Cũng ngày Gia đình Việt Nam năm nay 28/6/2017, VTV1- Đài truyền hình Việt Nam đã có một cuộc phỏng vấn tiến sĩ tâm lí học Phạm Mạnh Hà, giảng viên Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, nhằ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
BẠO LỰC SAO NHÃNG TRONG GIA ĐÌNH
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI LỨA TUỔI HỌC SINH
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Ý nghĩa đề tài 3
3 Điểm mới của đề tài nghiên cứu 3
4 Mục tiêu nghiên cứu ……… 4
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ……… 4
6 Giả thuyết khoa học 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 8
2 Khái niệm và các biểu hiện bạo lực gia đình về sao nhãng trẻ em 9
2.1 Khái niệm bạo lực gia đình 9
2.2 Bạo lực gia đình về xao nhãng trẻ em ……….10
3 Thực trạng sao nhãng trẻ em ở việt nam 11
3.1 Sao nhãng về thể chất 11
3.2 Sao nhãng về tinh thần 16
3.3 Sao nhãng về giáo dục 20
4 Kết luận 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC SAO NHÃNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC 1.Thực trạng bạo lực sao nhãng với lứa tuổi học sinh tại trường THPT Ân Thi 23
1.1 Sao nhãng về thể chất 28
1.2 Sao nhãng về mặt tinh thần 30
1.3 Sao nhãng về giáo dục 33
2 Nguyên nhân bạo lực gia đình về sao nhãng trẻ em 34
2.1 Nguyên nhân về kinh tế 34
Trang 32.2 Về quan niệm giáo dục 36
2.3 Nguyên nhân sinh con một bề 37
3 Ảnh hưởng của bạo lực sao nhãng đến lứa tuổi học sinh 37
3.1 Ảnh hưởng tới sức khoẻ, thể chất 37
3.2 Ảnh hưởng tới tâm lý tình cảm 38
3.3 Ảnh hưởng về sức khoẻ tinh thần nhận thức - hành vi 39
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ NGĂN CHẶN BẠO LỰC SAO NHÃNG 42
1 Những giải pháp 42
2 Kết quả thu được ……… 53
3 Kiến nghị 3.1 Đối với bản thân các bạn học sinh 55
3.2 Đối với gia đình 55
3.4 Đối với xã hội 57
KẾT LUẬN 58
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn
áp hoặc lật đổ” Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý củacác thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viênkhác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)
Bạo lực sao nhãng là một dạng bạo lực gia đình, biểu hiện ở hành vi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu không đáp ứng những nhu cầu, những quyền cơ bản của con cái Bạo lực sao nhãng thể hiện ở nhiều góc độ cả sự không đáp ứng nhu
cầu vật chất lẫn thờ ơ với đời sống tinh thần của các con
Bạo lực sao nhãng là một hình thức bạo lực đã xảy ra nhưng ít bị đề cập
hay lên án vì trên thực tế chưa được đưa vào luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em hay luật hôn nhân và gia đình Đây cũng là một khái niệm khá mới mẻ mà không phải ai cũng có thể hiểu một cách cặn kẽ về nó Bạo lực sao nhãng đang trở thành một vấn đề nóng đòi hỏi sự quan tâm của xã hội bởi hậu quả của nó đã lênmức báo động
Bạo lực sao nhãng gây những hậu quả nặng nề lên lứa tuổi học sinh Cha
mẹ, người đỡ đầu đôi khi không nhận ra hành vi của mình là bạo lực, hoặc nhận
ra thì bào chữa với vô vàn những lí do Bản thân trẻ bị bạo lực sao nhãng cũng không nhận ra mình đang bị bạo lực Chỉ khi mọi việc đã quá với giới hạn cho phép thì tất cả mới giật mình nhìn lại nhưng nhiều trường hợp không còn cơ hội sửa chữa, thậm chí nhiều kết cục vô cùng đau đau lòng đã xảy ra
1
Trang 6Đến trường sớm, tan học không về nhà ngay mà la cà đâu đó, trong lớp thìthường xuyên ngủ gật, hay cáu giận, thích gây gổ, trốn học, vùi mình trong những quán Internet, quán bi-a, tiêu tiền không kiểm soát, yêu đương buông thả,dáng vẻ lơ mơ…vv Đấy là vô vàn biểu hiện của các bạn học sinh đang bị bạo lực sao nhãng.
Kết quả học tập giảm sút, các mối quan hệ bạn bè, thầy cô bị dạn nứt, cha
mẹ thất vọng trút giận …và hậu quả là nhiều bạn bỏ nhà đi, trầm cảm, xa lánh bạn bè, lao vào thế giới ảo, trộm cắp, ma túy…
Như vậy, giống như một cái cây không được chăm tưới, trẻ em bị sao nhãng có thể sẽ dần dần còi cọc, bệnh tật thậm chí chết yểu
Nhân ngày gia đình Việt Nam (28/6/2017), TS Phạm Đức Quang trong bài thơ Tâm sự của đứa con bị bạo lực sao nhãng gia đình đã viết:
Mẹ đi công tác nơi nào,
Canh khuya con ngủ gió vào lạnh tanh
Quanh năm ba bận làm ăn,
Điểm cao con phải khoe thầm ba ơi!
Hôm qua chủ nhật đi chơi,
Thấy ba mẹ bạn vui cười bên con,
Chạy về đóng chặt phòng son
Một căn biệt thự lệ tuôn mấy lần!
Dẫu là mái lá, cỏ sân,
Xin ba, xin mẹ cho gần Người ơi!
2
Trang 7Đắng đót và xót xa, với các con, sự chăm lo về vật chất dù có chu đáo, đầy đủ bao nhiêu vẫn không bù đắp những trống vắng, thiếu hụt tinh thần Lại
có nhiều trường hợp các con cần được chăm sóc đầy đủ về vật chất, song lại bị sao nhãng đến đáng thương
Cũng ngày Gia đình Việt Nam năm nay (28/6/2017), VTV1- Đài truyền hình Việt Nam đã có một cuộc phỏng vấn tiến sĩ tâm lí học Phạm Mạnh Hà, giảng viên Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, nhằm giúp mọi người có cái nhìn, sự hiểu biết sâu hơn về bạo lực sao nhãng, từ đó điều chỉnh hành vi làm cha làm mẹ, chăm lo cho các con toàn diện hơn về cả vật chất lẫn tinh thần, tạo
ra những nhân cách toàn diện, những công dân tốt cho đất nước
Tuy nhiên, dường như những điều này chưa đủ cất lên một hồi chuông cảnh tỉnh với toàn xã hội Bạo lực sao nhãng vẫn hàng ngày diễn ra âm thầm mà hậu quả khó lường
Trước thực tế này chúng tôi quyết định tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu
hiện trạng BẠO LỰC SAO NHÃNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI LỨA TUỔI HỌC SINH nhằm có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về
thực trạng, nguyên nhân, hệ quả của nó Qua đó, từ góc độ người học sinh, đưa
ra những giải pháp khắc phục để mỗi gia đình quan tâm hơn, dành thời gian hơncho con cái, các bạn học sinh tích cực, chủ động, tự lập hơn trong cuộc sống,nhận thức được đầy đủ về hoàn cảnh gia đình để có những định hướng tốt đẹptrong tương lai
2 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ có thể trả lời được những câu hỏi,những băn khoăn lớn về Bạo lực sao nhãng trong gia đình như:
- Tại sao cha mẹ, người đỡ đầu lại sao nhãng với con cái?
- Sự sao nhãng đưa đến hậu quả gì?
3
Trang 8- Tỉ lệ học sinh bị sao nhãng?
Qua nghiên cứu chúng tôi cũng sẽ đưa ra được các giải pháp nhằm hạnchế tình trạng, giảm thiểu hậu quả, tăng ý thức tự lập, khả năng vươn lên hoàncảnh ở các bạn học sinh bị sao nhãng Đề tài của chúng tôi muốn hướng tới mộtmôi trường giáo dục tích cực, lành mạnh, học sinh ở đó được lĩnh hội tri thức, pháttriển năng lực, được sống, được trải nghiệm, được nhận sự quan tâm chăm sóc đầy
đủ về cả vật chất lẫn tinh thần của nhà trường và gia đình, để từ đó trở thành nhữngnhân cách toàn diện, những công dân tốt trong tương lai
3 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn mới mẻ, mặc dù đã tìm hiểu,tham khảo nhiều tài liệu, tiếp xúc với nhiều Báo cáo khoa học của sinh viên cácngành tâm lí, giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, song tuyệt nhiên chưa thấymột tác giả nào đề cập
Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu trên 2 phương diện:
- Thực trạng bạo lực sao nhãng trong gia đình, những ảnh hưởng tới tâm sinh lí
và đời sống lứa tuổi học sinh
- Những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng
4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Giúp mọi người hiểu biết sâu sắc về bạo lực sao nhãng trong gia đình vànhững ảnh hưởng nặng nề tới lứa tuổi học sinh
Trang 9hỗ trợ lẫn nhau để cùng tự lập, phấn đấu vươn lên, không quá phụ thuộc vàocha mẹ, đổ lỗi cho hoàn cảnh.
5 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng bạo lực sao nhãng và những hậu quả của nó đối với lứa tuổi họcsinh
- Nội dung: Do điều kiện hạn chế, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng
học sinh bị bạo lực sao nhãng, những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển tâm sinh líhọc sinh, những biểu hiện về hành vi, kết quả học tập, các mối quan hệ trong vàngoài nhà trường Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cảnh tỉnh các bậc làmcha làm mẹ về ý thức trách nhiệm với con cái, đánh thức khả năng tự lập, chủ độngcuộc sống ở những bạn học sinh bị bạo lực sao nhãng
- Khách thể khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế và tổng hợp, phân
tích số liệu từ quá trình khảo sát phiếu, trong đó:
+ Trường THPT Ân Thi: 300 phiếu
- Thời gian: Đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian
từ tháng 09/2020 đến tháng 11/2021
5
Trang 106 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nhìn chung học sinh THPT hiện nay nhận thức về cuộc sống còn non nớt,hành vi chưa được định hướng và kiểm soát chặt chẽ, hành động theo sở thích, adua theo bạn bè, dễ bị lôi kéo, các bậc cha mẹ hoặc người đỡ đầu vì mải mêkiếm tiền hoặc nhận thức chưa đầy đủ mà sao nhãng, không chăm lo mọi mặt tớicon cái
Một bộ phận lớn học sinh sống tự do, phát triển ngoài tầm kiểm soát củacha mẹ, ăn quà vặt, thích gì làm nấy, vùi mình trong thế giới ảo, không thích vềnhà, lừa dối cha mẹ
Đa số bộ phận học sinh chưa xác định được mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp, ỷ lại, phụ thuộc, chưa có kĩ năng đối mặt với mọi hoàn cảnhtrong cuộc sống
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7 1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thôngqua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng
cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoánnhững thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyếthay thực nghiệm ban đầu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên
cơ sở thu thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu, luận văn, luận án cóliên quan đến bạo lực sao nhãng
7 2 Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộngnhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng
6
Trang 11nghiên cứu Kết quả của phương pháp điều tra là những thông tin quan trọng vềđối tượng nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp.
Trong đề tài này chúng tôi dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các câuhỏi đóng, mở khác nhau về mức độ để học sinh trả lời Ngoài ra chúng tôi còn
sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
7 3 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của cácchuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó Thực chất đây là phươngpháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độcao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháptối ưu cho vấn đề, sự kiện đó Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho ngườinghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trìnhnghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giảthuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ….Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thờigian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu
Trong đề tài này vì điều kiện nên chúng tôi chỉ có thể tham khảo ý kiến củagiáo viên hướng dẫn, và các thầy cô chuyên môn khác
7 4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của những giải pháp
đề ra nhằm mục đích cho học sinh tích cực, chủ động hơn khi bày tỏ chínhkiến của mình
7 5 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quảđiều tra, kết quả thực nghiệm
7
Trang 128
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA
ĐỀ TÀI
Thời gian gần đây, hiện tượng trẻ em vị thành niên hư hỏng dẫn đến phạm pháp ngày một gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và sự tiến bộ phát triển của xã hội Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các gia đình ở khu vực đô thị mà còn làmối lo chung của toàn xã hội Phải chăng hiện tượng đó là hậu quả của việc
“khoán trắng” sự giáo dục, học tập của con trẻ cho nhà trường Nhiều phụ huynh
đã biến nhà trường thành “nhà giữ trẻ lớn” mà không biết rằng chẳng gì có thể thay thế được giáo dục gia đình Bởi lẽ, gia đình, cha mẹ là trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người, là môi trường xã hội hoá gần gũi nhất về không gian và lâu dài về thời gian có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành, phát triển nhân cách con trẻ
Sao nhãng trong chăm sóc, giáo dục con cái vô tình đã thành một tệ nạn, nạn bạo lực sao nhãng mà hậu quả của nó là khôn lường Bạo lực sao nhãng đã trở thành một vấn đề nóng, một hiện tượng đáng báo động thời gian gần đây, khi
mà các vụ tử tử vì trầm cảm, bỏ nhà ra đi, tự hủy hoại bản thân, sống buông thả,
a dua, lao vào thế giới ảo… của các bạn diễn ra phổ biến, không kể vùng nông thôn hay thành thị
Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách công phu tình trạng bạo lực sao nhãng trong gia đình và những ảnh hưởng của
nó đến đời sống, sự phát triển tâm sinh lí của học sinh trong nhà trường phổ thông
Bài nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở phạm vi nhỏ là trườngTHPT Ân Thi thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên Chúng tôi nghiên cứu những
9
Trang 14biểu hiện của tình trạng bạo lực sao nhãng, ảnh hưởng của hiện tượng, đưa ramột số giải pháp rồi đánh giá hiệu quả của chúng từ đó có những kết luận khoahọc chính xác, gắn với thực tế.
2 KHÁI NIỆM VÀ CÁC BIỂU HIỆN BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ SAO NHÃNG TRẺ EM
2.1 Khái niệm bạo lực gia đình
2.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình của Liên Hợp Quốc
Tháng 12/1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đưa ra định nghĩa về bạo lực
gia đình như sau: “Bất kì một hành động dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc
có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hoặc tâm lí hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”
2.1.2 Khái niệm bạo lực gia đình ở Việt Nam
Bạo lực gia đình (theo bản dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đìnhcủa Việt Nam trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XII): Bạo lực là hành vi cố ýcủa các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thànhviên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)
2.1.3 Các loại bạo lực gia đình
Có rất nhiều loại và hình thức bạo lực khác nhau trong gia đình nhưng chủyếu xảy ra các loại hình bạo lực sau:
- Bạo lực thể chất
- Bạo lực kinh tế
- Bạo lực về tinh thần
10
Trang 15- Bạo lực về tình dục
- Bạo lực gia đình về sao nhãng trẻ em
2.2 Bạo lực gia đình về sao nhãng trẻ em.
2.2.1 Khái niệm sao nhãng trẻ em
Sao nhãng trẻ em là một dạng bạo lực gia đình, biểu hiện ở hành vi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu “không đáp ứng những nhu cầu, những quyền cơ bản của con cái” Bạo lực sao nhãng thể hiện ở nhiều góc độ cả sự không đáp ứng nhu cầu vật chất lẫn thờ ơ với đời sống tinh thần của các con
2.2.2 Các biểu hiện về sao nhãng trẻ em
Những trẻ em bị bạo lực sao nhãng trong chăm sóc và giáo dục thường có những biểu hiện về mặt thể chất, tâm lí, hành vi không theo quy luật thông thường giống như những trẻ em cùng lứa tuổi Dưới đây là những biểu hiện cụ thể giúp ta nhận biết những trẻ em bị sao nhãng, bỏ mặc, ít hoặc không có sự chăm sóc của gia đình
- Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị sao nhãng về thể chất:
+ Bị bỏ đói
+ Ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi, với thời tiết, với hình dáng cơ thể
+ Chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng
+ Ốm yếu, bệnh tật nhưng không được chạy chữa, chăm sóc
+ Thường xuyên bị tai nạn nhất là trong những hoạt động nguy hiểm
- Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị sao nhãng về tinh thần:
+ Bị bỏ rơi
11
Trang 16+ Trường xuyên ở lại trường lâu, đến sớm, về muộn mà không ai quan tâm.
+ Có những hành vi không đúng mực
+ Mệt mỏi, bơ phờ hoặc ngủ gật trong lớp
+ Nghỉ học kéo dài hoặc từ chối đến trường
- Bạo lực sao nhãng về thể chất
- Bạo lực sao nhãng về tinh thần
- Bạo lực sao nhãng về giáo dục
3 THỰC TRẠNG SAO NHÃNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM
3.1 Sao nhãng về thể chất
Bỏ mặc là sự sao nhãng thường xuyên và ở mức độ nghiêm trọng của chamẹ/người chăm sóc dẫn đến những tổn hại cho sự phát triển của trẻ Hành vi nàyphải diễn ra trong một thời gian và phải được công nhận trái với chuẩn mực về
sự chăm sóc mà cha mẹ thông thường phải dành cho con cái, đã gây ra tổn hại
về thể chất thực tế chứ không phải được giả định là sẽ gây tổn hại trong tươnglai (theo Kiến thức chung về phòng chống lạm dụng trẻ em, tập Tài liệu tập
12
Trang 17huấn về phòng chống lạm dụng trẻ em, UNICEF, Nhà xuất bản Hà Nội năm2008).
Sao nhãng về thể chất là hình thức bỏ mặc dễ nhận thấy nhất, bao gồm việc không cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhu cầu về thể chất như: chỗ ở, thức ăn, quần áo hoặc không bảo vệ trẻ được khỏi những nguy hại hay những mối nguy hiểm
Sao nhãng hoặc ngược đãi về thể chất đều có ảnh hưởng rất lớn tới đời
sống và nhân cách của trẻ sau này Theo tài liệu của Bộ công an, ở trại giam Thanh Xuân có 37% nam, 20% nữ phạm nhân ở tuổi vị thành niên đã từng bị bố
mẹ mắng chửi, đánh đòn NGUOC-DAI-TRE-EM-436.html)
Trẻ em Việt Nam hiện chiếm khoảng 40% tổng dân số cả nước Số trẻ vịthành niên ra xã hội mưu sinh, theo số liệu thống kê tạm thời của Cục Bảo vệ -Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) là hơn 3 triệu Trẻ em là đối tượng rất dễ bịtổn thương nhưng trên thực tế người lớn vì lý do này hay lý do khác đã vô tìnhlãng quên đi sự non nớt này của trẻ và để trẻ tự xoay sở, tự đối phó với nhữngvấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống
Số liệu do chuyên gia Bảo vệ trẻ em của UNICEF nêu ra cho thấy: “Mỗinăm tại các quốc gia đang phát triển có khoảng 3.500 trẻ em dưới độ tuổi 15 tửvong do bị ngược đãi (lạm dụng và sao nhãng) Đó là những trường hợp bạo lựcnghiêm trọng nhất được thông báo, còn nhiều các trường hợp khác vẫn nằmtrong bóng tối
Theo TS Ngô Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày MaiHương trường Đại học Melbourne (Australia) cho biết, trong nhà trường luônluôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm lý tâm thần Theo đó15,94% em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học, lạm dụngchất gây nghiện đang tăng nhanh chóng, với số thanh thiếu niên Trong số các ca
13
Trang 18tự sát, 10% ở độ tuổi 10 - 17 Nghiên cứu 21.960 thanh thiếu niên Hà Nội pháthiện 3,7% em có rối loạn hành vi Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trườnghọc thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóaViệt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trunghọc cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâmthần chung là 19,46 % Tỷ lệ này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nộithành, ngoại thành không có gì khác biệt
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trung bình mỗi năm có khoảng2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục (trong đó số trẻ em bị xâm hại tìnhdục chiếm hơn 60%); Cụ thể, năm 2011, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 1.045em; năm 2012 là 1.209 em; năm 2013 là 1.326 em; năm 2014 là 1.544 em(Nguồn tin Báo Lao động thủ đô)
Theo Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2005 Việt Nam vẫn còn 3 triệu trẻ emkhuyết tật, đặc biệt 150.000 trẻ em là nạn nhân chất độc da cam Vấn đề trẻ em ởthế hệ thứ 3 bị di chứng chất độc da cam cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều vàkhông biết đến bao giờ di chứng tai hại này mới chấm dứt, các em là nhữngngười vô tội nhưng phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh Đây thực sự là nhữngcon số báo động và đau lòng về tình hình trẻ em ở Việt Nam, các em không chỉ
bị ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn để lại những di chứng trong sự phát triển
về trí tuệ
Viện nghiên cứu Thanh niên Việt Nam đã thực hiện một cuộc điều tra với
1240 học sinh tiểu học và trung học cơ sở (gồm 632 em trai và 608 em gái) từ
12 địa phương khác nhau ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam (Viện Nghiêncứu Thanh niên) Các em học sinh đã trả lời các câu hỏi khác nhau về việc cha
mẹ sử dụng hình phạt gì khi các em mắc lỗi Có tới 9,5% các hình phạt như tỏthái độ khinh bỉ, không cho ăn và bắt đứng dưới trời nắng (theo Giáo dục hayXâm hại – Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em tại Việt Nam,Biên tập: Tiến sĩ Nguyễn Đức Mạnh, Phó Viện trưởng, Viện Khoa học dân số,
14
Trang 19gia đình và trẻ em; Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em) Điều này chứng tỏ sựkhông quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với con cái dung hình thức là phạt bỏđói và bắt trẻ phải đứng dưới trời nắng gắt là một hình thức bạo lực gia đình đốivới trẻ Nó có ảnh hưởng không chỉ về mặt thể chất mà còn gây cho trẻ cảm giáctội lỗi hằn sâu trong tâm trí trẻ.
Cũng nên biết rằng tệ nạn ngược đãi trẻ em không kém nghiêm trọngngay cả ở một số nước được coi là phát triển: ở Mỹ, Cơ quan Bảo vệ Trẻ em đãthống kê số trẻ em chết do bị ngược đãi và bị bỏ mặc không chăm sóc qua nhiềunăm và coi đó là "vấn đề giết người" Năm 1997, ước tính có 1.196 trẻ tử vongtheo báo cáo của 47 bang; năm 2000, mỗi ngày ở Mỹ có đến 5 trẻ tử vong Con
số thực tế còn cao hơn, có thể đến 28 tử vong mỗi ngày tức gần 10.000 mỗi nămtheo những nguồn khác Sự ngược đãi trẻ còn thật sự đáng lo lắng vì số trẻ từ 5tuổi trở xuống bị tử vong do ngược đãi còn nhiều hơn số trẻ tử vong do ngã, chếtđuối nước, tai nạn giao thông với nhiều loại thương tích nặng vào đầu, bụnghay bị đầu độc, bị dìm chết, bị ngạt, bị bỏng Điều kinh ngạc hơn nữa là trẻdưới 1 tuổi chiếm 39% số trẻ tử vong do ngược đãi Kinh nghiệm của nước Mỹcho thấy rằng mặc dù luật pháp yêu cầu các cán bộ y tế phải báo cáo nhữngtrường hợp nghi ngờ trẻ bị ngược đãi nhưng con số được báo cáo vẫn xa con sốthực Theo sự tổng hợp của http://nhipcauthegioi.hu
Có những trường hợp thực tế xẩy ra rất đau lòng khi đọc lên chúng ta thấythực sự phẫn nộ với những hành vi ngược đãi và sao nhãng trẻ em như trườnghợp của em Nguyễn Hữu Lợi (tức bé Đen, 9 tuổi) ở thành phố Hồ Chí Minh bị
mẹ nuôi dùng roi đánh khắp người và dùng búa đánh vào đầu chỉ vì em đã ănhết phần thức ăn dành cho bữa chiều Được đáp ứng về mặt dinh dưỡng là quyềncủa trẻ em mà cha mẹ cần phải đảm bảo cho trẻ nhưng ngược lại trẻ lại bị trả giábởi nhu cầu bản năng của chính mình Một sự thật đau lòng lắm thay!
Văn hóa “thương cho roi cho vọt” của mình làm cho người ta coi chuyệnđánh con nít là bình thường Nhiều trường hợp người dân không lấy giáo dục
15
Trang 20tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi Việc hành hạ, đánh đập trẻ emlâu nay vẫn thường xảy ra.
Học kém, bị bố trói vào chân giường và tra hỏi "tại sao lại thế?" Trốn học
đi chơi game, bị cha đánh chết ngất Giành đồ chơi với em, bị mẹ đổ nước sôilên đầu Hay leo trèo, chạy nhảy, nghịch ngợm, mẹ đánh dập mắt cá chân vàdùng dao cắt đứt gân chân để "chừa thói nghịch"
Bị nghi ăn trộm tiền, bị anh họ và hàng xóm trói vào gốc cây, chất lá xungquanh và thiêu sống Đó là những cách "tra tấn" con cái mà nhiều người bảo đếnđòn thù cũng còn thua xa
Cốc đầu, phát vào mông, chửi rủa, bắt đứng úp mặt vào tường, đứng giữa
tổ kiến lửa, vứt con xuống giếng, treo con lên xà nhà, lột truồng rồi đánh, rồi xát
ớt và muối vào vết thương, xé nát quần áo, sach vở, bắt nhịn ăn, nhốt vào tủ, ấnđầu vào bể nước cho sặc là những cách "dạy con" của một số ông bố, bà mẹ.Khi được hỏi lý do vì sao họ nghĩ ra được nhiều cách hành hạ con đến vậy, tất cảnhững "đao phủ trong nhà" ấy đều chung một câu trả lời: "Cũng chỉ là muốngiáo dục con, cho nó nên người" Lạ kỳ thay cách dạy con của những ông bố bà
mẹ này!
Khi đọc đến trường hợp này tôi thực sự thấy bức xúc và phẫn nộ khônghiểu các bậc làm cha làm mẹ có suy nghĩ gì mà có thể hành xử với một đứa benhư vây? Như trường hợp của cháu bé mới 2 tuổi ở Hải Phòng cũng chết đi sốnglại nhiều lần vì những trận đòn roi vô cớ của người cha dượng độc ác Cháu bịđánh đập vì bất cứ lý do gì Khóc nhè, bị đánh đến chảy máu mồm Đi tè, trót
"són ra quần", bị đánh thâm tím mặt mày Đánh đổ bát cơm, bị ném chai rượuvào đầu, chảy máu Người cha mất nhân tính ấy còn trừng phạt con bằng roiđiện
Một trường hợp khác cháu bé bị ngược đãi hay nói đúng hơn là chịu đònoan thay cho người bố của mình vì mẹ của bé bị chồng bỏ rơi Bà đã trút hận thù
16
Trang 21lên "giọt máu của thằng khốn đó" bằng cách hành hạ, bỏ đói, đánh đập dã manđứa trẻ mới sinh vài tháng tuổi Khi hàng xóm hỏi vì sao cháu bé khóc, người
mẹ ác đó nói dối rằng cháu bị ngã Nhưng nhiều lần như thế, hàng xóm sinhnghi Mọi người đã theo dõi và bắt quả tang người "mẹ ác" đó hành hạ con hơnhành hạ kẻ thù Hàng xóm đã xông vào, cướp cháu bé ra và đưa đi cấp cứu.Cháu được cứu sống, nhưng mẹ nó thì vào tù
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ CHí Minh, có nhiềunguyên nhân dẫn tới nạn tự tử ở trẻ em Trong đó 33% do giận cha mẹ hoặc anhchị, 22% do sợ đòn roi của cha mẹ, 33% sợ thầy cô phạt, giận, sợ bạn bè và cha
mẹ buồn, 11% vì lý do cô đơn, thất tình Theo bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung, khoaKhám tâm thần trẻ em - Bệnh viện tâm thần TP HCM, mỗi ngày bệnh viện đónkhoảng 50 - 80 trẻ bị rối nhiễm tâm lý Nguyên nhân là do tác động từ gia đình,môi trường sống và học tập
Bạo lực, xâm hại trẻ em là một vấn nạn trên toàn cầu Trên thế giới, ước tính có 120 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là nạn nhân bị bạo lực tình dục, gần một tỷ trẻ em thường xuyên phải chịu hình phạt thể chất
Có nghiên cứu chỉ ra rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ bạolực, xâm hại trẻ em cao trên thế giới
Ở Việt Nam, tình trạng xâm hại trẻ em cũng có nguy cơ ngày càng tăng theo chiều hướng diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội Theo báo cáo điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (báo cáo MICS) năm 2014 do Tổng cục Thống kê thực hiện, hơn 68% trẻ em dưới 15 tuổi đã phải chịu ít nhất một hình thức xử phạt về thể chất hoặc tâm lý, 3% phụ
nữ đã bị xâm hại tình dục trước năm 15 tuổi
Còn theo số liệu của Bộ Công an, mỗi năm có khoảng 1.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em được tố cáo Nhiều chuyên gia cho rằng con số này trên thực tế phải cao hơn bởi nhiều nạn nhân chọn cách im lặng vì sợ, hoặc ngại tố cáo Trẻ em bị xâm hại gặp phải nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới sự phát triển,
17
Trang 22thậm chí hủy hoại cuộc sống của các em trong tương lai Các em có nguy cơ cao
bị trầm cảm, mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần, có thể dẫn đến tự tử Bên cạnh đó, gia đình và xã hội cũng bị ảnh hưởng
3.2 Sao nhãng về tinh thần.
Bên cạnh việc sao nhãng về thể chất thì việc sao nhãng về tinh thần cũng
là một hành vi bạo lực đối với trẻ em nó làm tổn hại đến đời sống tinh thần củatrẻ và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ
Sao nhãng về tinh thần: là dạng khó ghi nhận và phát hiện do thiếu cácbằng chứng rõ ràng biểu hiện ra bên ngoài Hình thức này thường diễn ra khi trẻcòn quá bé để có thể nhận thức được là mình không nhận được sự chăm sócthích hợp Nhìn chung đó là việc không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tình cảmcủa trẻ, hoặc cha mẹ không nhạy cảm đối với các phản ứng của con trẻ, khônghướng dẫn con cái ở mức thích hợp, hoặc sự tham gia quá thô bạo của cha mẹvào cuộc sống của con trẻ
Gây tổn thương về cảm xúc bao gồm chửi mắng, lăng nhục trẻ, hoặc vợchồng cãi cọ, ẩu đả nhau trước sự chứng kiến của con cái Những hành vi nàygây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm trí trẻ, chúng dễ trởthành người mất lòng tin, sống thu mình, không cởi mở, có biểu hiện thụ độnghay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữ phát triển chậm, gương mặt
vô cảm
Nghiên cứu của Hoàng Cầm Tú, Quách Thuỳ Minh và Nguyễn HồngThuý chỉ ra rằng nhiều bậc cha mẹ có những cách nuôi dạy con cái có thể nói làrất có nguy cơ gây hại cho trẻ em về mặt tình cảm và tinh thần Ví dụ, cha mẹthường xuyên hăm dọa đánh con (80,5%), chửi rủa (57,6%), doạ đuổi khỏi nhà(46,6%), gọi con là “ngu”, hoặc “đồ lười”, bỏ lơ hoặc không có thái độ yêuthương đối với trẻ (44,4% và nhục mạ trẻ (24,3%) Một số ít cha mẹ doạ bằngsúng hoặc dao (0,01%) (theo Giáo dục hay Xâm hại – Nghiên cứu về trừng phạt
18
Trang 23thân thể và tinh thần trẻ em, Biên tập Tiến sĩ Nguyễn Đức Mạnh, Phó Việntrưởng, Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ em; Uỷ ban Dân số, Gia đình vàTrẻ em).
Theo ông Lê Minh Công, Phó Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Tâm thầnTrung ương 2 cho biết bệnh viện nơi ông làm việc thỉnh thoảng vẫn tiếp nhậnnhững ca tư vấn cho trẻ em bị cha mẹ đánh đập Khi tìm hiểu thì được biết tuổithơ của cha mẹ các em trước đó cũng bị ngược đãi nên họ lại theo lối mòn ấy màdạy con Sự ngược đãi, bạo hành về tinh thần hay thể xác đều ảnh hưởng xấuđến sự phát triển sau này của trẻ
Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong nghiên cứu của Bệnh việnMai Hương chiếm 9,23% Lứa tuổi 10 - 11 có tỷ lệ 42 - 46% gặp khó khăn vềứng xử Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử giữa họcsinh nam (84.60%) và học sinh nữ (15,40%) TS Hồi cũng lưu ý, trong lĩnh vựctâm lý trẻ em, những phân biệt đối xử của ông bà, cha mẹ thậm chí định kiến bấtbình đẳng về giới cũng có tác động đến ứng xử của trẻ (giadinh.net.vn)
Có những di chứng không bộc lộ ra ngay mà sẽ hình thành cách ứng xửsau này của họ với con cái và người khác Điều đó rất nguy hiểm
Cũng có trường hợp cha mẹ sao nhãng sự chăm sóc con cái mình chỉ vìsinh thêm em bé Như trường hợp của bé My Từ ngày nhà có thêm em bé, Mybỗng thấy mình như “người thừa” Mọi sự quan tâm, chú ý bố mẹ đều dành cho
“nhân vật” mới My trở nên ương bướng và quấy rối không giống cô bé ngoanngoãn ngày xưa tẹo nào Bố quát “My hư”, mẹ cằn nhằn: “Càng lớn càng khóbảo”
Không riêng gì My mà nhiều đứa trẻ khác cũng rơi vào trường hợp tương
tự khi mẹ sinh them em bé Trước bố mẹ chỉ quan tâm, săn sóc mình nó giờthi…Mẹ cả ngày bên em bé, âu yếm xuýt xoa, bố đi làm về là chạy ngay lại bếcưng nựng My thấy mình như bị bỏ rơi như bị cô lập và nó trở nên quậy phá
19
Trang 24Khi có thêm em bé, mọi người trong gia đình đều dồn tình yêu và sự quantâm cho thành viên mới Đứa trẻ cần được chăm sóc cẩn thận nhưng cũng không
vì thế mà sao nhãng chăm sóc, chơi đùa với ông anh hoặc bà chị của em bé
Việc sao nhãng về tinh thần đối với trẻ em cũng được đề cập trong cácnghiên cứu Trong khi người lớn còn phân vân liệu việc bố mẹ tập trung vàocông việc và thiếu quan tâm đến con cái có là một hình thức sao nhãng hay đơngiản chỉ là một căn bệnh của thời đại về sự cân bằng giữa công việc và gia đình,thì trẻ em lại nhận thức một cách rõ ràng hơn Với các em, sự quan tâm đầy đủkhi còn trong quá trình trưởng thành quan trọng hơn việc cung cấp đầy đủ chocác em tiền bạc, vật chất
Bà Deepali Khanna, Giám đốc tổ chức PLAN tại Việt Nam, có ý kiến:
"Tôi cho rằng, người dân Việt Nam rất yêu thương con trẻ Nhưng quan trọng làchúng ta phải học cách yêu thương đúng cách Đúng cách có nghĩa là nuôidưỡng chứ không phải nuôi ăn, là chăm nom chứ không phải giám sát.”
Theo bà Mzaman, Phó đại diện tổ chức UNICEF năm 2008 có 20% ông
bố và 7% các bà mẹ không có thời gian quan tâm đến đời sống tình cảm của concái
Nghiên cứu của Hoàng Cầm Tú có 44,4% các bậc cha mẹ bỏ lơ, khôngquan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc hoặc không có thái độ yêu thương đốivới trẻ
Theo WHO có 42-46% trẻ em VN gặp khó khăn về ứng xử, 8-22% bịchấn thương về tâm lý
Cuối năm 2007, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, cấp cứu cùng lúc 2bệnh nhi Thanh, Dung, nhập viện trong trạng thái hôn mê do uống thuốc để kếtliễu cuộc đời
Theo báo chí lúc đó, mỗi bạn đều có một tâm sự Bạn Thanh mới học lớp
8 nhưng thời gian để giải trí hầu như không có, bạn phải học ở trường, rồi học
20
Trang 25thêm nhiều môn, dẫn đến trạng thái quá tải, bạn bị nhức đầu thường xuyên vàcảm giác bị áp lực phải học đạt điểm cao nên quyết định uống thuốc Còn Dung,
ba mẹ ly dị, phải ở với bà nội, bạn buồn vì không có ba mẹ đưa đón đi học nhưcác bạn cùng trang lứa, thiếu thốn tình thương yêu của ba mẹ nên quyết địnhuống paracetamol để chết
Người nhà của các bạn đều cho rằng, họ không ngờ chúng lại hành độngnhư vậy "Chỉ thấy trước khi tự tử, các em có một thời gian dài không muốn tiếpxúc với mọi người trong gia đình", một phụ huynh cho biết
Sự sao nhãng trong chăm sóc không quan tâm đến suy nghĩ của con cáicủa các bậc làm cha làm mẹ đôi khi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc Tuấn,học sinh lớp 7 của một trường ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, vốn luôn dẫnđầu lớp trong kết quả học tập, nhưng đến năm lớp 9, khi về nhà, Tuấn như mộtcái bóng, im lặng, không nói chuyện với ai Sự việc kéo dài hơn 3 tháng thì Tuấnquyết định uống thuốc tự tử May mắn là gia đình đã kịp đưa bạn đến bệnh việncấp cứu
Sau bình phục, Tuấn được chuyển đến gặp các bác sĩ tâm lý, tại đây, Tuấncho biết, Tuấn không muốn giao tiếp và quyết định tự tử vì cha mẹ buộc khi họcxong lớp 12 phải ở nhà buôn bán Trong khi mong muốn của Tuấn là được họcđại học Tuấn đã thuyết phục vài lần nhưng cha mẹ không quan tâm
“Con sẽ chết vì quá chán nản và thất vọng với cuộc sống, 14 tuổi với con
là quá đủ ”, cầm bức thư của con gái trên tay, chị Lan nhà ở quận 3, TP HCM,không ngờ nguyên nhân khiến cô bé muốn chết chỉ vì chị mượn tiền của con màkhông trả
Trước các chuyên gia tâm lý, bé Xuân con chị Lan kể, do không có chanên mọi tình cảm em dành hết cho mẹ Nhưng từ 2 năm nay, Xuân mất hết thầntượng từ mẹ vì mẹ mượn 2 triệu đồng tiền bỏ ống heo của Xuân mà không thấytrả lại
"Con đã vài lần nhắc nhưng mẹ cứ ừ hữ cho qua mà không quan tâm Conkhông muốn nhìn mặt mẹ, không thèm nói chuyện với mẹ nữa vì mẹ là người
21
Trang 26lớn nhưng lại không giữ lời Vì quá chán nản nên con quyết định mua thuốcuống cho xong" Xuân nói.
Theo chị Lan, mẹ của Xuân, trước khi xảy ra sự việc, Xuân hay ngồi thừngười, về nhà là chui vào phòng một mình mà không thèm nói chuyện Chị thừanhận trước đó vì quá lu bu công việc bên cũng không có thời gian trò chuyện vớicon
Không ít các em ở thành thị bị các ông bố bà mẹ "nhốt kín" khi đi học về.Trẻ thành phố đang mất dần tình cảm hàng xóm và các em sẽ không biết thế nào
là khi tối lửa tắt đèn có nhau Tình trạng này xẩy ra nhiều ở thành phố vì các bậccha mẹ đi làm không có thời gian để chăm sóc con cái và với suy nghĩ là ở trongnhà con cái mình sẽ được an toàn nên các bậc làm cha làm mẹ đã vô tình cướp
đi quyền được giao lưu với thế giới bên ngoài của trẻ
Sự vô cảm, thờ ơ của trẻ với làng xóm cũng dễ dẫn đến nét nhân cách xấu,lớn lên trẻ cũng dần quen với việc "đèn nhà ai nhà nấy tỏ", không quan tâm đến
sự giúp đỡ mọi người, tương trợ lẫn nhau
Ngay từ lúc còn nhỏ, trong môi trường hẹp (bố mẹ, anh chị em trong giađình, bạn bè, hàng xóm) là điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến nhâncách trong những năm đầu đời, điều này sẽ tác động đến cách nghĩ, đến kỹ năngcũng như trong cung cách giao tiếp ứng xử Và nếu như các bậc cha mẹ khônggiáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương xóm giềng thì hậu quả là trẻ em sẽ sốnglạnh nhạt, vô cảm, thờ ơ thiếu tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau, hình thành cáitôi cá nhân, vị kỉ với người xung quanh Đối với nhà trường không chỉ ở lýthuyết khô khan về văn hoá ứng xử mà cần trang bị cho các em học sinh những
kỹ năng ứng xử một cách tự giác, cần phải làm cho các em hiểu được và biếtcách chia sẻ với những người xung quanh, điều đó mới là quan trọng
3.3 Sao nhãng về giáo dục.
22
Trang 27Theo UNESCO năm 2005 VN có khoảng 1 triệu trẻ em không đếntrường
Theo thống kê báo Lao động năm 2008, 6 tỉnh miền trung có 18.000 họcsinh bỏ học
Theo thống kê của Việt báo.vn 4/2008, 15 tỉnh phía Bắc có 40.000 họcsinh phải bỏ học
Hiện có hàng triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở khôngđến trường, lưu ban và bỏ học vì nhiều lý do: nghèo, nhận thức của cha mẹ vàgia đình về giá trị và nhu cầu học tập của con em trong thời buổi kinh tế thịtrường chưa cao, (theo Vấn đề lao động trẻ em, Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia, 1997, Vũ Ngọc Bình)
Hiện tại Việt Nam có 1,2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có45.000 lao động trẻ em, 126.309 trẻ em sống xa gia đình, 16.000 trẻ em đườngphố và 14.000 trẻ vi phạm pháp luật Và hầu hết trẻ em này đều không được đếntrường (www.baomoi.com)
10/100 học sinh được hỏi trả lời rằng: không bao giờ được bố mẹ tròchuyện cùng 35/100 học sinh khẳng định không bao giờ được cùng chơi thểthao hoặc giải trí với bố mẹ
Đây là kết quả khảo sát của Báo Pháp Luật TP.HCM trên 100 học sinh lứatuổi từ 12 đến 18 của hai trường THCS Bạch Đằng (quận 3) và THPT Lê QuýĐôn (quận 3), TP.HCM
Có thể thấy, nhiều trẻ mới lớn đang hết sức lạc lõng vì sự quan tâm chưađúng cách của cha mẹ Nhiều phụ huynh quá lo lắng về các nguy cơ có thể xảy
ra với con nên bảo vệ chúng như giữ gìn trứng mỏng
Có những phụ huynh lại quá kỳ vọng vào con nên luôn “lái” con theo hướng
23
Trang 28mình đã định ra Vô tình cha mẹ đã tạo nên một áp lực lớn đè nặng suốt thờiniên thiếu của trẻ
Nếu như tình trạng sao nhãng về giáo dục ở thành phố là sự không quantâm đến tâm tư tình cảm của trẻ thì tình trạng này ở nông thôn là trẻ em phải bỏhọc để đi làm sớm phụ giúp gia đình Quyền được đi học của các em khôngđược thực hiện bởi nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền…cùng bố mẹ
Về việc thực hiện các chính sách để phòng chống và ngăn chặn về tìnhtrạng bạo lực gia đình chưa được thực hiện triệt để Người dân mới chỉ “nghenói” về Luật phòng chống gia đình trên ti vi chứ chưa thực sự hiểu quyền vàtrách nhiệm của mình thế nào với những hành vi mình gây ra Đây là một trongnhững lý do làm cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng
Có một điều cần lưu ý nữa là khái niệm về sao nhãng trẻ em còn đượchiểu rất mơ hồ Xét những hành vi cụ thể thì ta có thể thấy được tình trạng cụthể của vấn đề này nhưng khi đưa ra phân tích nó thì không dễ gì cắt nghĩa và cónhững việc làm của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái mình có được xếpvào sao nhãng không chăm sóc con cái cũng đang là một vấn đề nan giải
Một điều đáng nói trong tình trạng bạo lực gia đình là trẻ em là đối tượng
dễ bị tổn thương nhất nhưng đây cũng chính là đối tượng bị bạo lực với số lượng
24
Trang 29lớn với nhiều hình thức không chỉ về mặt thể chất mà trẻ em còn bị bạo hành vềmặt tinh thần Đây lại là hình thức bạo hành để lại hậu quả rất nặng nề trong sựphát triển và hình thành nhân cách của trẻ.
Có những trẻ sau này trưởng thành lại là người bạo hành đối với ngườikhác bởi những ám ảnh trong quá khứ khi bị chứng kiến cảnh bạo hành của bốđối với mẹ
Với những trẻ bị sao nhãng không nhận được sự chăm sóc từ bố mẹ, khicòn nhỏ trẻ không cảm nhận được sự yêu thương của gia đình trẻ dễ bị trầmcảm, có những trẻ có thể mắc bệnh tự kỷ vì thiếu đi tình cảm gia đình Đây lànhững hậu quả đáng tiếc mà trẻ phải gánh chịu cho những hành động của ngườilớn mang lại Trẻ em trở thành nạn nhân đáng thương nhất trong bạo hành giađình Người ta từng ví trẻ em sống trong những gia đình như những chiếc câyđược trồng lên nhưng thiếu di sự chăm sóc và thiếu đi ánh nắng Mặt Trời để sinhtrưởng và phát triển
25
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC SAO NHÃNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TỚI LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC
1.THỰC TRẠNG BẠO LỰC SAO NHÃNG VỚI LỨA TUỔI HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT ÂN THI
Để thấy được thực trạng này ở học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên
300 học sinh ở trường THPT Ân Thi theo mẫu phiếu sau trong khoảng thời gian6/12/2020 đến 26/12/2020 (khoảng thời gian vẫn học trực tiếp, chưa bị ảnh hưởng bởidịch Covid -19)
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH THPT VỀ THỰC TRẠNG BẠO LỰC
SAO NHÃNG
Để nghiên cứu về thực trạng học sinh bị bạo lực sao nhãng, chúng tôi nhờbạn đóng góp ý kiến của mình qua việc trả lời các câu hỏi sau đây Ý kiến củabạn rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi Rất mong sự hợptác của bạn! Xin Chân thành cảm ơn
I PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1 Họ và tên: (Bạn có thể công khai hoặc không công khai)
2 Giới tính: Nam Nữ
3 Học sinh lớp : …… Trường
II PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT
Câu 1: Bố mẹ (người chăm sóc) có chuẩn bị bữa ăn sáng cho bạn không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
26
Trang 31Cho tiền để bạn thích ăn gì thì ăn
Câu 2: Mỗi năm bạn được bố mẹ (người chăm sóc) mua cho mấy bộ quần
áo mới?
Nếu ngắn và chật sẽ được mua ngay, đủ để thay đổi
Mua vào các dịp đặc biệt (tết, đầu năm học mới, sinh nhật…)
Một bộ
Chỉ khi bạn đòi mua vì không đủ quần áo mặc mới mua cho
Không mua, ai cho bộ nào thì mặc
Câu 3: Khi bạn bị ốm, bố mẹ (người chăm sóc) bạn quan tâm như thế nào?
Rất sốt sắng
Cho rằng chỉ cảm cúm thông thường không cần uống thuốc
Đổ lỗi bạn không giữ gìn sức khỏe
Không quan tâm
Câu 4: Bố mẹ có thường xuyên nhắc nhở bạn giữ gìn sức khỏe không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Câu 5: Khi bạn bỏ bữa, bố mẹ bạn ứng xử như thế nào?
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao không muốn ăn
27
Trang 32Khuyên nhủ con cố ăn để giữ sức khỏe
Cho rằng khi nào đói sẽ phải tự đòi ăn thôi
Coi đó là chuyện bình thường
Khác:
Câu 6: Khi bạn gặp chuyện buồn, bố mẹ bạn ứng xử như thế nào?
Hỏi han, chia sẻ
Mắng chửi, đỗ lỗi cho bạn dù chưa biết chuyện gì xảy ra
Không quan tâm
Coi đó là chuyện bình thường
Không bao giờ
Câu 8: Bố mẹ có đồng ý cho bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc các lớp học kĩ năng sống không?
Cho tham gia tất cả các hoạt động nếu thấy có ý nghĩa
Thỉnh thoảng
28
Trang 33Cho bạn tự đăng kí tham gia nếu thích
Câu 11: Bố mẹ có quan tâm đến việc học của bạn ở trường không?
Thường xuyên hỏi thăm về tình hình học tập của bạn
Thỉnh thoảng
Chỉ hỏi khi nhà trường có thông báo về kết quả học tập
Không bao giờ hỏi
Câu 12: Khi kết quả học tập của bạn bị giảm sút, bố mẹ bạn có thái độ như thế nào?
Thờ ơ
Nhắc nhở qua loa vài câu
Tìm nguyên nhân, khuyên nhủ bạn cố gắng
Khác
Một số hình ảnh của cuộc khảo sát:
29
Trang 34Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
30
Trang 35Hình ảnh 3
Ngoài việc khảo sát bằng phiếu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 bạn có kếtquả học tập, hạnh kiểm từ cao nhất đến thấp nhất Chúng tôi cũng phỏng vấn tạitrường trường 4 thầy cô chủ nhiệm ở những lớp có học sinh cá biệt Chúng tôi cònphỏng vấn một số phụ huynh thường xuyên đợi đón con ở cổng trường và một sốphụ huynh có công việc bận rộn về vấn đề chăm sóc con cái Từ đó thu được kếtquả như sau:
Theo các tiêu chí đánh giá về nạn nhân của bạo lực gia đình thì tất cả 300bạn học sinh (100%) đều là nạn nhân của bạo lực gia đình từ mức độ nhẹ đếnnặng nhất là bỏ mặc không quan tâm Tất cả đều thừa nhận ít nhất một lần mìnhcảm thấy ấm ức vì bố mẹ ít quan tâm, chăm sóc chưa chu đáo Qua cuộc khảosát của mình chúng tôi thu nhận được những kết quả như sau: