1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

135 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam Trong Bối Cảnh Thực Thi Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thế Hệ Mới
Tác giả Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thu Trà, Lê Thị Thương, Phạm Thị Thu Hường, Nguyễn Vân Minh Sang
Người hướng dẫn TS. Đặng Xuân Huy
Trường học Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 2,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước (13)
      • 1.2.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước (13)
      • 1.2.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài (15)
      • 1.2.3. Kết luận khoảng trống nghiên cứu (16)
    • 1.3. Mục tiêu đề tài (17)
      • 1.3.1. Mục tiêu tổng quát (17)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Khái quát phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu (18)
      • 1.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (18)
      • 1.5.2. Phân tích hệ số tương quan Pearson (20)
      • 1.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
    • 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (23)
      • 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài (23)
      • 2.1.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia (24)
      • 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một quốc gia (25)
    • 2.2. Tổng quan về các FTA thế hệ mới (26)
      • 2.2.1. Khái quát nội dung các FTA thế hệ mới Việt Nam đã ký kết tính đến T12/2022 (28)
      • 2.2.2. Tác động của FTA thế hệ mới đến nền kinh tế (31)
      • 2.2.3. Tác động của các FTA thế hệ mới đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (33)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Khung nghiên cứu (35)
    • 3.3. Giả thuyết nghiên cứu (40)
    • 3.4. Câu hỏi nghiên cứu (41)
    • 3.5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu (41)
    • 3.6. Phương pháp thu thập dữ liệu (41)
    • 3.7. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu (42)
      • 3.7.1 Phương pháp phân tích định tính (42)
      • 3.7.2 Phương pháp phân tích định lượng (43)
    • 3.8. Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu (45)
      • 3.8.1. Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu (45)
      • 3.8.2. Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ THỰC THI CÁC FTA THẾ HỆ MỚI (47)
    • 4.1. Khái quát thực trạng đầu tư vốn FDI từ các nước vào Việt Nam (47)
    • 4.2. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các (60)
      • 4.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia đầu tư vào Việt Nam giai đoạn (60)
      • 4.2.2. Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 (71)
      • 4.2.3. Độ mở thương mại Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 (74)
      • 4.2.4. Quy mô lao động Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 (77)
      • 4.2.5. Tỷ giá của đồng tiền các nước đầu tư vào Việt Nam so với Việt Nam đồng (78)
      • 4.2.6. Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 (90)
      • 4.2.7. Các FTA thế hệ mới Việt Nam đã ký kết từ năm 2003-2022 (93)
      • 4.2.8. Những khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2003 - 2022 (94)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT (100)
    • 5.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu (100)
    • 5.2. Kiểm định và đánh giá thang đo (100)
      • 5.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha (100)
      • 5.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (101)
    • 5.3. Phân tích tương quan Pearson (103)
    • 5.4. Phân tích hồi quy đa biến (105)
    • 6.1. Khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam để thu hút FDI hiệu quả trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới (111)
      • 6.1.1. Đối với chính phủ (111)
      • 6.1.2. Đối với doanh nghiệp (114)
    • 6.2. Đánh giá nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (114)
      • 6.2.1. Những điểm mới của nghiên cứu (114)
      • 6.2.2. Hạn chế của nghiên cứu (115)
      • 6.2.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo (116)
  • KẾT LUẬN (118)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (119)
  • PHỤ LỤC (125)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC T

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Với tiềm năng to lớn, dòng vốn FDI đã góp phần bổ sung đáng kể vào tổng vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng suất, tăng cường xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia Đây được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến thu hút dòng vốn này

Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia đang rất quan tâm đến tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau 35 năm mở cửa, khu vực đầu tư nước ngoài đã ngày càng phát triển, trở thành một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, luỹ kế tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 36.345 dự án đầu tư nước ngoài có hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 440 tỷ USD Các dự án này khi đi vào hoạt động đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hoá xuất khẩu, đồng thời tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu cho nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia Không thể phủ nhận rằng FDI mang tới nhiều cơ hội cho nước tiếp nhận nhưng đi kèm với đó cũng là những khó khăn, thách thức không thể tránh khỏi Việc gia tăng FDI có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường, thâm hụt cán cân thương mại, phát triển mất cân đối vùng miền, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế không hợp lý, sử dụng tài nguyên không bền vững Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI là một thách thức lớn đối với các nước có FDI nói chung và Việt Nam nói riêng

Mặc dù có được kết quả đầu tư FDI ấn tượng, nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nhất khu vực ASEAN Nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới được đàm phán, ký kết Mà đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập; đã đặt ra yêu cầu mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút, quản lý dòng vốn FDI trong giai đoạn tới Cùng với đó, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam còn chịu sự tác động bởi rất nhiều các yếu tố khác, mà các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu và phân tích kỹ để xác định được đâu là yếu tố giúp thúc đẩy thu hút, và đâu là yếu tố tạo nên những rào cản thu hút vốn FDI vào Việt Nam Do vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn thực thi các FTA thế hệ mới là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

Về mặt thực tiễn, trong số Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, nổi bật phải kể đến như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - EVFTA, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) Việc tham gia các Hiệp định thương mại trên đã có tác động đáng kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhằm chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam, trong đó đặc biệt xem xét mức độ ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến thu hút FDI vào Việt Nam, và dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu để đề xuất giải pháp thu hút FDI hiệu quả cho Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước

1.2.1 Một số công trình nghiên cứu trong nước

Trong những năm trở lại đây, kể từ thời điểm Hiệp định CPTPP được ký kết năm

2018, đây được coi là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, cho đến năm nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh những tác động hiện có và dự kiến của các FTA thế hệ mới đến quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, mỗi nghiên cứu có hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau để đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới Một số bài nghiên cứu trong nước bao gồm:

Ngô Thị Tuyết Mai và cộng sự (2023) với đề tài “Tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, sử dụng mô hình trọng lực (Gravity Model), cho ra kết quả rằng nhóm các biến có tác động mạnh nhất đến thu hút vốn FDI bao gồm: chỉ số lạm phát, số hiệp định thương mại tự do tham gia và thuế quan Trong đó chỉ số lạm phát và thuế quan là hai yếu tố tác động ngược chiều với nguồn vốn FDI vào Việt Nam Tốc độ tăng trưởng GDP, kim ngạch nhập khẩu và độ mở thương mại là nhóm 3 yếu tố có mức độ tác động ở mức trung bình, và đều có xu hướng tác động cùng chiều với nguồn vốn FDI vào Việt Nam Đồng thời, kết quả thu được từ mô hình định lượng cho thấy việc thực thi Hiệp định CPTPP có tác động tích cực, tạo nhiều cơ hội đến khả năng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu đề cập đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam có thể còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quốc tế và quốc gia khác như đại dịch bệnh, chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng hay sự bất ổn kinh tế trong nước, và hệ thống luật pháp, chính sách điều chỉnh theo hướng khuyến khích, hỗ trợ hay cản trở dòng vốn FDI của các nước trên thế giới

Phạm Đức Tài (2023) với phương pháp tiếp cận định tính và định lượng đã phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong giai đoạn 2015 – 2021, đề xuất giải pháp nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa và gia tăng hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam đến 2030 Với kết quả phân tích định lượng, có thể thấy rằng có 6 yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới là: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp luật và hội nhập

Hà Lâm Oanh và cộng sự (2021) xem xét tác động tổng thể của các FTA và các nhân tố trong mô hình trọng lực đến FDI vào Việt Nam thông qua dữ liệu bảng giữa Việt Nam và 212 quốc gia, vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2009-2019 Đề tài xem xét tác động của các FTA mà Việt Nam tham gia và có hiệu lực từ 01 năm trở lên gồm: WTO, AFTA, VJEPA, VCFTA, ASEAN7 (ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Hồng Kông), VKFTA, VNEAEU, CPTPP Kết quả ước lượng hợp lý cực đại (PPML) của mô hình trọng lực chỉ ra rằng phần lớn các FTA Việt Nam tham gia có tác động tích cực đến FDI Các nhân tố khác như GDP bình quân đầu người của nước đối tác, dân số và nhập khẩu của Việt Nam cũng cho kết quả tác động tích cực tới FDI Biến khoảng cách địa lý tác động ngược chiều lên FDI

Vũ Thanh Hương (2017) đã phân tích tác động của EVFTA cho thấy, EVFTA cũng giúp Việt Nam sử dụng hiêu quả hơn nguồn lực, khai thác tính kinh tế của quy mô, năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế, tham gia vào chuỗi giá trị của EU, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và thay đổi dần cơ cấu thương mại Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa nêu rõ tác động của EVFTA đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ một số nghiên cứu tại Việt Nam nói trên, có thể thấy các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (trong đó nổi bật là CPTPP và EVFTA) có tác động tích cực tới thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, cùng với đó, các nhân tố được kết luận có tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam bao gồm : chỉ số lạm phát, thuế quan, tăng trưởng kinh tế, kim ngạch thương mại, độ mở thương mại, chính trị, pháp luật, biến động của tình hình thế giới như đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế, chính trị,…

1.2.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài

Tác động của các FTA thế hệ mới tới nền kinh tế hay thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm kể từ khi thuật ngữ “FTA thế hệ mới” ra đời và trở nên phổ biến, nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài về tác động của các FTA thế hệ mới khác nhau với các quốc gia thành viên khác nhau được thực hiện, trong đó bao gồm:

John H.Dunning (1988) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến FDI thông qua mô hình lý thuyết OLI (Ownership-Location-Internalization) gồm 3 nhóm yếu tố về lợi thế: Lợi thế về quyền sở hữu (O), lợi thế về vị thế (L) và lợi thế về nội bộ hóa (I) Với mục tiêu của FDI là giảm chi phí nghiên cứu thị trường, các rào cản thuế quan và phi thuế quan

Shandre M Thangavelu, Christopher Findlay (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do lên đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực và kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực của việc tham gia các hiệp định đa phương tới dòng vốn FDI vào khu vực Châu Á, Thái Bình Dương Do đó, thông qua các hiệp định, sẽ có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào khu vực để hướng tới hội nhập khu vực sâu hơn

Duong, M., Holmes, M J., & Strutt, A (2020) xem xét mối quan hệ giữa các FTA và

FDI vào Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 17 nhà đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam trong giai đoạn 1997–2016 và 23 đối tác trong giai đoạn 2005–2016 và cho kết luận rằng, FTA kích thích đáng kể dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này và có tác động mạnh mẽ hơn vào giai đoạn sau Điều này cho thấy các FTA đã trở thành động lực hiệu quả cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

Massimiliano Calì và cộng sự (2019) ước tính tác động kinh tế của các hiệp định thương mại ưu đãi (PTA) quan trọng mà Indonesia đang trong quá trình đàm phán bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Liên minh Châu Âu-Indonesia (EU-CEPA), RCEP, CPTPP, Hiệp định thương mại tự do giữa Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu và Indonesia (FTAAP) Kết quả cho thấy, trong số các hiệp định thương mại ưu đãi được xem xét, EU-CEPA dự kiến sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho Indonesia về thu nhập, sản lượng và xuất khẩu Kết quả này được kết luận do các rào cản thương mại dự kiến giảm đáng kể và tỷ trọng thương mại quốc tế tăng lên giữa các đối tác Những tác động vĩ mô này chuyển thành mức tăng trưởng thu nhập dự kiến cao nhất so với các hiệp định thương mại ưu đãi khác

Thangavelu, S.M và C Findlay (2011) sử dụng mô hình lực hấp dẫn mở rộng đánh giá tác động của các Hiệp định Thương mại Tự do đối với Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài ở Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dữ liệu bảng bao gồm 43 quốc gia trong đó có 30 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và 13 đối tác không thuộc OECD ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1986 đến năm 2007 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô thị trường của hai quốc gia có tác động tích cực lẫn nhau Điều này ngụ ý rằng quy mô thị trường của 2 quốc gia kết hợp càng lớn, dòng vốn FDI của nước nhận đầu tư càng gia tăng Bên cạnh đó yếu tố khoảng cách được đưa vào mô hình nghiên cứu, trong đó biến khoảng cách do thiếu ngôn ngữ chung hay liên kết thuộc địa có tác động tích cực đến dòng vốn FDI, một ngôn ngữ và mối liên kết lịch sử chung có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết về văn hóa làm việc nước ngoài và do đó giảm thiểu những gián đoạn liên quan Biến khoảng cách địa lý song phương có tác động không đáng kể tới dòng vốn FDI Đối với các hiệp định thương mại, việc cùng tham gia vào các hiệp định đa phương sẽ tạo ra dòng vốn FDI nhưng các thành viên chung của một hiệp định song phương thì không Điều này ngụ ý rằng việc bổ sung một hiệp định song phương vào tư cách thành viên chung của một hiệp định đa phương sẽ làm tăng dòng vốn FDI giữa hai nước

Florence Jaumotte (2004) xem xét quy mô thị trường của một hiệp định thương mại khu vực (RTA) đối với quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà các nước tham gia RTA nhận được Bài nghiên cứu gồm tập hợp mẫu 71 nước đang phát triển trong giai đoạn 1980–1999 Kết quả cho thấy quy mô thị trường RTA có tác động tích cực đến FDI mà các nước thành viên nhận được Quy mô dân số nước nhận đầu tư cũng tác động tích cực tới dòng vốn FDI vào Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong RTA đều được hưởng lợi như nhau, các quốc gia có lực lượng lao động có trình độ học vấn tương đối cao hơn và/hoặc tình hình tài chính tương đối ổn định hơn có xu hướng thu hút tỷ trọng FDI lớn hơn Ngoài ra, thông qua đánh giá tác động dự kiến đối với FDI từ việc thiết lập thị trường khu vực giữa Algria, Morocco và Tunisia, nghiên cứu nhận thấy có sự chuyển hướng FDI từ các quốc gia ngoài RTA sang các quốc gia là thành viên RTA

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng FTA không ảnh hưởng đến thu hút FDI của một nước, như nghiên cứu của LIRA (2010) cho rằng các hiệp định thương mại không thúc đẩy FDI theo cách được hỗ trợ bởi phân tích thực nghiệm trước đó và một số lập luận Dadkhah (2018) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để ảnh hưởng các FTA và nhận thấy rằng chưa có kết luận rõ ràng về tác động của các hiệp định thương mại tự do FTA đến dòng vốn đầu tư nước ngoài

1.2.3 Kết luận khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Việt Nam tham gia đã có hiệu lực hiện nay bao gồm CPTPP, EVFTA, RCEP và UKVFTA có ảnh hưởng rất quan trọng tới nền kinh tế Việt Nam nói chung, hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng

Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI sang Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới, làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị giúp cho quá trình thu hút FDI được hiệu quả hơn trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm các khái niệm, đặc điểm, tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI Cùng với đó làm rõ hơn về tác động của các FTA thế hệ mới đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ hai, nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ ba, nghiên cứu phân tích thực trạng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam, qua đó xác định được các yếu tố thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Cuối cùng, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất kiến nghị cho Việt Nam để thu hút FDI hiệu quả hơn trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Phạm vi về không gian: Việt Nam và các đối tác đầu tư hàng đầu

Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2003 - 2022

Khái quát phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

1.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

1.5.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha Tính nhất quán nội bộ nghĩa là các biến quan sát trong một thang đo phải có sự tương quan thuận chặt chẽ nhau, cùng giải thích cho một khái niệm Cronbach' Alpha là một chỉ số đo lường tính nhất quán nội bộ này “Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định nhằm đo độ tin cậy của thang đo bằng cách phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn

Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Các mức giá trị của Alpha: Alpha lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Như vậy, nếu một thang đo mà các biến quan sát có sự tương quan thuận càng chặt chẽ, thang đo đó càng có tính nhất quán cao, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ càng cao Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,80 là tốt, Cronbach's alpha ≈ 0,70 đáng xem xét, hoặc Cronbach’s Alpha ≤ 0,5 không được chấp nhận

Nhìn chung, hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo càng có độ tin cậy cao Tuy nhiên chỉ cần hệ số này lớn hơn 0,7 là thang đo đã được chấp nhận (Nunnally & Burnstein, 1994)

1.5.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships) EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

+ Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

+ Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

• Các tiêu chí trong phân tích EFA Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5: Hệ số tải nhân tố hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Theo Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis hệ số tải từ 0.5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3

Hair và cộng sự cũng cho rằng, giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading nên được xem xét cùng kích thước mẫu Với từng khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu

Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Nghĩa là coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát

1.5.2 Phân tích hệ số tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson còn được gọi là hệ số Pearson (Pearson Correlation Coefficient) trong thống kê được định nghĩa là thước đo mối quan hệ thống kê giữa hai biến và sự liên kết của chúng với nhau

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một loại hình của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư Một số đặc điểm của FDI như sau:

Thứ nhất, FDI hầu hết đều do các công ty đa quốc gia (Multinational corporation –

MNC) hoặc các công ty xuyên quốc gia (transnational corporations- TNCs) thực hiện, bao gồm các doanh nghiệp mẹ và các chi nhánh nước ngoài của nó

Thứ hai, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận

Thứ ba, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư

Thứ tư, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi…không có những ràng buộc về chính trị

Thứ năm, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật…vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án

Thứ sáu, thời gian thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài thường trong khoảng thời gian dài và có tính ổn định tốt hơn các dòng vốn tư nhân nước ngoài khác

2.1.2 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia

2.1.2.1 Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia

Về mặt này, nhiều học giả chia sẻ một góc nhìn chung rằng FDI tác động lên nền kinh tế quốc gia theo chiều hướng tích cực Theo một số các bài nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:

Hà Thành Công (2019) , dựa vào kiểm định đồng liên kết Johansen và mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM), đã điều tra mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế, tích lũy tài sản cố định gộp và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 1990 đến 2017 Nghiên cứu này cho thấy các biến số đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế và tích lũy tài sản cố định có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam

Tương tự, TS Đào Thị Bích Thủy (2012) đã thực hiện theo phương pháp phân tích mô hình trong nghiên cứu “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình nền kinh tế đang phát triển” đã chỉ ra rằng: đầu tư nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước đang phát triển để thu hẹp khoảng cách trong thu nhập bình quân với các nước phát triển

K M Anwarul Islam (2014) chỉ ra rằng FDI có mối tương quan dương với GDP, xuất khẩu và đầu tư tư nhân Để đưa ra kết luận như vậy, học giả trên đã sử dụng mô hình kinh tế lượng cũng như các công cụ thống kê đơn giản như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và tỷ lệ phần trăm

Xa hơn nữa, E Borensztein a, J De Gregorio b, và J-W Lee (1998) sử dụng dữ liệu từ 1970 - 1989 của 69 nước đang phát triển trong giai đoạn 1970 -1989 trong mô hình hồi quy và cho ra kết quả rằng tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận FDI chịu sự tác động tích cực từ dòng vốn này

2.1.2.2 Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia Đối lập với quan điểm trên, cũng có không ít nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của một quốc gia, kể đến như:

Nguyễn Phúc Hiền và Lê Thùy Linh (2021) thực hiện một nghiên cứu nhằm xem xét tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của 10 nước ASEAN (bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam) trong một thập kỷ từ sau khủng hoảng tài chính

(2008) Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas, họ xây dựng mô hình ước lượng nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế; và bằng việc sử dụng mô hình dữ liệu bảng với các phương pháp Pool OLS, Fixed Effects và Random Effects thì kết quả cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài không có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN giai đoạn 2009-2018, trong khi đó lao động và xuất nhập khẩu đóng góp tới sự tăng trưởng kinh tế của những nước này

Brecher & Diaz Alejandro (1977) và Carkovic & Levine (2002) cũng đi ngược lại với những đánh giá tích cực về vai trò của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế, họ cho rằng FDI có thể làm giảm tăng trưởng do có lợi nhuận quá mức Khi một quốc gia tiếp nhận quá nhiều nguồn vốn FDI, trong ngắn hạn các doanh nghiệp trong nước chưa thể bắt kịp được xu hướng sản xuất với công nghệ cao, giá thành sản phẩm thấp như các doanh nghiệp FDI, dẫn đến bất lợi đối với các doanh nghiệp nội địa Điều này dẫn đến mất cân bằng và ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư trong nước và do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế

Chinweobo Umeora (2013) trong nghiên cứu của mình, sử dụng OLS để kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (FDI) và các biến độc lập – lạm phát và tỷ giá hối đoái; chỉ ra rằng, FDI không làm GDP tăng trưởng, làm tăng lạm phát và tác động tiêu cực tới tỷ giá

Tổng quan về các FTA thế hệ mới

Theo Sổ tay FTA của Bộ Công thương Việt Nam , Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) được định nghĩa là một hình thức liên kết quốc tế, trong đó các quốc gia thành viên cùng thỏa thuận cam kết giảm dần hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với phần lớn hàng hóa và dịch vụ khi buôn bán với nhau để tiến tới thành lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ

Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của các nước EU trên toàn cầu, vào năm 2007, EU bắt đầu khởi động các vòng đàm phán các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” với các nước là đối tác thương mại của mình như Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước ASEAN

Kể từ đó, thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được sử dụng một cách tương đối để phân biệt các FTA được ký kết trong phạm vi toàn diện hơn so với những khuôn khổ tự do hoá thương mại đã được thiết lập trong các hiệp định của WTO hay FTA truyền thống

Những đặc điểm nổi bật của FTA thế hệ mới so với FTA truyền thống:

Về phạm vi cam kết, FTA thế hệ mới bao gồm những lĩnh vực rộng hơn như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng

Về mức độ tự do hóa thương mại, các thỏa thuận trong FTA thế hệ mới thường xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan Nghĩa là khi tham gia FTA thế hệ mới, nền kinh tế của các bên liên quan có độ mở cao, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cơ bản được tự do luân chuyển trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA

Về cơ chế giám sát và giải quyết tranh chấp, các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn trong quá trình thực thi Các thỏa thuận cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống Ngoài ra, các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranh chấp phát sinh bằng việc Nhà nước kiện Nhà nước hoặc nhà đầu tư kiện Nhà nước

Bảng 2.2-1: Tổng hợp các FTA thế hệ mới Việt nam đã ký kết

(Dữ liệu được tổng hợp theo Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI)

Thời gian hiệu lực FTA Thành viên

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Vương quốc Anh

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

Việt Nam và Liên minh châu Âu

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh

Việt Nam, Liên Hiệp Vương Quốc

Anh và Bắc Ai-Len

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New

2.2.1 Khái quát nội dung các FTA thế hệ mới Việt Nam đã ký kết tính đến T12/2022 2.2.1.1 Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương - CPTPP

Bảng 2.2-2: Thông tin cơ bản về CPTPP

Tên đầy đủ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

Tiếng Anh Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Năm ký kết Tháng 03/2018 (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019)

Thành viên 12 quốc gia thành viên

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019

Sau khi nộp đơn xin gia nhập vào tháng 2/2021, Vương quốc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP vào ngày 16/07/2023, nâng tổng số thành viên của Hiệp định lên

Hiệp định CPTPP bao gồm 30 chương, bao trùm các vấn đề thương mại truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…), đến các vấn đề thương mại chưa hoặc ít được đề cập trong các FTA như mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước,… và cả các vấn đề khác có liên quan đến thương mại (lao động, môi trường, )

Trong CPTPP, các cam kết về thuế quan được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế và mỗi nước CPTPP sẽ có một Biểu cam kết thuế quan riêng áp dụng cho từng đối tác hoặc cho tất cả các đối tác CPTPP

Nội dung tóm tắt các cam kết chính trong Hiệp định CPTPP được nêu chi tiết trong phụ lục 1

2.2.1.2 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU - EVFTA

Bảng 2.2-3: Thông tin cơ bản về EVFTA

Tên đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Tiếng Anh European-Vietnam Free Trade Agreement

Năm ký kết Ngày 30/06/2019 (có hiệu lực vào ngày 01/08/2020)

Thành viên 29 quốc gia thành viên

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU là một Hiệp định thương mại tự do toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đem lại lợi ích cho cả hai bên Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm Trong quá trình đàm phán và thực hiện Hiệp định, hai bên cũng sẽ cân nhắc tới sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và EU

Hiệp định gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung điều chỉnh nhiều vấn đề truyền thống như cắt giảm thuế quan, mở cửa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư… và phi truyền thống như phát triển bền vững, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước…

Với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên

Nội dung tóm tắt các cam kết chính trong Hiệp định EVFTA được nêu chi tiết trong phụ lục 2

2.2.1.3 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh - UKVFTA

Bảng 2.2-4: Thông tin cơ bản về UKVFTA

Tên đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh

Tiếng Anh The Vietnam - UK Free Trade Agreement

Năm ký kết Ngày 29/12/2020 (có hiệu lực vào ngày 01/05/2021)

Thành viên 3 quốc gia thành viên

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) được Việt

Nam và Vương Quốc Anh tiến hành thảo luận vào tháng 8/2018

Giai đoạn 2018-2020, Hai bên đã tiến hành 6 phiên làm việc chính thức và 5 phiên làm việc kỹ thuật Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đàm phán dựa trên nền tảng các cam kết đã đồng thuận trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), có bổ sung thêm một số điều chỉnh phù hợp với quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh Ngày 01/05/2021, UKVFTA chính thức có hiệu lực

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khung nghiên cứu

Từ việc tổng quan tài liệu, dựa vào mô hình kết hợp với phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam như đã đề cập ở phần trên cũng như điều kiện thực tế hiện nay, bài nghiên cứu đi đến xây dựng khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam như sau:

Sơ đồ trên là mô tả về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam mà nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu Cụ thể, Việt Nam là nước nhận đầu tư, 8 nước đối tác lớn à nước đi đầu tư Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam sẽ bao gồm các nhân tố chính như: GDP nước đối tác, GDP Việt Nam, Độ mở thương mại, quy mô lao động, chỉ số lạm phát giá tiêu dùng, tỷ giá giữa đồng tiền nước đi đầu tư so với Việt Nam đồng, khủng hoảng kinh tế - chính trị trên thế giới và các FTA thế hệ mới tính đến năm 2022

3.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

● Quy mô nền kinh tế của nước đối tác

Quy mô thị trường của nước đi đầu tư đại diện cho nhu cầu sản phẩm và khả năng sản xuất Egger và Pfaffermayr (2004) cho rằng quy mô thị trường có thể được coi là nhân tố của sự dồi dào về vốn Những quốc gia có nguồn vốn dồi dào thường có xu hướng tham gia nhiều hơn vào hoạt động đầu tư ra nước ngoài Các quốc gia có quy mô thị trường lớn hơn cũng có năng lực lớn hơn để tiến hành sản xuất ở nước ngoài, với lượng dự trữ vốn và tài sản vô hình lớn hơn như kinh nghiệm tiếp thị và công nghệ, theo Kimino

● Quy mô nền kinh tế Việt Nam

Quy mô thị trường – Tổng sản phẩm quốc nội được cho là có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào quốc gia Kết luận này được ủng hộ và được chứng minh kiểm tra chuỗi dữ liệu bởi nhiều nghiên cứu như Hemmer và cộng sự (2002), họ chứng minh qua phân tích dữ liệu bảng tại 61 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000 và cho ra kết quả rằng, quy mô thị trường với yếu tố đại diện GDP là quan trọng nhất quyết định sự phân bổ nguồn vốn FDI đã đăng ký và thực hiện, tác động tích cực và mạnh mẽ tới FDI các tỉnh tại Việt Nam Jadhav (2012) cho rằng quy mô thị trường được đo bằng GDP là yếu tố quyết định đáng kể của FDI, hàm ý rằng hầu hết đầu tư vào BRICS được thúc đẩy bởi mục đích tìm kiếm thị trường Mai Thu Hiền và Nguyễn Ngọc Bình (2016) sử dụng mô hình hồi quy OLS với 192 biến quan sát từ 16 quốc gia là đối tác FDI chính của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2014 cho ra kết quả, quy mô thị trường GDP và GDP trên đầu người đều có ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam Tương tự với Phạm Van Rạng (2020) cũng cho ra kết quả tượng tự, GDP có tác động mạnh mẽ đến FDI vào thị trường ASEAN khi sử dụng nhân tố Bayes, mô hình kiểm định Bayes và mô hình OLS để kiểm định kết quả

Ngoài ra, các nghiên cứu của Bevan (2000) Moosa và cộng sự (2006), Erdal Demirhan (2008), , Ang (2008), …cũng ủng hộ cho yếu tố GDP có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI tại nước sở tại

● Độ mở thương mại Độ mở nền kinh tế là tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa với GDP của một quốc gia, thể hiện mức độ phụ thuộc và hội nhập của nền kinh tế của quốc gia với thế giới Ngoài ra độ mở nền kinh tế cũng phản ánh khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của một quốc gia Độ mở nền kinh tế tăng lên, đồng nghĩa nền kinh tế quốc gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thiết lập mối quan hệ thương mại với nhiều đối tác trên thế giới, hoạt động thương mại quốc tế thuận lợi hơn, điều này là yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Các nghiên cứu của Hoàng Thanh Hiền và Huỳnh Thị Diệu Linh (2019),

Nguyễn Thị Kim Nguyên (2023) đã chỉ rõ tác động cùng chiều của độ mở nền kinh tế với nguồn vốn FDI vào Trần Thị Ngọc Mai và cộng sự (2020) còn chỉ ra rằng dòng vốn FDI chịu ảnh hưởng từ độ mở thương mại, cụ thể khi độ mở thương mại tăng 1 lần thì dòng vốn FDI tăng 0,096 lần Ngoài ra, các nghiên cứu nước ngoài có kết quả tương đồng với nghiên cứu trên như Asiedu (2002), Yasmin và cộng sự (2003), Leitao & Faustino (2007), Jabri & Brahim (2015), Amal và cộng sự (2010)

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định và thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp Bộ Luật lao động (2012) quy định, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động

Một địa phương sở hữu nguồn lao động chất lượng cao và dồi dào sẽ thu hút được nhiều vốn FDI hơn do nguồn lao động chất lượng cao sẽ giúp các công ty nước ngoài tăng năng suất công việc, đạt hiệu quả cao hơn mặc dù việc sử dụng nguồn lao động chất lượng cao cũng sẽ khiến các công ty phải chi trả nhiều chi phí hơn Và Việt Nam với ưu thế là quốc gia có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, do đó đây được xem là một yếu tố tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam Đã có nhiều nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa lao động và thu hút FDI Hans-

Rimbert Hemmer và Nguyễn Thị Phương Hoa (2002), nghiên cứu đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm nghèo Với biến lao động được đo bằng phần trăm công nhân có bằng cấp trên tổng số lao động tác động dương đến FDI Klaus E Meyer và Nguyễn Hùng Võ (2005) nghiên cứu các yếu tố tác động FDI vào năm 2000 tại 61 tỉnh thành Việt Nam Trong đó biến chất lượng lao động là số giảng viên đại học trên 1000 dân, cho kết quả tác động dương FDI thực hiện

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng (2007), chứng minh rằng sự sẵn sàng của lao động được đo bằng dân số, tác động dương với giá trị và số lượng đề án FDI tích lũy, số lượng đề án FDI mới

Hay kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến nguồn vốn FDI bằng cả phương pháp kinh tế lượng không gian và truyền thống tại Việt Nam xác nhận chất lượng lao động cao tác động dương lên việc thu hút FDI, như: Esiyok và Ugur (2015), Hoang và Goujon (2014), Meyer và Nguyen (2005)

● Tỷ giá đồng tiền nước đi đầu tư so với Việt Nam đồng

Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của tỷ giá đến vốn FDI Nhìn chung, các nghiên cứu hiện có đã cho thấy tỷ giá tác động có ý nghĩa thống kê đến vốn FDI vào một quốc gia Froot và Stein (1991), Campa (1993), Klein và Rosengren (1994), Blonigen (1997)…

Alba, Wang và Park (2010) đo lường tác động của tỷ giá đối với FDI vào Hoa Kỳ giai đoạn 1982-1994 Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện có triển vọng tốt về ngành nghề đầu tư FDI, tỷ giá tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ trung bình của vốn FDI vào Hoa Kỳ Cụ thể là, khi USD mạnh hơn có thể có lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và do đó khuyến khích họ tăng đầu tư FDI vào Hoa Kỳ

Gần đây hơn, Djulius (2017) nghiên cứu về các nhân tố ngắn hạn và dài hạn tác động đến vốn FDI vào Indonesia giai đoạn 1981- 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn, tỷ giá có mối quan hệ không đáng kể với FDI, nhưng xét dài hạn thì tỷ giá tác động có ý nghĩa thống kê đến FDI, cụ thể là khi đồng nội tệ trở nên có giá trị cao hơn ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài định hướng thị trường sẽ gia tăng đầu tư FDI Thực tế là, với sự tăng giá của đồng tiền nước nhận đầu tư, các công ty sau khi bán sản phẩm tại chỗ thu tiền và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài sẽ có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn Điều này đã thúc đẩy các công ty đẩy mạnh đầu tư FDI

● Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam

Giả thuyết nghiên cứu

Với các cơ sở lý thuyết được xây dựng ở các phần trước, nghiên cứu đề xuất một số giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H01: GDP của các đối tác đầu tư hàng đầu vào Việt Nam tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Giả thuyết H02: GDP của Việt Nam tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Giả thuyết H03: Độ mở thương mại Việt Nam tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào

Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Giả thuyết H04: Quy mô lao động Việt Nam tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào

Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Giả thuyết H05: Tỷ giá giữa đồng tiền nước đi đầu tư so với Việt Nam đồng tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Giả thuyết H06: Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam tác động tiêu cực đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Giả thuyết H07: Những cuộc khủng hoảng trên thế giới tác động tiêu cực đến nguồn vốn

FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Giả thuyết H08: Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

● Những yếu tố nào tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn thực thi các FTA thế hệ mới bằng cách tiếp cận mô hình POOL? Và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc thu hút FDI trong giai đoạn này như thế nào?

● Thực trạng đầu tư vốn FDI từ các nước vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2003 – 2022?

● Những khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam để thu hút FDI hiệu quả trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới là gì?

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành sử dụng kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận định tính và định lượng

Tiếp cận định tính : Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của các hiệp định FTA thế hệ mới đến dòng vốn FDI sang Việt Nam Nhóm nghiên cứu thu thập tài liệu tham khảo, các bài báo trong và ngoài nước để thu thập thông tin và tìm hiểu cặn kẽ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, kế thừa các kết quả nghiên cứu có trước để tăng cường cơ sở khoa học và tính đúng đắn của đề tài

Tiếp cận định lượng: Nhóm thu thập các số liệu liên quan đến GDP, quy mô lao động, chỉ số lạm phát giá tiêu dùng, tỷ giá ngoại tệ, thu thập từ các nguồn dữ liệu quốc tế và nguồn dữ liệu từ Nhà nước, nhằm đánh giá và lượng hóa chính xác tác động của các FTA thế hệ mới đến dòng vốn FDI vào Việt Nam Nhóm tiếp cận bằng mô hình POOL, sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) để tiến hành phân tích hồi quy, định lượng những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới Những ước lượng được thực hiện thông qua phần mềm Stata và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn như internet, báo chí, ….

Phương pháp thu thập dữ liệu

Các cơ sở lý luận về FDI và ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài, được nhóm thu thập từ các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để phân tích

Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp từ 8 nước đầu tư hàng đầu trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2022 Dữ liệu để phân tích trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng (Panel data) với 160 biến quan sát

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu được công bố từ những tổ chức uy tín trên thế giới và ở Việt Nam Cụ thể như sau:

Bảng 3.6-1: Nguồn thu thập dữ liệu về ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến dòng vốn

Yếu tố Nguồn dữ liệu

Tổng cục Thống kê Việt Nam

Số lượng lao động Việt Nam

Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng

Tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với ngoại tệ Google Tài chính Độ mở thương mại

(Kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP)

Trung tâm thương mại quốc tế (International Trade Center - ITC)

FTA Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam - Trung tâm WTO (wtocenter.vn)

Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

3.7.1 Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp phân tích định tính là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội, dùng để phân tích các dữ liệu định tính không (hoặc rất khó) lượng hóa được bằng con số cụ thể Trên cơ sở phân tích lý luận chung kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam nhằm đưa ra những đánh giá, nhận xét cho hiện tượng nghiên cứu, tức khả năng thu hút FDI từ các nước lớn trong bối cảnh Việt Nam thực thi các FTA thế hệ mới Để thực hiện phương pháp phân tích này, nhóm sử dụng hai công cụ là phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo luận Trong đó, phương pháp chuyên gia thực chất là việc thu thập, kiểm tra thông tin qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khác từ các bài nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI của Việt Nam đồng thời tập trung vào sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn của người nghiên cứu để giải quyết các vấn đề nghiên cứu cụ thể Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác của người nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam

3.7.2 Phương pháp phân tích định lượng

Sau khi thu thập đủ dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy, nhóm tiến hành phân tích những số liệu này bằng phần mềm STATA Cụ thể bao gồm:

• Thống kê mô tả Đây là phương pháp sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu

Có nhiều phương pháp thống kê mô tả cũng như phân tích thống kê mô tả khác nhau nhưng đa phần thống kê mô tả cơ bản luôn bao gồm các phần đại diện phổ biến như số lượng quan sát của biến (Obs), giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Sd), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất (max)

Bằng các chỉ tiêu trên sẽ hình thành nên cái nhìn khái quát nhất về hoạt động thu hút vốn FDI cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến đến dòng vốn FDI của các nước đối tác sang Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Từ những lý thuyết đã được nêu ở phần trước, mô hình POOL có cấu trúc như sau:

FDI jv = GDP jt × GDP_vn t × OpennessE t × Labor t × Ex_rate t × Inflation t × e Crisis t ×

FDI jv : Giá trị FDI của nước đối tác j đến Việt Nam năm t

GDP jt : GDP của nước đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài j vào Việt Nam năm t

GDP_vn t : GDP của Việt Nam năm t

Openness t : Độ mở thương mại của Việt Nam năm t

Labor t : Quy mô lao động của Việt Nam năm t

Ex_rate t : Tỷ giá của đồng tiền nước đầu tư so với Việt Nam đồng

Inflation t : Lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam năm t

Crisis t : Khủng hoảng kinh tế - chính trị thế giới ảnh hưởng đến dòng chảy của FDI – là biến giả (dummy variable), nhận giá trị 0 nếu năm tương ứng không xảy ra khủng hoảng kinh tế - chính trị ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy FDI, nhận giá trị 1 nếu năm tương ứng có xảy ra ít nhất một sự kiện khủng hoảng kinh tế - chính trị ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy FDI

Newgen_FTA t : Các hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới còn hiệu lực đến 12/2022 ɛ: Sai số ngẫu nhiên Để phân tích tác động và đưa về mô hình hồi quy, nhóm nghiên cứu lấy logarit tự nhiên hai vế phương trình, trừ biến khủng hoảng được đưa về biến giả dummy và biến Newgen_FTA là số lượng FTA thế hệ mới đang có hiệu lực tính đến thời điểm năm t lnFDI jv = β 1 * lnGDP jt + β 2 * lnGDP_vn t + β 3 * lnOpenness t + β 4 * lnLabor t + β 5 * lnEx_rate t + β 6 * lnInflation t + β 7 * Crisis_dummy t + β 8 * Newgen_FTA t + ɛ

Mô hình này sẽ ước lượng cho biến phụ thuộc là dòng vốn FDI của các nước đối tác đầu tư vào Việt Nam trong thời gian các FTA thế hệ mới có hiệu lực trong giai đoạn 2003

Mô hình POOL có thể ước lượng bằng mô hình OLS truyền thống, tuy nhiên, mô hình POOL được sử dụng với dữ liệu bảng có nhiều lợi thế hơn so với OLS Đó là, mô hình POOL có khả năng xử lý hiệu ứng ngẫu nhiên một cách hiệu quả hơn so với OLS, đặc biệt khi dữ liệu có cấu trúc phân nhóm, (2) trong một số trường hợp, mô hình POOL có thể cung cấp ước lượng hiệu quả hơn so với OLS khi xử lý dữ liệu có cấu trúc phân nhóm, dữ liệu bảng giúp tăng tính chính xác và độ tin cậy của kết quả, (3) mô hình POOL giúp giảm thiểu sai số một cách hiệu quả hơn so với OLS truyền thống, đặc biệt khi mô hình chứa các biến có hiệu ứng cố định theo thời gian hoặc phân nhóm

Bảng 3.7-1: Kỳ vọng chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

Tên biến Kỳ vọng chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc lnGDP + lnGDP_vn + lnOpenness + lnLabor + lnEx_rate + lnInflation -

Crisis_dummy = 1: năm tương ứng xảy ra sự kiện biến động kinh tế - chính trị ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy FDI

Crisis_dummy = 0: năm tương ứng không xảy ra sự kiện biến động kinh tế - chính trị ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy FDI

Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều, (-): tác động ngược chiều

Hình 3.7-1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu

3.8.1 Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí thu thập dữ liệu Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp có tính lâu dài và ổn định Không giống như các dữ liệu sơ cấp mà nhà khoa học tự thu thập, bản thân dữ liệu thứ cấp cũng như nguồn dữ liệu thứ cấp đều đảm bảo tính lâu dài, thường xuyên ổn định và có thể dễ dàng kiểm tra tính xác thực, do đó, các dữ liệu và kết quả nghiên cứu có thể giám sát và chấp nhận một cách công khai và dễ dàng

Về phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha: Dễ thực hiện, chỉ cần có dữ liệu định lượng và có thể áp dụng cho nhiều loại thang đo khác nhau

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu, làm rõ cấu trúc của dữ liệu và giảm nhiễu thống kê

Quy mô thị trường nước đi đầu tư

Việt Nam Độ mở thương mại của Việt Nam

Quy mô lao động của Việt Nam

Tỷ giá giữa đồng tiền nước đi đầu tư và Việt Nam

Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng

KT – CT ảnh hưởng đến FDI

Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới

Dòng vốn FDI vào Việt Nam

Phân tích hệ số tương quan Pearson: Dễ hiểu, dễ tính toán và có thể sử dụng để kiểm tra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến

Phân tích hồi quy: Có thể dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa trên các biến độc lập, kiểm tra sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy

3.8.2 Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp thu thập dữ liệu: Chất lượng dữ liệu thứ cấp không phải bao giờ cũng được kiểm soát Mặc dù trong nhiều trường hợp, dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu danh tiếng được cho là thường có chất lượng tốt hơn dữ liệu do nhà nghiên cứu tự thu thập Tuy nhiên không có gì đảm bảo điều này là luôn đúng Hơn nữa, do sự khác biệt về quan điểm tiếp cận, phương pháp xử lý, và đôi khi do mục đích công bố thông tin khác nhau, các dữ liệu thứ cấp về cùng một chỉ tiêu kinh tế xã hội được công bố bởi các nguồn khác nhau lại có giá trị khác nhau

Về phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Chỉ đo được độ nhất quán nội bộ của các biến, không thể đo được tính hợp lệ hay tính khả đoán của bộ số liệu Ngoài ra, giá trị này không phù hợp cho các bộ câu hỏi có tính đa dạng về nội dung,định lượng khác nhau

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Cần nhiều giả thiết về dữ liệu, như tính chuẩn tắc, tính độc lập, tính tuyến tính Nếu dữ liệu không thỏa mãn các giả thiết này, kết quả phân tích có thể bị sai lệch hoặc không có ý nghĩa

Phân tích hệ số tương quan Pearson: Chỉ đo được mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến, không đo được mối quan hệ phi tuyến, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các giá trị ngoại lai, các biến nhiễu, các biến giả Do đó, phương pháp này không thể chứng minh được nguyên nhân và kết quả giữa hai biến, chỉ có thể thể hiện mức độ liên quan

Phân tích hồi quy: Cần nhiều giả thiết về dữ liệu, như tính độc lập, tính phân phối chuẩn, Nếu dữ liệu không thỏa mãn các giả thiết này, kết quả phân tích có thể bị sai lệch hoặc không có ý nghĩa Ngoài ra còn có thể gặp khó khăn khi xử lý các biến độc lập đa cộng tuyến, các biến độc lập có tương tác, các biến độc lập có dạng phân loại Do đó, phương pháp này cần có sự lựa chọn và kiểm định kỹ lưỡng của nhà nghiên cứu

Như vậy, từ những thông tin trên, nhóm nghiên cứu đã phần nào giới thiệu sơ lược các phương pháp nghiên cứu mà nhóm sử dụng để phục vụ cho bài nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu nêu trên đều hướng tới mục đích phù hợp với mục tiêu, đối tượng, và bản chất của đề tài Và nhờ áp dụng quy trình của phương pháp nghiên cứu này cũng đã giúp nhóm thu thập và phân tích dữ liệu một cách hợp lý, chính xác, và khoa học, từ đó đưa ra các kết luận và kiến nghị có giá trị thực tiễn và lý thuyết.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ THỰC THI CÁC FTA THẾ HỆ MỚI

Khái quát thực trạng đầu tư vốn FDI từ các nước vào Việt Nam

Hình 4.1-1: Vốn đăng ký và số dự án của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2003-2022

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - Đơn vị: triệu USD

NămTổng vốn đăng ký (Triệu USD)

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (12-1987), Việt Nam đã đón nhận những dự án đầu tư từ Nhật Bản, dù số dự án và lượng vốn đầu tư còn rất thấp Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được thông qua ngày 10-12-2003, Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản được ký kết ngày 14-11- 2003 đã thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam

Tính đến 31/12/2022, Nhật Bản có 4.987 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 69,1 tỷ USD, đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,8 triệu USD/dự án

Vốn đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (65,3%); sản xuất phân phối điện (11,5%) và kinh doanh bất động sản (11%) Các địa bàn nhận vốn đầu tư của Nhật Bản nhiều nhất gồm có Thanh Hóa (19,5%), Hà Nội (16,4%) và Bình Dương (9%) Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 19 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và đang tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như: công nghiệp chế biến, chế tạo với 1,541 dự án, tổng vốn đầu tư 33,54 tỷ USD (chiếm 48.41% tổng số dự án và 80.02% tổng vốn đầu tư); kinh doanh bất động sản với 53 dự án, tổng vốn đầu tư 1,91 tỷ USD; sản xuất, phân phối điện, khí, nước với 15 dự án, tổng vốn đầu tư 1,28 tỷ USD,

Các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.678 dự án, tổng vốn đầu tư 24,17 tỷ USD (chiếm 82.8% tổng số dự án và 57.5% tổng vốn đầu tư) Đứng thứ hai là hình thức liên doanh với 540 dự án, tổng vốn đầu tư 16,16 tỷ USD Còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào 52 tỉnh và địa phương trong cả nước Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 13 dự án có tổng vốn đầu tư 9,7 tỷ USD Đứng thứ hai là Hà Nội với 856 dự án và tổng vốn đầu tư 5,02 tỷ USD Tiếp theo là các địa phương Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Hưng Yên Một số dự án tiêu biểu của nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam như: Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư là 9 tỷ USD; Dự án Thành phố Thông minh, tổng đầu tư là 4,13 tỷ USD với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bao gồm Trung tâm tài chính thương mại, nhà trẻ, vườn hoa công viên, khu nhà ở dự án đầu tư tại Hà Nội …

Ngoài ra, cũng theo đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, xu hướng doanh nghiệp Việt đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản ngày càng tăng là một điểm đáng chú ý, cho thấy Việt Nam và Nhật Bản là những đối tác tương đồng với nhau Đơn cử, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện đã có 10 chi nhánh ở Nhật Bản Điều này là minh chứng cho việc doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc có thể dễ dàng hợp tác với Nhật Bản, cũng như triển vọng đầu tư của Việt Nam tại Nhật Bản hoàn toàn có thể triển khai trong thực tế

Mặt khác, thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp FDI lớn của Nhật Bản như: Canon, Panasonic trong lĩnh vực điện tử; Toyota, Honda, Yamaha, Suzuki, Mitsubishi thuộc nhóm công nghiệp chế tạo; đại diện ngành năng lượng là Marubeni, Sojitz, Idemitsu, Mitsui hay Tập đoàn dệt may Toray;…đều đóng vai trò quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng và nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu, giúp Việt Nam từng bước tham gia sâu, rộng hơn và có chỗ đứng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện - điện tử, năng lượng, dệt may, da giầy

Hình 4.1-2: Vốn đăng ký và số dự án của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2003-2022

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990 và nhanh chóng trở thành nhà đầu tư lớn ở Việt Nam Đặc biệt, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2012, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng vọt Số liệu thống kê cho thấy, năm 2013, vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam mới đạt 3,8 tỷ USD, nhưng chỉ sau đó một năm, vốn đầu tư đã tăng gần gấp đôi lên 6,1 tỷ USD và trở thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam Sau đó, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng liên tục và ổn định qua các năm Đến năm 2020, do tác động của đại dịch Covid -19, vốn đầu tư giảm sâu nhưng vẫn đạt 3,9 tỷ USD, đến năm 2021 số vốn tăng trở lại, đạt 7,4 tỷ USD Tuy vậy, đến năm 2022, do suy giảm kinh tế toàn cầu cùng tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine…, vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã giảm xuống 4,88 tỷ USD Song, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở

Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) Số dự án rộng dự án đầu tư và góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất (chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt góp vốn, mua cổ phần)

Tính đến 31/12/2022, Hàn Quốc đứng thứ nhất về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 9.543 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 81,2 tỷ USD, chiếm hơn 18% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước Quy mô dự án bình quân của Hàn Quốc gần 8,1 triệu USD/dự án, thấp hơn quy mô dự án bình quân của cả nước là 11,8 triệu USD/dự án

Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 4.543 dự án và 53,1 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 73,5% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam; đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản với hơn

200 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 9,7 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam; tiếp theo là lĩnh vực lĩnh vực xây dựng với hơn 900 dự án và hơn 3 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 4% Còn lại là những ngành khác

Hàn Quốc hiện đã có đầu tư tại 59 tỉnh thành phố của Việt Nam trong đó Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu về vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam với hơn 950 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,7 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam; đứng thứ hai là Hải Phòng gần 200 dự án, tổng vốn đầu tư 8,1 tỷ USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư Đứng thứ ba là Hà Nội với 2.327 dự án, tổng vốn đầu tư 7,78 tỷ USD, chiếm 10,8% Tiếp theo là Đồng Nai, Thái Nguyên, Tp Hồ Chí Minh và các địa phương khác Đáng chú ý, trước đây, các dự án FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa thì hiện nay, đã có hàng loạt các dự án đầu tư quy mô lớn, điển hình là các dự án của Samsung vào Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, đầu tư của tập đoàn LG tại Hải Phòng Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc

Một số dự án tiêu biểu của Hàn Quốc tại Việt Nam là dự án Samsung Display Việt Nam, cấp phép ngày 01/07/2014 của nhà đầu tư là Samsung Display Co.Ltd với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,5 tỷ USD, dự án được đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh hay dự án Lg Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/04/2016 của nhà đầu tư là LG Display Co.Ltd với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,65 tỷ USD tại Hải Phòng; dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên - giai đoạn 2, cấp phép ngày 17/11/2014 của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD tại Thái Nguyên

Hàn Quốc đang ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam, với lý do không chỉ vì số lượng vốn lớn, mà còn vì vốn đầu tư từ quốc gia này đang hướng đúng vào mục tiêu chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam Sự có mặt của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam trong mọi lĩnh vực của kinh tế, từ lĩnh vực may mặc đến điện tử, hạ tầng đến năng lượng, ô tô đến hàng không vũ trụ, bất động sản đến tài chính ngân hàng, startups đến cổ phần hóa DNNN, logistics Qua đó, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, xuất khẩu, tạo công ăn, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội

Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các

4.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022

Trung Quốc sau hơn 40 năm cải cách và mở cửa đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh trên thế giới, trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu Quy mô kinh tế Trung Quốc không ngừng lớn mạnh GDP hiện hành của Trung Quốc tăng đều trong giai đoạn 2003-2022, GDP hiện hành năm 2022 đạt mức 2 nghìn

600 tỷ USD, gấp 17 lần GDP năm 2003 ( GDP hiện hành năm 2003 là 152,2 tỷ USD)

Hình 4.2-1: GDP hiện hành của Trung Quốc giai đoạn 2003-2022

Trong 5 năm, từ 2003-2007, các chính sách kinh tế đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển Khi tổng thu nhập quốc dân ngày càng lớn, giá trị tuyệt đối nền kinh tế ngày càng cao, chỉ số tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định ở mức cao nhất thế giới cho thấy chính sách kinh tế nhà nước ngày càng phù hợp và ổn định GDP năm 2007 đạt 24.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 3.300 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2006 đã khẳng định thực lực và đà phát triển kinh tế Trung Quốc trong những năm tới Đến năm 2008-2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu, một mặt, làm suy giảm xuất khẩu; mặt khác, làm giảm sút đầu tư vốn ngoại, khiến hàng chục vạn nhà máy, xí nghiệp ở Trung Quốc phải đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất, gây ra tình trạng thất nghiệp Tuy nhiên, với dân số đông nhất thế giới, tiêu dùng trong nước vẫn tăng do sức cầu lớn, điều này tạo nên sự cân bằng trong phát triển kinh tế Cho nên GDP hiện hành của Trung Quốc vẫn tăng trong giai đoạn này

GDP hiện hành (tỷ USD)

Bước sang năm 2010, trong khi quá trình hồi phục kinh tế sau khủng hoảng ở các nước Âu - Mỹ ẩn chứa nguy cơ tái khủng hoảng, thì quá trình hồi phục kinh tế ở Trung Quốc đã diễn ra tương đối ổn định GDP cả năm của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong

3 năm qua, đạt mức 39,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,04 nghìn tỷ USD Sự phục hồi kinh tế nhanh chóng đã khiến Trung Quốc vượt Nhật và đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về quy mô kinh tế Đặc biệt việc tăng lãi suất và thắt chặt điều kiện cho vay nhằm kiềm chế lạm phát khiến đồng nhân dân tệ tăng khoảng 3-5% so với USD vào cuối năm

2010 Giá đồng nhân dân tệ và chi phí sản xuất trong nước tăng thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng, hạn chế ô nhiễm và nâng cao chất lượng sản phẩm

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 từ năm 2019 khiến nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề Để giảm nhẹ tác động của cú sốc COVID-19, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp, bao gồm tăng chi tiêu tài chính, giảm thuế, cắt giảm lãi suất cho vay và yêu cầu mức dự trữ tại các ngân hàng để ổn định tăng trưởng cũng như việc làm cho người dân Do vậy, Trung Quốc vẫn giữ vị trí là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, với GDP hiện hành liên tục tăng ở giai đoạn này GDP trong năm 2020 đạt 14679 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2019

Như vậy có thể thấy được sự phát triển vượt bậc của thị trường đông dân nhất thế giới Cơ sở hạ tầng trong nước ngày càng hoàn thiện bởi sự tăng đầu tư nội địa, đặc biệt là đầu tư khu vực công, nhận thức được rằng việc liên tục đầu tư nội địa có nhiều rủi ro về mặt tài chính, chính phủ Trung Quốc đặt ra mục tiêu chuyển sang những thị trường mới nổi khác như châu Phi, Nam Mỹ và một số nước châu Á Để tăng giá trị sản phẩm, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm kỹ thuật cao, công nghệ sạch và xây dựng thương hiệu nhằm bổ sung cho nguồn cung ứng dầu mỏ, khí đốt đang dần khan hiếm và cạn kiệt tại Trung Quốc và gia tăng lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong nước

Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất trên thế giới

Nó có lực lượng lao động cần cù, được giáo dục tốt và dân số đông, giàu có khiến nó trở thành một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới Nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) từ năm 1968 đến năm 2010

Hình 4.2-2: GDP hiện hành của Nhật Bản giai đoạn 2003-2022

Sau nhiều năm chịu ảnh hưởng từ thời kỳ kinh tế bong bóng và cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu phục hồi trong giai đoạn 2002-2007 Kinh tế Nhật Bản đã có sự cải thiện đáng kể nhờ cấu trúc lại công ty, cải thiện đầu tư và tạo được nhiều việc làm Xuất khẩu tăng dưới tác động của sự tăng trưởng kinh tế Mỹ và Trung Quốc, giúp GDP tăng 0,2% Sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ và nhu cầu gia tăng ở Châu Á đã tiếp sức cho sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản

Sau khi bước qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, từ năm 2009-2012, kinh tế Nhật bản có dấu hiệu phục hồi, quy mô GDP có nhiều dấu hiệu tích cực, tăng từ 5289 tỷ USD năm 2009, lên đến 6.272 tỷ USD năm 2012 Điều này là do sản xuất và xuất khẩu tăng trở lại Sản xuất và xuất khẩu ô tô của Nhật Bản kể từ cuối năm 2009 đã cho thấy một xu hướng phục hồi rất rõ nét nhờ những kết quả đạt được trong việc giải tỏa hàng tồn kho, đặc biệt là hàng tồn kho ở nước ngoài Ngoài ra, các đơn đặt hàng linh kiện điện tử và phụ tùng tăng mạnh nhờ sự phục hồi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc - một thị trường lớn đối với các mặt hàng điện máy của Nhật Bản Hơn nữa, gói kích thích kinh tế của Chính Phủ được dùng vào việc cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công, hỗ trợ thất nghiệp, và thúc đẩy tiêu thụ xe ô tô và hàng điện tử

Mặc dù kinh tế Nhật bản có sự phục hồi nhờ gói kích thích của Chính phủ và nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng Trung Quốc, song đây là những yếu tố tăng trưởng không bền vững Trong khi đó, những nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng bền vững là sự phục hồi của sản xuất trong nước và sự gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân vẫn rất hạn chế Bởi vậy, khi các gói kích thích kinh tế này hết khả năng phát huy tác dụng, thì động lực cho sự tăng trưởng nhất thời này sẽ không còn nữa Giai đoạn năm 2013-2016 chính là biểu hiện cho điều này khi tổng sản phẩm quốc nội năm 2015 giảm 1,17 lần so với năm 2013

GDP hiện hành (tỷ USD)

Xét về quy mô kinh tế trên thế giới, năm 2010 Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

Từ năm 2017 đến năm 2022, GDP hiện hành của Nhật tăng ổn định, ở mức hơn 5000 tỷ USD/năm, không thể chạm đến ngưỡng hơn 6000 tỷ USD như giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới Nhật Bản tiếp tục rơi vào suy thoái từ sau năm 2015, do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tổ như: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (năm 2018) khiến kim ngạch xuất khẩu giảm; Chính Phủ tăng thuế tiêu dùng (năm 2019); dịch Covid-19 (năm 2020)

Như vậy, kinh tế Nhật Bản chịu nhiều biến động lớn, việc phục hồi kinh tế chưa thực sự diễn ra mạnh mẽ khiến quy mô kinh tế Nhật bản bị thu hẹp Điều này khiến một quốc gia từng dẫn đầu thế giới về sản xuất thiết bị điện tử, ô tô, phải nhường lại lợi thế kinh tế trong sản xuất cho Trung Quốc, Nhật bản và một số quốc gia khác Các công ty Nhật Bản đã chống lại xu hướng này ở một mức độ nào đó bằng cách chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có chi phí thấp

Kinh tế Hàn Quốc đã có sự phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997 Nền kinh tế Hàn Quốc sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục tăng trưởng vững chắc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng gấp 2,4 lần từ 702,71 tỷ USD vào năm 2003 lên 1673,92 tỷ USD vào năm 2022 Quy mô kinh tế ngày càng mở rộng đã đưa kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 12 trên thế giới Ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc cao ở mức 4 - 5% mỗi năm

Hình 4.2-3: GDP hiện hành của Hàn Quốc giai đoạn 2003-2022

GDP hiện hành (tỷ USD)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Kết quả được thống kê bằng phần mềm STATA-17 Bảng dưới đây khái quát số biến quan sát của biến phụ thuộc và 8 biến độc lập (160 biến quan sát), giá trị trung bình của mỗi biến được biểu hiện qua cột Mean, giá trị độ lệch chuẩn ở cột Std.dev, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biến được thể thể hiện lần lượt ở cột Min và Max Bảng kết quả chi tiết dưới đây:

Bảng 5.1-1: Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Variable Obs Mean Std dev Min Max lnFDI 160 7.042234 1.310841 3.342862 9.337739 lnGDP 160 7.174636 1.600559 4.581353 10.14497 lnGDP_vn 160 5.078437 7237227 3.677566 6.013226 lnOpenness 160 3061269 1445606 0649326 5990917 lnLabor 160 17.74143 0950781 17.54661 17.83999 lnEx_rate 160 6.153368 2.361765 2.184815 10.05496 lnInflation 160 1.607675 8006071 -.4601311 3.140501

Nguồn: Thống kê bằng phần mềm STATA-17

Kiểm định và đánh giá thang đo

Bảng 5.2-1: Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Item Obs Sign Item-test correlation

Average interitem covariance alpha lnGDP 160 + 0.5675 0.4274 1261428 0.6530 lnGDP_vn 160 + 0.5107 0.4571 1745787 0.7002 lnOpenness 160 + 0.5850 0.5679 2276267 0.6571 lnLabor 160 + 0.4754 0.4622 2376951 0.6978 lnEx_rate 160 + 0.5796 0.4963 1453923 0.6506 lnInflation 160 - 0.4403 0.4161 1847864 0.7143

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo Theo đó, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item-rest correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6

Qua kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho từng thang đo ở bảng 1, độ tin cậy của

8 thang đo thành phần (160 biến quan sát) có hệ số alpha từ 0.6530 đến 0.7143, đều lớn 0.6, hệ số tương quan biến tổng (Item-rest correlation) đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ các thang đo của các thành phần này đều có độ tin cậy cao Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.7222 > 0.7, không có trường hợp nào hệ số Cronbach’s Alpha thành phần bé hơn 0.7 và lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo để làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0.7222 nên tất cả các biến đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong các phân tích nhân tố tiếp theo

5.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

• Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) và KMO

Bảng 5.2-2: Bảng kết quả kiểm định Barlett và KMO

Determinant of the correlation matrix

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

Chỉ số KMO = 0.675 thỏa mãn yêu cầu (0.5 < KMO < 1), giá trị KMO được chấp nhận vì giá trị sig của kiểm định Bartlett = 0.000 < 5% Như vậy, dữ liệu để phân tích các nhân tố khám phá đối với các biến độc lập là hoàn toàn thích hợp

Kết quả kiểm định Barlett’s là 963.950 với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05,( bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố

• Hệ số tải nhân tố, trị số Eigenvalue và tổng phương sai trích

Bảng 5.2-3: Bảng kết quả kiểm định hệ số tải nhân tố, trị trị số Eigenvalue và tổng phương sai trích

Factor analysis/correlation Number of obs = 160 Method: principal-component factors Retained factors = 3 Rotation: (unrotated) Number of params = 21

Factor Eigenvalue Difference Proportion Cumulative Factor1 3.17366 1.65276 0.3967 0.3967

LR test: independent vs saturated: chi2(28) = 970.15 Prob>chi2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Nhìn vào kết quả bảng trên, với điểm dừng khi trích các yếu tố, giá trị Eigenvalue 1.39335 > 1 dừng lại ở nhân tố thứ 3, tức là 8 biến số được đưa vào phân tích được chia thành 3 nhóm nhân tố, với tổng phương sai trích (Cumulative) bằng 0.7610 > 0.5 phù hợp với yêu cầu của lý thuyết Các nhân tố này giải thích được 76.1% biến thiên của dữ liệu Theo lý thuyết của Hair và cộng sự (1998), dữ liệu trên có ý nghĩa thiết thực

• Bảng ma trận nhân tố xoay

Bảng 5.2-4: Bảng kết quả phân tích bảng nhân tố xoay

Factor analysis/correlation Number of obs = 160 Method: principal-component factors Retained factors = 3 Rotation: orthogonal varimax (Kaiser on) Number of params = 21

Factor Variance Difference Proportion Cumulative

LR test: independent vs saturated: chi2(28) = 970.15 Prob>chi2 = 0.0000 Rotated factor loadings (pattern matrix) and unique variances

Variable Factor1 Factor2 Factor3 Uniqueness lnGDP 0.8472 0.2639 lnGDP_vn 0.8809 0.0836 lnOpenness 0.8637 0.1502 lnLabor 0.9123 0.0778 lnEx_rate 0.8677 0.2469 lnInflation -0.5017 0.5442

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Ta thấy, ma trận xoay nhân tố bị xáo trộn lộn xộn, không hội tụ phần lớn các biến trong các nhóm ban đầu, số nhân tố mới hình thành quá nhiều và thang mới chỉ gồm 2, 3 biến từ nhiều biến ở các nhóm khác hội tụ thành Đây thực sự là một vấn đề không ổn

Việc khám phá nhân tố mới như: tăng/giảm nhân tố hoặc có biến nhóm này nhảy sang nhóm khác nhưng số lượng biến nhảy ít, số nhân tố mới hình thành, số nhân tố cũ mất đi ở tỷ lệ thấp so với tổng số nhóm hiện có và thang đo ban đầu các nhóm không có sự thay đổi quá lớn hoặc các thang đo mới có thể định nghĩa lại một cách hợp lý có thì có thể áp dụng các quy tắc loại biến biến xấu trong EFA và quy tắc đặt tên biến mới để kết luận các thang đo mới

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên nhóm chưa thể xử lý được hết lỗi trong mô hình, khiến cho ma trận xoay nhân tố không hội tụ Đây là một thiếu sót mà nhóm đang mắc phải và chưa tìm được hướng giải quyết Vì vậy, đây là một điểm hạn chế của nghiên cứu lần này của nhóm nghiên cứu.

Phân tích tương quan Pearson

Bảng 5.3-1: Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson lnFDI lnGDP lnGDP_vn lnOpen~E lnLabor lnTygia lnLP_gia lnFDI 1.0000 lnGDP 0.6304 1.0000

Crisis_dummy NEWGEN_FTA Crisis_dummy 1.0000

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Phân tích tương quan (Pearson) cho thấy sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy Hệ số tương quan Pearson (r) dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Trong phân tích tương quan, bên cạnh kiểm định mối liên hệ giữa các biến, giá trị sig cho biết mối quan hệ giữa các biến có ý nghĩa thống kê hay không Bảng trên đây cho thấy: Hệ số tương quan Pearson tuyệt đối của 8 yếu tố giải thích (biến độc lập) với biến phụ thuộc lnFDI đều nằm trong khoảng [0.1076-

0.6304] chứng minh các biến độc lập đều có mối tương quan với biến phụ thuộc, có mối liên hệ cả thuận chiều và ngược chiều với nhau Các biến số trong mô hình đều tương quan và có ý nghĩa thống kê với giá trị sig < 0.05

Sau khi phân tích nhân tố, phân tích tương quan, có 08 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc được đưa vào kiểm định mô hình Phân tích hồi quy sẽ xác định câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu, đồng thời xem xét mô hình được thiết lập có đạt yêu cầu hay không.

Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 5.4-1: Bảng kết quả phân tích hồi quy đa biến

Source SS df MS Number of obs = 160

Total 273.210227 159 1.71830331 Root MSE = 70703 lnFDI Coefficient Std err t P>|t| [95% conf interval] lnGDP 1425927 0513543 2.78 0.006 041127 2440584 lnGDP_vn 1.800393 7623466 -2.36 0.019 -3.306636 -.2941493 lnOpenness 1.520018 8896652 1.71 0.043 -.2377817 3.277817 lnLabor 21.95947 5.732936 3.83 0.000 10.63234 33.2866 lnEx_rate -.279258 0342167 -8.16 0.000 -.3468634 -.2116526 lnInflation 3558427 1045276 3.40 0.001 1493171 5623683

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Trước khi đi vào phân tích, cần kiểm tra kết quả có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan hay không Ta có kết quả của 2 kiểm định trên như sau:

Bảng 5.4-2: Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Ta thấy, giá trị Prob > chi2 = 0.0632 > 0.05 nên mô hình POOL không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 5.4-3: Bảng kết quả kiểm định tự tương quan

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Nhìn vào bảng trên, xét giá trị của Prob > F = 0.0636 lớn hơn 0.05 nên mô hình POOL không xảy ra hiện tượng tự tương quan

Như vậy, mô hình hồi quy POOL không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan Vì vậy, mô hình hồi quy POOL hoàn toàn có thể sử dụng được

Ta có kết quả của mô hình hồi quy POOL như sau:

Bảng 5.4-4: Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy POOL

Source SS df MS Number of obs = 160

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Ta thấy giá trị của R 2 bằng 0.7422 = 74.22%, có nghĩa là mô hình có độ chính xác là 74.22%, giá trị R 2 hiệu chỉnh bằng 0.7195 = 71.95%, điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 71.95% sự biên thiên của biến phụ thuộc LnFDI Như vậy, 29.05% sự biến thiên của biến phụ thuộc do các biến ngoài mô hình gây ra

Hệ số Sig của kiểm định F có giá trị Prob > F = 0.000 < 5% tức là kết quả của mô hình có thể suy rộng cho tổng thể mẫu, điều đó đồng nghĩa với việc số lượng mẫu mà được phân tích, khảo sát mang tính đại diện cho tổng thể mẫu

Bảng 5.4-5: Bảng kết quả phân tích mô hình hồi quy POOL lnFDI Coefficient Std err t P>|t| [95% conf interval] lnGDP 1425927 0513543 2.78 0.006 041127 2440584 lnGDP_vn 1.800393 7623466 -2.36 0.019 -3.306636 -.2941493 lnOpenness 1.520018 8896652 1.71 0.043 -.2377817 3.277817 lnLabor 21.95947 5.732936 3.83 0.000 10.63234 33.2866 lnEx_rate -.279258 0342167 -8.16 0.000 -.3468634 -.2116526 lnInflation 3558427 1045276 3.40 0.001 1493171 5623683

Nguồn: Kết quả tính toán bằng phần mềm STATA-17

Nhìn vào bảng kết quả, ta có phương trình POOL như sau:

LnFDI = 0.1425927 * LnGDP + 1.800393 * LnGDP_VN + 1.520018 * LnOpenness + 21.95947 * LnLabor – 0.279258 * LnEx_rate + 0.3558427 * LnInfaltion + 0.4209196 * Crisis_dummy + 0.0187512 * Newgen_FTA - 373.8815

Từ kết quả phân tích mô hình POOL ở bảng trên, nhóm nhận thấy các biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê, dấu tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là tương đồng với kỳ vọng, tuy nhiên vẫn có những biến cho ra kết quả khá bất ngờ khi đi ngược lại với dự đoán và một số nghiên cứu trước đây

Thứ nhất, quy mô kinh tế của các nước có vốn đầu tư tại Việt Nam có tác động cùng chiều đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ở mức ý nghĩa 5% Cụ thể, khi GDP của các nước đầu tư vào Việt Nam tăng 1 lần thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng lên 0.1425927 lần Kết quả này phù hợp với cả lý thuyết và thực tiễn với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung Bởi quy mô kinh tế của các nước càng lớn thì mới đẩy mạnh việc đi đầu tư ra nước ngoài, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Vì thế, khi quy mô nền kinh tế của quốc gia đi đầu tư càng tăng thì lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng càng tăng

Thứ hai, quy mô kinh tế của Việt Nam có tác động cùng chiều đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Kết quả cho thấy rằng, GDP của Việt Nam tăng lên 1 lần thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên 1.800393 lần Quy mô thị trường với đại lượng đại diện là GDP là một yếu tố quan trọng đối với Việt Nam khi nó có tác động tích cực đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Các nước đầu tư, với mục tiêu tìm kiếm và khai thác hiệu quả môi trường đầu tư, luôn coi GDP là một yếu tố đáng để đặt lên bàn cân để quyết định đầu tư FDI tại Việt Nam Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nền kinh tế đang phát triển nổi bật trong khu vực Cùng với đó, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh cũng không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người dân cao và đa dạng mang lại cơ hội sinh lời cao cho các nhà đầu tư nước ngoài Điều này đã tạo cơ hội cho nước chủ nhà Việt Nam thu hút được một lượng vốn FDI ổn định qua các thời kỳ, bất chấp những biến động về xã hội, kinh tế hay chính trị Các nghiên cứu trước đây như (Hans-Rimbert Hemmer, 2002), (Jadhav, 2012), (Mai Thu Hien, 2016), (Erdal Demirhan, 2008), cũng đã chỉ ra rằng, GDP là một trong những yếu tố quyết định đến sự phân bổ nguồn vốn FDI của các quốc gia, có tác động tích cực đến thu hút FDI vào các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Thứ ba, mức độ mở cửa thương mại có tác động cùng chiều đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam Khi mức độ mở cửa thương mại của Việt Nam tăng lên 1 lần thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên 1.520018 lần Kết quả này đều phù hợp với lý luận và thực tiễn, vì khi mức độ mở cửa thương mại lớn, nó thường đi kèm với việc giảm thuế và các ràng buộc thương mại cùng với các chính sách và quy định cởi mở hơn để tăng quy mô của khu vực ngoại thương của nền kinh tế, từ đó tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, giảm rào cản các thương mại,… Nhiều nghiên cứu cũng đồng ý với kết quả này như Islam (2023), Ang (2008), Khamphengvong và cộng sự (2018),…

Thứ tư, quy mô lao động có tác động cùng chiều đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Biến quy mô lao động cũng là biến có tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc bởi vì có hệ số hồi quy là lớn nhất trong mô hình Việt Nam với ưu thế là quốc gia có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, đồng thời giai đoạn này cũng đang ở trong thời điểm dân số vàng tại Việt Nam, điều này là một điểm sáng cho Việt Nam, là một ưu điểm để thu hút FDI chất lượng từ các nước đối tác lớn, yếu tố tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam Kết quả của số liệu cho thấy rằng, quy mô lao động với đại lượng đại diện là số người trong độ tuổi tăng lên 1 lần thì FDI tăng lên 21.095947 lần Kết quả cũng được đồng tình với các nghiên cứu trước đó như FDI Klaus E Meyer và Nguyễn Hùng Võ (2005), (Hans-Rimbert Hemmer, 2002),…

Thứ năm, tỷ giá giữa đồng tiền nước đi đầu tư so với Việt Nam đồng tác động ngược chiều đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Theo kết quả trên, khi tỷ giá này tăng 1 lần, FDI mà Việt Nam nhận được giảm 0.279258 lần Kết quả này cũng trái với kỳ vọng của nhóm, nhưng đối chiếu với những nghiên cứu trước đó cùng với những thông tin khác, chúng ta có thể giải thích rằng, tỷ giá tiền tệ tăng có thể dẫn đến sự giảm giá trị của tiền tệ nội địa so với tiền tệ nước ngoài, làm giảm lợi ích của việc đầu tư vào nước đó Tỷ giá tăng cũng có thể làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp địa phương khi mua hay nhập khẩu nguyên liệu hoặc máy móc, đồng thời làm giảm giá trị đầu tư của các công ty nước ngoài do biến động tỷ giá Vấn đề này có thể dẫn đến sự không chắc chắn về lợi ích kinh doanh trong nước, khiến các nhà đầu tư nước ngoài chần chừ và trì hoãn hoặc giảm quy mô các dự án đầu tư trực tiếp vào nước đó Do đó, dòng vốn FDI chảy vào nước nhận đầu tư có thể giảm khi tỷ giá tăng Một số nghiên cứu đồng ý với ý kiến tỷ giá tăng làm kìm hãm FDI như nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Kim Liên (2019), Takagi và Shi (2011), Froot và Stein (1991)

Thứ sáu, chỉ số lạm phát giá tiêu dùng có tác động cùng chiều với dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam Cụ thể, khi chỉ số lạm phát giá tiêu dùng tăng 1 lần thì dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng 0.3558427 lần Nhìn vào diễn biến thay đổi của chỉ số lạm phát giá tiêu dùng, ta thấy rằng lạm phát của Việt Nam được kiểm soát khá tốt khi đã kiểm soát và kìm chế mức lạm phát cao khi chỉ số này lên cao vào những năm 2008 đến 2012 rồi duy trì ổn định đến 2022 Vì thế, nếu lạm phát ở mức vừa phải và ổn định, thay vì cao và không ổn định, điều đó có thể không ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài có thể điều chỉnh kỳ vọng của họ khi đầu tư vào Việt Nam Với những chính sách của Chính phủ để kiểm soát và duy trì kinh tế vĩ mô đã thực hiện trong giai đoạn qua, các nhà đầu tư đã vẫn tin tưởng lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho các nguồn FDI

Các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam vào các nhà máy sản xuất, sau đó xuất ra thành phẩm bán cho thị trường trong nước, kết hợp với lạm phát giá tiêu dùng cao thì các nhà đầu tư sẽ gia tăng tài sản vì số tiền của nhà đầu tư nước ngoài đổi ra Việt Nam đồng nhiều hơn Ngoài ra, các nước đối tác đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu sản xuất sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba, đồng tiền Việt Nam bị mất giá trị làm tăng FDI vì hàng hóa xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ trở nên rẻ hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận cho nhà đầu tư

Việt Nam có nhiều lợi thế vượt xa tác động tiêu cực của lạm phát giá tiêu dùng (như tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chi phí lao động thấp, các chính sách hợp lý…) phần nào cũng đã giúp cho các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận vấn đề lạm phát để đổi lấy cơ hội hợp tác và tạo ra lợi nhuận tại thị trường Việt Nam

Thứ bảy, khủng hoảng kinh tế - chính trị có tác động cùng chiều với dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam Theo kết quả nhận được, biến khủng hoảng kinh tế - chính trị tăng 1 lần thì dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng lên 0.4209196 lần Điều này có thể giải thích rằng, những cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị ảnh hưởng tiêu cực đến một số ngành nghề nhưng lại có tác động tích cực đến một số ngành nghề khác Cụ thể rằng, với đại dịch COVID – 19 diễn ra bắt đầu từ 2019, những ngành nghề bị ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như bán lẻ, bất động sản, xây dựng, ngân hàng, nông nghiệp,…Tuy nhiên, nhiều nhóm ngành lại hưởng được lợi ích đáng kể khi thu hút FDI nước ngoài, thời kỳ này chứng kiến những thương vụ FDI nở rộ trong thương mại điện tử, chứng khoán, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo,

… Một số thương vụ lớn có thể kể đến như dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD, dự án LG Display Hải Phòng của Hàn Quốc vào năm 2021 của nhà đầu tư Hàn Quốc điều chỉnh tăng vốn 1.4 tỷ USD Tương tự với những cuộc khủng hoảng khác như khủng hoảng năng lượng bắt đầu tư 2003, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành như năng lượng, công nghiệp sản xuất, giao thông vận tải, du lịch… nhưng lại có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào các ngành năng lượng thay thế, năng lượng hạt nhân,…

Vì vậy, nhìn chung lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tăng khi xảy ra những cuộc khủng hoảng lớn có thể được giải thích như trên

Khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam để thu hút FDI hiệu quả trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới

Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia, tăng quy mô nền kinh tế, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng kinh tế trong khu vực và trên thế giới để tăng mức độ hấp dẫn thu hút đầu tư

Tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng để thu hút FDI hiệu quả, vì nó cho thấy năng lực và tiềm năng của một quốc gia trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước, đồng thời khắc phục các hạn chế về cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng xanh, tinh giản quy trình hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, cải thiện môi trường đầu tư minh bạch và thông thoáng hơn, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động, Ngoài ra cần chú trọng thúc đẩy xuất khẩu, duy trì thặng dư thương mại bền vững

Thứ hai, tận dụng tốt lợi thế cơ cấu dân số vàng, Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích sinh con giúp quốc gia tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý nhằm mục đích để có thể kéo dài thời gian cơ cấu dân số vàng, làm chậm quá trình già hóa dân số Bên cạnh đó, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động

Việt Nam đang chứng kiến giai đoạn dân số vàng với tỷ lệ công dân trong độ tuổi lao động rất cao Chính phủ cần tận dụng giai đoạn này để phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt trong những ngành cần nhiều lao động, ngành nghề có giá trị gia tăng cao, xây dựng thể chế chính sách để phát huy hiệu quả từ lực lượng lao động, tạo một ưu điểm vững chắc để thu hút FDI từ các nước đối tác Tuy nhiên, trong tương lai sắp tới, Việt Nam sẽ trải qua già hóa dân số, Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích sinh con giúp quốc gia tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý nhằm mục đích để có thể kéo dài thời gian cơ cấu dân số vàng, làm chậm quá trình già hóa dân số Nhiều bài học về vấn đề dân số và lao động mà Việt Nam có thể áp dụng như kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đào tạo đầy đủ và toàn diện về mọi mặt để có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ ba, phát triển tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát và duy trì lạm phát tiêu dùng ở một mức độ hợp lý

Các bộ, ngành, địa phương bám sát thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ về điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá Trong đó, theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương bảo đảm nguồn cung, bảo đảm cân đối cung cầu trong nước Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đảm đảm các cân đối lớn của nền kinh tế Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện, bình ổn giá xăng dầu…), các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung

Thứ tư, cần có những biện pháp giữ ổn định tỷ giá và duy trì giá trị VND giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô

Tỷ giá giống như một cái huyệt quan trọng của cơ thể, có tác động nhiều chiều đến kinh tế vĩ mô nói chung và thu hút FDI nói riêng Vì vậy, Chính phủ và các cấp ban ngành cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ, thị trường vàng tự do để ngăn chặn đầu cơ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa, xóa bỏ hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do; thực hiện chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối tượng, kể cả nghiên cứu thẩm định kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại tệ ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia Những chính sách tiền tệ cần thực hiện khéo léo, linh hoạt để đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế, đồng thời tác động vào tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia, điều này không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị, thường phải mất nhiều thời gian mới củng cố, cải thiện được

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác và quan hệ hợp tác thương mại, giao thương với thế giới để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng điểm mạnh, đảm bảo quy mô tương đối của khu vực ngoại thương trong nền kinh tế ở mức hợp lý

Chính phủ và các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và mở rộng các thị trường mới, ký kết các thỏa thuận thương mại tự do để tạo ra cơ hội tiếp cận cho các sản phẩm xuất khẩu Đồng thời, việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cũng rất quan trọng Bằng cách khuyến khích doanh nghiệp phát triển các loại sản phẩm từ nông sản đến hàng công nghiệp và dịch vụ, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cường sức hấp dẫn trên thị trường quốc tế Ngoài ra, tăng cường chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu cũng là một chiến lược quan trọng Việc cải thiện quy trình sản xuất, đào tạo lao động chất lượng cao và áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế Cuối cùng, việc xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác với các đối tác thương mại quốc tế cũng cần được thúc đẩy Bằng cách này, chúng ta có thể tận dụng lợi thế từ các mối quan hệ hợp tác để mở rộng thị trường, tăng cường năng lực xuất khẩu và đảm bảo sự ổn định của khu vực ngoại thương trong nền kinh tế Việt Nam

Thứ sáu, Chính phủ cần xây dựng chiến lược mới về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các FTA trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, tập trung triển khai có hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là triển khai kế hoạch thực thi các FTA thế hệ mới, để hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung

Việt Nam cần tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại, trong đó tập trung vào việc đẩy nhanh đàm phán ký kết hiệp định thương mại với các thị trường còn là tiềm năng (UAE, EFTA, Mercosur…) Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ cho hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Thứ bảy, liên tục cập nhật tình hình kinh tế chính trị trong nước và quốc tế, cần có những dự đoán kịp thời và xây dựng kịch bản đối phó với những khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam để giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực

Các cơ quan chức năng cần liên tục theo dõi và phân tích thông tin từ các nguồn tin tức kinh tế chính trị trên thế giới cũng như trong nước Điều này bao gồm việc theo dõi biến động trên thị trường tài chính, chính sách của các quốc gia lớn có ảnh hưởng, và các sự kiện địa phương có thể gây ra biến động kinh tế, đưa ra những dự đoán ban đầu về biến động trên thị trường chứng khoán, thay đổi trong chính sách thuế và chính sách tài khóa của các quốc gia, cũng như các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư FDI vào Việt Nam Từ đó, có những chính sách đối phó kịp thời để tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực kìm hãm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần thay đổi quan điểm trong định hướng chính sách thu hút FDI giai đoạn tới, trong đó thay vì chỉ chú trọng về số lượng, quy mô vốn thì nên chuyển thành thu hút có chọn lọc các dự án FDI gắn với công nghệ cao, bảo vệ môi trường, tạo được hiệu ứng lan tỏa lớn, qua đó không những tăng về số lượng mà còn cải thiện cả chất lượng của FDI trong giai đoạn tới

Thứ nhất, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực ở nhiều khía cạnh, từ kỹ thuật, công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý, hay nâng cao chuẩn mực quản trị, kinh doanh Chỉ khi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến liên kết hợp tác, đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ

Đánh giá nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

6.2.1 Những điểm mới của nghiên cứu a Về mặt lý luận

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã tổng hợp được các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài và đưa ra nhận xét về những công trình đã công bố Từ đó, xác định được những khoảng trống cần tiếp tục hoàn thiện, những nội dung cần nghiên cứu chuyên sâu, xác định được mục tiêu và đối tượng nghiên cứu phù hợp

Thứ hai, bài nghiên cứu đã đóng góp thêm quan điểm về thu hút, kích thích vốn đầu tư FDI từ các nước phải từ 3 góc độ gồm từ phía đối tác, từ phía Việt Nam và các yếu tố đến từ bên ngoài

Thứ ba, bài nghiên cứu đã phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới vào một quốc gia gồm 8 yếu tố: GDP nước đi đầu tư, GDP Việt Nam, độ mở thương mại của Việt Nam, quy mô lao động của Việt Nam, tỷ giá của đồng tiền nước đi đầu tư với Việt Nam đồng, các khủng hoảng kinh tế - chính trị ảnh hưởng đến dòng chảy FDI và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tính đến năm 2022 b Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, bài nghiên cứu góp phần mô tả khái quát thực trạng FDI hiện nay từ các nước đối tác chính trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới Bài nghiên cứu đã phân tích, xác định và đánh giá được chiều tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Thứ hai, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới thông qua hệ thống tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động, bài nghiên cứu đã giải thích được những lý do tác động của các yếu tố Các nhận định, đánh giá của bài nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu khác có cái nhìn tổng thể, đầy đủ và toàn diện hơn về thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ký kết và thực thi các FTA thế hệ mới

Thứ ba, từ thực trạng đó kết hợp với kết quả nghiên cứu trên, bài nghiên cứu đã đề xuất các quan điểm, giải pháp cho chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa và gia tăng hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam

Thứ tư, kết quả chất lượng của bài nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác, cơ quan quản lý Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước Bài nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung tại các trường đại học và cao đẳng

6.2.2 Hạn chế của nghiên cứu

Về thời gian thực hiện nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện trong 5 tháng, khoảng thời gian tương đối hạn chế nên nhóm nghiên cứu còn nhiều vấn đề chưa thể nghiên cứu sâu và kỹ hơn nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến FDI trong bối cảnh thực thi FTA thế hệ mới

Số lượng mẫu là khá ít (8 quốc gia trong giai đoạn 20 năm), điều này có thể dẫn đến việc mẫu không đại diện được toàn bộ quần thể, ảnh hưởng đến tính chính xác, kỳ vọng của nhà nghiên cứu và khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào quy mô lớn hơn Hạn chế này có thể làm mất đi tính tổng quát và khả năng khẳng định của nghiên cứu

Về tính khách quan của nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng bởi những quan điểm cá nhân và giới hạn về góc nhìn hoặc phương pháp tiếp cận, từ đó làm giảm tính khách quan của nghiên cứu

Về thu thập dữ liệu nghiên cứu, bài nghiên cứu đánh giá tác động các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới, trong đó khả năng thu hút vốn FDI bao gồm nhóm rất nhiều các nhân tố về kinh tế thuần túy, thể chế chính sách và hiệu ứng quần tụ doanh nghiệp Với nguồn lực hạn chế của một bài nghiên cứu khoa học sinh viên, nhóm nghiên cứu mới chỉ đưa vào mô hình một số biến dễ lượng hóa và có nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Số liệu thứ cấp do hạn chế về mặt thông tin nên được nhóm lấy từ các nguồn không đồng nhất dẫn đến ảnh hưởng nhỏ đến kết quả số liệu thu được Đồng thời, có một vài kết quả không đúng như kỳ vọng ban đầu của nhóm

Về kiểm định nghiên cứu, vì lý do thời gian và nguồn lực có hạn, nhóm chưa thể xử lý được hết lỗi trong mô hình, khiến cho ma trận xoay nhân tố không hội tụ Đây là một thiếu sót đáng tiếc khi kiểm định mô hình nghiên cứu trước khi cho ra kết quả

Về kết quả nghiên cứu, một số nhân tố sau khi xử lý, phân tích bằng phần mềm Stata có kết quả không tương đồng với cơ sở lý thuyết, trái ngược với các nghiên cứu trước đó hay kỳ vọng của nhóm nghiên cứu Điều này có thể xuất phát từ hai yếu tố là do tính chất số liệu thứ cấp của nhóm nghiên cứu thu thập từ nhiều nguồn và số lượng biến quan sát trong nghiên cứu chưa đủ lớn

6.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Mở rộng phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu có thể tìm cách mở rộng phạm vi để bao gồm nhiều quần thể và trường hợp hơn, từ đó tăng cường tính đa dạng của mẫu và đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ quần thể Điều này có thể bao gồm cả việc xem xét mở rộng các khu vực địa lý khác nhau, tăng số nước nghiên cứu, các ngành công nghiệp cụ thể hay các yếu tố văn hóa, chính trị khác, hay tăng khoảng thời gian khảo sát lên nhiều năm hơn để thấy được sự thay đổi rõ ràng hơn qua từng thời kỳ

Mở rộng mô hình nghiên cứu: Bổ sung thêm nhiều nhân tố khác có tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w