TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN

23 2 0
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: “VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNGĐỐI VỚI SINH VIÊN”

Nhóm học phần: 010100510517Giảng viên HD: Nguyễn Thị Lịch

Lớp: QL2303ASinh viên thực hiện:

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: “VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNGĐỐI VỚI SINH VIÊN”

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên nhóm chúng em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Lịch đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong khoảng thời gian vừa qua Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Triết học Mác-lênin, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết của cô Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thiện được bài tiểu luận về đề tài: “Trình bày vai trò của phép biệnchứng đối với sinh viên hiện nay?”

Tiếp đến, nhóm chúng em xin gửi lời tri ân đến các thầy cô Đại học GTVT TP.Hồ Chí Minh- Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng tốt.

Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những điều thiếu sót trong quá trình hoàn thành tiểu luận Rất kính mong cô cho chúng em thêm những góp ý và xem xét giúp bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn Nhóm 3 chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng: Toàn bộ những nội dung trình bày trong tiểu luận môn Triết học Mác-Lênin này không phải là bản sao chép từ bất kỳ bài tiểu luận nào có từ trước Các dữ liệu và nguồn kham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ Chúng em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Trang 4

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 4

1.2.3 Mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và chủ quan 6

2 KHÁI NIỆM VỀ BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7

3 NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 8

3.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến 8

3.1.1 Khái niệm 8

3.1.2 Tính chất của mối quan hệ phổ biến 9

3.1.3 Ý nghĩa của phương pháp luận đối với nguyên lývề mối quan hệ phổ biến 10

3.2 Nguyên lý về sự phát triển 10

3.2.1 Khái niệm 10

3.2.2 Tính chất của sự phát triển 11

3.2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận đối với nguyên lý về sự phát triển 12 4 VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 12

4.1 Đối với con người trong quá khứ và hiện tại 12

4.1.1 Đối với con người trong quá khứ 12

4.1.2 Đối với con người trong hiện tại 13

4.2 Đối với sinh viên hiện nay 14

4.2.1 Tìm hiểu, phân tích và xây dựng khả năng giải quyết vấn đề 15

4.2.2 Xác định các mâu thuẫn và mối quan hệ 15

4.2.3 Xây dựng quan điểm cá nhân 15

4.2.4 Phát triển khả năng tư duy logic và phản biện 15

PHẦN KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

DANH SÁCH VÀ BẢNG PHÂN CÔNG NHÓM 3– LỚP QL2303A 20

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Triết học là lẽ thường được nói bằng ngôn từ lớn” Đây chính là câu nói của vị tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ- James Madison khi phát biểu về triết học Thông thường, khi người ta nhắc đến triết học, người ta thường nghĩ đến một môn khoa học trừu tượng, khó hình dung, không dễ để hiểu, và được xem như là môn khoa học “tử thần” đối với sinh viên Tuy nhiên, thực chất Triết học luôn tồn tại và hiện hữu trong cuộc sống, phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con người Triết học cho con người cái nhìn đa chiều về cuộc sống, rèn luyện tư duy nhạy bén có chiều sâu Và hơn hết, học thuyết của Mác-Lênin đã đề cập các vấn đề trên thông qua phép biện chứng duy vật, bởi khi con người dựa vào các nguyên lí, được cụ thể hoá để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động và lối đi của mình Xuất phát từ những điều trên, nhóm chúng em chọn đề tài “Trình bày vai trò của phép biện chứng đối với sinh viên hiện nay?” làm đề tài nghiên cứu.

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của tiểu luận là làm rõ phép biện chứng, phân tích 2 nguyên lý của nó, đồng thời nêu lên được ứng dụng đối với con người, đặc biệt là vai trò quan trọng của phép biện chứng đối với sinh viên ngày nay.

Nhiệm vụ của tiểu luận:

Nêu rõ phân loại, khái niệm, những nguyên lý tồn tại trong phép biện chứng duy vật.

Nêu lên được vai trò của biện chứng đối với con người, đối với sinh viên ngày nay.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là con người, sự vật xung quanh ta, và đặc biệt nhất là nghiên cứu về sinh viên ngày nay Qua vai trò của biện chứng, ta thấy được biện chứng luôn tồn tại và xoay quanh chúng ta.

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc thu nhập thông tin, khảo sát kết quả ở các đối tượng hiện nay đang học tập và làm việc tại TP.HCM ở độ tuổi 18-24.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng em đã sử dụng phương pháp sau:

 Phương pháp thu thập dữ liệu.

 Phương pháp thống kê và so sánh.

 Phương pháp phân tích.

 Phương pháp đưa ra kết luận.

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận chủ đề “Trình bày vai trò của phép biện chứng đối với sinh viên hiện nay?” bao gồm 4 nội dung chính sau:

Phần 1: Khái niệm biện chứng và phân loại Phần 2: Khái niệm về phép biện chứng duy vật Phần 3: Nguyên lý của phép biện chứng duy vật Phần 4: Vai trò của phép biện chứng.

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG1 KHÁI NIỆM BIỆN CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI1.1 Biện chứng là gì?

Biện chứng là quan điểm, là phương pháp “xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng” Phương pháp tư duy này cho phép không chỉ nhìn thấy sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng, vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể.

Hay nói cách khác, biện chứng là khái niệm chỉ sự liên hệ, sự tác động, sự chuyển hoá, sự vận động, sự biến đổi, phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Từ hai nghĩa trên, ta kết luận biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ thống nhất, tác động qua lại giữa các mặt các yếu tố, quá trình của sự vật, hiện tượng hay giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy).

1.2 Phân loại biện chứng

Theo hai nghĩa nêu trên, về thực chất biện chứng đã được chia thành biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

1.2.1 Biện chứng khách quan:

Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nó phản ánh mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên Ví dụ về biện chứng khách quan, khi cần giải quyết một vấn đề nào đó, hai người có thể đưa ra hai phương án, hai hướng giải quyết khác nhau và hai người cũng có những lý lẽ riêng để bảo đảm cho quan điểm của mình Ý kiến chủ quan luôn phiến diện và nếu chỉ nghe một phía sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của bạn Vì vậy, từ câu hỏi này, cần phải có một người khác đưa ra nhận xét và việc đánh giá sẽ mang tính chất khách quan.

Trang 8

1.2.2 Biện chứng chủ quan:

Biện chứng chủ quan là biện chứng trong tư duy, là kết quả của sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong tư duy của chủ thể nhận thức, có sự thống nhất giữa logic (biện chứng), phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người Vì vậy, biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tư duy biện chứng.

Tính độc lập tương đối của biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan được thể hiện trên thực tế: sự vật, hiện tượng được phản ánh và nhận thức của con người về chúng không hoàn toàn trùng khít nhau, bởi quá trình tư duy, nhận thức còn phải tuân theo những quy luật mang tính mục đích và sáng tạo của con người Do vậy, Ph.Ăngghen đòi hỏi tư duy khoa học vừa phải phân định rõ ràng, vừa phải thấy sự thống nhất giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan, “phép biện chứng đã được coi là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực đối với vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy”.

1.2.3 Mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan

Thứ nhất, khách quan và chủ quan là hai mặt, hai nhân tố không thể tách rời trong bất kỳ hoạt động nào của mỗi chủ thể Và trong mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, có ý kiến cho rằng khách quan luôn là cơ sở, là tiền đề của nhân tố chủ quan thì nhân tố chủ quan có vai trò quan trọng, quyết định nhân tố chủ quan Lênin mô tả sự tác động qua lại biện chứng phức tạp giữa cái chủ quan và cái khách quan Vai trò chủ yếu trong sự phát triển lịch sử - xã hội thuộc về những điều kiện khách quan quyết định tính chất và phương hướng chủ yếu của các quá trình xã hội Vì những điều kiện khách quan, năng lực và quy luật không những luôn tồn tại độc lập không phụ thuộc vào chủ thể, luôn buộc chủ thể phải tính đến chúng ngay từ đầu trong mọi hoạt động, mà còn là nguồn gốc phát sinh mọi tri thức, tình cảm , ý chí, nguyện vọng của chủ thể.

Thứ hai, cái khách quan quy định nội dung và sự vận động biến đổi của cái chủ quan Thế giới khách quan không hình thành theo ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người mà ngược lại, ý chí, nguyện vọng của con người chỉ đúng khi nó phản ánh sự vận động biến đổi của các điều kiện, năng lực và quy luật vốn có của thế giới khách quan.

Thứ ba, mọi hoạt động của con người đều phải dựa trên những điều kiện khách quan nhất định, nhưng con người sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện khách quan đó mà có thể dựa vào năng lực chủ quan của mình để phát hiện ra những điều kiện khách quan Và khi đó, nếu có những điều kiện khách quan cần thiết thì nhân tố chủ

Trang 9

quan đóng vai trò quyết định những biến đổi của xã hội Lênin viết: “Trong lúc các nước tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư bản đang tan rã, trong lúc giai cấp đó tuyệt vọng và gặp cơn khủng hoảng, thì chỉ có nhân tố chính trị đó mới là nhân tố quyết định… Trong trường hợp này, cái quyết định chính là sự tự giác và tính kiên quyết của giai cấp công nhân Nếu giai cấp công nhân sẵn sàng hy sinh, nếu nó tỏ ra có khả năng dốc toàn lực ra thì nhiệm vụ khắc được giải quyết… Tinh thần quyết tâm của giai cấp công nhân, ý chí sắt đá của nó trong việc thực hiện khẩu hiệu “Chúng ta thà chết chứ không chịu khuất phục!” không phải chỉ là nhân tố lịch sử mà còn là nhân tố quyết định, nhân tố chiến thắng nữa”

2 KHÁI NIỆM VỀ BIỆN CHỨNG DUY VẬT

C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không đưa ra một định nghĩa thống nhất nào về phép biện chứng duy vật, mà trong các tác phẩm của các ông có nhiều định nghĩa khác nhau về phép biện chứng duy vật.

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi bàn về các quy luật, Ph.Ăngghen định nghĩa “ phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”

V.I.Lênin định nghĩa “phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”.

Từ đây lại có thể chỉ ra một số đặc điểm và vai trò của phép biện chứng duy vật Về đặc điểm, phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu hình giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng, mỗi nguyên lý, quy luật phạm trù của phép biện chứng đều có luận giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó.

Về vai trò phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát triển theo biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có thể đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới, giải

Trang 10

3 NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Nguyên lý được hiểu như tiêu đề trong các khoa học cụ thể Nó là tri thức không dễ chứng minh nhưng đã được xác nhận bởi thực tiễn của nhiều thế hệ con người, người ta chỉ còn phải tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không thì sẽ mắc phải sai lầm cả nhận thức lẫn hành động Để hiểu rõ hơn, thì nguyên lý của phép biện chứng được phân thành 2 nguyên lý cơ bản, đó là: nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý phát triển.

3.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến.

3.1.1 Khái niệm

Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ phổ biến của mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc về đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

Trong thế giới mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh, và không liên kết với nhau ở những khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượng khác thay đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng thay đổi Vì thế, liên hệ và cô lập thống nhất với nhau mà ví dụ điển hình là quan hệ giữa cơ thể sống và môi trường Cơ thể sống gắn bó với môi trường nhưng đồng thời cũng tách biệt với nó, có tính độc lập tương đối.

Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng, các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau và bản chất của sự vật, hiện tượng thể hiện qua mối liên hệ đó Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế

Trang 11

giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau Điển hình là trong thế giới động vật, động vật hấp thụ O2 và thải ra CO2, trong khi quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ CO2 và thải ra O2.

3.1.2 Tính chất của mối quan hệ phổ biến

Tính khách quan: Theo quan điểm biện chứng duy vật, mối quan hệ giữa sự

vật và hiện tượng trên thế giới tồn tại một cách khách quan, sự quy định các tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc bản chất chúng là cái vốn có của nó; nó tồn tại độc lập hoàn toàn và không phụ thuộc vào ý chí con người Và khi đó, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó vào hoạt động thực tiễn của mình.Ví dụ như mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.

Tính phổ biến: Mối liên hệ thể hiện ở bất kì đâu, tồn tại cả trong tự nhiên, xã

hội và trong tư duy có ở mọi lúc, mọi nơi Chúng giữ vai trò và vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng Ví dụ là hệ hô hấp, hệ thần kinh và các cơ quan cấu thành nên cơ thể con người cũng phải tương tác với nhau để tạo thành một chủ thể hoàn chỉnh.

Tính đa dạng, phong phú: Những sự vật, hiện tượng hoặc không gian, thời

gian khác nhau có mối liên hệ biểu hiện khác nhau.Vì vậy có thể chia mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong - bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp – gián tiếp, v.v Và khi đó, chúng sẽ có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Ví dụ: Những người khác nhau có mối quan hệ khác nhau với cha mẹ, anh chị em và bạn bè Nói cách khác, đó cũng là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhưng mỗi giai đoạn đều khác nhau, có tính chất và biểu hiện khác nhau.

Vì vậy, các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện cần xem xét sự vật hiện tượng ở nhiều khía cạnh, phải tránh xem

Ngày đăng: 02/04/2024, 19:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan