Bên cạnh đó, trong khi Mỹ nghi kị về cách thức cầm quyền của Tổng tống Vladimir Putin, thì Nga cũng nghi ngờ khả năng Mỹ và phương Tây mở rộng NATO trong không gian hậu Xô Viết, đe dọa t
Trang 1I Đôi nét về mối quan hệ Nga- Phương Tây và tổng quan về các lệnh trừng phạt
1 Khái quát về mối quan hệ Nga- Phương Tây sau Chiến tranh Lạnh
1.1 Quan hệ Nga- Mỹ
Sau Chiến tranh Lạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu cuối năm 1989 lần lượt tan rã, Liên Xô sụp đổ (12/1991)[1] Nga đã kế thừa pháp lý phần lớn di sản kinh tế, khoa học- kỹ thuật, nhất là tiềm lực quân sự hùng hậu Song, nước Nga phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng trầm trọng và kéo dài về chính trị, kinh tế- xã hội, và nội chiến Chesnia càng làm Nga suy yếu Vị thế của Nga trên trường quốc tế bị giảm sút, mà chìa khóa cho việc cải thiện vị thế quốc tế của Nga nằm ở sự điều chỉnh cả chiến lược đối nội và đối ngoại Về đối ngoại, trọng tâm chính sách của Nga là “định hướng Đại Tây Dương”, với mục tiêu thiết lập quan hệ với Mỹ và các quốc gia phương Tây, nhằm tạo tiền đề thúc đẩy, vực dậy và phát triển đất nước Những năm đầu thập niên 90, với chính sách thân phương Tây, Nga gần như hẳn về phía Mỹ với hy vọng sớm thiết lập mối quan hệ mới về chất, liên minh, hợp tác chặt chẽ với Mỹ Về phía Mỹ, Nga giữ vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ Mặt khác, Nga là một thực thể chính trị- kinh tế- xã hội phức tạp nên trong giai đoạn này, Mỹ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ với Nga
Đến nay, vượt qua những khó khăn, Nga đã khôi vị trí cường quốc của mình[2], tuy nhiên, khoảng cách giữa Nga và Mỹ đã trở nên xa hơn nhiều so với trước đây Trải qua nhiều biến động trong tình hình quan hệ quốc tế, quan hệ Nga- Mỹ về cơ bản vẫn
có nhiều bất ổn và mâu thuẫn chiến lược Những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai nước gặp nhiều trở ngại bởi nội bộ nước Mỹ liên tục gây sức ép và yêu cầu phải đưa
ra những biện pháp cứng rắn đối với Nga trong xử lý các vấn đề: Dân chủ- nhân quyền; can thiệp bầu cử; Nga sáp nhập Crimea; hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine Bên cạnh đó, trong khi Mỹ nghi kị về cách thức cầm quyền của Tổng tống Vladimir Putin, thì Nga cũng nghi ngờ khả năng Mỹ và phương Tây mở rộng NATO trong không gian hậu Xô Viết, đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia này[3]
Đến năm 2022, chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn đang diễn ra, mối quan hệ Nga - Mỹ đã trở nên căng thẳng chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh lạnh, Mỹ liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và Nga cũng liên tục đáp trả
Nhìn chung, Nga- Mỹ hiện nay đang có những bất đồng khiến cho mối quan hệ này vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng Đồng thời, hai cường quốc Nga- Mỹ cũng cạnh tranh vị thế của mình trên trường quốc tế và ra sức thúc đẩy tầm ảnh hưởng của mình
1.2 Quan hệ Nga- Liên minh châu Âu
Trang 2Năm 1994, Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Thỏa thuận đối tác và hợp tác (PCA), có hiệu lực từ năm 1997 Thỏa thuận đã tạo ra các kênh liên lạc mới giữa hai bên, với các hội nghị thượng đỉnh EU- Nga được tổ chức hai lần một năm, luân phiên tại Brussels và Nga Các cuộc đối thoại thường xuyên được tổ chức về các chủ đề về lợi ích chung như năng lượng, nhân quyền và di cư Cả hai bên đã mô tả nhau là “đối tác chiến lược” Năm 2000, tổng thống Vladimir Putin được nhiều người trông đợi sẽ là một đối tác đầy hứa hẹn, cởi mở với các cải cách tự do hóa và có khả năng mở đường cho quan hệ hợp tác chặt chẽ với phương Tây Năm 2001, Putin thậm chí còn bày tỏ sẵn sàng xem xét việc Nga trở thành một thành viên của một liên minh quân sự châu Âu (tương tự như NATO)[4] Ông cũng thừa nhận rằng châu Âu là “đối tác tự nhiên, quan trọng nhất” của Nga vào năm 2003 Đồng thời, EU và Nga đã đồng
ý làm sâu sắc hơn mối quan hệ của họ trong bốn “không gian chung” (các vấn đề kinh
tế, tự do, an ninh và công lý, an ninh đối ngoại, nghiên cứu và giáo dục) Năm 2005, hai bên đã thông qua lộ trình nêu rõ các mục tiêu cho từng không gian này Năm 2008,
EU và Nga bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận mới thay thế PCA năm 1994, với các mục tiêu khả thi bao gồm một khu vực thương mại tự do EU-Nga và du lịch miễn thị thực
Một trong những sự kiện quốc tế đầu tiên bộc lộ căng thẳng giữa hai bên là lần bắn phá của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1999 nhằm vào đồng minh của Nga là Serbia Mâu thuẫn ngày càng gia tăng khi Nga tỏ ra bất bình và nghi ngờ trước những nỗ lực của EU trong việc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng phía đông của mình Cụ thể là NATO cố gắng mở rộng về phía Đông, và bắt đầu xem xét vai trò thành viên của Gruzia và Ukraine
Quan hệ giữa EU và Nga càng trở nên bế tắc vì vấn đề Ukraine Dựa trên quan
hệ Đối tác phương Đông, năm 2013, EU đã đàm phán các hiệp định liên kết nhằm hợp tác chính trị và kinh tế sâu rộng với Ukraine, Georgia, Moldova và Armenia Dưới áp lực của Điện Kremlin, Armenia và Ukraine quyết định không ký thỏa thuận Tại Ukraine, các cuộc biểu tình đã lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych Người kế nhiệm của ông, Petro Poroshenko với xu hướng thân phương Tây thậm chí đã ký thỏa thuận liên kết với Liên Hiệp Châu Âu trong khuôn khổ thành viên liên kết vào tháng 6 năm
2014 Điều này dẫn đến hành động trả đũa của Nga- sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm
2014, và thúc đẩy các cuộc nổi dậy ly khai ở các khu vực Donetsk và Luhansk phía đông Ukraine Và mới đây nhất là sự kiện Nga đem quân tấn công Ukraine năm 2022
EU đã rất phẫn nộ trước việc Nga vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, Theo đó, EU cùng với các đối tác như Hoa Kỳ đã thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt, trong đó Nga trả đũa bằng các biện pháp trừng phạt đáp trả; tương tự như những gì đã diễn ra vào năm 2014[5]
2 Tổng quan về lệnh trừng phạt
2.1 Khái niệm
Trang 3Xuyên suốt lịch sử, các biện pháp được các quốc gia áp dụng và xem như một công cụ nhằm thay đổi hành vi của một chế độ hoặc thay đổi chế độ, và ngày càng có tần suất sử dụng gia tăng đáng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai
Về lý thuyết, các lệnh trừng phạt là các biện pháp cưỡng chế được áp dụng bởi một quốc gia hoặc các nhóm quốc gia đối với một quốc gia đã vi phạm luật pháp quốc
tế hay vi phạm các chuẩn mực đạo đức Các biện pháp trừng phạt được sử dụng trước khi tiến tới sử dụng vũ lực và chiến tranh Mục đích là làm cho quốc gia vi phạm ngừng hành động của mình, hoặc ít nhất là chấm dứt hành vi đó bằng cách thương lượng
2.2 Các hình thức trừng phạt
Các biện pháp trừng phạt được chia làm 02 loại: Trừng phạt đơn phương và trừng phạt đa phương Trừngphạtđơnphương:thường gây nên một số tác động cho nước ra lệnh trừng phạt cũng như nước bị trừng phạt Trong nhiều trường hợp, các lệnh trừng phạt đơn phương thường khó giành được sự ủng hộ quốc tế, một yếu tố góp phần làm suy yếu tác dụng của các lệnh trừng phạt này Trừngphạtđaphương:là các lệnh trừng phạt kinh tế, thể được áp đặt bởi các tổ chức quốc tế, điển hình nhưLiên Hiệp Quốc
Về nội dung, các biện pháp trừng phạt được chia thành hai loại kinh tế và phi kinh
tế Các biện pháp trừng phạt phi kinh tế thường được sử dụng trước các biện pháp trừng phạt kinh tế và có mục đích thuyết phục quốc gia tham vọng có thể thay đổi chính sách của mình Các hình thức xử phạt phi kinh tế còn tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của đối tượng, có thể bao gồm: hủy bỏ các cuộc họp đa phương, hạn chế cấp thị thực, giảm mức độ đại diện chính trị, ngăn cản tư cách thành viên của quốc gia đó trong các tổ chức quốc tế, phản đối việc đăng cai tổ chức các cuộc họp quốc tế của quốc gia đó Cácbiệnpháptrừngphạtkinhtếlà biện pháp có sức ảnh hưởng nhất, là việc một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp kinh tế và tài chính nhằm gây nên phí tổn cho quốc gia bị trừng phạt, qua đó gây sức ép buộc quốc gia đó thực hiện những chính sách nhất định[6] Mục đích của trừng phạt kinh tế là đánh vào tất cả các loại quan hệ kinh tế, bao gồm cả thương mại và tài chính
II Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và biện pháp ứng phó của Nga từ 2014 đến nay
1 Giai đoạn 2014 đến 2021
1.1 Bối cảnh áp đặt lệnh trừng phạt
Tháng 3/2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea dẫn đến cuộc khủng hoảng Ukraine, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Nga để đáp trả hành vi vi phạm chủ quyền Ukraine của Liên Bang Nga Năm 2014, Nga xâm lược và chiếm đóng Crimea- một phần của Ukraine[7] Do
Trang 4đó, EU và Hoa Kỳ tuyên bố sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan tới vấn đề bán đảo Crimea Mục tiêu của các lệnh trừng phạt này chủ yếu nhằm cô lập Crimea về kinh tế, đồng thời cũng để trừng phạt hành vi gây hấn của Nga, và ngăn chặn khả năng Nga sẽ tiến hành các cuộc xâm lược[8] trong tương lai Tới tháng 6/2014, EU đã đặt ra những hạn chế đầu tiên trong thương mại với Crimea Đặc biệt, sau sự kiện quân ly khai bắn rơi máy bay MH17 khiến 300 người thiệt mạng, các lệnh trừng phạt liên quan đến hợp tác buôn bán vũ khí, năng lượng và tài chính đã được EU thông qua và áp đặt lên Nga
Từ cuối năm 2015, Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria Nga bắt đầu gửi hàng trăm binh lính Nga, 28 máy bay chiến đấu, trực thăng, xe tăng và pháo binh và các quân cụ tới phi trường quốc tế Bassel Al-Assad gần hải cảng của thành phố Latakia ở Syria ngay trước phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào 28/9/2015 Nga tuyên bố cùng với Iran, Iraq và Syria chống lại ISIS Phản ứng trước
sự can thiệp sâu của Nga tại Syria, phía Mỹ liên tục đưa ra nhận xét rằng, các cuộc tấn công của Nga tại Syria là "liều lĩnh và bừa bãi", nhiều cuộc không kích đã nhắm vào khu vực do quân nổi dậy kiểm soát, thay vì các mục tiêu IS[9], đồng thời đưa ra loạt lệnh trừng phạt đối với Nga
Bắt đầu từ năm 2016 đến nay, chính quyền của các Tổng thống Obama, Trump
và Biden đều áp đặt lệnh trừng phạt lên Liên Bang Nga vì cho rằng Nga đang có các hoạt động mạng độc hại nhằm can thiệp vào quá trình bầu cử của nước này Mỹ cho rằng Nga “có mục tiêu chiến lược để gieo rắc mâu thuẫn trong hệ thống chính trị Mỹ”[10]
Bên cạnh đó, giai đoạn năm 2018 đến 2020, Nga được cho là dính líu trực tiếp đến vụ đầu độc Sergei Skripal, một cựu sĩ quan tình báo Nga trên đất Anh và Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo đối lập người Nga[11] Điều này khiến cả EU và Mỹ phải
áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga theo quy định của Công ước về Vũ khí hóa học
1.2 Các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Nga từ năm 2014 đến 2021
1.2.1.Ápđặtlệnhtrừngphạtlêncáccánhân,tổchứccụthể
Tháng 3/2014, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào những cá nhân có trách nhiệm trong việc đe dọa hoặc hủy hoại chủ quyền Ukraine Những cá nhân bị trừng phạt sẽ bị cấm nhập cảnh vào EU; tài sản của họ ở các quốc gia thành viên EU bị đóng băng; các cá nhân và các doanh nghiệp EU bị cấm giao dịch tài chính với họ[12] Có 177 cá nhân và 48 tổ chức [13] đã chịu lệnh trừng phạt này (Tính đến 15/9/2021), bao gồm các chính trị gia và quan chức Nga/ Ukraine đã công khai ủng hộ bạo lực ở Ukraine, các chỉ huy quân sự, các tài phiệt Nga,… Hoa Kỳ đã phong tỏa tài sản của một số cá nhân thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, bao gồm: trợ lý Tổng thống, nhân vật chủ chốt với các cơ quan lập pháp của Nga và các doanh nhân có quan hệ mật thiết với Điện Kremlin Các cá nhân
và pháp nhân Hoa Kỳ cũng bị cấm thực hiện giao dịch kinh tế với họ[14] Một số công ty của Nga cũng bị đóng băng tài sản Đồng thời, Mỹ nghiêm cấm giao dịch kinh
Trang 5tế với các cá nhân, tổ chức của Nga, trong đó có ngân hàng Rossiya, thường được gọi
là “ngân hàng tư nhân của Putin” và Volga Group- một công ty được sở hữu bởi đồng minh thân cận của Putin[15]
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đặt ra biện pháp hạn chế việc đi lại của một số cá nhân
và quan chức nhất định (116 cá nhân và 24 thực thể)[16] Nhìn chung, mục tiêu của các lệnh trừng phạt là nhằm vào các cá nhân, công ty, các lĩnh vực cụ thể “nhằm mục đích gia tăng sự cô lập về chính trị của Nga cũng như chi phí kinh tế với Nga, đặc biệt
là đối với các lĩnh vực quan trọng với Tổng thống Putin và những đồng minh thân cận của ông”[17]
1.2.2.Lệnhtrừngphạtkinhtế
TrừngphạtkinhtếđốivớiLiênbangNga
EU đã ban hành các lệnh trừng phạt tài chính từ tháng 7/2014 và đẩy mạnh vào tháng 9/2018, cụ thể: Nga bị hạn chế tiếp cận thị trường vốn của Liên minh châu Âu Công dân và các doanh nghiệp EU được phép cho vay tiền trong khoảng thời gian vượt quá 30 ngày đối 05 ngân hàng quốc doanh chính, ba công ty dầu mỏ và ba nhà sản xuất vũ khí của Nga (Phụ lục 1)
Hoa Kỳ đặt ra hạn chế với các giao dịch tài chính với các công ty của Nga trong các lĩnh vực chủ chốt: tài chính, năng lượng, quốc phòng Đặc biệt, Hoa Kỳ cắt giảm tài trợ dài hạn cho các công ty Nga không liên quan trực tiếp đến cuộc giao tranh
ở các vùng Donetsk và Luhansk Ban đầu, các lệnh cấm về tài chính chỉ áp dụng lên các khoản vay có kỳ hạn dài hơn 90 ngày hoặc tài trợ vốn cổ phần sau đó, ngưỡng này được hạ xuống còn 30 ngày Bên cạnh đó, lệnh cấm tài chính dài hạn cũng được mở rộng đối với tập đoàn dầu khí Rosneft, công ty đường ống dẫn dầu Transneft, công ty khai thác và lọc dầu Gazpromneft, cũng như một số công ty hoạt động trong lĩnh vực quân sự[18]
TrừngphạtkinhtếđốivớibánđảoCrimea
Hội đồng Liên minh châu Âu thông qua các biện pháp hạn chế đối với việc Liên bang Nga sát nhập bất hợp pháp Crimea Các biện pháp này áp dụng cho công dân Liên minh châu Âu và các công ty có trụ sở tại Liên minh châu Âu với phạm vi được giới hạn trong lãnh thổ Crimea Các lệnh cấm này bao gồm: Cấm nhập khẩu hàng hóa; cấm các dự án thương mại và đầu tư liên quan tới lĩnh vực kinh tế và cơ sở
hạ tầng; cấm cung cấp cấp dịch vụ du lịch (Các tàu du lịch của Liên minh châu Âu bị cấm ghé vào cảng Crimea); cấm xuất khẩu hàng hóa, các thiết bị công nghệ, và dịch
vụ sử dụng cho vận tải, viễn thông và năng lượng ở Crimea[19],[20]
1.2.3.Lệnhtrừngphạttrênlĩnhvựcnănglượng
Thứ nhất, châu Âu đặt ra cấm xuất khẩu công nghệ và dịch vụ khai thác sáng tạo, ví dụ khoan và các thử nghiệm được sử dụng bởi các công ty của Nga để phát triển trữ lượng dầu vùng nước sâu, Bắc Cực và trữ lượng đá phiến; tất cả những thứ
Trang 6khác liên quan đến xuất khẩu năng lượng cần được phê duyệt đặc biệt[21]; đặt lệnh cấm nhập khẩu than từ Nga và cấm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Nga[22] Thứhai,Hoa Kỳ đặt ra quy định hạn chế cá nhân và tổ chức của nước này xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ để hỗ trợ các dự án có tiềm năng sản xuất dầu
ở Nga năm 2019, chính quyền Trump đã chỉ định một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Nga và Venezuela, các công ty hỗ trợ cho công ty dầu khí nhà nước của Venezuela, cũng phải chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vì hoạt định trong lĩnh vực dầu
mỏ liên quan tới Nga[23]
1.2.4 Lệnhtrừngphạtlĩnhvựcquốcphòng
Thứ nhất, EU đã đặt ra lệnh cấm vận vũ khí, lệnh cấm buôn bán, xuất khẩu mặt hàng lưỡng dụng (dân sự/ quân sự) với các khách hàng quân sự và 09 công ty sản xuất hỗn hợp sản phẩm dân sự và quân sự Lệnh cấm vận bao gồm cả việc tham gia vận chuyển hoặc tài trợ vũ khí, hàng hóa lưỡng dụng Ngoài ra, việc nhập khẩu, mua hoặc vận chuyển vũ khí từ Nga cũng bị cấm, trừ khi các hợp đồng hoặc thỏa thuận đã được
ký kết trước 1/8/2014 và ngoại trừ các hạng mục và dịch vụ cần thiết cho việc bảo trì các thiết bị đã có trong EU Ban đầu, lệnh cấm vận này có hiệu lực đến 31/5/2015, nhưng sau đó nó đã được gia hạn thường xuyên (hiện đang được áp dụng cho đến 31/7/2022)[24]
Thứ hai, Hoa Kỳ đã thắt chặt các hạn chế đối với xuất khẩu các mặt hàng quân dụng và dân dụng của Hoa Kỳ sang Nga 8/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), cho phép Tổng thống Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ cho đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga (Điều khoản nhằm vào đường ống TurkStream và NordStream)[25] Đồng thời, Mỹ đã đưa ra lệnh cấm hoặc hạn chế bán vũ khí với Nga theo khuôn khổ của Đạo luật Vũ khí Hóa học và Sinh học (CBW) của Mỹ
1.2.3.Cácbiệnphápcôlậpvềngoạigiao
Năm 2014, Hội nghị Thượng đỉnh Nga- EU đã bị hủy, và các quốc gia thành viên EU quyết định không tổ chức các cuộc hội nghị thượng đỉnh song phương thường xuyên với Nga Các cuộc đàm phán song phương với Nga về vấn đề thị thực cũng bị đình chỉ Các nhà lãnh đạo của bảy nước công nghệ phát triển đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong nhóm G8 Bởi vậy, cuộc họp tám quốc gia công nghiệp lớn tại Sochi (Nga) tháng 6/2014 đã bị hủy bỏ và cuộc họp này được tổ chức mà không có
sự tham gia của Nga tại Brussels (Bỉ) Theo họ, nếu Nga thay đổi hướng đi, nước này
có thể lấy lại vị thế của mình[26]
Hoa Kỳ đã có sự phối hợp chặt chẽ với EU và các đồng minh quốc tế khác để gửi tới Chính phủ Nga thông điệp mạnh mẽ về việc những hành động đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine của Nga sẽ chịu hậu quả nặng nề, mà biểu hiện cụ thể của nó là việc bác bỏ tư cách thành viên của Nga khỏi G8
Trang 7Liên minh châu Âu đã đóng cửa không phận đối với tất cả các máy bay thuộc
sở hữu của Nga và do Nga đăng ký; đóng cửa các cảng đối với tàu của Nga; cấm các nhà khai thác vận tải đường bộ của Nga và Belarus nhập cảnh vào châu Âu[27]
Mỹ đặt ra lệnh cấm với việc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ nhạy cảm với an ninh quốc gia sang Nga EU cũng đặt ra lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa, công nghệ liên quan tới hàng hàng không, hàng hải và vũ trụ sang Nga
1.2.5.Cáclệnhtrừngphạtvềcáclĩnhvựckhác
Kể từ năm 2018, châu Âu đã áp đặt ba chương trình trừng phạt toàn cầu (thematic) về tấn công mạng và vi phạm nhân quyền (Phụ lục 2).
Đốivớivấnđềsửdụngvũkhíhóahọc:Ngày 15/10/2018, châu Âu ban hành biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức liên quan tới sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học, theo quy định của Công ước về Vũ khí hóa học Đồng thời, Mỹ cũng đã áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ khí hóa học đối với Nga vào tháng 8/2018 và 8/2019 để đáp trả vụ đầu độc Sergey Skripal và vào tháng 3/2021 sau vụ đầu độc Navalny
Đốivớivấnđềtấncôngmạng:
Liên minh châu Âu đã ban hành lệnh trừng phạt về tấn công mạng vào ngày 17/5/2020, nhằm vào các cá nhân và tổ chức đã thực hiện hành vi tấn công mạng, gây
ra mối đe dọa đáng kể đối với Liên minh và các quốc gia thành viên
Bên cạnh đó, chính quyền các Tổng thống Obama, Trump và Biden đều áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì các hoạt động mạng gây hại của nước này, đặc biệt là sự can thiệp của Nga tới bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
Đối với vấn đề quyền con người: Trong nhiều năm, châu Âu đã thể hiện sự quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Nga, nhưng không có cơ sở pháp lý để
áp dụng các biện pháp trừng phạt Đến 12/2020, EU đã thông qua một chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu (mô phỏng một phần theo Đạo luật toàn cầu Magnitsky của
Mỹ năm 2016) Một lần nữa, Nga lại có mặt trong danh sách (6 trong 15 người)
1.3 Các biện pháp ứng phó của Nga trước lệnh trừng phạt của phương Tây từ năm 2014 đến 2021
1.3.1.CácbiệnphápứngphócủaNgavớilệnhtrừngphạtvềkinhtế
Thứ nhất, để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt phương Tây, Duma quốc gia Nga đã cho phép Điện Kremlin thu giữ tài sản nước ngoài ở Nga và sử dụng chúng làm tiền bồi thường cho các cá nhân và doanh nghiệp
bị tổn hại bởi lệnh trừng phạt của phương Tây sau khủng hoảng Ukraine Dự luật này được gọi là “Luật Rotenberg” (2014) Năm 2017, Putin đã ký Luật Rotenberg thay thế
Trang 8quy định bản thân nhà nước Nga đề nghị bồi thường cho các cá nhân Nga phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây Đồng thời, Nga cũng thành lập quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt
Thứ hai, Điện Kremlin hạn chế chi tiêu chính phủ và dự trữ ngoại tệ Từ năm
2015, bằng cách chuyển hướng nguồn thu từ dầu khí, Nga đã mở rộng dự trữ tiền tệ của mình lên mức đáng kinh ngạc 631 tỷ USD, tương đương một phần ba toàn bộ nền kinh tế Nga Nga đã thay thế đồng USA bằng đồng euro, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và vàng Điều này được gọi là “phi đô la hóa” nhằm làm giảm khả năng của Washington trong việc sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với các giao dịch dựa trên đồng đô la để bóp nghẹt nền kinh tế Nga
Thứba,Nga chủ động liên minh, tìm đến các đối tác mới để vực dậy nền kinh tế: Nga đã chủ động hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực khí đốt, bán các loại vũ khí hiện đại cho Trung Quốc với mục tiêu tăng cường và thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước; Nga thiết lập liên minh kinh tế Á- Âu (Liên Bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kygryzstan)
1.3.2.CácbiệnphápđáptrảcủaNgađốivớiphươngTây
Lệnhcấmvậnthựcphẩm
Ngày 6/8/2015, với việc áp dụng các biện pháp trả đũa, Nga đã cấm nhập khẩu thực phẩm và nông sản từ các quốc gia trừng phạt Nga bao gồm các thành viên EU Sau đó, Nga đã gia hạn các lệnh trừng phạt này và dựa trên danh sách trừng phạt thực phẩm mới, nhập khẩu từ Albania, Montenegro, Iceland, Liechtenstein và Ukraine cũng bị cấm Hành động cấm vận này có tầm quan trọng nhất định khi Nga đã chi gần
26 tỷ USD vào năm 2013 cho thực phẩm nằm trong danh sách trừng phạt
Nga cũng đồng thời dựa vào các nước láng giềng và Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil, coi các quốc gia này là giải pháp thay thế cho các nước phương Tây để cung cấp lượng thực phẩm cần thiết
Lệnhtrừngphạtcáccánhân
Các lệnh trừng phạt này trên thực tế nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây hướng đến các nhà chức trách của Nga Theo đó, Nga đã trừng phạt một
số nhân vật trong chính phủ và cả chính trị gia của Mỹ Danh sách Nga công bố bao gồm: ba cố vấn của Obama và một số thành viên quốc hội, bao gồm John McCain, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, Benjamin Rhodes, Harry Reid và John Boehner Đỉnh điểm trong biện pháp đáp trả của chính quyền Nga chính là việc xử phạt 89 quan chức cấp cao của châu Âu
1.4 Đánh giá tác động của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây và các biện pháp ứng phó của Nga từ năm 2014 đến 2021
1.4.1.ẢnhhưởngcủacácbiệnpháptrừngphạtđốivớiNga
ẢnhhưởngđốivớinềnkinhtếNga
Giaiđoạn2014-2015,Nga phải đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng và bước vào một cuộc suy thoái kéo dài trong 2 năm[28] Chính phủ Nga và nhiều công ty Nga (bao gồm cả các công ty không bị trừng phạt) đã bị đóng cửa trên thị trường vốn Đến tháng 5/2015, dự trữ quốc tế của Nga đã giảm khoảng 1/3 Năm
2016 là một năm tài chính khó khăn đối với Nga Chính phủ Nga chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ từ một trong những quỹ tài sản có chủ quyền của mình và buộc phải tư nhân hóa một phần công ty dầu khí nhà nước- Rosneft Dựa trên dữ liệu từ năm
Trang 92012-2016, trung bình các công ty bị trừng phạt mất khoảng ¼ doanh thu hoạt động, hơn một nửa giá trị tài sản của họ Trong giai đoạn này, giá trị của đồng Rúp đã giảm 76%
so với USD kể từ khi các hạn chế được áp dụng và lạm phát với hàng tiêu dùng đạt 16% vào năm 2015 Cùng năm đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính GDP của Nga cũng sẽ giảm[29] Như vậy trong giai đoạn này, mặc dù các biện pháp trừng phạt từ phương Tây không thành công trong việc buộc Điện Kremlin phải thay đổi các hoạt động của mình cũng như chấm dứt các hành vi gây hấn trên lãnh thổ Ukraine Nhưng, các biện pháp kinh tế tài chính có tác động đáng kể trong việc làm suy yếu nền kinh tế Nga và ngăn chặn các hành động quân sự tiếp theo của nước này[30]
Đến năm 2017, IMF đã cho rằng chính quyền Nga đã có những chính sách phản ứng hiệu quả với các lệnh trừng phạt quốc tế, giúp nền kinh tế nước này thoát khỏi cuộc suy thoái kéo dài 2 năm[31] “Nỗi sợ hãi về bất ổn kinh tế đã tràn vào đất nước kể từ cuộc xâm lược Crimea năm 2014- nơi đã vấp phải các lệnh trừng phạt tê liệt từ phương Tây- đã tan thành mây khói”[32] Tuy nhiên, Nga vẫn còn phải đối mặt với những thách thức kinh tế dài hạn liên quan tới việc hạn chế cải cách cơ cấu và những thay đổi bất lợi về nhân khẩu học, bởi vậy, các nhà phân tích cho rằng nền kinh
tế của Nga chỉ đang tồn tại chứ không phát triển mạnh, dự kiến tăng trưởng dài hạn ở Nga sẽ chỉ ở mức tương đối khiêm tốn 1,8% mỗi năm[33] Mặc dù, số lượng các công
ty, doanh nghiệp trở thành mục tiêu trực tiếp của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây tương đối nhỏ so với tổng thể nước Nga, song, nhưng tác động tài chính tiêu cực
từ các lệnh trừng phạt lên những công ty này lại có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế Nga do 6 trong 10 công ty lớn nhất của Nga tính theo doanh thu nằm trong danh sách trừng phạt (Phụ lục 3)
Rõ ràng, các lệnh trừng phạt kinh tế đã gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng với nền kinh tế Nga trong giai đoạn đầu Song, nước Nga đã có những biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả để giảm tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế xuống mức khiêm tốn Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt đã khiến Nga tự chủ hơn và việc thay thế nhập khẩu mang lại cho các nhà sản xuất sự bảo hộ đối với cạnh tranh từ nước ngoài
Ảnh hưởng đối với lĩnh vực quốc phòng: Việc hạn chế với sản phẩm lưỡng dụng buộc ngành công nghiệp vũ khí của Nga phải tìm kiếm nguồn cung thay thế mới
từ các nước châu Á như Trung Quốc Tháng 6/2021, người phụ trách chương trình không gian Roscosmos của Nga thừa nhận rằng các các biện pháp trừng phạt lên cung cấp vi mạch đã khiến một số vụ phóng vệ tinh bị trì hoãn[34]
Ảnh hưởng với ngành năng lượng Nga: Ngành năng lượng của Nga không chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, thậm chí còn phát triển thịnh vượng hơn ẢnhhưởngđốivớichínhtrịNga
Theo quan điểm của Liên minh châu Âu, các biện pháp trừng phạt không làm Nga thay đổi hành vi một cách rõ ràng, hay nói cách khác, chúng đã không có tác dụng bởi các cuộc giao tranh lẻ tẻ vẫn tiếp diễn ở Donbas, việc giải quyết tình trạng của các vùng lãnh thổ ly khai không có tiến triển, và căng thẳng vẫn leo thang ở biên
Trang 10giới Ukraine[35] Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt về vũ khí hóa học năm 2019 cũng không ngăn cản lực lượng an ninh Nga thực hiện thêm các vụ đầu độc (Alexey Navalny) khiến Hoa Kỳ một lần nữa phải áp đặt lệnh trừng phạt với hành vi này Như vậy, mục tiêu cuối cùng của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây lên Nga là buộc Nga rút khỏi Donbas và Crimea đã không đạt được Nga cũng không bị cản bước trong việc thực hiện các cuộc chiến tranh hỗn hợp rộng lớn bao gồm: can thiệp bầu cử, chiến tranh mạng, ám sát hoặc sử dụng vũ khí hóa học bị cấm
1.4.2.SựhiệuquảcủacácbiệnphápứngphócủaNga
Thứnhất,đốivớicáclệnhtrừngphạtvềkinhtếtừphươngTây:Chính phủ Nga
đã thực hiện các biện pháp khác nhau để hỗ trợ một số công ty Cụ thể, Sberbank được hưởng lợi từ việc Ngân hàng trung ương mua đáng kể khoản nợ mới của mình; chính phủ Nga cấp hợp đồng chiến lược cho các công ty bị trừng phạt; cung cấp hợp đồng dịch vụ trị giá 36 tỷ đô cho Ngân hàng Rossiya;…[36] Bên cạnh đó, một số công ty Nga đã giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt bằng cách tạo ra các quan hệ đối tác mới với Trung Quốc, Đông Nam Á, Ả Rập Xê Út Rõ ràng, các biện pháp đối phó với lệnh trừng phạt kinh tế này đã có tác động tích cực tới việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế Nga , giúp quốc gia này thoát khỏi giai đoạn suy thoái 2 năm và phát triển bền vững
Thứhai,hiệuquảcủabiệnphápcấmvậnthựcphẩmtừEU:Có thể thấy, việc cấm vận thực phẩm từ châu Âu gây ra những ảnh hưởng ban đầu với các nhà xuất khẩu EU Nhưng ngay sau đó, họ đã tìm thấy được các nguồn xuất khẩu ở các quốc gia khác thay thế Có thể nói, các biện pháp trừng phạt đáp trả của Nga không có quá nhiều tác dụng đối với EU Tổng thống Putin tuyên bố rằng, các biện pháp đáp trả liên quan đến nhập khẩu nông sản là tốt cho Nga Trên thực tế, điều này lại làm giảm sức mua của người tiêu dùng Nga, giá thực phẩm cũng tăng hơn 8% so với giá của các hàng hóa khác trong khoảng thời gian từ 7/2014- 7/2015[37] (Phụ lục 4)
2 Giai đoạn 2022
2.1 Bối cảnh áp đặt lệnh trừng phạt
Sau khủng hoảng năm 2014, xung đột giữa Ukraine và Nga càng trở nên sâu sắc hơn Đặc biệt là khi Mỹ và các nước phương Tây ngầm hứa hẹn, lôi kéo, thuyết phục Ukraine gia nhập NATO Từ trước tới nay, không khó để nhận thấy Ukraine luôn cố gắng thoát khỏi tầm kiểm soát của Nga để xích lại gần hơn với phương Tây Đầu tháng 12/2021, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã thể hiện quan điểm rằng Ukraine khó có thể được chấp thuận để trở thành một thành viên của NATO trong thập niên tới
do các điều kiện thực tế không cho phép
Cuối tháng 12/2021, Điện Kremlin đã gửi tới Nhà Trắng một danh sách các yêu cầu
mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine, bao gồm: yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía Đông; đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh