1) Phân tích vị trí, vai trò và đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp Vị trí: Luật Hiến pháp là ngành luật cơ bản tạo nên nền tảng cho toàn bộ các ngành luật khác. Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lý tối cao, tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Vai trò: Vai trò quan trọng của luật Hiến pháp thể hiện qua các khía cạnh chính sau: Luật Hiến pháp xác lập các nguyên tắc nền tảng cho việc thiết lập, tổ chức, thực thi và giám sát quyền lực nhà nước. Luật Hiến pháp là công cụ pháp lý quan trọng nhất để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT - CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP
Chương I: Những vấn đề chung về Luật Hiến pháp
1) Phân tích vị trí, vai trò và đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Vị trí: Luật Hiến pháp là ngành luật cơ bản tạo nên nền tảng cho toàn bộ các ngànhluật khác Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lý tối cao, tất cả các văn bản pháp luậtkhác phải phù hợp với Hiến pháp
Vai trò: Vai trò quan trọng của luật Hiến pháp thể hiện qua các khía cạnh chính sau:
Luật Hiến pháp xác lập các nguyên tắc nền tảng cho việc thiết lập, tổ chức,thực thi và giám sát quyền lực nhà nước
Luật Hiến pháp là công cụ pháp lý quan trọng nhất để bảo vệ các quyền conngười, quyền công dân
Đối tượng điều chỉnh:
2) Trình bày đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp là các quy phạm pháp luật về tổchức, thực hiện, giám sát quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền con người, quyền côngdân; sự hình thành, phát triển và việc áp dụng các quy phạm đó trong thực tế
3) Phân tích mối quan hệ giữa Luật Hiến pháp với các ngành luật khác
Luật Hiến pháp là ngành luật cơ bản tạo nền tảng cho toàn bộ các ngành luật khác.Bởi các quy phạm của những ngành luật khác được xây dựng, ban hành trên cơ sở cácnguyên tắc và quy phạm của Luật Hiến pháp
Ví dụ: Dựa trên kết quả nghiên cứu sự phát triển của các quy phạm pháp Luật Hiếnpháp, cùng với việc nghiên cứu quy phạm của các ngành luật khác, các nhà khoa họcphát triển thành Lý luận và Lịch sử về Nhà nước và Pháp luật Ngược lại, Luật Hiếnpháp phải dựa trên những kết quả mang tính tổng kết, khái quát hóa của khoa học Lý
Trang 2luận về lịch sử về Nhà nước và Pháp luật để tìm ra những loại hình tổ chức quyền lựcnhà nước phù hợp ở mỗi quốc gia
Các ngành luật khác cũng tác động trở lại đối với ngành luật Hiến pháp
Chương II: Hiến pháp – Đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia4) Trình bày khái quát sự ra đời và phát triển của hiến pháp trên thế giới
Sự ra đời của Hiến pháp trên thế giới
- Khi mới xuất hiện loài người: giai cấp thống trị đặt ra các quy tắc chủ quan,tạo thành thể thức tổ chức quyền lực nhà nước – những thể thức bất thànhvăn - cơ sở cho việc lạm dụng quyền lực nhà nước, vi phạm quyền lợi củanhiều người dân Họ giải thích: quyền lực là “thẩm quyền” do đấng “siêunhiên” tạo ra, như một thứ cảu cải “Thần dân” không có quyền gì, phải camchịu và phục tùng theo như một lẽ tự nhiên
- Khi xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức NN không phải thần bí
mà xuất phát từ nhân dân Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cầnliên kết thành một cộng đòng dưới sự quản lý của NN Tuy nhiên NN – bêncạnh chức năng duy trì, bảo đảm cuộc sống con người – lại là một chủ thểxâm phạm một cách nguy hiểm đến con người Do đó phải có một khế ướcgiữa những người dân với người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội, gọi làHiến pháp
Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh (1215) giới hạnquyền lực NN Anh và thừa nhận một số quyền tự do của con người Mặc dù vậy, theonghĩa hiện đại, Hiến pháp thành văn đầu tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787)
Trong thời kì đầu (cuối TKXVIII đến hết TKXIX), các Hiến pháp chủ yếu đượcxây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á và Châu Mĩ –Latinh Phải từ sau thập kỉ 1949, số quốc gia trên thế giới có Hiến pháp tăng mạnh,đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong trào giành độclập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu Hiệnnay, không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiếnpháp
Trang 3Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp Kể
từ sau 1917, xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội dungrộng hơn nhiều Xen giữa 2 trường phái này là một dạnh hiến pháp có nội dung trunghòa
Quá trình phát triển
Quá trình phát triển bao giời cũng bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế Hiến pháp.Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiếnpháp (VD: Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính)
5) Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp Liên hệ với Việt Nam.
Đối với một quốc gia
Một bản hiến pháp tốt là nền tảng để tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân Đây
là những yếu tố không thể thiếu để một quốc gia ổn định và phát triển
Lịch sử nhân loại cho thấy hiến pháp gắn liền với vận mệnh của mỗi quốc gia Sựthịnh vượng, tính năng động, sức sáng tạo mạnh mẽ của xã hội và khả năng “hoá giải”khủng hoảng một cách nhanh chóng của một số quốc gia (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức…)được cho là xuất phát từ những nguyên tắc được xác lập trong hiến pháp của các nướcnày Ngược lại, sự suy yếu và sụp đổ của nhiều quốc gia có nguyên nhân từ nhữngthiết chế, quy phạm chuyên chính, tập quyền và xa rời thực tế trong hiến pháp của cácnước đó
Đối với mỗi người dân
Một bản hiến pháp tốt rất quan trọng với mọi người dân, xét trên nhiều phươngdiện Trước hết, một bản hiến pháp tốt giúp tạo lập một nền dân chủ thực sự, trong đómọi người dân có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến và quan điểm về các vấn đề của đấtnước và bản thân mình mà không sợ hãi bị đàn áp hay trừng phạt Đây là tiền đề đểkhai mở và phát huy trí tuệ, năng lực của mọi cá nhân trong xã hội, cũng như đểphòng, chống lạm quyền và tham nhũng
Một bản hiến pháp tốt cũng đồng nghĩa với việc ghi nhận đầy đủ các quyền conngười, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế,cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của
Trang 4mình khi bị vi phạm Hiến pháp tốt là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất đểbảo vệ dân quyền và nhân quyền
Cuối cùng, một bản hiến pháp tốt, với tất cả những ưu điểm nêu trên, sẽ tạo ra sự
ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo
6) Trình bày các quan điểm, định nghĩa về hiến pháp
Các quan điểm về hiến pháp
Có nhiều quan niệm về Hiến pháp, trong đó hai quan niệm phổ biến nhất là từ góc độ nội dung và hình thức
Từ góc độ nội dung
Hiến pháp là hệ thống các quy tắc pháp lý nền tảng, quan trọng nhất của một quốc gia nhằm xác định tổ chức bộ máy nhà nước, giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền, tự do của con người
Từ góc độ hình thức
Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia, được bảo vệ thông qua cơ chế bảo hiến và được xây dựng, sửa đổi theo một quy trình đặc biệt, phức tạp và chặt chẽ hơn nhiều so với quy trình soạn thảo, sửa đổi một đạo luật thông thường
Định nghĩa về hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người,quyền công dân
7) Phân tích quan điểm cho rằng "Hiến pháp là bản văn thể hiện chủ quyền của nhân dân" Quan điểm này thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013.
Thuật ngữ chủ quyền nhân dân được đề cập vào thế kỷ XVIII bởi J.J.Rousseau, chỉ
ý chí chung của cộng đồng xã hội (nhân dân) Theo Rousseau, chủ quyền nhân dânmang tính chất tối cao, không thể từ bỏ và không thể phân chia Việc chia quyền lựcnhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ là biểu hiện bên ngoài,còn thực chất, các bộ phận này đều phụ thuộc vào và nhằm thực hiện quyền lực tốicao của nhân dân
Chủ quyền nhân dân là nền tảng cho sự ra đời của nhà nước, vì thế cao hơn, chi phối
và là cơ sở bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước
Trang 5Hiện nay, tư tưởng về chủ quyền nhân dân đã được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết cácquốc gia trên thế giới Hiến pháp của các nước, dưới các hình thức khác nhau (nhưngthông thường ở ngay Lời nói đầu), đều khẳng định nhân dân là nguồn gốc của quyềnlực nhà nước Ví dụ, Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa quy định: Được nhân dân trao cho trách nhiệm soạn thảo hiến pháp, Quốchội nhận thấy hiến pháp cần phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau: Đoàn kếttoàn dân không phân biệt nòi giống, giàu nghèo, gái trai, tôn giáo; bảo đảm các quyền
tự do dân chủ cho nhân dân; kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ
Để thể hiện và bảo vệ chủ quyền nhân dân, thông thường hiến pháp chỉ có thể đượcthông qua với sự chấp thuận của nhân dân (qua trưng cầu ý dân) Thêm vào đó, hiếnpháp thường quy định các nguyên tắc bầu cử (tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và
bỏ phiếu kín) như là phương thức để nhân dân ủy quyền cho các thiết chế đại diện.Ngoài ra, việc quy định các cơ chế, thiết chế giám sát, kiểm soát quyền lực (giữa các
cơ quan nhà nước và giữa nhân dân với nhà nước) trong hiến pháp cũng là những cáchthức để bảo đảm quyền lực của nhân dân
8) Phân tích quan điểm cho rằng "Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực nhà nước" Quan điểm này thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013.
Bên cạnh việc NN có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của conngười trước những sự xâm phạm của chủ thể khác, thì cũng chính NN lại là một chủthể xâm phạm một cách nghiêm trọng đến con người Vì NN xét cho cùng cũng chính
do con người tạo nên, nên NN cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của conngười Lâm Ngữ Đường – một nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc – mạnh dạn chorằng: nội dung cơ bản của Hiến pháp là phải có quy định ngăn ngừa bản tính xấu vốn
có của người cầm quyền Khác với các đạo luật bình thường khác, Hiến pháp phải cónhững quy định thể hiện tâm lý của hành vi con người Bởi vậy, trong Hiến pháp phảichứa đầy đủ những nội dung giới hạn quyền lực
9) Phân tích quan điểm cho rằng “Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người”? Quan điểm này thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013.
Như đã đề cập, một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân Thông qua hiến pháp, người dân xác định những quyền gì
Trang 6của mình mà nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện, cùng những cách thức đểbảo đảm thực thi những quyền đó
Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường chắn quantrọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khicác quyền của mình bị vi phạm Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dâncủa hiến pháp còn được phát huy qua việc hiến định các cơ chế, thiết chế bảo vệquyền, cụ thể như thông qua hệ thống toà án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốcgia, cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman) hay toà án hiến pháp…
10)Phân tích nguyên tắc về tính tối cao của hiến pháp? Liên hệ với Việt Nam.
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi:
1 Tất cả các cơ quan Nhà nước được nhân dân uỷ quyền không những phải tổ chức vàhoạt động theo quy định của hiến pháp mà các cơ quan này còn phải ban hành các vănbản pháp luật (kể cả các văn bản luật và văn bản dưới luật) phù hợp với hiến pháp Tất
cả các văn bản pháp lí phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn và phải hợp hiến
2 Nhà nước không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế có nội dung mâu thuẫn,đối lập với các quy định của hiến pháp Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối với những điều mâu thuẫn
đó của các điều ước quốc tế
3 Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức chính trị- xã hội khác cũng không được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật
4 Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của các văn bản pháp luật khác với các quy định của hiến pháp thì thực hiện theo quy định của hiến pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể xã hội có nội dung trái với hiến pháp và các văn bản luật khác của Nhà nước thì phải áp dụng quy định của hiến pháp, của các văn bản luật
11)Trình bày một số cách phân loại hiến pháp Hiến pháp Việt Nam thuộc loại nào?
Một số cách phân loại hiến pháp
Trang 7Các bản hiến pháp có thể phân chia thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí khácnhau
Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn
Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại
Hiến pháp nhu tính và Hiến pháp cương tính
Hiến pháp tư sản và Hiến pháp XHCN
Hiến pháp Việt Nam
Có thể nói Việt Nam có Hiến pháp thành văn và thuộc dạng Hiến pháp nhu tính
12)Phân tích những đặc trưng của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong các bản Hiến pháp Việt Nam.
Hiến pháp 1946
- HP năm 1946 gắn liền với Tuyên ngôn độc lập
- Là Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng
trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành Hiến pháp
gồm 7 chương, 70 điều
- Về cơ cấu tổ chức nhà nước, HP năm 1946 có những đặc điểm của chính
thể cộng hòa lưỡng tính Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc
gia, người đứng đầu nhà nước, mà còn trực tiếp lãnh đạo hành pháp Bên
cạnh đó, người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng) phải do nghị viện nhân
dân (Quốc hội) thành lập và phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện
- Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa Hành pháp và
lập pháp, Hiến pháp năm 1946 còn những điểm rất khác biệt với các bản
HP sau này (các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức
theo các cấp xét xử, mà không phải theo cấp đơn vị hành chính như quy
định về sau; việc tổ chức chính quyền địa phương có xu hướng phân biệt
giữa thành phố, đo thị với các vùng nông thôn; chế độ tư hữu đất đai, đa
nguyên đa đảng….)
Hiến pháp 1959
- Là HP xây dựng XHCN
- Là Hiến pháp lần đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức NN theo
mô hình XHCN (mô hình Xô –Viết), biểu hiện:
Trang 8- Dù tên gọi chính thể không thay đổi so với Hiến pháp 1946 (Việt Nam dân chủ cộng hòa) nhưng nội dung tổ chức bên trong có những quy định rất khác
- Có thêm chương về chế độ kinh tế
- Bộ máy NN được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc trung dânchủ, quyền lực Nhà nước tập trung vào Quốc Hội
- Cơ chế tập trung, bao cấp kế hoạch hóa được thể hiện bằng nhiều quy định
- Mặc dù các quy định của Hiến pháp vẫn thừa nhận loại hình sở hữu tư nhân (Điều 16) nhưng loại hình sở hữu này hầu như không có điều kiện tồn tại trên thực tế
Bắt đầu từ đây các bản Hiến pháp manng tính đinh hướng chương trình lãnh đạo của Đảng cộng sản cho sự phát triển theo con đường XHCN – một NN quá độ từ chế độ dân chủ nhân dân lên CNXH
- Đề ra nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc quá độ lên CNXH và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam
Hiến pháp 1980
- Là một bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến
nhanh, tiến mạnh lên CNXH
- Chương thứ nhất, Hiến pháp quy định chế độ chính trị của nước CHXHCNVN:
“NNCHXHCNVN là NN chuyên chính vô sản Điểm đặc biệt của chương này là ở chỗ Hiến pháp không những quy định bản chất giai cấp chuyên chính vô sản của NN CHXHCNVN mà còn quy định rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam “lực lượng duy nhất lãnh đạo”
- Chương II quy định chế độ kinh tế Hiến pháp không quy định sở hữu tư nhân được tồn tại trong xã hội, theo quy định của Hiến pháp 1980, đất đai được quy định là thuộc
“sở hữu toàn dân” (Điều 19) do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 20), từ đó các hình thức tư hữu hay cộng đồng về đất đai không được từa nhận
- Hiến pháp năm 1980 là hiến pháp của cơ chế cũ – cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
đã đẩy đất nước đến khủng hoảng về kinh tế, xã hội
- Nói chung các nội dung của Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 không có
gì khác nhau về cơ bản Chúng đều thể hiện cơ chế cũ của chúng ta về CNXH Đó là
Trang 9những bản Hiến pháp có mong muốn xây dựng càng nhanh càng tốt các đặc điểm tiêu chí theo cách hiểu cũ của chúng ta về CNXH.
Hiến pháp 1992
Về cơ cấu và số điều khoản của Hiến pháp 1992 không thay đổi so với của năm 1980, nhưng về mặt nội dung có rất nhiều thay đổi Đó là những quy định thể hiện nhận thứcmới của Việt Nam thời kỳ đổi mới:
Trước hết, đó là việc Hiến pháp thời mở cửa không quy định rõ bản chất chuyên chính
vô sản của NN CHXHCNVN, bản chất đó được thể hiện qua quy định “NN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”
- Thứ hai, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào quốc hội, không phân chia rõ ràng giữa các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp
- Thứ ba, từ bỏ những quy đinh thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch, bao cấp của nhân thức cũ Đó là việc tách chức năng nguyên thủ quốc gia và thường trực giữa 2 kỳ họp Quốc hội của Hội đồng NN thành 2 chế định riêng rẽ là Chủ tịch nước cá nhân và Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Thứ tư, mặc dù là đổi mới toàn diện, nhưng Hiến pháp vẫn phải đảm bảo sự ổn định chế độ chính trị Đó là một sự đổi mới chậm chắc về chính trị, mà nội dung biểu hiện của nó là: Chính thể CHXHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản vẫn được giữ nguyên trong các quy định cảu Hiến pháp 1992
Hiến pháp 2013
- Lời nói đầu: cô đọng, súc tích hơn
- Chế độ chính trị: Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của chế độ chính trị được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp 1992; đồng thời làm rõ hơn một số vấn đề như phương thức nhân dân thực hiện quyền lực NN bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện Chính sách đối ngoại được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình mới
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Bổ sung một số quyền mới là kết quả của quá trình đổi mới đất nước, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên
Trang 10- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Bổ sung quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ (điều 58); quy định trách nhiệm của NN trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Bảo vệ Tổ quốc: bổ sung việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của lực lượng vũ trang nhân dân
- Bộ máy NN: làm rõ hơn nguyên tắc phân công phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan NN; bổ sung một số thiế chế hiến định độc lập là Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán NN
13)Trình bày khái niệm, cơ sở, các mô hình bảo hiến điển hình Liên hệ với Việt Nam.
Khái niệm
Bảo hiến chính là sự kiểm soát sự tuân thủ các nội dung được quy định trong Hiếnpháp Bảo hiến được đảm bảo thực hiện bởi một cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ tính tốicao của Hiến pháp Tập hợp các quy định trong Hiến pháp và trong các đạo luậtchuyên ngành có liên quan của một quốc gia mà đề cập đến các thiết chế và quy trình,thủ tục để xác định và xử lý các vi phạm Hiến pháp được gọi là chế độ bảo hiến
Cơ sở
Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, nên quyền lập hiến là quyền nguyên thủy,nghĩa là quyền lập hiến không bị giới hạn bởi bất cứ luật lệ nào, khai sinh ra cácquyền khác Do đó Hiến pháp - sản phẩm của quyền nguyên thủy phải có hiệu lựcpháp lý tối cao trong các mối quan hệ với các văn bản pháp luật khác - sản phẩm củaquyền phái sinh + Bên cạnh đó, chế độ bảo hiến chỉ tồn tại trên cơ sở các quy định vềquyền công dân trong Hiến pháp Vì bảo hiến sinh ra là để hạn chế việc chính quyềnxâm phạm quyền công dân, nên nếu Hiến pháp không quy định quyền công dân thìchế độ bảo hiến không tồn tại
Các mô hình bảo hiến điển hình
- Mô hình bảo hiến phi tập trung kiểu Mỹ
- Mô hình tòa Hiến pháp kiểu châu Âu lục địa
- Mô hình hỗn hợp (Mỹ - châu Âu lục địa)
- Mô hình Hội đồng Hiến pháp kiểu Pháp
Trang 11- Mô hình Tòa án tối cao giữ vai trò bảo hiến
- Mô hình Nghị viện đồng thời có chức năng bảo hiến
Liên hệ với Việt Nam
VN chưa có một cơ chế bảo hiến thực sự
Vì:+ Môṭ là, hoạt động bảo hiến ở Việt Nam được thực hiện thông qua hoạt
động giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra của các chủ thể để đảm bảo sự đồng bộ,
thống nhất trong hệ thống pháp luật, chưa có cơ chế giám sát hoạt động ban
hành luật của Quốc hội
+ Hai là, Hiến pháp năm 1992 quy định Quốc hội thông qua hoạt động
giám sát tối cao có quyền bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản quy phạm
pháp luật của các chủ thể chịu sự giám sát khi có dấu hiệu trái với Hiến pháp,
luật và Nghị quyết của Quốc hội Quy định này làm cho Quốc hội vừa là cơ
quan lập pháp vừa là cơ quan tư pháp và trên thực tế Quốc hội chưa phán
quyết một văn bản quy phạm pháp luật nào trái Hiến pháp và luật Rõ ràng
cơ chế bảo vệ Hiến pháp này không hợp lý và không hiệu quả (vừa đá bóng,
vừa thổi còi)
+ Ba là, Ủy ban thường vụ Quốc hội được giao nhiệm vụ giải thích Hiến
pháp, luật và pháp lệnh nhưng thưc ̣tế ở Việt Nam thời gian qua , viêc ̣giải
thích hiến pháp chưa được thực hiện
+ Bốn là, Việt Nam có một Hiến pháp thành văn, nhưng chưa có cơ quan
tài phán Hiến pháp, hoạt động bảo vệ hiến pháp chỉ là hoạt động giám sát
mang tính hành chính , mà không mang tính tài phán
Có thể nhận thấy rằng, nội dung bảo hiến ở Việt Nam tập trung vào các vănbản quy phạm pháp luật do các các cơ quan nhà nước ban hành Hoạt động bảohiến ở Việt Nam hiện nay không hiệu lực, hiệu quả, không có khả năng ngănchặn hành vi vi hiến
14)Trình bày những đặc điểm chủ yếu của mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp) Bình luận khả năng áp dụng ở Việt Nam.
Những đặc điểm chủ yếu của mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp)
Trang 12Khác với mô hình Hoa Kỳ, các nước lục địa châu Âu không trao cho Toà án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Cơ quan này được gọi là Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu cử theo một chế
độ đặc biệt Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc Mô hình ra đời sớm nhất ở Áo (1920)
Theo mô hình, Toà án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà Tổng thống hoặc Chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của Tổng thống, các Nghị định của Chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn bản đó;xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử Tổng thống, bầu cử Nghị viện và trưng cầu
ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy Nhà nước, về các vấn đề chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân Ngoài ra, một số Toà án Hiến phápnhư của Italia còn có quyền xét xử Tổng thống khi Tổng thống vi phạm pháp luật
Mô hình bảo hiến phân tán hay còn gọi là mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, là mô hình Tòa
án Tối cao và tòa án các cấp đều có chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến,được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập Theo quan điểm của họcthuyết này, hệ thống các cơ quan tòa án không những có chức năng xét xử các hành vi
vi phạm pháp luật của các công dân mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyềnlực của các cơ quan lập pháp và hành pháp Xây dựng bộ máy Nhà nước theo nguyêntắc phân chia quyền lực một cách rõ ràng, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới
Trang 13trao cho các tòa án quyền phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản luật và văn bảndưới luật.
Đây là mô hình giao cho tòa án tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật thôngqua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiệnpháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp Mô hình có ưu điểm là bảo hiến một cách cụ thể
vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể Nhưng lại có 2 nhược điểm lớn:
– Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng;
– Phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bêntham gia tố tụng Và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạoluật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các Tòa án cấpdưới (nếu là phán quyết của Tòa án Tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống
tư pháp) Nghĩa là, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiếnpháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù trên thực tế sẽ không đượcTòa án áp dụng
– Hiến pháp giao quyền giám sát tối cao cho Quốc hội Tuy nhiên việc giám sát đạoluật của Quốc hội, các đạo luật, văn bản do Quốc hội banhành có hợp hiến hay không;việc giải quyết và hệ quả pháp lý khi mà các văn bản của Quốc hội trái với Hiến phápnhư thế nào vẫn chưa có cơ chế hiệu quả, các quy định còn rất chung chung, và thực
tế thì chưa có trường hợp nàoQuốc hội bãi bỏ luật, nghị quyết do mình ban hành với
lý do văn bản đó trái với Hiến pháp Thêm nữa là hoạt động bảo hiến được giao chohầu hết các cơ quan trong bộ máy nhà nước, từ trung ương đến địa phương, ở cả 3
Trang 14mảng lập pháp hành pháp và tư pháp Các cơ quan vừa thực hiện chức năng của mình,vừa phải thực hiện nhiệm vụ bảo hiến Chính điều này dẫn đến việc không đảm bảotính chuyên môn, bảo hiến sẽ không đạt được hiệu quả cao Vì thế khi áp dụng môhình bảo hiến Hoa Kỳ thì chỉ Tòa án mới được tham gia hoạt động bảo hiến, điều này
sẽ giúp cho mô hình bảo hiến ở Việt Nam hiệu quả hơn
Nhược điểm
– Khi áp dụng mô hình bảo hiến của Hoa Kỳ vào Việt Nam thì khôngphù hợp vớinguyên tắc quyền lực tập trung có sự phân công phối hợp Vì Quốc hội là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất và sẽ mâu thuẫn nếu giao cho tòa án thẩm quyền giámsát kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật của Quốc hội
– Pháp luật Việt Nam là pháp luật thành văn, không tồn tại án lệ nhưở Mỹ Nếu để tòa
án có thẩm quyền bảo hiến thì các tòa án không bắt buộc phải theo các phán quyết đã
có trước đó, điều này dẫn đến tình trạng là các quy tắc của Hiến pháp được đưa ra bởicác Tòa án trong các phán quyết liên quan đến tính hợp hiến sẽ không chắc chắn,không có sự thống nhất
– Hệ thống tòa án Việt Nam với cơ cấu, tổ chức như hiện nay thìchưa đủ sức để đảmđương thêm chức năng bảo hiến Tòa án Việt Nam hiện nay với chức năng xét xử trênnhiều lĩnh vực và khối lượng các vụ việc là rất lớn do đó không thể đảm bảo sựchuyên tâm của Tòa án vào hoạt động bảo hiến Thêm vào đó đội ngũ thẩm phán cũngchưa đủ trình độ và năng lực cầnthiết cho các việc liên quan tới Hiến pháp vì họ chỉđược đào tạo cho các vụ việc thông thường
– Người dân cũng chưa có sự hiện thức cao như người Mỹ Ở Việt Nam hầu nhưngười dân không sử dụng Hiến pháp cho việc bảo vệ quyền lợi của mình, chỉ một số ítcác nhà nghiên cứu, các luật gia mới có sự quan tâm đến Hiến pháp
16)Trình bày khái niệm “Chủ nghĩa hiến pháp” Phân biệt giữa chủ nghĩa hiến pháp và hiến pháp.
Khái niệm
Chủ nghĩa hiến pháp còn được gọi là “chủ nghĩa hợp hiến”, “chủ nghĩa hợp hiến”, làkhái niệm xuất phát từ học thuyết chính trị của John Locke về nguồn gốc và bản chấtcủa quyền lực nhà nước Có thể hiểu đó là một tập hợp ý tưởng, thái độ và khuôn mẫu
Trang 15hành động phản ánh nguyên tắc là quyền lực của Nhà nước xuất phát từ người dân và
bị giới hạn bởi Hiến pháp
Phân biệt giữa chủ nghĩa hiến pháp và hiến pháp
Chương III: Lịch sử Hiến pháp Việt Nam17)Các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 1946?
Trước CMT8 năm 1945, Nhà nước ta là nhà nước thực dân nửa phong kiến, do vậykhông có Hiến pháp Chính trong thời kì Pháp thuộc, do ảnh hưởng của Cách mạngdân chủ ở Châu Âu, từ cuối thế kỷ XIX, một số trí thức Việt Nam đã có điều kiện tiếpnhận những tư tưởng lập hiến tiến bộ của nước ngoài Do tiếp thu từ nhiều nguồn khácnhau và chịu ảnh hưởng bởi những xu hướng chính trị khác nhau đã tạo ra nhiều tưtưởng lập hiến đa dạng Có thể khái quát thành hai nhóm sau đây:
Nhóm “cải lương”/ nhóm tư tưởng bảo thủ
Nhóm cách mạng/ nhóm tư tưởng cấp tiến
18)Bình luận câu nói của Hồ Chủ tịch "Bảy xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".
Diễn đạt dưới hình thức một câu ca dao tám chữ, vấn đề đặt ra có vẻ thật nôm na, giản
dị, nhưng đi vào nội dung thực chất có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được cáchthức bình dân, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, để thể hiện một cách thật đặc sắccái cốt lõi, tinh túy của một nhà nước pháp quyền: Đó là tinh thần thượng tôn phápluật mà trước hết là thượng tôn Hiến pháp Điều này chứng tỏ, ngay từ ngày đó, tinhthần pháp quyền đã trở thành điều tâm niệm, trăn trở của tư duy sáng tạo Hồ ChíMinh
Cho đến nay, qua các tư liệu lịch sử có được, có thể nói, đây là lần đầu tiên trong vănhọc sử Việt Nam xuất hiện khái niệm “pháp quyền” và “pháp quyền” ở đây lại đượcnâng lên thành “thần linh” - một khái niệm linh thiêng, làm nổi bật ý nghĩa tính chất
“pháp quyền”, nổi bật ý nghĩa, vai trò của pháp luật, của Hiến pháp trong đời sống xãhội
Trang 16Có ý kiến cho rằng “thần linh pháp quyền” ở đây chính là “pháp luật của tạo hóa”,còn được gọi là pháp luật tự nhiên Pháp quyền gần với pháp luật của tạo hóa lànguyên nhân sâu xa dẫn đến cái gọi là “thần linh pháp quyền” “Pháp luật có quyềnlực ràng buộc nhà nước với xã hội vì nó hấp thụ sức mạnh từ luật tự nhiên Chỉ khinào pháp luật của con người gần với luật tự nhiên thì mới là một thứ pháp luật cầnthiết cho pháp quyền và mới có công năng kiểm soát xã hội” Người đã xem Hiếnpháp là linh hồn của pháp quyền, là công cụ quan trọng nhất để xác lập và phân địnhcác quyền.
19)Trình bày các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hiến pháp Sự thể hiện các quan điểm này trong Hiến pháp năm 1946?
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hiến pháp
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của một bản Hiến pháp BởiHiến pháp khẳng định cho vị thế pháp lý của một quốc gia độc lập, có chủ quyền,cũng như trong việc xây dựng một nhà nước dân chủ, đoạn tuyệt với chế độ phongkiến Và Người đã từng nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trịrồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiếnpháp Nhân dân ta không hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một Hiếnpháp”
Thể hiện trong bản Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 thể hiện tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh
Với tư tưởng về một “nhà nước của số đông, quyền giao cho dân chúng số nhiều”, cácquy định của Hiến pháp 1946 đã thể hiện nhiều quan điểm của Hồ Chí Minh về nềnlập hiến Theo đó, Hiến pháp đã xác định một chính thể mới, một cách thức tổ chức bộmáy nhà nước theo phương thức mới Hiến pháp xác định “nước Việt Nam là mộtnước dân chủ cộng hoà Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân ViệtNam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Chính thể đókhông chỉ là chế độ chính trị tiến bộ mà còn là sự thống nhất về lãnh thổ Trung NamBắc không thể phân chia
Hiến pháp 1946 xác lập quyền độc lập, tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam
Trang 17Quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Việt Nam là độc lập, tự do; chính thể dânchủ cộng hoà; quyền lực của toàn dân và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đã đượcquy thành các điều quan trọng hàng đầu của Hiến pháp 1946
Căn cứ vào nhiệm vụ của dân tộc trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ và nguyên tắc đãđược xác định, Hiến pháp khẳng định:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là củatoàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,tôn giáo” (Điều 1)
“Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” (Điều 2)
Hiến pháp 1946 khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam
Xuyên suốt nội dung của bản Hiến pháp, tính chất dân chủ của Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa đã được ghi nhận như một giá trị điển hình Dân chủ được thể hiện
ở việc trao quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước cho người dân và xáclập mục tiêu hoạt động của các cơ quan nhà nước là vì nhân dân
Điều này được thể hiện thông qua các quy định: “Tất cả quyền bính trong nước là củatoàn thể nhân dân Việt Nam” (Điều 1); “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu” (Điều17); “nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình bầu ra” (Điều 20) … Bên cạnhviệc thừa nhận hình thức dân chủ đại diện qua việc nhân dân bầu lên Nghị viện, nhândân còn có quyền thực hiện một số quyền dân chủ trực tiếp qua các quy định: “Nhândân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốcgia”; “Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra” (Điều 24); “Nghị viện nhândân họp công khai, công chúng được vào nghe” (Điều 30); “những việc liên quan đếnvận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” (Điều 21)
20)Trình bày các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp hiện hành của Việt Nam Liên
hệ so sánh với hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới
Hiến pháp Việt Nam thuộc hiến pháp các nước chậm phát triển, thuộc loại Hiến phápXHCN với nền tảng là sự phủ nhận học thuyết phân quyền trong việc tổ chức NN.Thay vào đó, tư tưởng tập quyền XHCN được áp dụng Nguyên tắc Đảng lành đạo
NN và xã hội là nền tảng tiếp theo của Hiến pháp nước ta Các Hiến pháp luôn khẳngđịnh quyền lực NN xuất phát và thuộc về nhân dân
Trang 18- Về hình thức: Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp thành văn, có đối tượng điều chỉnhrộng không chỉ quy định về chế độ chính trị, mà còn về các chế độ kinh tế, văn hóa, xãhội, quốc phòng và an ninh Hiến pháp có nhiều quy đinh mang tính cương lĩnh trêncác mặt khác nhau của đời sống xã hội Trong các Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp
1946 được coi là Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh hẹp nhất, nội dung ngắn gọn Giátrị áp dụng của Hiến pháp liên quan đến sự hiện diện của cơ chế bảo hiến của cơ chếbảo hiến nhằm bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp Hai bản Hiến pháp đầu tiên (1946,1959) không có điều khoản về tính tối cao của Hiến pháp Chỉ đến Hiến pháp 1980,nguyên tắc này mới được hiến định: Hiến pháp nước CHXHCNVN là luật cơ bản của
NN, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiếnpháp
Tuy nhiên, các hiến pháp đều không quy định cơ quan chuyên trách/độc lập để phánquyết các hành vi vi hiến của cơ quan NN, kể cả hành vi lập pháp của Quốc hội Sthiếu vắng cơ chế bảo hiến chuyên trách góp phần dẫn đến tính hình thức (danh nghĩa)của Hiến pháp
21)Trình bày những nội dung và giá trị cơ bản của Hiến pháp năm 1946
1 Đặc điểm
- HP năm 1946 gắn liền với Tuyên ngôn độc lập
- Là Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng
trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành Hiến pháp
gồm 7 chương, 70 điều
- Về cơ cấu tổ chức nhà nước, HP năm 1946 có những đặc điểm của chính thể cộnghòa lưỡng tính Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầunhà nước, mà còn trực tiếp lãnh đạo hành pháp Bên cạnh đó, người đứng đầu chínhphủ (Thủ tướng) phải do nghị viện nhân dân (Quốc hội) thành lập và phải chịu tráchnhiệm trước Nghị viện
- Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa Hành pháp và
lập pháp, Hiến pháp năm 1946 còn những điểm rất khác biệt với các bản HP sau này(các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử, màkhông phải theo cấp đơn vị hành chính như quy định về sau; việc tổ chức chính quyền
Trang 19địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đo thị với các vùng nông thôn; chế
độ tư hữu đất đai, đa nguyên đa đảng….)
- Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được chủ tịch nước công bố cho toàndân thực hiện, Nhưng dựa trên sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, tùy tình hình cụthể mà tinh thần các quy địnhcủa Hiến pháp được thực hiện trên thực tế Theo nhậnđịnh của Đảng, Hiến pháp1946 đã hoàn thành sứ mạng của mình
- Thể hiện tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh
- Xác lập quyền độc lập, tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam
- Khẳng định bản chất dân chủ của NN Việt Nam
- Là nền tảng của NN pháp quyền ở Việt Nam
- Đặt ra những nguyên tắc cho việc tổ chức bộ máy NN
- Ghi nhận và đảm bảo các quyền con người
22)Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959.
1 Đặc điểm
- Là HP xây dựng XHCN
- Là Hiến pháp lần đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức NN theo
mô hình XHCN (mô hình Xô –Viết), biểu hiện:
- Dù tên gọi chính thể không thay đổi so với Hiến pháp 1946 (Việt Nam dânchủ cộng hòa) nhưng nội dung tổ chức bên trong có những quy định rất khác
- Có thêm chương về chế độ kinh tế
- Bộ máy NN được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc trungdân chủ, quyền lực Nhà nước tập trung vào Quốc Hội
- Cơ chế tập trung, bao cấp kế hoạch hóa được thể hiện bằng nhiều quy định
Trang 20- Mặc dù các quy định của Hiến pháp vẫn thừa nhận loại hình sở hữu tư nhân(Điều 16) nhưng loại hình sở hữu này hầu như không có điều kiện tồn tạitrên thực tế.
Bắt đầu từ đây các bản Hiến pháp manng tính đinh hướng chương trình lãnhđạo của Đảng cộng sản cho sự phát triển theo con đường XHCN – một NN quá
độ từ chế độ dân chủ nhân dân lên CNXH
- Đề ra nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc quá độ lên CNXH và tiếp tục đấutranh giải phóng miền Nam
2 Giá trị lịch sử, pháp lý Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 ra đời phản ánh quá trình chuyển đổi từ nền dân chủ nhân dân sangnền dân chủ XHCN Có thể nói rằng bản Hiến pháp này bắt đầu thể chế hóa conđường đi lên CNXH - Hiến pháp thời kỳ đầu CNXH
23)Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980
1 Đặc điểm
- Là một bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến nhanh, tiếnmạnh lên CNXH
- Chương thứ nhất, Hiến pháp quy định chế độ chính trị của nước CHXHCNVN:
“NNCHXHCNVN là NN chuyên chính vô sản Điểm đặc biệt của chương này là ởchỗ Hiến pháp không những quy đinh bản chất giai cấp chuyên chính vô sản của NNCHXHCNVN mà còn quy định rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam “lực lượngduy nhất lãnh đạo”
- Chương II quy định chế độ kinh tế Hiến pháp không quy định sở hữu tư nhân đượctồn tại trong xã hội, theo quy định của Hiến pháp 1980, đất đai được quy định là thuộc
“sở hữu toàn dân” (Điều 19) do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 20), từ đó cáchình thức tư hữu hay cộng đồng về đất đai không được từa nhận
- Hiến pháp năm 1980 là hiến pháp của cơ chế cũ – cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
đã đẩy đất nước đến khủng hoảng về kinh tế, xã hội
- Nói chung các nội dung của Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 không có
gì khác nhau về cơ bản Chúng đều thể hiện cơ chế cũ của chúng ta về CNXH Đó lànhững bản Hiến pháp có mong muốn xây dựng càng nhanh càng tốt các đặc điểm tiêuchí theo cách hiểu cũ của chúng ta về CNXH
Trang 212 Giá trị lịch sử, pháp lý
Hiến pháp 1980 là Hiến pháp thống nhất đất nước, xây dựng CNXH trên
toàn vẹn đất nước Có thể nói rằng Hiến pháp 1980 là một bản Hiến pháp
thể hiện một cách đầy đủ nhất những nhận thức cũ của Việt Nam về dân
chủ của CNXH Đó là một NN chuyên chính vô sản, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản với chủ trương xây dựng CNXH thành công vào
những năm cuối của thế kỷ 20
24)Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992
1 Đặc điểm (Đổi lại tư duy)
Về cơ cấu và số điều khoản của Hiến pháp 1992 không thay đổi so với của
năm 1980, nhưng về mặt nội dung có rất nhiều thay đổi Đó là những quy
đinh thể hiện nhận thức mới của Việt Nam thời kỳ đổi mới:
- Trước hết, đó là việc Hiến pháp thời mở cửa không quy định rõ bản chất
chuyên chính vô sản của NN CHXHCNVN, bản chất đó được thể hiện
qua quy định “NN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”
- Thứ hai, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào quốc hội, không
phân chia rõ ràng giữa các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp
- Thứ ba, từ bỏ những quy đinh thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch, bao
cấp của nhân thức cũ Đó là việc tách chức năng nguyên thủ quốc gia và
thường trực giữa 2 kỳ họp Quốc hội của Hội đồng NN thành 2 chế định
riêng rẽ là Chủ tịch nước cá nhân và Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Thứ tư, mặc dù là đổi mới toàn diện, nhưng Hiến pháp vẫn phải đảm bảo
sự ổn định chế độ chính trị Đó là một sự đổi mới chậm chắc về chính trị,
mà nội dung biểu hiện của nó là: Chính thể CHXHCN và vai trò lãnh đạo
của ĐẢng Cộng sản vẫn được giữ nguyên trong các quy định cảu Hiến
pháp 1992
2 Giá trị lịch sử, pháp lý
Hiến pháp 1992 là Hiến pháp đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước, củng cố những thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế,
chính trị, văn hóa
Hiến pháp 1992 là bản Hiến pháp thứ tư của nước ta Mỗi một bản Hiến
Trang 22pháp đánh dấu một thời kỳ hay một giai đoạn cách mạng, củng cố về mặt
pháp lý những thắng lợi đã đạt được và bảo đảm phát huy những thắng lợi đó
trong giai đoạn phát triển mới của đất nước
Được ban hành trong tình hình thế giới đang có những biến động nhanh
chóng, phức tạp, trước sự đổ vỡ của nhiều nước XHCN, trong điều kiện công
cuộc đổi mới, mặc dù đã giành được một số thắng lợi, nhưng còn rất nhiều
khó khăn, Hiến pháp 1992 là biểu hiện sự đồng tâm, nhất trí cao độ của Đảng
và nhân dân ta trong việc tiếp tục con đường xây dựng CNXH
Hiến pháp 1992 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất thể chế hóa đường
lối, chủ trương của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII
25)Trình bày những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013.
1 Đặc điểm
- Lời nói đầu: cô đọng, súc tích hơn
- Chế độ chính trị: Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của chế độ chínhtrị được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp 1992; đồng thời làm rõ hơn một sốvấn đề như phương thức nhân dân thực hiện quyền lực NN bằng hình thức dân chủtrực tiếp, dân chủ đại diện Chính sách đối ngoại được sửa đổi, bổ sung cho phù hợptình hình mới
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Bổ sung một số quyềnmới là kết quả của quá trình đổi mới đất nước, phù hợp với các điều ước quốc tế vềquyền con người mà Việt Nam là thành viên
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Bổ sung quyđịnh quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ (điều 58); quy địnhtrách nhiệm của NN trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động
- Bảo vệ Tổ quốc: bổ sung việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của lực lượng vũ trangnhân dân
- Bộ máy NN: làm rõ hơn nguyên tắc phân công phối hợp, kiểm soát quyền lực giữacác cơ quan NN; bổ sung một số thiế chế hiến định độc lập là Hội đồng Hiến pháp,Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán NN
2 Giá trị lịch sử, pháp lý
Trang 23Hiến pháp 2013 tiếp tục chỉnh sửa những thành công, thất bại của Hiến pháp
1992; đưa nhân quyền vào và được đẩy lên chương II; làm rõ hơn về việc
kiểm soát quyền lực của bộ máy NN
26)Vị trí, ý nghĩa của Lời nói đầu của Hiến pháp Đặc điểm của Lời nói đầu trong các bản Hiến pháp Việt Nam
1, Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp
a Vị trí của Lời nói đầu trong Hiến pháp
- Lời nói đầu của một bản Hiến pháp được đặt ở vị trí đầu tiên, là phần đầu tiên, phần giới thiệu của các bản Hiến pháp, có thể ví như một cánh cửa mở vào một ngôi nhà Hiến pháp (thầy Vũ Công Giao)
b, Vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp
- Lời nói đầu là sự giới thiệu về Hiến pháp
- Mục đích của lời nói đầu: Thể hiệ tinh thần, tư tưởng của bản Hiến Pháp
- Lời nói đầu cần khẳng định được chủ thể của việc ban hành và xây dựng Hiến Pháp
là NHÂN DÂN Đây là điều được thừa nhận rộng rãi và được phản ánh trong lời nói đầu của HP ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay
- Lời nói đầu dẫn dắt truyền thống lịch sử dân tộc, tình thế, hướng đi của đất nước, tuynhiên thường ngắn gọn và cô đọng
→ Lời nói đầu của một bản Hiến pháp phải đảm bảo thực hiện được những điều kể trên một cách cơ bản, ngắn gọn, súc tích, tập trung vào 2 khía cạnh cơ bản đó là:Mục đích và chủ thể của Hiến Pháp
2, Đặc điểm của Lời nói đầu trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992,
2013
- Dung lượng Lời nói đầu của từng bản hiến pháp như sau (tính cả dấu chấm, phẩy, dấu ngoặc): Hiến pháp 1946: 238 từ; Hiến pháp 1959: 1276 từ; Hiến pháp 1980: 2982
từ, Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001): 538 từ Như vậy, Lời nói đầu của Hiến pháp
1967 ngắn gọn nhất, tiếp sau là của Hiến pháp 1946; trong khi Lời nói đầu của Hiến pháp 1980 dài nhất (cũng thuộc về những lời nói đầu hiến pháp dài nhất trên thế giới),tiếp theo là của Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1992
Trang 24+ Sở dĩ Lời nói đầu của các Hiến pháp 1959,1980,1992 dài như vậy là do ảnh hưởng của phong cách lập hiến XHCN (lời nói đầu, và cả nội dung, của hiến pháp các nước XHCN thường rất dài).
- Về nội dung:
+ Lời nói đầu của các Hiến pháp 1946 nêu rõ chủ thể của quyền lập hiến
+ Các Hiến pháp 1959,1980,1992 không đề cập đến vấn đề này
+ Các Hiến pháp 1946 nêu ra những mục đích tổng quát như tự do, dân chủ,
công bằng, bình đẳng, bác ái, nhân quyền và độc lập, đoàn kết, thống nhất dân
tộc… Các Hiến pháp 1959,1980,1992 nhấn mạnh những mục tiêu độc lập dân tộc,thống nhất đất nước (Hiến pháp 1959), bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH
- So với Hiến pháp 1992, Lời nói đầu của Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm
2013 được rút gọn hơn (hiện còn 448 từ) với các mục tiêu được sửa đổi ít nhiều,nhưng về cơ bản vẫn theo mô-típ xuyên suốt các Hiến pháp 1959,1980,1992, thểhiện rõ nhất ở các đoạn dẫn dắt và các mục tiêu
Có một điểm mới so với Lời nói đầu của Hiến pháp hiện hành 1992, đó là thêmcụm từ “chủ quyền nhân dân” Tuy nhiên, cách diễn đạt và vị trí của cụm từ nàykhông khẳng định rõ ràng nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến
Từ những phân tích trên, có thể thấy cần tiếp tục sửa đổi Lời nói đầu của Dự thảoHiến pháp để khẳng định rõ quyền lập hiến của nhân dân Chỉ nên quy định nhữngmục tiêu khái quát và quan trọng (dân chủ, nhân quyền, bình đẳng, độc lập, đoànkết dân tộc…), không nên nêu dài dòng, trừu như hiện nay Các đoạn dẫn dắt cũngcần rút gọn, chỉ nên đề cập đến truyền thống lịch sử và định hướng phát triển chungcủa toàn dân tộc Việc tôn vinh sự nghiệp cách mạng, vai trò của Đảng nên để trongcác văn kiện của Đảng
Chương IV: Chế độ chính trị
Trang 2527)Trình bày chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp Việt Nam.
Chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế xã hội, luật pháp, hành
chính, có nhiệm vụ điều hành đời sống của quần chúng nhân dân Có thể nói,
chế độ chính trị như nền tảng của một ngôi nhà và quần chúng nhân dân là
những con người sinh sống trong ngôi nhà đó
Trang 26- Vấn đề chính sách đoàn kết dân tộc
Điều 5: Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêmcấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữviết, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹpcủa mình Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc vềtrình độ
phát triển kinh tế và văn hoá
Điều 4: ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo NN và xã hội
- Về chính sách đoàn kết dân tộc: tương tự các bản HP trước
Trang 27hơn bao gồm cả các hải đảo và vùng biển (lúc này đã tranh chấp với Trung Quốc vềHoàng Sa và Trường Sa), Hiến pháp 1992 thì nội dung tương tự nhưng đưa hải đảovào cạnh đất liền để khẳng định tính quan trọng của hải đảo, cuối cùng là HP năm
2013 nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, cóchủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển
và vùng trời
2, Về hình thức Nhà nước
Cái này có thể nhận định là tùy thuộc vào tình hình của xã hội mà quy định, sự tiến
bộ ở đây chỉ là tương đối bị chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế, nên ko có sự tiến bộtrong lập pháp mà chỉ là sự tiến bộ xã hội
Tuy nhiên, có thể nhận định là HP 1980 đã có chút độc đoán trong việc khẳng địnhnhà nước CHXHCNVN là nhà nước chuyên chính vô sản
Hiến pháp 46 quy định rất chung chung, tới Hiến pháp 59 thì mới khẳng định
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tới HP 80 thì quyền lực thu hẹp lại thuộc vềgiai cấp vô sản, và tới HP 92 sửa đổi thì lại trở về quyền lực thuộc về nhân dân, Hpnăm 2013 cũng kđịnh đc quyền lực NN thuộc về nhân dân, đồng thời có điểm rấtmới: Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” đượcghi nhận trong Hiến pháp, với quy định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2) Đây là nguyên tắc của Nhànước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực,hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật,tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãngphí; để nhân dân có cơ sở hiến định giám sát quyền lực Nhà nước
3, Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Hiến pháp 46 và 59 chưa quy định vì hoàn cảnh lịch sử khi nhà nước chưa là nhànước xã hội chủ nghĩa mà chỉ là nhà nước cộng hòa nhân dân thì vẫn chấp nhận đađảng, tuy nhiên tới HP 80 và 92 thì đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
Vai trò của Đảng quy định trong HP 92 đúng đắn hơn khi mà Đảng chỉ là đội ngũlãnh đạo, còn theo như quy định trong HP 80 thì rất dễ xảy ra việc nhầm lẫn giữachức năng của Đảng và Nhà nước, kèm theo đó là việc quá đề cao Đảng lãnh đạo
Trang 28một cách không cần thiết HP năm 2013 bổ sung vào Điều 4 quy định về trách
nhiệm của Đảng phải “gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sựgiám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định củamình” Sự bổ sung này thể hiện bản chất tiên phong, cách mạng, quy định rõ tráchnhiệm chính trị - pháp lý của Đảng đối với nhân dân
4, Về chính sách đoàn kết dân tộc
Có thể thấy sự quy định đã rõ ràng hơn qua các bản Hiến pháp, từ một sự quy địnhchung chung về quyền quyết định của toàn dân trong HP 46 tới các quy định cụ thểtrong các bản HP sau, tiến bộ dần qua các bản HP
4 Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dântộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước
28)Trình bày nội dung của chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 2013 Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.
Nội dung của chế độ chính trị theo Hiến pháp 2013
Chế định về chế độ chính trị trong bản Hiến pháp 2013 được thể hiện cụ thể như sau:Điều 1
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
Điều 2
1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Trang 292 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
3 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Điều 3
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng,bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
Điều 4
1 Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là độitiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác -
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhànước và xã hội
2 Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân,chịu sựgiám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định củamình
3 Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Namhoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về chế độ chính trị
- Về tên gọi: Chế độ chính trị được quy định tại Chương I trên cơ sở sửa đổi tên
Chương I của Hiến pháp năm 1992 (Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam –Chế độ chính trị) và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 (Quốc kỳ, Quốchuy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn liền với chế
độ chính trị của quốc gia
- Hiến Pháp 2013 đã làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn một số vấn đề như sau:
+ Thứ nhất, khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hảiđảo, vùng biển và vùng trời (Điều 1)
Trang 30+ Thứ hai, tiếp tục thể hiện nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức”, bổ sung thêm một điểm mới là “Nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” (khoản 2, Điều 2)
Bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3, Điều 2) theo tinh thần củaCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung
và phát triển năm 2011) Đây là điểm mới quan trọng so với các bản Hiến pháptrước đây, lần đầu tiên nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trongHiến pháp Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơquan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụngquyền lực
+ Thứ ba, tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc của nước ta Đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là “đội tiên phong của giai cấp côngnhân” mà đồng thời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc ViệtNam” (khoản 1 Điều 4); bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng “phải gắn bómật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trướcNhân dân về những quyết định của mình” (khoản 2 Điều 4); tiếp tục khẳng địnhkhông chỉ tổ chức đảng có trách nhiệm mà còn bổ sung quy định trách nhiệm củađảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (khoản 3 Điều 4).+ Thứ tư, tiếp tục khẳng định các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngônngữ quốc gia là Tiếng Việt Hiến pháp bổ sung điểm mới rất quan trọng là “Nhànước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu
số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (khoản 4 Điều 5) so với Hiếnpháp năm 1992 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt,từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”
Trang 31+ Thứ năm, bổ sung nguyên tắc “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp” (khoản 1 Điều 6) Đây là lần đầu tiên nguyên tắc này
được ghi nhận trong Hiến pháp Tiếp tục khẳng định nguyên tắc “phổ thông, bìnhđẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” trong bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhândân; quy định đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khikhông còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân ( Điều 7)
+ Thứ sáu, tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh
to lớn để xây dựng và phát triển đất nước, được thể hiện ở Lời nói đầu, trong quyđịnh về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong
“tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cườngđồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội” (khoản 1 Điều 9); Công đoàn là tổchức chính trị - xã hội giai cấp công nhân và người lao động, đại diện cho người laođộng, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra,giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vềnhững vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vậnđộng người lao động học tập và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hànhpháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10)
Ghi nhận vị trí, vai trò của Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chínhtrị - xã hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng thành viên, hộiviên của tổ chức mình; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp
và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoản 2, Điều 9).+ Thứ bảy, sửa đổi, bổ sung chính sách đối ngoại của nước ta cho phù hợp
với tình hình mới, khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bìnhđẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và là
Trang 32thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, gópphần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế
giới (Điều 12)
+ Thứ tám, các nội dung gắn với chế độ chính trị của quốc gia như Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh, nội dung cơ bản giữ nguyên như
Hiến pháp năm 1992, được gộp chung thành một điều ( Điều 13)
29)Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị Bình luận về những điểm mới này.
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
- Về tên gọi: Chế độ chính trị được quy định tại Chương I trên cơ sở sửa đổi tên
Chương I của Hiến pháp năm 1992 ( Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam –Chế độ chính trị) và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 ( Quốc kỳ, Quốchuy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn liền với chế
độ chính trị của quốc gia
- Hiến Pháp 2013 đã làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn một số vấn đề như sau:
+ Thứ nhất, khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hảiđảo, vùng biển và vùng trời ( Điều 1)
+ Thứ hai, tiếp tục thể hiện nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức”, bổ sung thêm một điểm mới là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam do Nhân dân làm chủ” (khoản 2, Điều 2)
Bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3, Điều 2) theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011).Đây là điểm mới quan trọng so với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên nguyêntắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp Kiểm soát quyền lực lànguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư phápthực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiếnpháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực
Trang 33+ Thứ ba, tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốccủa nước ta Đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam không chỉ là “đội tiên phong của giai cấp công nhân” mà đồngthời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam” (khoản 1Điều 4); bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng “phải gắn bó mật thiết với Nhândân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyếtđịnh của mình” ( khoản 2 Điều 4); tiếp tục khẳng định không chỉ tổ chức đảng cótrách nhiệm mà còn bổ sung quy định trách nhiệm của đảng viên hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật ( khoản 3 Điều 4).
+ Thứ tư, tiếp tục khẳng định các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngônngữ quốc gia là Tiếng Việt Hiến pháp bổ sung điểm mới rất quan trọng là “Nhànước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu
số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” ( khoản 4 Điều 5) so với Hiến
pháp năm 1992 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt,
từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.+ Thứ năm, bổ sung nguyên tắc “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp” (khoản 1 Điều 6) Đây là lần đầu tiên nguyên tắc này
được ghi nhận trong Hiến pháp Tiếp tục khẳng định nguyên tắc “phổ thông, bìnhđẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” trong bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân
dân; quy định đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân (Điều 7)
+ Thứ sáu, tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đạiđoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xâydựng và phát triển đất nước, được thể hiện ở Lời nói đầu, trong quy định về Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong “tập hợp, phát huy sứcmạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát,phản biện xã hội” (khoản 1 Điều 9); Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội giai cấpcông nhân và người lao động, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý
Trang 34kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhànước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụcủa người lao động; tuyên truyền, vận
động người lao động học tập và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hànhpháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10)
Ghi nhận vị trí, vai trò của Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị
- xã hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng thành viên, hội viêncủa tổ chức mình; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp
và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoản 2, Điều 9)
+ Thứ bảy, sửa đổi, bổ sung chính sách đối ngoại của nước ta cho phù hợp với tìnhhình mới, khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòabình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động
và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toànvẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệmtrong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12)
+ Thứ tám, các nội dung gắn với chế độ chính trị của quốc gia như Quốc kỳ, Quốchuy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh, nội dung cơ bản giữ nguyên như Hiến phápnăm 1992, được gộp chung thành một điều ( Điều 13)
Bình luận
Chính thể Nhà nước Việt Nam trong Hiến pháp 2013 tiếp tục được xác định làCHXHCN Về hình thức, quy định về chính thể trong Hiên pháp 2013 vẫn phản ánhnhững nguyên tắc cơ bản được hình thành và củng cố từ Hiến pháp 1992, song thểhiện rõ hơn một số vấn đề sau đây:
- Bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) Việc thêm từ “kiểm soát” vào nguyên tắc trên(so với Hiến pháp 1992) là một trong những điểm mới rất quan trọng của Hiến pháp
Trang 352013 Nó phản ánh nhận thức đầy đủ hơn của các nhà lập hiến Việt Nam về cách thức
tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền, cũng như về cơ chế giám sát, kiểmsoát quyền lực nhà nước Quy định mới này là cơ sở quan trọng để thúc đẩy hiệu lực,hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, cũng như phòng ngừa việc lợi dụng, lạmdụng quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay Bổ sung quy định ở Điều 4 để làm rõhơn bản chất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó, mặc dù là lựclượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội, Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu
sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định củamình; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật (Điều 4)
- Bổ sung quy định về các phương thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước,trong đó ngoài hình thức dân chủ đại diện (thông qua Quốc hội, HĐND và cả các cơquan khác của Nhà nước chứ không chỉ thông qua Quốc hội và HĐND như Hiến phápnăm 1992), Nhân dân còn thực hiện quyền lực thông qua các hình thức dân chủ trựctiếp (Điều 6)
- Bổ sung nội dung vào Điều 8 trong đó tiếp tục khẳng định Nhà nước tổ chức và hoạtđộng theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thựchiện nguyên tắc tập trung dân chủ; song đồng thời quy định về nền hành chính quốcgia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ Nhân dân
Ngoài ra, so với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã bổ sung các quy định ở Điều 9
và Điều 10 để làm rõ hơn vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam, Công đoàn và các tổchức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị; các quy định ở những Điều 69, 94, 102
để làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và mối quan hệ giữa các cơ quantrong bộ máy nhà nước ở trung ương (Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC,VKSNDTC), trong đó lần đầu tiên Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội thực hiệnquyền lập pháp (Điều 69); Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94) vàTANDTC thực hiện quyền tư pháp (Điều 102)
Tóm lại, quy định về hình thức chính thể có ít nhiều thay đổi qua các Hiến pháp ViệtNam từ năm 1946 đến năm 2013, song có một điểm chung là đều dựa trên các nguyêntắc của một chế độ dân chủ Chính thể trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước
Trang 36tới nay đều khẳng định và nhấn mạnh vai trò, quyền lực của Nhân dân, đồng thời xácđịnh Nhà nước là thiết chế xuất phát từ Nhân dân và có nghĩa vụ phục vụ Nhân dân.Vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước được quy định ngày càng cụ thể, chặtchẽ và hợp lý hơn trong các Hiến pháp về sau.
30)Trình bày vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của các Hiến pháp Việt Nam
+ Hiến pháp năm 1959, chưa có một điều riêng hiến định sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và xã hội Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1946, vai trò củaĐảng đã được khẳng định rõ trong Lời nói đầu Hiến pháp đã long trọng ghi nhận:
“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Laođộng Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới, Cuộc đấu tranhbền bỉ đầy gian khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đếquốc và phong kiến đã giành được thắng lợi vĩ đại Nguyên tắc tập trung dân chủ lànguyên tắc hoạt động của Đảng được hiến định trong Hiến pháp 1959:
“Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác đều thực
hành nguyên tắc tập trung dân chủ” (điều 4)
+ Hiến pháp năm 1980 khác với hai bản Hiến pháp trước đó, đến Hiến pháp
năm 1980, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được hiến định cụ thểbằng một điều của Hiến pháp Tuy nhiên bản HP năm 1980 với việc KĐ “duy
nhất” và quá đề cao vai trò của Đảng dễ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa chức
năng của Đảng và Nhà nước Điều 4 viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trangbằng học thuyết Mác-Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xãhội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đảngtồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam Các tổchức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”
+ Hiến pháp năm tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Điều 4 Hiến
pháp 1992 đã có những bổ sung quan trọng, đầy đủ, làm rõ và sâu sắc hơn vai tròlãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiênphong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin
Trang 37và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Mọi tổ chứccủa Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
+ Điều 4 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1 Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phongcủa giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dântộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động
và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội 2 Đảng Cộng sản Việt Nam gắn
bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịutrách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình 3 Các tổ chức của Đảng
và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phápluật." Quy định của Hiến pháp năm 2013 là kế thừa quy định tại điều 4 Hiến pháp
1992, đồng thời bổ sung quy định làm rõ bản chất của Đảng theo tinh thần mới củaCương lĩnh Chính do bản chất và nền tảng tư tưởng đó nên nhân dân mới thừa nhậnvai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng và được tiếp tục ghi nhận vào Hiếnpháp năm 2013, có thể thấy ĐCS có vai trò rất lớn và luôn được đề cao trong mọi bảnHiến pháp bắt đầu từ hp năm 1959
31)Phân tích những phương thức lãnh đạo Nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp lãnh đạo của Đảng là phương pháp dân chủ, giáo dục thuyết phục bằng
uy tín của các đảng viên Đảng không dùng phương pháp mệnh lệnh cưỡng bức Đóchính là sự khác nhau giữa phương pháp lãnh đạo của Đảng và phương pháp quản lýcủa Nhà nước Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được thể hiệntrong Cương lĩnh chính trị của Đảng và được bổ sung, cụ thể hóa trong các Nghị quyếtĐại hội Đảng qua các nhiệm kỳ và các nghị quyết chuyên đề, bao gồm những nộidung cơ bản sau:
- Đề ra đường lối, chính sách lớn để định hướng cho sự phát triển của Nhànước và xã hội trong từng thời kỳ cụ thể;
- Vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xâydựng và hoàn thiện nhà nước pháp luật, củng cố và phát triển hệ thống chínhtrị, thiết lập chế độ dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
Trang 38- Đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát hiện, lựachọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng cóphẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việctrong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp,giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xãhội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng
và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước
- Kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghịquyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng các cơ quan nhànước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệchlạc Đồng thời, tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng
bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả lĩnh vực của đờisống xã hội
32)Trình bày hình thức chính thể theo quy định của Hiến pháp năm 2013 So sánh hình thức chính thể theo quy định của Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980.
hình thức chính thể theo quy định của Hiến pháp năm 2013
So sánh hình thức chính thể theo quy định của Hiến pháp năm 1946, 1959
nguyên tắc phân quyền
Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho cácnhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giámsát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực nhà nước
Trang 39Theo thuyết “Tam quyền phân lập” thường phân ra nhánh lập pháp, tư pháp và hànhpháp Tất cả các nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều được tổ chức theo cáchnày Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại Cho đến nay, loài người vẫn chưanghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức nhà nước.
Nguyên tắc phân quyền trong Hiến pháp 2013
Hiến pháp 2013 tuy vẫn khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soát giữa các
cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Đây được xem là một điểm mới cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức quyền lực
Nhà nước, tránh những nhánh quyền lực vượt quá quyền hạn, không thể kiểm soát.Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực nhà nước với những thiết chế thựchiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhândân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là
cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế định được
thay cho các thiết chế HĐND và UBND trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thếhiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.Hiến pháp năm 2013 cũng đã có những bổ sung quan trọng bảo đảm vị thế và tính độclập của hoạt động tư pháp - một yêu cầu không thể thiếu được trong cơ chế phân công,phối hợp và kiểm soát quyền lực ở nước ta
Hiến pháp vẫn khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sảnViệt Nam nhưng bổ sung một quy định rất quan trọng đó là “Đảng gắn bó mật thiếtvới Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệmtrước Nhân dân về những quyết định của mình” Khác với Hiến pháp trước, từ nayNhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ bằng dân chủ đại diện thông quaQuốc hội, HĐND mà còn thông qua các cơ quan khác của Nhà nước
35)Phân tích nguyên tắc tập quyền Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến pháp Việt Nam như thế nào?
Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người
Trang 40hoặc một cơ quan nào đó.
1, Nguyên tắc tập quyền trong Hiến pháp 1946:
Xét một cách tổng quát, Hiến pháp 1946 đã dành cho Chủ tịch nước một quyền lựcrất lớn nhưng lại không quy trách nhiệm chính trị một cách tương xứng
Theo các điều khoản ghi trong Hiến pháp, Chủ tịch nước VNDCCH là người chủtọa Hội đồng Chính phủ (điều 49, mục d), được quyền chọn Thủ tướng để Nghịviện biểu quyết (điều 47) Các quyền hạn cụ thể khác được ghi trong điều 49 (thaymặt cho quốc gia, tổng chỉ huy quân đội, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng và cácthành viên Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện thông qua, đặc xá, kýhiệp ước và bổ nhiệm các quan chức ngoại giao, cùng với Ban Thường vụ Nghịviện quyết định đình chiến hay tuyên chiến khi Nghị viện không họp được,…) chothấy Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia (head of state), vừa là người đứngđầu Chính phủ (head of government) Điều nghịch lý là Chủ tịch nước lại khôngchịu bất kỳ trách nhiệm chính trị nào: “Chủ tịch nước ViệtNam không phải chịumột trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.” (điều 50)
→Nhận xét chung: mặc dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiến pháp
đã soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp 1946 đãkhông bảo đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trị theo đúng nguyên tắc
“tam quyền phân lập” Cán cân quyền lực nghiêng hẳn về một phía (Chủ tịch nước)trong khi quyền lực của cơ quan lập pháp (Nghị viện) lại lọt vào tay một thiểu số(Ban Thường vụ Nghị viện) khiến cho quyền lực của Chủ tịch nước trở thành gầnnhư tuyệt đối
2,Nguyên tắc tập quyền của Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 chuyển Nhà nước ta sang mô hình XHCN kiểu Xô- Viết.Do ápdụng mạnh mẽ mô hình tập quyền xã hội chủ nghĩa (tuy vẫn còn một vài yếu tố dânchủ của người dân) nên thiết chế chủ tịch nước đc xây dựng lại phù hợp với giaiđoạn phát triển mới đó, theo đó quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thống nhấtcác quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Điều 43 Chương IV HP năm 1959 quyđịnh : “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa” , Điều 44 : “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp củanước VN dân chủ cộng hòa” Các cơ quan khác đc Quốc hội lập ra, phân giao