Hotline:09187553560936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng Tư vấn lập dự án xin chủ trương Tư vấn lập dự án đầu tư Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư Tư vấn giấy phép môi trường Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1500 Tư vấn các thủ tục môi trường
Trang 1THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỔNG HỢP
Địa điểm thực hiện dự án: , Tỉnh Quảng Trị
Trang 2
-DỰ ÁN
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỔNG HỢP
Địa điểm:, Tỉnh Quảng Trị
ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN
0918755356-0936260633
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5
I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 5
II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 5
III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6
3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp 6
3.2 Quảng Trị phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững 6
6.2 Địa điểm xây dựng dự án 13
6.3 Thời gian thực hiện dự án 13
VII MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 13
7.1 Mục tiêu chung 13
7.2 Mục tiêu cụ thể 14
VIII ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 14
8.1 Thị trường bò thịt 14
8.2 Thị trường thịt gia cầm toàn cầu đến 2030 16
8.3 Thị trường thức ăn chăn nuôi 18
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 20
I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 20
1.1 Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình 20
Trang 42.1 Kỹ thuật nuôi bò thịt vỗ béo 23
2.2 Kỹ thuật nuôi dê sinh sản 26
2.3 Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt 30
2.4 Các loại cỏ thích hợp trồng làm thức ăn chăn nuôi 32
CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 37
I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 37
1.1 Chuẩn bị mặt bằng 37
1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 37
1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 37
II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 37
2.1 Các phương án xây dựng công trình 37
2.2 Các phương án kiến trúc 38
III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 39
3.1 Phương án tổ chức thực hiện 39
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 40
I GIỚI THIỆU CHUNG 40
II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 40
III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 41
3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 41
3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 43
IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 46
V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 47
5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 47
5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 52
VI KẾT LUẬN 55
Trang 5CHƯƠNG V TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN 56
I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 56
II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 58
2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 58
2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 58
2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 58
2.4 Phương ánvay 59
2.5 Các thông số tài chính của dự án 60
KẾT LUẬN 63
I KẾT LUẬN 63
II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 63
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 64
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 64
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 65
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 66
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 67
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 68
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 69
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 70
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 71
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 72
Trang 6CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:
“Trang trại chăn nuôi tổng hợp”
Địa điểm thực hiện dự án: Tỉnh Quảng Trị.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 18.061,0 m2 (1,81 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án: 2.000.000.000 đồng
(Hai tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (50%) : 1.000.000.000 đồng + Vốn vay - huy động (50%) : 1.000.000.000 đồng Quy mô nuôi trồng, sản xuất của dự án:
I SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
I.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa Trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong
Trang 7các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.
Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi hiện đang đứng trước một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao.
Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít Quy mô của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt trứng gia cầm của thị trường là rất cao, được chăn nuôi từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ.
I.2 Quảng Trị phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững
Thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ
Ở Quảng Trị, những năm qua nhiều hộ gia đình ở vùng gò đồi thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng và hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông vẫn duy trì tập quán nuôi trâu, bò thả rông trong rừng Theo đó, sau khi mua được con giống về, người dân xua trâu, bò vào rừng để chúng tự kiếm lấy thức ăn, không phải bỏ công chăn dắt, thuốc thang chăm sóc khi bị dịch bệnh Lúc cần xẻ thịt hoặc bán, người dân chỉ việc vào rừng rẻ đàn lùa về Chính từ tập quán chăn nuôi lạc hậu này đã nảy sinh những rắc rối, phức tạp mà hậu quả chính người chăn nuôi phải gánh chịu.
Do địa hình rừng núi đi lại khó khăn, việc triển khai tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc còn hạn chế nên nhiều trâu, bò bị nhiễm bệnh chết trong rừng Đây chính là nguồn lây lan dịch bệnh không kiểm soát được Việc trâu, bò thả rông rồi không kiểm soát được dẫn đến tranh chấp vật nuôi, gây mất an ninh trật tự ở địa phương, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm đã từng xảy ra ở Quảng Trị.
Trang 8Bên cạnh đó, trâu, bò khi được trả về với tự nhiên, không có sự quản lý của con người, bản tính hoang dã của chúng lại trỗi dậy, thường xuyên phá hoại diện tích rừng trồng cao su tiểu điền, sắn, hoa màu và đe dọa đến cả tính mạng người dân Thời gian qua, có nhiều người dân ở xã Cam Tuyền (Cam Lộ), Triệu Ái (Triệu Phong) bị đàn trâu hoang tấn công gây thương tích khi vào rừng sản xuất gây hoang mang, lo lắng cho người dân.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị Nguyễn Sinh Tung cho biết: Đối với số trâu bò chăn nuôi có kiểm soát, khi có dịch bệnh xảy ra, cơ quan thú y sẽ triển khai nhanh các biện pháp để khống chế, bao vây, dập dịch Còn đối với số trâu bò thả rông, lực lượng thú y dù có nỗ lực vào rừng tiêm phòng thì cũng không thể bao quát được và nguy cơ lây lan dịch bệnh từ trâu, bò thả rông là hết sức cao Những năm qua, thiên tai với loại hình mới xuất hiện như rét đậm, rét hại kéo dài đã gây ngã đổ một số lượng lớn trâu, bò, nhất là bê, nghé, làm cho người chăn nuôi bị thiệt hại lớn
Ðể giữ vững tổng đàn và chất lượng vật nuôi trước những biến động bất lợi của thiên tai, dịch bệnh, những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều đề tài nghiên cứu để chọn lựa và nâng cấp các loại giống con nuôi có giá trị kinh tế cao nhân rộng ra các địa phương trên địa bàn Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn phát triển bền vững và chiếm tỷ trọng tương xứng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp Theo đó, người dân không chăn nuôi theo lối tận dụng đồng cỏ tự nhiên, thả rông, mặc chăng hay chớ, thả nổi cho dịch bệnh, thời tiết bất lợi, mà phải chủ động tạo nguồn thức ăn cho trâu, bò, lợn bảo đảm về số lượng và chất lượng
Định hướng phát triển chăn nuôi
Hiện nay, đứng trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải thay đổi căn bản theo hướng thâm canh sản xuất hàng hoá và tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, Võ Văn Hưng cho biết: Mô hình trồng cỏ nuôi bò đang giúp nông dân các xã vùng gò đồi thay đổi tập quán chăn nuôi từ dựa vào tự nhiên sang chăn nuôi theo phương thức an toàn, có hiệu quả kinh tế cao Đây còn là cơ sở vững chắc trong
Trang 9việc xây dựng nguồn nông sản hàng hóa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng Đặc biệt, việc chăn nuôi theo hướng ổn định, bền vững sẽ tạo điều kiện để nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở Công tác bao vây, khống chế, dập dịch trên đàn gia súc cũng sẽ nhanh chóng, chủ động và hiệu quả hơn.
Toàn tỉnh Quảng Trị có tổng đàn bò hơn 55.550 con, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước Số lượng bò cái được phối tinh giống Zebu tăng nhanh qua các năm, tiếp tục khẳng định hiệu quả của chương trình cải tạo đàn bò (bò lai chiếm 41,4% tổng đàn) Trong chăn nuôi bò đã hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi bò nhốt vỗ béo kết hợp dành vùng đất tốt để trồng cỏ nuôi bò đang ngày càng phát triển ở thôn Bắc Bình (Cam Tuyền); nuôi bò lai Zebu ở các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Tân (Vĩnh Linh) Hiện nay, chăn nuôi bò ở Quảng Trị chuyển mạnh theo hướng nuôi bò nhốt kết hợp với trồng cỏ thâm canh và kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp tập trung, áp dụng công nghệ cao.
Để ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu, bò phát triển và chiếm tỷ trọng tương xứng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, các địa phương và người chăn nuôi đã tập trung vào việc tạo nguồn thịt dồi dào, chất lượng cao cho xã hội từ vật nuôi, thay vì tận dụng trâu, bò làm sức kéo Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cùng các địa phương đã từng bước quy hoạch đồng cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt, chủ động đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời xây dựng các chương trình, dự án mang tính lâu dài bảo đảm chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.
Từ những thực tế trên, tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang trại
chăn nuôi tổng hợp”tại thửa đất Rú Chùa, thôn Tân Văn, Xã Gio An, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trịnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhchăn nuôicủa tỉnh Quảng Trị.
II CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nghị quyết số 100/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân
Trang 10vay, phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứNghị quyết “Về xây dựng huyện Gio Linh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025”;
Căn cứ tiềm năng, lợi thế của huyện Gio Linh;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Căn cứ Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Trang 11quy hoạch xây dựng;
Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022.
III ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ CỦA HUYỆNGIO LINH
Vị trí địa lý
Huyện Gio Linh nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông
Phía tây giáp huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông
Phía nam giáp các huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà Phía bắc giáp huyện Vĩnh Linh.
Nơi đây từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, chia đôi đất nước thành hai miền Bắc - Nam với nhiều trận đánh khốc liệt.
Huyện Gio Linh có diện tích là 473 km², dân số năm 2019 là 75.276 người.
Giao thông
Tuyến Quốc lộ 1 chạy qua huyện Gio Linh Dự án sân bay Quảng Trị dự kiến sẽ được xây ở xã Gio Quang, nằm ở phía nam của huyện.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ đi qua đang được xây dựng.
Kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2023, huyện Gio Linh đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên từng lĩnh vực Sản xuất nông nghiệp có năng suất khá cao, sản lượng các loại cây trồng chính hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2022, năng suất lúa 60 tạ/ha, sản lượng ước đạt 29.181 tấn (tăng 3.361 tấn) Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 1.310.198,4 triệu đồng Cây lâu năm phát triển ổn định, tổng diện tích hiện có 4.423,9ha, chăn nuôi gia
Trang 12Khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 6.977 tấn Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 17,7%.
Tổng thu ngân sách đến 15/6/2023 là 378.846 triệu đồng, đạt 82,2% dự toán huyện gia (đạt 85,91% so với dự toán tỉnh giao) Tổng chi ngân sách Nhà nước trong 6 tháng đầu năm là 225.922/456.006 triệu đồng.Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước do huyện, xã quản lý tính đến ngày 15/6/2023 là 218.861,792 triệu đồng.
Tình hình xây dựng các công trình trọng điểm của huyện phát triển nhưng còn có nhiều trở ngại, chủ yếu phần công tác giải phóng mặt bằng đang gặp rất nhiều khó khăn Đã tổ chức đấu giá và hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với 11 lô đất tại khu vực xã Gio Sơn với tổng giá trị: 6.026,109 triệu đồng Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã tạo được việc làm mới cho 761 lao động.
Thuận lợi
Huyện Gio Linh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Địa hình của huyện phân làm ba vùng rõ rệt gồm vùng gò đồi miền núi chiếm 61,18% diện tích, phù hợp phát triển rừng, cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu, cao su, trồng cỏ chăn nuôi, trồng cây dược liệu; vùng đồng bằng chiếm 26,7% diện tích, phù hợp phát triển cây lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi; vùng cát ven biển chiếm 6,12% diện tích, cùng bờ biển dài 15 km và 02 cửa lệch Cửa Việt, Cửa Tùng, rất phù hợp để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi Bên cạnh đó, Gio Linh có diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 40% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, có 22.540 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 30,14%) là thuận lợi để khai thác tiềm năng và thế mạnh nông nghiệp của huyện.
Những khó khăn, thách thức trong chăn nuôi của huyện
Quỹ đất dành cho phát triển trang trại trên địa bàn còn rất ít, lại thuộc quyền sử dụng của những người không có nhu cầu đầu tư lĩnh vực này, ngược lại, một số nhà đầu tư tiềm năng lại thiếu đất để phát triển sản xuất.
Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn phức tạp, kéo dài.
Chính quyền địa phương chưa quan tâm công tác quy hoạch vùng chăn nuôi, bên cạnh đó thiếu các chính sách thu hút nhà đầu tư trên lĩnh vực này.
Giá cả đầu vào và đầu ra trong thời gian qua biến động bất lợi cho người sản xuất chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi còn xảy ra nhiều, thị
Trang 13trường tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh (đối với cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, suất đầu tư thấp- áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn yếu).
IV QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁNIV.1 Quy mô dự án
Dự án có tổng diện tích tự nhiên là 18.061,0 m2 (1,81 ha), trong đó diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 18.061,0 m2 (1,81 ha).
IV.2 Địa điểm xây dựng dự án
Dự án“Trang trại chăn nuôi tổng hợp” được thực hiện tại Tỉnh Quảng Trị.
IV.3 Thời gian thực hiện dự án
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư.
Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó:
Trang 14+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 6 tháng.
V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNV.1 Mục tiêu chung
Phát triển dự án “Trang trại chăn nuôi tổng hợp” theohướng chuyên
nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhchăn nuôi, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước
Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực xã Gio An, huyện Gio Linh.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của huyện Gio Linh.
Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
V.2 Mục tiêu cụ thể
Phát triển mô hìnhchăn nuôi tập trung chuyên nghiệp, hiện đại,góp phần cung cấp sản phẩmbò thịt, gà thịt và dê giống chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Chăn nuôi bò nhốt vỗ béo kết hợp trồng cỏ thâm canh nuôi bò, từ đó giảm thiểu được chi phí thức ăn chăn nuôi, gia tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
Cung cấp sản phẩm bò thịt, gà thịt và dê giống cho thị trường khu vực tỉnh Quảng Trị và khu vực lân cận.
Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và huyện Gio Linh nói chung.
Trang 15VI ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNGI.1 Thị trường bò thịt
Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sản lượng thịt bò mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và gia cầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Có nhiều lý do để bò nhập khẩu được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam Đó là do nhu cầu dùng thịt bò trong dân còn lớn Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt trâu bò chỉ mới chiếm 7,3 kg/người/năm trong khi con số trung bình của thế giới là 23% Trong đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 40% sản lượng thịt bò tiêu thụ, còn lại 60% nhập khẩu từ các nước khác.
Yếu tố quan trọng không kém là giá cả và chất lượng thịt Giá thịt bò tại Úc và nhiều nước rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam.
Giá thịt bò trong nước và nhập khẩu (theo khảo sát tại một hệ thống phía Bắccủa báo Tuổi Trẻ)
Trong chiến lược phát triển sản xuất và thị trường thịt bò 10 năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bò thịt để đến năm 2030 đạt trên 10% thịt bò trong tổng sản lượng thịt các loại
Trang 16những năm tới tới có xu hướng tăng Đây là cơ hội để chăn nuôi bò thịt trong nước mở rộng sản xuất
Ngành chăn nuôi đề ra mục tiêu sản lượng thịt bò đến năm 2025 đạt 550 nghìn tấn; đến năm 2030 đạt từ 600 nghìn đến 650 nghìn tấn.
Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 25.2.2021 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường.
Trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định sẽ đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt làm lợi thế để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp.
I.2 Thị trường thịt gia cầm toàn cầu đến 2030
Gia cầm là một trong những ngành công nghiệp vững chắc và quan trọng nhất trên thế giới thông qua sản xuất gà thịt và gà đẻ Thị trường gia cầm được định vị là một trong những ngành quan trọng nhất trên toàn cầu do sự tham gia vào an ninh lương thực của thế giới và vai trò hàng đầu của ngành trên các thị trường quốc tế.
Thị trường gia cầm thế giới đang tìm cách kích hoạt trở lại sau đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tất cả quốc gia trong năm 2020 và 2021 Hiện nay, việc mở cửa thị trường trở lại đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng cường các mối liên kết thông qua các hoạt động, sự kiện… trong lĩnh vực gia cầm.
Tăng trưởng dân số thế giới chậm lại
Vào năm 2030, thế giới sẽ có khoảng 8,3 tỷ người và vào năm 2050, trái đất này sẽ là ngôi nhà chung của 9,3 tỷ người Điều này có nghĩa là việc tăng 70% sản lượng lương thực, thực phẩm sẽ là cần thiết từ nay đến năm 2050 để theo kịp dân số toàn cầu ngày càng tăng, theo một bài thuyết trình được đưa ra bởi Carl Hausmann, Giám đốc điều hành tại Bunge Ltd.
Sự gia tăng dân số sẽ cao nhất ở các nước đang phát triển Dự báo tại các quốc gia này sẽ có khoảng 6,9 tỷ người vào năm 2030 và sẽ chiếm 85% dân số toàn cầu vào năm 2050 Do đó, tại các nước này sẽ chiếm phần lớn sự tăng trưởng nhu cầu đối với thịt và trứng gia cầm trong thời gian tới
Trang 17Sự thay đổi trong thị trường thịt toàn cầu
Trên phạm vi toàn cầu, sản xuất thịt trong thập kỷ tới cũng sẽ chậm lại so với tốc độ tăng trưởng trước đó Theo dự báo của FAO, sản xuất thịt toàn cầu sẽ tăng chậm từ mức tăng trung bình 2,2% mỗi năm trong thập kỷ trước xuống còn 1,8% mỗi năm, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil và Argentina, cũng như chi phí đầu vào tăng cao.
Sản xuất thịt gia cầm và thịt heo với mức tăng tương ứng 14% và 5% mỗi năm trong thập kỷ qua, được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình trong khoảng 2% mỗi năm đến năm 2025 Nhìn chung, các nước đang phát triển sẽ chiếm 77% tăng trưởng sản xuất thịt trong giai đoạn đến năm 2025 Sản xuất gia cầm sẽ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất (2,2% mỗi năm) so với các loại thịt khác và sẽ vượt qua thịt heo vào cuối năm 2021 với sản lượng cao nhất Đến năm 2021, sản lượng thịt gia cầm có thể sẽ đạt hơn 127,2 triệu tấn, so với gần 126 triệu tấn thịt heo.
Cùng với nhu cầu cao về trứng, phần lớn lượng tiêu thụ thịt sẽ tập trung ở các nước châu Á và Thái Bình Dương, chiếm 56% mức tăng nhu cầu thịt toàn cầu trong giai đoạn 2010 - 2021 Đến năm 2021, người tiêu dùng ở các nước
Trang 18thụ hàng năm khoảng 62% thịt gia cầm, 19% thịt heo, 13% thịt bò và 6% thịt cừu Dự báo tiêu thụ thịt gia cầm ở các nền kinh tế phát triển vào năm 2021 có thể sẽ đạt 44,7 triệu tấn, trong khi các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiêu thụ khoảng 82,3 triệu tấn.
Tăng trưởng thương mại hàng năm về thịt gia cầm sẽ chậm lại đáng kể so với giai đoạn trước đó, chỉ ở mức dưới 2%/năm đến năm 2030, so với mức bình quân 5,5%/năm trong thập kỷ qua Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng thương mại gia cầm sẽ là Mỹ và Brazil, chiếm gần 80% thương mại gia cầm thế giới trong giai đoạn 2021 - 2025 Tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ được dẫn dắt bởi các quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh.
I.3 Thị trường thức ăn chăn nuôi
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong giai đoạn 2015 - 2020, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần Tuy nhiên giá bắt đầu tăng và tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay, trong đó giá ngô và giá khô dầu đậu tương tăng cao nhất.
Hiện nay, tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá…) của toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm Để đáp ứng nhu cầu này, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, trong khi trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65%).
Trong 8 tháng năm 2022, ước tính đã nhập khẩu 12,34 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 5,97 tỷ USD (giảm 26,3% về số lượng và 3,2% về giá trị ) Sản lượng nguyên liệu nhập khẩu giảm do giá nguyên liệu thế giới tăng nên các doanh nghiệp đã sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhiều hơn (tấm gạo, cám gạo và sắn) để thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
Trang 19(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Đối với chất phụ gia và thức ăn bổ sung (vitamin, axit amin), Việt Nam phải nhập khẩu tới 80% do nước ta không có công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nhỏ không thu hút được đầu tư, mà chỉ sản xuất được một lượng nhỏ thức ăn bổ sung khoáng, chế phẩm vi sinh và thảo dược.
Nhìn chung, khó khăn lớn nhất là năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Dự báo, triển vọng
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, thị trường chăn nuôi toàn cầu sẽ tăng trở lại vào nửa sau của năm 2022 do các nước cơ bản đã khống chế được dịch, thực hiện chính sách mở cửa an toàn, sống chung với dịch Có thể nói đây là cơ hội lớn nhất, quan trọng nhất của ngành chăn nuôi toàn cầu nói chung và ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng trong năm 2022
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn trước đây do các nước tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA bắt buộc phải mở của thị trường đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt gia cầm và cá dự kiến sẽ tăng 5 -6%, thịt bò tăng 7,5 - 8,5%, thịt heo tăng 7 - 8%.
Trang 20FAO và OECD từng nhấn mạnh rằng châu Á và Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới mà tỷ lệ tiêu thụ thịt bò được dự báo sẽ tăng không ngừng cho đến năm 2030 bởi xét đến cái nền so sánh thấp trước đó.
Nhu cầu đối với thịt bò ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 5-6%/năm Hiện mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt đạt 3,15 kg thịt xẻ/người/năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố ở trong nước, bao gồm quy mô dân số gần 100 triệu người, GDP của nền kinh tế tăng và quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt.
Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sản lượng thịt bò mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và gia cầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Trang 21CHƯƠNG II PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH,LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHI.1 Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TTNội dungDiện tíchlượngSốxây dựngDiện tíchtích sànDiệnĐVT
1 Khu trại nuôi bò 150,0 30 con 120,0 120,0 m2
2 Khu trại nuôi dê 50,0 20 con 40,0 40,0 m2
3 Khu trại nuôi gà 450,0 2000con 400,0 400,0 m2
4 Hạ tầng kỹ thuật, giaothông nội bộ 130,0 m2
6 Tu sửa đường vào trang trại (2 km)
Trang 22I.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng)
TTNội dungDiện tích Số lượngxây dựngDiện tíchtích sànDiệnĐVTĐơn giáThành tiềnsau VAT
Trang 23TTNội dungDiện tích Số lượngxây dựngDiện tíchtích sànDiệnĐVTĐơn giáThành tiềnsau VAT
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Trang 24II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆII.1 Kỹ thuật nuôi bò thịt vỗ béo
Làm chuồng
Chuồng nuôi nhốt bò cần đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng không trơn trượt, có độ dốc để thoát nước, luôn khô ráo đảm bảo thuận tiện trong khâu chăm sóc quản lý nuôi dưỡng Máng ăn và uống của bò nên làm bằng xi măng, đặt theo chiều dài hành lang chuồng để tiện cho việc phân phối thức ăn Cần làm lưới che cho bò không bị ruỗi muỗi quấy phá nhất là vào mùa mưa, nếu không tận dụng phân bò làm hầm Bioga có thể chia chuồng bò thành 2 khu riêng biệt Một bên nuôi bò và một bên chứa phân tươi để bán
Vệ sinh chuồng bò vào mỗi buổi sáng sớm để đảm bảo bò luôn được sạch sẽ và lưu ý trong nuôi bò vỗ béo tránh để bò di chuyển nhiều khi dọn vệ sinh đồng thời cố định vị trí mỗi con bò, hạn chế di chuyển bò.
Chọn giống
Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất, giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng phát triển tích lũy thịt, mỡ cũng khác nhau Hiện nay trên thế giới nhiều giống bò có tỉ lệ thịt sẻ tới 70%, tỉ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao và thơm ngon Do đó ngoài các giống bò chuyên thịt cũng nên chọn
Trang 25lọc những con bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi dưỡng với một chế độ thích hợp để vỗ béo tăng lượng thịt chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập
Bò đực lai sind rất thích hợp cho chăn nuôi vỗ béo.
Chăm sóc
Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bò Thời gian vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, ngược lại thời gian vỗ béo thích hợp thì chất lượng sẽ cao hơn Do đó trong khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò phải đảm bảo giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm Khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỉ lệ các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò sẽ có thớ lớn và nhiều mỡ dắt, mỡ giữa các lớp thịt
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò là cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô
Trang 26bò vỗ béo Việc trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn và cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho bò còn giúp tiết kiệm được thời gian công sức Bò được vỗ béo sẽ tăng được lượng thịt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, ngoài ra nên cho bò ăn thêm thức ăn tinh.
Thức ăn tinh cho bò vỗ béo gồm các loại cám gạo, bỗt mì, cám bắp, cám hỗn hợp, bã khô dầu, bã đậu Lương thức ăn tinh của mỗi con bò là khoảng 5kg/ ngày, thường cho ăn vào buổi sáng Tùy theo từng giai đoạn nếu là bò cái đang có chửa hoặc cho con bú thì nên bổ sung thêm 30-40g bột xương
Lúc đầu cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể sẽ bị chết do ngộ độc axit axiroxit, thức ăn thô xanh cần sử dụng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh Với khẩu phần ăn là cỏ tươi chúng tôi dùng máy phay nhỏ để bò ăn hết thức ăn tránh lãng phí.
Thức ăn luôn đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống để đảm bảo sức khỏe cho bò.
Luôn đảm bảo nước uống cho bò, đặc biệt là vào mùa khô hanh luôn đảm bảo cho bò có nước sạch và cho uống không hạn chế Nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và dẫn đến giảm khối lượng cơ thể Nước uống của bò cần phải đảm bảo vệ sinh, nên pha thêm muối vào nước cho bò uống để bổ sung muối cho bò với tỉ lệ cứ 20 lít nước pha với 100g muối hạt.
Vệ sinh chuồng trại là việc nên làm vào mỗi buổi sáng sớm vì ngoài việc đảm bảo cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát thì vệ sinh chuồng trại chính là biện pháp giúp phòng tránh bệnh cho bò Bên cạnh đó trong phòng bệnh cho bò cũng cần lưu ý làm lưới che bao quanh chuồng để hạn chế ruồi muỗi Nếu vào mùa mưa có nhiều côn trùng có thể phun thuốc xịt muỗi đảm bảo nguồn thức ăn nước uống luôn sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra đàn bò định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bò.
Thời gian nuôi vỗ béo bò của dự án là 3,5 tháng (khoảng 100-105 ngày).
Như vậy trong quá trình kỹ thuật nuôi bò vỗ béo cần thực hiện tốt các quy
Trang 27 Phải làm lưới che để tránh côn trùng, ruồi muỗi Chọn con giống khỏe mạnh có bộ khung to.
Thức ăn cho bò phải đảm bảo đủ cả thức ăn thô xanh và thức ăn tinh Bổ sung muối cho bò trong nước uống.
Thường xuyên kiểm tra và tẩy trùng chuồng trại, tẩy ký sinh trùng để phòng tránh bệnh cho bò.
Thời gian nuôi bò vỗ béo thời gian nuôi bò vỗ béo của dự án là 3,5 tháng (khoảng 100-105 ngày).
II.2 Kỹ thuật nuôi dê sinh sản
Chu kỳ sinh sản của dê cái và dê đực
Trong quá trình nuôi dê sinh sản, cần chú ý chu kỳ sinh sản của dê bao gồm chu kỳ mang thai của dê và chu kỳ sinh đẻ Dê cái mang thai trung bình khoảng 150 ngày và đẻ 3 lứa trong khoảng 2 năm.
Chu kỳ sinh sản của dê cái
Chu kỳ động dục của dê cái bắt đầu từ 5 – 6 tháng tuổi, mỗi lần động dục cách nhau 19 – 21 ngày Thường thì nên bỏ những lần động dục đầu, không nên phối giống sớm ảnh hưởng sự phát triển của dê Bắt đầu từ tháng tuổi thứ 8 – 10, dê đạt khối lượng khoảng 25 kg thì mới cho phối giống Thời gian động dục của dê cái kéo dài từ 1 – 3 ngày.
Trang 28Các biểu hiện của dê cái muốn lên giống cần chú ý quan sát để phối giống kịp thời.
Dê hiếu động hơn, bồn chồn, kêu rống nhiều Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhầy,
Vẩy tai và đuôi nhanh, liên tục Dê sút ăn
Bám sát theo dê đực
Chu kỳ sinh sản của dê đực
Trong khi nuôi dê sinh sản, cần chọn những giống dê đực to khỏe để làm giống Dê đực bắt đầu động dục sớm hơn dê cái, từ 5 – 6 tháng tuổi, nhưng nên cho dê phối giống khi đạt 30kg Dê đực không sinh sản theo mùa, thể tích tinh dịch khoảng 0,1 – 1,5 ml, mật độ tinh trùng là 2 – 6 tỷ/ml Một dê đực có thể phối cho 30 – 40 dê cái
Cách phối giống cho dê đực và dê cái
Cách phối giống rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi dê sinh sản Có thể nhốt dê đực với dê cái phối giống với nhau sau 18 giờ, kể từ lúc dê cái có biểu hiện muốn lên giống Lưu ý không cho dê cái phối giống quá sớm trước 12 giờ và không quá trễ sau 36 giờ Thời gian tốt nhất cho dê đực và dê cái phối là 18 – 36 giờ sau khi có biểu hiện đòi lên giống Nếu phát hiện dê động dục vào buổi sáng thì cho dê giao phối vào buổi chiều và ngược lại nếu dê bắt đầu có biểu hiện động dục vào buổi chiều thì cho giao phối vào buổi sáng.
Sau khi giao phối, dê cái bắt đầu rụng trứng, có thể rụng 2-3 trứng Trong quá trình nuôi dê sinh sản, số trứng rụng tăng dần theo độ tuổi, đạt cao nhất là khi dê cái khoảng 5,6 tuổi và bắt đầu giảm dần sau đó Tinh trùng của dê vào trứng và bắt đầu thụ tinh để dê cái mang thai.
Như vậy, trong thời gian nuôi dê sinh sản, chú ý thời gian động dục, cho giao phối đúng thời điểm để tỷ lệ đậu thai đạt hiệu quả cao.
Cách nhận biết dê có chửa chính xác nhất
Thường tránh né dê đực, không muốn lên giống nữa
Biểu hiện cơ thể dê cái: Sau tháng đầu thai kỳ, bụng và hông dê cái to hơn, đầu vú dài ra, cơ quan sinh dục sung đỏ Sờ tay vào bụng thấy bụng cứng, phình ra do tử cung lớn hơn.
Theo dõi chu kỳ động dục: Thường thì cứ 19 – 21 ngày thì dê bắt đầu đòi nọc, nhưng khi mang thai thì sẽ không xuất hiện các biểu hiện đó nữa.
Trang 29Trong quá trình nuôi dê sinh sản cần chú ý là sau khi dê cái mang thai thì tách dê ra, tuyệt đối không nhốt chung dê cái mang thai với dê đực Vì dê đực có thể tấn công dê cái đòi nọc, ảnh hưởng đến thai nhi.
Các loại thức ăn dành cho dê mang thai
Sau khi xác định dê đã mang thai thì cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng phù hợp để nuôi dê sinh sản Dê cái mang thai cần lượng dinh dưỡng cao hơn, đặc biệt vào 2 tháng cuối thai kỳ Cần đáp ứng đủ chất lượng và số lượng để nuôi thai nhi và nhiều sữa sau sinh.
Có thể chú ý một số loại thức ăn nuôi dê sinh sản chứa nhiều dinh dưỡng như sau:
Thức ăn thô xanh: Bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều đạm như cỏ linh lăng, cỏ sudan, cỏ ghine, cỏ voi Đài Loan, cỏ paspalum, lá mít…Đây là các loại cỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao Bà con cho dê mang thai bổ sung nhiều vào 2 tháng cuối, sẽ giúp dê gia tăng lượng sữa nuôi con.
Thức ăn tinh: Các loại cám gạo, cám bắp, sắn… cũng cần bổ sung vào lượng thức ăn hằng ngày cho dê mang thai.
Muối và khoáng chất: Nước muối pha loãng, đá liếm cũng được bổ sung cho dê mang thai.
Bảng hàm lượng thức ăn dành để nuôi dê sinh sản
Thời kỳ mang thai Lượng thức ăn thô xanh Lượng thức ăn tinh
Từ 4 tháng – đến khi sinh
Chuẩn bị chuồng trại để dê đẻ
Thực hiện nhốt dê sắp đẻ vào chuồng riêng Chuồng nhốt dê đẻ phải được dọn dẹp, làm sạch
Phun nước vôi khu sàn chuồng trước 1 tuần để khử khuẩn
Trước khi đẻ 5 – 10 ngày, cho dê ăn ít thức ăn tinh lại tránh trường hợp viêm vú, sốt sữa
Phủ lớp rơm dày trên sàn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở Có thể chuẩn bị lồng cũi để nuôi dê con mới sinh khi cần thiết
Trang 30Biểu hiện của dê cái sắp đẻ
Trong quá trình nuôi dê sinh sản, phải ghi chép lại thông tin ngày lên giống để dự đoán chính xác ngày dê sẽ đẻ Thông thường dê sinh sản mang thai dao động khoảng 145 – 157 ngày sẽ đẻ, cần chú ý chuẩn bị chăm nom, quan sát khi tới dần 140 ngày.
Dê sắp đẻ có biểu hiện khó chịu, tiểu thường xuyên Dê thường đứng lên, nằm xuống không yên
Bầu vú và âm hộ sưng to hơn, bụng bị tụt xuống
Âm đâm đạo mở ra, có dịch nhầy đặc, xuất hiện bọc nước ối
Nếu dê cái mang bầu có các biểu hiện trên thì dê sắp đẻ Thời gian dê đẻ là từ 1 – 4 tiếng tùy theo vị trí và số lượng thai Thông thường, trong quá trình nuôi dê sinh sản, dê có thể tự đẻ một mình mà không cần sự hỗ trợ Nhưng nếu dê thấy khó đẻ, có thể giúp dê đỡ đẻ, sát khuẩn tay sạch sẽ, dùng tay đẩy thai nhi theo chiều thuận và dùng sức kéo dê con ra ngoài.
Sau khi dê con ra ngoài, dê mẹ sẽ liếm mình, miệng, mũi dê con, người chăn nuôi cũng có thể chủ động dùng khăn lau nhớt trên người cho dê con.
Vuốt sạch máu từ cuốn rốn trở ra ngoài, dùng dây chỉ thắt cuốn rốn cách bụng 3 – 4 cm Dùng kéo bén và sạch cắt bên ngoài chừng 1 – 1.5cm Khử trùng lại bằng nước muối hoặc oxi già Sau khi đẻ hết con, tuyệt đối không để cho dê mẹ ăn nhau.
Trang 31Chăm sóc dê mẹ sau sinh sản
Sau khi dê mẹ đẻ sẽ rất tốn sức vì vậy cần cho dê uống nước cám pha muối loãng để dê hồi sức
Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau sạch bầu vú, âm hộ, thân cho dê mẹ Nếu dê mẹ thấy đói hãy cho chúng ăn thỏa thích
Lót rơm để dê mẹ nằm nghỉ ngơi, dê con cũng sẽ được nằm quanh dê mẹ ủ ấm bú sữa.
Trong vài ba tuần đầu, không để dê mẹ đi ra ngoài ăn chăn thả, đến khi nào dê con thực sự cứng cáp thì mới để chúng ra ngoài
Cho dê mẹ ăn các thức ăn thô xanh, non và các thức ăn tinh để có sữa nhiều Lưu ý không cho ăn thức ăn tính nhiều tránh gây chướng bụng
II.3 Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
Làm chuồng nuôi gà thịt
Chọn vị trí đặt chuồng nuôi xa khu dân cư, xa sông ngòi để không ảnh hưởng đến môi trường đô thị và dễ kiểm soát dịch bệnh khi cần.
Chuồng nuôi phải cao, thoáng, mát, ngoảnh mặt về hướng đông hoặc đông nam Nền chuồng xây sao cho tránh trơn trượt, dễ thoát nước Mái chuồng đảm bảo tránh mưa, tránh nắng, tránh nóng cho đàn gà được là tốt nhất Tường bao chuồng gà có thể xây bằng gạch (xây kín toàn bộ hoặc xây lửng, phía trên phủ bạt) hoặc quây bằng lưới thép, có bạt che.
Trang 32 Chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi, trang bị biển báo nhắc nhở khách đến tuân thủ cách khử trùng trước khi vào khu vực nuôi gà.
Đảm bảo mật độ nuôi gà 5–7 con/m2 Cứ mỗi một m2 này, bố trí 1 bóng đèn um gà công suất 75W để dùng khi cần Nếu quan sát thấy gà nằm tụ quanh bóng đèn, tản ra xa khỏi bóng đèn hoặc nằm tụ vào một góc thì chứng tỏ, nhiệt độ chuồng nuôi có vấn đề Lúc đó, điều chỉnh làm sao để gà thấy thoải mái đi lại tự do trong chuồng là được.
Chọn giống gà thịt nhốt chuồng
Là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định chất lượng đầu ra của đàn gà thịt và hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi, chọn giống là khâu nên được dành cho sự quan tâm đặc biệt.
Có thể nói, chưa bao giờ thị trường giống gà lại đa dạng, việc tiếp cận nguồn giống lại tiện lợi như hiện nay Để nuôi gà lấy thịt, có thể chọn các giống gà nội địa có giá trị kinh tế cao như gà ri, gà Hồ, gà tàu vàng, gà Đông Tảo hoặc các giống gà lai, gà Tam Hoàng, Lương Phượng.
Dù chọn nuôi giống gà nào, cũng cần phải nhập giống ở các trang trại có tên tuổi, uy tín, có hỗ trợ người mua những thông tin về kỹ thuật càng tốt Khi chọn mua gà làm giống, bằng cảm quan, lựa những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mịn, bông xốp, thân mình mập, da săn.
Trang 33Thức ăn cho gà thịt nhốt chuồng
Cho gà ăn kết hợp theo một tỉ lệ hợp lý các sản phẩm phụ của nông nghiệp và thức ăn công nghiệp Các phụ phẩm nông nghiệp có thể kể đến thóc dẹt, gạo tấm, ngô Một khẩu phần ăn tốt là khẩu phần ăn đảm bảo gà có đủ năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cân nặng, đạm, khoáng, vitamin.
Khi gà dưới 15 ngày tuổi, dùng máng chuyên dụng để đổ thức ăn vào cho gà con ăn Mỗi máng treo hình trụ chứa đầy thức ăn sẽ đủ cho 50 gà con ăn trong 24 giờ Thức ăn còn thừa, nên dọn dẹp và đổ bỏ đi để thay mới.
Cùng với thức ăn, nước uống sạch là không thể thiếu cho gà Máng nước nên treo hoặc đặt dưới nền xen kẽ với máng ăn để gà tiện ăn, uống.
Phòng bệnh cho gà
Phòng bệnh hơn chữa bệnh Và cách phòng bệnh tốt nhất là thông qua việc vệ sinh chuồng trại Trước khi cho gà vào chuồng nuôi, nên rải trấu, cát hoặc mùn cưa trên nền chuồng để quét dọn định kỳ, tránh phân gà lại trở thành nguồn phát sinh bệnh tật.
Bên cạnh đó, nên đặc biệt nghiêm túc thực hiện tiêm vắc – xin phòng bệnh cho đàn gà, tránh các bệnh do vi trùng gây ra.
Quan trọng hơn nữa, tuyệt đối KHÔNG nuôi nhiều lứa gà trong một chuồng nuôi; trước khi nuôi lứa gà mới, cần khử trùng chuồng nuôi sạch sẽ.
II.4 Các loại cỏ thích hợp trồng làm thức ăn chăn nuôi
Trang 34Cỏ Mulato II có tên khoa học là Hybrid Brachiaria là giống cỏ lai giữa 3 giống cỏ Ruzi, B decumbens và B brizantha thuộc dự án của Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tê CIAT lai tạo ở Colombia vào năm 2004 Là giống cỏ có tính ổn định về mặt di truyền, không phân chia hoặc phân chia từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đây là giống cỏ có lượng protein cao trên 17% giúp đàn gia súc tăng trưởng nhanh, dành cho nuôi dê, cừu, cá, trâu, bò đặc biệt bò vỗ béo và bò sữa, bò sinh sản, cá trắm cỏ…
Đặc điểm cỏ Mulato II
Hiện nay tại Việt Nam giống cỏ Mulato 2 được trồng rất nhiều trong các trang trại nuôi bò hoặc quy mô hộ gia đình vì những ưu điểm dễ trồng dễ chăm sóc, khả năng chịu lạnh và chịu hạn tốt, phù hợp với các tỉnh miền núi phía bắc và tây nguyên có mùa đông nhiệt độ thường xuống dưới 18 độ C và lượng mưa thấp.
+ Năng suất: khoảng 200/ 1ha/ năm.
+ Có vị ngọt, thân mềm, không lông, dễ ăn dễ tiêu hóa + Protein: trên 17%
+ Hàm lượng chất khô: 20%
+ Chịu được dẫm đạp nên phù hợp trồng để chăn thả đàn gia súc và dùng để ủ chua.
Trang 35Thời gian lưu gốc 5 – 6 năm, đẻ nhánh nhanh nên 1 năm có thể thu hoạch được 10 đợt đối với thời tiết ở phía nam Việt Nam, vùng núi phía bắc khoảng 8 – 9 đợt trên 1 năm.
b) Cỏ voi
Cỏ voi là loại cỏ có thân đứng có chiều cao tới 4 – 6m, cỏ voi có nhiều đốt, sinh trưởng nhanh, rậm lá Yêu cầu về đất trồng của cỏ voi khá khắt khe: phải là đất màu, thoáng và giàu dinh dưỡng, tầng canh tác sâu, không ưa đất cát, chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông và đặc biệt là khi có sương muối, hoặc khi hạn hán kéo dài, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị chậm lại.
Trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi
Năng suất chất xanh của cỏ voi rất cao Tùy vào trình độ thâm canh, mà năng suất của cỏ voi có thể biến động từ 100 – 400 tấn/năm đối với 1 ha.
c) Cỏ VA06
Trang 36Cỏ VAO6 là giống cỏ được lai tạo giữa cỏ voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ, được đánh giá là vua các loại cỏ.
VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh
dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất
cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ Trong cỏ có 17 loại axit
amin và nhiều loại vitamin Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô 4.6%, protein tinh 3%, đường 3.02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18.46%, protein tinh 16.86%, đường tổng số 8.3% Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò
sữa, bò, cừu, thỏ, gà tây, cá trắm cỏ, mà không cần hoặc về cơ bản không cầncho thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường Hiệu quả về
chăn nuôi hơn hẳn các loại cỏ khác, chẳng hạn, cứ 14 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg trắm cỏ, 18 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg thịt ngỗng Không những vậy, giống cỏ này có hàm lượng đường cao, giàu dinh dưỡng được các loại vật nuôi như bò, bò, cừu, lợn, lợn rừng, gà tây, cá trắm cỏ rất thích ăn, vật nuôi chóng lớn, khoẻ mạnh.
Năng suất năm đầu của loại cỏ này đạt 652 tấn/ha, từ năm 2-6 có thể đạt