Báo cáo cho thuê môi trường rừng tỉnh ninh bình

140 0 0
Báo cáo cho thuê môi trường rừng tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo cho thuê môi trường rừng tỉnh Ninh Bình theo Nghị định 156NDCP bao gồm các nội dung: Đánh giá hiện trạng khu vực rừng dự kiến cho thuê; Xây dựng giá rừng khu vực dự kiến cho thuê; Phương thức tổ chức, giá dự kiến cho thuê MTR; Nguyên tắc cho thuê MTR; Quản lý sử dụng kinh phí cho thuê MTR; Phương án tổ chức du lịch sinh thái.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

ĐỀ ÁN

CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH NINH BÌNH

Ninh Bình, tháng 03 năm 2019

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

ĐỀ ÁN

CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH NINH BÌNH

Ngày… tháng 03 năm 2019

CƠ QUAN LẬP ĐỀ ÁN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH

Ngày… tháng 03 năm 2019

CƠ QUAN TƯ VẤN LẬP ĐỀ ÁNTRUNG TÂM TÀI NGUYÊNVÀ MÔI TRƯỜNG LÂM NGHIỆP

Ninh Bình, tháng 03 năm 2019

Trang 4

MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG 2

I ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2

II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 5

1 Dân số, dân tộc và lao động -5

2 Thực trạng phát triển các ngành sản xuất -6

2.1 Nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản 6

2.2 Về công nghiệp và xây dựng 6

II CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1 Một số khái niệm cơ bản -12

1.1 Khái niệm môi trường rừng 12

1.2 Khái niệm về giá trị môi trường rừng 12

1.3 Khái niện về dịch vụ môi trường rừng 12

1.4 Khái niệm thuê môi trường rừng 12

1.5 Khái niệm về giá trị rừng 12

1.6 Giá trị quyền sử dụng rừng 12

2 Quan điểm chung về phát triển du lịch sinh thái bền vững -12

3 Nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch sinh thái bền vững -13

III CƠ SỞ THỰC TIỄN 14

1 Hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp -14

1.1 Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp 17

1.2 Đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh 18

2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên -18

2.1 Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới 18

2.2 Vườn quốc gia Cúc Phương 20

Trang 5

2.3 Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long 21

2.4 Nước khoáng nóng Kênh Gà 22

2.5 Biển Kim Sơn - Cồn Nổi 22

2.6 Hệ thống hồ 23

3 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn -25

3.1 Các di tích lịch sử - văn hóa 25

3.2 Các lễ hội tiêu biểu 30

4 Đánh giá chung về tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình -31

1.Tên Đề án: Đề án cho thuê môi trường rừng tỉnh Ninh Bình. -33

III QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 33

IV NỘI DUNG 35

1 Hiện trạng khu vực cho thuê MTR -35

1.1 Phạm vi ranh giới và diện tích khu vực cho thuê rừng 35

1.2 Hiện trạng rừng và sử dụng đất 38

1.3 Hiện trạng rừng, hiện trạng cơ sở hạ tầng và hiện trạng tổ chức kinh doanh các điểm, tuyếncho thuê rừng 39

1.4 Hiện trạng đa dạng sinh học và môi trường 62

1.5 Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ rừng 63

1.6 Vị trí, diện tích, trạng thái rừng tại khu vực cho thuê rừng 64

2 Giá rừng và giá cho thuê rừng. -64

3.5 Miễn, giảm tiền thuê rừng 78

4 Nguyên tắc cho thuê rừng và tổ chức du lịch sinh thái. -79

4.1 Nguyên tắc cho thuê rừng 79

4.2 Nguyên tắc tổ chức du lịch sinh thái khu vực cho thuê rừng 79

5 Quản lý sử dụng kinh phí cho thuê rừng -79

6 Phương án tổ chức phát triển du lịch sinh thái -80

Trang 6

6.1 Nguyên tắc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường 80

6.2 Xác định thị trường khách du lịch 81

6.3 Phương án phát triển các tuyến, điểm và sản phẩm du lịch 83

6.4 Phương án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng du lịch 88

7 Phương án quản lý bảo vệ, bảo tồn và phòng cháy chữa cháy rừng -92

7.1 Quản lý bảo vệ rừng 92

7.2 Phòng cháy chữa cháy rừng 93

7.3 Phục hồi tài nguyên rừng trên địa bàn hành chính các huyện, thành phố cho thuê rừng93 V GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 94

1 Giải pháp về tổ chức thực hiện -94

2 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục môi trường -96

3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật -97

4 Giải pháp về quảng bá và tiếp thị du lịch -97

5 Giải pháp về cơ chế chính sách -98

6 Giải pháp về vốn đầu tư -99

7 Giải pháp tổ chức giám sát các hoạt động du lịch sinh thái -99

8 Giải pháp bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học -101

VI DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 102

1 Dự báo tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu -102

1.1 Dự báo tác động tiêu cực du lịch đến môi trường, kinh tế - xã hội 102

1.2 Đề ra các quy định và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 103

1.3 Mức độ tác động vào môi trường 103

2 Hiệu quả thực hiện Đề án -107

2.1 Hiệu quả về kinh tế 107

2.2 Hiệu quả về văn hóa, xã hội 108

2.3 Hiệu quả về môi trường 108

2.4 Hiệu quả về tuyên truyền giáo dục 108 Bảng 01 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính 14

Bảng 02 Diện tích rừng và đất lâm nghệp phân theo 3 loại rừng 16

Bảng 03 Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp 18

Bảng 04 Diện tích khu vực cho thuê môi trường rừng phân theo trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 36

Bảng 5 Thống kê trữ lượng rừng trong khu vực cho thuê dịch vụ MTR 37

Bảng 6 Khung giá rừng tự nhiên phân theo trạng thái rừng 65

Bảng 7 Khung giá rừng trồng phân theo đơn vị hành chính 65

Bảng 8 Hiện trạng, diện tích có rừng trong khu vực 66

dự kiến cho thuê dịch vụ MTR 66

Bảng 9.Trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng trong khu vực dự kiến cho thuê MTR 67

Trang 7

Bảng 10 Trữ lượng bình quân phân theo nhóm gỗ 68

Bảng 11 Số tiền bình quân 1,0 ha rừng được hưởng từ dịch vụ chi trả MTR 69

Bảng 12 Thống kê lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tỉnh Ninh Bình 69

Bảng 13 Gía quyền sử dụng rừng tự nhiên đặc dụng 70

Bảng 14 Giá quyền sử dụng rừng tự nhiên phòng hộ 71

Bảng 15 Giá quyền sử dụng rừng tự nhiên tại các đơn vị khảo sát 71

Bảng 16 Kết quả tính toán gía quyền sở hữu rừng trồng phân theo đơn vị hành chính 73

Bảng 17 Giá quyền sở hữu rừng trồng tại các đơn vị khảo sát 74

Bảng 20 Giá cho thuê DV môi trường rừng tại 12 đơn vị khảo sát 75

Bảng 21 Tổng hợp diện tích có rừng và kinh phí thu được khi thực hiện cho thuê MTR tại 12

Sơ đồ 02 Ranh giới khu vực dự kiến cho thuê rừng 36

Sơ đồ 03 Vị trí các điểm, tuyến cho thuê rừng 40

Sơ đồ 4 Tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (khu Tràng An, Hồ Đồng Chương và Tam Cốc – Bích Động) 45

Sơ đồ 5.Tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái của Công ty Cổ phần đầu tư PV- Incones 48

Sơ đồ 6.Tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái của Doanh nghiệp dịch vụ du lịch Bích Động 51 Sơ đồ 7 Tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái của trạm du lịch Vân Long 53

Sơ đồ 9 Tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái của Doanh nghiệp Ngôi Sao 57

Hình 11 Toàn cảnh con đường dẫn lên đỉnh núi Múa 58

Sơ đồ 10 Tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái của Công ty TNHH và Thương mại Lạc Hồng 59

Sơ đồ 11 Tổ chức kinh doanh của Công ty TNHH MTV 61

MỤC LỤC HÌNH Hình 01 Một số hình ảnh về Quần thể danh thắng Tràng An 19

Hình 02 Nhà bán vé và khu vực bến thuyền Tam Cốc – Bích Động 20

Hình 03 Du khách đi thuyền ngắm cảnh trong Khu BTTN đất ngập nước Vân Long 22

Hình 04 Trạm Biên phòng Cồn Nổi và rừng Phi lao 23

Hình 5 Quang cảnh khu vực hồ Đồng Thái 24

Hình 6 Khu vực núi Dục Thúy 25

Hình 7 Khu di tích Cố đô Hoa Lư 26

Hình 8 Cổng và khu vực đền Thái Vi 27

Trang 8

Hình 9 Khu vực Nhà thờ đá Phát Diệm 30 Hình 10 Toàn cảnh hồ và khu nhà nghỉ sinh thái hồ Đồng Chương 43 Hình 11 Toàn cảnh con đường dẫn lên đỉnh núi Múa 58

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam và được xem như là một “Miền Bắc Việt Nam thu nhỏ” Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, quy tụ ba loại địa hình: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng Nhờ vậy nơi đây có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, là môi trường sinh sống tốt của các loài động vật, thực vật trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Tỉnh Ninh Bình có tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú, hấp dẫn đặc sắc với du khách trong và ngoài nước Đặc biệt các điểm du lịch như Tam Cốc – Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, nhà thờ đá Phát Diệm, quần thể du lịch sinh thái Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính Tuy nhiên hoạt động du lịch của tỉnh nói chung và lĩnh vực du lịch sinh thái nói riêng còn nhiều những khó khăn bất cập.

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh là rất lớn, trong khi đó đóng góp hiện tại của DLST vào nguồn thu của tỉnh còn rất hạn chế, chủ yếu là kinh phí từ vé tham quan khách du lịch Dịch vụ DLST còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa đáp ứng thị hiếu và mức độ hài lòng của du khách Tình trạng khai thác lén lút tài nguyên DLST của người dân và doanh nghiệp địa phương nhằm thu lợi riêng vẫn tồn tại Để phát huy hết vai trò của rừng, việc bảo vệ và phát triển rừng luôn được tỉnh quan tâm Đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên đặc dụng, phòng hộ đầu nguồn là rất cần thiết Năm 2017 ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao thu nhập cho người dân hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới Mặt khác, để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế xã hội thì việc xây dựng khung giá các loại rừng làm cơ sở pháp lý để ủy ban nhân dân tỉnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức cá nhân thuê rừng là rất cần thiết

Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên "Đề án cho thuê môi trường rừng tỉnh Ninh Bình" được xây dựng nhằm xác định rõ vị trí, qui mô giá rừng cho từng loại rừng nằm trên các đơn vị hành chính và đề xuất các giải pháp thực hiện thuê rừng trên địa bàn tỉnh Để trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân tỉnh làm căn cứ pháp lý thực hiện cho các đơn vị, tổ chức cá nhân lập phương án thuê rừng để kinh doanh du lịch sinh thái.

Trang 10

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNGI ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1 Vị trí địa lý

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, từ 19050’ đến 20027’ độ Vĩ Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông Phía Bắc tỉnh Ninh Bình giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km, nằm trên các tuyến giao thông quan trọng của nước ta theo cả đường bộ (quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 10…) và đường sắt Bắc - Nam, Ninh Bình trở thành một cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế - thương mại - du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc Ngoài ra, Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng…) với hệ thống cảng thủy nội địa tương đối phát triển, thông ra với biển Đông… Đây cũng là điều kiện thuận lợi về vận tải, thông thương với các tỉnh trong cả nước và quốc tế, tạo lợi thế độc đáo để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa

Sơ đồ 01 tỉnh Ninh Bình

2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1 Đặc điểm địa hình

Lãnh thổ Ninh Bình nằm ở vùng rìa đồng bằng Bắc Bộ, lại vừa nằm trong vùng chuyển tiếp Hoà Bình - Thanh Hóa nên nền địa chất và địa hình có cấu tạo không đồng nhất Địa hình Ninh Bình có hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, từ vùng núi Nho Quan, Tam Điệp tới miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần ra vùng biển Kim Sơn Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, tuy nhiên đồng bằng chiếm trên 80%

Trang 11

diện tích đất tự nhiên (1.405,04 km2), còn vùng đồi núi chỉ chiếm gần 20% diện tích toàn tỉnh

Phía tây và tây bắc của tỉnh là khu vực đồi cacxtơ - xâm thực Cúc Phương, tiếp đó là dải đồng bằng tích tụ Nho Quan kéo tới Đồng Giao, Tam Điệp Khu vực rộng lớn nhất là vùng đồng bằng tích tụ phù sa sông bao gồm đồng bằng tích tụ trũng Gia Viễn Hoa Lư và đồng bằng tích tụ (cao) Yên Khánh Vùng ven biển Kim Sơn là đồng bằng duyên hải được bồi tụ phát triển mạnh mẽ, hàng năm tiến ra biển với tốc độ khoảng (80 - 100m/năm) (Nguồn: Báo cáo kiểm kê rừng)

2.2 Các vùng địa hình

Lãnh thổ Ninh Bình có tới 3/4 nằm trong miền đồng bằng sụt võng, lại tiếp cận với vùng ven rìa đồi núi phía tây thuộc khu hệ núi Tây Bắc Việt Nam nên địa hình khá đa dạng Nhìn chung toàn tỉnh Ninh Bình có 3 vùng địa hình cơ bản sau đây:

+ Vùng đồng bằng: Bao gồm Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh

+ Vùng đồi núi và bán sơn địa: Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Độ cao trung bình từ 90-120m Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m

+ Vùng ven biển: Ninh Bình có khoảng 18km đường bờ biển tại vùng đất mới Kim Sơn Vùng ven biển Kim Sơn là một bộ phận quan trọng của khu dự trữ sinh quyển vùng châu thổ sông Hồng Toàn khu có diện tích trên 105.000 ha Đặc biệt nơi đây có Cồn Nổi cách bờ biển khoảng 5km, diện tích nổi trên 1.000ha, bãi biển hoang sơ, cát vàng, mịn, thoải dần ra biển

2.3 Khí hậu

Ninh Bình nằm trong đới gió mùa chí tuyến á đới có một mùa đông lạnh khô, Nằm ở vị trí từ 19050’ đến 20027’ độ vĩ Bắc Hàng năm lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ lớn với tổng xạ 110 đến 120 kcal/cm2/năm và cán cân bức xạ cao 87,2 kcal/cm2/năm Chính điều này đã tạo cho Ninh Bình một nền nhiệt cao, với nhiệt độ trung bình năm 23,3 - 24,00C, vượt tiêu chuẩn nhiệt đới là 210C Tổng nhiệt độ năm đạt tới 8.5000C Số tháng có nhiệt độ trên 200C tới 8 - 9 tháng trong năm.

Ninh Bình có chế độ nhiệt phân ra 2 mùa rõ rệt: mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 Tuy nhiên, thời gian kéo dài của mùa, mức độ lạnh của mùa đông, mức độ nóng mùa hạ giữa các năm có thể rất khác nhau Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa khí hậu có thể sớm hơn vài ba tuần so với trung bình nhiều năm.

Trang 12

Chế độ mưa có hai mùa rõ rệt, mùa khô tương ứng với mùa Thu - Đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau); mùa mưa tương ứng với mùa Xuân - Hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) Tổng lượng mưa trên diện tích toàn tỉnh trung bình đạt từ 1.860 -1.950mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh.Trung bình một năm có 125 - 127 ngày mưa.Lượng mưa trung bình mỗi tháng là 238,8mm; tháng 8 cao nhất là 497,4mm; tháng 2 thấp nhất là 6,3mm Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91% lượng

mưa trong năm (Niên giám Thống kê Ninh Bình – 2016).

2.4 Thủy văn

Với lượng mưa khá phong phú, hệ thống sông ngòi của Ninh Bình có mật độ khoảng 0,6 - 0,9 km/km2 Sông ngòi có lượng nước khá dồi dào Mô đun dòng chảy trung bình đạt 30 l/s/km2 Mạng lưới sông suối của tỉnh phân bố tương đối đều, gồm hàng chục các con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 1000 km Độ dốc chung của sông rất nhỏ (2 - 5 cm/km), dòng sông uốn khúc quanh co Các sông lớn thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ Một số con sông chính trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Nho Quan, sông Vạc.

2.5 Thổ nhưỡng, đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã xác định trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 10 nhóm đất chính sau:

Nhóm đất mặn (M): có diện tích 5.897ha, chiếm 4,3% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở vùng ven biển Kim Sơn Nhóm đất này được chia thành đất mặn điển hình (ở vùng cửa sông, ven biển) thích hợp cho phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng hải sản; Đất mặn trung bình hoặc ít (bên trong vùng cửa sông và ven biển), chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, chủ yếu được trồng lúa, trồng cói cải tạo mặn.

Nhóm đất phèn (S): có diện tích 192 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở các xã Gia Hòa, Gia Vân và Gia Phương thuộc huyện Gia Viễn Phần lớn diện tích nhóm đất này sử dụng để trồng lúa và nuôi cá nước ngọt.

Nhóm đất phù sa (P): có diện tích 74.206 ha, chiếm 53,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện Đây là loại đất tốt, thích hợp cho thâm canh lúa và trồng các loài cây công nghiệp ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Nhóm đất lầy và than bùn (T): có diện tích 192 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở một số xã thuộc thành phố Tam Điệp và huyện Gia Viễn nhưng diện tích không đáng kể Nhóm đất này có nhiều hạn chế và đã được khai thác sử dụng cho trồng lúa, nhưng chỉ sản xuất được một vụ bằng giống lúa cao cây, năng suất thường thấp và không ổn định.

Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ (B): có diện tích 2884 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở một số xã của huyện Nho Quan Hiện nay ở những nơi có địa hình cao, thoát nước tốt, tầng đất dày >70cm được sử dụng trồng cây ăn

Trang 13

quả; Những nơi tầng đất mỏng thì trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực như ngô, khoai lang; đối với những chân đất vàn hoặc vàn thấp, chủ động nước trồng 02 vụ lúa.

Nhóm đất đen (R): có diện tích 1.692 ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở một số xã thuộc huyện Nho Quan Đây là loại đất có độ dốc nhỏ, tầng dày thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

Nhóm đất đỏ vàng (F): có diện tích 24621 ha, chiếm 17,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện thuộc dạng địa hình Castơ và dạng địa hình gò đồi Nhóm đất này gồm 05 loại đất: đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv); đất nâu vàng trên đá vôi (Fn); đất đỏ vàng trên đá sét (Fs); đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) Nhóm đất này hiện đang được đưa vào sử dụng phát triển lâm nghiệp và trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả; trồng 02 vụ lúa hoặc 01 vụ lúa, 01 vụ màu.

Nhóm đất thung lũng (D): có diện tích 161 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở một số xã thuộc huyện Nho Quan.

Núi đá: có diện tích 12.039 ha, chiếm 8,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện thuộc dạng địa hình Castơ và dạng địa hình gò đồi.

Sông suối, ao hồ: có diện tích 11.418 ha, chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh.

II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI1 Dân số, dân tộc và lao động

Theo Niên giám thống kê năm 2017 dân số toàn tỉnh là 961.915 người So với dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng, dân số tỉnh Ninh Bình chiếm 5,6% và bằng 1,2% dân số cả nước Mật độ dân số của tỉnh (khoảng 694 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng, dự kiến 1 triệu người đến 2020 và đang nằm trong “thời kỳ dân số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 7 dân tộc anh em sinh sống bao gồm: Kinh, Mường, Tày, Thái, Hoa, Nùng và Dao Trong đó người Kinh sinh sống hầu hết trên địa bàn các huyện, thành phố còn lại người Mường, Tày, Hoa, Thái, Nùng và Dao sống trên địa bàn thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan

Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng với tổng lao động năm 2017 chiếm 60,2% dân số (khoảng 580 nghìn người) Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (1,3%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng như cả nước Do vậy, đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động

Trang 14

2 Thực trạng phát triển các ngành sản xuất

Tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt 7,95%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; sản xuất công nghiệp tăng mạnh; sản xuất nông nghiệp vượt qua khó khăn do bão lũ, giữ vững tốc độ tăng trưởng; phong trào xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh; công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả tốt; dịch vụ, du lịch phát triển khá Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, đối ngoại được mở rộng; quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và có nhiều điểm sáng Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo và có chuyển biến tích cực Đã có 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

(Nguồn: Báo cáonăm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)2.1 Nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông – lâm – thủy sản phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuấtnăm 2017 là 8,43 nghìn tỷ đồng đạt 100% kế hoạch đề ra, đạt mức tăng trưởng bình quân trong những năm qua là 2,2%,

Về cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 61,2%, chăn nuôi chiếm 31,4%; dịch vụ chiếm 7,4%.

2.2 Về công nghiệp và xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành toàn tỉnh năm 2017 là 40,3 nghìn tỷ đồng tăng 25,05% so với năm 2016 Trong đó có một số ngành có sản lượng tăng khá như xe ô tô đạt gần 2,0 lần kế hoạch đề ra và gấp 2,4 lần so với năm 2016; modul camera tăng 43,1%; phân đạm tăng 88%; kính nổi tăng 30,2%; linh kiện điện tử tăng 35,2% Phát triển tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các cụm công nghiệp tiếp tục ổn định theo Quy hoạch đã được phê duyệt; trong đó phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đặc biệt là chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ tiếp tục được các ngành và các địa phương quan tâm

Về cơ cấu nội bộ giá trị sản xuất công nghiệp thì sản xuất nhà nước chiếm 13,4%, sản xuất ngoài nhà nước chiếm 54,1% và giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 32,5% Toàn tỉnh hiện có 5 khu công nghiệp và 15 cụm công nghiệp đã được thành lập.

2.3 Về thương mại – dịch vụ

- Lĩnh vực thương mại:

+Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2017 là 30,32 nghìn tỷ đồng tăng 8,6% Trong đó loại hình bán lẻ 23,5 nghìn tỷ đồng; dịch vụ và du lịch lữ hành 3,0 nghìn tỷ đồng; dịch vụ lưu trú, ăn uống 3,72 nghìn tỷ đồng.

+Hoạt động xuất khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,154 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016 và đạt 105% kế hoạch

Trang 15

năm Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: Camera và linh kiện điện thoại, may mặc, giầy dép Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2017 ước đạt trên 821,6 triệu USD, giảm 10,6% so với năm 2016 với các nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn như: Linh kiện điện tử, vải may mặc, phụ liệu sản xuất giầy dép, máy móc thiết bị phụ tùng, ô tô

- Lĩnh vực dịch vụ:

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch, tạo ấn tượng tốt đối với du khách Tổng lượng khách đạt trên 7 triệu lượt, tăng 8,8% so với năm 2016, vượt 4,6% kế hoạch năm Trong đó khách quốc tế đạt gần 862,6 nghìn lượt, tăng 20,5%, vượt 18,2% kế hoạch Khách lưu trú ước đạt trên 598,2 nghìn lượt, tăng 37,9% so với cùng kỳ Doanh thu du lịch đạt trên 2.489 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016, vượt 38,3% kế hoạch năm

- Dịch vụ vận tải hành khách đạt trên 18,9 triệu lượt, tăng 0,5% Vận tải hàng hóa đạt gần 46,7 triệu tấn, giảm 0,2% Doanh thu hoạt động vận tải cả năm đạt 5.811

tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2016 (Nguồn: Báo cáoUBND ngày 5/11/2017 của Uỷ

ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

3 Thực trạng văn hóa xã hội

3.1 Giáo dục.

Tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ tháng 12/2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non, 106 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia Tính đến nay (2017), trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:

+ Có 151 trường mẫu giáo với 1.387 lớp học, 1.375 phòng học, 2.764 giáo viên,

+ Có 3 trường trung cấp, với 134 giáo viên và 2.091 học sinh; 4 trường cao đẳng với 540 giáo viên và 2.512 sinh viên; và 1 trường đại học với 197 giảng viên và 1.565 sinh viên.

3.2 Y tế

Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 14 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, và 145 trạm y tế xã phường; tổng số giường bệnh là 3.020 giường; tổng số cán bộ ngành y là 2.717 người (trong đó có 794 bác sỹ đại học và trên đại học, 589 y sỹ, 1.155 y tá và 179 nữ hộ sinh); tổng số cán bộ ngành dược là 298 người (trong đó có 73 dược sỹ cao cấp, 206 dược sỹ trung cấp và 19 dược tá) Về cơ

Trang 16

bản đã hình thành hệ thống y tế từ cấp tỉnh đến huyện và xã, bước đầu đáp ứng yêu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

4 Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

4.1 Giao thông

4.1.1 Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng với tổng chiều dài là 3.800,09km; trong đó quốc lộ gồm 8 tuyến với chiều dài 221km, đường tỉnh gồm 20 tuyến với chiều dài 267km, đường huyện gồm 34 tuyến với chiều dài 349,5km, đường đô thị gồm 74 tuyến với chiều dài 355,26km, đường chuyên dùng gồm 8 tuyến với chiều dài 234,44km, và

đường xã dài 2.372,89km (Nguồn: Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình).

4.1.2 Giao thông đường thủy

Ninh Bình có 16 tuyến sông, kênh có thể khai thác vận tải thủy nội địa với tổng chiều dài 298,8km; trong đó có 4 tuyến do Trung ương quản lý với chiều dài 155,5km (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh Yên Mô), và 12 tuyến do địa phương quản lý với chiều dài 143,3km (sông Mới, sông Ân, sông Hoành Trực, sông Cà Mau, sông Lồng, sông Càn, sông Bôi, song Lạng, sông Rịa, sông Chanh, sông Vân, sông Hệ

Dưỡng) (Nguồn: Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình)

4.1.3 Đường sắt

Tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19km với 4 nhà ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Gềnh và Đồng Giao) Tuy nhiên, trong vận chuyển hành khách chỉ có nhà ga Ninh Bình là có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đón nhận hành khách; các nhà ga khác chủ yếu vận chuyển hàng hóa và là nơi để tránh tàu.Đây là tuyến đường sắt đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình, kết nối với các địa phương khác trong vùng và cả nước Trong vận chuyển du lịch bằng đường sắt hiện nay ở Việt Nam nói chung còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: thời gian chạy tàu chậm; tiện nghi, vệ sinh kém; các dịch vụ trên tàu còn thiếu…

4.2 Điện lực

Hệ thống điện tỉnh Ninh Bình được cấp điện từ lưới quốc gia thông qua 1 trạm biến áp 500KV, 2 trạm biến áp 220KV và 7 trạm biến áp 110KV Lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng với 26 trạm trung gian, 2.115 trạm biến áp phân phối, 1.407,6km đường dây trung áp và 2.723,6km đường dây hạ áp Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 nguồn phát điện: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình với công suất 4 x 25MW và tổ máy phát điện của Nhà máy đạm công suất 36MW Nhìn chung, hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, nhu cầu sinh hoạt và đặc biệt cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh

4.3 Bưu chính viễn thông

Trang 17

Cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính, viễn thông không ngừng phát triển mở rộng đến vùng sâu, vùng xa và liên tục được bổ sung công nghệ mới; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân Hiện nay có 3 mạng viễn thông lớn phục vụ trên địa bàn toàn tỉnh đó là: Viễn thông (VNPT), viễn thông quân đội Viettel, viễn thông điện lực.

4.4 Phát thanh, truyền hình

Hệ thống phát thanh truyền hình ngày càng được hiện đại hoá với nhiều phương thức truyền thông, dễ dàng tiếp cận đã góp phần nâng cao dân trí, đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh hiện thực, thông tin, tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Nhiều cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, các trường học và các hộ dân được sử dụng máy vi tính kết nối Internet.

5 Đánh giá chung tình hình kinh tế xã hội

5.1 Những thuận lợi

- Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, trong một khu vực trũng tiếp giáp với Biển Đông, tạo nên một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh…

- Ninh Bình có nhiều tài nguyên phát triển du lịch, trong đó nổi trội là Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản thiên nhiên và văn hóa Thế giới, gắn với Tam Cốc – Bích Động và chùa Bái Đính, vườn quốc gia Cúc Phương, khu suối khoáng nóng Kênh Gà, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, cảnh quan các vùng hồ… đều có sức hấp dẫn đối với du khách

- Với lịch sử hình thành lâu đời, mảnh đất Ninh Bình là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em như Kinh, Mường, Tày, Thái, Hoa, Nùng, Dao; có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù lao động, chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng riêng của Ninh Bình Các lễ hội như lễ hội Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vy, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ…; các làng nghề truyền thống như làng thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng chạm khắc đá Ninh Vân, làng gốm cổ Bồ Bát… đã góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch.

5.2 Những hạn chế

- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc thống nhất quản lý và khai thác tài nguyên còn nhiều bất cập giữa các ngành (Văn hóa, Du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng…), vì thế nhiều tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng tiêu cực, cảnh quan và môi trường bị xâm hại

- Một số tai thiên tai bất lợi như lũ lụt, bão, úng ngập… cùng những tác động tiêu cực của con người như chặt phá rừng; khai thác đá cảnh, cây cảnh; khai thác vật

Trang 18

liệu xây dựng… cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp.

- Các đơn vị sử dụng rừng vào mục đích kinh doanh du lịch sinh thái hoạt động theo tính tự phát chưa có phương án sử dụng rừng lâu dài.

- Hiện nay một số cơ chế chính sách của tỉnh về sử dụng MTR vào mục đích kinh doanh du lịch sinh thái chưa được ban hành Do vậy chưa phát huy hết tiềm năng cảnh quan thiên nhiên môi trường trên địa bàn tỉnh

Trang 19

PHẦN II CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁNI CĂN CỨ PHÁP LÝ

1 Các văn bản của trung ương

- Luật Lâm nghiệp năm 2017;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Luật đa dạng sinh học năm 2008.

- Quyết định số 24/2012/QĐ-CP, ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 - Luật Du lịch năm 2017.

- Nghi định số 168/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Luật Du lịch.

- Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Qui định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.

2 Các văn bản của tỉnh

- Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 01/07/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020.

- Quyết định số 1317/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của Ủy ban nhân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2018;

- Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về ban hành Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

- Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 17/07/2017 của Ủy ban nhân tỉnh Ninh Bình về việc phân bổ kinh phí thực hiện khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên năm 2017;

- Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Đề án cho thuê rừng tỉnh Ninh Binh.

- Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc bn hành Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình và kế hoạch hành động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020

Trang 20

II CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm môi trường rừng

Bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.

1.2 Khái niệm về giá trị môi trường rừng

Rừng là bộ phận của môi trường sinh thái, giữ vai trò quan trọng đối với đời sống con người Theo công dụng và lợi ích do rừng mang lại, rừng có nhiều giá trị khác nhau như giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn, giá trị để lại và giá trị tồn tại.

1.3 Khái niện về dịch vụ môi trường rừng

“Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân”

1.4 Khái niệm thuê môi trường rừng

Là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

1.5 Khái niệm về giá trị rừng

Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định

1.6 Giá trị quyền sử dụng rừng

Giá trị quyền sử dụng rừng là tổng giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.

2 Quan điểm chung về phát triển du lịch sinh thái bền vững

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như

- Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực

Trang 21

vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này"

- Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.

- Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.

- Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

3 Nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch sinh thái bền vững

Là một bộ phận đặc biệt của du lịch bền vững nên trước hết du lịch sinh thái phải tuân thủ 10 nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững mà IUCN (1998) đã đưa ra, đó là:

- Nguyên tắc 1: Sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên tự nhiên, xã hội và văn hóa;

- Nguyên tắc 2: Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng nâng cao chất lượng du lịch;

- Nguyên tắc 3: Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa để tạo ra sức bật cho ngành du lịch;

- Nguyên tắc 4: Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.

- Nguyên tắc 5: Hỗ trợ nền kinh tế địa phương;

- Nguyên tắc 6: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương; - Nguyên tắc 7: Có sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng; - Nguyên tắc 8: Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch;

- Nguyên tắc 9: Marketing du lịch một cách có trách nhiệm;

- Nguyên tắc 10: Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

Ngoài 10 nguyên tắc cơ bản trên của du lịch bền vững, do đặc thù là dựa vào các hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, du lịch sinh thái cần đòi hỏi thêm một số nguyên tắc cơ bản riêng sau đây:

- Mục tiêu hàng đầu của du khách đến với hệ sinh thái tự nhiên hoang sơ là quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu các kỳ thú của giới tự nhiên Muốn vậy, mọi can

Trang 22

thiệp thô bạo vào giới tự nhiên là điều cấm kỵ Do vậy, trong phát triển du lịch sinh thái thì phải hạn chế tối đa các can thiệp của con người mà nếu có thì cũng chỉ ở mức độ cho phép và không làm ảnh hưởng đến sự thưởng ngoạn của du khách.

- Du lịch sinh thái không đòi hỏi quá đông du khách và phương tiện Do vậy cần xác định đúng khả năng tải sinh thái và có biện pháp điều tiết khách phù hợp như chia khách thành nhóm nhỏ, xen kẽ các kỳ đón du khách với các kỳ đóng cửa hoàn toàn điểm du lịch để tái thiết trật tự của đời sống hoang dã Các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ trong điểm du lịch phải thuộc loại đơn giản, ít tốn kém nhưng cũng phải tiện nghi.

- Trách nhiệm của du lịch sinh thái là phải bảo tồn hệ tự nhiên Bảo tồn quan trọng hơn doanh thu du lịch Một phần thích đáng thu nhập từ du lịch phải được sử dụng trực tiếp cho hoạt động bảo tồn tự nhiên Do vậy du khách thường phải trả phí cao và có xu hướng đóng góp thêm cho bảo tồn Du lịch là hoạt động trợ giúp cho bảo tồn và vì vậy phải tuân theo quy luật và nhu cầu của bảo tồn.

- Trách nhiệm của du lịch sinh thái là đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn Phúc lợi được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giáo dục, y tế, v.v và phải xứng đáng để thuyết phục cộng đồng địa phương rằng bảo vệ thiên nhiên cho du lịch sinh thái có hợi hơn là khai thác, phá hủy nó.

III CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp

Theo Quyết định số 82/QĐ-SNN ngày 26/02/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất qui hoạch phát triển rừng tỉnh Ninh Bình năm 2017 thì hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn của tỉnh được tổng hợp như sau:

Bảng 01 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính

Huyện Nho Quan18.016,758,916.892,313.535,63.356,71.124,4Huyện Gia Viễn3.466,311,33.159,62.886,8272,9306,7

Toàn tỉnh30.599,7100,027.498,822.776,94.722,03.100,4

(Nguồn: Số liệu kết quả diễn biến rừng năm 2017)

Trang 23

Qua bảng trên cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh 30.599,7 ha, Trong đó diện tích đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan (18.016,7 ha chiếm 58,9%) và Gia Viễn (3.466,3 ha, chiếm 11,3%) Đơn vị hành chính có diện tích đất lâm nghiệp ít nhất là thành phố Ninh Bình (79,0 ha chiếm 0,3%) diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh Do sự phân bổ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh không đồng đều nên phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức sản xuất lâm nghiệp chung của tỉnh.

Trang 24

Bảng 02 Diện tích rừng và đất lâm nghệp phân theo 3 loại rừng 2 Đất trống có cây gỗ tái sinh559,8559,2248,10100,1148,0248,4151,4097,062,70,53 Đất trống không có cây gỗ tái sinh1.295,61.289,586,584,70,01,9782,2112,7636,832,7420,86,2

6 Đất khác trong lâm nghiệp312,9312,954,929,422,23,4188,719,6135,134,069,30

(Nguồn: Số liệu diễn biến rừng năm 2017)

Trang 25

Qua bảng trên cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp đến 31/12/2017 là 30.599,7 ha Trong đó diện tích đất qui hoạch cho rừng đặc dụng; 16.561,3ha chiếm 54,1%, đất qui hoạch cho rừng phòng hộ 9.392,4 ha chiếm 30,7%, đất qui hoạch cho rừng sản xuất 3.659,9 ha chiếm 12,0% và đất ngoài qui hoạch cho lâm nghiệp 986,1 ha chiếm 3,2%.

1.1 Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp

Như vậy, sau khi có Quyết định số 1783/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 20/12/2017 về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình đến nay Diện tích rừng và đất lâm nghiệp có một số biến động sau.

- Quyết định số 1136/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 29/8/2017 về việc Phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Ninh Bình với diện tích 2,74ha Để thực hiện đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường ra trạm kiểm soát biên phòng Cồn nổi, huyện Kim Sơn nằm trong khu vực rừng phòng hộ ven biển tại lô 6a, 15, 16 thuộc khoảnh 9.

- Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2013 – 2020 Với diện tích 18,0 ha rừng phòng hộ tại khu vực núi Quyền Giang xã Xích Thổ huyện Nho Quan giao cho Công ty Cổ phần công nghiệp Hà Nam Ninh để phục vụ sản xuất.

- Quyết định số 1281/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 02/10/2017 về việc điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 – 2020, Diện tích điều chỉnh là 19,58 ha khu vực núi Voi trong xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường

- Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Công ty TNHH đầu tư và phát triển xây dựng Xuân Thành tại xã Quang Sơn thành phố Tam Điệp với diện tích chuyển đổi rừng phòng hộ 0,57 ha.

- Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 8/8/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi tại đồi Sòng Cầu xã Yên Sơn thành phố Tam Điệp với diện tích chuyển đổi rừng sản xuất 5,44 ha.

Do đó diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tính đến thời điểm tháng 9 năm 2018 như sau.

Trang 26

Bảng 03 Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp

Nguồn:Số liệu điều tra

1.2 Đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh.

Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Ninh Bình tính đến thời điểm triển khai lập đề án bao gồm 44 xã phường thị trấn nằm trên địa bàn 7 huyện thành phố (2017), tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 30.599,7 ha Trong đó diện tích có rừng 25.956,1ha chiếm 84,8% tổng diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất chưa có rừng 4.643,6 ha chiếm 15,2%.

Diện tích có rừng qui hoạch cho rừng đặc dụng 16.018,7ha chiếm 64,0% diện tích có rừng, diện tích có rừng được qui hoạch cho rừng phòng hộ 7.634,1 ha chiếm 30,5% diện tích có rừng Còn lại diện tích có rừng được qui hoạch cho rừng sản xuất 1.360,2ha, chiếm 5,5% diện tích có rừng.

Khác với các tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ cơ cấu diện tích đất rừng phòng hộ, đặc dụng chiếm tỷ lệ rất thấp so với cơ cấu 3 loại rừng trong khu vực Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng của tỉnh Ninh Bình chiếm tới 77,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp Đây là thế mạnh của tỉnh để phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và du lịch tâm linh.

2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên

Với diện tíchtự nhiên 1.405,04 km2, tuy là một tỉnh không lớn nhưng Ninh Bình có địa hình rất đa dạng: có đồi núi, sông hồ, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ… đã tạo cho Ninh Bình có tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan…

2.1 Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Quần thể danh thắng Tràng An được xác định là một khu du lịch quốc gia có quy mô lớn (Khu Di sản khoảng 6.226ha và vùng đệm bao quanh khoảng 6.026ha), nằm trên địa bàn của nhiều đơn vị hành chính (Khu Di sản gồm 12 xã; và vùng đệm

Trang 27

gồm 20 xã, phường của 5 huyện và thành phố là TP.Ninh Bình, TP.Tam Điệp, các huyện: Gia Viễn, Hoa Lư và Nho Quan)

- Khu danh thắng Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam); riêng trong phạm vi di sản đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, và danh thắng Tràng An - Tam Cốc, Bích Động.

Quần thể danh thắng Tràng An có 2 dạng hệ sinh thái chính, đó là hệ sinh thái trên núi đá vôi và hệ sinh thái thủy vực Hệ sinh thái trên núi đá vôi với hơn 600 loài thực vật, 200 loài động vật, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam Hệ sinh thái thủy vực bao gồm khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc biệt là Rùa cổ sọc cần được bảo vệ Tràng An có chừng hơn 310 loại thực vật bậc cao quý hiếm như tuế đá vôi, sưa, lát, nghiến, phong lan, hoài sơn, kim ngân, bách bộ, rau sắng Tràng An có nhiều loài chim, thú quý hiếm như sơn dương, báo gấm, chim phượng hoàng Sự đa dạng sinh vật của các quần xã là một yếu tố chủ yếu cấu thành nên 2 hệ sinh thái này Môi trường thiên nhiên đa dạng và hài hòa giữa sinh vật, núi rừng, hang động, thủy vực… đã toát lên cảnh sắc non xanh nước biếc, hòa quyện với nhau thành một vùng kỳ vĩ

Hình 01 Một số hình ảnh về Quần thể danh thắng Tràng An

- Khu Tam Cốc - Bích Động

Khu Tam Cốc - Bích Động nằm trong ranh giới của Quần thể danh thắng Tràng An, có diện tích tự nhiên khoảng 350,3ha Tam Cốc - Bích Động còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "Vịnh Hạ Long cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động", là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư)

Trang 28

Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi Hang Cả dài 127m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20m; trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng Hang Hai, cách hang Cả gần 1km, dài 60m, trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ Hang Ba, gần hang Hai, dài 50m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hang Cả và hang Hai.Các trung tâm đón khách chính: Tam Cốc, chùa Bích Động, thung Nham…

Các điểm tham quan chính: Núi và chùa Bích Động; động Tiên; hang Múa; Chùa Hang - Hang Bụt, đền Thái Vy - động Thiên Hương, thung Nắng, thung Nham

Các tuyến tham quan chính: Tuyến Đình Các Tam Cốc; Tuyến Bích Động Động Tiên Xuyên Thủy động; Tuyến Thạch Bích thung Nắng; Tuyến thung Nham -vườn chim, Tuyến Chùa Hang - hang Bụt - động Thiên Hà

Hình 02 Nhà bán vé và khu vực bến thuyền Tam Cốc – Bích Động

2.2 Vườn quốc gia Cúc Phương

Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, được thành lập tháng 7 năm 1962.Vườn quốc gia Cúc Phương có quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo.Vườn có diện tích 22.408ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mực nước biển.Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao nhất, với độ cao 648,2m so với mực nước biển.

Hiện nay Vườn quốc gia Cúc Phương đã tìm thấy 1.880 loài thực vật bậc cao Trong đó ngành quyết thực vật có 21 họ, 57 chi, 149 loài, ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1.588 loài Với diện tích cchir bằng 1/770 diện tích miền Bắc và gần 1/1.500 diện tích của cả nước, những hệ thực vật vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam Cúc Phương còn là nơi gặp nhau của các luồng thực vật di thực từ vùng nhiệt đới khô Ấn Độ - Myanma, từ miền nhiệt đới nóng ẩm, từ miền ôn đới xuống Vườn qốc gia Cúc Phương có lâm phần rừng đạt trữ lượng gỗ trên 600m3/ha, trong các lâm phần đó, rừng đã đạt đến một số kết cấu hợp lý, tối ưu về loài, về mật độ và tầng thứ Tại đây có nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hóa lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên,

Trang 29

động Người Xưa Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền trong một số hang động ở đây… chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 - 12.000 năm trước.

2.3 Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Vân Long nằm ở phía đông bắc huyện Gia Viễn, là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Khu bảo tồn có 3 hệ sinh thái chính, đó là:

- Hệ sinh thái trên cạn được hình thành trên nền Karst.

- Hệ sinh thái dưới nước hình thành ở vùng trũng mang đặc trưng của vùng đầm lầy nước ngọt đồng bằng sông Hồng.

- Hệ sinh thái nơi ở của dân cư

Hiện nay Khu Vân Long đang lưu giữ một số lượng khá lớn, bao gồm 39 loài động vật và thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam (trong đó động vật có 27 loài, thực vật có 12 loài) Điều đáng chú ý là tại Khu đất ngập nước Vân Long có loài Cà Cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Vân Long được đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ năm 1998 và hiện nay là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của cả nước Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đang sở hữu 2 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam

năm 2010 đó là: "Nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất" và "Nơi có bứctranh tự nhiên lớn nhất".Năm 1999, Vân Long trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được

ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước và danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học cao, Vân Long còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn.Vân Long được mệnh danh là

"vịnh không sóng" vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như

một tấm gương khổng lồ Bức tranh thủy mặc phản chiếu rõ từng nét tạc mạnh mẽ của những khối núi đá vôi mang hình dáng đúng với tên gọi như núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiên, núi Mồ Côi, núi Cô Tiên… Tuy nhiên, mặt nước ở đây không có màu xanh của biển, mà trong vắt hiện rõ nét những lớp rong rêu dưới đáy.

Trang 30

Hình 03 Du khách đi thuyền ngắm cảnh trong Khu BTTN đất ngập nướcVân Long

Ở Vân Long còn có nhiều hang động có giá trị phát triển du lịch như Hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh Hang Cá là hang xuyên thủy dài 250m, cao 8m, rộng 10m là một động rất đẹp Đây là nơi quần tụ, sinh sản của loài cá trê, cá rô, cá chuối Hang Bóng là một hang động đẹp dài hơn 100m…

2.4 Nước khoáng nóng Kênh Gà

Suối nước khoáng nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà – xã Gia Thịnh – huyện Gia Viễn.Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh Gà và đổ vào nhánh sông Hoàng Long Đây là suối nước khoáng nóng nổi tiếng, đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đưa vào Top 5 suối nước khoáng nóng thu hút khách ở Việt Nam

Đến với Suối nước khoáng nóng Kênh Gà, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình, mà trong tương lai, khi các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư xây dựng, du khách sẽ được thả mình để tắm khoáng nóng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thư giãn quên đi những tất bật, bộn bề của cuộc sống hiện đại Nước khoáng Kênh Gà hiện nay được xử lý, đóng chai để cung cấp thêm nguồn nước khoáng quý từ thiên nhiên cho du khách.

2.5 Biển Kim Sơn - Cồn Nổi

Vùng ven biển Kim Sơn là những dải cát mịn ven biển và những cánh rừng ngập mặn trải dài ngút ngàn, những đầm lầy mặn, bãi bồi, cửa sông… dài khoảng 18km, với diện tích trên 105.000 ha, phần lớn còn giữ được trạng thái hoang sơ Đây là nơi hội tụ của hơn 500 loài động, thực vật thủy sinh, hơn 50 loài cây ngập mặn trên các bãi bồi cửa sông, 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới như Cò mỏ thìa, Rẽ mỏ thìa Với hệ sinh thái, đa dạng sinh học đã đưa vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh vùng châu thổ sông Hồng Kim Sơn còn được công nhận là nơi thuận lợi và phù hợp cho loại hình du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… Khác với tất cả các vùng biển khác, nước biển ở Kim Sơn không xanh trong mà đỏ ngầu phù

Trang 31

sa và khoáng chất, với độ mặn nhỏ hơn và những chuyển động thủy triều diễn ra nhanh hơn Ven biển Kim Sơn có nhiều khu rừng ngập mặn.Ở đây, người dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (ngao, cua…) và nuôi ong lấy mật

Hình 04 Trạm Biên phòng Cồn Nổi và rừng Phi lao

Tài nguyên du lịch biển có giá trị nhất phải kể đến Bãi Ngang - Cồn Nổi Đến với Bãi Ngang - Cồn nổi, du khách được chiêm ngưỡng sự mênh mông của biển; của trời; của một vùng đất phù sa mầu mỡ có khu rừng ngập nước quanh năm, dưới tán rừng có nhiều loài loài chim, thú, thủy sản sinh sống… đã tạo cho Bãi Ngang - Cồn Nổi một cảnh quan đặc sắc mang nét riêng của vùng đất hoang sơ, mới lạ Kể từ khi Bãi Ngang - Cồn Nổi được công nhận nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Châu thổ Sông Hồng, du lịch Kim Sơn mới thực sự nổi bật và hấp dẫn khách du lịch với giá trị du lịch sinh thái, du lịch biển.

2.6 Hệ thống hồ

2.6.1 Hồ Đồng Chương

Hồ Đồng Chương là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm giáp ranh giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long huyện Nho Quan Hồ có diện tích mặt nước khoảng 45 ha, nằm uốn lượn quanh các vạt đồi thông và có chu vi gần 6 km Hồ Đồng Chương nằm trong khu vực vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương, nên khung cảnh hồ khá hoang sơ và tĩnh lặng Xung quanh hồ là những đồi thông soi bóng tạo nên một không gian trong mát và thơ mộng giữa núi rừng đại ngàn.

Gần hồ Đồng Chương có thác Ba Tua, dòng Chín Suối và ao Trời, một ao ở trên đồi cao có nước trong xanh, nhưng không bao giờ cạn.

Năm 2008, tại khu vực hồ Đồng Chương đã được đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương với nhiều công trình như khu du thuyền, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng nhà sàn, khu thể thao, cắm trại dã ngoại, và đặc biệt là sân golf Tràng An 36 hố (giai đoạn 1 đã đưa vào sử dụng 18 hố).

2.6.2 Hồ Yên Thắng

Trang 32

Hồ Yên Thắng là một hồ nước ngọt nằm trên địa bàn huyện Yên Mô và thành phố Tam Điệp; tiếp giáp với các xã Yên Bình, Yên Thắng, Yên Thành (Yên Mô) và phường Trung Sơn (Tam Điệp) Hồ Yên Thắng dài khoảng 6 km, chu vi khoảng 15 km, diện tích mặt nước khoảng 180 ha với trữ lượng nước 6,4 triệu m3và 240 ha đồi cây xung quanh, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên hài hòa, môi trường sinh thái trong lành Chính vì thế, ở đây đã có các dự án đầu tư về du lịch như dự án sân golf Hoàng Gia, khu du lịch Đồi Dù

Dự án sân golf Hoàng Gia với 54 hố đã được đầu tư xây dựng tại khu du lịch hồ Yên Thắng Với địa thế thuận lợi, môi trường trong lành, cảnh quan đẹp, dự án sân golf Hoàng Gia đi vào hoạt động đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, giải quyết việc làm, chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang du lịch dịch vụ Đây cũng là địa điểm du lịch và giải trí chất lượng cao.

Khu du lịch hồ Yên Thắng trở thành một điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, chơi golf, vui chơi giải trí cuối tuần, câu cá hấp dẫn của Ninh Bình nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

2.6.3 Hồ Đồng Thái (gắn với hệ thống hang động)

Hồ Đồng Thái là một hồ nước ngọt nằm bên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ thuộc địa bàn xã Yên Đồng và Yên Thái, huyện Yên Mô Diện tích hồ ở điều kiện mực nước bình thường khoảng 380 ha.Hồ Đồng Thái cùng với vùng núi xung quanh là nơi hoang sơ, có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Hồ Đồng Thái với một bên là tuyến đê dài và một bên là ven núi nên có hình dạng bị cắt xẻ nhiều.Bờ hồ nằm uốn lượn tạo ra nhiều "bán đảo" với nhiều thung lũng đẹp, diện tích từ 2 - 10 ha, Các thung lũng là khu rừng nguyên sơ với nhiều loại động, thực vật hoang dã.Phần lớn thung lũng có bề mặt bằng phẳng, rất thuận lợi xây dựng các khu vui chơi, giải trí hòa quyện với thiên nhiên.

Hình 5 Quang cảnh khu vực hồ Đồng Thái

Gần với hồ Đồng Thái, nằm trong dãy núi Tam Điệp còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa khác như Cửa Thần Phù, động Thiên Cung, động Suối Lỗ, Phòng Tuyến Tam Điệp…, thuận lợi kết hợp thành những tour du lịch hấp dẫn.

2.6.4 Núi Dục Thúy (núi Non Nước)

Trang 33

Núi Dục Thúy (còn gọi là núi Non Nước) là một ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân với sông Đáy, xen giữa hai cây cầu Non Nước (cầu đường sắt) và cầu Ninh Bình (cầu đường bộ); thế núi nhô ra, soi bóng trên dòng sông Đáy, tạo thành một mái hiên hình vòm cuốn với huyền diệu, sơn thủy hữu tình ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình Núi cao khoảng gần 70m, lối lên đỉnh núi Thúy qua 72 bậc đá, chia làm 5 cấp, trên đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện cho người dân và khách du lịch ngắm cảnh, tham quan

Hình 6 Khu vực núi Dục Thúy

Núi Dục Thúy là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình, xưa kia là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư Từ thời Trần, Trương Hán Siêu đã sớm phát hiện và ca ngợi núi Dục Thúy, ông còn cho xây dựng Nghênh Phong các trên đỉnh núi để đón gió, đợi trăng, ngắm cảnh mộng mơ của trời mây non nước và bình thơ Dưới chân núi Dục Thúy có chùa Non Nước và đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu.

3 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch văn hóa (bao gồm cả vật thể và phi vật thể) là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trải qua nhiều thế hệ Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa hết sức đa dạng của nhân dân Ninh Bình và là nguồn lực để thu hút khách du lịch.

3.1 Các di tích lịch sử - văn hóa

Theo kết quả kiểm kê, đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 346 di tích đã được xếp hạng, bao gồm: 79 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt), và 267 di tích xếp hạng cấp tỉnh Một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng, bao gồm:

3.1.1 Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư là Quần thể di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt, đồng thời là một trong 4 vùng lõi của Quần thể danh thắng Tràng An Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại Nhà

Trang 34

Đinh, Nhà Tiền Lê và khởi đầu Nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ trong lịch sử Việt Nam Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, kháng Tống - bình Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long - Hà Nội, Hoa Lư trở thành Cố đô Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không còn đóng đô ở Hoa Lư, nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch khoảng 13,87 km² thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư Với bề dày thời gian hơn 1.000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều triều đại và trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn để người dân và du khách đến chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp của toàn bộ khu di tích, ghi dấu thời kỳ mở nước huy hoàng, độc lập, tự chủ của đất nước Đại Cồ Việt từ ngàn năm về trước

Hình 7 Khu di tích Cố đô Hoa Lư

3.1.2 Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư)

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được tọa lạc trên khuôn viên với diện tích khoảng

5ha Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, theo kiểu “nội công, ngoại quốc” Từ sân

rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh Đi hết tòa Thiêu hương là vào chính cung 5 gian: Gian giữa thờ tượng vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối, hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa; gian bên phải thờ tượng Đinh Hạng Lang (ngoài), Đinh Toàn (trong) đều quay mặt về phía Bắc, là hai con thứ của vua Đinh Tiên Hoàng; gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Đinh Tiên Hoàng.

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19.

3.1.3 Đền thờ Vua Lê Đại Hành (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư)

Trang 35

Đền thờ vua Lê Đại Hành cách đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàngchừng 300m.Đền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa.Đền có quy mô nhỏ hơn đền vua Đinh.

Đền có ba tòa: tòa ngoài là Bái đường; tòa giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng (người có công với vua Lê Đại Hành) và Chính cung nơi đặt tượng vua Lê Đại Hành (gian giữa), tượng thái hậu Dương Vân Nga (bên trái) và tượng Lê Long Đĩnh con thứ 5 của vua Lê (bên phải) Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10.

3.1.4 Đền Thái Vy

Đền Thái Vy thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, được xây dựng

theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, thờ Vua Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên

và Vua Trần Thánh Tông, những vị vua đã có công với đất Hoa Lư Ấn tượng đầu tiên khi đến với đền Thái Vy là dãy núi đá Cấm Sơn án ngữ phía sau đền; trước đền là giếng ngọc được xây bằng đá xanh; ở trước cổng là hai con ngựa đá xanh nguyên khối; tiếp đó là tháp chuông làm bằng gỗ lim, bên trong có treo một quả chuông cổ, các mái ngói mũi hài Đối diện với tháp chuông là tháp bia với ba tấm bia ghi công đức những người có công xây dựng đền.

Hình 8 Cổng và khu vực đền Thái Vi

3.1.5 Đền Vua Đinh Tiên Hoàng (thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn) Thôn Văn Bòng là quê hương của Đinh Tiên Hoàng đế, vì vậy người dân nơi đây đã lập đền thờ ông Đền tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 2.500m2 quay mặt về hướng Tây, xây tường thấp bao quanh với 3 tòa, kiến trúc theo kiểu “tiền nhất, hậu đinh” liền nhau Tiền đường 5 gian, kiến trúc theo kiểu đình làng, bên trong Hậu cung chỉ đặt tượng vua Đinh Tiên Hoàng bằng gỗ sơn son thếp vàng cao gần 2m Phía trước có hồ bán nguyệt, giữa sân đền là một sập Long Sàng bằng đá tượng trưng cho vua ngự triều.

Đền có quy mô nhỏ, nhưng du khách đến thăm nơi đây như được trở về thăm quê hương của người anh hùng thế kỷ thứ X với nhiều huyền thoại về thời thơ ấu của Đinh Bộ

Trang 36

Lĩnh cùng với những người bạn đã từng chăn trâu cắt cỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ và nuôi chí lớn dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

3.1.6 Đền Trương Hán Siêu

Đền thờ danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu nằm trên địa bàn phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình).Đền được xây dựng cạnh chân núi Non Nước, nơi ngã ba sông Đáy và sông Vân.Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng năm 1998, gồm 3 gian bái đường và 2 gian hậu cung.Trước cửa đền có bức đại tự viết bằng chữ Hán "Trương Thăng Phủ Từ" Ngôi đền là công trình văn hóa thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào của nhân dân Ninh Bình đối với danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu.

3.1.7 Chùa Bái Đính

Khu tâm linh núi chùa Bái Đính thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An, nằm trên địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía tây khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam như: chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất Châu Á, hành lang La Hán dài nhất Châu Á, tháp xá lợi Phật cao nhất Châu Á và tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…

Núi Bái Đính có từ lâu đời, nó gắn liền với nhiều giai thoại và huyền thoại về vị Thiền sư danh tiếng của nước Nam - Lý triều quốc sư Nguyễn Minh Không, Ngài chính là người đặt nền móng xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật nơi đây Chùa Bái Đính (chùa cổ) có từ năm 1.136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập, gồm có các điểm như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, Ban thờ Thánh Cao Sơn… Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

3.1.8 Chùa Bích Động (thôn Đam Khê trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên sườn núi Bích Động Điều độc đáo là chùa được xây dụng ở sườn núi cao, dựa vào thế núi Núi, động và chùa đan quyện, hài hòa bổ sung cho nhau, ẩn hiện giữa những cây đại thụ hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên Chùa Bích Động bao gồm 3 ngôi chùa: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

3.1.9 Chùa và động Địch Lộng (thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn)

Chùa Địch Lộng nằm ở phía bắc xã Gia Thanh, cách cầu Đoan Vĩ khoảng 600m về phía Tây, cách thành phố Ninh Bình 15 km về phía Bắc, cách Hà Nội 80 km về phía Nam Địch Lộng nghĩa là tiếng sáo thổi, khi đứng ở cửa động, gió thổi vào, nghe có tiếng vi vu như tiếng sáo Chùa Địch Lộng còn có tên gọi khác là Chùa Hang, Cổ Am Tự, hay Nham Sơn

Chùa Địch Lộng là một cụm kiến trúc chùa và đình, chùa thờ Phật, đình thờ Thần Đình Địch Lộng thờ Nguyễn Minh Không, Quốc sư thời Lý Theo truyền thuyết, sinh thời Nguyễn Minh Không thường đơm đó ở Kẽm Trống (cách Địch Lộng 400m),

Trang 37

giữa Kẽm Trống có một mô đá nhô lên là “nút đó” của ông, hai bên Kẽm Trống và núi

Rùa có 2 nốt chân trên đá, dân gian gọi đó là nốt chân Thánh Nguyễn Lúc đầu, nhân dân thờ ông ở Gộp Hồ, một vách núi đá ven núi Kẽm Trống, về sau mới rước về thờ ở đình Địch Lộng.

Chùa Địch Lộng hiện nay còn lưu giữ một số hiện vật quý: Một quả chuông nhỏ, đường kính 25cm, không rõ niên hiệu, treo ở nhà Tổ; một quả chuông lớn, đúc năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) treo ở chùa và 22 pho tượng Phật và Bồ Tát, có tượng Quan âm dạng nghìn mắt nghìn tay và 1 tượng Quốc sư Nguyễn Minh Không.

3.1.10 Chùa Non Nước

Đây là một ngôi chùa cổ, tọa lạc dưới chân núi Dục Thúy (núi Non Nước), bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân.Chùa nằm trên địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.Chùa Non Nước được xây dựng từ thời Nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông, quốc sư Nguyễn Minh Không để thờ Phật Chùa được xây bằng đá, mái cong rồng lượn và đã xuất hiện tháp, trong tháp đặt một tượng Phật chính và một số tượng phụ.

Sang thế kỷ VIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp.Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư.Đến đời Trần, tháp đổ vỡ.Đến năm 1337 thời vua Trần Hiến Tông, tháp được khởi công xây dựng lại Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng - tức là người Ninh Bình) Khi đang giữ chức Tả ty Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài "Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký" (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế xây dựng lại xong Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây dựng lại cao 4 tầng: "Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ".

3.1.11 Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn)

Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1898 với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông còn hạn chế, nhưng việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ tích Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40km về Phát Diệm Đây là một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá.

Nhà thờ đá còn được gọi là nhà thờ dâng kính trái tim Đức Mẹ Tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp bốn mùa trong năm.

Trang 38

Hình 9 Khu vực Nhà thờ đá Phát Diệm

Ngoài các di tích văn hóa lịch sử kể trên, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nhiều di tích nổi bật đã xếp hạng có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch như: Chùa Nhất Trụ (Bảo vật quốc gia), Đền Dâu, Đền Vực, Động Thiên Tôn, Động Am Tiên, Chùa Ngần, Phủ Đông Vương, Phủ Kính Thiên, Đền thờ Đức Thánh Nguyễn, Đền thờ Nguyễn Công Trứ, Chùa Lạc Khoái…

3.2 Các lễ hội tiêu biểu

Theo kết quả kiểm kê năm 2016, toàn tỉnh có 312 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm đầy đủ các loại hình, trong đó có 225 lễ hội Một số lễ hội tiêu biểu bao gồm:

3.2.1 Lễ hội Hoa Lư

Lễ hội được tổ chức từ ngày 9 - 11 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành Lễ hội gồm hai phần lễ và hội.Phần Lễ tổ chức rước nước ở bến Trường Yên (sông Hoàng Long) và được tổ chức tế lễ rất trang nghiêm ở hai đền vua Đinh và vua Lê.Phần Hội: Tổ chức diễn trò “Cờ lau tập trận”, thi viết thư pháp, cờ tướng, múa rồng, kéo chữ Thái Bình

3.2.2 Lễ hội đền Thái Vy

Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 - 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần những người có công lớn với dân, với nước Phần Lễ được tiến hành dưới hai hình thức: rước kiệu và tế Rước kiệu ở đền Thái Vy không chỉ có một đoàn, mà là trên 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình Sau phần rước kiệu là đến phần tế Tế là nghi lễ quan trọng được tổ chức trước Đền Phần Hội ở đền Thái Vy thực sự là phần vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự hội, gồm các trò múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền

3.2.3 Lễ hội chùa Địch Lộng

Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6 và mùng 7 tháng 3 âm lịch tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn Phần Lễ tổ chức lễ dâng hương và lễ Phật

Trang 39

theo nghi thức nhà Phật Phần Hội tổ chức các trò chơi dân gian như múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho

3.2.4 Lễ hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính được mở hội vào ngày mùng 6 tháng giêng và diễn ra hết mùa xuân hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn Lễ hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội.Phần Lễ thường tổ chức dâng hương, tưởng nhớ các vị anh hùng có công với nước, với dân Phần Hội kéo dài hết mùa xuân, tổ chức các trò chơi dân gian như đánh cờ, đấu vật

3.2.5 Lễ hội Báo bản Nộn Khê

Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô Phần Lễ ngoài việc tổ chức tế, dâng hương tôn vinh công đức của các vị tiền bối lập ra làng xã, còn dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn các liệt sỹ là con em của làng Một nét độc đáo của lễ hội Báo bản là kính báo lên Thành Hoàng, các bậc tiên tổ về sự thành đạt, hiếu học của con em dân làng và những thành tích của làng đã đạt được trong năm cũ Phần Hội cũng có những trò vui chơi giải trí như các lễ hội khác.

3.2.6 Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ được tổ chức vào 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kỵ, ngày 15 tế tạ Hình thức tế theo phong tục tế lễ như các lễ hội khác Phần Hội có các trò dân gian như múa lân, đấu vật, thi bơi trải trên sông Ân

3.2.7 Lễ hội Tràng An

Lễ hội Tràng An được tổ chức vào ngày 18/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ và tri ân Đức thánh Quý Minh Đại Vương, là một vị tướng trấn ải Sơn Nam, thời vua Hùng Vương thứ 18, Người đã có công trong sự nghiệp gìn giữ và bảo vệ dân tộc; phù trợ giúp mưa thuận, gió hòa, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

4 Đánh giá chung về tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình

4.1 Những lợi thế

- Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình việc quy hoạch du lịch, các đề án, dự án về du lịch, các hoạt động du lịch gắn bó chặt chẽ với các chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Nhận thức được hoạt động du lịch sinh thái phải là công cụ để bảo tồn nên việc xây dựng các mô hình khai thác du lịch gắn với bảo vệ rừng được quan tâm, ngày càng phổ biến Mô hình bảo tồn gắn với du lịch ở Vườn quốc gia Cúc Phương, ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Khu du lịch Tràng An là những điển hình

Trang 40

- Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch quốc gia, xuyên suốt từ Bắc vào Nam (trong đó có cả đường cao tốc Bắc – Nam) chạy qua…

- Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan vô cùng đặc sắc và đa dạng, là vùng đất ken dày các di tích lịch sử Đến nay toàn tỉnh có hơn 1.500 di tích, trong đó có 80 di tích đã được xếp hạng quốc gia.

4.2 Những hạn chế

- Hệ thống giao thông đường bộ mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp, nhưng một số tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường kết nối đến nhiều khu, điểm du lịch chất lượng còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

- Năng lực cấp nước sạch cho phát triển kinh tế - xã hội, cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, cho phát triển du lịch… chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều cơ sở du lịch vẫn còn sử dụng nước giếng khoan…

- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải chưa đồng bộ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu Đặc biệt ở khu du lịch quốc gia Tràng An đến nay vẫn chưa có hệ thống thu gom nước thải, chưa có hệ thống xử lý rác thải tại chỗ mà vẫn phải chuyển đi nơi khác với chi phí cao.

- Chưa có quy chế chia sẻ trách nhiệm và hưởng lợi từ đơn vị sử dụng MTR trong hoạt động du lịch sinh thái với các ban quản lý rừng phòng hộ và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Các đơn vị kinh doanh du lịch chưa có mối liên kết với nhau để đưa khách du lịch từ khu này đến nơi khác.

Ngày đăng: 03/04/2024, 11:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan