THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY TNHH WOONYOUNG VINA
- Địa chỉ văn phòng: Lô CN 3.4, Khu công nghiệp Sạch tại xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Jung Jaehoon.
- Điện thoại: +82 10 6456 7734 Email: jhjung@woonyoung.com
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mã số doanh nghiệp: 0901127178 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 09 năm 2022.
Giấy xác nhận số 2686/24 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 05 tháng 02 năm 2024 về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đầu tư số 5476341126 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên chứng nhận lần đầu ngày 12/09/2022, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 12/01/2023.
Tên dự án đầu tư
1.2.1 Địa điểm thực hiện dự án
- Tên Dự án: DỰ ÁN WOONYOUNG VINA
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô CN 3.4, Khu Công Nghiệp Sạch tại xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam Diện tích lô đất thực hiện dự án là 10.655 m² Vị trí và kích thước khu đất như Mặt bằng quy hoạch tổng thể của dự án.
- Khu vực thực hiện dự án nằm trong KCN Sạch là phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu về khoảng cách đến khu dân cư, các công trình văn hóa, khu đô thị, tôn giáo và khu di tích lịch sử, và không ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn vị này. Đây cũng là một trong những lý do nhà đầu tư lựa chọn địa điểm nằm trong KCN Sạch để thực hiện Dự án Ngoài ra, dự án cũng có giao thông thuận tiện, vị trí lô đất được lựa chọn phù hợp để xây dựng nhà máy
- Vị trí tiếp giáp địa lý của dự án cụ thể như sau:
Phía Đông Bắc: giáp Lô đất quy hoạch của KCN.
Phía Đông Nam: giáp đường nội bộ KCN Sạch.
Phía Tây Nam: giáp đường nội bộ KCN Sạch.
Phía Tây Bắc: tiếp giáp Lô đất quy hoạch của KCN.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Sơ đồ vị trí dự án
Vị trí dự án trong phối cảnh KCN Sạch
Lô CN3.4 Đường nội bộ
Vị trí khu đất dự án
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Bảng 1.1 Tọa độ mốc ranh giới của dự án Điểm X Y
Vị trí thực hiện dự án trên khu đất có tổng diện tích 10.655 m 2 nằm trong KCN Sạch xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên được chủ dự án thuê của Công ty TNHH đầu tư và phát triển KCN VTK Hưng Yên theo Hợp đồng chính thức về việc thuê lại đất gắn liền với cơ sở hạ tầng số VTK(S&P)-WOONYOUNG_Số thửa đất thuê-CN3.4 (14/7/2023) ngày 14 tháng 7 năm 2023
- Khu công nghiệp sạch được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 429/QĐ-BTNMT ngày 08/3/2022 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
“Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp sạch” xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng và cấp Giấy phép xây dựng của dự án: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên.
- Cơ quan thẩm định giấy phép môi trường của dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường của dự án: UBND tỉnh Hưng Yên.
1.2.3 Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
- Quy mô của dự án đầu tư: (theo Luật đầu tư công được quốc hội thông qua số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019): Dự án với tổng vốn đầu tư công nghiệp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước với số tiền 61.695.000.000 đồng VNĐ (bằng chữ: Sáu mươi mốt tỉ, sáu trăm chín mươi lăm triệu đồng) Dự án thuộc phân loại nhóm C
- Dự án Sản xuất máy móc, thiết bị hoạt động trong ngành công nghiệp Cụ thể:Sản xuất máy biến áp (transformer) 300.000 sản phẩm/năm; sản xuất cuộn kháng(reactor) 50.000 sản phẩm/năm và sản xuất bộ nhiễu (noise filter) 500.000 sản phẩm/năm Căn cứ theo STT 17 Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, công suất trung
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên bình.
- Căn cứ theo STT 1 Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm II.
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày
17 tháng 11 năm 2020, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.
- Căn cứ theo Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày
17 tháng 11 năm 2020, dự án thuộc quyền cấp Giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh hưng Yên.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư
1.3.1.2 Quy mô công suất sản phẩm của dự án đầu tư
Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mục tiêu của dự án là Sản xuất máy móc, thiết bị hoạt động trong ngành công nghiệp phục vụ cho các thiết bị điện, điện tử Cụ thể: Sản xuất máy biến áp (transformer); sản xuất cuộn kháng (reactor) và sản xuất bộ nhiễu (noise filter) với công suất như sau:
- Sản xuất máy biến áp (transformer): 300.000 sản phẩm/năm Gồm máy biến áp (1P: 200.000 sản phẩm/năm; 3P: 40.000 sản phẩm/năm; CT: 50.000 sản phẩm/năm; ZCT: 10.000 sản phẩm/năm)
- Sản xuất cuộn kháng (reactor –L4): 50.000 sản phẩm/năm.
- Sản xuất bộ lọc nhiễu (noise filter – 1A): 500.000 sản phẩm/năm.
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
1.3.2.1 Nội dung hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án
Các hoạt động để đưa sản phẩm ở nhà máy từ sơ khai đến quá trình hoàn thiện, đáp ứng đủ điều kiện chuyển giao đến khách hàng như sau.
Hình 1.1 Quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án
Cụ thể các bước sản xuất, kinh doanh bao gồm:
Bước 1: Đặt mua thiết bị, nguyên vật liệu
Công ty sẽ tiến hành đặt mua thiết bị từ công ty mẹ, đặt mua nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian vận chuyển Đặt mua thiết bị, nguyên vật liệu Lên kế hoạch thiết kế sản phẩm Sản xuất, lắp ráp sản phẩm
Kiểm tra chất lượng, đóng gói sản phẩm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên Đối với nguyên vật liệu chất lượng cao sẽ được công ty tiến hành mua từ các đối tác là doanh nghiệp nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm Nguyên vật liệu công ty chủ yếu đặt mua là dây đồng, dây nhôm với đặc tính dẫn điện tốt, hạn chế oxi hoá, tăng độ bền và tuổi thọ của máy và lá thép kỹ thuật điện với độ dẫn từ cao. Nguyên liệu được thu mua đã được loại bỏ tạp chất, đã qua các công đoạn tiền xử lý sản phầm phù hợp với yêu cầu thiết kế sản xuất của khách hàng Tùy thuộc vào sản phẩm sản xuất, dây nguyên liệu sử dụng cho dự án có đường kính từ 0,3 - 5 mm. Ngoài ra, dây đồng, dây nhôm phải đảm bảo tính lắp ghép, tính thẩm mỹ và tính kinh tế cao
Ngoài ra, Công ty sẽ đặt mua lá thép kỹ thuật có hàm lượng cacbon giới hạn 0,01+0,1%, với lượng tạp chất rất nhỏ nhằm đảm bảo tổ chức ferit, được cán nguội thành các tấm có chiều dày nhỏ hơn 2mm với phương pháp cán trùng với đường trục của lõi máy biến áp nhằm giảm tốt thất.
Bước 2: Lên kế hoạch thiết kế sản phẩm
Sau khi đã có đầy đủ thiết bị, nguyên vật liệu và các đơn đặt hàng, đội ngũ nhân viên, kỹ sư của công ty sẽ thực hiện thiết kế bản vẽ chi tiết theo các yêu cầu được đặt hàng Nhằm đảm bảo tối đa chất lượng của sản phẩm và đồng thời loại bỏ các sai số, dự án sử dụng các phần mềm chuyên biệt để tính toán, hiệu chỉnh thông số, đảm bảo mỗi chi tiết hợp thành sản phẩm đều được phát huy công năng
Bản vẽ chi tiết gồm: Các hình biểu diễn (tên gọi hình chiếu, vị trí lắp rắp), khung bản vẽ và khung tên (tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ), các con số kích thước (kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết, số lượng vòng quấn) và các yêu cầu kỹ thuật Thông thường lập bản vẽ chi tiết sẽ tuân thủ những yêu cầu sau:
- Bố trí các hình biểu diễn và khung tên bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn.
- Vẽ mờ lần lượt các hình dạng bên ngoài và bên trong bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt.
- Tiến hành tô đậm (trước khi tiến hành tô cần kiểm tra, sửa chữa những sai sót).
- Ghi phần chữ gồm có nội dung khung tên, kích thước, yêu cầu kỹ thuật.
Bước 3: Sản xuất, lắp ráp sản phẩm
Sản xuất, lắp ráp sản phẩm là quy trình trọng yếu trong hoạt động sản xuất của công ty, đối vơi từng loại sản phẩm sẽ có quy trình lắp ráp riêng biệt và được trình bày riêng ở phần dưới đây
Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói sản phẩm Ở công đoạn này, công nhân sẽ tiến hành kiểm tra ngoại quan sản phẩm Mỗi công nhân khi kiểm tra sẽ được phát quần áo bảo hộ và găng tay chống tĩnh điện, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động Sử dụng phương pháp đo kết hợp bằng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên mắt thường và bằng máy, công nhân có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng hàn, mức độ ngâm tẩm, vị trí các bộ phận có đạt đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm tra dị vật bên trong (nếu có)
Sau kiểm tra ngoại quan lần một, máy móc, thiết bị sẽ được dán tem Thông số tem yêu cầu không bị xóa, in không được thiếu thông tin hoặc in bị nhòe, tem phải được dán vào vị trí cố định Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty còn tiến hành kiểm tra chức năng hoạt động của sản phẩm thông qua máy kiểm tra, nhằm loại bỏ các sản phẩm không đạt thông số kỹ thuật chất lượng yêu cầu Đồng thời nhằm đảm bảo chắc chắn sản phẩm đạt chất lượng cao được bàn giao cho khách hàng, công nhân sẽ tiến hành kiểm tra ngoại quan lần cuối trước khi đóng gói thông qua hệ thống máy móc đóng gói.
Bước 5: Vận chuyển hàng hóa
Sau khi hoàn thiện quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm, tuỳ theo địa điểm giao hàng được thỏa thuận trước trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty và khách hàng, Công ty sẽ sắp xếp đội ngũ lái xe chở hàng hóa theo đường bộ đến điểm hẹn được thỏa thuận trước trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty và khách hàng
1.3.2.2 Mô tả chi tiết quy trình sản xuất, lắp ráp các sản phẩm của dự án
Đối với máy biến áp (transformer 1P, 3P, CT, ZCT) sử dụng trong công nghiệp
Ngâm phủ sơn cách điện
Lắp ráp khối đầu cuối
Thanh hàn, chất trợ hàn Hơi hóa chất, CTR
Sơn cách điện Hơi hóa chất, CTR Điện
Vỏ thùng catton Sản phẩm lỗi hỏng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Hình 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp máy biến áp (transformer)
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Tùy thuộc vào kích thước và hình dáng của sản phẩm sử dụng máy biến áp, máy biến áp được thiết kế theo kích thước và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng Máy biến áp được sản xuất với 03 bộ phận chính: (i) Lõi thép; (ii) Dây quấn; (iii) Vỏ máy.
(i) Lõi thép có tác dụng làm mạch dẫn từ và khung quấn dây, được cấu tạo bới các lá thép kỹ thuật điện cán được sơn cách điện 02 mặt, cán mỏng với độ dày chỉ từ 0,1 - 0,5mm ghép lại với nhau sao cho tạo thành các lát cắt song song với chiều của một từ trường Các lá thép kỹ thuật điện được ghép kín nhau bằng máy hàn công nghệ cao của Dự án, giúp cho lõi thép không có không khí lọt vào nhằm đảm bảo hiệu quả dẫn từ đối đa và không gây ra âm thanh khi sản phẩm hoạt động Lõi thép có hình dạng EI, bao gồm trụ và gông Độ dày và cao của lõi thép được các kỹ sư thiết kế phù hợp với từng loại máy móc có sử dụng sản phẩm theo đơn đặt hàng và đồng thời đặt tiêu chuẩn và chất lượng tại TCVN 6306-1:2015 (IEC 60076-1:2000).
(ii) Dây quấn là đồng điện phân có độ bền cao và dễ cán mỏng, dạng lá hoặc dạng sợi nhằm giảm tốn thất ngắn mạch và triệt tiêu lực dọc trục, đảm bảo an toàn cho máy biến áp trong quá trình vận hành.
(iii) Vỏ máy được nhập từ các đơn vị cung cấp, được kiểm tra độ kín bằng đèn cực tím và dung dịch chuyên dụng
Quá trình lắp ráp các bộ phận của máy biến áp như sau:
- Bước 1: Cuốn dây nguyên liệu vào các bobbin
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình thi công a Nguyên vật liệu, máy móc
Nguyên, vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng của dự án dự kiến được mua tại các cửa hàng, đại lý vật liệu xây dựng lân cận khu vực triển khai dự án, được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.3 Nguyên vật liệu dự kiến cho quá trình xây dựng của dự án
T Loại vật liệu Đơn vị Số lượng Hệ số quy đổi Khối lượng (tấn)
4 Gạch xây viên 2.958.330 1,2 kg/viên 3.550
Trong quá trình thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thầu xây dựng thực hiện sử dụng một số máy móc chính như sau:
Bảng 1.4 Danh sách máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng
TT Tên của thiết bị, máy móc Số lượng
6 Xe cẩu bánh xích 125 tấn 1
8 Máy bơm nước 10 b Nhu cầu cung cấp nước trong quá trình xây dựng
- Nguồn cung cấp nước: Được lấy từ hệ thống cấp nước của Khu công nghiệp.
- Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng như sau:
Nước cấp cho công nhân thi công xây dựng: Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình, trên công trường có khoảng 50 công nhân tham gia thi công.Định mức sử dụng nước là 80 lít/người.ngày (theo QCVN 01:2021/BXD) Vậy nhu
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng là:
QSHTC = 50 người × 80 lít/người.ngày = 4.000 lít/ngày = 4,0 m3/ngày.đêm.
Nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng: bao gồm nước rửa bánh xe, rửa xe để hạn chế khói bụi, rơi vãi vật liệu xây dựng, nước trộn vữa, nước rửa thiết bị, dụng cụ…Ước tính lượng nước phát sinh khoảng 4 m³/ngày.
Nước tưới làm ẩm để giảm phát tán bụi: Lượng nước này không sử dụng thường xuyên, chỉ sử dụng vào những ngày nắng khô hanh, trung bình sử dụng khoảng
1.4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án a Danh mục và khối lượng các nguyên vật liệu sử dụng tại dự án
Bảng 1.5 Danh mục nguyên liệu, hóa chất sử dụng T
T Nguyên liệu/ hóa chất Nhu cầu Đơn vị Nguồn gốc
1 Đồng 200.000 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
2 Nhôm 6.300 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
3 Thép 50.000 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
4 Thép tấm 510.000 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
5 Đùn nhựa 60.000 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
6 Giấy cách nhiệt 5.300 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
7 Ốc vít 8.100 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
8 Nhãn, mác 650 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
9 Băng dính 2.360 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
10 Keo Epoxy 7.280 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
11 Thùng giấy 320.000 Thùng/ năm Hàn Quốc, Việt Nam
12 Túi zipper PE 65.000 Túi/năm Hàn Quốc, Việt Nam
13 Dây dẫn (Harness) 400.000 Bộ/năm Hàn Quốc, Việt Nam
14 Bo mạch in 742.000 Bộ/năm Hàn Quốc, Việt Nam
15 Sơn phủ (solcoat urethane) 65 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
16 Sơn dầu (varnish) 6.300 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
17 Dung môi (thinner) 2.400 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
18 Nhựa polyester chưa bão hòa 1.120 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
19 Sillicon 1.800 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
20 Than hoạt tính 500 Kg/năm Hàn Quốc, Việt Nam
21 Khí argon 10.500 Lít/năm Hàn Quốc, Việt Nam
22 Oxy 1.470 Lít/năm Hàn Quốc, Việt Nam
23 Hộp sillicon 250 Hộp/năm Hàn Quốc, Việt Nam
24 Hóa chất khử trùng 100 Kg/năm Việt Nam
25 Thanh hàn 450 Kg/năm Việt Nam
Nguồn: Công ty TNHH Woonyoung Vina b Danh mục máy móc phục vụ hoạt động sản xuất
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Bảng 1.6 Danh mục máy móc phục vụ cho hoạt động của dự án
1 Bể ngâm phủ sơn và tủ sấy khô tự động 1 Hàn
2 Máy sấy loại buồng kích thước lớn 1 Hàn
3 Máy sấy loại buồng kích thước nhỏ 2 Hàn
4 Máy ngâm tẩm chân không bằng tay 1 Hàn
7 Máy cuộn trung bình 6 Hàn
14 Máy gia công thanh cái MC 1 Hàn
15 Máy nén khí 15HP 2 Hàn
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
21 Máy cuộn dây hình xuyến 5 Hàn
23 Máy kiểm tra CPT 1 Hàn
25 Máy phát điện dự phòng 1 Hàn
26 Hệ thống xử lý nước thải 1 Việt Nam Mới 100% 2024
27 Hệ thống phòng cháy chữa cháy 1 Việt Nam Mới 100% 2024
Nguồn: Công ty TNHH Woonyoung Vina
Ngoài ra, trong giai đoạn vận hành, Chủ dự án sẽ đầu tư thêm các máy móc, thiết bị phục vụ cho văn phòng như máy tính, điện thoại, máy photo, máy fax, bàn ghế,…. c Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện
- Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện phục vụ sản xuất của dự án là từ KCN Sạch Nguồn điện tại KCN được lấy từ trạm biến áp Lý Thường Kiệt 2 có công suất 110kV/22kV-2*63 MVA tại phía Đông Bắc của KCN Các tuyến dây 22kV được sử dụng cáp đồng, đi ngầm theo các tuyến giao thông trong khu công nghiệp và đấu nối sẵn sàng tới từng lô đất theo yêu cầu của nhà đầu tư.
- Nhu cầu sử dụng điện: Ước tính nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho dự án là khoảng 20.000 kWh/tháng. d Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp nước
- Nguồn cung cấp nước: Dự án sử dụng nước sạch cấp từ nhà máy nước sạch của KCN.
- Nhu cầu sử dụng nước: Nhu cầu về nước cho dự án chủ yếu là nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên, nước tưới đường/ sân bãi để tránh bụi, nước tưới cây Ngoài ra, còn có nước cấp dự phòng cho phòng cháy chữa cháy Tổng lưu lượng nước cấp là khoảng 12,0 m 3 /ngày (tương đương 312 m 3 /tháng).
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Bảng 1.7 Bảng thống kê nhu cầu sử dụng nước của dự án
T Mục đích sử dụng nước Định mức
Lưu lượng nước cấp (m 3 / ngày)
1 Nước cấp cho sinh hoạt và vệ sinh
Lượng nước sử dụng cho vệ sinh
Lượng nước sử dụng rửa tay chân tại các chậu trong nhà vệ sinh
Lượng nước sử dụng cho ăn ca
2 Nước rửa đường, tưới cây 1,5 lít/m 2 4,5
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
1.5.1 Quy mô các hạng mục công trình của Dự án
Dự án được thực hiện tại Lô CN 3.4, Khu Công nghiệp Sạch tại xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam với diện tích 10.655 m² Hiện tại, khu vực triển khai dự án là khu đất trống đã được giải phóng mặt bằng bởi chủ cơ sở hạ tầng cho thuê.
Các hạng mục công trình xây dựng của dự án được bố trí dựa trên các yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng Do đó việc bố trí vị trí và diện tích các hạng mục công trình cần phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch xây dựng theo QCVN 01:2021/BXD
Căn cứ vào bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án, các hạng mục công trình được xây dựng cụ thể như sau:
Bảng cân bằng sử dụng đất của dự án
TT Hạng mục Diện tích dự kiến Tỷ lệ (%)
1 Diện tích xây dựng nhà xưởng 5.426 50,92
2 Diện tích sân đường nội bộ, bãi đỗ xe 3.071 28,82
Tổng diện tích khu đất 10.655 100,0
Bảng 1.8 Các hạng mục công trình dự kiến xây dựng của dự án
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
TT Hạng mục công trình Đơn vị tính
Diện tích sàn Tình trạng
I Hạng mục công trình chính
+ Nhà bếp và nhà ăn m 2 450 - -
+ Khu vực trưng bày, cầu thang m 2
II Hạng mục công trình phụ trợ
1 Nhà bảo vệ (02 nhà) m 2 44 44 Chưa xây dựng
2 Nhà để xe m 2 304 304 Chưa xây dựng
3 Phòng bơm m 2 40 40 Chưa xây dựng
4 Cổng chính - - - Chưa xây dựng
5 Cổng phụ - - - Chưa xây dựng
6 Trạm điện m 2 74 74 Chưa xây dựng
7 Phòng máy nén khí m 2 36 36 Chưa xây dựng
8 Nhà kho m 2 18 18 Chưa xây dựng
9 Phòng bảo trì m 2 30 30 Chưa xây dựng
10 Hệ thống cấp thoát nước - - - Chưa xây dựng
11 Hệ thống PCCC - - - Chưa xây dựng
III Hạng mục công trình BVMT
Khu lưu giữ chất thải (gồm
2 Trạm xử lý nước thải (được xây ngầm) m 2 6 6 Chưa xây dựng
IV Diện tích giao thông, sân bãi m 2
V Diện tích cây xanh m 2 2.158 2.158 Chưa xây dựng
Nguồn: Thuyết minh Dự án Woonyoung Vina của Công ty TNHH Woonyoung Vina
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở của Dự án Nhà máy Woonyoung Vina
1.5.2 Tiến độ, tổ chức quản lý thực hiện dự án a Tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án dự kiến như sau:
- Thực hiện thủ tục hành chính: Từ tháng 10/2023 đến tháng 05/2024.
- Xây dựng nhà xưởng, các hạng mục công trình: Từ tháng 06/2024 đến tháng 01/2025
- Lắp đặt máy móc, thiết bị, vận hành thử nghiệm: Từ tháng 02/2025 đến tháng03/2025.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án “Nhà máy Woonyoung Vina” tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
- Đưa dự án đi vào hoạt động chính thức: Tháng 04/2025. b Tổng mức đầu tư của Dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án là 61.695.000.000 đồng, trong đó:
- Vốn góp để thực hiện dự án: 9.254.250.000 đồng, chiếm 15% tổng vốn đầu tư.
- Vốn huy động chiếm 85% tổng vốn đầu tư. c Tổ chức quản lý vận hành dự án
Theo dự kiến của chủ đầu tư, nhu cầu lao động của dự án khoảng 100 cán bộ công nhân viên, trong đó:
- Điều hành sản xuất: 04 người.
- Nhân viên phụ trách môi trường và an toàn: 1 người.
Chế độ làm việc 8h/ca/ngày, từ thứ 2 đến thứ 7, số ngày làm việc trong năm là
312 ngày trung bình 26 ngày/tháng.
Tuyển dụng, đào tạo và chế độ đãi ngộ:
- Đối tượng tuyển dụng và đào tạo: Công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương, đặc biệt là con em các hộ gia đình sống gần khu vực dự án Những đối tượng lao động phổ thông sẽ được đào tạo để phù hợp với những vị trí việc làm theo sự phân công của ban Giám đốc.
- Chế độ đãi ngộ: Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được bảo đảm bằng hợp đồng lao động ký kết giữa từng người lao động với Giám đốc Thoả ước lao động tập thể ký kết giữa đại diện tập thể lao động với Giám đốc và phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch BVMT quốc gia
Dự án nằm trong Khu công nghiệp Sạch tại xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 450/QĐ- TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, nêu rõ: “Phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả tài nguyên, hướng tới đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường”.
- Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tường Chính phủ về Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, với quan điểm phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái vùng, ít chất thải, hướng đến nền kinh tế xanh Tại dự án sử dụng các máy móc, thiết bị mới hạn chế phát sinh chất thải và áp dụng các biện pháp thu gom và xử lý chất thải theo đúng quy định.
- Các công trình bảo vệ môi trường của dự án như công trình xử lý nước thải sơ bộ, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, công trình lưu giữ CTR thông thường, CTNH đều phù hợp với nhiệm vụ trong quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kì
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ- TTg ngày 18/02/2020.
- Các biện pháp quản lý chất thải rắn của dự án phù hợp với Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2050, tất cả các chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải trong giai đoạn hoạt động của dự án phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021, quản lý chất lượng môi trường không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải.
Sự phù hợp của Dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên:
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Theo Quyết định 870/QĐ-TTg của Thủ tướng chính Phủ ban hành ngày 19/6/2020 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong các quan điểm lập quy hoạch trong đó có quan điểm sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
Dự thảo báo cáo Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được hội đồng thẩm định thông qua tháng 8/2023 Trong đó định hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Hưng Yên là tập trung thu hút các nhà đầu tư có năng lực, uy tín đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN được quy hoạch, tạo tiền để hình thành và phát triển các KCN sạch, sinh thái, KCN thông minh, phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ Báo cáo quy hoạch tỉnh đã bổ sung hiện trạng sử dụng đất của khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc trong tổng diện tích đất dành cho phát triển khu công nghiệp của tỉnh.
Theo Quyết định 268/QĐ-UBND ngày 17/02/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo đó định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông Bắc tỉnh, thuộc các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu và Ân Thi Ngày 02/10/2020, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 2321/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ân Thi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Theo đó, định hướng phát triển tổng thể không gian vùng, xã Xuân Trúc được định hướng phát triển đô thị và công nghiệp tập trung có trình độ, công nghệ sản xuất cao không gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 15/6/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về Chương trình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-
2025, định hướng đến năm 2030 Dự án Nhà máy Woonyoung Vina sẽ thực hiện thu gom, phân loại, ký hợp đồng xử lý các loại chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp thông thường và CTNH); đầu tư xây dựng hệ thống XLNT để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi đấu nối,… thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường Do đó, dự án phù hợp với Quy hoạch tỉnh Hưng Yên.
Ngoài ra, sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan:
KCN Sạch đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 429/QĐ-BTNMT ngày 08/3/2022 tại xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi và xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu với tổng diện tích là 143,08 ha.
Hiện nay, KCN đã đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục công trình như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, khu xử lý nước thải tập
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên trung, hệ thống thu gom và thoát nước thải, nước mưa, hệ thống cây xanh,… Ngoài ra, phía Tây KCN nằm tiếp giáp với đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nên rất thuận tiện cho hoạt động giao thông vận tải Với các điều kiện nêu trên của KCN sẽ là điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
Dự án Nhà máy Woonyoung Vina được xây dựng tại Lô CN3.4, KCN Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên trên phần diện tích 10.655 m 2 Lô đất này được quy hoạch là đất công nghiệp của KCN nên dự án hoàn toàn phù hợp với phân khu chức năng của KCN Sạch
(1) Về tính chất Khu công nghiệp:
KCN sạch được quy hoạch là khu công nghiệp đa ngành, thu hút đa dạng các lĩnh vực đầu tư bao gồm:
- Sản xuất thiết bị, linh phụ kiện truyền dữ liệu, điện thoại di động, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi.
- Sản xuất phần mềm, nội dung số; sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện, điện tử.
- Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và phụ tùng ô tô, xe máy; chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, khuôn mẫu, thép cao cấp và linh kiện, phụ tùng máy gia công cơ khí
- Sản xuất vật liệu composit, vật liệu siêu dẻo, siêu bền, siêu nhẹ; sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ
- Sản xuất trong lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm có quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.
- Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất và phân phối điện mặt trời mái nhà (tự dùng trong khu công nghiệp)
- Kho bãi, lưu giữ hàng hóa; hoạt động logistics.
Như vậy, Dự án Nhà máy Woonyoung Vina của Công ty TNHH Woonyoung Vina thực hiện thuộc nhóm ngành sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện, điện tử phù hợp với nhóm ngành nghề đăng ký thu hút đầu tư vào KCN sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi và xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu.
Do đó dự án của cơ sở phù hợp với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đều được thu gom xử lý sơ bộ tại hệ thống xử lý nước thải công suất 20 m³/ngày Nước thải sau xử lý được đấu nối vào hệ thống thu gom chung và đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Sạch có công suất xử lý 4.100 m³/ngày.đêm đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường thông qua hệ thống mương nước được thiết kế ngầm.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Do đó Trạm XLNT tập trung của KCN Sạch hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về xử lý nước thải cho Dự án.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc lập Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án Woonyoung Vina Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành 03 đợt khảo sát, đo đạc, lấy mẫu môi trường không khí và môi trường đất để phân tích và đánh giá môi trường nền khu vực thực hiện dự án Kết quả cho thấy đối với các mẫu không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và mẫu đất khu vực thực hiện dự án đều nằm trong giưới hạn cho phép của QCVN03:2023/BTNMT Qua đó cho thấy môi trường không khí xung quanh khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm môi trường và khả năng chịu tải môi trường không khí khu vực dự án được đánh giá là cao
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
Dự án nằm trong KCN Sạch, KCN cơ bản đã thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng, chủ đầu tư hạ tầng KCN đã triển khai đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường (hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung,…).
Hiện tại, đã có nhiều nhà máy hoạt động trong KCN, phần diện tích còn lại là đất trống, đã giải phóng mặt bằng, đã và đang thu hút đầu tư Do vậy, nguồn tài nguyên sinh vật không đa dạng, phong phú.
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải
Nước mưa của dự án được thải vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Sạch trước khi thải vào sông Điện Biên qua hệ thống cống qua đường nối 2 cao tốc. Nước thải của dự án sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN Sạch được thải vào hệ thống XLNT tập trung của KCN Sạch để xử lý trước khi thải vào sông Điện Biên: Chảy từ dòng sông Hoan Ái (từ Lực Điền) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu), sang địa phận huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống Cửa Càn (thị xã Hưng Yên) Toàn bộ sông dài khoảng 20 km với bề rộng đáy thiết kế là 10m Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho một phần huyện Khoái Châu và huyện Kim Động.
3.2.2 Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải
Toàn bộ nước thải của KCN được thu gom và xử lý trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, đảm bảo xử lý nước thải đạt QCĐP 02:2019/HY - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp.
3.2.3 Hiện tràn xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Dự án nằm trong KCN Sạch, các cơ sở, dự án khác trong KCN đã và đang đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước chung của KCN Sạch.
Toàn bộ nước thải trong KCN Sạch được thu gom và xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN có công suất xử lý tối đa 4.100 m³/ngày đêm, đảm bảo xử lý đạt QCĐP 02:2019/HY trước khi thải ra môi trường.
Hiện nay, KCN cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng quan trọng, đồng thời thu hút được hơn 10 dự án đầu tư vốn FDI (phần lớn là Hàn Quốc) với số vốn đầu tư
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên đã đăng ký là trên 50 triệu USD Các dự án đã được cấp phép trong KCN Sạch hiện nay đều đang trong quá trình hoàn thiện cáI thủ tục, giấy phép về xây dựng và môi trường để triển khai dự án.
Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án
án Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại dự án, Công ty TNHH Woonyoung Vina cùng với Công ty TNHH Môi trường T&T Vina phối hợp với đơn vị phân tích tiến hành đo đạc, lấy mẫu môi trường nền tại khu vực triển khai dự án vào ngày 03/01/2024, ngày 04/01/2024 và ngày 05/01/2024.
Các vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.9 Các vị trí đo, lấy mẫu môi trường không khí khu vực Dự án
TT Thời gian Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ
4 KK1 Mẫu không khí ở khu vực trung tâm dự án X = 2303951; Y = 556337
4 KK2 Mẫu không khí ở khu vực trung tâm dự án
4 KK3 Mẫu không khí ở khu vực trung tâm dự án
4 Đ1 Mẫu đất ở khu vực dự án X = 2303952; Y = 556345
4 Đ2 Mẫu đất ở khu vực dự án X = 2303952; Y = 556345
4 Đ3 Mẫu đất ở khu vực dự án X = 2303952; Y = 556345 a Hiện trạng môi trường không khí xung quanh
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.10 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh
Tốc độ gió Bụi CO SO 2 NO 2 dBA o C (%) m/s (μg/Nmg/Nm 3 )
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Tốc độ gió Bụi CO SO 2 NO 2 dBA o C (%) m/s (μg/Nmg/Nm 3 )
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
Nhận xét: Theo bảng kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí khu vực dự án đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Điều đó cho thấy chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. b Hiện trạng môi trường đất
Bảng 3.11 Kết quả phân tích môi trường đất Thông số Đơn vị
Asen (As) mg/kg 8,8 8,3 8,4 200 Đồng (Cu) mg/kg 9,4 9,2 9,5 2.000
- QCVN 03:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên Nhận xét: Qua kết quả phân tích các mẫu đất lấy tại khu vực dự án, nhận thấy tất cả các chỉ tiêu dùng để so sánh đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất.
Hình 3.5 Một số hình ảnh lấy mẫu môi trường nền tại khu đất dự án c Hiện trạng hoạt động của KCN Sạch
- KCN Sạch đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Sạch theo Quyết định số 1070/QĐ-TTg ngày 06/07/2021 và được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Quyết định số 2605/QĐ-UBND về việc thành lập Khu công nghiệp Sạch
- KCN Sạch đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 429/QĐ-BTNMT ngày 08/3/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sạch” xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi và xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Sạch có tổng vốn đầu tư hơn 1.788.590.000.000 đồng với quy mô diện tích quy hoạch là 143,08 ha.
- KCN Sạch hiện nay đã thu hút được khoảng 18 dự án đầu tư.
KCN Sạch đã hoàn hiện các hạng mục cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được lấy từ lưới điện Quốc gia do Điện lực huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên quản lý Cấp điện áp cung cấp cho các Nhà máy là 22kV.
- Hệ thống cấp nước: KCN đã xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch đến từng lô đất, lắp đặt các điểm chờ đấu nối
- Hệ thống thông tin: Có hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ đảm bảo liên lạc
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên trong nước và quốc tế dễ dàng bao gồm điện thoại, điện thoại di động, Fax, Internet
- Hệ thống giao thông trong và ngoài KCN: Hệ thống đường giao thông nội bộ trong KCN đã được xây dựng hoàn thiện Trục chính của KCN Sạch có chiều rộng mặt cắt là 43,0m, trong đó chiều rộng lòng đường là 18,5m và vỉa hè rộng 6,5 m mỗi bên, được bố trí dải phân cách ở giữa rộng 12m; Các đường nhánh trong khu công nghiệp có chiều rộng mặt cắt là 27m, trong đó chiều rộng lòng đường là 15m và vỉa hè rộng 6m mỗi bên Trục chính của khu công nghiệp đồng thời kết nối trực tiếp với tuyến đường nối hai cao tốc giúp việc kết nối giao thông dễ dàng.
Hệ thống thoát nước mưa: được thiết kế riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải Nước mưa được thu gom vào hệ thống rãnh thu BTCT dọc theo các trục đường, xả ra kênh tiêu chính trạm bơm Quang Trung 2 sau đó thoát ra sông Điện Biên qua hệ thống cống ngang đường nối 2 cao tốc Mạng lưới thoát nước mưa trong KCN Sạch đều được thiết kế kiểu tự chảy theo trọng lực.
Hệ thống thoát nước thải: Nước thải của các công ty thứ cấp được thu gom vào hệ thống thoát nước thải của KCN thông qua các hố ga đấu nối Nước thải sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 4.100 m³/ngày đêm để xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra kênh tiêu chính trạm bơm Quang Trung 2, sau đó thoát ra sông Điện Biên qua hệ thống cống ngang đường nối 2 cao tốc
- Hệ thống XLNT: KCN xây dựng một hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn độc lập với hệ thống thoát nước mưa Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Sạch đã được xây dựng hoàn thiện Toàn bộ nước thải của các nhà máy trong KCN Sạch được tập trung xử lý tại trạm xử lý nước thải đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật bố trí ở phía Tây Nam KCN Nước thải sau khi qua trạm xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thoát nước ra nguồn tiếp nhận Nhà máy xử lý nước thải có diện tích 1,76 ha; với công suất xử lý 4.100 m³/ngày đêm (gồm 02 module) Do đó, khi dự án đi vào hoạt động (tháng 4/2025) thì nhà máy xử lý nước thải của KCN Sạch sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho dự án.
- Hệ thống cứu hoả: Hoạt động PCCC trong KCN Sạch với các xe chữa cháy và nhiều họng lấy nước cứu hỏa trên các trục đường.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong
4.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động
4.1.1.1 Tác động từ việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
Hoạt động vận chuyển trong giai đoạn thi công chủ yếu vận chuyển nguyên vật liệu Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu cũng như máy móc, thiết bị phục vụ thi công sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu DO nên sẽ phát sinh các khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của động cơ như NO2, SO2, CO, bụi, hợp chất hữu cơ (VOC) Lượng khí thải này là nguồn di động nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông trên tuyến đường vận chuyển, phát tán vào không khí xung quanh ảnh hưởng đến công nhân và người dân gần vị trí dự án.
Mức ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường sá, lưu lượng, chất lượng kỹ thuật xe vận chuyển và số lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Căn cứ vào khối lượng nguyên liệu thi công xây dựng, ước tính tổng khối lượng vật liệu để xây dựng công trình nhà máy vào khoảng 80.970 tấn nguyên vật liệu bao gồm cát, sỏi, đất đá, sắt xi măng, Với khối lượng như trên, cần khoảng 5.061 chuyến xe (tính toán cho xe có tải trọng trung bình là 16 tấn/xe), với thời gian thi công khoảng 240 ngày, số chuyến vận chuyển nguyên vật liệu lớn nhất trong 1 ngày là 5.061/240 = 21 chuyến/ngày Thời gian vận chuyển tạm tính là 8h/ngày, với khoảng cách trung bình là 22 km.
Vì các xe vận chuyển sử dụng nguyên liệu là dầu DO nên dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với xe có trọng tải từ 3,5 - 16 tấn, ta có thể tính tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện phương tiện vận chuyển như trong bảng sau:
Bảng 4.12 Hệ số và tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
Khí thải Hệ số ô nhiễm (*)
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Khí thải Hệ số ô nhiễm (*)
(**) Tải lượng (g/h) = [Hệ số tải lượng (kg/1000km)Mật độ xe (chuyến xe/ngày)Khoảng cách di chuyển (km/lượt)]/ Thời gian làm việc
(***) Tải lượng (mg/m.s) = Tải lượng (mg/s)/Số xe trên 1m dài của đường (xe/m)
Số xe trên 1m dài của đường (xe/m) = Mật độ xe (xe/h)/Vận tốc trung bình (m/h)
S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,05%) Để tính toán nồng độ bụi phát sinh theo các khoảng cách và độ cao khác nhau, áp dụng mô hình toán về ô nhiễm nguồn đường theo mô hình cải biên của Sutton như sau:
C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m³).
E: Nguồn thải (mg/m.s). z: Độ cao của điểm tính (m). σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi; σz = 0,53 x 0,73 u: Tốc độ gió tối đa đo được tại khu vực dự án (0,5 m/s). h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0,5m.
Kết quả tính toán nồng độ bụi do quá trình vận chuyển xà bần theo khoảng cách (x) và độ cao (z) được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.13 Nồng độ khí thải từ các phương tiện vận chuyển (cộng nồng độ nền)
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Nhận xét: So sánh với quy chuẩn QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí, nồng độ của các chất ô nhiễm trong khói thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển đều nằm trong giới hạn cho phép. Đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi tác động, mức độ tác động, thời gian xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng như sau:
- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí.
- Mức độ tác động: Thấp.
- Phạm vi tác động: Rộng.
- Thời gian xảy ra tác động: Trong thời gian vận chuyển nguyên vật liệu.
- Khả năng phục hồi: Có thể phục hồi.
Trong giai đoạn xây dựng, việc gia tăng lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng sẽ làm gia tăng nồng độ bụi, khói, ồn, rung có khả năng gây tác động tới hoạt động sản xuất và giao thông của các cơ sở đang hoạt động trong Khu công nghiệp
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Sạch, xã Xuân Trúc Tuy nhiên, tác động này là không đáng kể vì thời gian thi công ngắn (08 tháng) và hoàn toàn kiểm soát được khi có biện pháp, tổ chức thi công hợp lý.
Bụi do hoạt động tập kết vật liệu
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại các khu vực thi công sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh Để xây dựng các hàng mục công trình của dự án, tổng khối lượng các nguyên vật liệu dự kiến tập kết khoảng 80.970 tấn
Theo Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường một số dự án điển hình, 2009 - 2010; hệ số trung bình phát tán bụi của vật liệu thi công tại công trường là 0,075 kg/tấn vật liệu Như vậy, tổng lượng bụi phát sinh từ vật liệu sẽ khoảng 6.072 kg Thời gian thi công khoảng 08 tháng, tải lượng bụi trung bình sẽ khoảng 25,3 kg/ngày, tương đương khoảng 293 mg/s.
Bụi là một nguồn phát sinh không thể tránh khỏi trong giai đoạn xây dựng Tuy nhiên, với bụi xây dựng có kích thước hạt lớn (0,2 mm) nên khả năng lắng đọng nhanh, phạm vi phát tán trong không khí hẹp và chỉ phát sinh khi trời gió, khô hanh, đối tượng chịu tác động chủ yếu công nhân xây dựng nên tác động này được đánh giá là không đáng kể Bên cạnh đó, tác động này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng các biện pháp che chắn công trình phù hợp Do đó, công ty sẽ kết hợp với các nhà thầu xây dựng áp dụng các biện pháp khống chế tác động do nguồn ô nhiễm này như được trình bày ở phần sau của báo cáo. Đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi tác động, mức độ tác động, thời gian xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng như sau:
- Đối tượng bị tác động: môi trường không khí, sức khỏe của công nhân.
- Mức độ tác động: Trung bình.
- Phạm vi tác động: Hẹp.
- Thời gian xảy ra tác động: Trong thời gian thi công.
- Khả năng phục hồi: Có thể phục hồi.
Với tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động tập kết trên, Nhà thầu sẽ có biện phạm giảm thiểu được trình bày ở phần sau của báo cáo.
4.1.1.2 Tác động từ quá trình thi công xây dựng công trình a.Tác động do bụi và khí thải
Bụi từ quá trình đào đất, làm móng và xây dựng công trình
Theo số liệu thống kê, tổng khối lượng đất đào để thi công móng và xây dựng các hạng mục công trình khoảng 3.283,2 m³.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hệ số phát thải ô nhiễm bụi từ quá trình này được xác định theo tài liệu hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (Environmental assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines, environment, World Bank, Washington D.C 8/1991), hệ số ô nhiễm bụi trong quá trình đào đất được xác định theo công thức sau:
E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất). k: Hệ số theo kớch thước bụi (k=0,35 cho cỏc hạt bụi cú kớch thước < 10àm). U: Tốc độ gió tối đa đo được tại khu vực dự án (0,5 m/s).
M: Độ ẩm trung bình của vật liệu, khoảng 14%.
Khối lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào đất tính theo công thức sau:
W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg).
E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn).
Q: Lượng đất đào (m³). d: Tỷ trọng vật liệu (dđất = 1,45 tấn/ m³ theo công văn số 1784/BXD-VP của
Bộ xây dựng về công bố Định mức vật tư trong xây dựng).
Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình đào đất tại dự án là:
→ W= 0,00338 kg bụi/tấn x 3.283,2 m³ đất x 1,45 tấn/m³ = 16,08 kg. Với thời gian thi công đào đất khoảng 1,5 tháng:
Lượng bụi phát sinh trong một ngày M = 0,36 kg/ngày ≈ 12 mg/s.
Bụi phát sinh từ hoạt động đào đất phát tán trên diện tích rộng nên có thể áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để tính toán nồng độ khí thải Khối không khí tại khu vực công trường được hình dung như một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m), một cạnh đáy của hình hộp không khí song song với hướng gió Giả sử luồng gió thổi vào hộp là không ô nhiễm và không khí tại khu vực công trường vào thời điểm chưa khai thác là sạch thì nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 01 giờ được tính theo công thức (Nguồn: Trần Ngọc Chấn, 2000, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải (tập 1), NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội):
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
C: Nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 01 giờ (mg/m³).
Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích: E s = M/(L W) (mg/ m².s)
M: Tải lượng ô nhiễm (mg/s). u: Tốc độ gió trung bình,vuông góc với một cạnh của hộp không khí (m/s). H: Chiều cao xáo trộn (m).
L, W: Chiều dài và chiều rộng của hộp khí (m).
Nồng độ bụi phát sinh từ quá trình đào đất khi đã cộng nồng độ nền được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.14 Nồng độ bụi từ quá trình đào đất (cộng nồng độ nền)
Nồng độ bụi (mg/m³) QCVN
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong
4.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động
4.2.1.1 Tác động do bụi và khí thải Đối với quá trình vận hành của dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính sau đây:
- Từ hoạt động giao thông (vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ).
- Từ máy phát điện dự phòng.
- Từ quá trình sản xuất (công đoạn hàn, công đoạn sơn, công đoạn sấy ). a Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên liệu sản xuất và thành phẩm ra vào nhà máy Đối với các phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy, bụi và khí thải phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong của phương tiện Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải từ các phương tiện vận tải chủ yếu là SOx, NOx, COx, hydrocacbon và bụi Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và không cố định nên việc khống chế, kiểm soát rất khó khăn Tuy nhiên, lượng khí thải sinh ra từ quá trình này còn tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện, vào chế độ vận hành phương tiện (như lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi thắng).
Khí thải từ các phương tiện vận chuyển sẽ làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong khu vực, tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này được đánh giá là không đáng kể. Chúng sẽ gây ô nhiễm không khí cục bộ tại khu vực như cổng bảo vệ, nhà để xe, khu vực các kho chứa (nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm) Đây là nguồn gây tác động không thể tránh khỏi đối với bất kỳ loại hình sản xuất nào, và sẽ được giảm thiểu nhờ vào hệ thống giao thông nội bộ hoàn chỉnh, cũng như sự điều phối ra vào hợp lý của tổ bảo vệ tại khu vực cổng nhà máy
Khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển này khó có thể lượng hóa được chính xác do tác động cộng hợp của các nhà máy sản xuất và hoạt động giao thông trong KCN Sạch.
Khi đi vào hoạt động ổn định với công suất sản xuất cao nhất, ước tính có khoảng
4 lượt xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy trong 1 ngày Ước tính
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên quãng đường tính toán cho việc vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm trong phạm vi nhà máy 500 m Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp Hồ Chí Minh” cho thấy lượng nhiên liệu định mức cho xe vận tải nặng là 0,3 lít nhiên liệu/km, như vậy tổng lượng nhiên liệu (dầu DO, xăng) cần cung cấp cho quá trình vận chuyển là 1,2 lít/ngày.
Bảng 4.24 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn vận hành
TT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (g/lít nhiên liệu)
Nguồn: USEPA, 2012 Đây là nguồn gây tác động không thể tránh khỏi đối với bất kỳ loại hình sản xuất nào Khi dự án đi vào hoạt động, khí thải từ các phương tiện vận chuyển sẽ làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong khu vực.
Khí thải chứa các thành phần chất ô nhiễm từ các phương tiện này sẽ gây ô nhiễm không khí cục bộ tại khu vực như cổng bảo vệ, nhà để xe Tác động này là không thể tránh khỏi, được giảm thiểu nhờ vào hệ thống giao thông nội bộ hoàn chỉnh, cũng như sự điều phối ra vào hợp lý của tổ bảo vệ tại khu vực cổng nhà máy.
Chi tiết các biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào nhà máy được trình bày ở phần sau của báo cáo. b Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng
Máy phát điện dự phòng được trang bị để sử dụng trong trường hợp cúp điện, phục vụ cung cấp nguồn cho hệ thống hút khói khi nhà máy có sự cố Dự án sử dụng
01 máy phát điện, công suất 500 KVA, hoạt động của máy phát điện sẽ gây phát sinh tiếng ồn, bụi và khí thải.
Tùy thuộc vào công suất vận hành, công nghệ sản xuất và tình trạng của các loại máy phát điện mà thực tế các loại thiết bị này có mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau, tham khảo mức tiêu thụ nhiên liệu của máy phát điện sử dụng nhiện liệu bằng dầu DO từ các trang thông tin điện tử đáng tin cậy như: http://en.wikipedia.org/wiki/Diesel_generator; http://www.dieselserviceandsupply.com/Diesel_Fuel_Consumption.aspx,
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Nhiên liệu cần thiết để máy phát điện hiện đại sản xuất ra 1 KVA là 0,24 - 0,2625 lít dầu DO.
Nhiên liệu cho hoạt động của máy phát điện là dầu DO (0,05%S), theo điều kiện tiêu hao nhiên liệu tối đa là 0,2625 lít/KVA thì khối lượng dầu DO cần thiết để tạo ra
500 KVA là 131,25 lít/h Quá trình đốt dầu DO của các máy phát điện sẽ phát sinh khí thải Để đánh giá tác động do khí thải của máy phát điện đến môi trường không khí, mô hình IPC (Decision Support System for integrated Pollution Control) version 2.0 -
1998 do WHO 1993 được áp dụng.
Bảng 4.25 Hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO
TT Thông số Đơn vị Hệ số ô nhiễm
Tải lượng các chất ô nhiễm tạo ra từ quá trình đốt dầu DO của các máy phát điện được dự báo và trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.26 Tải lượng khí thải tạo ra từ quá trình đốt dầu DO cho máy phát điện
TT Thông số Đơn vị Tải lượng
Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, lượng khí thực tế tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu DO khoảng 22 - 25 m³ (chọn 25 m³/kg để tính toán) Do đó, lượng khí thải sinh ra trong quá trình đốt dầu DO của máy phát điện tại dự án sẽ là 3.281,25 m³/giờ.
Hàm lượng khí thải tại nguồn từ quá trình đốt dầu DO cho máy phát điện dự phòng tại dự án được dự báo và trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.27 Hàm lượng khí thải tại nguồn từ quá trình đốt DO cho máy phát điện
QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Kp = 1,0; Kv
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Kp = 1,0; Kv
Nhận xét : Kết quả tính toán trên cho thấy tải lượng khí thải NOx phát sinh từ máy phát điện là cao nhất Tuy nhiên, so với QCVN 19:2009/BTNMT, nồng độ của khí này vẫn nằm trong giới hạn cho phép Mặt khác, do máy phát điện dự phòng chỉ được vận hành khi xảy ra sự cố mất điện, thời gian sử dụng máy không thường xuyên nên tác động do hoạt động của máy phát điện dự phòng được nhận định là tác động thấp, phạm vi hẹp c Bụi và khí thải từ quá trình sản xuất
Bụi và khí thải phát sinh từ công đoạn hàn
Nhà máy sử dụng phương pháp hàn điểm bằng dây hàn thiếc, lượng dây hàn sử dụng khi dự án hoạt động tối đa công suất ước tính khoảng 450 kg/năm Dây hàn sử dụng là dây hàn thiếc không chì Sn99.3Cu0.7 (được tạo thành từ 99,3% thiếc và 0,7% đồng).
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
4.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
Danh mục các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường Dự án được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 4.37 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thành phần môi trường Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Số lượng
I Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị
- Yêu cầu các phương tiện vận chuyển không chở vượt trọng tải quy định, phải có tấm bạt che phủ khi vận chuyển ra vào dự án.
- Tiến hành che chắn các khu vực thi công.
- Vệ sinh công trường thi công.
- Tưới nước tại khu vực thi công xây dựng vào các ngày nắng.
- Nước thải sinh hoạt công nhân: Công nhân tham gia thi công xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị sẽ sử dụng nhà vệ sinh di động
- Nước thải xây dựng: Thu gom, sau đó lắng nước thải xây dựng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước mưa chảy tràn: Thực hiện tốt công tác thu gom, lưu trữ xử lý các chất thải trong quá trình xây dựng, lắp đặt máy móc và thiết bị.
04 nhà vệ sinh di động
- Chất thải rắn thông thường:
Thu gom vào các thùng chứa, tập kết các thùng chứa này về khu lưu trữ của công trường.
Hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý.
Thu gom và lưu chứa trong các thùng chứa riêng biệt, có dán nhãn phân loại.
Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định hiện hành.
Khu lưu giữ CTR thông thường:
30 m 2 Khu lưu giữ tạm thời CTNH:
II Giai đoạn vận hành
1 Nước thải Hệ thống XLNT thải tập trung, công suất 20 m³/ ngày.đêm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Thành phần môi trường Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Số lượng
Bể tự hoại, tổng thể tích 39 m³ 05
2 Bụi khí thải Hệ thống xử lý khí thải sản xuất 01
Khu vực lưu chứa CTR sinh hoạt 20 m 2 Khu vực lưu chứa CTR công nghiệp thông thường 27 m 2
Khu vực lưu giữ CTNH 27 m 2
4.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc khí thải, nước thải tự động, liên tục
Bảng 4.38 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường
T Công trình BVMT Dự kiến thời gian xây lắp
1 Hệ thống XLNT thải tập trung, công suất 20 m³/ngày.đêm Tháng 08/2024
4 Hệ thống xử lý khí thải sản xuất Tháng 08/2024
5 Khu vực lưu chứa CTR sinh hoạt Tháng 07/2024
6 Khu vực lưu chứa CTR công nghiệp thông thường Tháng 07/2024
7 Khu vực lưu giữ CTNH Tháng 07/2024
4.3.3 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác
Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bộ máy vận hành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn vận hành được liệt kê chi tiết trong bảng sau:
Bảng 4.39 Tổ chức thực hiện, bộ máy quản lý vận hành các công trình BVMT
Công trình môi trường Quá trình thực hiện Trách nhiệm lắp đặt và vận hành Giám sát
Trong giai đoạn thi công xây dựng
CTNH tại các khu vực thi công
Tính toán số lượng và thể tích thùng chứa Nhà thầu xây dựng Chủ dự án
Vận chuyển thùng vào công trường Nhà thầu xây dựng Chủ dự án Đặt tại các vị trí phù hợp Nhà thầu xây dựng Chủ dự án Chuyển đi xử lý Nhà thầu xây dựng Chủ dự án
Nhà vệ sinh di động
Tính toán số lượng Nhà thầu xây dựng Chủ dự ánLắp đặt tại công trường Nhà thầu xây dựng Chủ dự ánHút chuyển đi xử lý Nhà thầu xây dựng Chủ dự án
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Công trình môi trường Quá trình thực hiện Trách nhiệm lắp đặt và vận hành Giám sát
Trong giai đoạn vận hành
Hệ thống xử lý nước thải, khí thải
Chọn nhà thầu cung cấp thiết bị Chủ dự án Chủ dự án
Lắp đặt thiết bị Chủ dự án Chủ dự án
Vận hành thử nghiệm và bàn giao
Nhà thầu và tổ vận hành của chủ dự án Chủ dự án
Vận hành chính thức Tổ vận hành của chủ dự án Chủ dự án
Bảo trì hệ thống Nhà thầu và chủ dự án Chủ dự án
Tính toán số lượng và thể tích thùng chứa Chủ dự án Chủ dự án
Vận chuyển thùng vào dự án Chủ dự án Chủ dự án Đặt tại các vị trí phù hợp Chủ dự án Chủ dự án
Chuyển đi xử lý Chủ dự án Chủ dự án
4.3.4 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Dự trù kinh phí các công trình bảo vệ môi trường của dự án khi đi vào vận hành được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 4.40 Dự trù kinh phí đối với từng công trình bảo vệ môi trường
TT Hạng mục công trình Dự toán kinh phí
1 Hệ thống xử lý nước thải 0,5 tỷ đồng
2 Hệ thống xử lý khí thải công đoạn hàn 0,8 tỷ đồng
3 Hệ thống thu gom nước thải Trong chi phí xây dựng
4 Khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt Trong chi phí xây dựng
5 Khu vực chứa chất thải nguy hại Trong chi phí xây dựng
6 Trang bị thùng chứa rác sinh hoạt và rác nguy hại
4.3.5 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường
- Chủ dự án sẽ cử 01 cán bộ chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường, an toàn lao động tại dự án.
- Thu gom toàn bộ nước thải và xử lý sơ bộ trước khi thải ra ngoài môi trường.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
- Thực hiện các biện pháp thu gom, lưu trữ chất thải rắn phát sinh tại dự án và ký hợp đồng với đơn vị chức năng thường xuyên thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định hiện hành.
- Duy trì và thực hiện các biện pháp thông gió, phòng ngừa, giảm thiểu sự cố, tai nạn lao động.
- Chủ dự án thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất, lấy mẫu môi trường,thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm nộp cơ quan thẩm định theo đúng quy định.
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Chủ dự án, đơn vị Tư vấn đã phối hợp với đơn vị phân tích tiến hành khảo sát lấy mẫu môi trường nền tại khu vực dự án,… Trên cơ sở thực tiễn đó, các tác giả đã kết hợp với các thông tin giữ liệu từ báo cáo thuyết minh thiết kế dự án, làm việc trực tiếp với nhóm tư vấn thiết kế, chủ cơ sở hạ tầng, cơ quan quản lý địa phương để để hiểu rõ và đưa ra được các phán đoán về các tác động có thể xảy ra đối với môi trường, từ đó đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh: Đơn vị Tư vấn lập Báo cáo ĐTM đã thực hiện nhiều đợt khảo sát, thu thập số liệu về khu vực dự án, các số liệu thu thập được cập nhật trong báo cáo Do đó, phương pháp này cho kết quả định lượng chính xác và độ tin cậy cao.
- Phương pháp điều tra khảo sát, đo đạc và lấy mẫu hiện trường, phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm, phương pháp tham vấn chuyên gia: được thực hiện theo quy trình, quy phạm Việc thực hiện các công việc trên do các chuyên gia giàu kinh nghiệm và các cán bộ chuyên môn nên các số liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và xác thực.
- Phương pháp đánh giá nhanh: áp dụng theo quy định của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xác định tải lượng của các chất ô nhiễm dựa vào hệ số ô nhiễm đối với các thành phần môi trường Phương pháp này cho kết quả nhanh và khá chính xác.
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp: là phương pháp đánh giá tổng hợp các tác động tới môi trường của dự án, để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động và phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường có tính khả thi Tuy phương pháp này mang tính chủ quan của người đánh giá nhưng được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường nên các đánh giá đảm bảo độ tin cậy.
Nhìn chung, các phương pháp trên đã sử dụng để đánh giá các tác động tới môi trường của dự án Những phương pháp này đã được giới thiệu trong các nghiên cứu cũng như trong các hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường Vì vậy, mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng là khá cao Mặc dù có một số liệu còn chưa đủ do yếu tố khách quan để đánh giá đúng về tác động tích
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên hợp của các nguồn tác động khác Tuy nhiên, các tác giả cũng tham khảo và sử dụng các dữ kiện và phân tích các tác động từ các dự án tương tự, lấy mẫu và nghiên cứu rất tỷ mỷ khu vực nên quá trình phân tích, đánh giá và kết quả đánh giá các tác động của dự án đến môi trường đủ chi tiết, cập nhật, thuyết phục làm căn cứ để cho các cấp phê duyệt đưa ra quyết định.
Việc đánh giá tác động dựa trên các phương pháp khoa học, hệ thống và minh bạch, trong đó cân nhắc cả mức độ nghiêm trọng lẫn khả năng xảy ra tác động Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của tác động dựa trên phạm vi, thời gian, cường độ của các nguồn tác động tiềm ẩn và khả năng tác động đến mục tiêu, đối tượng tiếp nhận trong khu vực dự án Các phương pháp đánh giá đã được chúng tôi mô tả trong chương Mở đầu.
Khi cần thiết, việc đánh giá tác động cũng dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam hiện hành Báo cáo sử dụng các ma trận để mô tả và tóm các tác động tiềm ẩn lên các đối tượng tiếp nhận và xác định các tác động tích lũy.
4.4.1 Về mức độ chi tiết của các đánh giá Đánh giá các tác động đến môi trường của dự án, tới các đối tượng chịu tác động đều tuân thủ theo một trình tự:
- Xác định và định lượng (nếu có thể) nguồn gây tác động theo từng hoạt động (hoặc từng thành phần của các hoạt động) gây tác động của dự án.
- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.
- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn tác động, quy mô không gian, thời gian, tính nhạy cảm của đối tượng bị tác động.
Các đánh giá không chỉ xem xét tới các tác động trực tiếp từ các hoạt động của dự án mà còn được xem xét tới những tác động gián tiếp như là hậu quả của những biến đổi của các yếu tố môi trường đối với các tác động này
Các đánh giá về các tác động của dự án là khá chi tiết và cụ thể Chính vì vậy mà trên cơ sở các đánh giá, dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố một cách khả thi.
4.4.2 Về độ tin cậy của các đánh giá
4.4.2.1 Độ tin cậy liên quan đến các đánh giá về nguồn tác động có liên quan đến chất thải Độ tin cậy có liên quan đến các đánh giá về nguồn tác động có liên quan chất thải được trình bày tại bảng sau:
Bảng 4.41 Độ tin cậy của báo cáo đánh giá tác động môi trường
TT Nguồn tác động Cơ sở đánh giá Độ tin cậy
I Giai đoạn thi công xây dựng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
TT Nguồn tác động Cơ sở đánh giá Độ tin cậy
Khí thải từ phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công
Hệ số ô nhiễm do Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) thiết lập
Dựa trên kết quả khảo sát, WHO đưa ra cách đánh giá tải lượng của một nguồn trên cơ sở hạn chế một số thông số ban đầu, độ tin cậy ở mức trung bình.
Tiếng ồn từ thiết bị và phương tiện thi công
Tài liệu nghiên cứu của US.EPA
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
Do dự án không có điểm xả ra môi trường, mà chỉ có điểm đấu nối nước thải vào hệ thống XLNT tập trung của KCN Sạch, do đó, không thuộc đối tượng phải cấp phép đối với nước thải theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
Thông tin về các nguồn thải đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN Sạch như sau:
5.1.1 Nguồn phát sinh nước thải
Các nguồn phát sinh nước thải của dự án được trình bày chi tiết như sau:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà vệ sinh (văn phòng, nhà xưởng,…).
- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn.
5.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải
- Nguồn tiếp nhận: Hệ thống thu gom nước thải dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sạch, tại xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Vị trí xả nước thải:
Vị trí đấu nối xả thải: Cống thu nước thải của KCN Sạch.
Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107 o múi chiếu
5.1.3 Lưu lượng xả nước thải, phương thức xả nước thải và chế độ xả nước thải
- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 20 m³/ngày.đêm; 0,833 m³/giờ
- Phương thức xả nước thải: Tự chảy.
- Chế độ xả thải: liên tục 24 h/ngày.
5.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Nước thải phát sinh sau khi được xử lý cục bộ tại dự án, đạt yêu cầu tiếp nhận sẽ được dẫn vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Sạch Các thông số và nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi thải vào hệ thống thu gom chung của KCN Sạch cụ thể như trong bảng sau:
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Bảng 5.42 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Sạch
Tần suất quan trắc định kỳ
Quan trắc tự động, liên tục
1 pH - 5 - 9 Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ (theo quy định tại Điều
Không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục (theo quy định tại Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP)
8 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5
5.1.5 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải a Biện pháp thu gom nước thải
- Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh được dẫn về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sơ bộ, sau đó, tự chảy về hệ thống XLNT theo đường ống uPVC D300.
- Nước thải từ nhà ăn (có chứa dầu mỡ và thức ăn thừa) được tiền xử lý bằng bể tách dầu mỡ, sau đó, tự chảy về hệ thống XLNT theo đường ống uPVC D300. b Công trình, thiết bị xử lý nước thải
- Tóm tắt quy trình xử lý: Nước thải (nước thải nhà vệ sinh → bể tự hoại; nước thải từ nhà ăn → bể tách dầu mỡ) → Bể thu gom → Bể điều hòa → Bể Anoxic → Bể Aerotank → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Hệ thống thu gom nước thải của KCN Sạch.
- Công suất thiết kế: 20 m³/ngày.đêm.
Hóa chất sử dụng: Chlorine, với khối lượng khoảng 15 kg/tháng.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
5.2.1 Nguồn phát sinh khí thải, dòng khí thải và lưu lượng xả khí thải tối đa
Nguồn phát sinh, dòng khí thải và lưu lượng khí thải tối đa của dự án được thể
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên hiện chi tiết trong bảng sau:
Bảng 5.43 Nguồn phát sinh, dòng khí thải và lưu lượng xả khí thải tối đa
TT Nguồn khí thải Vị trí phát sinh Dòng khí thải
Lưu lượng xả khí thải tối đa
1 Nguồn số 01 Khí thải từ khu vực hàn
2 Nguồn số 02 Khí thải từ khu vực ngâm tẩm hóa chất
3 Nguồn số 03 Khí thải từ khu vực sấy khô
4 Nguồn số 04 Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng
5.2.2 Các chất ô nhiễm trong dòng khí thải
Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:
Bảng 5.44 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Chất ô nhiễm Giá trị giới hạn (mg/Nm 3 )
Tần suất quan trắc định kỳ
Không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ
QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Kp = 1,0; Kv = 1,0): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ.
5.2.3 Vị trí, phương thức xả khí thải
Vị trí và phương thức xả khí thải được thống kê trong bảng sau:
Bảng 5.45 Vị trí, phương thức xả khí thải
TT Vị trí xả khí thải Tọa độ địa lý Phương thức xả khí thải
1 Dòng khí thải số 01: Ống thoát khí sau hệ thống xử lý khí thải từ quá
Xả liên tục trong quá trình sản
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
TT Vị trí xả khí thải Tọa độ địa lý Phương thức xả khí thải trình sản xuất xuất
2 Dòng khí thải số 02: Ống thoát khí thải từ máy phát điện dự phòng
Xả gián đoạn (chỉ khi hoạt động máy phát điện)
5.2.4 Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải
Tóm tắt quy trình xử lý: Khí thải → Chụp hút → Hấp phụ bằng than hoạt tính
→ Quạt hút → Ống thoát khí thải.
Thông số kỹ thuật: Hộp than hoạt tính (hình tròn 2 lớp với đường kính D250, dày 10cm ); vật liệu hấp phụ là than hoạt tính; quạt hút lưu lượng 5.000 m³/giờ; ống thoát khí thải đường kính D150 mm, chiều cao 8m (tính từ mặt đất).
Tóm tắt quy trình xử lý: Khí thải → Ống thoát khí thải.
Thông số kỹ thuật: Ống thoát khí thải đường kính DN110, chiều cao 2m (tính từ sàn).
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh: Tiếng ồn tại dự án phát sinh từ hoạt động của máy móc thiết bị sản xuất, khu vực hệ thống XLNT, Chi tiết về nguồn và vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung tại dự án như sau:
Bảng 5.46 Nguồn phát sinh và vị trí phát sinh tiếng ồn
TT Nguồn số Vị trí phát sinh Tọa độ địa lý
1 Nguồn số 01 Khu vực nhà xưởng X = 556315.38
2 Nguồn số 02 Khu vực hệ thống
3 Nguồn số 03 Khu vực máy phát điện dự phòng
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn:
Bảng 5.47 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn
(dBA) Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)
Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- Giá trị giới hạn đối với độ rung:
Bảng 5.48 Giá trị giới hạn đối với độ rung
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Từ 6 giờ đến 21 giờ (dB) Từ 21 giờ đến 6 giờ
Ghi chú: QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
Nội dung đề nghị cấp phép đối với CTNH, CTR thông thường
5.4.1 Khối lượng, chủng loại CTNH phát sinh thường xuyên
Khối lượng, chủng loại CTNH đề nghị cấp phép theo bảng sau:
Bảng 5.49 Chất thải nguy hại đề nghị cấp phép
1 Xỉ hàn có các kim loại nặng 07 04 02 12
2 Hộp chứa mực in thải 08 02 04 30
4 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 35
6 Dầu nhiên liệu và dầu diezen thải 17 06 01 10
7 Bao bì kim loại cứng (đã chứa chất khi thải ra là
8 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là
9 Bao bì cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải bằng các vật liệu khác 18 01 04 500
10 Chất hấp thụ, vật liệu lọc, gẻ lau vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01 70
11 Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải 19 02 06 300
5.4.2 Khối lượng, chủng loại CTR thông thường phát sinh thường xuyên
Khối lượng, chủng loại CTR thông thường đề nghị cấp phép theo bảng sau:
Bảng 5.50 Chất thải rắn công nghiệp thông thường đề nghị cấp phép
TT Tên chất thải Khối lượng (tấn/năm)
II CTR công nghiệp thông thường 13,656
1 Sản phẩm lỗi không chứa thành phần nguy hại 8,256
2 Vụn dây đồng, mạt đồng 3,0
3 Bao bì thải, túi nilon thải 0,42
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
TT Tên chất thải Khối lượng (tấn/năm)
6 Bao tay vải, khẩu trang 0,12
5.4.3 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải a Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại
- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa có thể tích 120 lít và 240 lít, bằng nhựa màu cam có nắp đậy và dán nhãn.
Diện tích kho lưu chứa: 20 m²
Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa: Kho lưu chứa chất thải nguy hại có mái che kín, tường bao xung quanh, nền chống thấm, có rãnh và hố thu gom CTNH dạng lỏng cho sự cố Bố trí thiết bị PCCC như bình xịt chữa cháy xách tay, Bên ngoài có biển cảnh báo CTNH theo đúng quy định. b Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường
- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa bằng nhựa, dung tích 60 - 120 lít.
Diện tích kho lưu chứa CTR sinh hoạt: 27 m²
Diện tích kho lưu chứa CTR công nghiệp thông thường: 27 m²
Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa: Kết cấu mái che kín, tường bao xung quanh tránh nắng và nước mưa, có biển báo đầy đủ.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án
Theo Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, các công trình cần được vận hành thử nghiệm bao gồm:
- Hệ thống xử lý nước thải.
- Hệ thống xử lý khí thải sản xuất.
Chương trình quan trắc cụ thể như sau:
6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án như sau:
- Thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm: Sau khi hoàn thành xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của dự án theo Giấy phép môi trường được cấp.
- Thời gian kết thúc: Sau 03 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm. Công suất dự kiến đạt được tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm: khoảng 80% công suất hoạt động.
6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải a Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường
Thực hiện quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý chất thải; cụ thể:
Bảng 6.51 Kế hoạch dự kiến lấy các loại mẫu chất thải
TT Công trình xử lý chất thải Thời gian dự kiến quan trắc chất thải
1 Hệ thống xử lý nước thải Ngày thứ 10, 11, 12 kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm
2 Hệ thống xử lý khí thải sản xuất
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên b Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải
Bảng 6.52 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải T
T Vị trí lấy mẫu Số lượng Thông số quan trắc
(tại bể điều hòa) 01 mẫu pH, TSS,
P, Tổng dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliform
Tiêu chuẩn đấu nối KCN Sạch 2
(tại hố ga trước khi đấu nối vào
1 Ống thoát khí thải sau xử lý của hệ thống xử lý khí thải từ quá trình sản xuất
Lưu lượng, bụi, CO, SO2, NOx, chì và hợp chất
QCVN 19:2009/ BTNMT (kp 1,0; kv = 1,0), cột B c Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch
Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải, Chủ dự án sẽ phối hợp với đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc phân tích môi trường để thực hiện kế hoạch lấy mẫu, phân tích trong giai đoạn vận hành thử nghiệm.
Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật
6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ a Quan trắc nước thải
Dự án đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sạch, do đó, theo Điều 97 Nghị định 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022, dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ. b Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp
Theo Điều 98 Nghị định 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022 về quan trắc khí thải công nghiệp dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ. c Giám sát chất thải rắn
- Vị trí giám sát: Khu lưu trữ tạm thời chất thải rắn, chất thải nguy hại.
- Thông số giám sát: Kiểm kê khối lượng và giám sát việc thu gom, lưu trữ và
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
6.2.2 Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục chất thải
Theo Điều 97 và Điều 98 Nghị định 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022, dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc môi trường tự động, liên tục chất thải.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường, do vậy không có kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) của Dự án Woonyoung Vina tại Lô CN3.4, Khu công nghiệp Sạch, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công ty TNHH Woonyoung Vina cam kết:
- Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các số liệu, thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường Nếu có gì sai trái chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế, giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải, mùi sinh ra trong quá trình hoạt động dự án; cam kết hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường được cấp phép trước khi dự án đi vào vận hành Bụi, khí thải sinh ra từ quá trình sản xuất được xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B, Kp=1,0; Kv=1,0)
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số hợp chất hữu cơ.
- Nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống tập trung của Nhà máy đạt Tiêu chuẩn đấu nối của KCN Sạch trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của Khu công nghiệp Sạch.
- Chất thải rắn được thu gom, lưu chứa đúng quy định và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ, đúng nội dung trong giấy phép môi trường được phê duyệt.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình quan trắc, giám sát và đánh giá các thông số quy định về môi trường, để có biện pháp xử lý đảm bảo chất lượng môi trường.
- Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan, mỹ quan môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và người lao động.
- Có bộ phận chuyên môn an toàn lao động và môi trường đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường dự án.
- Chủ dự án cam kết tuân thủ quy chế bảo vệ môi trường của KCN Sạch trong suốt quá trình hoạt động.
- Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn, các Quy chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
- Chủ dự án cam kết sẽ bồi hoàn chi phí tổn hại môi trường, sức khỏe con người do những chất thải, sự cố môi trường trong hoạt động vận hành của dự án.