1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ

154 27 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ
Tác giả Nguyễn Văn Trúc
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Huy Hoàng, PGS. TS Nguyễn Tân Ân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 538,44 KB

Nội dung

Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ

Trang 1

NGUYỄN VĂN TRÚC

TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH

VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

NGUYỄN VĂN TRÚC

TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH

VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp

Mã số: 9140111

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS LÊ HUY HOÀNG

2 PGS TS NGUYỄN TÂN ÂN

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi viết trong luận án này là do sự tìmhiểu và nghiên cứu của bản thân tôi Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ýtưởng của các tác giả đều có trích dẫn nguồn gốc cụ thể Luận án này cho đếnnay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ nào ởtrong nước cũng như ở nước ngoài, và cho đến nay chưa được công bố trênbất kỳ một phương tiện thông tin nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì cam đoan ở trên

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2022

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Trúc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên Khoa Sư phạm

Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà khoa học công tác tạiTrường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình chia sẻ và giúp đỡ tôi hoànthành khóa đào tạo tiến sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy của trường

Để hoàn thành được Luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Huy Hoàng, PGS.TS Nguyễn Tân Ân đã luônđộng viên, giúp đỡ, nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu chotôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp,gia đình, bạn bè và các cán bộ, GV và SV đang công tác và học tập tạiTrường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội,Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Huế, Trường ĐH Công nghệ Tp

Hồ Chí Minh,… đã hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án này

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận án này không tránh khỏinhững thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, cácnhà quản lý, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để tác giả có thểhoàn thiện nghiên cứu của mình

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2022

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Trúc MỤC LỤC

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC hình x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Giả thuyết khoa học 2

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Quá trình dạy học SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Những đóng góp mới của luận án 4

8 Kết cấu của luận án 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 6

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6

1.1.1 Một số nghiên cứu về động lực và tạo động lực làm việc 6

1.1.2 Một số nghiên cứu về tạo động lực học tập cho sinh viên 11

1.1.3 Một số nghiên cứu về tạo động lực học tập cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ 17

1.1.4 Một số nhận định chung 19

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 20

1.2.1 Động cơ học tập 20

1.2.2 Động lực học tập 21

Trang 6

1.2.3 Khái niệm tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối

ngành kỹ thuật, công nghệ 23

1.3 ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 24

1.3.1 Đặc điểm của sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ 24

1.3.2 Cấu trúc và biểu hiện động lực học tập của sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ 26

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ 29

1.4 TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 29

1.4.1 Đặc điểm dạy học khối ngành kỹ thuật, công nghệ 29

1.4.2 Cơ sở đề xuất biện pháp tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ 31

1.4.3 Chiến lược tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ: 40

Kết luận chương 1 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC HỌC TẬP VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 46

2.1 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 46

2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 46

2.1.2 Nội dung khảo sát 46

2.1.3 Khách thể và địa bàn nghiên cứu 46

2.1.4 Phương pháp và công cụ thực hiện 47

2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 51

2.2.1 Kết quả phân tích về động lực học tập của SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ 51

Trang 7

2.2.2 Kết quả phân tích về việc tạo động lực học tập trong dạy học cho

sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ 63

Kết luận chương 2 69

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ 70

3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP 70

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 70

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 71

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo 71

3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 71

3.2.1 Biện pháp 1 – Sử dụng việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch học tập để tạo động lực học tập cho sinh viên 71

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 74

3.2.2 Biện pháp 2 Sử dụng phần thưởng để tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên 75

3.2.3 Biện pháp 3 Sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự chủ động, tích cực của người học 77

3.2.4 Biện pháp 4 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu đổi mới sáng tạo cho SV gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp 80

3.3 KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 82

3.3.1 Mục đích 82

3.3.2 Đánh giá bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia 82

Trang 8

3.3.3 Đánh giá bằng phương pháp thực nghiệm 92

Kết luận chương 3 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 1.PL

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTĐT Chương trình đào tạo

ĐLHT Động lực học tậpPPDH Phương pháp dạy học

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Khái quát hoá động lực và nguyên tắc thiết kế 13

Bảng 2.1 Đặc điểm của SV 47

Bảng 2.2 Mức độ ĐLHT của SV 51

Bảng 2.3 ĐLHT của SV thể hiện qua nhận thức 52

Bảng 2.4 ĐLHT của SV thể hiện qua thái độ 53

Bảng 2.5 ĐLHT của SV thể hiện qua hành vi 54

Bảng 2.6 Đánh giá mức độ đáp ứng của các nhân tố tác động từ môi trường học tập 56

Bảng 2.7 Đánh giá mức độ đáp ứng của các nhân tố tác động từ điều kiện học tập 57

Bảng 2.8 Đánh giá mức độ đáp ứng của các nhân tố tác động từ chất lượng GV 58

Bảng 2.9 Đánh giá mức độ đáp ứng của các nhân tố tác động từ CTĐT 59

Bảng 2.10 Đánh giá mức độ đáp ứng của các nhân tố tác động từ công tác quản lí 60

Bảng 2.11 Đánh giá về tầm quan trọng của việc tạo ĐLHT cho SV 64

Bảng 2.12 Đánh giá về các biện pháp tạo ĐLHT cho SV 64

Bảng 2.13 Đánh giá các yếu tố thuận lợi trong việc tạo ĐLHT cho SV 66

Bảng 2.14 Đánh giá các yếu tố khó khăn trong việc tạo ĐLHT cho SV 67

Bảng 3.1 Tính cần thiết của biện pháp 1 84

Bảng 3.2 Tính cần thiết của biện pháp 2 84

Bảng 3.3 Tính cần thiết của biện pháp 3 84

Trang 11

Bảng 3.4 Tính cần thiết của biện pháp 4 85

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp điểm trung bình của tính cần thiết 85

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha về tính cần thiết của các biện pháp 86

Bảng 3.7 Kết quả phân tích EFA về tính cần thiết của các biện pháp 87

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp điểm trung bình của tính khả thi của các biện pháp 88

Bảng 3.9 Tính khả thi của biện pháp 1 89

Bảng 3.10 Tính khả thi của biện pháp 2 89

Bảng 3.11 Tính khả thi của biện pháp 3 89

Bảng 3.12 Tính khả thi của biện pháp 4 90

Bảng 3.13 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha về tính khả thi của các biện pháp 90

Bảng 3.14 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA về tính khả thi của các biện pháp 91

Bảng 3.15 Đánh giá chất lượng các kết quả minh họa cho biện pháp 92

Bảng 3.17 Thông tin số SV đạt điểm x i 93

Bảng 3.18 Thông tin số SV đạt điểm x i (tính theo %) 93

Bảng 3.19 Thông tin số SV đạt điểm x i trở lên (tính theo %) 93

Bảng 3.20 Thông tin về các thông số và giá trị kiểm định T-Test độc lập ở vòng 1 95

Bảng 3.21 Thông tin số SV đạt điểm x i 96

Bảng 3.22 Thông tin số SV đạt điểm x i (tính theo %) 96

Bảng 3.23 Thông tin số SV đạt điểm x i trở lên (tính theo %) 96

Trang 12

Bảng 3.24 Thông tin về các thông số và giá trị kiểm định T-Test độc lập ở

vòng 2 98

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Kết quả kiểm định T - Test về sự khác biệt ĐLHT giữa SV

có khu vực ở nông thôn và thành thị 62

Hình 2.2 Kết quả kiểm định T - Test về sự khác biệt ĐLHT giữa SV không và có làm thêm 62

Hình 2.3 Kết quả kiểm định T - Test về sự khác biệt ĐLHT giữa SV có và không có ngành học phù hợp với nguyện vọng 63

Hình 2.3 Tần suất sử dụng các biện pháp tạo ĐLHT cho SV 65

Hình 3.3 Đồ thị tần suất vòng 2 97

Hình 3.3 Đồ thị tần suất hội tụ tiến vòng 2 97

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những tác động to lớnđến các quốc gia trên mọi phương diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội, khiến cho các quốc gia trên thế giới phải có những thay đổi trong chiếnlược phát triển, chú trọng vào việc phát triển khoa học, kỹ thuật Đồng thời,điều này cũng đặt ra những đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao trên mọilĩnh vực, đặc biệt là những ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ

Đứng trước những thách thức này, các trường đại học nói chung và cáctrường đại học khối ngành kỹ thuật, công nghệ nói riêng cần phải có nhữngbiện pháp nâng cao chất lượng trên nhiều phương diện để góp phần tạo ranguồn nhân lực chất lượng cao – những người không chỉ giỏi chuyên môn màcòn có những kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc thực tế tốt Khi đó, sinhviên (SV) – những người chịu sự tác động trực tiếp của các biện pháp này sẽngày càng được nâng cao về chất lượng, trong đó, phần lớn sẽ được thể hiệnqua thành tích học tập của họ

Một trong những yếu tố được cho là có ảnh hưởng nhiều đến thành tíchhọc tập của SV là động lực học tập (ĐLHT) [33], [42], [81] ĐLHT đượcđánh giá là rất quan trọng đối với người học bởi nó chỉ đạo các hoạt động họctập, khuyến khích sự nhiệt tình học tập của người học ĐLHT không chỉ lànăng lượng thúc đẩy SV học tập mà còn là thứ định hướng hoạt động của SVhướng tới mục tiêu học tập Ba chức năng của động lực trong quá trình dạy vàhọc, đó là: (1) khuyến khích con người hành động; (2) động lực xác địnhphương hướng và hoạt động dạy và học phải được thực hiện phù hợp với việcxây dựng mục tiêu học tập; và (3) xác định những hành động nào phải đượcthực hiện hài hòa để đạt được mục tiêu đó

Trang 15

Chính vì vậy, các trường đại học kỹ thuật, công nghệ không chỉ cần cóbiện pháp thu hút SV mà còn phải có những biện pháp, chính sách nhằm tăngcường động lực, khơi dạy khát khao học tập của SV Trong hoạt động dạy vàhọc, điều quan trọng là làm thế nào để tạo điều kiện hoặc một quy trình hướngdẫn học sinh thực hiện hoạt động học tập Mỗi SV cần xác định động lực vàphương hướng rõ ràng trong học tập để có kết quả tốt trong nghiên cứu đổimới sáng tạo, ứng dụng hiệu quả để nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm,xây dựng thương hiệu Việt Nam phát triển bền vững.

Muốn làm được điều này, các trường phải có cơ sở lý luận được xâydựng có hệ thống về vấn đề tạo ĐLHT của SV Sau đó, tiến hành đánh giáthực trạng động lực và mức độ tác động của các nhân tố đó đến ĐLHT của

SV Trên cơ sở đó, các trường sẽ có căn cứ cả về lý luận và thực tiễn nhằmxây dựng các biện pháp, chính sách tăng cường ĐLHT cho SV

Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo ở các trường đại học khối ngành kỹ thuật, công nghệ ở Việt

Nam, tác giả đã chọn đề tài: “Tạo ĐLHT trong dạy học cho SV khối ngành

kỹ thuật, công nghệ” để nghiên cứu trong luận án của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng động lực học tậpcho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ, thực trạng tạo động lực học tập trongdạy học cho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ, đề xuất các biện pháp tạođộng lực học tập cho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ trong quá trình dạyhọc các học phần, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV

3 Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được các yếu tố tác động đến ĐLHT của SV khối ngành

kỹ thuật, công nghệ, xây dựng và thực hiện được một số biện pháp thúc đẩyĐLHT trong dạy học đảm bảo các nguyên tắc khoa học để tác động trực tiếp

Trang 16

vào các thành phần của ĐLHT của SV trong quá trình đào tạo SV khối ngành

kỹ thuật, công nghệ thì sẽ thúc đẩy được ĐLHT của SV, góp phần nâng caochất lượng đào tạo SV

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tạo động lực học tập cho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệtrong quá trình dạy học các học phần tại nhà trường

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu làm rõ những yếu tố tác động đến ĐLHT của SVkhối ngành kỹ thuật, công nghệ trong quá trình dạy học, một số biện pháp tạoĐLHT trong dạy học cho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ

- Đề tài khảo sát thực trạng từ tháng 1/2020 – 3/2022 đối với SV khốingành kỹ thuật, công nghệ ở một số trường kỹ thuật, công nghệ trong cả nước

- Tổ chức thực nghiệm tại trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nộihọc kì 1 năm học 2022 – 2023

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tạo động lực học tập trong dạy học cho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ

- Tổng quan các công bố trong và ngoài nước làm cơ sở xác định cácnội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài;

- Xây dựng cơ sở lý luận về việc tạo ĐLHT trong dạy học cho SV khốingành kỹ thuật, công nghệ dựa trên một số mô hình lý thuyết về tạo động lực ;các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo ĐLHT trong dạy học cho SV khối ngành

kỹ thuật, công nghệ

Trang 17

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về tạo động lực học tập trong dạy học cho

SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ

Khảo sát và đánh giá thực trạng về mức độ ĐLHT của SV khối ngành

kỹ thuật, công nghệ; thực trạng về vấn đề tạo ĐLHT trong dạy học cho SVkhối ngành kỹ thuật, công nghệ

5.3 Xây dựng biện pháp tạo động lực học tập trong dạy học cho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ

Xây dựng biện pháp tạo ĐLHT trong dạy học cho SV khối ngành kỹthuật, công nghệ dựa trên việc xác định các nguyên tắc khoa học; đồng thờikiểm nghiệm, đánh giá các biện pháp đó

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài lựa chọn sử dụng kếtf hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi;

- Phương pháp xử lý số liệu thống kê

7 Những đóng góp mới của luận án

- Bổ sung, làm rõ những khái niệm liên quan đến vấn đề tạo ĐLHT

trong dạy học cho SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ;

- Xác định được yếu tố tác động đến ĐLHT của SV khối ngành kỹthuật, công nghệ trong dạy học

- Đánh giá được thực trạng về mức độ ĐLHT của SV khối ngành kỹ

thuật, công nghệ; thực trạng về vấn đề tạo ĐLHT trong dạy học cho SV khốingành kỹ thuật, công nghệ Đây là cơ sở để đánh giá tính cấp thiết của việctạo ĐLHT trong dạy học cho SV cũng như là cơ sở đề xuất biện pháp tạoĐLHT cho SV trong quá trình dạy học

- Đề xuất một số biện pháp nhằm tạo và thúc đẩy ĐLHT cho SV khối

Trang 18

ngành kỹ thuât, công nghệ trong quá trình dạy học

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Một số nghiên cứu về động lực và tạo động lực làm việc

Trên thế giới, vào đầu thế kỷ 20, các công ty sản xuất và công nghiệpnặng vẫn là những người sử dụng lao động chủ yếu Chính bối cảnh này đãchứng kiến sự trỗi dậy của quản lý khoa học, nơi các quy trình sản xuất đượcxem xét với mục tiêu tối ưu hóa và hiệu quả Mặc dù bước đột phá này trongquản lý chủ yếu liên quan đến khía cạnh sản xuất của công việc người laođộng, nhưng nó đã có một tác động cơ bản đến chủ đề về động lực Dưới chế

độ quản lý khoa học, người lao động chỉ làm việc để được trả lương và họ sẽlàm càng ít càng tốt công việc của mình trong khi vẫn giữ được công việc đó.Tuy nhiên, bằng cách chia nhỏ công việc thành các quy trình nhỏ, dễ đolường, người lao động có thể được trả lương theo những gì anh ta sản xuất ra.Điều này sẽ làm tăng năng suất và hiệu suất vì bản thân người lao động sẽthấy được lợi ích khi làm việc chăm chỉ và sản xuất nhiều nhất có thể Vàokhoảng giữa thế kỷ này, các nhà tâm lý học và các học giả khác đang xem xétkhái niệm về động lực và cố gắng tìm ra điều gì đã thúc đẩy mọi người hànhđộng Hai lý thuyết chính đã được đưa ra về vấn đề này là lý thuyết bằng lòng

và lý thuyết kỳ vọng Lý thuyết bằng lòng cố gắng giải đáp tại sao nhu cầucủa con người thay đổi theo thời gian và điều gì thúc đẩy con người Theo lýthuyết chính này, các lý thuyết như phân cấp nhu cầu, lý thuyết hai yếu tố tạođộng lực bên trong và bên ngoài và lý thuyết X và Y, được công nhận lần lượtcho Maslow, Herzberg và McGregor Trong khi đó, lý thuyết kỳ vọng tuyên

Trang 20

bố rằng hành động của con người phụ thuộc vào mong muốn của kết quả vàhành động với kết quả mong muốn nhất sẽ được thực hiện Thay vì chỉ trả lờiđiều gì sẽ thúc đẩy, lý thuyết kỳ vọng cố gắng trả lời nó sẽ thúc đẩy baonhiêu Lý thuyết này phần lớn dựa trên công trình của Vroom với những bổsung sau đó của Lawler và Porter [51] Đây là những lý thuyết cơ bản ban đầulàm cơ sở nghiên cứu về động lực nói chung.

Tiếp nối, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và đưa ra một số các lýthuyết khác về động lực:

(1) Lý thuyết bản năng: được coi là gốc rễ cho tất cả các động lực vàđộng lực là để tồn tại cho rằng lập trình sinh học hoặc di truyền gây ra sự xuấthiện của động lực và tất cả con người đều có chung động lực [46];

(2) Lý thuyết khuyến khích: là một trong những lý thuyết chính vềđộng lực, minh họa mong muốn thúc đẩy các hành vi để làm giàu, có nghĩa làcon người được thúc đẩy để thực hiện các hành động vì mong muốn và mongmuốn bên trong, tuy nhiên vào những lúc khác, các hành vi lại được thực hiệnbởi mong muốn nhận được phần thưởng bên ngoài [47];

(3) Lý thuyết kích thích: minh họa mức độ háo hức hoặc kích thích tốiđa; trong đó, những người có mức độ kích thích tối ưu cao sẽ thực hiện cáchành vi nhiệt tình cao, có khả năng thực hiện những gì cần phải làm màkhông bị ảnh hưởng từ người khác hoặc hoàn cảnh [37]

Dựa trên những lý thuyết này, các nghiên cứu tiếp theo cũng đã chỉ ranhững kỹ thuật tạo động lực khác nhau đối với người lao động bởi trong bốicảnh cạnh tranh hiện nay, mọi tổ chức đều muốn đạt được lợi thế với sự tham giađóng góp tích cực của nhân viên Có một số kỹ thuật tạo động lực như sau:

(1) Đào tạo: đề cập đến hành động giảng dạy nhân viên, cung cấp kiến thức và kỹ năng phù hợp để nhân viên biết cách làm việc và nâng cao kỹ năng,khiến cho họ phù hợp với công việc cũng như phù hợp với tổ chức, từ đó thúc

Trang 21

đẩy họ đạt được mục tiêu chung của tổ chức cũng như của bản thân [44]

(2) Luân chuyển công việc: Sự linh hoạt của lực lượng lao động có thểđạt được bằng cách đào tạo chéo và được cải thiện thông qua luân chuyểncông việc [35] Sự luân chuyển công việc mang lại lợi ích cho cả người laođộng và quản lý trong tổ chức, trong đó, mang lại cơ hội học hỏi nhiều kỹnăng và triển vọng cho người lao động, loại bỏ mệt mỏi và tăng sự hài lòngtrong công việc và tinh thần [34]

(3) Sự thăng chức: Hầu hết nhân viên đều mong muốn được thăngchức, thường được đưa ra để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của nhân viên trong

tổ chức [57]

(4) Thành tích: Nhân viên được thúc đẩy ở mức độ cao hơn nhờ thànhtích, mang lại những mục tiêu thực tế nhưng đầy thách thức và cải thiện côngviệc; do đó, cần có phản hồi mạnh mẽ từ các quản lý cấp cao hơn trong tổchức về thành tích và tiến bộ [72]

(5) Điều kiện làm việc: Môi trường làm việc tốt và điều kiện làm việc tốt

có thể làm tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên và cam kết với tổ chứccủa nhân viên Vì vậy, các nhân viên sẽ cố gắng cống hiến hết sức mình để cóthể nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên [54]

(6) Sự đánh giá: Các tổ chức có nhiệm vụ đánh giá cao nhân viên theothời gian và cung cấp các hình thức phúc lợi khác như trả lương sẽ giúp tạođộng lực cho nhân viên [63]

(7) Đảm bảo công việc: Nếu nhân viên nhận thấy họ sẽ nhận được phầnthưởng cho công việc tốt và công việc của họ được đảm bảo, hiệu suất sẽ tựđộng tốt hơn [85] Vì vậy, sự hài lòng trong công việc là công cụ tạo động lực

có ảnh hưởng lớn nhất và giúp nhân viên thoát khỏi tình trạng căng thẳng vềtinh thần và cống hiến hết mình cho tổ chức, cuối cùng nó dẫn đến tối đa hóalợi nhuận [74]

Trang 22

(8) Sự công nhận: Phần thưởng và sự công nhận có thể thúc đẩy nhânviên làm việc Sự công nhận nâng cao mức độ năng suất và hiệu suất trongcông việc cho dù đó là lần đầu tiên thực hiện hay một hành động lặp lại trongcông việc theo hướng tiến bộ và cuối cùng củng cố hành vi của nhân viên [63].

(9) Cơ hội xã hội: cơ hội xã hội cho nhân viên được sử dụng để thúcđẩy mức độ động lực của họ vì hầu hết nhân viên đều có nhu cầu được đánhgiá cao và được thừa nhận Do đó, các tổ chức cần phải nhìn xa hơn cáckhuyến khích kinh tế truyền thống về cơ hội nghề nghiệp và tiền lương chocác yếu tố xã hội và lối sống khác bên ngoài nơi làm việc [51]

Động lực hoạt động như một chất xúc tác làm cho mỗi nhân viên làmviệc cho một tổ chức nâng cao hiệu suất làm việc của họ hoặc hoàn thànhnhiệm vụ theo cách tốt hơn nhiều so với những gì họ thường làm TheoSekhar và cộng sự, các kỹ thuật trên từ lâu đã được thừa nhận là một côngviệc nhân sự quan trọng với tiềm năng cải thiện động lực và hiệu suất củanhân viên, đồng thời cung cấp cho ban quản lý sự kiểm soát cần thiết để đạtđược các mục tiêu của tổ chức [74] Trong đó, mỗi kỹ thuật sẽ phù hợp vớitừng giai đoạn nghề nghiệp khác nhau của người lao động; vì vậy, nếu nhânviên được cung cấp kỹ thuật tạo động lực phù hợp vào đúng thời điểm, tinhthần và sự tự tin của họ sẽ tăng lên và có tác động tích cực trực tiếp đến hiệuquả hoạt động của cá nhân và tổ chức

Ở Việt Nam, từ những năm 1985, các nghiên cứu về nhu cầu, vai trò,động lực của người lao động đã được các nhà khoa học quan tâm Trên cơ sởnhững nghiên cứu đó, Lê Hữu Tầng đã chỉ ra những động lực của con người vàvai trò của chúng; từ đó, đề xuất các biện pháp để sử dụng động lực của conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển đất nước nhữngnăm đầu đổi mới [20] Vận dụng các lý thuyết về động lực và làm việc và tạođộng lực làm việc trên thế giới, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã

Trang 23

nghiên cứu về tạo động lực làm việc với các đối tượng người lao động khácnhau ở Việt Nam:

Đối với người lao động làm việc tại các cơ quan Nhà nước, khu vựccông: Lê Đình Lý đã hệ thống và chỉ ra những vấn đề lý luận về chính sáchtạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã như chính sách đào tạo và pháttriển, chính sách đánh giá hiệu quả công việc, chính sách khen thưởng và tiềnlương, chính sách cải thiện môi trường làm việc [15] Hoàng Thị Hồng Lộc vàNguyễn Quốc Nghi đã dựa trên tháp nhu cầu của Maslow để xây dựng mộtkhung lý thuyết về động lực làm việc cho cán bộ công chức, viên chức trongkhu vực Nhà nước ở Việt Nam [13] Tập trung vào đối tượng công chức ở các

cơ quan hành chính nhà nước, Nguyễn Thị Phương Lan đã đề xuất một hệthống các công cụ tạo động lực làm việc cụ thể như hoàn thiện công cụ tiềnlương, đánh giá kết quả thực thi công việc, hoàn thiện công cụ đào tạo bồidưỡng [10] Tương tự, khi nghiên cứu về người lao động tại các tập đoàn kinh

tế nhà nước ở Việt Nam, Phan Minh Đức cũng đã hệ thống các lý thuyết vềtạo động lực làm việc, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tạo độnglực như cải thiện môi trường làm việc; tìm kiếm cơ hội và nguồn tài chính đểtăng thu nhập; quan tâm đến an toàn lao động; tổ chức lại hình thức hoạt độngcủa công đoàn; xây dựng văn hóa doanh nghiệp; tạo cơ chế minh bạch trongthông tin và quản lý [6]

Đối với người lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,Trương Minh Đức đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tạo động lực đối vớingười lao động và nghiên cứu ứng dụng mô hình định lượng để đánh giá mức

độ tạo động lực làm việc cho nhân viên [5]

Trong lĩnh vực giáo dục, đối với đối tượng GV trong các trường đạihọc, Nguyễn Thị Thúy Dung đã chỉ ra các biểu hiện của động lực làm việccủa GV đại học trong nhà trường nói chung trên các khía cạnh: biểu hiện

Trang 24

chung, biểu hiện trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học; đồngthời, đã đề xuất ba nhóm biện pháp tạo động lực làm việc với 28 biện pháp cụthể như: nhóm các biện pháp tác động trực tiếp gồm chi trả lương và thưởng;chi trả phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ, đào tạo và bồi dưỡng GV; nhóm các biệnpháp tác động qua công việc như phân công công việc phù hợp, bồi dưỡngnhận thức GV, có tiêu chí đánh giá GV rõ ràng, hiệu quả; nhóm các biện pháptác động qua môi trường làm việc như cung cấp các điều kiện cơ sở vật chấttốt; xây dựng phong cách, văn hóa ứng xử đẹp,…[2], [3] Trong khi đó,Nguyễn Thị Xuân Lộc đề xuất một số biện pháp tạo động lực cho GV như:thiết lập mục tiêu làm việc hiệu quả cho GV để giúp họ hoàn thành tốt nhấtcông việc của mình; hoàn thiện quy trình đánh giá thực hiện công việc trởthành thước đo chính xác mức đóng góp của đội ngũ GV; đổi mới mạnh mẽhơn nữa công tác định hướng đào tạo, bồi dưỡng GV; có chính sách đột phátrong công tác cán bộ về các khâu quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và bố trí, sửdụng GV; trong khen thưởng, kỉ luật gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng;hoàn thiện chính sách trả lương gắn với kết quả thực hiện công việc, tiến tới

có chính sách trả lương theo vị trí việc làm; cải thiện, duy trì môi trường vàđiều kiện làm việc thuận lợi cho GV; mỗi GV phải luôn có nhận thức và hành

vi tích cực trong công việc [14] Đi sâu hơn về giải pháp chính sách, Mạc ThịViệt Hà đã chỉ ra những khía cạnh về chính sách có tác động đến động lựccủa giáo viên trung học cơ sở như lương, phụ cấp, phúc lợi, hoạt động bồidưỡng, điều kiện làm việc và việc đánh giá hiệu quả công việc; từ đó, đề xuấtcác giải pháp điều chỉnh chính sách về chế độ làm việc, chế độ lương, thưởng

và chế độ phát triển giáo viên [8]

1.1.2 Một số nghiên cứu về tạo động lực học tập cho sinh viên

Brophy, J đề xuất hai đặc điểm chính của các tình huống học tập tối ưuhóa động lực là: (1) sự kết hợp tối ưu và (2) nội dung/hoạt động mà SV nhận

Trang 25

thấy có liên quan hoặc có khả năng liên quan đến bản thân SV Đặc điểm thứnhất chỉ ra rằng, các mục tiêu học tập phải ở mức phù hợp với nhận thức củangười học cũng như động lực của họ; đồng thời, các hoạt động và lĩnh vựchọc tập phải phù hợp với những gì mà SV đã biết để kích thích khả năng của

họ Đặc điểm thứ hai mà Brophy đề cập đến là sự liên quan đến nhận thứcthật sự của các hoạt động/lĩnh vực học tập của người học Theo lý tưởng, một

SV sẽ xác định được hoạt động hoặc lĩnh vực học tập mà mình muốn, giốngnhư là khi họ biết được sở thích của mình, xác định được “cái này là dành chotôi” và “tôi muốn làm điều này” Điều này giải thích tại sao có những cá nhân

có thể đạt được thành tựu trong một số lĩnh vực học tập nhất định trong khimột số thì không [40] Từ đó, Brophy gợi ý các phương pháp thực hành (nộidung chương trình và các chiến lược giảng dạy) như sau:

- Dạy những gì cần biết (chương trình giảng dạy): chú trọng vào nhữngnội dung có liên quan đến SV và đời sống của họ ngoài trường học; thiết lậpcác mục tiêu đáng giá; truyền đạt giá trị nhận được của hoạt động này tới SV;

- Xây dựng các đánh giá học tập (hướng dẫn giảng dạy): nâng cao nhậnthức của SV về các mục đích động mà không chỉ giảng dạy để hiểu, ngoài radạy để nâng cao hiểu biết, đánh giá và ứng dụng vào cuộc sống; lập biểu đồhọc tập có động lực (cần hiểu được lĩnh vực học tập để đánh giá chúng); xâydựng các chiến lược nhận thức và kiểm soát siêu nhận thức; học tập văn hoá

xã hội và xã hội hoá, kết hợp các khía cạnh của nhận thức và động lực: môhình hoá (từ suy nghĩ đến thực hiện), huấn luyện (hướng dẫn và phản hồi),xây dựng (chuyển dần việc quản lý các bài tập động lực cho người mới)

Vào năm 2003, Pintrich đã làm nổi bật 3 quan điểm bao quát khi nghiêncứu động lực của Stokes (1997) gồm quan điểm của Bohr, quan điểm củaEdison, quan điểm của Pasteur và đặt ra bảy câu hỏi quan trọng, phân tích đểlàm cơ sở định hướng cho các nghiên cứu khoa học động lực khác trong hiệntại và tương lai, gồm có: (1) Sinh viên mong muốn điều gì? (2) Điều gì thúc

Trang 26

đẩy SV trong lớp học? (3) Sinh viên có được những gì họ muốn như thế nào?(4) Sinh viên có biết mình muốn gì hay điều gì thúc đẩy họ không? (5) Độnglực dẫn đến nhận thức và nhận thức dẫn đến động lực như thế nào? (6) Độnglực thay đổi và phát triển như thế nào? và (7) Vai trò của bối cảnh và văn hoáđối với động lực của SV là gì? Mỗi câu hỏi được đặt ra và phân tích trong bốicảnh nhận thức hiện nay và gợi ý các hướng đi tương lai cho ngành nghiên cứukhoa học động lực [69] Dựa vào 7 câu hỏi đó, tác giả cũng đã đưa ra cácnguyên tắc thiết kế bài giảng để tăng cường ĐLHT cho SV như bảng 1.1:

Bảng 1.1 Khái quát hoá động lực và nguyên tắc thiết kế

Khái quát hoá

- Thiết kế các bài tập để tạo cơ hội để thành công nhưngcũng đầy thách thức với SV

- Cung cấp các cơ hội để thực hành một số sự lựa chọn

- Trình bày và cùng tham gia nội dung hoạt động

Mức độ cao hơn - Cung cấp các bài tập, tài liệu và hoạt động liên quan

Trang 27

của giá trị

hữu ích cho SV, có thể cung cấp cho 1 vài cá nhân đặcbiệt các chương trình riêng

- Thảo luận trong lớp học để hiểu được tầm quan trọng

và sự hữu ích của bài tập và hoạt động

- Sử dụng các nhóm hợp tác để tạo cơ hội đạt được cả haimục tiêu xã hội và học thuật

- Thảo luận trong lớp học để nắm vững và hiểu về nộidung bài học và khóa học

- Sử dụng các bài tập, khen thưởng và các cấu trúc đánhgiá để nâng cao khả năng làm chủ, học tập, nỗ lực, tiến

bộ, và các tiêu chuẩn tự đề ra và ít dựa vào các tiêuchuẩn so sánh xã hội hoặc tiêu chuẩn định mức thamchiếu

Trong tâm lý học giáo dục, quá trình học tập cần có khả năng tạo rađộng lực bên trong của SV bằng cách liên kết lợi ích của SV và hỗ trợ pháttriển năng lực của họ Ngoài ra, để áp dụng mô hình học tập là tạo ra độnglực bên ngoài thì giáo viên phải cố gắng phát triển động cơ nội tại vì độnglực đó có thể tạo động lực lớn nhất cho sự phát triển tiềm năng của SVthành năng lực [53]

Trong một nghiên cứu khác, một số yếu tố có thể khuyến khích ĐLHTcủa SV như (1) ý nghĩa, (2) mô hình hóa, (3) giao tiếp cởi mở, (4) điều kiệntiên quyết, (5) tính mới, (6) thực hành/thực hành tích cực và có ý nghĩa, (7)phân chia bài tập, (8) giảm bớt sự ép buộc trong học tập một cách có hệ thống

và (9) điều kiện thuận lợi Trong đó, một trong những yếu tố có thể khuyến

Trang 28

khích ĐLHT của SV là tính mới [53].

Khi nghiên cứu các chiến lược tạo động lực cho SV trong môi trườnghọc tập trực tuyến, Beffa-Negrini và cộng sự đã trình bày hai mô hình độnglực được phát triển cho giáo dục truyền thống và đề xuất các cách mà hai môhình có thể được sử dụng trong khóa học trực tuyến gồm: giảm thiểu lo lắngcho người học; sử dụng các bài tập có tính thử thách phù hợp và đa dạng đểtăng tính tò mò và sự sáng tạo của người học [38]

Với chủ đề các yếu tố tác động đến ĐLHT của SV, Đỗ Hữu Tài, LâmThành Hiển, Nguyễn Thanh Lâm khi nghiên cứu với SV của Trường Đại họcLạc Hồng đã chỉ ra những nhân tố gồm những động lực bên ngoài và độnglực bên trong Trong đó, với động lực bên ngoài, môi trường học tập đượcđánh giá là yếu tố tác động lớn nhất; tiếp theo là nhân tố gia đình và bạn bè,các yếu tố xã hội; cuối cùng là khu vực sống Với động lực bên ngoài trong, ýchí và nhận thức của bản thân được xác định là hai nhân tố có tác động lớnnhất; tiếp đó là quan điểm sống Từ kết quả này, các tác giả cũng đã đề xuấtmột số gợi ý thúc đẩy ĐLHT của SV như cần phải nâng cao đạo đức và trình

độ chuyên môn của GV; nâng cao cơ sở vật chất và đổi mới chương trình đàotạo (CTĐT) [19]

Quan tâm đến hoạt động đánh giá ĐLHT cho người học, Đinh Thị KimThoa đã chỉ ra sự vận dụng tư tưởng của thuyết hành vi vào việc giáo dục vàdạy học trong nhà trường với mục đích tạo ĐLHT cho người học Theo đó,yếu tố nhu cầu của người học cần được coi trọng; yếu tố củng cố và trách phạt

là yếu tố quyết định sự thành công trong dạy học [21]

Theo Wardani và cộng sự, người dạy có thể sử dụng một số chiến lượctrong học tập để SV có ĐLHT bên trong, đó là: (1) liên kết mục tiêu học tậpvới mục tiêu của SV để mục tiêu học tập trở thành mục tiêu của SV hoặcgiống với mục tiêu của SV; (2) cho phép SV tự do mở rộng các hoạt động và

Trang 29

tài liệu học tập của họ trong khi họ vẫn ở trong ranh giới của các lĩnh vực họctập chính; (3) cung cấp đủ thời gian để SV phát triển các bài tập của mình và

sử dụng các tài nguyên học tập hiện có ở trường; (4) đôi khi trao giải thưởngcho công việc của SV; và (5) yêu cầu SV giải thích và đọc to các bài tập màcác em đã làm, nếu các em muốn [82]

Cũng xem xét ĐLHT theo cả hai loại động lực bên trong và động lựcbên ngoài, Nguyễn Thanh Tùng, Hoàng Thị Doan lại nhận định động lực bêntrong SV gồm hoàn thiện bản thân, nắm bắt và làm chủ kiến thức, khẳng địnhbản thân trong xã hội, nâng cao trình độ, mở rộng sự hiểu biết, thoả mãn niềmđam mê với nghề nghiệp đã chọn, thực hiện ước mơ của bản thân; động lựcbên ngoài gồm đáp ứng sự mong đợi của gia đình, có địa vị cao trong xã hội,được mọi người ngưỡng mộ, khen ngợi, có điểm số học tập tốt, không muốnthua kém bạn bè, có bằng cử nhân kinh tế [22]

Đối với SV khối ngành kinh tế, Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn TuấnKiệt đã cho thấy SV chịu chi phối bởi động lực quan hệ xã hội và động lựchoàn thiện tri thức; từ đó, các tác giả cũng chỉ ra những nhân tố tác động đếnĐLHT của SV theo thứ tự gồm hoạt động phong trào, chất lượng GV, CTĐT[16] Cũng với đối tượng SV ngành kinh tế, Cao Thị Cẩm Vân và cộng sự lạichỉ ra những nhân tố tác động đến ĐLHT của SV theo thứ tự là: đặc điểm SV,chất lượng GV, CTĐT, ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, điều kiệnhọc tập, môi trường học tập, công tác hỗ trợ SV Các tác giả cũng đưa ranhững khuyến nghị đối với từng nhân tố để góp phần thúc đẩy ĐLHT của SV[29]

Với đối tượng SV khối ngành Y, Nguyễn Trường An và cộng sự đã chỉ

ra nhiều nhân tố tác động đến ĐLHT của SV gồm môi trường học tập côngtác SV, hoạt động ngoài giờ, CTĐT hợp lý, điều kiện học tập, thời gian tựhọc Từ đó, các tác giả cũng cho rằng cần phải cải thiện môi trường, điều kiện

Trang 30

học tập cho SV, đổi mới CTĐT và nâng cao thời gian tự học để tăng ĐLHTcho SV [1].

Khi nghiên cứu về phương pháp tạo ĐLHT cho SV trong giờ học ngoạingữ, có một số biện pháp được đề xuất như giúp người học nâng cao nhậnthức được tầm quan trọng của môn học, GV đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) kết hợp với tạo không khí thân thiện, lựa chọn tài liệu học tập phùhợp của Mai Thị Loan [12]; sử dụng nguyên tắc mục tiêu SMART xác địnhmục tiêu của cả khóa học, sau đó phân tách thành các mục tiêu nhỏ cụ thể củaNguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự [17]

1.1.3 Một số nghiên cứu về tạo động lực học tập cho sinh viên khối ngành

buồn tẻ và họ cảm thấy không chuẩn bị đầy đủ cho phong cách học tập ở

trường đại học [36] Do đó, cần phải có những can thiệp sư phạm phù hợp đểtăng cường ĐLHT của SV [34]

Trong nghiên cứu về ĐLHT của SV kỹ thuật, Savage và cộng sự chorằng, một GV ngành kỹ thuật, công nghệ có thể xem xét tăng động lực của SV

bằng cách điều chỉnh các can thiệp sư phạm và nâng cao trải nghiệm học tập

của SV [73]

Với sự ứng dụng ngày càng tăng của công nghệ thực tế ảo, thực tế ảotăng cường trong giáo dục, Kaur và cộng sự cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụngcông nghệ AR tác động đáng kể đến ĐLHT của SV kỹ thuật trong khi thựchiện một nhiệm vụ cụ thể bởi công nghệ này có khả năng cung cấp các cáchthức sáng tạo và tương tác để học một khái niệm cụ thể, có lợi thế hơn các

Trang 31

phong cách dạy và học truyền thống trong môi trường lớp học [55].

Theo đánh giá của Makarova và cộng sự, việc sử dụng mô hình học tậpkết hợp có thể trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhằm gia tăngđộng lực giải quyết các vấn đề tồn tại trong giáo dục kỹ thuật, vì nó cho phép:(1) sử dụng thời gian hiệu quả hơn trong lớp học, tập trung vào các vấn đề mà

SV phải đối mặt, (2) xác định các SV đang gặp phải khó khăn, (3) chọn tàiliệu và bài tập tối ưu cho một nhóm cụ thể và một học sinh cụ thể, có tính đếnđặc điểm cá nhân và mức độ kiến thức cơ bản, (4) sử dụng các tiêu chí kháchquan khi đánh giá kiến thức của SV, (5) nâng cao động lực và chất lượng giáodục bằng cách triển khai các công nghệ giáo dục tiên tiến [64]

Kết quả nghiên cứu của Gero và cộng sự [49] khi nghiên cứu cách thứctăng ĐLHT cho SV kỹ thuật và kết quả nghiên cứu của Koh và cộng sự khikhảo sát ảnh hưởng của việc học tập dựa trên mô phỏng 3D đối với động lực vàhiệu suất của SV kỹ thuật đều chỉ ra rằng cần phải đáp ứng ba nhu cầu cơ bảncủa SV theo thuyết tự quyết để cải thiện động lực nội tại của họ [58] Ba nhucầu đó bao gồm: nhu cầu tự chủ - nhu cầu cảm thấy rằng hành vi của mộtngười không bị ép buộc đối với họ; nhu cầu về năng lực - nhu cầu cảm thấyrằng người đó có khả năng đáp ứng các mục tiêu đầy thách thức; nhu cầu về sựliên quan - nhu cầu được chấp nhận và là một phần của một nhóm [70], [71]

Khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ĐLHT của SV khoa Kỹthuật – Công nghệ ở Việt Nam, Lê Thị Mỹ Trang, Nguyễn Hoàng Giang và

Võ Văn Sĩ đã chỉ ra các nhân tố đó gồm cơ sở vật chất, khả năng phục vụ,hoạt động ngoại khóa, đội ngũ GV và hỗ trợ từ nhà trường Trong đó, cơ sởvật chất được đánh giá là nhân tố tác động mạnh nhất đến SV Từ kết quả này,các tác giả cũng đã đề xuất một số khuyến nghị đối với nhà trường nhằm tăngĐLHT của SV như đầu tư xây dựng thêm phòng thực hành với thiết bị hiệnđại, ký túc xá cho SV; tăng cường tổ chức có chất lượng các hoạt động ngoại

Trang 32

khóa cho SV; giải quyết các vấn đề của SV một cách nhanh chóng; nâng caotrình độ chuyên môn và phương pháp cho GV [26];

Trong dạy học kết hợp, xác định các yếu tố tác động đến việc họctrực tuyến của SV ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Đỗ Thanh Loan và Đỗ ThịHuyền cũng đã chỉ ra những yếu tố chỉnh gồm giáo viên, SV, PPDH, nội dungkhóa học và môi trường học tập Từ đó, các tác giả cũng kiến nghị những giảipháp tăng ĐLHT cho SV trên các phương diện: đổi mới PPDH theo hướngtích cực, chủ động học tập của người học, GV phải không ngừng học tập nângcao chuyên môn, đổi mới nội dung học tập để đáp ứng nhu cầu của xã hội,xây dựng môi trường học tập thân thiện với cơ sở vật chất hiện đại [11]

1.1.4 Một số nhận định chung

ĐLHT của người học là chủ đề đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thếgiới và một số nhà nghiên cứu trong nước quan tâm bởi nó ảnh hưởng lớn đếnthái độ và kết quả học tập của người học

Trên bình diện quốc tế, các nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứunhững mô hình lý thuyết về ĐLHT và mô hình tạo ĐLHT cho người học dựatrên những nền tảng lí thuyết về động lực của con người Các nghiên cứu đãtập trung đánh giá mối liên hệ giữa ĐLHT của SV và kết quả, thành tích họctập của họ để cho thấy vai trò, ý nghĩa của việc tạo động lực cho người học.Đồng thời, các nhà khoa học cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đếnĐLHT của SV; đề xuất một số định hướng chiến lược trong việc tạo ĐLHTcho người học cũng như đề xuất một số biện pháp cụ thể để tăng ĐLHT cho

SV như sử dụng các PPDH tích cực: lớp học đảo ngược, dạy học hợp tác kếthợp, sử dụng trò chơi trong dạy học hay tăng cường các yếu tố về phươngtiện dạy học

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ĐLHT của SV còn tương đối ít Trong đó,

đa số các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc đánh giá, xác định các yếu tố tác

Trang 33

động đến ĐLHT của những đối tượng SV cụ thể trong phạm vi hẹp như SV khốingành kinh tế, ngành y, dược hay kỹ thuật của một số trường Từ việc xác địnhcác yếu tố đó, các nghiên cứu mới chỉ đề xuất biện pháp tạo ĐLHT của SV trênphương diện quản lý với hàm ý về quản trị nói chung, rất ít nghiên cứu đề xuất

ra những biện pháp cụ thể và trên một nhóm đối tượng SV lớn

Từ việc nghiên cứu tổng quan, có thể thấy, để tăng ĐLHT của SV khốingành kỹ thuật, công nghệ đạt hiệu quả cần nghiên cứu vấn đề trên haiphương diện lí luận và thực tiễn mà các công trình khoa học trước đó chưa đềcập hoặc đề cập chưa có tính hệ thống Cụ thể:

- Trên cơ sở các công trình đã được nghiên cứu, cần tiếp tục nghiên cứu

bổ sung, làm rõ những khái niệm công cụ xung quanh việc tạo ĐLHT cho SVkhối ngành kỹ thuật, công nghệ; xác định các yếu tố, thành phần chính tạo vàthúc đẩy ĐLHT cho SV; xác định mô hình và chiến lược tạo ĐLHT cho SVthông qua hoạt động dạy học

- Nghiên cứu thực trạng động lực và tạo ĐLHT cho SV khối ngành kỹ

thuật, công nghệ; xác định các yếu tố tác động đến ĐLHT của SV; từ đó đưa

ra những đánh giá đúng đắn, khách quan về thực tiễn cũng như thấy được sựcần thiết của việc tạo ĐLHT cho SV

- Đề xuất các biện pháp phù hợp tạo ĐLHT của SV khối ngành kỹthuật, công nghệ trong dạy học, chỉ ra được mục tiêu, các nội dung và đưa rađược các cách thức triển khai các biện pháp đó trong thực tế một cách cụ thể.Các biện pháp này cần được xây dựng dựa trên việc xác định các nguyên tắckhoa học, đồng thời cần được thử nghiệm, đánh giá

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Trang 34

nguyên nhân trực tiếp của hành vi” [28].

Có rất nhiều khái niệm về động cơ học tập, trong nghiên cứu này, chúngtôi sử dụng khái niệm của Dương Thị Kim Oanh Trên cơ sở phân tích kháiniệm động cơ trong tâm lý học, Dương Thị Kim Oanh cho rằng, động cơ học

tập là “yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó” [18].

1.2.2 Động lực học tập

Động lực là một khái niệm lý thuyết được sử dụng để làm rõ hành vicủa con người Theo Murphy và Alexander [65], động lực là một yếu tố thúcđẩy, định hướng và duy trì hành động một cách liên tục Động lực được địnhnghĩa là quá trình bắt đầu, hướng dẫn và duy trì các hành vi hướng tới mụctiêu [45] Định nghĩa của Woolfolk và Margett (2012) về động lực là điềukiện bên trong khơi dậy, định hướng và duy trì hành vi; là yếu tố dẫn đếnhành vi và quyết định phương hướng, sự kiên trì của hành vi [84] Brophyđịnh nghĩa động lực là một khái niệm lý thuyết được sử dụng để giải thích sựkhởi đầu, phương hướng, sức mạnh và sự kiên trì của hành vi hướng tới mụctiêu [41] Như vậy, về cơ bản, các định nghĩa đều chỉ ra rằng động lực dẫn dắtcác cá nhân hành động để đạt được mục tiêu hoặc để đáp ứng nhu cầu hoặcmong đợi

Trong hoạt động học tập, động lực là các yếu tố hoặc quá trình ảnhhưởng đến sự khởi đầu, hướng đi, cường độ và sự bền bỉ của các hành vi liênquan đến việc tiếp thu và đạt được kiến thức trong môi trường học tập

Theo Timor và cộng sự, ĐLHT liên quan đến thành tích, đó là động lực

để làm chủ, vận dụng, điều chỉnh môi trường xã hội và vật chất, vượt quanhững trở ngại, duy trì chất lượng công việc cao, cạnh tranh và phấn đấu đểvượt qua những kết quả đã đạt được trước đây và vượt trội hơn những thành

Trang 35

tích mà người khác đã đạt được [77].

Theo Cao Thị Cẩm Vân và cộng sự, ĐLHT được hiểu là những nhân tốkích thích, thúc đẩy sự tích cực, hứng thú để người học đạt được kết quả họctập tốt hơn [30]

Như vây, có thể hiểu ĐLHT của SV là những yếu tố thúc đẩy các hoạt động học tập của SV theo hướng nâng cao trách nhiệm, tính tích cực, chủ động nhằm đạt được mục tiêu học tập ngày càng cao.

Sự khác biệt của động cơ và động lực ở chỗ, động cơ là yếu tố kíchthích trực tiếp đến hành vi của con người, thúc đẩy con người hoạt động; cònđộng lực là lý do dẫn dắt con người thực hiện hành vi đó Theo Đỗ Hữu Tài

và cộng sự, cấu trúc để phân biệt hai khái niệm này là tôi làm việc này bởi vì tôi muốn…(động cơ) nhằm/để…(động lực) [19].

- Cấu trúc của ĐLHT: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ĐLHT bao gồmđộng lực nội tại (động lực bên trong) và động lực bên ngoài [62]:

+ Động lực bên trong: mô tả một hoạt động được thực hiện chỉ vì sựhài lòng của bản thân mà không có bất kỳ sự tác động nào từ bên ngoài Thửthách, sự tò mò, khả năng kiểm soát và trí tưởng tượng là những yếu tố chínhkích hoạt động lực nội tại [70] Động lực nội tại có khả năng lan tỏa sự tíchcực và khiến kiến thức thu được có thể duy trì lâu dài [50]

+ Động lực bên ngoài: mô tả các hoạt động bên ngoài như khen thưởng,

ép buộc, và trừng phạt [50, 59]

Học tập là một quá trình phức tạp và động lực là nền tảng vững chắccủa quá trình này; do đó, cả động lực bên trong và bên ngoài đều cần thiếttrong quá trình học tập Động lực bên trong hoặc động lực bên ngoài, cả haiđều có những đặc điểm riêng để tạo động lực cho người học Vì vậy, SV phải

có động lực cao để đối mặt với thử thách, hiểu rõ quy trình và có khả năng ápdụng vào hoàn cảnh thực tế Động lực bên trong dẫn đến động lực bản thân

Trang 36

theo đuổi việc học trong khi động lực bên ngoài mang lại mục đích theo đuổiviệc học [61].

Động lực bên ngoài mang lại sức mạnh ý chí và sự gắn kết ở mức độcao nhưng nếu SV liên tục được thúc đẩy thông qua việc sử dụng các phầnthưởng hoặc lời khen ngợi từ bên ngoài thì SV có thể có thói quen chỉ biểudiễn để đạt được phần thưởng chứ không phải vì lợi ích cá nhân hay để nắmvững các kỹ năng hoặc kiến thức Động lực bên trong có lợi hơn vì nó thườngtồn tại lâu hơn Động lực bên ngoài có thể được chuyển hóa thành động lựcbên trong trong quá trình học tập [78]

1.2.3 Tạo động lực học tập trong dạy học cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ

Theo Lê Thanh Hà “tạo động lực là xây dựng và thực thi một hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản trị tác động đến người lao động khiến cho người lao động yêu thích và sáng tạo hơn trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất có thể đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể được giao” [7].

Trong khi đó, theo Argadinata, tạo động lực cho SV nghĩa là thúc đẩy

SV làm một việc gì đó hoặc muốn làm một việc gì đó trong hoạt động học tập

để nó trở thành thói quen và nhu cầu đạt được mục tiêu [32] Động lực tronghoạt động dạy và học là động lực tổng thể của sinh viên, có tác dụng khơidậy, đảm bảo tính liên tục và định hướng cho các hoạt động học tập nhằm đạtđược mục tiêu học tập của SV [82] Do đó, GV cần nỗ lực bồi dưỡng, độngviên SV học tập để thực hiện tốt hoạt động học tập GV được kỳ vọng sẽ nângcao chất lượng giảng dạy của GV, quản lý lớp học tốt và mang lại ĐLHT tối

ưu cho SV

Quá trình dạy học ở đại học là “quá trình tổ chức, điều khiển và tự tổchức, tự điều khiển của người dạy và người học” [9] Trong quá trình này, vớihoạt động dạy, giảng viên có chức năng điều khiển, tổ chức, lãnh đạo hoạt

Trang 37

động của SV, đảm bảo cho SV thực hiện đầy đủ, chất lượng những yêu cầuphù hợp với mục đích dạy học ở đại học Trong khi đó, SV vừa là đối tượngcủa hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động độc lập, tích cực, sáng tạonhằm chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng phục vụ nghề nghiệp tương lai.

Theo Nguyễn Thị Thúy Dung, tạo động lực học tập cho người học là hệthống những biện pháp của giáo viên tác động đến người học nhằm làm chongười học có ĐLHT [5]

Do đó, trên cơ sở các khái niệm đã có này cùng với khái niệm ĐLHT,

có thể hiểu tạo ĐLHT trong dạy học cho SV là việc người dạy xây dựng và

thực hiện một hệ thống các biện pháp cụ thể tác động đến SV để giúp cho SV nâng cao trách nhiệm, tính tích cực, chủ động trong học tập nhằm đạt được mục tiêu học tập ngày càng cao.

1.3 ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ

1.3.1 Đặc điểm của sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ

Kỹ thuật, công nghệ là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều ngành liênquan đến những lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ khác nhau đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển của một quốc gia Về cơ bản, các ngành này có một

số đặc điểm chung như sau:

- Là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để vận hành, khai thác,chế tạo và sản xuất các trang thiết bị, vật liệu, sản phẩm giúp cho việc giữ vaitrò ổn định và phát triển phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nôngnghiệp, thương mại dịch vụ, an ninh – quốc phòng, dân sinh, …

- Hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ đều cần đến các phươngpháp tính toán để đảm bảo tối ưu cho hệ thống trong quá trình xây dựng, sảnxuất và vận hành

- Hầu hết các chuyên ngành đều phải giải quyết các bài toán chi phí, sử

Trang 38

dụng hiệu quả nguồn lực, lập kế hoạch, cải tiến chuỗi cung ứng, dự báo vàhoạch định, kiểm soát và cải tiến chất lượng, đánh giá trình độ công nghệ, cậpnhật những công nghệ mới, …

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật để xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnthiết kế, thi công, vận hành các công trình kho học kỹ thuật và duy trì cáccông trình này hoạt động tốt

Như vậy, về cơ bản, môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp của SVkhối ngành kỹ thuật, công nghệ đều đòi hỏi làm việc với nhiều máy móc, thiết

bị hiện đại, luôn luôn cần phải không ngừng học hỏi để tiếp cận với các thànhtựu mới nhất của kỹ thuật, công nghệ Trong bối cảnh cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0, rất nhiều các nền tảng công nghệ mới ra đời thay thế sức lao độngcủa con người yêu cầu SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ phải đáp ứng đượcnhững yêu cầu cơ bản sau để có thể dễ dàng đáp ứng được công việc sau khi

ra trường và đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật:

- Yêu cầu về năng lực:

+ Phải có trình độ chuyên môn tốt: hiểu được các nguyên lý cơ bản, vậnhành được các hệ thống, thiết bị, phần mềm,… thuộc lĩnh vực ngành, nghềtương ứng

+ Có; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học và nghiên cứu, nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Có tư duy chặt chẽ, logic;

+ Có khả năng ghi nhớ tốt và khả năng làm việc linh hoạt

Trang 39

+ Có ý thức phấn đấu không ngừng học tập, phát triển chuyên môn.+ Khả năng chịu được áp lực cao khi học tập, làm việc.

Ngoài các yêu cầu về năng lực và phẩm chất, SV khối ngành kỹ thuật,công nghệ ở một số ngành đặc thù cũng còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu

về thể chất như thể lực tốt, phản ứng cảm giác/vận động nhanh, chính xác,…

Đối với hoạt động học tập, phương thức học của SV khối ngành kỹthuật, công nghệ thường có các hình thức sau: (1) Có thái độ học tập thụđộng, thường tập trung vào việc lập lại nội dung, có xu hướng học đối phó vớicác yêu cầu được đặt ra của học phần, chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập khí

GV yêu cầu và có xu hướng học thuộc lòng; (2) SV có thái độ học tập chủđộng, tích cực, cố gắng liên hệ kiến thức đang học với những kiến thức đã họctrước đó và thực tiễn; nghiên cứu các tài liệu học có tính nghiên cứu, phảnbiện, có mong muốn phát triển năng lực và kiến thức của bản thân; (3) SVhọc tập có chiến lược, quan tâm cả hoạt động kiểm tra, đánh giá bên cạnh nộidung học tập, học tập có mục đích, hiệu quả và đạt điểm số cao [27]

Chính từ đặc điểm này, ĐLHT rất quan trọng đối với SV khối ngành kỹthuật, công nghệ Động lực là sự khuyến khích bên trong của một người học

để đạt được thành tích học tập tối ưu; do đó, nó là một yếu tố quan trọngkhuyến khích người học tạo ra những công việc có ý nghĩa và nuôi dưỡngmong muốn học tập suốt đời SV có ĐLHT cao sẽ gạt bỏ những cảm giáckhông mong muốn để có được sự hài lòng trong quá trình học tập và việc họctrở nên dễ dàng hơn; tiếp thu bài tốt hơn với thái độ học tập tích cực

1.3.2 Cấu trúc và biểu hiện động lực học tập của sinh viên khối ngành

Trang 40

động lực bên trong mà còn chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài Trong đó,động lực bên trong của SV liên quan đến sự yêu thích, đam mê học tập mặc

dù không có bất cứ phần thưởng nào tác động từ bên ngoài; là niềm vui khihọc được những điều mới, nhu cầu hoàn thiện tri thức và kỹ năng của bảnthân; sự hứng thú khi được trải nghiệm các hoạt động có tính thách thức; sựthỏa mãn niềm đam mê của bản thân với nghề nghiệp đã lựa chọn Động lựcbên trong của SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ được coi là yếu tố cơ bảnvới việc giảng viên tổ chức dạy học sao cho SV thấy được sự giá trị của kiếnthức, từ đó làm chủ quá trình học tập của mình

Mặt khác, SV khối ngành kỹ thuật, công nghệ cũng sẽ học tập vì nhữngđộng lực bên ngoài Động lực bên ngoài gồm những quy định về kết quả họctập cần đạt để tốt nghiệp đại học, thích đạt điểm cao, thích thể hiện bản thânkhi thực hiện được một nhiệm vụ học tập, nhận phần thưởng/học bổng hay đểtránh bị phạt; học để đáp ứng kì vọng của gia đình, học để cạnh tranh vớingười khác

1.3.2.2 Biểu hiện động lực học tập của sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ

Theo Sardiman (2014), ĐLHT được thể hiện bằng việc đạt được cácchỉ số bao gồm: siêng năng làm nhiệm vụ, kiên cường đối mặt với khó khăn,thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề của người lớn, thích làm việc độc lập,vui vẻ tìm kiếm và giải quyết vấn đề, sẵn sàng học tập mạnh mẽ và dành thờigian cụ thể cho việc học [77]

Cũng theo Sardiman (2014), ĐLHT của SV cũng bao gồm các đặcđiểm sau: (a) siêng năng đối mặt với nhiệm vụ, (b) kiên trì đối mặt với khókhăn, (c) thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề khác nhau của người lớn, (d)thích làm việc độc lập, (e) có thể duy trì ý kiến của mình, (f) nhanh chóngcảm thấy nhàm chán với các công việc thường ngày, (g) không dễ dàng để

Ngày đăng: 03/04/2024, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w