HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIÊN THONG
XAISIDA Phetsamay
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ X-G PON VÀ ĐÈ XUẤT TRIEN KHAI TẠI TINH CHAM PA SẮC
Chuyén nganh : KY THUAT VIEN THONG Mã số : 8.52.02.08
TOM TAT DE ÁN TOT NGHIỆP THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2023
Trang 2Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THONG
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAM ANH THU
Phản biện 1: TS PHAM XUAN NGHĨA
Phan bién 2: PGS TS NGUYEN HONG QUANG
Luận văn nay được bao vệ trước Hội đông châm luận văn thạc sĩ tại Hoc
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: 10 giờ 40 phút ngày 29 tháng 07 năm 2023
Có thê tìm hiéu luận van tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ B ưu chính Viễn thông
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Xaisida Phetsamay, cam đoan rang đề án thạc si mang tựa đề “Nghién cứu công nghệ XG-PON va dé xuất triển khai tại Tỉnh Chăm Pa Sắc ” được trình bày đưới đây là công
trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Anh Thư.
Tôi xin cam đoan răng mọi thông tin và dữ liệu trong đề án là trung thực và được thu
thập một cách đáng tin cậy.
Tôi cam đoan rằng không có bat kỳ vi phạm nao đối với các quy định đạo đức nghiên cứu khoa học trong quá trình thực hiện đề án Các tài liệu tham khảo được trích dẫn đúng nguồn gốc và được sử dụng một cách hợp lý.
Tôi hiểu rõ rằng nếu phát hiện bat kỳ sai sót, vi phạm hoặc gian lận nao trong dé án của mình, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và có thể bị xem xét lại về bằng cấp đã đạt được Tôi viết cam đoan này và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung
thực của công trình nghiên cứu này.
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả
Xaisida Phetsamay
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Ly do chọn đề tài
Ngày nay, mạng Internet ngày càng trở nên phô biến và thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hiện đại Với những nhu cau sử dụng các dich vụ của mang Internet
ngày càng lớn và đa dang, đòi hỏi công nghệ Internet cũng phải ngày càng phát triển, tốc độ cần phải nâng cao đề đáp ứng điều đó.
Viễn thông Tinh Chăm Pa Sắc hiện nay đã triển khai lắp đặt các thiết bị cung cấp dịch vụ GPON tại một số Huyện, thị xã nằm trong Tỉnh Chăm Pa Sắc nhằm đáp ứng dụng nhu
cầu cảng ngày càng cao của người dân trong tỉnh Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng về số lượng thuê bao cũng như các dịch vụ băng thông rộng, trong tương lai không xa, công nghệ GPON có thé cũng bộc lộ những hạn chế tại Tỉnh Chăm Pa Sic.
Từ các van đề trên, em lựa chon dé tài: “Nghiên cứu công nghệ XG-PON và đề xuất triển khai tại Tỉnh Chăm Pa Sắc” Nhằm đáp ứng dược nhu cầu của mọi lĩnh vực tại tỉnh Chăm Pa Sắc.
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong số các công nghệ truy nhập quang tiên tiến hiện nay, mạng quang thụ động tốc độ 10 Gigabit (XG-PON) của ITU-T (NG-PON) có khả năng cho phép các nhà cung cấp
dịch vụ chuyển hóa dễ dàng hệ thống truy cập quang GPON hiện tại lên mạng truy nhập quang thụ động tốc độ 10 Gigabit XG-PON bằng cách sử dụng chung cơ sở hạ tang mang cáp sợi quang ODN đã triển khai và cũng cho phép hai hệ thống này (GPON và XG-PON) hoạt động kết hợp trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng bằng cách sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng Công nghệ mạng truy nhập quang thụ động thế hệ kế tiếp với tốc độ 10 Gigabit/s cần được xem xét triển khai nhằm đảm bảo kha năng cạnh tranh và lợi nhuận trong việc cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng và đáp ứng nhu cầu của người dùng, Với
sự phát triển không ngừng của lĩnh vực viễn thông như hiện nay, việc nâng cấp hệ thống mang PON là yêu cầu bức thiết của các nhà mạng XG-PON là một hệ thống 10 Gbit/s bat đối xứng: 10 Gbit/s cho đường xuống và 2.5 Gbit/s cho đường lên, dung lượng tổng của hệ thống lớn, băng thông cho mỗi thuê bao lớn hơn, vùng phục vụ rộng hơn và phục vụ được nhiều thuê bao hơn.
Do đó việc nghiên cứu và đề xuất triển khai công nghệ XG-PON tại tỉnh Chăm Pa
Trang 5Sắc là cần thiết đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của tác giả hướng tới một hệ thong voi cac muc dich chinh sau:
- Nghiên cứu công nghệ truy nhập quang XG-PON
- Đề xuất triển khai công nghệ XG-PON tại tinh Chăm Pa Sắc 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: công nghệ XG-PON
- Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ XG-PON tại tỉnh Chăm Pa Sắc 5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tìm hiểu lý thuyết, thu thập các tài liệu liên quan đến công nghệ truy nhập quang và tìm hiểu, đánh giá thực trạng hạ tầng mạng truy nhập quang tại Tỉnh Chăm Pa Sắc dé tông hợp đưa ra đề xuất triển khai công nghệ XG-PON tai Tinh Chăm Pa Sắc
6 Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công nghệ truy nhập PON
Chương 2: Công nghệ mạng truy nhập quang thu động tốc độ 10 gigabit/s -XG-PON Chương 3: Đề xuất triển khai công nghệ XG-PON tại tỉnh Chăm Pa Sắc
Trang 6CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG VIỆN CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÀO
1.1 Công nghệ truy nhập quang thụ động
Mạng quang thụ động (PON) là một hệ thống thường được các nhà cung cấp mạng viễn thông sử dụng dé mang cáp quang và truyén tín hiệu tất cả hoặc hầu hết đến người dùng cuối Tùy thuộc vào nơi PON kết thúc, hệ thống có thể được mô tả là cáp quang đến lề
đường, cáp quang cho tòa nhà hoặc cáp quang cho gia đình.
Hệ thống PON bao gồm một thiết bị đầu cuối đường quang (OLT) tại văn phòng trung tâm của công ty truyền thông và một số đơn vị mạng quang (ONU) gần người dùng cuối Thông thường, có thê kết nối tối đa 32 ONU với một OLT Từ thụ động chỉ đơn giản mô tả thực tế là truyền quang không yêu cầu năng lượng hoặc các bộ phận điện tử hoạt động khi tín hiệu được truyền qua mạng Điều này trái ngược với các mạng quang đang hoạt động, yêu cầu phần cứng chuyền mạch chạy bang điện dé truyền các khung qua cáp quang.
1.2 Kiến trúc hệ thống PON
Mạng quang PON có cau trúc kết nối điểm — đa điểm và bộ tách quang dé truyền dữ
liệu từ một điêm đơn đên đa điêm cuôi người dùng.
Internet ONU Customer
| LAN
Optical fiber Passive
PSTN optical ONU Customersplitter LAN
Hình 1 1: Cấu trúc điển hình của mạng truy nhập quang
Từ hình 1.1 từ trái sang phải các thành phần chính của PON bao gồm Thiết bị đường cuối đường quang (OLT) kết nối ra các mạng lõi như Internet, PSTN hay CATV
Sợi quang và bộ splitter là thành phần “thụ động” thực sự của PON, không cần cấp nguồn điện Bộ tách quang không chọn loc bước sóng và chỉ đơn giản phân chia bat kỳ
Trang 7bước sóng quang nao theo hướng hướng xuống Thiết bị đơn vị mạng quang (ONU/ONT) là các thiết bị kết nối với người dùng cuối hay kết nối với các mạng LAN khách hàng.
Các công nghệ sử dụng trong mạng PON là ghép kênh phân chia theo bước sóng(WDM) đường lên và công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) đường
1.3 Các hệ thống truy nhập quang thụ động và ứng dụng
1.3.1 G-PON
Được phát triển bởi ITU-T sử dung các giao thức dựa trên IP và được công nhận về tính linh hoạt vượt trội đối với các loại lưu lượng, bao gồm các ứng dụng cho thoại, Internet và truyền hình Phương thức đóng gói G-PON chung có khả năng đóng gói IP, Ethernet, VoIP và nhiều loại dữ liệu khác.
1.3.2 E-PON
Đã được phát triển để tương thích liền mạch với các thiết bị Ethernet Dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.3, E-PON không cần các giao thức chuyên đổi hoặc đóng gói bé sung dé kết nối với các mạng dựa trên Ethernet Điều này áp dụng cho cả hướng truyền dữ liệu hướng lên và hướng xuống.
1.3.3 10G-EPON
Là công nghệ tiên tiến hơn tăng tốc độ lên 10 Gbps hướng lên và hướng xuống đối xứng, ngoài ra, nó hoạt động ở các bước sóng khác nhau đối với E-PON bằng cách sử dụng 1577nm hướng xuống và 1270nm hướng lên, điều này cho phép sử dụng cùng một PON cho cả E-PON và 10G-EPON đồng thời như một cơ chế cho phép nâng cấp dịch vụ liền mạch và
tăng dung lượng trên mạng PON hiện có.1.3.4 XG-PON
XG-PON hỗ trợ tốc độ 10 Gbps đường xuống và 2,5 Gbps đường lên, giống như 10G-EPON, sử dụng bước sóng 1577 nm cho đường xuống và 1270 nm cho đường lên Một lần nữa, sự điều chỉnh này cho phép sử dụng cùng một mạng PON cho cả G-PON và XG-PON đồng thời.
1.3.5 Công nghệ NG-PON2
Sử dung WDM với nhiều bước sóng 10G, cả đường lên và đường xuống, dé cung cấp dịch vụ 40 Gbps đối xứng Một lần nữa NPON2 sử dụng các bước sóng khác nhau cho
Trang 8PON và XG/XGS-PON đề cho phép cả ba dịch vụ cùng ton tại trên cùng một mạng PON và khai thác cả miền thời gian và bước sóng.
1.3.6 Các mô hình ứng dụng PON
Căn cứ vào khoảng cách của cáp quang từ OLT tới ONT/ONU mà chia thành 4 mô
hình triển khai FTTx điển hình: FTTH, FTTB, FTTO và FTTC Các mô hình triển khai này được mô tả trong hình từ 1.3 đến 1.7 Trong đó, lần lượt là các mô hình Cáp quang đến tận nhà, Cáp quang đến ranh giới của tòa nhà nhiều tâng và Cáp quang đến văn phòng và Cáp
quang đến lề đường.
1.4 Xu hướng phát triển của mạng quang thu động
Trong giai đoạn tiếp theo của PON nhận định công nghệ XG — PON/XGS - PON có sự gia tăng đầu tư trong lĩnh vực viễn thông đáp ứng tốc độ phát triển và nhu cầu về băng thông từ các dịch vụ yêu cầu chất lượng và tốc độ ngày càng tăng lên.
1.5 Kết luận
Trong chương này, các khái quát về công nghệ mạng truy nhập quang thụ động cùng các công nghệ PON tiêu biểu được trình bày một cách chỉ tiết Từ đó, chương 2 sẽ đi sâu vào công nghệ PON thế hệ mới là XG-PON của ITU-T.
Trang 9CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ MẠNG TRUY NHẬP QUANG THỤ ĐỘNG
TÓC ĐỘ 10 GIGABIT/S - XG-PON 2.1 Tổng quan về công nghệ XG-PON
Yêu cầu đối với mạng XG-PON:
Bảng 2.1: Chỉ tiêu kỹ thuật lớp vật lý của XG-PON
Đường lên: 2.48832 Gbit/s
Đường xuống: 9.95328 Gbit/s Quỹ công suất
- XG-PONI: không đối xứng với tốc độ đường lên 2 5Gbit/s, đường xuống 10Gbit/s, loại mã hóa sử dụng cho cả đường lên và đường xuống được khuyến nghị sử dụng là loại mã
đường NRZ
- XG-PON 2 đối xứng với tốc độ đường lên và xuống đều là 10Gbit/s.
Trang 10Hình 2.2: Mô hình kiến trúc triển khai của hệ thống XG-PON `
2.2.2 Cầu trúc phân lớp của mạng XG-PON
Cấu trúc phân lớp của XG-PON được chia thành hai tầng: Tầng phụ thuộc phương tiện vật lý (PMD) và tang hội tụ truyền dẫn (XGTC).
Tầng phụ thuộc phương tiện vật lý
Bảng 2.2 Đặc điểm kĩ thuật lớp vật lý của XG-PON
Tiêu chí Đặc điểm
Sợi quang sợi quang đơn mode trong chuân ITU-T G652
Dải bước sóng hoạt động Đường lên: 1260-1280 nm
Đường xuống: 1575-1580 nm
Quỹ công suất NI: 14 - 29 đB(không cùng tôn tại với GPON)
N2: 16 — 31 đB(cùng tồn tại với GPON)Quỹ mở rộng: 33 - 35 dB
Tốc độ đường truyền XG-PON: 10 Gbit/s đường xuống, 2.5 Gbit/s đường lên
Ti lệ chia công suất Ít nhất 1:64
Có thé mở rộng đến 1:128 và 1:256Cự ly truyền dẫn vật lý tôi đa Ít nhất 20 Km
Cự ly truyền dẫn logic tôi đa Ít nhất 60 Km
Trong đó:
Trang 11- Cu ly truyền dẫn vật lý tối da là khoảng cách vật lý tối da giữa ONU / ONT và OLT
- Cw ly truyền dan logic tối đa là khoảng cách tối đa giữa ONU / ONT và OLT không tính đến giới hạn của lớp vật lý (tức là suy hao).
Tầng hội tụ truyền dẫn XG-PON
Lớp liên kết đữ liệu XG-PON (thường được gọi là Lớp hội tụ truyền dẫn TC) bao gồm
ba lớp con riêng biệt: lớp con khung XGTC, lớp con thích ứng XGTC PHY và lớp con thích
ứng dịch vụ XGTC Chức năng chính của lớp TC là cung cấp ghép kênh truyền tải giữa Đầu cuối Đường quang (OLT) và ONU, tiếp theo là các chức năng khác như điều chỉnh các giao
thức tín hiệu của lớp máy khách, Vận hành va Bảo trì Lớp Vat lý (PLOAM), giao diện cho
Phân bồ Băng thông Động (DBA) ), và phạm vi và đăng ký ONU 2.3 Ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của XG-PON
2.3.1 Ưu điểm của XG-PON
XG-PON có các ưu điểm về: Hiệu quả sử dụng năng lượng, chi phí của khách hàng và các nhả cung cấp dịch vụ, Cung cấp tốc độ dữ liệu cao, Tinh bảo mật và tính ồn định.
2.3.2 Nhược điểm
Nhược điểm của XG-PON so với các hệ thống P2P và ảnh hưởng do cáp quang dễ bị uốn cong hoặc đứt dẫn tới yêu cầu lắp đặt và bảo vệ phù hợp tránh giảm hiệu suất hoặc
đứt cáp.
2.3.3 Khả năng ứng dụng và triển khai của XG-PON
Các tham số và kỹ thuật truyền dẫn của hệ thống XG-PON được chuẩn hóa khá phi hop với các tham số của hệ thống GPON nên đảm bảo được tính tương thích cao, dé dàng triển khai XG-PON trên nền tảng hệ thống GPON đang tồn tại.
2.4 Kết Luận
Mạng quang thụ động XG-PON là tiêu chuẩn mới do FSAN phát hành XG-PON cải thiện GPON ở nhiều khía cạnh; những thay đổi đáng chú ý bao gồm tăng tốc độ dit liệu đường xuống mặc định lên 10 Gb/s, đồng thời tăng tốc độ dữ liệu đường lên lên 2,5 hoặc 10 Gb/s; mức phân chia logic tối thiêu được tăng lên 256 (từ 64 trong GPON) và phạm vi tiếp cận vật lý được mở rộng lên tới 60 Km Nội dung chương 2 đã trình bày một cách đầy đủ về công nghệ XG-PON Từ đó học viên làm sở cứ dé đề xuất triển khai tại tỉnh Chăm Pa Sắc
của Lào.
Trang 12CHUONG III: ĐÈ XUẤT TRIEN KHAI CÔNG NGHỆ XG -PON TẠI TINH CHAM PA SAC
3.1 Giới thiệu chung
Tỉnh Chăm Pa Sắc là trung tâm Kinh tế, Bệnh viện và Trường đại học của 4 tỉnh
miền Nam nước Lao Tỉnh này có nhiều các khu công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng Hiện tại tỉnh Chăm Pa Sắc đang sử dụng mạng truy nhập quang theo công nghệ G-PON nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác các dịch vụ băng thông rộng chất lượng cao thì việc triển khai mạng truy nhập XG-PON là một trong những giải pháp tiềm năng.
3.2 Khảo sát hiện trạng mạng truy nhập băng rộng của viễn thông tỉnh Chăm Pa Sắc Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh có diện tích khoảng 15.415 km2, gồm 9 huyện va 1
thành phố với dân số ngày một tăng, như chỉ ra trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Bảng thống kê dân số các huyện ở tỉnh Chăm Pa Sắc
Bảng 3.2: Số lượng thuê bao quang tại tỉnh Chăm Pa Sắc
STT Đã triển khai Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020
1 | Cáp quang 588.805 589.319 589.341
2 | Thuê bao FTTH 6.318 9.679 18.577
Bang 3.3 Tổng hop thuê bao FTTH năm 2021
Trang 13Hệ thống GPON đang được khai thác sử dụng tại tỉnh Chăm Pa Sắc với các thiết bị chủ yếu do Huawei cung cấp và có khả năng cung cấp dịch vụ như IPTV, VoD, RF Video, Internet tốc độ cao, VoIP, Thoại TDM Tốc độ dit liệu/thuê bao có thé đạt tới 1000Mbps.
Cho các ứng dụng người dùng như Bao mật-Camera, Báo cháy, Báo đột nhập, Bao động anninh các ứng dụng giải trí, ứng dụng trong nhà thông minh
GPON được triển khai theo mô hình truy nhập quang FTTx, cụ thể là FTTH tại tỉnh Chăm Pa Sắc để cung cấp các dịch vụ băng rộng.
Như vậy, với sự phát triển nhanh chóng số lượng thuê bao FTTH tại Tỉnh này, trong tương lai công nghệ GPON có thể không đáp ứng được sự phát triển đó.
3.3 Đánh giá nhu cầu sử dụng các dịch vụ cáp quang XG-PON tại địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc
3.3.1 Đánh giá hiện trạng mạng truy nhập quang hiện tại tại tỉnh Chăm Pa Sắc
Như thống kê hiện trạng mạng truy nhập quang tại tỉnh Chăm Pa sắc trong mục 3.2, mạng truy nhập quang GPON tại tinh này được đầu tư và phát triển từ năm 2015 với số
lượng thuê bao tăng đáng kề qua hàng năm Tuy nhiên, với việc đầu tư không đồng bộ từ OLT, cáp quang, Splitter và thiết bị cuối ONU như hiện nay bởi luôn thiếu so với nhu cầu
Trang 14thi trường do đó việc quy hoạch các OLT, đặc biệt là các Splitter sơ cấp và thứ cấp gặp rat nhiều khó khăn, gây ra suy hao toàn tuyến lớn.
Ngoài ra, mạng cáp quang do sử dụng nhiều năm chất lượng cũng đã suy giảm nhiều.
Hơn nữa do nhu cầu sử dụng băng thông càng ngày càng tăng của người dùng, công nghệ GPON dựa trên việc chia nhỏ và chia sẻ băng thông giữa nhiều người dùng đang tỏ ra kém
lý tưởng hơn.
Cuối cùng, hầu hết các khu vực của tỉnh đã có hạ tầng cáp quang và được cung cấp các dịch vụ viễn thông của các nhà mạng khác Với tốc độ tăng trưởng dân số, nhu cầu sử dụng dữ liệu của các tổ chức, công ty, người dân đang ngày càng lớn Do đó, việc đầu tư
nâng cấp mở dộng mạng truy nhập đề tìm kiếm khách hàng và giữ chân khách hàng là việc mà các doanh nghiệp viễn thông đều quan tâm.
3.3.2 Đánh giá nhu cau sử dung mạng truy nhập XG-PON tại tỉnh Chăm Pa Sắc
Phương pháp triển khai XG-PON cần được thực hiện có trọng điểm có tính toán nhằm
tận dụng hạ tầng có sẵn, dau tư ít nhưng vẫn đảm bảo yêu câu.
Dự báo nhu cầu phát triển dịch vụ băng rộng trong giai đoạn 2023-2025 tại tỉnh Chăm Pa Sắc được đưa ra trong bảng 3.4 Sở cứ dé đưa ra các con số này là dự vào sự biến đôi gia
tăng về số lượng thuê bao từng năm tại Tỉnh Chăm Pa Sắc trong bảng 3.2 và 3.3 (mục 3.2)