1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ giai đoạn hậu covid 19

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ giai đoạn hậu Covid-19
Tác giả Đỗ Phương Linh, Lương Thị Ngọc Mai, Nguyễn Ngọc Phúc, Nguyễn Đức Hoàng, Nguyễn Tú Anh
Người hướng dẫn Ngô Thị Như
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tàiToàn thế giới vừa phải trải qua đại dịch COVID 19, và mọi người, đặc biệt là giới trẻ đã và đang phải đối mặt với những biến động về sức khỏe tinh thần do những thay đổi

Trang 1

Học viện Ngoại giao

Lớp KDQT - 49 - Nhóm 2

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA GIỚI TRẺ GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19 Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Như

Hà Nội, ngày tháng 8 12 năm 2022

oOo

Trang 2

Thành viên tham gia:

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2

1.1.Lịch sử nghiên cứu: 2

1.2.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.Các định nghĩa 4

2.1.1.Sức khỏe tinh thần 4

2.1.2.Các yếu tố sản xuất 4

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ĐỀ TÀI 5

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ hậu 5

3.2.Đánh giá tác động của yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ giai đoạn hậu Covid-19 11

3.2.1.Tích cực 11

3.2.2.Tiêu cực 11

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 12

4.1 Đối với cá nhân 12

4.2.Đối với xã hội 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC THAM KHẢO 0

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Toàn thế giới vừa phải trải qua đại dịch COVID 19, và mọi người, đặc biệt là giới trẻ đã và đang phải đối mặt với những biến động về sức khỏe tinh thần do những thay đổi trong đời sống thường nhật.

Nhiều thanh niên có thể tự mình cải thiện được sức khỏe tinh thần thông qua những hoạt động lành mạnh phát triển bản thân Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những người trẻ đang gặp khó khăn trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng sức khỏe tinh thần? Việc sức khỏe tinh thần giảm sút có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của người trẻ hậu COVID 19? Có những cách giải quyết nào cho vấn đề này? Liệu là trách nhiệm của ai để khắc phục vấn đề sức khỏe tinh thần giới trẻ? Do đó, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này là để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ hậu Covid-19; mức độ ảnh hưởng của nó và cách khắc phục tối ưu nhất cho các vấn đề này.

2 Lịch sử nghiên cứu:

Công trình nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam” của UNICEF đã đề cập đến mức độ và tính phổ biến của các vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội ở Việt Nam nói chung và của thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó, công trình cũng đề cập đến các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ của các vấn đề sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội ở trẻ em và thanh niên ở Việt Nam Báo cáo nghiên cứu đã chỉ rõ những vấn đề tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng to lớn lên đời sống vật chất và tinh thần của thanh thiếu niên Việt Nam từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên Việt Nam Những vấn đề tâm lý mới này vẫn chưa được nghiên cứu sâu trong nghiên cứu trên của UNICEF

Trang 5

Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên do Covid-19 gây ra, để làm rõ các yếu tố đó chúng tôi tham khảo “New CDC data illuminate youth mental health threats during the COVID-19 pandemic” Bản báo cáo đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng của đại dịch nên sức khoẻ tinh thần của thanh thiếu niên ở nhiều phương diện khác nhau và với những vấn đề khác nhau Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng nêu ra tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng các yếu tố đối với thanh thiếu niên Tuy nhiên, báo cáo này do nghiên cứu ở trên phạm vi toàn thế giới nên phạm vi rộng, chưa có tính đặc trưng cụ thể của thanh thiếu niên Việt Nam do tác động của dịch bệnh Covid-19 cùng những ảnh hưởng đi kèm của nó ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia là khác nhau Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu để làm rõ hơn nữa những điều mà thanh thiếu niên Việt Nam đang gặp phải về mặt tinh thần do Covid-19 gây ra, chúng tôi đã sử dụng bảng khảo sát và thực hiện khảo sát đối với các đối tượng từ 15 đến 27 tuổi Qua khảo sát chúng tôi đã bổ sung thêm các vấn đề tâm lý cụ thể mà giới trẻ đang gặp phải sau đại dịch Covid-19 và các yếu tố tác động khác khiến vấn đề tâm lý của giới trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Những ảnh hưởng này của Covid-19 đã để lại rất nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần, tâm lý của thanh thiếu niên Thanh thiếu niên gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn, và các vấn đề này có chiều hướng nghiêm trọng hơn Những vấn đề về mặt tinh thần và những biểu hiện mà thanh thiếu niên gặp phải đã được làm rõ tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Đại dịch Covid-19: Những vấn đề đặt ra với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức vào tháng 10/2022 Các báo cáo viên đã chỉ ra các thách thách thức tâm lý mà giới trẻ, đặc biệt là đối tượng sinh viên đang gặp phải sau khoảng thời gian chống chọi với đại dịch Covid-19 Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã phân tích các rối loạn tâm lý của sinh viên hiện nay Bên cạnh đó trong bài báo “1/5 số trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần” được đăng tải tháng

Trang 6

11/2022 trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống kê và phân tích về tình trạng sức khỏe tâm thần đáng báo động của giới trẻ Việt Nam do đại dịch Covid-19 gây ra Ngoài ra, trong bản báo cáo “Tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình trạng sức khỏe tâm thần kém ở trẻ em và thanh thiếu niên, “bề nổi của tảng băng chìm”” do UNICEF công bố đã nhận định rằng những tác động của Covid-19 nên sức khoẻ tinh thần của thanh thiếu niên là vô cùng nghiêm trọng và để lại những tác động to lớn về mặt tinh thần, gây ra nhiều vấn đề tâm thần đối với giới trẻ lên rất nhiều phương diện khác như xã hội, kinh tế, Nhóm nghiên cứu nhận thấy những điều này cũng đã được củng cố thêm qua những phân tích trong bài báo “Đại dịch COVID-19 chất chồng thêm khó khăn với giới trẻ châu Á” của tác giả Ngọc Hà trên trang báo Vietnamplus

Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu cho rằng việc đề ra những khuyến nghị, biện pháp để cải thiện tình trạng này là vô cùng cần thiết và cấp bách Để có thể khắc phục những vấn đề tâm lý mà thanh thiếu niên đang gặp phải, nhóm nghiên cứu cho rằng cần cải thiện trong chính cuộc sống sinh hoạt của thanh thiếu niên Bài phân tích “Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần” trên Sở Y tế - Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn đã đề ra một số cách để cải thiện đời sống tinh thần thông qua các hoạt động thể chất, hoạt động xã hội, Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cho rằng cần đầu tư vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, cần có sự đầu tư của Chính phủ và sự hỗ trợ từ Cộng đồng Báo cáo “Tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình trạng sức khỏe tâm thần kém ở trẻ em và thanh thiếu niên, “bề nổi của tảng băng chìm”” của UNICEF đã có một số phân tích về vai trò của Chính phủ và Cộng đồng trong vấn đề này

3 Mục tiêu của đề tài

Trang 7

Nâng cao nhận thức của giới trẻ về tầm ảnh hưởng của sức khỏe tinh thần giai đoạn hậu COVID 19 đến chất lượng cuộc sống, từ đó đưa ra những giải pháp tích cực để cải thiện những vấn đề ấy.

4 Đối tượng nghiên cứu

Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ hậu Covid-19

5 Khách thể nghiên cứu

Người có độ tuổi từ 16-25 tuổi đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội

6 Phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát Chọn mẫu ngẫu nhiên cho khảo sát

Số lượng mẫu: 200 mẫu

Các mẫu được lấy bất kì tại 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện trên địa bàn Hà Nội và với độ tuổi từ 16-25 tuổi

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các định nghĩa

1.1.1 Sức khỏe tinh thần

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng.

1.1.2 Các yếu tố sản xuất

Theo UNESCO, “người trẻ” nên được hiểu là những người thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến sự độc lập của người lớn và nhận thức về sự tương thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) giữa các thành viên trong một

Trang 8

cộng đồng Theo báo cáo vào năm 2020, những người thuộc độ tuổi từ 15-24 được coi là giới trẻ

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỀ TÀI 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ hậu Covid-19

2.1.1 Sức khỏe thể chất

Sức khỏe tinh thần và thể chất có liên hệ rất chặt chẽ với nhau Có nhiều mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và tình trạng thể chất tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của con người Những người có tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng có nguy cơ cao đã trải qua các tình trạng thể chất xấu Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe thể chất hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần Người bệnh với thể chất yếu trong giai đoạn hậu COVID-19 có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung.

Theo tiến sĩ Janet Diaz (Trưởng nhóm quản lý lâm sàng tại WHO), bệnh nhân mắc COVID biểu hiện nặng và phải nằm điều trị hồi sức tích cực thì hậu COVID có nguy cơ cao mắc di chứng “Sương mù não” – tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, tâm trạng thất thường và thiếu tập trung.

Trang 9

Biểu đồ 1: Khảo sát ảnh hưởng của sức khỏe thể chất lên sức khỏe tinh thần hậu Covid-19 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm

2.1.2 Tài chính

Sự bùng phát của Covid19 đã tác động đáng kể đến tài chính của cá nhân hay các hộ gia đình Đối với những thanh thiếu niên đã có công việc ổn định cũng mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để trang trải cho bản thân trong thời kỳ dịch bệnh do giãn cách xã hội và không thể đi làm trực tiếp Còn đối với những cá nhân trẻ còn phụ thuộc vào tài chính của gia đình, việc bố mẹ hay người thân không thể tiếp tục công việc thường ngày cũng ảnh hưởng đến bức tranh tài chính của cả hộ gia đình, qua đó nhu cầu cá nhân của giới trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng

Biều đồ 2: Số người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính quý IV 2021 và quý I 2022 Nguồn: Tổng cục thống kê

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine (Mỹ) cũng cho thấy: Những căng thẳng về tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh

vào tháng 2/2022 Cụ thể, căng thẳng về mặt tài chính càng lớn thì rủi ro về mặt sức khỏe tinh thần càng cao Chủ yếu những vấn đề này được ghi nhận từ những cá nhân chưa kết hôn hay có thu nhập thấp.

Trang 10

2.1.3 Tương tác xã hội

Trong bài báo: “5 Bài học về Sức khỏe tinh thần trong thời kỳ giãn cách xã hội vì COVID 19” của tạp chí ELLE đã nêu ra những khẳng định rằng:

Môi trường xung quanh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần.

Sức khỏe tinh thần luôn thay đổi

Bất kì ai cũng có thể gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần (đặc biệt là thế hệ trẻ)

⇒ Qua đây chúng ta có thể thấy được mối quan hệ mật thiết cũng như những ảnh hưởng nghiêm trọng của yếu tố tương tác xã hội đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ.

Thực tiễn về vấn đề giãn cách xã hội:

Các bạn trẻ không được tiếp xúc trực tiếp với đồng nghiệp, bạn bè, thầy cô, gia đình, trong thời gian dài.

→ Điều trên dẫn đến vấn đề khó thích nghi và mất hứng thú trong công việc cũng như việc học tập của các bạn trẻ.

Theo kết quả ban đầu từ một cuộc khảo sát quốc tế về trẻ em và người trưởng thành ở 21 quốc gia được thực hiện bởi UNICEF và Gallup – đơn vị được đề cập trong Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới năm 2021, trung bình cứ 5 người trong độ tuổi từ 15-24 được khảo sát thì có 1 người cho biết họ cảm thấy chán nản hoặc hầu như không có hứng thú làm bất cứ việc gì

→ Không chỉ dừng lại ở đó nó còn gây nên sự thiếu tương tác, cô lập xã hội ở người trẻ và khởi phát nhiều bệnh liên quan đến tâm lý khác.

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian

Trang 11

qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên mà xuất phát là từ vấn đề làm việc online và giãn cách xã hội trong thời gian dài.

Mọi người chỉ được giao tiếp với bên ngoài bằng các thiết bị điện tử và nắm bắt thông tin qua phương tiện truyền thông.

→ Việc giao tiếp qua các thiết bị điện tử hay trao đổi nắm bắt thông tin qua các phương tiện truyền thông không thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp cũng như thông tin của các bạn trẻ Từ đó gây ra những bức bối trong tâm lý.

Theo khảo sát, có đến 68,7% các bạn trẻ trong độ tuổi từ 15-24 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự thay đổi trong việc tương tác với các mối quan hệ xã hội.

Chính sách giãn cách toàn xã hội của nhà nước khiến các bạn trẻ bị bó buộc trong bốn bức tường.

→ Ở độ tuổi này, các bạn trẻ rất dễ gặp phải những vấn đề tâm lý như: Cảm thấy lo lắng, sợ hãi hoặc thậm chí tê liệt thần kinh.

Cảm thấy nóng nảy, khó ngủ, dễ gặp ác mộng khi ngủ Khoảng chú ý ngắn, dễ mất tập trung.

Thay đổi cảm giác thèm ăn, sức chịu đựng và mức độ hoạt động của não bộ.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần mãn tính tồi tệ hơn.

Nhiều khu vực có dịch bệnh bị phong tỏa và việc tiếp nhận những thông tin về dịch bệnh:

→ Tâm lý bị ảnh hưởng tiêu cực do các thông tin về những ca bệnh trong khu vực Từ đó dễ gây nên cảm giác bồn chồn, lo lắng dần dẫn đến những chứng bệnh tâm lý ở người trẻ.

Trang thông tin điện tử hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh rằng “Cách ly tại nhà, chờ đợi tiêm vắc-xin khiến không ít người khó chịu, căng thẳng kéo dài dẫn đến trầm cảm, suy sụp tinh thần Những phản ứng tiêu cực như thách thức, lăng mạ, đe dọa, xúc phạm, chống đối,

Trang 12

thậm chí hành hung lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ở chốt kiểm soát dịch bệnh có thể là biểu hiện liên quan đến những bất ổn về sức khỏe tinh thần.”

Cũng theo trang này, “Việc theo dõi liên tục các thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 và tiếp cận những tin xấu, độc có thể dẫn đến tâm trạng hoang mang, lo lắng Bên cạnh những tin chính thức được các cơ quan có trách nhiệm truyển tải qua các phương tiện truyền thông giúp người dân nắm được tình hình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì còn có những thông tin độc hại len lỏi vào từng gia đình và cá nhân thông qua mạng xã hội Những thông tin sai sự thật, số liệu và hình ảnh giả mạo được cắt ghép xuất hiện nhiều trên nhiều tài khoản mạng xã hội, lan truyền nhanh thu hút người đọc, gây hoang mang, lo lắng, bức xúc, tác động mạnh đến tâm lý người dân và nhận thức xã hội.”

2.1.4 Công việc, học tập

Do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 với những biện pháp giãn cách nghiêm ngặt, những tác động tiêu cực lên nền kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa => Dẫn đến nhiều người bị mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Sau khoảng thời gian này, dịch bệnh đã được kiểm soát, nền kinh tế dần hồi phục, nhu cầu lao động đã tăng trở lại nhưng chưa đạt được con số như trước khi dịch bùng phát => Nhiều người lao đao trong tìm kiếm việc làm Các bạn trẻ đặc biệt là đối tượng sinh viên với các công việc chủ yếu là part-time, phục vụ, nhân viên bán hàng,… thì do sự ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều cửa hàng đã bị đóng cửa => nhu cầu thuê tuyển không quá nhiều.

Tâm lý thất nghiệp, nghỉ việc trong thời gian dài do khi dãn cách khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy lo lắng về nguồn tài chính tương lai, cảm thấy trống vắng

Trang 13

Bắt đầu từ năm 2022, nhiều bạn đã quay trở lại công việc Tuy nhiên do khoảng thời gian dài nghỉ việc khiến các bạn khó hòa nhập lại môi trường làm việc dẫn đến một số căng thẳng, áp lực từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Về vấn đề học tập, do việc thay đổi phương thức học tập từ offline sang online gây ra một số ảnh hưởng như sau: việc thiếu tập trung trong lớp học, chất lượng học tập giảm sút, việc thiếu tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa các bạn trong lớp, nên sau khi học trở lại nhiều bạn gặp rào cản trong việc hòa nhập với bạn bè, thầy cô; khó bắt kịp với tiến độ học tập (khi chuyển từ off sang onl kế hoạch giảng dạy vẫn duy trì như kế hoạch, nhiều bạn khi học onl không học gì cả nên khi học off không hiểu gì hết) Từ đó dẫn tới một số vấn đề tâm lý như: lo âu, căng thẳng, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn cư xử, trầm cảm, Đặc biệt do trong khoảng thời gian dãn cách nhiều bạn chưa tận dụng được điều này để phát triển bản thân khiến cho khi đi học trở lại dễ bị peer-pressure Theo khảo sát của chúng tôi, những người được hỏi trong đối tượng còn đang đi học thì 60% cho biết chưa thật sự sẵn sàng trở lại trường học/ không muốn trở lại trường học và 35% cho biết họ gặp trở ngại, khó khăn khi trở lại trường học.

2.2 Đánh giá tác động của yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ giai đoạn hậu Covid-19

2.2.1 Tích cực

Giai đoạn Covid-19 cũng là khoảng thời gian để từng cá nhân có thể thay đổi được nhận thức về sức khỏe tinh thần của bản thân mình, sau quãng thời gian đầu bị ảnh hưởng đáng kể từ các yếu tố như sức khỏe thể chất, tài chính hay tương tác xã hội Bên cạnh đó, thanh thiếu niên cũng có thời gian để phát triển bản thân qua các hoạt động như đọc sách, tập thể dục, thiền, , qua đó gián tiếp cải thiện sức khỏe tinh thần.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w