Mục tiêu chung Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính, từ đó đề xuất giải p
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sơ lược vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) có tác động trực tiếp đến ba ngành công nghiệp chính của Việt Nam bao gồm nhôm, sắt thép và xi măng Đây đều không phải những ngành xuất khẩu mạnh của nước ta sang EU, do đó, trong ngắn hạn, xuất khẩu tổng thể của Việt Nam sang EU sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tuy nhiên, về cơ bản việc áp dụng CBAM sẽ làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam và kéo theo đó là những ảnh hưởng tới nhu cầu tại thị trường EU đối với sản phẩm nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam
Nhằm đánh giá các tác động của chính sách CBAM đến Việt Nam, nhóm đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát trên ba lĩnh vực hiện có hàng hóa xuất khẩu đáng kể vào thị trường EU bao gồm: nhôm, sắt thép và xi măng Xét về tổng thể toàn bộ nền kinh tế, tác động của chính sách CBAM không lớn, nhưng đối với từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, giá trị xuất khẩu giảm đi là con số không nhỏ, làm gia tăng áp lực với các doanh nghiệp
Sau khi chính sách CBAM được áp dụng, một phản ứng dây chuyền có thể xảy ra khi các thị trường phát triển khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản đưa ra các cơ chế riêng của họ để giảm lượng phát thải khí nhà kính (GHGs) khi nhập khẩu Hiện tại, Hoa Kỳ đang xây dựng Đạo luật cạnh tranh Sạch (Clean Competition Act - CCA), bản dự luật lần một đã được ban hành vào tháng 7 năm 2021 Đạo luật cạnh tranh Sạch (CCA) bao gồm 25 lĩnh vực, chẳng hạn như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, phân bón, sắt thép, giấy thủy tinh và các lĩnh vực khác Giá carbon đề xuất là 85 EUR/tấn CO 2 với mức tăng điều chỉnh mỗi năm Thuế carbon sẽ áp dụng cho phần chênh lệch giữa lượng phát thải thực tế và lượng phát thải cơ bản của Hoa Kỳ Để đáp ứng cơ chế này của EU, Việt Nam nên lựa chọn giải pháp chấp nhận cơ chế CBAM và tìm cách giảm thiểu tác động của cơ chế này.
Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính trong bối cảnh thực thi cơ chế CBAM
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá mức độ tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính
Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính trong bối cảnh thực thi cơ chế CBAM.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính tại quốc gia này”
Phạm vi không gian: Việt Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 1900 đến năm 2021
Phạm vi nội dung: Tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của xuất khẩu nhôm, xi măng, sắt thép của Việt Nam sang thị trường EU đến phát thải khí nhà kính trong bối cảnh thực thi cơ chế CBAM
Phạm vi mặt hàng: Theo quy định của CBAM, các mặt hàng hiện đang áp dụng cơ chế này bao gồm nhôm, sắt thép và xi măng thuộc chương 25 (HS 2523), 72, 73 và 76 Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn
Nhóm quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bởi những lý do sau đây:
Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng được xem là phương pháp khoa học và hợp lý Vì thế nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp để kiểm định các giả thiết được đặt ra Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu
Phân tích nhanh chóng: Các phần mềm phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác Hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu.
Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp về khoa học Đề tài xây dựng được mô hình tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đến lượng phát thải khí nhà kính và phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các tác động đó Từ đó, đóng góp nhất định vào khung pháp lý luận và nghiên cứu khoa học về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam
1.5.2 Đóng góp về thực tiễn Đề tài nghiên cứu cung cấp các dữ liệu về tình hình xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU đối với phát thải khí nhà kính trong giai đoạn gần đây, đồng thời có kiến nghị giải pháp giúp cải thiện hoạt động xuất khẩu nhôm, xi măng, và sắt thép của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi cơ chế CBAM Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm, xi măng, và sắt thép của Việt Nam.
Cấu trúc của nghiên cứu
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau:
● Chương 1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
● Chương 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
● Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
● Chương 4 Kết quả nghiên cứu
● Chương 5 Kết luận và kiến nghị
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các khái niệm liên quan
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương (Belay S., 2009) Nói một cách khái quát, xuất khẩu hàng hoá là việc đưa hàng hoá ra nước ngoài để thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá Xuất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu Ngô Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên (2016) cho rằng xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế (Nguyễn Văn Tuấn, 2008) Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia Theo khoản 1, Điều 28, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Hiểu theo cách khái quát, xuất khẩu là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia
Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu, dưới góc độ tiếp cận của bài nghiên cứu, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia
Theo Michael E Mann (1998), Khí nhà kính là bất kỳ loại khí nào có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại (năng lượng nhiệt tỏa ra) từ bề mặt Trái Đất và phát lại nó trở lại bề mặt Trái Đất, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính quan trọng nhất bao gồm carbon dioxide (CO 2 ), methane (CH 4 ) và hơi nước (H 2 O) Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các khí trong khí quyển, nhưng khí nhà kính lại có ảnh hưởng sâu sắc đến cân bằng năng lượng của hệ thống Trái Đất Định nghĩa này khá tương đồng với khái niệm khí nhà kính được IPCC (2014) đưa ra: "Khí nhà kính là những thành phần khí trong khí quyển có thể hấp thụ và phát ra bức xạ trong dải hồng ngoại nhiệt, giữ nhiệt trong khí quyển" Các ví dụ về khí nhà kính trong khí quyển bao gồm hơi nước, carbon dioxide, methane và oxit nitơ
Trong đó, Carbon dioxide được định nghĩa là một hợp chất hóa học bao gồm hai nguyên tử oxy liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử carbon CO 2 là khí ở trạng thái nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn và có mặt trong bầu khí quyển Trái đất CO 2 là một loại khí không màu, không mùi, được tạo ra bởi tất cả động vật, thực vật, nấm và vi sinh vật Ngoài ra, CO 2 còn được tạo ra từ tác dụng phụ của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch Andrew A Lacis, Gavin A Schmidt, David Rind, Reto A Rued (2010) cũng cho rằng carbon dioxide (CO 2 ) là loại khí nhà kính quan trọng nhất liên quan đến khí hậu trong bầu khí quyển Trái đất Khi xem xét sâu hơn cho thấy CO 2 là chất kiểm soát biến đổi khí hậu CO2 là một loại khí được trộn đều, không ngưng tụ hoặc kết tủa từ khí quyển Như vậy có thể khẳng định sự gia tăng nồng độ CO 2 do hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu Khí nhà kính, đặc biệt là khí thải carbon dioxide (CO 2 ), được coi là một trong những nguyên nhân cốt lõi gây ra biến đổi khí hậu và nó đã trở thành một trong những vấn đề môi trường quan trọng nhất trên thế giới (Rehman et al (2021a))
Theo khái niệm của Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính Dân số là một khái niệm quan trọng trong sinh học con người, đề cập đến tổng số cư dân sinh sống trong một khu vực nhất định Quy mô dân số liên tục thay đổi do các yếu tố như sinh đẻ, tử vong, di cư Giống như bất kỳ quần thể sinh vật nào, quy mô dân số con người bị giới hạn bởi nguồn cung cấp thực phẩm, ảnh hưởng của bệnh tật và các yếu tố môi trường khác Bên cạnh những yếu tố sinh học, dân số con người còn chịu ảnh hưởng bởi các phong tục xã hội chi phối việc sinh sản và sự phát triển công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và y tế công cộng, giúp giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài tuổi thọ
Về mặt thống kê, dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý, vùng kinh tế hoặc một đơn vị hành chính, với quy mô dân số tại một thời điểm nhất định Thuật ngữ dân số không chỉ hàm chứa số dân mà còn phản ánh chất lượng của dân số như kết cấu, sự phân bố, trình độ văn hoá Chất lượng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của một quốc gia hoặc khu vực Martínez-Mesa (2014) đã đưa ra định nghĩa rằng: “dân số là một nhóm cá thể bị giới hạn trong một vùng địa lý (khu phố, thành phố, bang, quốc gia, lục địa, v.v.) hoặc một số tổ chức nhất định (bệnh viện, trường học, trung tâm y tế, v.v.) Nói cách khác, dân số là một tập hợp các cá thể có ít nhất một đặc điểm chung” Định nghĩa này tập trung vào yếu tố giới hạn địa lý và đặc điểm chung của các cá thể trong một nhóm, giúp làm rõ và cụ thể hóa khái niệm dân số trong sinh học con người
2.1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment” – Đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm này có thể được giải thích bằng việc định nghĩa hai cấu thành của nó: đầu tư trực tiếp và đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp là hình thức chủ đầu tư bỏ ra một lượng tài sản đủ lớn để lập cơ sở sản xuất mới hoặc mua lại các cơ sở sản xuất hiện có và trực tiếp quản lý các tài sản đó Hình thức đầu tư này còn được gọi là đầu tư phát triển (Nhạ, 2013) Hình thức đầu tư này có sự phân biệt tương đối với đầu tư gián tiếp: trong đầu tư gián tiếp, chủ đầu tư bỏ ra tài sản (chủ yếu dưới dạng vốn) để mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, v.v… nhằm hưởng lợi tức mà không trực tiếp quản lý những tài sản ấy (Nhạ, 2013) Đầu tư nước ngoài bao hàm sự dịch chuyển dòng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, đem lại cho chủ đầu tư nước ngoài cả quyền hạn và tài sản từ hoạt động của đối tượng nhận đầu tư (Chen, 2020) Có thể nói một cách nôm na rằng đầu tư nước ngoài là nguồn đầu tư cho một quốc gia đến từ chủ đầu tư ở quốc gia khác
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư có quy mô lớn trong dài hạn của một cá nhân, hoặc pháp nhân ở một quốc gia để lập cơ sở sản xuất mới hoặc mua lại cơ sở sản xuất cũ và trực tiếp quản lý, thu lợi ích từ các cơ sở đó Nói chung, thuật ngữ này được sử dụng để nói về một quyết định kinh doanh để nhận được tầm ảnh hưởng lớn trong một doanh nghiệp nước ngoài (hoặc mua lại nó hoàn toàn) để mở rộng hoạt động của nó và kiếm được lợi nhuận từ nó Đầu tư trực tiếp nước ngoài được quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra định nghĩa như sau: “FDI là một hoạt động nhằm đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp” (Hernando, 2003)
Tại Việt Nam thời kỳ đầu thu hút FDI, định nghĩa về khái niệm này từng được quy định trong một số các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư Chẳng hạn: “"Đầu tư nước ngoài" là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này” (K V QHVN, 1987) Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về lĩnh vực ngày nay không còn quy định hay giải thích cụ thể về khái niệm này, thể hiện cái nhìn tiến bộ, tích cực và can thiệp vào nền kinh tế ít hơn, tuân thủ cơ chế thị trường hơn của nhà lập pháp
2.1.5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất, phản ánh kết quả sản xuất của một nền kinh tế Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm GDP, nhưng nhìn chung, các quan điểm này đều thống nhất rằng GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một năm
Nicolas Gregory Manki - nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng GDP là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh hoạt động của nền kinh tế Theo ông: “GDP bằng tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế” GDP là thước đo thành tựu kinh tế, vì nó phản ánh cái mà mọi người quan tâm đó là thu nhập của họ GDP là chỉ tiêu quan trọng để tính toán các chỉ tiêu có liên quan trong nền kinh tế
Paul Anthony Samuelson là một nhà kinh tế học người Mỹ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp Khi đề cập đến kết quả sản xuất của một nền kinh tế, Paul Anthony Samuelson cho rằng GDP là thước đo toàn diện nhất về tổng sản lượng của các hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia Nó phản ánh tổng giá trị bằng tiền của tiêu dùng, tổng đầu tư, mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ và xuất khẩu ròng được sản xuất trong một quốc gia trong một năm Theo Ông: “GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một năm” GDP là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu với nhiều mục đích khác nhau nhưng quan trọng nhất là để đo lường kết quả sản xuất chung của nền kinh tế
GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng tiếp cận GDP từ góc độ sản xuất Theo bà, GDP là toàn bộ giá trị tăng thêm của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) Quan điểm này nhấn mạnh đến tính chất là giá trị tăng thêm của GDP Giá trị tăng thêm là giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất, sau khi trừ đi chi phí trung gian Giá trị tăng thêm phản ánh năng suất lao động của nền kinh tế
GS.TS Phan Công Nghĩa cho rằng GDP là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian Đó là một phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Quan điểm này có cách diễn đạt tương tự như quan điểm của GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, nhưng nhấn mạnh đến tính chất là giá trị mới được tạo ra của GDP
Theo European Commission (Ủy ban châu Âu), CBAM là từ viết tắt của Carbon Border Adjustment Mechanism có nghĩa là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) là công cụ mang tính bước ngoặt của Ủy ban châu Âu nhằm đưa ra mức giá hợp lý cho lượng carbon thải ra trong quá trình sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều carbon vào EU và khuyến khích sản xuất công nghiệp sạch hơn ở các nước ngoài EU Việc áp dụng dần dần Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) phù hợp với việc loại bỏ dần việc phân bổ các khoản phụ cấp miễn phí theo Hệ thống mua bán phát thải của EU (ETS) để hỗ trợ quá trình khử cacbon của ngành công nghiệp EU Bằng cách xác nhận rằng mức giá đã được trả cho lượng khí thải carbon gắn vào được tạo ra trong quá trình sản xuất một số hàng hóa nhập khẩu vào EU, CBAM sẽ đảm bảo giá carbon nhập khẩu tương đương với giá carbon của sản xuất trong nước và các mục tiêu về khí hậu của EU không bị suy yếu Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của
EU (CBAM) được thiết kế để tương thích với các quy định của Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO)
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) ban đầu sẽ áp dụng đối với việc nhập khẩu các hàng hóa sau (Phụ lục 1):
Tổng quan các nghiên cứu có nghiên cứu có liên quan
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế
Trong thập kỷ qua, việc gia tăng tiêu thụ năng lượng làm tăng lượng khí thải carbon dioxide trở thành vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa để trở thành những nước phát triển như Indonesia Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch, tăng trưởng dân số và tiêu thụ năng lượng tái tạo đối với lượng phát thải carbon dioxide Phương pháp được sử dụng là phân tích hồi quy tuyến tính bội theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường sử dụng chuỗi thời gian trong giai đoạn 1990 - 2014 Kết quả cho thấy mức tiêu thụ năng lượng hóa thạch và tăng trưởng dân số có tác động tích cực đến phát thải carbon dioxide ở Indonesia
Nghiên cứu “Carbon Dioxide Emission, Energy Consumption, Economic Growth, Population, Poverty and Forest Area: Evidence from Panel Data Analysis” (Rabiul Islam, Ahmad Bashawir Haji Abdul Ghani và Emil Mahyudin, 2017) đã phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế, dân số, nghèo đói và diện tích rừng đối với phát thải carbon dioxide (CO 2 ) bằng cách sử dụng các phương pháp đo lường kinh tế cho Malaysia, Indonesia và Thái Lan và dữ liệu chuỗi thời gian trong khoảng thời gian 20 năm từ năm 1991 đến năm 2010 Có một số bài kiểm tra đã được thực hiện, bao gồm kiểm tra đơn vị gốc bảng điều khiển, kiểm tra tích hợp và kiểm tra nguyên nhân Granger Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế có tác động đáng kể làm tăng lượng khí phát thải CO2
Nhóm tác giả Begum, R A., Sohag, K., Abdullah, S M S., & Jaafar, M (2015) thực hiện đề tài nghiên cứu “CO 2 emissions, energy consumption, economic and population growth in Malaysia” (Begum, R A., Sohag, K., Abdullah, S M S., & Jaafar, M., 2015) Nghiên cứu này điều tra tác động động lực của tăng trưởng GDP, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng dân số đối với phát thải CO2 bằng cách sử dụng các phương pháp kinh tế lượng cho Malaysia Kết quả thực nghiệm từ phương pháp kiểm định giới hạn ARDL cho thấy trong giai đoạn 1970–1980, phát thải CO 2 bình quân đầu người giảm khi GDP bình quân đầu người (tăng trưởng kinh tế) tăng; tuy nhiên từ năm 1980 đến năm
2009, phát thải CO 2 bình quân đầu người tăng mạnh cùng với sự gia tăng tiếp tục của GDP bình quân đầu người Điều này cũng được hỗ trợ bởi các bài kiểm tra bình phương lỗi bình thường động (DOLS) và U test Sasabuchi-Lind-Mehlum (SLM U) Do đó, giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (giả thuyết EKC) không đúng ở Malaysia trong thời gian nghiên cứu Kết quả cũng cho thấy cả mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người đều có tác động tích cực lâu dài đến phát thải carbon bình quân đầu người, nhưng tỷ lệ tăng trưởng dân số không có tác động đáng kể đến phát thải CO2 bình quân đầu người Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế có thể có tác động tiêu cực đến phát thải CO 2 ở Malaysia Do đó, việc chuyển đổi đáng kể các công nghệ carbon thấp như năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng có thể góp phần giảm phát thải và duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn
Nhằm mục tiêu nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ nhân quả ngắn hạn và dài hạn giữa tiêu thụ năng lượng, phát thải CO2, tăng trưởng dân số và tăng trưởng kinh tế ở Ethiopia, Erasmus L Owusu đã sử dụng phương pháp Granger-Causality đa biến trong khuôn khổ kiểm định giới hạn ARDL để tích hợp và mô hình sửa lỗi không hạn chế (UECM) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng dân số và sử dụng năng lượng gây ra phát thải CO 2 cả trong ngắn hạn và dài hạn
Nghiên cứu “Long-term model-based projections of energy use and CO 2 emissions from the global steel and cement industries” của Bas J van Ruijven đã trình bày một mô hình mô phỏng toàn cầu cho ngành công nghiệp thép và xi măng Mô hình bao gồm toàn bộ chuỗi mô hình từ hoạt động kinh tế đến tiêu thụ vật liệu, thương mại, lựa chọn công nghệ, năng lực sản xuất, sử dụng năng lượng và phát thải CO2 Dựa trên kịch bản SSP2 (không có chính sách về khí hậu), mô hình dự báo mức tiêu thụ thép và xi măng sẽ tăng nhanh trong vài thập kỷ tới, sau đó ổn định Lượng phát thải CO 2 dự kiến sẽ đạt đỉnh trong cùng thời gian và giảm xuống dưới mức năm 2010 vào năm 2050 Mô hình mô phỏng và dự báo cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa việc tiêu thu thép và xi măng tăng với sự gia tăng khí thải CO2 đồng thời đề cập đến việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu (thuế carbon cao, CCS) có thể giảm lượng phát thải CO 2 đáng kể (Ruijven, n.d.)
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Tang, C.F and Tan, B.W (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa phát thải CO2
(carbon dioxide), tiêu thụ năng lượng, FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1976 đến 2009 Các kỹ thuật tích hợp và Granger causality được áp dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến Kết quả nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của cân bằng dài hạn giữa các biến được quan tâm Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy có sự tương tác hai chiều giữa giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát thải CO2 ở Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quyết định chính của phát thải CO2 ở Việt Nam Do đó, việc áp dụng các công nghệ sạch bởi đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế phát thải CO 2 ở nước này và đồng thời duy trì phát triển kinh tế
Năm 2023, tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu đã tiến hành nghiên cứu “Tác động của FDI đến phát thải khí nhà kính ở Việt Nam” Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 1986- 2021 để kiểm định tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát thải khí nhà kính ở Việt Nam Kết quả cho thấy, sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thời gian qua có tác động làm giảm phát thải khí nhà kính Nghiên cứu cũng củng cố thêm bằng chứng về tác động tiêu cực của việc sử dụng điện than và gia tăng dân số đến phát thải khí nhà kính Từ đó, tác giả cũng đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thải CO2 tại các quốc gia phát triển và đang phát triển” của nhóm tác giả Đào Bích Ngọc, Đào Minh Huyền, Hoàng Thị Băng Ngân đã khám phá ảnh hưởng của một số nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thải CO2 tại 57 quốc gia (14 quốc gia phát triển và 43 quốc gia đang phát triển) trong giai đoạn 1995- 2015 thông qua phương pháp Bình phương nhỏ nhất sửa đổi hoàn toàn (FMOLS), hồi quy phân vị Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dân số làm tăng phát thải CO 2 Đặc biệt tác động của dân số đến các nước đang phát triển mạnh mẽ so với các nước phát triển (Đào Bích Ngọc; Đào Minh Huyền; Hoàng Thị Băng Ngân , n.d.) Bằng việc sử dụng các mô hình: mô hình hồi quy tuyến tính với hiệu ứng cố định (FEM), mô hình hồi quy tuyến tính với hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy tuyến tính với phương sai không đồng nhất (GLS) kết hợp với dữ liệu 128 quốc gia trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2014 Tác giả Nguyễn Thành Huân hoàn thành đề tài nghiên cứu “Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến biến đổi khí hậu” với kết quả như sau:Nghiên cứu đã cho thấy mức độ sử dụng năng lượng dầu, tăng trưởng kinh tế (GDP đầu người), thương mại có tác động gia tăng lượng khí thải CO2 trên 128 quốc gia trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2014 Xét ở góc độ toàn cầu, tăng trưởng kinh tế làm gia tăng lượng khí thải CO 2
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế đến phát thải CO 2 ở Việt Nam- Tiếp cận qua mô hình ARDL” của tác giả Lê Trung Thành và
Nguyễn Đức Khương được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra tác động của những nhân tố chính trong quá trình tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại đến lượng phát thải
CO 2 ở Việt Nam Mô hình tự hồi quy trung bình trượt (ARDL) được sử dụng để đánh giá tác động theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) và giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm (PHH) trong thời gian 1990-2011 Kết quả của nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính và độ mở thương mại ảnh hưởng cùng chiều lên lượng phát thải CO 2 (Lê Trung Thành;Nguyễn Đức Khương , n.d.)
“Chất lượng thể chế, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng tái tạo và phát thải CO2 ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Cẩm Vân (năm 2022) đã sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để phân tích tác động của chất lượng thể chế, tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đền phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn và dài hạn, đầu tư trực tiếp nước ngoài làm gia tăng nhanh chóng lượng khí thải CO 2 (Vân, 2022)
Nhóm tác giả Đoàn Thị Thu Trang; Phạm Thảo Linh; Nguyễn Thị Thu Huyền; Nguyễn Bảo Anh; Phùng Thị Hồng Ngát; PGS.TS Phan Thế Công (2023) đã sử dụng phương pháp mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) với số liệu về Việt Nam giai đoạn
2000 - 2021 để làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lượng phát thải CO 2 trong ngắn hạn và dài hạn Kết quả thu được rằng trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát thải CO2 không tuân theo giả thuyết Đường cong môi trường Kuznets (giả thuyết EKC) còn trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế tác động đến lượng phát thải CO 2 theo dạng hình chữ U ngược Trong khi đó, độ mở thương mại và lượng phát thải CO2 chỉ có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn Đề tài “Tăng trưởng xanh tại Việt Nam - Góc nhìn từ tác động năng lượng và tăng trưởng kinh tế đến khí thải Carbon- Bằng chứng toàn diện từ phương pháp ARDL” của tác giả Trần Văn Nguyên và Vũ Việt Linh đã phân tích và đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của tiêu thụ năng lượng và GDP bình quân đầu người đến khí thải carbon dựa trên chuỗi thời gian từ 1971 đến 2013 tại Việt Nam Kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khí thải carbon tuân theo dạng đường cong Kuznets (EKC) trong dài hạn tại Việt Nam Đồng thời chỉ có mối quan hệ một chiều giữa khí thải carbon và thu nhập bình quân đầu người Hơn nữa, kết quả trong nghiên cứu chỉ ra rằng trong dài hạn khi tiêu dùng năng lượng tăng 1% thì mức độ xả thải khí carbon ra môi trường tăng 1.1187%, trong khi tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng lớn đến lượng phát thải carbon Tuy nhiên, trong ngắn hạn tăng trưởng kinh tế không có tác động làm thay đổi khí thải carbon.
Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan
Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề kiểm soát khí thải nhà kính nói riêng được các chính phủ đặc biệt quan tâm và đưa ra các công cụ nhằm kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính trên bình diện quốc gia và toàn cầu Trước những thách thức của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai nhiều biện pháp để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, trong đó có việc đánh thuế carbon Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) là một trong những sáng kiến mới nhất trong lĩnh vực này Trong bối cảnh EU đang triển khai các chính sách nhằm đánh thuế carbon đối với các sản phẩm nhập khẩu (chưa bị đánh thuế tại nơi sản xuất), Việt Nam cần tính toán lượng khí thải nhà kính được tạo ra từ xuất khẩu nhôm, thép, xi măng sang thị trường EU để có các chính sách thu thuế carbon phù hợp Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để có các chính sách thu thuế carbon phù hợp, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
Hiện nay, có một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã tính toán lượng khí thải nhà kính của các ngành công nghiệp nói chung tác động tới tình hình phát thải khí nhà kính của một quốc gia Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát, chưa đề cập cụ thể đến các ngành công nghiệp sẽ bị Liên minh châu Âu (EU) đánh thuế carbon trong thời gian tới Sự tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép, xi măng đến lượng khí thải khí nhà kính ở Việt Nam còn khá hạn chế Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến sự phát thải khí nhà kính hiện nay mới chỉ dừng lại ở các yếu tố xuất khẩu chung, chưa nhiều nghiên cứu đề cập nhiều tới các ngành công nghiệp sẽ bị Liên minh Châu Âu (EU) đánh thuế carbon trong thời gian tới Theo đó các giải pháp kiến nghị được đề xuất chưa không còn phù hợp với tình hình thực tế nhiều biến động như xu hướng phát triển kinh tế gắn với sự phát triển bền vững như hiện nay khi Liên minh Châu Âu (EU) đã và đang áp dụng cơ chế Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)
Ngoài ra, cũng rất ít công trình nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về phát thải khí nhà kính tại Việt Nam theo hướng phân tích sự ảnh hưởng của những ngành phát thải nhiều khí CO 2 như nhôm, sắt thép, xi măng Các nghiên cứu đa phần chỉ nghiên cứu sự ảnh hưởng của từng khía cạnh tới sự phát thải khí nhà kính Các số liệu ở các nghiên cứu khá cũ Mỗi quốc gia lại có một đặc điểm riêng biệt về dân số, về trình độ phát triển kinh tế khác nhau, do đó các nghiên cứu nước ngoài không sát với đặc điểm tình hình của Việt Nam
Có thể thấy khoảng trống nghiên cứu của đề tài khá lớn và là đề tài mang tính thời sự cao, tuy nhiên phạm vi của đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá sự một số ngành có ảnh hưởng lớn bởi Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), mong rằng các đề tài tới đây sẽ giải quyết được các vấn đề tồn tại còn lại mà nghiên cứu chưa đề cập tới.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Sau khi số liệu được thu thập phương pháp này được sử dụng giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra
Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, các dữ liệu được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được xem là khách quan khoa học và hợp lý (Carr, 1994; Denscombe, 2010) Theo Phan Thị Thu Hiền thì nghiên cứu định lượng thường gắn liền với số lượng, tần số, cường độ, và thường sử dụng các phương pháp thu thập số liệu “cứng” dưới dạng con số và với số lượng mẫu lớn (Hiền, 2006) Trong khi đó Bryman cũng cho rằng nghiên cứu định lượng thường nhắm tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến số và dự đoán (Bryman, 1995) Nghiên cứu định lượng cũng rất hữu ích và phù hợp trong các trường hợp vấn đề cần nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó (Đinh Văn Sơn và cộng sự, 2015)
Vì vậy, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp với đề tài này.
Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu của đề tài dựa vào bài nghiên cứu “Đề xuất mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của xuất khẩu nhôm, thép và xi măng sang EU đến lượng khí thải nhà kính ở Việt Nam.” của nhóm tác giả đã được đăng trên tạp chí Kinh tế dự báo số 33 năm
3.2.1 Dân số của Việt Nam
Anqing Shi (2001) (Shi, 2001) kiểm nghiệm tác động của gia tăng dân số lên lượng khí thải CO 2 bằng dữ liệu bảng của 93 quốc gia trong giai đoạn 1975-1995 Kết quả của nghiên cứu cho thấy gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân chính làm tăng lượng phát thải CO 2 trên toàn cầu trong giai đoạn này Tương tự với nghiên cứu trên, nghiên cứu của Onozaki (2009) khẳng định rằng tăng dân số có liên quan chặt chẽ tới tăng lượng CO 2 trong khí quyển và gợi ý rằng gia tăng dân số ở các quốc gia đang phát triển là nhân tố quan trọng trong sự gia tăng của CO 2 (Onozaki, 2009)
Theo Song và cộng sự (2012), gia tăng dân số ở Trung Quốc và Ấn Độ là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thay đổi của lượng khí thải CO 2 Đối với Trung Quốc, mặc dù quy mô dân số ở mỗi vùng là khác nhau nhưng tác động của dân số đến lượng phát thải khí nhà kính là tương tự nhau (Song, X H., Zhang, Y F., Wang, Y M., & Feng, Y C., 2012).Như vậy, khi dân số của một quốc gia tăng lên, có thể kỳ vọng rằng lượng phát thải khí CO 2 tại quốc gia đó cũng tăng theo hay tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa dân số của một quốc gia và lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia đó
Giả thuyết H 1 : Dân số có tác động thuận chiều với lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
3.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác động của FDI đến từng quốc gia và từng khu vực trong mỗi quốc gia là rất khác nhau FDI chảy vào các nước có thu nhập thấp và trung bình làm suy giảm môi trường, trong khi dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước có thu nhập cao lại có lợi ích cho môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư Nghiên cứu của (Zheng,J and Sheng, P, 2017) đã đưa ra kết quả: ở cấp độ quốc gia rằng FDI và lượng khí thải carbon có mối quan hệ thuận chiều ở Trung Quốc Xu hướng tăng trưởng trong quy mô FDI gần giống như của lượng khí thải carbon Tuy nhiên, với khu vực miền đông và miền trung Trung Quốc, sự gia tăng FDI vào khu vực này lại có tác động nghịch chiều đến lượng phát thải khí nhà kính Hiện tượng này được giải thích bằng việc cơ cấu ngành được tập trung thu hút đầu tư tại khu vực miền đông và miền trung đa số là các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường
Nghiên cứu của (Huang, Y W a Y., 2022) đã xem xét tác động dài hạn và ngắn hạn của FDI, tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) đối với lượng khí thải CO 2 của các nước Đông Á bằng mô hình ARDL Kết quả cho thấy trong ngắn hạn; FDI tăng trong giai đoạn hiện tại và trước đó sẽ làm tăng lượng khí thải CO 2 Trong dài hạn, FDI không có tác động đáng kể đến lượng khí thải CO 2 Như vậy, có thể nhận định rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng nhất định đến lượng phát thải khí nhà kính của một quốc gia Tuy nhiên, tác động của dòng vốn FDI lại không thực sự rõ ràng và phụ thuộc vào ngành nghề thu hút đầu tư, công nghệ được áp dụng, mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia, v.v…
Giả thuyết H 2 : FDI có tác động thuận chiều với lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
3.2.3 Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam
Nghiên cứu của (Huh, 2020) đã cố gắng khám phá quỹ đạo toàn cầu về mối quan hệ giữa GDP và phát thải CO 2 theo chuỗi thời gian và quan điểm chuyển tiếp (trong khoảng thời gian 22 năm, từ năm 1992 đến năm 2014) Nghiên cứu đã chỉ ra GDP và lượng khí thải CO 2 có mối liên hệ rất chặt chẽ Nghiên cứu này đã phát hiện và nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế (GDP) và các vấn đề môi trường (phát thải CO2) gắn liền với nhau trong mối quan hệ phụ thuộc vào con đường rất vững chắc bằng cách so sánh trình độ toàn cầu của các nước tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức
Bằng phương pháp tuần tự định tính, bao gồm phân tích theo kinh nghiệm nhằm mang lại sự gắn kết và khả thi cho nghiên cứu đồng thời sử dụng các phương pháp định lượng, bao gồm Bình phương tối thiểu thông thường động (DOLS), kiểm tra nghiệm đơn vị và kỹ thuật đồng liên kết cộng với nguồn dữ liệu chính là cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Chỉ số Phát triển Thế giới, (Mihaela Onofrei, Anca Florentina Vatamanu, Elena Cigu, 2022) đã đưa ra kết quả nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết dài hạn có ý nghĩa thống kê giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2, cho thấy rằng trung bình, thay đổi 1% trong GDP sẽ dẫn đến thay đổi 0,072 trong phát thải CO 2
Giả thuyết H 3 : GDP có tác động thuận chiều với lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu, môi trường của quốc gia đó có xu hướng suy thoái (Samuel Asumadu Sarkodie, Vladimir Strezov, 2019) Nhằm ước lượng lượng khí thải sẽ bị đánh “thuế carbon” của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, nghiên cứu cần chia kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thành 2 nhóm: kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU (nhôm, thép, xi măng) và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại ra toàn thế giới
Giả thuyết H 4 : Kim ngạch xuất khẩu ra thế giới không bao gồm nhôm, thép, xi măng sang thị trường EU có tác động thuận chiều với lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
3.2.5 Lượng phát thải khí CO 2 của Việt Nam
Các nghiên cứu trước đây (Mori, G & A W., 1998), (Plinke, E., Schonert, M., Meckel, H., Detzel, A., Giegrich, J., Fehrenbach, H., & Schmitz, S, 2000), (Quinkertz, R., & Rombach, G., 1999), (DoE, 1997), (Briem, S., Alkan, Z., Dienhart, M., Kugeler, K and Quinkertz, R., 1999), (Briem, S., Alkan, Z., Quinkertz, R., Dienhart, M., & Kugeler, K., 2000) (Fecker, 1989), đã phát hiện lượng khí thải CO2 cao trong quá trình sản xuất nhôm sơ cấp và thường không dựa trên thông tin cụ thể của nhà máy Nghiên cứu của (Guo, J E., Zhang, Z., & Meng, L., 2012) cũng đã chỉ ra rằng lượng khí thải CO 2 từ ngành công nghiệp nhôm sơ cấp của Trung Quốc một phần là do xuất khẩu nhôm chưa gia công và các sản phẩm cuối cùng sang các nước phát triển khác Việc tiêu thụ năng lượng cao và lượng khí thải cao đã khiến ngành công nghiệp nhôm không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải trải qua quá trình chuyển đổi carbon thấp Mặt khác, việc sản xuất nhôm cũng gián tiếp gia tăng mức phát thải CO 2 của một quốc gia Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trong ngành sản xuất, tiêu thụ nhôm và alumina sơ cấp toàn cầu (Xu, G.-D & Ao, H & She, Y.-G., 2012) Việc mở rộng năng lực sản xuất nhôm tại Trung Quốc đã gia tăng đáng kể mức tiêu thụ điện tại quốc gia này 90% lượng nhôm sơ cấp được sản xuất tại Trung Quốc phụ thuộc vào nhiệt điện, gián tiếp gia tăng lượng phát thải CO 2 Do đó, khi kim ngạch xuất khẩu nhôm luôn thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực và liên tục tăng trưởng của Việt Nam sang thị trường EU, lượng phát thải khí nhà kính có thể được kỳ vọng sẽ gia tăng
Sheinbaum và cộng sự (2010) đã khám phá lượng khí thải CO 2 trong ngành sắt thép của Mexico từ năm 1970 đến năm 2006 Kết quả cho thấy sự phát triển kinh tế, gia tăng sản xuất sắt thép dẫn đến sự gia tăng lượng khí thải CO 2 (Sheinbaum, C., Ozawa, L., & Castillo, D, 2010) Tương tự như ngành sản xuất nhôm, ngành thép là một trong những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất Sự đóng góp của khí thải từ các ngành công nghiệp thép toàn cầu không chỉ từ việc sử dụng năng lượng mà còn từ sự biến đổi hóa học trong quá trình sản xuất sắt thép Nghiên cứu của Hans Sandberg và cộng sự (2001) về lượng khí thải CO 2 của ngành thép tại Thụy Điển đã chỉ ra rằng xuất khẩu thép Thụy Điển sang Châu Âu, Bắc Mỹ hay các địa điểm khác nhau trên thế giới tiêu tốn nhiên liệu cho việc vận chuyển và do đó làm tăng mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải CO2 (Sandberg, H., Langenborg, R., Lindblad, B., Axelsson, H., & Bentell, L, 2001) Mặt khác, hầu hết
CO 2 mà ngành công nghiệp thép ngày nay tạo ra xuất phát từ sự tương tác hóa học giữa cacbon và quặng sắt trong lò cao Quá trình này, được gọi là khử sắt, tạo ra sắt nóng chảy được chuyển thành thép Như vậy, ngành sản xuất thép theo đó không chỉ phát thải một lượng khí nhà kính đáng kể trong quá trình sản xuất mà còn tiêu thụ một lượng năng lượng khổng lồ và gián tiếp gia tăng mức độ phát thải CO 2
Quy trình sản xuất xi măng dẫn đến phát thải CO 2 thông qua hai nguồn chính Đầu tiên là phản ứng hóa học tham gia vào quá trình sản xuất thành phần chính của xi măng, clinker là cacbonat (phần lớn là CaCO 3 , được tìm thấy trong đá vôi) quy trình này đóng góp khoảng 5% tổng lượng CO 2 do con người tạo ra lượng khí thải không bao gồm thay đổi sử dụng đất (Gilfillan, D., Marland, G., Boden, T., & Andres, R, 2020) Nguồn phát thải thứ hai là từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng đáng kể cần thiết để đun nóng nguyên liệu thô lên hơn 1000 độ C Lượng phát thải “năng lượng” này, bao gồm cả lượng phát thải từ điện mua, có thể làm tăng thêm 60% lượng phát thải của quá trình sản xuất Do đó, tổng lượng khí thải từ ngành công nghiệp xi măng có thể đóng góp tới 8% lượng khí thải CO 2 toàn cầu (Andrew, 2018) Tại Trung Quốc nhiều nhà nghiên cứu về mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải CO2 trong ngành xi măng và phân tích lượng CO 2 phát thải trong ngành xi măng Trung Quốc cùng các yếu tố thúc đẩy nó trong giai đoạn 1990–2009 Họ chỉ ra rằng sự tăng trưởng của sản xuất xi măng là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải CO 2 (Ansari, N., & Seifi, A,
2013) Kim và Worrell (2002) cũng xác minh rằng sự tăng trưởng của sản xuất xi măng là nguyên nhân chính làm tăng lượng khí thải CO 2
Giả thuyết H 5 : Tổng kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng sang thị trường
EU có tác động thuận chiều với lượng khí thải nhà kính tại Việt Nam
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết lượng khí thải CO 2 toàn cầu đã giảm 5,8% vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 cản trở hoạt động kinh tế Một nghiên cứu cho thấy lượng phát thải carbon toàn cầu hàng ngày trong giai đoạn phong tỏa bởi đại dịch covid vào đầu tháng 4 năm 2020 đã giảm 17% và có thể dẫn đến giảm lượng khí thải carbon hàng năm lên tới 7% Họ cho rằng những sụt giảm này chủ yếu là do giảm các hoạt động sử dụng và công nghiệp vận chuyển (Anh, 2021) Theo nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra, lượng CO 2 thải ra môi trường của Trung Quốc giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 200 triệu tấn) Hoạt động công nghiệp gián đoạn không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm lượng khí thải CO2 trên toàn cầu Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng đã yêu cầu tránh tụ tập đông người, bên cạnh tâm lý hạn chế ra ngoài trong những ngày này cũng góp phần giảm lượng khí CO 2 Carbon Brief ghi nhận trong những ngày dịch COVID-19 đạt đỉnh, những chuyến bay bị hủy đã làm giảm bớt đến 10% lượng khí nhà kính và tính trung bình 2 tháng qua giảm 5% (BT,
Giả thuyết H 6 : COVID có tác động ngược chiều với lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Với 06 giả thuyết được nêu ra ở trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất có dạng như sau:
CO 2 t = β 0 + β 1 POP t + β 2 FDI t + β 3 GDP t + β 4 EXPW-EU t + β 5 EXPASCEU t - β 6 COVID t + à
CO 2t : Lượng phát thải khí CO2 của Việt Nam trong năm t
POP t : Dân số Việt Nam trong năm t
FDI t : Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm t
GDP t : Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong năm t
EXPW-EU t : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ra thế giới của Việt Nam trong năm t, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng sang thị trường EU trong năm t
EXPASCEU t : Kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU trong năm t
COVID t : Sự xuất hiện của COVID trong năm t à: Sai số ngẫu nhiờn
Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Phương pháp thu thập dữ liệu
Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu nên việc sử dụng dữ liệu thứ cấp là khó thực hiện được do đó Đề tài này nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp - là những dữ liệu đã được công bố trên các nguồn thông tin uy tín trong và ngoài nước để phân tích
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ một số nguồn sau: Trong các thư viện bao gồm: sách, luận án, công trình nghiên cứu được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Thương mại; Trong các cơ quan, tổ chức lưu trữ: các báo cáo của Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, trung tâm WTO; Bản đồ Thương mại của ITC (Trademap); World Bank - Ngân hàng thế giới; Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA); Và một số nguồn dữ liệu thứ cấp có giá trị tham khảo khác
Nguồn dữ liệu này sau khi được tổng hợp và phân tích sẽ phản ánh khái quát về thực trạng của xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng sang thị trường EU cùng một số nhân tố ảnh hưởng khác đến lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu định lượng được tiến hành xử lý như sau:
Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu sử dụng các công cụ và phần mềm Excel và Stata - 17 để thực hiện các bước xử lý và phân tích cần thiết
Bước 1: Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp dữ liệu vào một tập tin Excel Trong tập tin này, nhóm sẽ tiến hành kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu Bằng cách sử dụng các công cụ tính toán và kiểm tra trong Excel, nhóm xác định và xử lý các sai sót hoặc thiếu sót trong dữ liệu thu thập được
Bước 2: Nhóm nghiên cứu sẽ tải bộ dữ liệu đã được xử lý lên phần mềm Stata - 17 một phần mềm phổ biến được sử dụng trong phân tích dữ liệu Trong Stata, nhóm sử dụng các câu lệnh tương ứng để tiến hành phân tích phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Đầu tiên, nhóm sẽ tiến hành phân tích mô tả số liệu để khám phá các đặc điểm cơ bản của dữ liệu Bằng cách sử dụng câu lệnh Sum (tên biến) trong Stata để thống kê mô tả như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất Điều này giúp nhóm hiểu rõ hơn về phân phối và biến động của các biến trong bộ dữ liệu
Tiếp theo, nhóm có thể sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bằng cách sử dụng câu lệnh Factor (tên biến) tương ứng trong Stata, nhóm có thể tiến hành EFA và xem xét các mô hình nhân tố khác nhau để khám phá cấu trúc dữ liệu và các mối quan hệ giữa các biến
Cuối cùng, nhóm sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS (Ordinary Least Squares) để phân tích mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu OLS là một phương pháp phân tích thống kê phổ biến để xác định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Bằng cách sử dụng lệnh Linear Regression trên thanh công cụ trong Stata, nhóm có thể xây dựng và đánh giá các mô hình OLS để hiểu rõ hơn về tương quan và tác động của các biến trong mục tiêu nghiên cứu.
KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu
4.1.1 Năng lực sản xuất, xuất khẩu mặt hàng nhôm, sắt thép, xi măng của Việt Nam 4.1.1.1 Mặt hàng nhôm a) Thực trạng sản xuất Ở Việt Nam, ngành công nghiệp bauxite-alumin mới chỉ phát triển trong hơn 10 năm trở lại đây Việt Nam hiện chưa có năng lực luyện nhôm, doanh nghiệp trong ngành nhôm vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nhôm thỏi, phôi nhôm nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm từ nhôm
Hình 4 1 Quá trình sản xuất nhôm
Nguồn: Hội nhôm thanh định hình Việt Nam
Hình 4 2 Cơ cấu trữ lượng bô xít trên thế giới năm 2022
Biểu đồ cơ cấu trữ lượng bô xít trên thế giới năm 2022 cho thấy Việt Nam là quốc gia có trữ lượng bô xít lớn thứ 3 trên thế giới Điều này chứng minh Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nhôm
Bảng 4 1 Sản lượng nhôm của Việt Nam giai đoạn 2018-2021 Đơn vị: triệu tấn
Năm Sản lượng alumin Sản lượng nhôm gia công
Việt Nam Guinea Australia Brazil Khác b) Thực trạng xuất khẩu
Bảng 4 2 Giá trị xuất khẩu nhôm của Việt Nam giai đoạn 2018-2022
4.1.1.2 Mặt hàng sắt thép a) Thực trạng sản xuất
Trong giai đoạn 2016 – 2022, sản lượng sản xuất sắt, thép dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác và thép cán, theo hình của Việt Nam tăng trưởng tốt Trong đó, sản lượng sắt, thép dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng từ 5.472,0 nghìn tấn năm 2016 lên 21.866,4 nghìn tấn năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao là 27,05%/năm Sản lượng thép cán và thép hình của Việt Nam tăng từ 15.523,0 nghìn tấn năm 2016 lên 34.146,5 nghìn tấn năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,38% Sản lượng sản xuất thép một phần để phục vụ nhu cầu trong nước, một phần để xuất khẩu Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch (than) nên lượng phát thải khí CO 2 ra môi trường rất lớn Nếu quá trình sản xuất không có sự cải tiến về công nghệ, sản lượng thép tăng nhanh đồng nghĩa với việc lượng khí CO 2 thải ra trong quá trình sản xuất cũng tăng cao Hiện nay, bình quân sản xuất 1 tấn thép phát thải ra khoảng 2 tấn CO 2
Hình 4 3 Sản lượng sản xuất một số sản phẩm thép chính của Việt Nam giai đoạn
Nguồn: Tổng cục thống kê
Sản xuất thép sử dụng 02 công nghệ:
Công nghệ BoF (Công nghệ luyện thép bằng lò thổi oxy): Việc sử dụng than luyện cốc chính là nguồn phát thải lớn nhất trong các nhà máy sử dụng công nghệ BOF Phần lớn phát thải và tiêu thụ năng lượng do các nhà máy sử dụng công nghệ lò thổi oxy BOF chiếm 77% tổng phát thải trong năm 2018 và có thể tăng lên 92% năm 2025 Công nghệ luyện thép bằng lò thổi oxy BOF được đánh giá ít tốn điện, công suất tốt và sản phẩm chất lượng cao hơn công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang (công nghệ EAF) tuy nhiên lại gây ô nhiễm nhiều hơn
Công nghệ EAF (công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang) ở Việt Nam hiện nay cao hơn so với mức trung bình thế giới 1,5 - 2 lần, do tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều trong sản xuất điện Phát thải toàn ngành năm 2025 dự kiến khoảng 122,5 triệu tấn, năm 2030 khoảng 132,9 triệu tấn CO2, chiếm 17% tổng phát thải toàn quốc
Năm 2022, Việt Nam sản xuất gần 20 triệu tấn thép thô, trong đó thép được sản xuất bằng công nghệ lò thổi oxy (BOF) khoảng 13 triệu tấn và thép được sản xuất bằng công nghệ lò hồ quang điện (EAF) gần 7 triệu tấn Với sản lượng này, ngành thép dự kiến sẽ thải ra khoảng 38-40 triệu tấn CO 2 trong năm 2022
Nếu thực hiện sử dụng các nguồn điện năng từ năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời , tiềm năng giảm phát thải khí CO 2 vào khoảng 13,5%/năm; nếu sử dụng than sinh khối, tiềm năng giảm phát thải có thể đạt được thông qua giải pháp này là rất lớn, khoảng 25%/năm Đặc biệt, nếu sử dụng điện tái tạo trong công nghệ EAF (công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang) thì tiềm năng giảm phát thải lên đến 70% b) Thực trạng xuất khẩu
Về quy mô xuất khẩu, xuất khẩu mặt hàng sắt thép và các sản phẩm sắt thép của Việt Nam ngày càng mở rộng Trong giai đoạn 2016 – 2022, kim ngạch xuất khẩu sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam có xu hướng gia tăng
Giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch xuất khẩu sắt thép tăng từ 2.036,6 triệu USD năm
2016 lên 7.993,2 triệu USD năm 2022, bình quân đạt tốc độ tăng trưởng 24,83% Trong đó, xu hướng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sắt thép thiếu ổn định, tăng liên tục từ năm 2016 đến năm 2018 đạt giá trị 4547,20 triệu USD, sau đó giảm nhẹ còn 4.204,9 triệu USD vào năm 2019 và tăng trở lại các năm 2020, 2021 Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sắt thép năm 2022 tăng đột biến so với năm 2020, từ 5.258,9 triệu USD năm 2020, tăng lên hơn 2,2 lần vào năm 2021 với giá trị là 11.790,7 triệu USD do giá thép năm 2021 tăng mạnh do nhu cầu thị trường thế giới tăng đột biến sau đại dịch covid 19 Sang năm 2022, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá thép giảm, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam cũng giảm mạnh so với năm 2022, còn 7993,2 triệu USD
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng từ sắt thép có xu hướng tăng ổn định hơn trong giai đoạn 2016 – 2022 (trừ sự sụt giảm năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch covid 19) từ mức 1995,8 triệu USD năm 2016 tăng lên 4.751,2 triệu USD năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,77% trong cả giai đoạn
Hình 4 4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn chung, giai đoạn 2016 – 2022 kim ngạch xuất khẩu sắt thép và các mặt hàng từ sắt thép đều tăng trưởng mạnh (đặc biệt là xuất khẩu sắt thép), cao hơn so với mức tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu cùng giai đoạn (12,58%), do đó đóng góp của các mặt hàng này trong tỷ trong xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng ( từ 1,15% năm 2016 lên 2,15% năm 2022 đối với kim ngạch xuất khẩu sắt thép, từ 1,13% năm 2016 lên 1,25% năm 2022 đối với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép)
Về thị trường xuất khẩu, trong giai đoạn 2016 – 2022, nếu phân theo nhóm thị trường là: ASEAN, EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các nước khác thì kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam có sự tăng trưởng ở tất cả các thị trường xuất khẩu Trong đó tốc độ tăng trưởng nhiều nhất thuộc về thị trường EU (tăng trưởng bình quân 40, 24%/năm), tiếp đến là Hàn Quốc (23,48%/năm), Hoa kỳ (20,45%/năm), các nước khác (17,57%) và ASEAN đạt tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong giai đoạn này là 10,595 Do đó, cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sắt thép theo thị trường cũng có nhiều sự thay đổi trong giai đoạn năm 2016 – 2022
Hình 4 5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng sắt thép và các sản phẩm sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022 Đơn vị:%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2016 – 2022, tỷ trọng đóng góp của kim ngạch xuất khẩu sắt thép Việt Nam sang thị trường ASEAN trong kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đã giảm từ 45,59% năm 2016 xuống còn 37,69% năm 2022, trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU lại tăng mạnh từ 4,28% năm 2016 lên 20,13% năm 2022 Thị trường Hàn Quốc tăng từ 7,51% năm 2016 lên 8,65% năm 2022 (tuy nhiên không ổn định và giảm mạnh tỷ trọng ở các năm trước đó), Thị trường Mỹ sau sự tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2016 so với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của VN sang Mỹ có xu hướng giảm nên tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 25,47% năm 2016 xuống còn 8,57% năm 2022
4.1.1.3 Mặt hàng xi măng a) Thực trạng sản xuất
Hiện tại Việt Nam có 57 nhà máy và 83 dây chuyền sản xuất xi măng, với tổng công suất thiết kế vào khoảng 95 triệu tấn clanke/năm và 112 triệu tấn xi măng/năm Quá trình sản xuất clanke và xi măng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu khi thải ra khí CO 2 trong các hoạt động tiêu thụ điện năng cho hệ thống máy trong dây chuyền sản xuất clanke
Hình 4 6 Sản lượng sản xuất xi măng tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022 Đơn vị: nghìn tấn
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Mặc dù trong giai đoạn 2016 – 2022, sản lượng sản xuất xi măng Việt Nam có sự tăng trưởng bình quân là 8,22% sẽ làm gia tăng lượng CO 2 thải ra môi trường tuy nhiên trong quá trình phát triển, ngành xi măng Việt Nam đã không ngừng hiện đại hóa công nghệ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, điện năng và đã đạt được những kết quả ban đầu khá tốt Hàm lượng clanke trong xi măng hỗn hợp ở một số nước trên thế giới - Các nước EU: Khoảng 77 – 80% clanke - Việt Nam: Khoảng 70 – 75% clanke
Ngành xi măng Việt Nam tiếp tục nỗ lực giảm các ảnh hưởng đến môi trường qua một số giải pháp như:
Giảm tiêu hao nhiệt nung clanke (Mức giảm tối đa 201 kg CO2/kg clanke)
Giảm tiêu thụ điện năng cho hệ thống máy trong dây chuyền sản xuất clanke
Sử dụng nhiên liệu thay thế
Sản xuất loại clanke khác, không phải clanke xi măng Portland b) Thực trạng xuất khẩu
Về quy mô, kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam ngày càng mở rộng và có sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2016 – 2022
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Các biến độc lập và biến phụ thuộc được đo lường thông qua các biến quan sát Tất cả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến quan sát đều được mã hoá thành các kí hiệu để đưa vào phần mềm STATA-17 phân tích Cụ thể, các biến quan sát có kết quả phân tích thống kê mô tả như sau
Bảng 4 6 Thống kê mô tả dân số Việt Nam
Variable Obs Mean Std dev Min Max
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Stata 17
Giá trị trung bình của biến POP là 4,17e+07 Độ lệch chuẩn của biến POP là 2,85e+07, cho thấy dữ liệu có mức độ dao động cao Giá trị này cho biết giá trị của các quan sát có thể chênh lệch trung bình 28.500.000 so với giá trị trung bình thể hiện sự đa dạng trong giá trị của các quan sát
Giá trị tối thiểu của biến POP là 1,30e+07 và giá trị tối đa của biến POP là 9,75e+07 cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các năm quan sát
Bảng 4 7 Thống kê mô tả FDI đầu tư vào Việt Nam
Variable Obs Mean Std dev Min Max
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Stata 17
Giá trị trung bình của biến FDI là 2.06e+12 USD Độ lệch chuẩn của biến FDI là 4.85e+12 USD, cho thấy mức độ dao động của dữ liệu rất cao (độ lệch chuẩn 4.85e+12) thể hiện sự phân bố không đều của đầu tư giữa các quan sát Điều này có thể cho thấy một số năm nhận được đầu tư lớn trong khi phần còn lại nhận được ít hoặc không có đầu tư
Giá trị tối thiểu của biến FDI là 0 do số liệu thu thập từ đầu thế kỷ 20 những năm mà Việt Nam chưa có hoặc rất ít lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Giá trị tối đa của biến FDI là 2.03e+12 USD
Bảng 4 8 Thống kê mô tả GDP của Việt Nam
Variable Obs Mean Std dev Min Max
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Stata 17
Giá trị trung bình cho thấy GDP trung bình của các quan sát là 1.13e+23 USD Độ lệch chuẩn đều cao so với giá trị trung bình, cho thấy sự chênh lệch đáng kể về quy mô kinh tế giữa các năm quan sát
Giá trị tối thiểu 2.16e+07 và tối đa 1.14e+24 USD cho thấy sự tăng đáng kể lượng GDP của Việt Nam sau 122 năm quan sát
Bảng 4 9 Thống kê mô tả kim ngạch xuất khẩu ra thế giới không bao gồm nhôm, sắt thép và xi măng sang thị trường EU của Việt Nam
Variable Obs Mean Std dev Min Max
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Stata 17
Giá trị trung bình cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu ra thế giới không bao gồm nhôm, sắt thép và xi măng sang thị trường EU trung bình của các quan sát là 3.09e+09 USD Độ lệch chuẩn 8.37e+09, cho thấy sự chênh lệch đáng kể về kim ngạch xuất khẩu giữa các năm
Giá trị tối thiểu 0 USD do số liệu được thu thập từ thời kỳ mà Việt Nam chưa xuất khẩu hàng hóa ra thế giới hoặc xuất khẩu với giá trị không đáng kể
Giá trị tối đa là 3.77e+10 USD cho thấy sự chênh lệch rất lớn về quy mô kinh tế giữa các năm
Bảng 4 10 Thống kê mô tả tổng kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU
Variable Obs Mean Std dev Min Max
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Stata 17
Giá trị trung bình tổng kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của các quan sát là 4.07e+07 USD Độ lệch chuẩn cao 2.26e+08 so với giá trị trung bình, cho thấy sự chênh lệch đáng kể về tổng kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng giữa các năm
Giá trị tối thiểu là 0 USD do số liệu được thu thập từ thời kỳ mà Việt Nam chưa từng xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng sang thị trường EU Giá trị tối đa là 2.38+09 USD cho thấy sự chênh lệch rất lớn
Bảng 4 11 Thống kê mô tả lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam
Variable Obs Mean Std dev Min Max
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Stata 17
Giá trị trung bình cho thấy lượng phát thải CO 2 trung bình tương đối cao Độ lệch chuẩn đều cao 7.11e+07 tấn so với giá trị trung bình, cho thấy sự chênh lệch đáng kể về lượng phát thải CO 2 giữa các năm quan sát
Giá trị tối thiểu của lượng phát thải CO 2 là 407713.2 tấn Giá trị tối đa là 3.41e+08 tấn Giá trị tối đa cho thấy sự chênh lệch rất lớn về lượng phát thải giữa các quan sát
4.2.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 4 12 Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố
Test scale = mean(unstandardized items)
Item Obs Sign Item-test correlation
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Stata 17
Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.9308 > 0.7 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo (cột item-rest correlation) đều lớn hơn 0.4 Không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào (cột alpha) có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.9308 Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Lấy tiêu chuẩn hệ số tải là 0,5 với cỡ mẫu là 122, nhóm nghiên cứu phân tích được:
Bảng 4 13 Hệ số KMO và Kiểm định BARLET
HỆ SỐ KMO VÀ KIỂM ĐỊNH BARLET
Determinant of the correlation matrix Det = 0.000
Bartlett test of sphericity Chi-square = 1136.366 Degrees of freedom = 15 p-value = 0.000 H0: variables are not intercorrelated Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy KMO = 0.790
Theo lý thuyết, hệ số KMO phải thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 Từ số liệu xử lý, hệ số KMO = 0,79 đã thỏa mãn điều kiện của kiểm định Kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity: Sig = 0,000 chi2 = 0.0000
Từ bảng phương sai trích, tổng phương sai trích bằng 82,32% > 50% chứng tỏ mô hình EFA phù hợp
Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong EFA Trong bảng số liệu, trị số Eigenvalue là 1,145 >1 đạt yêu cầu
4.2.4 Phân tích hồi quy OLS
Bảng 4 15 Phân tích hồi quy OLS
Number of obs = 122 F(6, 115) = 45.82 Prob > F = 0.0000 R-squared = 0.6579 Adj R-squared = 0.6449 Root MSE = 51148 CO2 Coefficient Std err t P> |t|
POP 2124458 05117 4.15 0.000 FDI 3093311 08023 3.85 0.000 GDP 5293721 04954 10.28 0.000 EXPWEU 246032 05037 4.88 0.000 EXPASCEU 582684 06374 9.14 0.030
Hệ số Adjusted R Square (hệ số R bình phương hiệu chỉnh) = 0,6449, phản ánh mức độ ảnh hưởng lên biến phụ thuộc Cụ thể ở đây biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 65,79% đến biến phụ thuộc, còn lại 34,21% đến từ các nhân tố bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Vì R bình phương hiệu chỉnh có giá trị hướng về 1 nên mô hình có ý nghĩa
Đánh giá kết quả
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là một chính sách thuộc Thỏa thuận xanh châu Âu, là chiến lược tăng trưởng mới của EU nhằm xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng, thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở một nền kinh tế sạch và bền vững Cơ chế này xây dựng dựa trên sự minh bạch về thông tin, sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ về phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu, mà sẽ tác động trực tiếp tới chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp Và EU là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhôm, sắt thép, xi măng của Việt Nam Bởi vậy, việc nghiên cứu tác động của xuất khẩu nhôm, sắt thép, xi măng sang thị trường EU là đặc biệt cần thiết Kết quả nghiên cứu nhận thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam bao gồm dân số Việt Nam; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ra thế giới của Việt Nam, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu nhôm, thép, xi măng sang thị trường EU; kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu được đề xuất, phân tích và kiểm định các dữ liệu thu thập được cho thấy sự thống nhất đối với các nghiên cứu trước đây:
(i) Dân số Việt Nam: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa dân số Việt Nam với kết quả lượng thải khí CO 2 = 0.212 với hệ số Coefficient Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Erasmus L Owusu, Anqing Shi (2001), Onozaki
(2009), Song và cộng sự (2012), Đào Bích Ngọc cùng cộng sự (2015)
(ii) Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với kết quả lượng thải khí CO 2 với hệ số Coefficient = 0.309 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Tang, C.F and Tan, B.W (2015), (Zheng,J and Sheng, P, 2017) , Huang
(2022), Nguyễn Thị Cẩm Vân (năm 2022)
(iii) Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam với kết quả lượng thải khí CO 2 với hệ số Coefficient = 0.529 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Huân (2014), Begum cùng cộng sự (2015)
(iv) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ra thế giới của Việt Nam, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu nhôm, thép, xi măng sang thị trường EU: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ra thế giới của Việt Nam, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu nhôm, thép, xi măng sang thị trường EU với kết quả lượng thải khí CO2 với hệ số Coefficient = 0.246 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của (Samuel Asumadu Sarkodie, Vladimir Strezov, 2019)
(v) Tổng kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường
EU: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa kim ngạch xuất khẩu nhôm, sắt thép và xi măng của Việt Nam sang thị trường EU với kết quả lượng thải khí
CO 2 với hệ số Coefficient = 0.582 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Sandberg (2001), Kim và Worrell (2002), Sheinbaum (2010), Abbas Seifi (2013), Gilfillan (2020)
(vi) Đại dịch COVID - 19: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa đại dịch COVID - 19 với kết quả lượng thải khí CO 2 với hệ số Coefficient = -0.105 Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của (BT, 2020), (Anh, 2021).