1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Lựa chọn giáo trình giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên của Trường Đại học Luật Hà Nội

137 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌI ey

BỘ MON NGOẠI NGU #

CAP KHOA

LUA CHON GIAO TRINH

GIANG DAY NGOAI NGU CHO SINH VIEN KHONG CHUYEN CUA

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

Trang 2

MỤC LỤC

Đánh gia tinh hình sw dung giáo trình han ngữ Boya cho sinhviên không chuyên Trường Dai hoc Sư phạm Hà Nội

ThS.Nguyễn Thanh Huyền Truong Đại học Sự phạm Hà Nội Giáo trình trong giảng dạy tiếng Nga cơ sở tại Trường Đại học Ngoại thương

TS.Nguyễn Thị Kim Anh

Truong Đại học Ngoại thương

Đánh giá sự phù hợp của giáo trình English File Pre-intermediatedành cho sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Luật HàNội

GV Vũ Thị Việt AnhBộ môn Ngoại Ngñũ- Trường Đại học Luật Hà Nội

“English File (Pre- intermediate)” — Khảo sát những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học đối với sinh viên không chuyên Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS.Phạm Thị HạnhBộ môn Ngoại ngũ- Trường Đại học Luật Ha Nội

Giáo trình tiếng Nga tại một số trường dai học và đề xuất về việc sử dụng giáo trình tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Đỗ Thị Tiến Mai Bộ môn Ngoại ngtt- Truong Đại học Luật Hà Nội

68

Trang 3

"Hoexa.n! (let’s go!)" những thuận lợi và khó khăn trong dạy -học và thi chuẩn đầu ra tiếng Nga tại Trường Đại -học Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Thị Nhàn

Bộ môn Ngoại ngũ- Truong Đại học Luật Hà Nội77

Tiêu chí lựa chọn giáo trình giảng day môn tiếng Trung tại Trường Đại học Luật Hà Nội và một số đề xuất

ThS.Pham Thị Phương Nhung

Bộ môn Ngoại ngũ- Trường Đại học Luật Ha Nội88

10 Lựa chọn sách tham khảo cho học phần tiếng Anh dành cho sinh viên không chuyên đáp ứng chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS.Đào Thị Tâm & ThS.Trần Thị Thương Bộ môn Ngoại ngtt- Truong Đại học Luật Hà Nội

lãi Chiến lược điều chỉnh giáo trình của giảng viên trong giảng dạy ngoại ngữ cho đối tượng sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

ThS Nguyễn Thu Trang

Bộ môn Ngoại ngtt- Trường Đại học Luật Ha Nội

12 Lựa chọn giáo trình tiếng Pháp cho sinh viên không chuyên ở Trường Đại học Luật Hà Nội -Thực trạng và đề xuất

GV.Nguyễn Trường Giang

Bộ môn Ngoại ngũ- Trường Đại học Luật Ha Nội

123

Trang 4

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ BOYA CHO

SINH VIÊN KHÔNG CHUYEN TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HÀ NỘI

ThS.Nguyễn Thanh Huyền! Truong Đại học Su phạm Hà Nội

TOM TAT:

Chất lượng giảng day của cơ sở đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào giáo trình, tài liệu được đưa vào sử dung trong qua trình đào tạo Thực tế giảng day đã cho thay, một cuồn giáo trình hay sẽ trở thành công cụ hữu ích hồ trợ cả người day và người học trong quá trình truyền thụ, cũng như lĩnh hội kiến thức Nói khác đi, giáo trình là một thành to vô cùng quan trọng, có thé ví như một chìa khóa mở cửa tri thức, nhất là giáo trình ngoại ngữ Dù học ở trình độ nào, nhu cầu ra sao cũng không thé không có người bạn dong hành là cuốn giáo trình Bài viết muốn nhìn lại qua trình 9 năm sử dụng giáo trình Hán ngữ Boya trong giảng dạy tiếng Trung với tu cách ngoại ngữ thứ hai, cùng với việc đánh giá những mặt mạnh cũng như những hạn chế của bộ giáo trình, đồng thời đưa ra một số biện pháp khắc phục phù hop, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Trung cho sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Từ khóa: Gido frình Han ngữ Boya, đánh gia tình hình sử dụng, sinh viên không chuyên I Đặt vấn đề

Như chúng ta đều biết, giáo trình là một trong ba yếu tố cơ bản — giáo trình, người dạy, người học dé qua trinh day hoc co thé dién ra Dé khang dinh yếu tô nào quan trọng hơn yếu tố nao trong ba yếu tố trên là điều rất khó, bởi chúng có mối quan hệ bồ trợ lẫn nhau Tuy nhiên, giáo trình là yếu tố sẽ tác động đến cả hoạt động của hai yếu tố còn lại Nói khác đi, giáo trình chính là phần cứng của cỗ máy PC day học, trong khi người học đóng vai trò là phần mềm ứng dụng và người dùng Còn người day có thé ví như hệ điều

hành của cỗ máy đó.

Giáo trình giảng dạy cho sinh viên không chuyên tiếng Trung được Bộ môn tiếng Trung Quốc lựa chọn giảng dạy trong 12 năm thành lập đến năm học 2021- 2022 là : Giáo trình Hán ngữ (bộ 6 quyền), giáo trình Hán ngữ Boya (phiên bản 1), giáo trình Hán ngữ Boya (phiên bản 2), trong đó bản tiếng Việt của giáo trình Hán ngữ Boya (phiên bản 2) được sử dụng lâu nhất trong ba cuốn (từ năm 2016- 2021) Vì vậy trong bản tham

! Giảng viên Bộ môn tiếng Trung Quốc Tel: 0903415836 Email: thanhhuyen0409@gmail.com

Trang 5

luận này, tác gia chỉ tập trung vào các nội dung xoay quanh cuốn (HEME) WAR #7 FS I (GB —-]Ñ) (tên tiếng Việt được dịch ra là Giáo trình Hán ngữ Boya sơ cấp, phiên bản thứ hai Đây chính là quyền giáo trình đầu tiên năm trong phần Sơ cấp của bộ giáo trình và là giáo trình được sử dụng xuyên suốt trong 3 học phan tiếng Trung Quốc dé giảng day cho sinh viên không chuyên Vi vậy, bài viết tập trung vào việc đánh giá tình hình sử dụng giáo trình hiện dang được dùng để giảng dạy cho đổi tượng sinh viên không chuyên tiếng Trung với tư cách ngoại ngữ thứ hai, đánh giá những mặt mạnh cũng như những hạn chế để từ đó tìm ra giải pháp phát huy toi da các wu điểm của giáo trình.

II Đánh giá tong thé về giáo trình Hán ngữ Boya Sơ cấp (phiên bản thứ hai) Nếu như công việc biên soạn hay lựa chọn giáo trình cần phải tuân thủ một số nguyên tac hay tiêu chuẩn nhất định, thì việc đánh giá giáo trình cũng phải dựa trên một số tiêu chí nhất định như: tính hứng thú, tính phù hợp, tính thực dụng, tính khoa học Giáo trình Hán ngữ Boya hoàn toàn đáp ứng được những nguyên tắc thiết kế này.

Lý do Bộ môn tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, quyết định sử dụng giáo trình Hán Ngữ của các tác giả Lý Hiéu Kỳ, Nhậm Tuyết Mai, Dư Xương Nghi ( bản quyền thuộc Công ty Cô phan sách MCBooks) thay thé cho giáo trình Hán ngữ là vì sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu, thảo luận và qua thực tế giảng dạy đã cho thấy những điểm nồi bật của Giáo trình Boya Hanyu sơ cấp như sau:

Giáo trình Hán ngữ Boya gây ấn tượng đầu tiên có lẽ bởi tên của nó Boya được

ghép ý từ hai từ: “FEE” (âm Hán Việt là “bác đại” — nghĩa là rộng lớn, vĩ dai) và “HL HE

” (âm Hán Việt là “điển nhã” — nghĩa là đẹp dé, nho nhã), ý muốn nói trải qua suốt chặng đường phát triển lâu đời của mình, tiếng Hán chứa đựng nhiều nét văn hóa rất đặc sắc và bản thân nó cũng đã trở thành một trong những nền văn hóa ưu tú nhất của nhân loại.

Hai là, cấu trúc các bài trong giáo trình Hán ngữ Boya tương đối khoa học, hợp lý, dễ theo dõi Một bài chia làm 04 phần chính: bài khóa, từ mới, ngữ pháp và bài tập, ngoài ra còn có thêm phan chú thích (kèm vi dụ rõ ràng) Giáo trình được biên soạn trên nguyên tắc kết hợp bộ ba: kết cau - tình huống - chức năng (444 — † št— AEA ) Nói khác đi là tác giả đặt kết cau và chức năng vào tình huống, chú trọng đến những kiến thức ngôn ngữ cơ bản, xây dựng nền tảng vững chắc cho người học ở trình độ cao hơn.

Cuốn giáo trình Hán ngữ Sơ cấp 1 được thiết kế bao gồm 6 bai ôn tập Cứ 5 bài thuộc một đơn nguyên, bài cuối cùng trong đơn nguyên đó là bài ôn tập Mỗi bài ôn tập đêu có bảng tông kết lại các trọng diém ngôn ngữ của 4 bài trước đó, các câu hội thoại

Trang 6

có sự liên kết, tái hiện từ ngữ, hiện tượng ngữ pháp của 4 bài cùng năm trong đơn

Ba là, hình thức của bản tiếng Việt của giáo trình Hán ngữ Boya rất cuốn hút, bố

cục hợp lí, có hình ảnh minh họa cho mỗi bài học Cách trình bày bài khóa hợp lý, rõ

ràng, dé nhìn Mỗi bài khóa đều có phan tranh vẽ minh họa rõ ràng, sinh động, giúp cho giáo viên dé dang dẫn dắt bài giảng, giúp cho sinh viên hình dung cụ thé về ngữ cảnh của bài khóa trước và trong khi đọc, rất hữu ích trong việc hiểu và ghi nhớ bài khóa một cách nhanh chóng hơn.Bồ cục giữa các phần rõ rang Sách được in màu, trình bày đẹp mắt, khoa học, nổi bật những điểm cần chú ý, giúp người học dé dàng khi lĩnh hội va tra cứu ôn tập.

Bồn là, lượng từ vựng và kiến thức ngữ pháp của các bài học cũng nhiều hơn so

với các giáo trình khác, nhưng vẫn trong khả năng ghi nhớ, học thuộc và vận dụng của

sinh viên, sẽ tạo ra áp lực buộc sinh viên phải năm được số lượng nhiều từ vựng hơn, nâng cao vốn từ vựng cho bản thân Các từ vựng thiết kế theo chủ đề của từng bài học Quan trọng nhất là lượng từ vựng cũng như lựa chọn từ vựng của giáo trình Hán ngữ Boya bám sát theo yêu cầu và nội dung của các cấp độ đề thi HSK Chính vì vậy, về sau này, nêu có quy định bắt buộc về chuẩn đầu ra thì khi làm bài thi HSK các cấp độ, sinh viên sẽ không bị lúng túng vì gặp quá nhiều từ mới và yên tâm hơn về các kiến thức ngữ pháp cơ bản mình được trang bị trong thời gian học chính khóa Ngoài ra, cuối giáo trình có bảng từ vựng (chữ Hán, số bài mà từ xuất hiện, phiên âm, dịch nghĩa) , đồng thời có cả bảng tra cứu các trọng điểm ngôn ngữ, thuận tiện cho việc tra cứu, củng cố kiến thức Năm là, chủ đề và nội dung các bài học trong giáo trình Hán ngữ Boya đều là những chủ đề gần gũi, thân thuộc, được sắp xếp rất hợp lý từ chủ đề này nối tiếp, liên kết sang chủ đề khác, chăng hạn như từ chủ đề về chào hỏi, giới thiệu bản thân (bài 1,2,8) sang trường học (bài 4,5), cuộc sống học tập (bài 6,7,16,19), sinh hoạt, gia đình (bài 10), thời tiết (bài 11), mua sắm (bài 9, 13), sở thích Lồng ghép trong các bài học là những kiến thức về văn hóa xã hội, tạo sự hứng thú tìm hiểu cho người học Nội dung được lặp lại nhiều lần, logic giữa các bài với nhau, dễ theo dõi đời sống học tập của nhân vật cũng như bối cảnh ngôn ngữ Các bài khóa đa phan là hình thức đối thoại, tang dan độ dài ở các bài tiếp theo.

Nhìn chung giáo trình được biên soạn bài bản, theo phương pháp mới hiện đại, phù hợp với việc dạy và học tiếng Trung Quốc cho người bắt đầu tiếp xúc với tiếng

Trung Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy cho sinh viên không chuyên của trường,

giáo trình vẫn tôn tại một số van dé cần được khắc phục dé phù hợp với đối tượng học và nâng cao hiệu quả dạy học.

Trang 7

II Đánh giá tình hình sử dụng giáo trình trong 9 năm thực tiễn giảng day

1 Phát huy những wu điểm của giáo trình Hán ngữ Boya trong quá trình giảng day 1.1 Phan ngữ âm và chữ Hán

Các tác giả dành phan dau tiên của cuốn sách dé giới thiệu tong quan về ngữ âm tiếng Trung Việc sắp xếp như vậy phù hợp với khả năng tri nhận của con người và cũng rất đúng theo quan điểm dạy học hiện đại Người học được trang bị kiến thức khái quát về thanh mau, vận mẫu, cách phát âm, quy tắc viết phiên âm trước khi vào bài cu thé giúp sinh viên dé dàng tiếp nhận nội dung bài học và được ôn luyện lại mỗi bài, chứ không bị mắt thời gian vào luyện phát âm từng âm mới mỗi bài nữa Bài tập ngữ âm được biên soạn xuyên suốt trong 30 bài của giáo trình.

Ở sau phan khái quát ngữ âm, tác giả giới thiệu 28 nét cơ bản trong viết chữ Hán kèm ví dụ Bài cuối của phần bài tập là bài viết 10 chữ Hán theo mẫu trong ô vuông chữ

1.2 Phân từ mới

Có thé nói rang ưu điểm nồi bật nhất của giáo trình Hán ngữ Boya Sơ cấp quyền 1 là các từ vựng có tính thời đại, tính ứng dụng cao Vi dụ như ngay từ những bài học đầu tiên, sinh viên đã được cung cấp các từ để chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; được học các đại từ nhân xưng, danh từ để giới thiệu về được về bản thân và người khác, trường lớp, chuyên ngành Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo hứng thú, khiến cho người học có nhu cầu sử dụng các từ để vận dụng vào trong giao tiếp thực tiễn Thực tế giảng dạy cho thấy sinh viên rất hứng thú từ những bài học đầu tiên.

Chủ đề của các từ vựng rõ ràng, được khoanh vùng theo bài, cụm bài Việc thiết kế như vậy tạo điều kiện giúp sinh viên không ngừng được củng cô các từ vựng cũ, trên nên tảng đó học các từ mới Vi dụ: các bài 20, 21, 22 đều có các trường từ vựng về 6m bệnh, lồng ghép cả các nét văn hóa và cách viết đơn xin nghỉ học, Hay như bài 4 và bài 5 đều có các phương vị từ, từ chỉ địa điểm được lần lượt giới thiệu trong phần từ mới, theo quy tắc từ dễ đến khó.

Với cách sắp xếp tinh tế như vậy, trong bước củng có, thậm chí kiểm tra lại từ mới của một bài hay một nhóm bài, thay vì theo trật tự từ trong bảng từ mới, giáo viên có thê linh hoạt nhóm các từ mới lại và ôn theo chủ đề các từ vựng như sau khi học bài 4, bài 5:

Trang 8

Với việc thay thé các cách khác nhau đê sinh viên có cơ hội được củng cô va ôn tập lai từ vựng cũng sẽ góp phan tăng hiệu quả giảng dạy, tăng hứng thú học tập cho sinh viên.

Hai năm đầu khi mới sử dụng giáo trình Hán ngữ Boya gốc photo dé giảng dạy chỉ có tiếng Trung và tiếng Anh thì phần dịch nghĩa của từ mới băng tiếng Anh hầu như không có tác dụng với sinh viên không chuyên có trình độ tiếng Anh hạn chế Đây cũng là một khó khăn đối với sinh viên khi muốn chuẩn bị bài trước ở nhà Nhưng sau đó, khi công ty CP sách MCBooks in sách bản quyền bản Tiếng Việt, Bộ môn chính thức sử dụng sách in màu bản tiếng Việt của giáo trình Hán ngữ Boya để giảng dạy cho sinh viên không chuyên đến nay Sách được in dep, phan từ mới có bố sung âm Hán Việt và nghĩa tiếng Việt để phù hợp với sinh viên Việt Nam Sự thay đổi như vậy đã giúp sinh viên chủ động được trong việc chuẩn bị bài trước ở nhà mà không cần budi học trước đó giáo viên phải giới thiệu trước nghĩa tiếng Việt của từ Nói khác đi là đã phát huy được tính chủ động, tích cực của sinh viên trong học tập.

Một ưu điểm nữa của giáo trình Hán ngữ Boya là trong bảng từ mới ở mỗi bài, các soạn giả đã phân loại các từ chỉ tên người, địa danh thành một phan riêng (ở sau các từ mới chính) Sự sắp xếp này giúp người học rất thuận tiện khi học và ghi nhớ từ Bên cạnh đó, trong bảng tổng kết các từ ở cuối sách, mỗi từ mới được sắp xếp theo phiên âm, ghi rõ số bài nên giúp người học dễ dàng hơn trong khi tra từ, học và ôn tập.

Những người biên soạn giáo trình đã rất chú ý đến tần suất xuất hiện lặp lại của các từ không chỉ trong phần bài khóa, bài tập mà còn xuất hiện trong phần ví dụ của chủ điểm ngôn ngữ Các từ ngữ không chỉ được lặp lại nhiều trong một bài mà còn được sử dụng không ít ở những bài sau Ví dụ như ở bài 6 học về các số đếm trong cách nói giờ, thì ở bài 8, bài 9 các từ chỉ số đếm lại được lặp lại trong cách nói số điện thoại, số tiền Ngoài ra, có những từ mới đã từng xuất hiện ở các bài trước, nhưng đến bài sau, từ đó vẫn được đưa vào phan từ mới Sự tinh tế trong cách sắp xếp này có tác dụng rất lớn trong việc giúp người học được củng cé lại lớp nghĩa cũ của từ, đồng thời học thêm

Trang 9

lớp nghĩa mới Ví dụ từ“ 7£”xuat hiện trong bài 15, bai 18; từ“ #”xuat hiện trong bài 9,20, 21, 23 với các nghĩa khác nhau

1.3 Phân bài khóa

Một điểm được đánh giá cao của giáo trình giáo trình Hán ngữ Boya là trước khi vào bài học đầu tiên, các tác giả biên soạn giáo trình đã đưa ra hệ thống các nhân vật xuất hiện xuyên suốt trong 30 bài học có giới thiệu đặc điểm cụ thé về quốc tịch, tính cách, mối quan hệ giữa các nhân vật Điều này tạo cảm giác người học dường như đang được sống trong thế giới của các nhân vật trong hành trình khám phá ngôn ngữ, đất nước, con người, văn.

Chủ dé các bài khóa phong phú, bao gồm những chủ đề giao tiếp thường gặp của sinh viên như chào hỏi, hỏi quốc tịch, hỏi phương hướng, đời sống học tập hay những tình huống thường gặp trong cuộc sống khác Ngoài ra, các bài khóa còn có những tình huống khá mới, hiện đại như: "579, 2šWH, ñ-E‡ OK (uống rượu, đi quán bar, hát karaoke ) Một số bài khóa còn tinh thé lồng ghép các kiến thức về văn hóa Trung Quốc vào giúp sinh viên có được trải nghiệm về văn hóa thú vị như: bài 17 có văn hóa làm khách, bài 18 văn hóa 4m thực, bài 21 có văn hóa “X38” (chuốc rượu)

Như trên đã nói, bài thứ năm trong một đơn nguyên trong giáo trình là bài ôn tập — có chủ đề khác hoặc mở rộng chủ dé của bốn bài trước đó nên người học không hề có cảm giác nhàm chán Trong bài được đưa vào những phần từ vựng và cấu trúc đã học trong 4 bài trước, khiến cho sinh viên được ôn tập lại dé có thé ghi nhớ va vận dụng tốt hơn Với những đối tượng sinh viên có khả năng tiếp thu ngôn ngữ tốt thì việc xây dựng và sắp xếp bài khóa như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai và mở rộng bài khóa khi luyện tập giao tiếp Trong thực tế những năm giảng dạy, tôi thấy sinh viên khoa tiếng Anh của trường làm rất tốt nhiệm vụ mô phỏng bài khóa giao tiếp trên lớp Còn các sinh viên khoa khác lại gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Điểm tôi thích nhất trong cuốn giáo trình Hán ngữ Boya này — cũng là điểm khác biệt so với nhiều giáo trình tiếng Trung khác là trong phần bài khóa, phần chữ Hán và phần phiên âm tách biệt nhau Phần chữ Hán phía trên, phần phiên âm bên dưới Việc thiết kế như thé này giúp người học không bị lệ thuộc vào phiên âm khi đọc bài khóa, đồng thời rất thuận lợi trong quá trình luyện tập nhận mặt chữ Yêu cầu sinh viên nhìn vào phan phiên âm viết lại chữ Hán của bài khóa và ngược lại để ôn luyện.

1.4 Phan bài tập

Các bài tập trong giáo trình được thiết kế khá đa dạng, bao gồm các bài về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ Hán bám sát nội dung bai học, tuy nhiên khá đơn giản.

Trang 10

2 Những khó khăn khi sử dụng giáo trình Hán ngữ Boya để giảng dạy và các biện pháp khắc phục:

2.1 Đặc điểm đối tượng học và sự phân bồ thời lượng, quy mô lớp học

Trong thời gian sử dụng giáo trình Hán ngữ Boya, ngoài những thuận lợi do các ưu điểm của bản thân giáo trình mang lại, còn có những khó khăn do đặc điểm đối tượng học Đó là những sinh viên năm thứ nhất hoặc thứ hai không chuyên Da phần các em chưa nhận thức được đúng đắn sự cần thiết của việc học ngoại ngữ nên động cơ học tập chưa cao Mặc dù tiếng Trung là một trong bốn thứ tiếng mà sinh viên được tự lựa chọn dé học, nhưng qua kết quả thăm dò của nhiều khóa học, có một số lượng không ít sinh viên chọn học tiếng Trung nhưng không phải là do yêu thích (nhiều em do tiếng Anh không tốt nên chọn tiếng Trung dé tránh, nhiều em lại đăng ki theo trào lưu ) Điều này gây trở ngại tâm lí rất lớn khi các em tiếp cận ngôn ngữ mới Một khó khăn nữa là sinh viên hệ không chuyên hau hết là lần đầu được tiếp xúc với tiếng Trung Quốc, gần như ở bậc phố thông các em học ngoại ngữ là tiếng Anh, tuy nhiên hầu hết chưa biết cách học ngoại ngữ nói chung, cũng như phương pháp học tiếng Trung hiệu quả nói riêng nên thường học bai sau quên bài trước, dan dần hồng kiến thức dẫn đến chán nản, ngại học, không theo kip.

Bên cạnh đó, sự sắp xếp về qui mô lớp học, thời gian phân bố các tiết học của nhà trường cũng gây ra không ít khó khăn cho quá trình giảng dạy Ở học phần tiếng Trung Quốc 1 — học phần đặt nền tảng kiến thức cho sinh viên, qui mô lớp học thường trên dưới 50 sinh viên (có lúc lên tới 59 sinh viên) Việc sắp xếp như vậy cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai bài giảng, đặc biệt triển khai luyện tập bài khóa một cách đồng đều Những năm trước, khi hoc phan tiếng Trung Quốc | chiếm4 tín chỉ (tương đương 60 tiết học) thì nhà trường thường sắp xếp 5 tiết liền mỗi tuần, điều này không hề hợp lí với việc học ngoại ngữ Đó là sự sắp xếp trong kì 1 và kì 2 của năm học Còn trong kì 3 (học kì hè) qui mô lớp học phụ thuộc vào SỐ lượng sinh viên đăng kí, nhưng có những kì sinh viên học cả ngày (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết), hoặc học liền 5 tiết một budi, và học liên tục trong 7— 9 tuần Sự bồ trí như vậy gây khó khăn rất lớn tới chương trình học và việc ôn tập, củng cô kiến thức cho sinh viên, chưa kế đến học trong thời gian như vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức.

Hai năm trở lại đây, nhà trường đã giảm số tín chỉ các học phần tiếng Trung xuống va năm ngoái đã tiễn hành cắt giảm học phân tiếng Trung Quốc 3, điều này khiến cho cả người dạy và người học cảm thấy tiếc nuối vì chỉ có hai học phần thì không thê học hết trọn vẹn cuốn Giáo trình Hán ngữ Boya Sơ cấp 1.

Trang 11

2.2 Hạn chế của giáo trình và các biện pháp khắc phục

Có thé thấy những khó khăn khi sử dụng giáo trình Hán ngữ Boya không ít, da phần là khó khăn do đặc điểm khách quan mang lại Nhưng những giảng viên của Bộ môn tiếng Trung nói chung, bản thân tôi nói riêng cũng đã và đang sử dụng nhiều biện pháp dé khắc phục những hạn chế của giáo trình như sau:

a Phần ngữ âm và chữ Hán:

Tuy phan ngữ âm được bố trí ở đầu sách, nhưng lại chiếm tỉ lệ nhỏ, được trình bày khá sơ sài Về phần bài tập, thiếu sự gắn kết giữa phan trước và phan sau dé giúp người học nhớ lại bài cũ Phần ngữ âm gan như chi đơn giản là trình bày toàn bộ kiến thức ban đầu về phiên âm và ngữ âm tiếng Hán, không tập trung vào luyện tập Vì vậy trong quá trình giảng day 2 — 3 buổi dau, các giảng viên sử dụng kết hợp cả phần ngữ âm thuộc 5 bài đầu của Giáo trình Hán ngữ (bộ 6 quyền).

Ngoài ra, phần luyện tập trong các bài cụ thể lại ít gắn với đặc điểm ngữ âm của bài khóa Việc gắn kết giữa luyện tập ngữ âm và từ mới có một tác dụng rõ ràng, đó là giảm tải số lượng ngữ âm cần luyện tập cho người học trong những bài đầu tiên, và tạo ra nhiều Có như vậy, não bộ mới có được nhiều sự liên kết, khả năng ghi nhớ sẽ tốt hơn Dé khắc phục van dé này, bản thân tôi đã tăng cường bài tập ngữ âm về nhà cho sinh viên, đặc biệt trong những buổi đầu, như bài tập: nghe rồi đánh dấu thanh điệu vào âm cho sẵn, ghi lại các phiên âm nghe được (lấy ngữ liệu là các từ mới sẽ học trong những bài của giáo trình) Đồng thời, cung cấp trang web hỗ trợ khi về nhà các em không nhớ các âm đọc như thé nào.

b Phần từ mới:

Cũng như nhiều giáo trình tiếng Trung khác, giáo trình Hán ngữ Boya cũng thiết kế bảng từ mới sau phan bài khóa của mỗi bài Tuy nhiên, điều cần nói đến ở đây là sự phân bố các từ mới trong các bài chưa thật đồng đều Dưới đây là bảng thống kê lượng từ mới của từng bài trong quyên 1:

Trang 12

Nhìn vào 2 bảng liệt kê trên, chúng ta có thé thấy bai 18 và 26 là những bài có lượng từ mới nhiều nhất: 28 từ Bài 3 là bài có lượng từ mới ít nhất: 13 từ Tổng số lượng từ mới trong quyền 1 của giáo trình Hán ngữ Boya là 670 từ, trung bình mỗi bai 22 từ mới (chưa kế phần danh từ riêng) Nếu tính cả danh từ riêng thì tổng số từ mới trong sách là 692 từ Với số lượng từ mới mỗi bài như vậy cũng là thử thách không nhỏ đối với sinh viên không chuyên Ví vậy trong quá trình giảng dạy, tôi thường linh hoạt giới thiệu hết từ mới tách ra theo đoạn hội thoại mà từ mới xuat hiện, thậm chí còn thay đổi trật tự sắp xếp của các từ mới trong bảng từ mới sao cho phù hợp Ví dụ ở bài 11, khi giảng day phan từ mới, giáo viên hoàn toàn có thé thay đổi được trật tự các từ xuất hiện trong bảng từ để ghép vào các trường nghĩa chỉ 4 mùa, chỉ thời tiết Như vậy sẽ giúp sinh viên hệ thống được từ nhanh, đồng thời dé nhớ nghĩa và mặt chữ hơn Hoặc như 7 bai cuối của giáo trình, có bai chỉ có 1 đoạn hội thoại, tuy nhiên rất dài, vì vậy khi triển khai phan từ mới giáo viên phải chia lượng từ mới theo đoạn bài khóa thích hợp, giúp sinh viên tránh bị áp lực khi nhìn bảng từ mới dài đến 27, 28 từ.

Nói khác đi, theo nguyên tắc day học từ mới, day từ và dạy câu phải được kết hợp với nhau hết sức chặt chẽ Do vậy trong quá trình giảng dạy từ mới, giáo viên không nên thụ động triển khai bài giảng lần lượt theo các phần trong giáo trình mà cần khéo léo kết hợp các câu ví dụ theo nội dung của bài khóa Người dạy có thể dẫn dắt người học theo chủ đề, bối cảnh, trình tự của bài khóa, dé sau khi học được 1 số từ mới thì trên bảng cũng đã hình thành được nội dung cơ bản của đoạn bài khóa Phương pháp hiệu qua dé làm được điều này là mở rộng từ (thành cụm, thành câu), đưa ra ngữ cảnh sử dụng được từ và hỏi đáp câu hoàn chỉnh Một mặt có thế luyện được từ mới, mặt khác có thé luyện được câu hội thoại trong bài khóa.

Một nhược điểm nữa cần nói đến trong giáo trình là có một vài từ là từ mới xuất hiện trong phần bài khóa nhưng lại không được liệt kê trong phần từ mới Ví dụ bài 27 trong bài khóa có sử dụng từ “3È 4”, nhưng không hề xuất hiện trong bảng từ mới, như vậy sẽ mat tính hệ thong của các từ mới trong bài ảnh hưởng đến khi người học ôn tập lại dễ bị thiếu sót Kí hiệu từ loại trong phần từ mới và phần bài khóa có đôi chỗ vẫn

Trang 13

chưa hoàn toàn thong nhat, gay ra kho khan cho viéc day va hoc Vi nhu trong bai 24,

ce’

từ “#”, “HR” xuất hiện trong bài khóa với tư cách là lượng từ, nhưng trong phan từ mới lại chú thích là danh từ Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải hết sức lưu tâm đến điểm nay dé giới thiệu đúng từ loại được sử dụng trong phan bài khóa Bên cạnh đó, bản dịch tiếng Việt cũng còn vài lỗi dịch không chính xác (từ mới bài 14) c Phần bài khóa:

Đối với sinh viên không chuyên ở trình độ sơ cấp, đặc biệt là học phần tiếng Trung Quốc 1, khi các em mới được làm quen với một ngôn ngữ hoàn toàn mới, có hệ thống ngữ âm, văn tự, từ vựng, ngữ pháp hoàn toàn khác so với tiếng Việt Số lượng từ mới và ngữ pháp trong một bài của giáo trình Hán ngữ Boya tương đối nhiều so với các giáo trình Hán ngữ phổ biến khác như Bộ giáo trình Hán ngữ 6 quyên, Bộ giáo trình Tiyan Hanyu, Giáo trình chuẩn HSK

Vi dụ như bài 2, có một câu thoại rất dài của nhân vật thầy giáo “#È3£2#4—- F

Juco ‡R##‡3XIJ, HHXIB1H, EMMI BIT MUA? ” Trong câu thoại có 3

nhiệm vụ giao tiếp mới: lời giới thiệu, cách giới thiệu họ tên, cách biéu thị quan hệ Đặc biệt đối với sinh viên Việt Nam, định ngữ là một vấn đề ngữ pháp tương đối khó mà đưa vào trong một câu thoại dài như vậy khiến cho sinh viên khó nắm bắt trọng điểm, cũng như ghi nhớ mẫu câu Ngoài ra, bài đầu tiên bài khóa đã có những câu thoại của nhân vật tương đối dài như “AE, RABIN, BEA, Whe BI “lam cho sinh viên rất khó ghi nhớ, nhất là khi các em chi mới học vai buổi ngữ âm ban dau, phát âm thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu từ đơn còn chưa chuẩn xác, thì việc đọc ca 1 câu dai như vậy khiến cho việc luyện tập hội thoại rất khó khăn Trên thực tế khi giao tiếp, người được hỏi câu “PREZ IMS? ”có thé chỉ cần trả lời “KAR AE IP hoặc “A, BRE

*#“E” đã là 1 câu trả lời hoàn chỉnh.

Vì vậy, đối với những câu dài như vậy, tôi thường ngắt ra luyện tập độc lập từng ý một, sau đó mới luyện tập cả câu thoại, đi từ dé đến khó dé sinh viên có thé hiểu và ghi nhớ dé dàng hơn Đối với các bài khóa có nội dung tương đối dài, cần chia nhỏ nội dung bài thành các đoạn ngắn dé luyện tập, lồng ghép dạy từ vựng, ngữ pháp với day bài khóa, tức là học đến đâu luyện tập mẫu câu luôn đến đây Đưa các mẫu câu trong bài khóa vào dạy luôn ở phan từ vựng dé khi kết thúc phần từ vựng các em đã có hình dung tương đối về nội dung của bài khóa.

Trong một số bài khóa, việc chia các câu thoại cho các nhân vật cũng chưa cân đối, có nhân vật nói câu rất dài, lại có nhân vật nói câu rất ngắn, gây nên sự không đồng đều khi luyện tập bài khóa theo cặp.

Trang 14

Bài 18 đưa vào nội dung về văn hóa âm thực, sự khác nhau về văn hóa âm thực giữa phương Bắc và phương Nam Trung Quốc Bài này nếu dạy cho các lưu học sinh tại Trung Quốc thì rất thú vị, nhưng vì đối với đối tượng sinh viên Việt Nam không chuyên học tại Việt Nam thì nội dung của bài chưa thực sự phù hợp Sinh viên sẽ vô

cùng khó nhớ các mẫu câu trong bài vì những khái niệm như “?⁄-ƒ#ˆ”(sủi cảo) còn tương

đối xa lạ với các em Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên lồng ghép chia sẻ các kiến thức về văn hóa Trung Quốc thông qua các tranh ảnh minh hoạ (ví dụ giới thiệu về sủi cảo, Cáp Nhĩ Tân, mùa đông ở Bắc Kinh ) để sinh viên có thể hình dung rõ ràng hơn về các tình huống giao tiếp được đưa vào bài khóa.

Trong bài 5, việc đưa một loạt các danh từ chỉ chuyên ngành học, tên trường học vào bài khóa rất dé khiến cho sinh viên bị quá tải về từ vựng Vì những chuyên ngành này hầu như đều không liên quan đến ngành học thực tế của sinh viên, do vậy các em tỏ ra không mấy hứng thú Trong quá trình dạy, giáo viên phải cung cấp thêm từ vựng về chuyên ngành thực tế của các sinh viên, do vậy lượng từ vựng mà các em phải ghi nhớ lai tăng lên Dé tránh việc quá tải như vậy và tăng hứng thú học tập, tôi cung cấp cho sinh viên các từ vựng này trước kèm theo cách viết chi tiết trước bài học chính thức d Trọng điểm ngôn ngữ:

Một trong những nhược điểm của giáo trình Hán ngữ Boya là phần trọng điểm ngôn ngữ tuy được trình bày ngắn gọn, ví dụ rõ ràng nhưng nhiều bài chỉ nêu ra hiện tượng, chứ không giải thích chi tiết, có bai đưa nội dung không phải hiện tượng ngữ pháp trọng tâm, có bài lại thiếu hiện tượng ngữ pháp cần thiết Lay vi dụ như: Bài 4, khi

trả lời câu hỏi “|#|-†7l7EIfJL? ”, nhân vật học sinh trả lời như sau“XJ4#ủ, ‡#Ÿ 4“

IERIE, 4*ZMHiă ” Trên thực tế, sinh viên chi cần trả lời“%}4*#d, ‡È⁄S#I

ìl “va đưa cau trúc “3X⁄‡ + danh từ”vào một câu thoại khác Trong khi đó, phan trọng điểm ngôn ngữ của bài này lại không đưa vào nội dung lượng từ, mà đến bài 9 của giáo trình mới xuất hiện.

e Phần bài tập:

Các dạng bài tập được thiết kế trong giáo trình bám sát với nội dung và chủ điểm của bài khoá, cùng như tập trung xoay quanh ngữ pháp điểm được học trong bài Song, phan bài tập biên soạn cho từ vựng và chữ Hán chỉ có từ một đến hai dang bài củng cố sau mỗi bài hoc Các dạng bài chưa thật phong phú, chủ yếu tập trung vào việc củng cô kiến thức ngữ pháp, từ vựng cho người học (kết cấu ngôn ngữ), còn ít dang bài tập giao tiếp (công năng ngôn ngữ) Dạng bài tập van chủ yếu ton tại dưới dang bài tập tái hiện ít bài tập dạng vận dụng Vì vậy, 100% giáo viên Bộ môn thống nhất sử dụng cuốn bài tập cùng bộ giáo trình như một tài liệu bắt buộc Cuốn bài tập đa dạng hóa các loại bài, nhất là các bài tập về viét chữ Hán, phân tích chữ Hán, các bài tập biểu đạt thành đoạn,

Trang 15

hội thoại Tuy nhiên, trong quá trình học tập và kiểm tra đánh giá, giáo viên cũng phải đưa thêm các dạng bài thuộc kì thi HSK để cho sinh viên được làm quen.

Ngoài ra, giáo trình Hán ngữ Boya chưa có các giáo trình kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đi kèm nên muốn đạt mục tiêu phát triển toàn diện thì trong giảng dạy ngoại ngữ thì người dạy phải di tìm, soạn những học liệu bé sung, như vậy khá vat vả cho người dạy và rất dé xảy ra tình trạng chênh lệch kiến thức.

IV Kết luận

Với những phân tích bên trên, người viết cho rằng hiện tại giáo trình Hán ngữ Boya vẫn phù hợp dé được sử dụng cho sinh viên học tiếng Trung với tư cách ngoại ngữ

thứ hai tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thiết nghĩ không có quyên giáo trình nào

là hoàn hảo, thích hợp với mọi đối tượng, không có phương pháp nào là cô định cho tat cả các bài và đối tượng người học Vì vậy, sử dụng được giáo trình hiệu qua hay không phụ thuộc rất lớn vào sự linh hoạt, khéo léo của người giáo viên trong khi triển khai, tổ chức bài giảng Trên đây là quan điểm và nhận định của cá nhân người viết đối với ưu nhược điểm của giáo trình Hán ngữ Boya sơ cấp | rút ra từ quá trình giảng dạy cho đối

tượng sinh viên không chuyên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội Có thể thấy rằng,

bên cạnh những ưu điểm vượt trội, cũng còn ton tai không ít những han chế do đối tượng người học chưa thực sự làm phát huy được những ưu điểm của giáo trình này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lý Hiểu Kỳ, Nhậm Tuyết Mai, Từ Tinh Ngưng, Giáo trình Hán ngữ Boya sơ cấp tập 1 (bản tiếng Việt, bản quyền thuộc Công ty Cổ phần sách MCBooks), Nhà xuất bản

Trang 16

GIÁO TRÌNH TRONG GIẢNG DẠY TIENG NGA CƠ SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TS.Nguyén Thị Kim Anh!

Trường Đại học Ngoại thương

TÓM TÁT:

Bài viết phân tích vai trò của giáo trình như một thành tô không thể thiếu trong giảng day bat cứ môn học nào, trong đó có môn học tiếng Nga như một ngoại ngữ Thông qua thực tế giảng dạy tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại thương, tác giả phân tích, nhận xét các giáo trình được su dụng trong giò học ngôn ngữ co sở, minh hoa bài giảng, phán tích ưu điểm, hạn chế của các giáo trình qua quá trình giảng dạy, rút ra bài học kinh nghiệm.

Từ khóa: Gido trinh, giảng day ngoại ngữ, ngôn ngữ cơ sở, Đại học Ngoại thương

Đặt vấn đề:

Giáo trình là nguồn cung cấp kiến thức chính trong khuôn khổ của một ngành học hoặc môn học cụ thé, là tài liệu học tập hoặc giảng dạy, được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học với mục đích để làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên, và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên Giáo trình có chức năng là công cụ chính, chiếm vị trí trung tâm trong quá trình dạy học, đóng vai trò chỉ đạo trong công việc của người dạy và người học Trong giảng dạy ngoại ngữ, giáo trình chứa đựng các quy tắc ngữ pháp, các mẫu câu nói và viết, các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa được lựa chọn và xây dựng dựa trên chức năng dao tạo các hình thức giao tiếp và các loại hoạt động lời nói khác nhau, tính đến đặc trưng ngôn ngữ mẹ đẻ của người học, hạn chế sự giao thoa không có lợi.

Về mặt nội dung: thông tin và cách trình bày, diễn đạt thông tin, kiến thức trong giáo trình phải chính xác và gần gũi, dé hiểu dé người học có thé chủ động tiếp nhận, không đòi hỏi bắt buộc người học cần đến sự giảng dạy trực tiếp từ giáo viên Đồng thời, giáo trình phải được biên soạn, lựa chọn phù hợp với đối tượng giảng dạy, mục tiêu giảng dạy, nội dung giáo trình phải có độ khó phù hợp với đối tượng hướng đến, trong môn học ngoại ngữ, các giáo trình được biên soạn phù hợp với chuẩn dau ra là các chứng chỉ, hoặc trình độ tương ứng Al, A2, BI Giáo viên và nhà trường chính là những người quyết định bộ sách nào phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh của mình.

1 Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Tel : 0988939768 Email: nguyenkimanh@ftu.edu.vn

Trang 17

Ngoài ra, giáo trình cũng cần có gợi ý về những tài liệu tham khảo để học sinh có điều kiện tự củng cố và định hướng học tập cho mình Qua quá trình giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại thương, chúng tôi xin chia sẻ một số nội dung về các giáo trình tiếng Nga cơ sở đã được sử dụng.

Đối tượng giảng dạy:

Hàng năm Trường Dai học Ngoại thương tuyén sinh khối D02 (Toán, Văn, Nga) cho chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đối tượng tuyên sinh là các học sinh chuyên tiếng Nga của một số trường Phổ thông Trung học chuyên trong cả nước Điểm thi tuyển sinh đầu vào của trường luôn ở trong nhóm trường có điểm chuẩn cao nhất, đặc biệt trong mấy năm gần đây đều không dưới 25 điểm (các môn thi hệ số 1), và thông thường chuyên ngành Kinh tế đối ngoại sẽ có điểm chuẩn cao hơn điểm chuẩn chung từ 1,5 - 2 điểm, năm hoc 2021 — 2022 điểm chuẩn khối D02 là 28,3 điểm Thực tế này đã đưa tới những thuận lợi và khó khăn riêng cho việc dạy và học tiếng Nga tại trường:

Thuận lợi: các học sinh được tuyến vào trường đều là học sinh đã học chuyên tiếng Nga tại phố thông từ 3 — 7 năm, đều là học sinh khá giỏi, nhiều em là học sinh giỏi quốc gia, hoặc đã từng sinh sống tại Liên bang Nga.

Khó khăn: Số lượng học sinh đăng ký thi tuyên sinh khối D02, ngày càng ít, chỉ trên dưới 100 thí sinh, do số lượng học sinh chuyên tiếng Nga hiện nay càng ngày càng sụt giảm, chỉ còn một số trường chuyên phổ thông có lớp tiếng Nga như Trung hoc phổ thông Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú (Hải Phong), Trung học phổ thông Chuyên Phan Bội Châu ( Nghệ An) Vì điểm chuẩn đầu vào khá cao, số lượng thí sinh đăng ký ít, nên số lượng thí sinh trúng tuyển hàng năm giảm đi rất nhiều.

Một điểm khác cũng cần nhắc đến, tuy rất thuận lợi cho các học sinh, nhưng đồng thời là khó khăn cho công tác tuyển sinh, đào tạo của trường, đó là việc hiện nay Liên bang Nga cấp rất nhiều học bổng cho các học sinh chuyên tiếng Nga của Việt Nam, hàng năm con số học bổng chính phủ đã lên đến 1000 suất đành cho các đối tượng khác nhau, trong số đó chiếm phần lớn là học bồng Đại học Điều này dẫn đến việc sinh viên đã nhập học vào trường, hết ky I năm thứ nhất, sẽ nộp Hồ so đăng ký học bổng du học tại Liên bang Nga, thông qua Cục Đào tạo Hợp tác quốc té (Bộ Giáo dục và Dao tao) hoặc thí sinh đạt giải trong kỳ thi Olimpic tiếng Nga do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tô chức, cũng nhận được học bồng đi học tại Liên bang Nga, do đó số lượng sinh viên của trường sau năm học đầu tiên giảm đi đáng kể, có thể tham khảo các con số trong 04 khóa học gần nhất dưới đây:

Trang 18

So sinh viên di duhoc theo cac hocSo lượng sinh viên bông của Nga và

So lượng sinh viên

trúng tuyển vào | : chuyển học : còn lại sau năm 1 : %

trường chương trình chât

lượng cao, tiên

Qua số liệu thong kê có thé thấy, số lượng sinh viên tiếng Nga tuyển được vào trường vốn đã hạn chế, nhưng sau khi trúng tuyên lại giảm sút đi rất nhiều, do các em nhận được học bổng qua các kỳ thi Olimpic dành cho học sinh phổ thông và sinh viên năm thứ nhất, hoặc nộp hồ sơ ứng tuyên trực tiếp tại Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình và nội dung đào tạo.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ tiếng Nga ở Trường Đại học Ngoại thương được chia thành 02 giai đoạn: giai đoạn 1 — Ngôn ngữ cơ sở, gồm 2 hoc phan; giai đoạn 2 — Ngôn ngữ chuyên ngành Kinh tế, gồm 05 học phan.

Giai đoạn 1 — Ngôn ngữ cơ sở, hoc kỳ I và hoc kỳ II của năm thứ 1, việc giảng day tập trung vào rèn luyện các kỹ năng còn yếu cho sinh viên như nghe, nói, do ở phố thông các em chủ yếu tập trung vào rèn ngữ pháp dé đi thi Dai học, đồng thời bé sung kiến thức ngữ pháp dé chuyên sang ngôn ngữ chuyên ngành.

Giai đoạn 2 - Ngôn ngữ chuyên ngành bắt đầu từ năm học thứ 2 cho đến hết học kỳ I năm học thứ 4 —sẽ di sâu vào các kiến thức chuyên môn, giao tiếp thương mại,

đàm phán, hợp đồng, các giao dịch thương mại

Các giáo trình tiếng Nga cơ sở trong giai đoạn 1:

Trước đây, trong giai đoạn 1 — Ngôn ngữ cơ sở, Bộ môn áp dụng Bộ giáo trình* Jopora B Poccmio” trong một thời gian khá dài, tuy nhiên, do đặc thù sinh viên cua trường đều đã từng học tiếng Nga tại các trường phổ thông năng khiếu, bộ sách lặp lại nhiều kiến thức đã được học, không tạo được hứng thú cho người học Bộ môn đã tìm hiểu và sử dụng Giáo trình “2Kupém n yaumes B Poccun” là giáo trình tiếng Nga như

Trang 19

một ngoại ngữ, do nhà xuất bản Zlatoust phát hành năm 2003, dành cho các sinh viên nước ngồi, cĩ trình độ cơ sở, hướng tới đạt được trình độ bậc 1, tương đương B1 theo chuẩn châu Âu.

Giáo trình gồm 07 chương, mỗi chương cĩ 02 bài khĩa chính, 01 bài đọc thêm và các hiện tượng ngữ pháp, các nghi thức lời nĩi giao tiếp Mục đích của giáo trình nhằm hình thành kỹ năng đối thoại, độc thoại, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết, kỹ năng nghe cho người học Các ngữ liệu được lựa chọn, sắp xếp theo chủ đề văn hĩa, xã hội đặc trưng của Nga, giúp người đọc làm quen, hiểu biết khơng chỉ kiến thức ngơn ngữ mà cịn cĩ hiểu biết nhiều mặt đời sống văn hĩa xã hội nước Nga và con người Nga.

- Chương 1: Người nước ngồi ở Nga - Chương 2: Thành phố và cư dân - Chương 3: Con người và thiên nhiên - Chương 4: Học tập luơn cần thiết - Chương 5: Con người và xã hội- Chương 6: Nghỉ ngơi và giải trí - Chương 7: Học tập suốt cuộc đời

Hệ thống bài tập bao gồm các kiến thức ngữ pháp sau: Danh từ, tính từ, đại từ ở 06 cách số ít và số nhiều; động từ và động từ chuyền động, tính động từ, trạng động từ, câu phức phụ thuộc và câu phức đẳng lập; câu trực tiếp và câu gián tiếp.

Phần phụ lục là các bài tập kiểm tra kỹ năng nghe, bài kiểm tra và bảng ngữ pháp tổng hợp dé người học cĩ thé tra cứu trong quá trình học.

Dé tăng cường kỹ năng nghe nĩi và khả năng giao tiếp, chúng tơi sử dụng đồng thời giáo trình: “Caymaiire CnpainBạire Orseuaiite.” do nhà xuất bản «PyccKnii 3bIK» phát hành năm 2004 Đây là cuốn giáo trình thực hành tiếng luyện kỹ năng nghe

nĩi khá hay, phù hợp cho cả giờ thực hành trên lớp, cĩ sự hướng dẫn của giáo viên, lẫn

tự luyện tập ở nhà dành cho sinh viên Các bài học sắp xếp theo các chủ đề gắn liền với các tình huéng giao tiếp thực tế trong cuộc sống, hướng người học tới các mẫu câu, từ vựng, các nghi thức lời nĩi giao tiếp trong đời sống, hình thành kỹ năng giao tiếp theo chuẩn lời nĩi Nga cho bản thân Sách được chia thành 02 phan, phan 1 cĩ 10 chủ dé, phan 2 cĩ 12 chủ đề được mở rộng nâng cao từ các chủ đề phan 1 và một số chủ đề mới Trong giáo trình, ngồi các mẫu câu, hành động lời nĩi cịn cĩ rất nhiều hình ảnh, nội dung thú vị liên quan đến đời sống, văn hĩa đặc trưng của Nga như: hình ảnh, tên gọi các mĩn ăn, thực phẩm, quan áo Kèm theo mỗi bài học là các file audio, để người học luyện nghe, luyện cách phát âm, ngữ điệu, hồn thiện kỹ năng giao tiếp cho mình.

Trang 20

Chúng tơi sử dụng đồng thời 02 bộ giáo trình Mỗi chương trong giáo trình “)KuBém H yqnMe1 B Pocewnn” được day trong 09 tiết, nội dung tập trung chủ yếu vào các bài khĩa chính, luyện kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, ké lại nội dung với ngữ âm, ngữ điệu chuẩn xác nhất cĩ thể Xen kẽ mỗi chương sé là các bài học trong giáo trình C.iymiạire Cnpamwbạire OTBedaiire.” dé rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nghe nĩi vì đây là giáo trình gồm các bài hội thoại giao tiếp theo các chủ đề thơng dụng trong cuộc sơng hàng ngày Sau 2-3 chương các sinh viên sẽ cĩ bài tập trình bày theo nhĩm về các chủ đề đã được học, ngữ liệu đã học được tổng hợp, tìm tịi, bơ sung sau đĩ trình bày dưới dạng báo cáo, hoặc đĩng vai.

Khi sử dụng giáo trình, chúng tơi sử dụng các ngữ liệu được cung cấp trong bài, kết hop với các tư liệu được cập nhật qua các nguồn trên Internet dé cĩ phần minh họa sinh động cho bài giảng, thí dụ, để soạn một bài giảng trong Chương | “Ti ơng quan về nước Nga” (Poccuickaa Dedepauun/ Poccua (P€) — Oốu{we ceedenua), nội dung giới thiệu các thơng tin cơ bản về nước Nga như: tên gọi chính thức, quốc huy, quốc kỳ, vị trí địa lý, diện tích, dân số, đặc điểm khí hậu, địa lý, địa hình, thơng tin cơ bản về kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục chúng tơi đã sử dụng những hình ảnh tư liệu sinh động dé minh họa như sau:

Những biểu tượng đặc trưng của Nước Nga như Quốc kỳ Liên bang Nga gồm 3 màu trắng, xanh, đỏ, cĩ ý nghĩa riêng: trắng tượng trưng cho hịa bình và sự thuần khiết, xanh tượng trưng cho niềm tin và sự kiên định, màu đỏ máu tượng trưng cho ý chí, sức mạnh Quốc huy Liên bang Nga là con đại bàng hai đầu, ngoảnh về hai phía, tượng trưng cho sự tồn vẹn lãnh thé và định hướng về cả phương Đơng và phương Tây, do Nước Nga năm ở cả châu A và chau Au.

OJIAT - TEPB

Trang 21

Hoặc minh họa về một Liên bang Nga đa sắc tộc với gần 160 dân tộc, sinh sống tại 21 nước cộng hòa tự tri, và rất nhiều các vùng tự trị, khu tự tri băng hình ảnh trang

phục của các dân tộc khác nhau, hoặc các ngày lễ hội được yêu thích như Ngày năm

mới với biểu tượng quen thuộc là Ông già Tuyết và Công chúa Tuyết.

Cả 02 bộ giáo trình đều là những bộ sách được biên soạn bởi các tác giả uy tín, tương đối phù hợp với trình độ của các sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Kết

cấu, nội dung của sách lôi cuốn người học vào quá trình nắm vững kiến thức thông qua

cách trình bày thú vị, hệ thống của các tác giả;

Các kiến thức môn học phù hợp với trình độ người học, tạo động lực nghiên cứu, học tập.

Cung cấp cho học sinh các kiến thức văn hóa, xã hội tổng hợp, bên cạnh các kỹ

năng ngôn ngữ, tao sự hiểu biết và hứng thú khám phá về đất nước, con người Nga.

Các mẫu câu, nghi thức lời nói được trình bày hay và có tính ứng dụng cao, như cùng một nội dung: cảm ơn, xin lỗi được trình bày khác nhau phụ thuộc vào ngữ cảnh,

văn phong trang trọng hay lời nói thông thường.

Trang 22

Nội dung các bài hội thoại, giao tiếp trong giáo trình “C.ymaiite Cupaumeaiire OrBewaiire.” khá thú vị, gắn liền với các tình huống thực tế trong cuộc song, hình thức trình bày với phan minh họa sinh động, phan truyện cười di dom.

Hạn chế:

Một số bài khóa trong giáo trình “2KnBẽM w yanMes B Pocenn” còn khá dai, nội dung chưa hấp dẫn, không thu hút được sự hứng thú của người học.

Các nội dung ngữ pháp khá đơn giản, không phù hợp với các sinh viên vốn đã qua thời gian 03 năm học tiếng Nga ở trường phổ thông năng khiếu Có thé bổ sung băng các bài tập ngữ pháp trong các bài luyện thi tiếng Nga như một ngoại ngữ (TRKI) các trình độ.

Kết luận:

Giáo trình là một thành tố quan trọng trong quá trình giảng dạy bất cứ môn học nao, cũng như trong môn học ngoại ngữ Giáo trình có nội dung tốt, phù hợp với mục tiêu giáo dục, trình độ của người học là hướng nghiên cứu, tìm tòi của các cơ sở giáo dục Việc lựa chọn đúng, sử dụng và kết hợp hợp lý, sáng tạo các giáo trình sẽ giúp cho giáo viên và học viên đạt được kết quả tốt trong quá trình dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I 2Xu6ÈM H yuumca 6 Poccu Yuednoe HOCOỐH€ no DỤCCKOMV A3bIKy ÒJUI HHOCHIDAHHĐLVyuawuuxca (I yDo6eHb) «3namoycm, CaHKm-llemep6ype 2003

2 CJiymlalire (CpaIminBalire Orseuaiite lĨocoốnec HO TOBOD€HHIOJJHajornweccKa1 peqb Jina HHOCTPpAHHBIX VHAHIHXCH, (H€DBPIHCeDTH(bHWKAHHOHHBHIÌÍ YD0B€Hb), «PyCCKHII 13bIK», Mocksa 2004

3 https://sam-turizm.ru/russia.html

Trang 23

GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ThS.Vũ Thùy Trang!

Phong Hop tác quoc té- Ti ruong Đại hoc Luật Hà Nội TÓM TẮT

“ Giáo trình Hán ngữ cơ sở” tập 1 quyển thượng và quyền hạ (hay còn gọi là Quyển 1 và Quyền 2) đang là hai cuỗn giáo trình được sử dụng cho sinh viên đăng kỷ theo học môn tiếng Trung HP1 và tiếng Trung HP2 tại Trường Đại học Luật Hà Nội Bài viết da giới thiệu tổng quan “Giáo trình Hán ngữ cơ sở”, đưa ra những đánh giá chung và các tiêu chí phù hợp hoặc chưa phù hợp doi với người học ngoại ngữ không chuyên tại Trường Đại học Luật Hà Nội, từ đó tác giả đưa ra một số biện pháp khắc phục về mặt giáo trình, cũng như một số kiến nghị về công tác tô chức giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho sinh viên.

Từ khóa: Giáo trình phántích đánh gia I ĐẶT VẤN ĐÈ

Khi nói đến một cơ sở đào tạo, người ta thường quan tâm tới 3 trụ cột chính, đó là: “Giáo viên - Giáo vụ - Giáo trình” cũng như điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ sở đó Trước đây, điều kiện vật chất thường là những cơ sở vật chất cụ thể, ngày nay khái niệm này mở rộng hơn bao gồm cả các ứng dụng khoa học công nghệ với các phần mềm, chương trình mạnh và hiệu quả cao Dù các yếu tố cấu thành tô chức và hoạt động của một cơ sở đào tạo thay đôi thì “Giáo trình” cho giảng dạy và học tập luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định không nhỏ đến chất lượng sản phẩm dau ra, cũng như hiệu quả hoạt động của một cơ sở đào tạo nói chung và Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng “Giáo trình ngoại ngữ” nói riêng là công cụ truyền tải kiến thức, định hướng giáo viên trong quá trình giảng dạy, nhằm đạt mục tiêu giúp người học phát triển đồng đều ca bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Lựa chọn giáo trình ngoại ngữ cho day và học phù hợp là vấn đề rất được quan tâm hiện nay Về mặt quản lý, việc sử dụng giáo trình trong hoạt động giảng dạy và đào tạo ở các nhà trường luôn phải tuân theo các quy định chung và quy định cụ thê của từng trường.

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay, giáo trình chính đang được sử dụng dé giảng dạy chính thức trong nhà trường đối với bộ môn tiếng Trung là “Giáo trình Hán ngữ cơ sở”, trọn bộ có 6 quyền , tác giả Dương Ký Châu chủ biên; Trần Thị Thanh Liêm

Trang 24

dịch - Giáo trình Hán ngữ — Phiên bản mới (Tập 1, Quyền Thượng và Quyền Hạ), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2014 với đối tượng là sinh viên không chuyên ngữ của trường, theo phân phối chương trình được duyệt hiện nay, nhà trường chỉ giảng dạy theo “Giáo trình Hán ngữ cơ sở” Tập 1, Quyên Thượng đối với sinh viên đăng ký môn tiếng Trung HP1 và “Giáo trình Hán ngữ cơ sở” Tập 1 học trong 42 tiết, Quyên Hạ đối với sinh viên đăng ký môn tiếng Trung HP 2, mỗi quyền 15 bài với số tiết học là 54 tiết Ké từ năm 2009 Trường Đại học Luật Hà Nội bắt đầu giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên có nguyện vọng học môn tiếng này Từ đó đến nay, bộ môn tiếng Trung nhận được nhiều sự quan tâm, yêu thích của sinh viên Số lượng sinh viên đăng ký theo học ngày một đông hơn, trung bình mỗi học kỳ bộ môn mở từ 10 đến 15 lớp tương ứng với khoảng 300 đến 450 sinh viên Đối tượng sinh viên lựa chọn học tiếng Trung từ nhiều mục đích, mong muốn khác nhau: có bạn lựa chọn tiếng Trung do đã học giỏi một môn ngoại ngữ, muốn thử sức mình ở môn ngoại ngữ thứ hai (ví dụ: tiếng Anh ), cũng có bạn học các môn tiếng khác chưa giỏi, nhưng quyết định lựa chọn môn tiếng Trung cho môn thi ngoại ngữ Chuẩn đầu ra đề xét tốt nghiệp đại học, hay có bạn do hứng thú với văn hóa Trung Hoa, muốn học tập tiếng Trung để phục vụ cho mục đích tìm hiểu thêm về lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị đất nước này Trên thực té tai Truong Dai hoc Luật Hà Nội, cho dù việc day tiếng Trung cho các khoá dao tạo đã hoàn thành tốt mọi nội dung theo yêu cầu đặt ra, Song còn nhiều bất cập, quá trình thực hiện nội dung dạy và học tiếng Trung còn nhiều vấn dé cần cải tiễn cho phù hợp với thực tế Đặc biệt là về nội dung kiến thức cần truyền tải đủ dé sinh viên có thé tham dự kỳ thi Chuẩn dau ra tổ chức thường niên tại Trường hay thi lay Chứng chỉ trình độ tiếng Hán HSK(3X387K* 3#) do Ủy ban Hán ngữ đối ngoại Nhà nước Trung Quốc tô chức tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ được ủy quyền tại Việt Nam Bên cạnh đó, khi Tiếng Trung Quốc ngày nay được coi là ngôn ngữ thứ 2 trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực chỉ sau tiếng Anh, số người nói tiếng Trung Quốc ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng, song Giáo trình dạy tiếng Trung thì chưa phong phú, đa dang và hiệu quả như môn tiếng Anh Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều Giáo trình mới có chất lượng

mọi mặt tiễn bộ hơn các giáo trình cũ và bắt kịp các tiễn bộ khoa học kỹ thuật cũng như

tính phù hợp cao.

II ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ CƠ SỞ 1 Cơ sở lý luận về đánh giá giáo trình

Đề đánh giá một giáo trình, nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã có nhiều cách tiếp cận, hệ thống quan điểm, tiêu chí đánh giá khác nhau Tuy là một lĩnh vực đặc thù, nhưng cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có nhiêu nghiên cứu toàn diện va sâu sac Tác giả ZhaoJinMing cho răng việc đánh gia

Trang 25

thường được áp dụng trên 4 nguyên tắc, đó là “Tính thực tiễn; Tính trí tuệ; Tính khoa

2 Bên cạnh đó đê đánh giá một giáo trình nhiêu cơ sở

học; Khả năng truyền cảm hứng

đào tạo đưa ra biểu đánh giá gồm các nội dung: Về sự phù hợp với chương trình dao tạo chuyên ngành (Tính sư phạm cua giáo trình, tài liệu) Về kết cầu nội dung khoa

học và dung lượng giáo trình, tài liệu (Tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của giáo

trình); Mức độ đáp ứng nhu cầu của người đọc và của cán bộ giảng dạy; Hình thức trình bày (thuật ngữ, văn phong, trình bày ) Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song các nghiên cứu đều quan tâm tới tính thực tiễn và tính khoa học của giáo trình.

Giáo trình tiếng Trung ở Việt Nam hiện nay có thê chia làm 2 dạng chính: Giáo trình tiếng Trung do người Trung Quốc biên soạn (sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ trung gian), có thé hoặc không được dịch sang tiếng Việt và Giáo trình tiếng Trung do người Việt Nam biên soạn Giáo trình tiếng Trung trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phong phú Một số giáo trình tiếng trung nói có thể kế đến là: Giáo trình Hán ngữ cơ sở nói trên; Giáo trình tiếng Trung cho người mới bắt đầu; Tiếng Trung thương mại; HSK tiêu chuẩn; Hán ngữ BOYA; Phát triển Hán ngữ; 301 câu đàm thoại tiếng Hoa; Giáo trình tiếng Trung tích hợp MSUTONG và rất nhiều giáo trình chuyên đề khác Tuỳ theo mục đích cụ thê và đối tượng đầu vào, một số bộ Giáo trình có thé được sử dụng cả bộ hoặc từng phần, từng quyên cho phù hợp Với mục đích giúp người học đễ đọc, dé nhớ và phát triển được cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết các giáo trình đều cố gang phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết dựa trên nguyên tắc học đi đôi với hành, cô gắng gan với kiến thức thực tế thiết thực, chú trọng yếu tố văn hóa va từng bước gắn với công nghệ Tuy nhiên, sự thành công của mỗi giáo trình trên thực tế rất khác nhau.Tuỳ theo mục đích của việc giảng dạy và học tập tiếng Trung mà việc sử dụng và đánh giá mỗi loại giáo trình cũng rất khác nhau Những người dạy và học tiếng Trung ở Việt Nam vẫn luôn mong chờ một bộ Giáo trình Hán ngữ dành riêng cho sinh viên Việt Nam (kế cả chuyên và không chuyên) Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ tim tòi, nghiên cứu bé sung, sử dụng các giáo trình tiếng Trung ở mỗi Trường cần được quan tâm.

2 Đánh giá “Giáo trình Hán ngữ cơ sở” gắn với thực trạng giảng dạy ở Trường Đại học Luật Hà Nội.

Giáo trình Hán ngữ cơ sở là Giáo trình đang được Dai học Luật Hà Nội sử dụng trong nhiều năm qua Giáo trình này được đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội, được công nhận và sử dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ Giáo trình có nội dung rất phong phú, bài giảng có tính logic cao, thích ứng với nhiều đối tượng Một điểm mạnh lớn đó là giáo trình này được dịch và có bản in tiếng Việt nên thuận lợi cho người học Tuy vậy do lịch sử xuât bản lâu năm nội dung và tính ứng dụng của giáo

Trang 26

trình dan xuất hiện bat cập, các học giả Li Jun, Yin Shulin và Zhang Lihong trong cuỗn “Phân tích các vẫn đề và giải pháp trong Giáo trình Hán ngữ cơ sở do Yang Jizhou biên soạn”, cho rằng bộ giáo trình này có 4 vấn đề sau trong quá trình biên soạn: “Thứ nhất, sách giáo khoa có một số sai sót về kiến thức tiếng Trung cơ bản; hứ hai, bản dịch tiếng Nga của một số từ mới trong sách giáo khoa không chính xác; thứ ba, có van dé trong việc giải thích các điểm ngữ pháp riêng lẻ, thứ tư, một số bài tập trong sách giáo khoa chưa được thiết kế phù hop”? Tại Trường đại học Luật Hà Nội hiện nay chỉ sử dụng giảng dạy Quyền 1 và Quyền 2 cho sinh viên đăng ký theo học môn tiếng Trung HP1 và tiếng Trung HP2 tại Nhà trường Tóm tắt nội dung chính của quyền 1 và quyên 2 như

Giáo trình hán ngữ cơ sở quyên 1: Với 15 bài gồm các chu dé khác nhau Học xong quyên này người hoc sẽ có kiến thức dé chinh phục chữ Pinyin (phiên âm của chữ Hán), biết phát âm chuân mọi chữ Hán có pinyin, cách viết chữ Hán Học giao tiếp qua các chủ đề về giới thiệu bản thân, chào hỏi đơn giản, giới thiệu tên tuổi, quốc tịch, mua sắm, ăn uống, hoa quả, ngân hàng, tiếng Hán, giao tiếp tiếng Hán tại các địa điểm trong truong,

Giáo trình han ngữ co sở quyên 2: Tiệp nôi các chu đê cua Hán ngữ 1, giáo trình hán ngữ 2 gồm có 15 chủ đề giao tiếp với mức độ nâng cao hơn, các dạng ngữ pháp cơ bản dé người học dan tiếp cận làm quen với một số ngữ pháp cơ bản của tiếng Trung như các thì hiện tại, quá khứ, hiện tại tiếp diễn, một số loại bổ ngữ Học xong quyên này người học có thể tự tin giao tiếp với các từ ngữ nâng cao với các chủ đề về mua sắm, giới thiệu tên tuổi, ngày sinh nhật, tiếng Hán tại các môi trường như: trường học, bệnh viện, siêu thị, công viên

Liên quan đến các kiến nghị sau này, tôi xin giới thiệu thêm nội dung của Giáo trình Hán ngữ 3

Giáo trình hán ngữ cơ sở quyền 3: Giáo trình Hán 3 có thiết kế về mặt nội dung cũng như hình thức nâng thêm một cấp độ so với quyền 1 và quyên 2 Ở quyền này, bài khóa hoàn toàn là các chữ Hán, không còn chữ phiên âm, buộc người học phải nhớ các mặt chữ Hán Từ đó dần hình thành và giúp người học làm quen với cách đọc chữ Hán Ngoài ra ngữ pháp ở quyền này đã được thiết kế nâng cao, bổ sung thêm nhiều kiến thức ngữ pháp quan trọng Học xong quyên này người học đã nắm được phan lớn ngữ pháp cơ bản của tiếng Trung Trình độ đạt được sau khi học xong quyên này là có thé thi HSK 3 — trình độ tiếng Hán được Nhà trường công nhận tương đương so với ky thi Chuan đâu ra hàng năm.

3 Li Jun, Yin Shulin và Zhang Lihong, “Phân tích các vấn đề và giải pháp trong Giáo trình Hán ngữ cơ sở do Yang Jizhou biên

soạn”, Tạp chí Viện văn học, Đại học Sư phạm Sơn Đông, năm 2015, trang 2

Trang 27

Dé thiết thực và tập trung cho chủ đề hội thảo, trong điều kiện thời gian cho phép tôi xin đánh giá Giáo trình Hán ngữ cơ sở trên một số nội dung theo tôi là quan trọng nhất Trong đó, tập trung phân tích về tính khoa học và tính thực tiễn của giáo trình và một số nội dung liên quan khác trực tiếp tác động tới việc dạy và học tiếng Trung tại Trường hiện nay Bên cạnh những điểm mạnh của Giáo trình hán ngữ cơ sở như đã trình bày ở trên, do quá trình lịch sử lâu đời, mặc dù đã được cải tiến nhưng bộ giáo trình này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định.

2.1 Tinh Thục tiễn.

- Một cuốn Giáo trình hiệu quả luôn cần gắn với thực tiễn cuộc sống từng giai đoạn Hơn 2 thập kỷ trôi qua, nhiều nội dung bài giảng không còn phù hợp với bối cảnh, cũng như lượng từ vựng tuy nhiều nhưng từ mới đã lạc hậu, không đáp ứng được tính ứng dụng và thời sự của nội dung.

- Bộ giáo trình Hán ngữ cơ sở là Giáo trình do người Trung Quốc biên soạn nhằm mục đích giảng dạy cho sinh viên ngoại quốc, sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ trung gian Tuy cuốn giáo trình đã được biên phiên dịch sang tiếng Việt, nhưng một cuốn giáo trình được nghiên cứu từ góc độ người học là người Việt Nam và khai thác được thêm nhiều khía cạnh sẽ giúp người Việt học tiếng Trung có hiệu quả cao nhất.

- Như đã trình bày ở trên, Tại Đại học Luật Hà Nội hiện nay Chương trình tiếng Trung chỉ bố trí giảng day theo Quyên 1 đối với sinh viên đăng ký tiếng Trung HPI và Quyền 2 đối với sinh viên đăng ký HP2 Trong khi đó, đối với sinh viên của Nhà trường, ngoài yêu cầu thi hết học phần theo quy định, sinh viên còn cần đủ năng lực đề thi Chuân đầu ra ngoại ngữ ở trường hoặc thi đạt Chứng chỉ HSK3 ở các cơ sở được Hanban (Ủy ban Hán ngữ đối ngoại Nhà nước Trung Quốc) ủy quyền tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam Trong khi đối với cả 2 nhiệm vụ trên thì dung lượng kiến thức cần thiết đều yêu cầu sinh viên phải học ít nhất hết quyền 3 (như đã giới thiệu ở trên).

2.2 Tĩnh khoa học

Về Từ mới Chữ Hán là một trở ngại lớn đối với người học tiếng Trung Với cấu tạo tượng hình, nhiều đường nét hoặc bộ thủ gép lại, chữ Hán được viết theo một thứ tự và một bồ cục nhất định Khó khăn ở đây là khi ghép các nét, các bộ thủ chỉ cần sai một nét chấm, nét phây thì chữ Hán đã mang ý nghĩa hoàn toàn khác Bên cạnh đó chữ Hán còn phải tuân thủ trình tự thực hiện các nét và có những bố cục từng chữ nhất định Cách viết chữ Hán rất khác với viết chữ Latinh, trong khi đó ngay bài đầu tiên của bộ sách, tác giả đã đề cập đến đơn vị từ mới mà chưa giới thiệu đơn vị nhỏ nhất của chữ Hán là nét Khắc phục yếu điểm này đa số các giáo trình sau này đều đã giới thiệu chỉ tiết và nhắn mạnh bảy quy tắc viết 7 nét cơ bản này Về số lượng và tính khoa học của từ mới, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá từ mới của giáo trình này quá nhiều nhưng lượng thông

Trang 28

tin hữu hiệu ít Bên cạnh đó thứ tự đưa ra từ mới trong các bài cũng chưa thật khoa học. Có rất nhiều từ thông dụng, sinh viên dùng tới ở ngay bài 1 bài 2 nhưng sang tới quyên

2 mới giới thiệu như các từ : 4 ja] /shẽngcí/ từ mới; RX /kèwén/ Bài đọc, bài khóa; @

>] / fùxí/ ôn tập Đồng thời nhiều từ chữ Hán được giới thiệu lặp hoặc nhiều từ chỉ mang tính lịch sử, rat ít sử dụng, không phô biến ở hiện tại Từ mới như vậy không những không gây hứng thú cho người học mà còn gây khó khăn cho họ khi tham gia cáckỳ thi với 4 kỹ năng mà trong đó có tính thời sự cao.

Về Ngữ âm Nhiều ý kiến cho rằng, người Việt Nam thuận lợi hơn các nước khác khi học tiếng Trung vì khẩu hình và vi trí phát âm có nhiều điểm tương đồng, thực tế không hoàn toàn đúng như vậy Ngoài các phụ âm mà Giáo trình đã chỉ ra sự phân biệt không may khó khăn với người Việt thì còn rất nhiều âm khác mà người Việt phát âm rat dé bị nhằm lẫn như các âm bật hơi và không bật hơi như: Zh-ch, j-q, b-p Việc chưa chú trọng ôn luyện phát âm cần sớm được khắc phục Phát âm thanh I và thanh 4 cũng là phần ngữ âm khó với sinh viên Việt Nam Thói quen phát âm này không được chú trọng rèn luyện sẽ không đạt hoặc gây nhầm lẫn trong giao tiếp.

Về Ngữ pháp Tác giả tán đồng nhận định của tác gia MaShang (2#) Trung Quốc: “ Mặc dù ngữ pháp của Giáo trình Hán ngữ cơ sở không được thiết kế theo tính hệ thống, nhưng cách sắp xếp ngữ pháp của cuốn sách theo đúng nguyên tắc từ dé đến khó, các cấu trúc ngữ pháp được dạy trong bài được gắn liền với nội dung bài khóa” Tuy nhiên, các thuật ngữ và chủ điểm ngữ pháp phức tạp được dạy và học với thời lượng học ngắn gây khó khăn tiếp thu cho sinh viên Nhiều thuật ngữ và chủ điểm không còn phù hợp với bối cảnh thực tiễn.

Về bài khoá Như đã phân tích ở trên, Giáo trình Hán ngữ cơ sở không phù hợp với thực tiễn trong đó phải nói đến chất lượng các bài khoá Các bài khoá đó được xây dựng cho sinh viên nước ngoài học tiếng Trung tại Trung Quốc nên có thê nói nó mang tính địa phương và không cập nhật Nhiều bài khoá không thu hút và hấp dẫn người học Về Bài tập Thiếu thời lượng thực hành giao tiếp theo ngữ cảnh, đồng thời có quá nhiều bài tập máy móc, quá chú trọng đến kết quả dạy học mà bỏ qua hứng thú học tập của người học Phan đọc thuộc lòng không được sắp xếp trong phan luyện tập, và hiệu quả học tập chỉ có thể đạt được băng cách đọc thuộc lòng bài khoá Thiếu các bài tập

mở rộng và nâng cao.

Những phân tích, đánh giá hiện trạng trên cho thấy: Việc sử dụng Giáo trình Hán

ngữ cơ sở Quyền 1 và Quyền 2 ở Trường Đại học Luật hiện nay chưa đáp ứng tốt việc học tập và giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên ở 2 khía cạnh lớn Một là, không đủ thời

* MaShang, <Phân tích giáo trình Hán ngữ sơ cấp>, Tạp chí ngôn ngữ học hiện đại, 2015, trang 3.

Trang 29

lượng tương xứng với yêu cầu chất lượng đầu ra Hai là, giáo trình Hán ngữ cơ sở còn quá nhiều bất cập với sinh viên Việt Nam.

HI MOT SO KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

- Về Giáo trình: Một số giáo trình có thé tham khảo khác như giáo trình Phát triển Hán ngữ đã và đang được giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo đại học trong nước hay giáo trình Hán ngữ Msutong mới nhất được xuất bản NXB Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh do Hứa Kim Sinh, Hồ Văn Hoa, Ngô Trung Vĩ chủ biên So với các cuốn giáo trình cũ, giáo trình Han ngữ Msutong được cập nhận từ vựng hiện đại, mới nhất; các chủ điểm như: đi taxi, nạp thẻ điện thoại, dùng wechat, đi xem phim giúp người học có thé ứng dụng ngay vào giao tiếp thực tế Thiết kế cấu trúc bộ giáo trình giúp người học cân bằng và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Phù hợp với nội dung kiến thức phục vụ thi HSK các cấp.

- Về tăng thời lượng giảng dạy: Xét từ góc độ nội dung kiến thức cơ bản sinh viên cần được trang bị để tham dự kỳ thi Chuẩn đầu ra hàng năm tại Trường hoặc kỳ thi HSK3 ở các cơ sở đào tạo được ủy quyên tại Việt Nam, việc tăng thời lượng giảng dạy là vô cùng cần thiết Ngoài ra, sinh viên cần được tăng cường các tiết học kỹ năng riêng biệt: nghe, nói, đọc, viết để phù hợp với hình thức và nội dung của các ky thi kê trên.

- Tăng cường cơ sở vật chất, cụ thé là Da phương tiện đáp ứng giáo trình mới, kiểu thi mới Việc học ngoại ngữ tại các phòng học chuyên dụng cũng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt đối với kỹ năng nghe, nói Nhà trường cần xây dựng, lắp đặt thêm nhiều phòng học đa chức năng với các trang thiết bị học ngoại ngữ hiện đại

hỗ trợ sinh viên học tập và rèn luyện các kỹ năng trên.

IV KET LUẬN

Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc về việc day tiếng Trung Quốc như một ngoại ngữ đang có nhiều tranh luận giữa các trường phái tư tưởng Lý Quân từng viết cuốn sách “Nghiên cứu dạy tiếng Trung như một ngoại ngữ”, ông tin rằng chìa khóa thành công hay thất bại của tài liệu giảng day nam ở việc tích hop thực tế, mở rộng vòng tròn, sinh động, thực tế và thiết thực, và có văn hóa lai lịch Và đưa ra mười nguyên tắc cơ bản của đổi mới: nguyên tắc định hướng, nguyên tắc mục tiêu, nguyên tắc đặc trưng, nguyên tắc nhận thức, nguyên tắc thời đại, nguyên tắc phong cách, nguyên tắc văn hóa, nguyên tắc vui vẻ, nguyên tắc thực tiễn, nguyên tắc ba chiều Zhao Jinming tin rằng cầu trúc, chức năng và văn hóa nên được kết hợp dé giáo trình đổi mới và hiện đại Tác gia nhận thấy, ngoài việc phù hợp các tiêu chí trên, một cuốn giáo trình thành công nhất cần được chú trọng đầu tiên tới đối tượng người học, bởi mỗi một đối tượng người học sẽ có những đặc điểm riêng Xuất phát từ nhu cầu, mục đích, ưu nhược điểm của đối tượng người học thiết kế giáo trình sẽ mang lại sự hỗ trợ tốt nhất và mang lại kết quả cao nhất

Trang 30

đối với người học Đối với sinh viên lựa chọn tiếng Trung là môn ngoại ngữ phục vụ xét điều kiện tốt nghiệp tại Nhà trường hiện nay, việc tăng thêm thời lượng học dé đủ lượng kiên thức và đôi mới giáo trình sẽ mang lại hiệu quả cao nhât cho sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Li Jun, Yin Shulin va Zhang Lihong, “Phân tích các van đề và giải pháp trong Giáo trình Hán ngữ cơ sở do Yang Jizhou biên soạn”, Tạp chí Viện văn học, Đại học Sưphạm Sơn Đông, năm 2015;

2 Yang Xiao Peng, < Thành tựu và vấn đề trong quá trình biên tập giáo trình Hán ngữ đối ngoại ở Trung Quốc >, Tạp chí Dai học Hồ Bắc, năm 2011.

3 Yang Ji Zhou, < Một số vấn đề trong quá trình biên tập giáo trình Hán ngữ cơ so>, Tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, năm 2003.

4 Yu Qianhua, <Khảo sát về mỗi quan tâm của chủ đề người học tiếng Trung và sự phù hợp tài liệu giảng dạy tiếng Trung như một ngoại ngữ> Tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, năm 2012.

5, Tang Shiyao, <Phân tích so sánh mối quan hệ giữa khái niệm và hiệu quả của việc thực hành thiết lập tài liệu giảng dạy tiếng Trung sơ cấp> Tạp chí Đại học Hezhou, năm 2015.

6 GuoLan, <Một số van dé cần chú ý trong quá trình biên tập Gao trình Hán ngữ>,

Tạp chí Đại học Tân Cương.

7 MaShang, <Phân tích giáo trình Hán ngữ so cấp>, Tap chí ngôn ngữ hoc hiện đại, 2015.

Trang 31

BIEN SOẠN GIAO TRÌNH TIENG NGA CHO SINH VIÊN

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

TS.Nguyén Thi Khanh Van!

Bộ môn Ngoại ngũ- Trường Dai học Luật Hà Nội

TÓM TAT

Trong những năm qua, hoạt động biên soạn giáo trình, tài liệu day học ngoại ngữ noi chung và tiếng Nga nói riêng cho sinh viên học tại Trường Đại học Luật Hà Nội chưa được triển khai, thực hiện thành nên nếp Giáo trình được sử dụng để giảng dạy các môn ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà nội chủ yếu do người ban xứ viết và xuất bản ở nước ngoài Chính vì vậy, năng lực, kinh nghiệm biên soạn giáo trình, tài liệu day học của giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ của trường sẽ bị hạn chế; không có kỹ năng trong công tác quản lý quy trình biên soạn và triển khai biên soạn giáo trình, tài liệu đạy học Do đó, việc biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học cần phải thường xuyên thực hiện để phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường, đặc biệt là đáp ứng được việc chuẩn đẩu ra ngoại ngữ đối với sinh viên T ruong Dai học Luật Ha Nội.

Từ khóa: Giáo frình tiếng Nga, biên soạn giáo trình, giảng dạy ngoại ngữ, Đại học

Đặt vấn đề:

Giáo trình là tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học với mục đích đề làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giáo viên, và làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên Biên soạn giáo trình Đại học dé xây dựng được một chương trình giảng day phù hợp với số lượng tin chỉ mà sinh viên sẽ học trong quá trình đào tạo tại đại học Nội dung kiến thức cho môn học đó sẽ được phân chia sao phù hợp đối với chương trình giảng dạy và thời gian học của sinh viên Việc biên soạn giáo trình theo từng bộ môn sẽ giúp cho việc tổng hợp và cập nhật những kiến thức nền tảng cũ và mới Việc biên soạn giáo trình không chỉ giúp cho sinh viên được học thêm các kiến thức mới mà còn giúp cho giáo viên tiếp tục nâng cao trình độ biên soạn và giảng dạy ngày một cao hơn Biên soạn giáo trình cho các ngoại ngữ được giảng dạy tại Đại học Luật nói chung và biên soạn giáo trình tiếng Nga nói riêng là việc cần làm nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận những kiến thức cơ bản và phù hợp cho tất cả các kỹ năng trong việc học ngoại ngữ.

Trang 32

1 Một số yêu cầu biên soạn giáo trình tiếng Nga tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Một trong những van dé then chốt dé nâng cao chất lượng day và học tiếng Nga tại Đại học Luật Hà Nội hiện nay là trước mắt cần biên soạn 1 cuốn giáo trình với hệ thống ngữ liệu đa dạng, cập nhật, phù hợp với trình độ của sinh viên, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo trong tình hình mới Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản mang tính định hướng, cũng như phải tuân thủ chặt chẽ quy trình Trong khuôn khổ bài tham luận này, chúng tôi muốn đưa ra một số yêu cầu đối với công tác biên soạn giáo trình tiếng Nga cho sinh viên Đại học Luật Hà Nội, đồng thời cũng đề xuất trình tự các bước biên soạn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga tại Đại học Luật Hà Nội.

Tiếng Nga là ngoại ngữ được đưa vào chương trình giảng day từ những ngày đầu thành lập trường Đại học Pháp lý nay là Đại học Luật Hà Nội Vào thời gian đầu giáo trình tiếng Nga được đưa vào sử dụng cho việc giảng dạy tiếng Nga đó là giáo trình của tác giả Vũ Ngọc Quán, ở thời điểm đó với thời lượng học ngoại ngữ là 450 tiết, sinh viên nắm bắt được nhiều kiến thức, có cả thuật ngữ chuyên ngành Qua các quá trình thay déi chương trình đào tao,m6n ngoại ngữ cũng thay đổi về số lượng giờ học, dé đáp ứng với tình hình tại những thoi điểm đó, tổ bộ môn tiếng Nga cũng đã thay đổi nhiều giáo trình phù hợp với quy định Các giáo trình được áp dụng trong giảng dạy tiếng Nga có những giáo trình do người bản xứ biên soạn, xuất bản tại Liên xô cũ hoặc giáo trình do các nhà nga ngữ học Việt Nam hợp tác với chuyên gia người Nga biên soạn, năm 2008 tổ bộ môn cũng đã biên soạn giáo trình và được xuất bản năm 2009, giáo trình đó đã được đưa vào giảng day đến năm 2016 Hiện nay tô bộ môn đang sử dụng giáo trình “MOEXAJIM! (LET’S GO!)" ” được xuất bản tại Liên Bang Nga, Tat cả những giáo trình tiếng Nga được đưa vào giảng dạy đều có những mặt mạnh và có những bất cập mà trong quá trình giảng dạy đã xuất hiện Xuất phát từ thực tế trên, việc đặt ra những yêu cầu cho công tác biên soạn giáo trình tiếng Nga cũng như tuân thủ các bước trong quá trình biên soạn là thực sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Nga sinh viên tại Đại học Luật Hà Nội.

1.1 Yêu cầu về nội dung doi với giáo trình

Nội dung của giáo trình chính là dung lượng kiến thức cần chuyển tải đến người học Mỗi môn học đều được xây dựng trên cơ sở một bộ môn khoa học tương ứng Song không phải chụp lại nội dung, mà phải căn cứ vào chương trình môn học để lựa chọn, sắp xếp và trình bày nội dung cho phù hợp với đối tượng, nhằm đạt được mục tiêu môn học, kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học với tính sư phạm Nói cách khác, từ bộ môn khoa học tương ứng phải có sự “chuyên di sư phạm” mới hình thành giáo trình của môn

Trang 33

học đó Đây là thể hiện tính sáng tạo trong việc lựa chọn, trình bày nội dung khi biên soạn giáo trình (Đặng Thị Hương Thảo, 2015) Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình phải được cụ thể hóa bằng giáo trình Căn cứ vào chương trình chuẩn theo mục tiêu đào tạo cho đối tượng cụ thé dé lựa chọn nội dung giáo trình thích hợp Nội dung được trình bày trong giáo trình phải cô đọng, tạo điều kiện đôi mới phương pháp day hoc, phát trién phương pháp tự học Khi xây dung chương trình, phải xuất phát và bảo đảm hướng tới năng lực cho sinh viên; bảo đảm tính hài hòa, cân đối giữa “dạy chữ, dạy người”; nội dung giáo dục mang tính chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Hơn nữa, cấu trúc, nội dung chương trình giáo trình phải bảo dam tính chỉnh thé, linh hoạt, thống nhất; day mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy nhăm phát triển năng lực chung và các năng lực chuyên biệt của sinh viên Lựa chọn yếu tố kiến thức phù hợp với đối tượng, phù hợp với khả năng tư duy của người học.

Xuất phát từ những lý luận chung nêu trên về yêu cầu của việc biên soạn giáo trình, thì việc biên soạn giáo trình tiếng Nga cần phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản về nội dung dưới đây: Một là, giáo trình phải cụ thể hóa nội dung kiến thức, kỹ năng theo quy định đặt ra đối với chương trình đào tạo môn học tiếng Nga, phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo kiến thức, kỹ năng theo chuẩn đầu ra của trường đã ban hành Theo chương trình đào tạo, môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Nga nói riêng có thời lượng 96 tiết, tương ứng với 7 đơn vi học trình Mục tiêu yêu cầu của môn học là trang bi cho người học những kiến thức chung trong cuộc sống ; rèn luyện cho người học các kiến thức cơ bản cần thiết trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Giúp người học nắm được cách giao tiếp thông thường thông qua thực hành: biết viết, nghe, hoặc trình bầy được thông tin ở 1 số lĩnh vực trong cuộc sống chú trọng các nội dung liên quan đến cuộc sống hàng ngày Hai là, lượng kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, légic, dam bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất Việc biên soạn giáo trình phải được tiễn hành trên cơ sở cung cấp tối thiểu các đơn vị từ vựng-ngữ pháp tiêu biểu, thường gặp trong giao tiếp cuộc sống Tối thiểu từ vựng là cung cấp miền từ đủ để luyện tập theo yêu cầu của mỗi giai đoạn học tập Tối thiểu ngữ pháp là cung cấp các hiện tượng ngữ pháp đảm bao cho mục tiêu đặt ra đôi với giai đoạn hoc tập nhất định Dựa trên những đặc điểm cơ bản của hai ngôn ngữ, tác giả biên soạn hệ thống ngữ liệu phù hợp cho từng giai đoạn học tập, giúp sinh viên nam được các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không chỉ trên bình diện ngữ pháp mà còn trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng Ba là, các bài dạy cần được thiết kế dưới dạng các hoạt động khác nhau, nhằm giúp người học lĩnh hội dần các kỹ năng cần thiết thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho người học có nhiều cơ hội được trải nghiệm, chủ động trong sáng tạo Bồn là, cần chú trọng

Trang 34

đến việc xây dựng hệ thong bai tap thực hành dé dam bao mang tinh thuc tién cao, vira sức với người học Các bài tập này đều nhăm phat trién những tố chat cần thiết dé phát triển các kỹ năng học ngoại ngữ Nội dung bài tập trong giáo trình phải đảm bảo tính thực tế và trọng tâm, phải đầy đủ tất cả các dạng bài tập Năm là, nội dung của giáo trình phải cập nhật những thông tin mới, nhiều chủ đề phù hợp với cuộc sống đương đại Đối với sinh viên của Dai học Luật có thé long ghép những nội dung về kiến thức

chuyên ngành luật với những mẫu câu đơn giản.

1.2 Yêu cầu về cấu trúc của giáo trình

Cấu trúc của giáo trình phải cân đối, lôgic, chặt chẽ, khoa hoc Bảo đảm được

tính hệ thống, tính sư phạm và tự kiểm tra, đánh giá trong học tập; bảo đảm sự cân đối

và phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình; trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn giản, dé hiểu, có giải thích minh hoa; sử dụng thuật ngữ phổ biến, nhất quán; phản ánh được phương pháp nghiên cứu hiện đại.

Giáo trình phải có cấu trúc phù hợp với chương trình khung của môn học Phần đầu của giáo trình trình bày mục tiêu, chương trình môn học, có hướng dẫn cách sử dụng giáo trình, phần nội dung là các bài học, trong mỗi bài có phần chú giải các hiện tượng từ vựng — ngữ pháp, các bài tập mẫu, hệ thống bài tập thực hành kèm ví dụ minh họa sinh động bằng hình ảnh, hình vẽ, có các file bài nghe, các clip, các bài luyện tập các kỹ năng ; cuối mỗi bài đều có phan tự kiêm tra đánh giá đối với học viên, mục lục, danh

mục tài liệu tham khảo Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo dùng

để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, từ các trang mạng chính thống Hình thức và cấu trúc của giáo trình phải đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thé của cơ sở giáo dục đại học.

Giáo trình cần được trình bày nội dung theo kiểu đặt và giải quyết van dé, đặt câu hỏi kích thích suy nghĩ, đưa ra nhiều dạng bài tập rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng nghe, phân tích, hiểu tiếng gốc (trong đó làm sáng tỏ yêu cầu nghe hiểu, kỹ thuật nghe hiểu và các hình thức luyện kỹ thuật nghe); kỹ năng ghi nhớ (nhấn mạnh đến tam quan trọng của trí nhớ và các kỹ thuật ghi nhớ); kỹ năng ghi chép (xác định nội dung cần ghi chép, quy trình ghi chép, thực hành ghi chép); kỹ năng biểu đạt và trình bay (các kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ và biểu đạt và các kỹ thuật trình bày).

Ngoài những yêu cầu trên thì giáo trình tiếng Nga cũng cần đảm bảo các yêu cầu của một giáo trình ngoại ngữ thông thường như nội dung được trích dẫn có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyên tác giả theo quy định hiện hành; hình thức và cau trúc của giáo trình dam bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thê của các câp có liên quan.

Trang 35

Đối tượng sinh viên học tiếng Nga tại Đại học Luật Hà Nội hầu hết là không học

tiếng Nga ở phô thông, việc biên soạn giáo trình tiếng Nga cho sinh viên là những kiến thức đầu tiên, do vậy kết cau của 3-4 bài đầu tiên, theo quan điểm của chúng tôi (những giảng viên tiếng Nga của trường) sẽ tập trung nhiều vào kỹ năng nói (tập phát âm, luyện nói các mẫu câu đơn giản) và kỹ năng viết (tập viết đúng các chữ cái, viết đúng câu đơn giản) Những bài sau khi các hiện tượng ngữ pháp được đưa vào bài thì 4 kỹ năng sẽđược đưa vào ở các dạng bài tập.

2 Trình tự các bước biên soạn giáo trình tiếng Nga cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

2.1 Cơ sở xác định các bước biên soạn giáo trình

Đề việc biên soạn giáo trình đạt chất lượng và hiệu quả cao cần dựa trên các cơ

SỞ sau:

Dựa vào các quy định chung của cơ quan có thâm quyền và quy định của Dai học Luật Hà Nội về công tác biên soạn giáo trình

Dựa vào việc xác định mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Đại học Luật Hà Nội theo chuyên ngành đào tạo , từ đó xác định chương trình, nội dung, phương phápđào tạo

Dựa vào chương trình, nội dung của môn học được xác định trong kế hoạch giáo dục-đào tạo của trường

Dựa vào những yêu cầu về đôi mới nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học trong trường quân đội nhằm đáp ứng sự thay đôi; năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực tư duy độc lập, Đây là xu thế đổi mới giáo dục đại học hiện nay là lay “tự học có hướng dan là chính” Đó là một trong những co sở hết sức quan trọng để biên soạn giáo trình

Dựa vào trình độ, kinh nghiệm của người được giao nhiệm vụ biên soạn; đồng thời dựa vào khả năng nhận thức của người học, đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng đào tạo dé biên soạn giáo trình, đáp ứng việc chuẩn dau ra ngoại ngữ đối với sinh viên học tiếng Nga.

Dựa vào kinh nghiệm giáo dục dao tao, nhất là kinh nghiệm biên soạn giáo trình đã có của nhà trường.

2.2 Các bước biên soạn giáo trình tiếng Nga

Việc biên soạn giáo trình thường được chia thành các bước, các giai đoạn khác nhau Năm 2008 giảng viên tiếng Nga đã biên soạn giáo trình tiếng Nga cho sinh viên của trường, giáo trình đã được xuất bản năm 2009, từ đó giáo trình đưa vào giảng dạy đến năm 2016 Khi biên soạn giáo trình đó, nhà trường chưa có chủ trương thi chuẩn

Trang 36

đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên, vì vậy giáo trình chỉ chú trọng vào 2 kỹ năng viết và đọc, từ vựng — ngữ pháp, kỹ năng nói và nghe gần như ít được đưa vào giảng dạy ở giáo trình Chủ trương việc thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ ở trường được phê duyệt thì giảng dạy tiếng Nga bang giáo trình do tô bộ môn biên soạn không còn phù hợp, tô đã quyết định chuyên sang giảng day bằng giáo trình “IOEXA.IH! (LET’S GO!)” Qua nghiên cứu

tài liệu và qua kinh nghiệm thực tiễn biên soạn giáo trình, chúng tôi khái quát thành các

bước sau:

a Bước I:

Xây dựng kế hoạch biên soạn giáo trình:

- Phân tích nhu cầu về đào tạo và biên soạn giáo trình;

- Thu thập thông tin liên quan đến mục tiêu, nội dung của chương trình; - Tham khảo tư van chuyên gia, lay ý kiến của giảng viên

b Bước 2:

Xác định mục tiêu, yêu cầu, đối tượng đào tạo, nội dung chương trình và thời lượng giảng dạy; yêu cầu và nội dung kiểm tra đánh giá sau từng giai đoạn học tập.

c.Bước 3:

Căn cứ vào yêu cau cụ thé về cấu trúc nội dung, cau trúc phương pháp, ngôn ngữ và hình thức trình bày giáo trình dé xác định chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng cho môn học.

d Bước 4:

Xác định các nguyên tắc cơ bản để xây dựng giáo trình, bao gồm: - Nguyên tắc phù hợp với từng giai đoạn học tập;

- Nguyên tắc khoa học, hiện đại, phù hợp với thực tiễn;

- Nguyên tắc hệ thống trong tô chức ngữ liệu, xây dựng hệ thống bai tập và sử dụng phương tiện trực quan;

Xây dựng cấu trúc và xác định nội dung của giáo trình trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, bao gồm:

- Khối lượng kiến thức qua số lượng bài học; - Thời lượng từng bài;

Trang 37

- Hệ thống bài tập trên cơ sở hình thành và phát triển các kỹ năng tương ứng với từng giai đoạn học tập;

- Phương pháp tô chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo giáo trình tiếng Nga - Hệ thống bài tập thực hành nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng học ngoại

e Bước 6: Trién khai biên soạn giáo trình g Bước 7: Biên tập ban thảo.

h Bước 8: Thâm định và đánh giá giáo trình i Bước 9: Phát hành và đưa vào sử dung giáo trình

3 Một số đề xuất biên soạn giáo trình tiếng Nga cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Như đã trình bay ở trên, trong suốt quá trình giảng day tiếng Nga tại Dai học Luật nhiều giáo trình đã và đang được đưa vào sử dụng Giáo trình do các chuyên gia người bản xứ biên soạn chủ yếu dành cho sinh viên nước ngoài học năm dự bị tại Liên Xô cũ cũng như tại Liên Bang Nga hiện nay, giáo trình do các nhà nga ngữ học Việt Nam và giáo trình do giảng viên cua tổ bộ môn tiếng Nga biên soạn không còn phù hợp với chương trình đào tạo hiện nay hoặc những nội dung trong giáo trình không thể hiện của cuộc sống đương đại Dé có tài liệu giảng dạy tiếng Nga phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường, với đối tượng sinh viên học tiếng Nga từ đầu, với thời lượng giờ học theo qui định, mà đầu ra ngoại ngữ của sinh viên phải đạt BI theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, xin được dé xuất giáo trình tiếng Nga dành cho sinh viên của Dai học Luật gồm 25 bài với những nội dung sau:

Nội dung từ bài 1 đến bài 5:

- Bảng chữ cái (các nguyên âm, các phụ âm)

Trang 38

- On tập (Các bài tập của 5 bài đầu chủ yếu tập trung vào luyện phat âm các chữ cái, từ, nói câu đơn giản Viết đúng chữ cái, từ và câu Về ngữ pháp phân biệt được giống cau danh từ, đại từ nhân xưng thay thé cho danh từ )

Nội dung từ bài 6 đến bài 10:

- Ôn tập (Các bài tập của 10 bài tiếp theo đủ 4 kỹ năng với những kiến thức được học, sinh viên có thé kế hoặc viết về gia đình, về một ai đó) )

Nội dung từ bài 11 đến bài 15:

- Động từ chia thời hiện tại (đuôi aBaTb, OBATb)

- On tập (Các dạng bai tập phong phú hơn cho cả 4 kỹ năng) Nội dung từ bài 16 đến bài 20:

- Động từ chuyển động, câu chỉ phương hướng

- Mẫu câu tương đương (ÕbITb — XO/IHTb, ©3/1HTE)

Trang 39

Nội dung từ bài 21 đến bài 25:

Biên soạn giáo trình cũng là một trong những vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nga tại Đại học Luật Hà Nội Việc biên soạn giáo trình cũng giúp nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu khoa học của giảng viên Trong khuôn khô bài viết này, chúng tôi tập trung đưa ra yêu cầu đối với công tác biên soạn giáo trình tiếng Nga tại Dai học Luật Hà Nội, cụ thé là yêu cầu về nội dung và cấu trúc của giáo trình, đồng thời đề xuất các nội dung giảng dạy cho sinh viên của trường nhằm đáp ứng nhu câu dao tạo và chuân dau ra ngoại ngữ cho sinh viên Dai học Luật Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đặng Thị Hương Thao (2015), "Phương pháp xây dựng giáo trình dịch nói tiếng Nga", Đặc san Ngoại ngữ Quân sự, số 2, Học viện Khoa học Quan sự, 15-16 2 Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ Gao dục

và Đào về việc ban hành quy định việc biên soạn, lựa chọn, thấm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học

3 Giáo trình tiếng Nga — Đỗ Thị Tho Đại học Da Lạt

4 WiHcTnTVT pYyCCKOTO 3bBIKa uM A.C IlyIiKHHa nog peaKnneli A.H IIyknmna,(1990), MeTronwka IpeIo7aBaHW4 pyccKoro A3bIKa KaK HHOCTpaHHorO, MocKBa5 ADYTIOHOB A.P Teopua w IIDaKTHKa CO3/1AHH4 yq1€ÕHHKa DYCCKOTO #3BIKa JIA

HHOCTPpAHIH€B EÏl31:PyccKHli 43bIK 1990

Trang 40

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA GIÁO TRÌNH ENGLISH FILE PRE-INTERMEDIATE DÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYEN TẠI TRUONG

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GV Vũ Thị Việt Anh!

Bộ môn Ngoại Ngĩữ- Trường Đại học Luật Ha Nội

TÓM TẮT

Dé tài nghiên cứu được tiễn hành với mục dich đánh giá sự phù hợp của giáo trình “English File Pre-Intermediate”, giáo trình dang được sử dung là giáo trình chính trong giảng day học phan Tiếng Anh 1, 2 đối với sinh viên không chuyên, Trường Dai học Luật Hà Nội Với quan điểm là đánh giá sự phù hợp của giáo trình về một số phương điện như trình độ, mục tiêu, nội dung và phương pháp Qua việc phân tích, tong hợp tài liệu, dùng bảng hỏi để thu thập thông tin từ sinh viên và giảng viên chúng tôi đã đi đến kết luận: Bộ giáo trình trên về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu của chương trình đào tạo cũng như nhu cầu học tập của sinh viên Tuy nhiên, một số phần trong giáo trình chưa thực sự phù hợp với trình độ sinh viên cũng như điều kiện hoc tập cần phải được thay đổi dé đạt được hiệu quả cao hơn.

Từ khóa: Đánh giá giáo trình, tính hiệu quả, sự phù hợp, mục tiêu đào tạo, phươngpháp, nội dung

1 Đặt vấn đề

Sách giáo trình (text books) đóng một vai trò thiết yếu đối với việc dạy và học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, đặc biệt là trong môi trường tiếng Anh được coi là một ngoại ngữ (Robinson, 1991).

Theo Robinson (1991) và O’neill (1982), sách giáo trình có một số ưu điểm nỗi bật sau: Thứ nhất là rẻ, dé tìm; Thứ hai là dé sử dụng và tiết kiệm thời gian bởi vì loại tài liệu này có nội dung kiến thức được hệ thống hoá và các dạng bài tập được lựa chọn và thiết kế cần thận; Thứ ba, loại tài liệu này có khả năng tạo tâm lý tự tin, chủ động cho cả người học và người dạy bởi vì nó chứa đựng nội dung chi tiết của toàn khoá học, người học có thé xem trước những gi họ sẽ học hay xem lại những nội dung đã học Ở rất nhiều nơi sách giáo trình có thé đóng vai trò như là chương trình chỉ tiết Tuy nhiên, theo Richard và Renandya (2002), Kenedy và Bolitho (1984), sách giáo trình cũng có một số hạn chế nhất định như:

1 Giảng viên Tổ Tiếng Anh Tel: 0915110305 Email: vuthivietanh1981@gmail.com

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w