu chéo

Tuy nhiên, do số liệu chéo và số liệu chuỗi thời gian không khắc phục được tính không đồng nhất giữa các quan sát chéo nên các kết quả của ước lượng OLS thường bị chệch và không hiệu quả Do vậy, cần phải sử dụng thêm một số kỹ thuật khác là mô hình FEM và REM

Hai là, mô hình FEM: khắc phục được nhược điểm của OLS, mô hình cho phép kết hợp sự khác nhau giữa các cặp quan sát chéo bằng cách cho hệ số chặn thay đổi Cụ thể, hệ số chặn của từng cặp quốc gia là khác nhau, nhưng mỗi một hệ số chặn lại không đổi theo thời gian Hệ số chặn của từng cặp quốc gia là khác nhau bởi vì mỗi nước đều có những đặc điểm riêng biệt Như vậy, tất cả sự khác nhau giữa các quan sát chéo sẽ được thể hiện ở hệ số chặn, và mô hình hiệu ứng cố định cho phép các đường hồi quy có độ dốc như nhau Với phương pháp này thì tất cả các số liệu chéo và số liệu chuỗi có thể được sử dụng trong một mô hình hồi quy Để ứng dụng mô hình này, các biến giả sẽ được dồn hết vào hệ số chặn Do vậy, mô hình FEM phù hợp hơn trong trường hợp tồn tại mối liên hệ tương quan giữa các biến độc lập và sai số của mô hình vì phần sai số sẽ được chuyển vào hệ số chặn Bên cạnh đó, FEM còn giúp nghiên cứu giảm thiểu được sai sót kỹ thuật khi bỏ sót những biến độc lập quan trọng của mô hình Ưu điểm của phương pháp FEM là cho phép phối hợp sự khác nhau giữa các quan sát chéo, giảm thiểu đƣợc sai sót kỹ thuật khi bỏ sót những biến độc lập quan trọng trong mô hình Bên cạnh đó, phương pháp FEM cũng có nhược điểm như sau: mô hình có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, các biến không thay đổi theo thời gian như khoảng cách địa lý giữa các quốc gia sẽ bị loại khỏi mô hình này

Ba là, mô hình REM: cho phép phối hợp sự khác nhau giữa các quan sát chéo bằng cách cho hệ số chặn thay đổi (tương tự FEM), nhưng mức độ thay đổi này lại là ngẫu nhiên (random) Khác với FEM, REM cho rằng sự khác nhau giữa các hệ số chặn là do sự chọn mẫu ngẫu nhiên Nói cách khác, mô hình REM phù hợp hơn trong trường hợp tồn tại mối tương quan giữa các biến độc lập và sai số của mô hình, nhưng sự tương quan đó là ngẫu nhiên

3.3.1 Lý thuyết kiểm định mô hình

Thứ nhất là, kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier (kiểm định LM) Kiểm định LM được sử dụng để xem xét có tồn tại hiệu ứng mảng trong mô hình không để từ đó lựa chọn giữa hai mô hình OLS và REM Giả thiết kiểm định được đặt như sau: H0: Không tồn tại hiệu ứng mảng

H1: Tồn tại hiệu ứng mảng

Nếu p-value

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w