HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Học phần: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1975 đến nay Chủ đề: Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI 2011
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Học phần: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1975 đến nay Chủ đề: Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta xác định
Việt Nam chủ trương “Là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Em hãy dựa trên các thành tựu thực tiễn của quá trình triển khai chính sách đối ngoại sau Đại hội XI để phân tích làm rõ ý nghĩa của chủ trương đó đối với an ninh, phát triển
và vị thế của Việt Nam hiện nay
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2024
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và - phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hòa hiếu, giàu tính nhân văn của dân tộc
thiện trong từng giai đoạn cách mạng Tuy nhiên, dù ở bất kỳ giai đoạn nào, Đảng ta vẫn kiên định và giữ vững nguyên tắc “Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta xác định Việt Nam chủ trương “Là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Chủ trương này đã thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương
Đặc biệt, việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
là minh chứng cho việc Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế Đây cũng là Câu hỏi giả thuyết mà chúng em đặt ra phục vụ Chủ đề mà giảng viên yêu cầu Nhóm chúng em đã tìm hiểu và nghiên cứu những thành tựu của Việt Nam với ASEAN sau Đại hội XI để phân tích làm rõ ý nghĩa của chủ trương được đề ra đối với an ninh, phát triển và vị thế của Việt Nam hiện nay
Trang 3MỤC LỤC
2 Nội hàm của chủ trương: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có
CHƯƠNG II: THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC QUA NHỮNG ĐÓNG
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA CHỦ TRƯƠNG “VIỆT NAM LÀ BẠN, LÀ ĐỐI TÁC TIN CẬY VÀ THÀNH VIÊN CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ” ĐỐI VỚI AN NINH, PHÁT TRIỂN VÀ VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 12
Trang 4MỞ ĐẦU
Xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa tác động ngày càng sâu rộng đến các nước trên thế giới, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới, trong đó có Việt Nam Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (năm 2011), Đảng ta đề ra chủ trương: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Chủ trương này đã thể hiện sự nhận thức về tầm quan trọng của xu thế đa dạng hóa và đa phương hóa của Đảng ta
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta xác định Việt Nam chủ trương
“Là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Đây là chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại Thực tế, chủ trương này được đề ra từ Đại hội VI (1986) Sau đó, được kế thừa, phát huy và bổ sung tại Đại hội XI để phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của bài nghiên cứu này là phân tích và làm rõ ý nghĩa của chủ trương được đề ra tại Đại hội XI “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” đối với an ninh, phát triển và vị thế của Việt Nam hiện nay dựa trên các thành tựu thực tiễn của quá trình triển khai chính sách đối ngoại sau Đại hội XI
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phân tích làm rõ ý nghĩa của chủ trương đó đối với an ninh, phát triển và vị thế của Việt Nam Nhóm nghiên cứu đã đi sâu và phân tích chủ yếu vấn đề Việt Nam và ASEAN Kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong ASEAN đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ mới và được chỉ đạo rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng
Dựa trên các thành tựu VN đóng góp trong ASEAN từ sau Đại hội XI để thực hiện chủ trương “VN là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng
Trang 5đồng quốc tế”, hãy phân tích làm rõ ý nghĩa của chủ trương đó với an ninh, phát triển
và vị thế của VN hiện nay
Nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chủ trương: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” đối với an ninh, phát triển và vị thế của Việt Nam hiện nay
Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chủ trương này, nhóm nghiên cứu đã đi sâu phân tích các thành tựu Việt Nam đã đạt được qua những đóng góp trong ASEAN từ sau Đại hội XI
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thành tựu Việt Nam đã đạt được qua những đóng góp trong ASEAN từ sau Đại hội XI
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ sau Đại hội XI (2011) đến nay
Phạm vi không gian: Các tổ chức khu vực: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Việt Nam và các nước trong khu vực và thế giới
Phương pháp khai thác tài liệu
Phương pháp phân tích nội dung
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thành tựu Việt Nam đã đạt được qua những đóng góp trong ASEAN
từ sau Đại hội XI
Chương III: Ý nghĩa của chủ trương “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” đối với an ninh, phát triển và vị thế của Việt Nam hiện nay
Chương IV: Một số định hướng trong quan hệ quốc tế
Trang 6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Định nghĩa về chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại của một quốc gia, còn được gọi là chính sách ngoại giao, là tập hợp các chủ trương, đường lối, sách lược để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường quốc tế Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao Chính sách đối ngoại nhắm đến các chủ thể bên ngoài phạm vi của hệ thống chính trị trong nước, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau, phù hợp với lợi ích của quốc gia đó
2 Nội hàm của chủ trương: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”
Chủ trương “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của
hiểu là sự kết hợp từ hai yếu tố: yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế
Thứ nhất, về yếu tố dân tộc
Chủ trương được đề ra nhằm phục vụ những lợi ích to lớn của đất nước trong tình hình mới: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như vũ bão, xu thế toàn cầu hóa đặt ra thách thức và cơ hội đối với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Ngoài
ra, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế Bằng tinh thần quảng giao trong quan hệ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”1, tại Đại hội XI, Đảng đã họp và đề ra chủ trương “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Việc đề ra chủ trương trên sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tham gia ngày càng sâu rộng và các tổ chức khu vực và thế giới Đồng thời, Việt Nam có cơ hội tiếp thu được các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới Có điều kiện hợp tác với các nước về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, Nhìn chung, lợi ích quốc gia - dân tộc là “kim chỉ nam” của chính sách đối ngoại.
Thứ hai, về yếu tố quốc tế
Chủ trương này cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế Việt Nam không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn có trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ của cộng đồng quốc tế Với tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn “Là bạn, là đối tác tin cậy” của các nước trên thế giới, dù là các nước cựu thù như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Qua đó cho thấy Việt Nam muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước và các tổ chức khu vực, quốc tế trên thế giới.
Trang 7
CHƯƠNG II: THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC QUA NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG ASEAN TỪ SAU ĐẠI HỘI XI
1 Việt Nam đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN với EU giai đoạn từ 2012 - 2015
Từ ngày 1/7/2012, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò là điều phối viên quan
hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh Châu Âu (EU) Ưu tiên của Việt nam trong vai trò này là ASEAN và EU tiếp tục triển khai chương trình công tác ASEAN - EU về thương mại và đầu tư cũng như thúc đẩy các đàm phán về Hiệp định tự do FTA song phương giữa EU và các nước ASEAN Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Á - Liên minh Châu Âu (ASEAN - EU)
và quốc tế nhằm phát triển mối quan hệ giữa ASEAN - EU
Về quan hệ ASEAN - EU, hai bên nhất trí sẽ đưa quan hệ ASEAN - EU phát triển hướng tới quan hệ đối tác chiến lược và giao cho quan chức cao cấp (SOM) xây dựng
lộ trình và đề xuất các khuyến nghị định hướng tương lai nhằm đưa quan hệ ASEAN -
cường đối thoại và tham vấn về chính trị và an ninh cũng như tham vấn trong các diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm phát huy hơn nữa tiếng nói, vai trò và đóng góp của quan
hệ ASEAN và EU vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới Về kinh tế, hai bên phấn đấu tăng thương mại hai chiều, nhất trí việc sớm nối lại đàm phán ASEAN - EU FTA sau năm 2015, gia tăng kết nối về cả hàng không, hàng hải, đường bộ; và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEAN cũng đề nghị EU hỗ trợ ASEAN tiến hành các chương trình quảng bá về tiềm năng thương mại và đầu từ của ASEAN tại các nước EU
Kết quả của Hội nghị đã cho thấy được tinh thần chủ động, trách nhiệm và những
có thêm nhiều bước tiến mới
2 Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN năm 2018
Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” diễn ra từ ngày 11 - 13/9/2018 tại Hà Nội Đây là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2018 nhằm góp phần thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 vì lợi ích và sự phát triển của cả khu vực và từng quốc gia, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới Với tư cách là nước chủ nhà, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự thành công chung của Diễn đàn
Trang 8Việt Nam và WEF đã có sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả trong tổ chức sự kiện Việt Nam đã chủ động đề xuất ý tưởng, tập trung thảo luận, định hướng chính sách khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và sự năng động của doanh nghiệp và người dân, hướng tới xây dựng AC vì người dân, năng động, vững mạnh, thịnh vượng
Về nội dung, thông qua việc đăng cai tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018, Việt Nam đã tham khảo ý kiến của các thành viên ASEAN về các nội dung khác nhau và bàn với WEF để đưa vào nội dung thảo luận các chủ đề hay tiểu chủ đề sát với ASEAN Việc xác định đúng và trúng và nội dung mang lại cơ hội để các nước ASEAN chia sẻ với cộng đồng quốc tế và ngược lại cùng tranh thủ ý kiến của cộng đồng quốc tế đánh
Sự thành công của Hội nghị WEF ASEAN đã nâng tầm, vị thế, sự gắn kết của các nước ASEAN và các nền kinh tế của ASEAN với nhau, tạo nên hình ảnh ASEAN đoàn kết, năng động, tự cường, nâng vị thế ASEAN trong hội nhập quốc tế cũng như tranh thủ cơ hội của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho sự phát triển của khu vực Thông qua Hội nghị này, Việt Nam đã góp phần thể hiện rõ chủ trương, chính sách, quyết tâm đổi mới, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta và hình
Việt Nam năng động, cởi mở, đang phát triển nhanh, một đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế
3 Năm 2020 Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN
Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong một năm vô cùng đặc biệt
mặt Bên cạnh đó, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng được đẩy lên cao, các thể chế đa phương và diễn đàn quốc tế đối diện nhiều rạn nứt Việt Nam nhận chiếc búa chủ tịch ASEAN kèm theo đó là những thách thức vô cùng lớn đòi hỏi Việt Nam phải có trách nhiệm, chủ động để đưa ASEAN ứng phó trước những tình hình biến động của khu vực và trên thế giới, cùng vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra
Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã duy trì được đà xây dựng cộng đồng ASEAN và thực hiện thành công các mục tiêu, ưu tiên đề ra trong năm 2020 Với vai
viên ASEAN đạt được nhiều kết quả quan trọng, Việt Nam đã kịp thời tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch Covid
- 19
Trang 9
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 (26/6) theo hình thức trực tuyến Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thống nhất cao trong những vấn đề quan trọng và thông qua “Tầm nhìn
về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng”; Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc
thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 (12/11) Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, Hội nghị đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, bao gồm: Báo cáo đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm
2025 với kỳ vọng xây dựng nền tảng vững chắc cho con đường phát triển phía trước của Cộng đồng ASEAN Một kết quả ấn tượng khác đó là sự ký kết thành công Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 5 nước đối tác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand)
nét của Việt Nam trong tư cách Chủ tịch ASEAN 2020 được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao Chính trong những thời điểm khó khăn nhất, nước Chủ tịch ASEAN Việt Nam đã thể hiện vai trò dẫn dắt, chủ động hành động để gắn kết Cộng đồng ASEAN, trước hết là gắn kết toàn khối tập trung mọi nguồn lực để chống lại đại dịch COVID-19
4 Những điểm nổi bật của Việt Nam trong ASEAN 2021 - 2023
Phát huy chủ trương của Đại hội XI kết hợp thực hiện chủ trương Đại hội XII (2016) và Đại hội XIII (2021), đến nay Việt Nam đã và đang là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế Năm 2021, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đảm nhiệm tốt vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, góp phần làm quan hệ đối tác giữa hai bên đạt được nhiều thành quả quan trọng
Đến năm 2022, Việt Nam có sự tham gia và đóng góp tích cực cho thành công chung tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 40, 41 Thứ nhất, Việt Nam thể hiện rõ nét vai trò cầu nối, thúc đẩy đồng thuận của ASEAN trong nhiều quyết sách quan trọng, đặc biệt
về việc ra quyết định của Lãnh đạo các nước ASEAN về triển khai Đồng thuận 5 điểm
và Tuyên bố về việc Timor Leste xin gia nhập ASEAN Thứ hai, đề xuất nhiều nội dung hợp tác quan trọng, Việt Nam nhấn mạnh các nước cần tiếp tục cùng nhau mở cửa nền
3 2020 H p Báo công b k t qu H i ngh C p cao ASEAN 36 C ọ ố ế ả ộ ị ấ ổng thông tin điệ n t ử Quố c h ội Nướ c C ng Hòa Xã H i Ch ộ ộ ủ Nghĩa Việt Nam
Trang 10kinh tế, không đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại, Tại Hội nghị, Việt Nam cũng đưa ra những chia sẻ, quan điểm về vấn đề Biển Đông, Myanmar, xung đột Ukraine Trong năm 2023 vừa qua, Việt Nam cũng đã phát huy vai trò và trách nhiệm của mình với ASEAN qua thông điệp đó là tinh thần đoàn kết ASEAN, quyết tâm đóng góp thực chất, hiệu quả trong công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN Việt Nam đã hoàn thành tốt các nghĩa vụ thành viên trong triển khai các Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng, chủ trì nhiều sáng kiến, hoạt động và đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách như Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quản lý Thiên tai ASEAN, Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN về Giáo dục,…Nhiều ý tưởng của Việt Nam như Bộ Chỉ số Phát triển Bền vững Doanh nghiệp đã được lan tỏa, trở
Song song với đó, Chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 và các hội nghị liên quan của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đã đề ra, để lại dấu ấn về nỗ lực và đóng góp của Việt Nam vì mục tiêu giữ vững ASEAN tầm vóc và là tâm điểm của tăng trưởng, vì sứ mệnh phải khẳng định “là một cực trong thế giới đa cực” của ASEAN
Năm 2023 là năm đánh dấu nhiều sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam, trong đó
có những chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử như chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden, Việc thúc đẩy mối
ASEAN Điều này được Đại sứ Mỹ tại ASEAN Y Abraham nhận định: “Bằng cách
tăng cường mối quan hệ của Mỹ với ASEAN nói chung Khi Mỹ tăng cường mối quan
hệ với một trong số các quốc gia thành viên ASEAN, điều đó sẽ giúp nâng cao khả năng hợp tác của Mỹ với ASEAN", Đại sứ cho biết
Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN trong những năm gần đây đã cho thấy vai trò và vị thế quan trọng của Việt Nam trong khu vực được các nước ASEAN và các đối tác tôn trọng, đánh giá cao
5 2023 Vi t Nam ti p t c là thành viên ch ng, tích c c, trách nhi m, linh ho t và sáng t ệ ế ụ ủ độ ự ệ ạ ạo trong ASEAN Đài Tiế ng nói Vi ệt